Thất Thập Nhị Huyền Công_Địa Sát ( 72 biến )
_GIẢI NGHĨA NGỘ KHÔNG_F5_
_Thất Thập Nhị Huyền Công – Địa Sát - phần 1
_Lửng Mật Tự Luận_
Tuy tựa là 72 biến, nhưng chung quy bài này là nói đến tất cả phép thần thông Ngộ Không từng thi triển.
█ 1/. Thi triển thần thông lần đầu – Xuất thế.
- Vượt trên định luật nhân quả, tự mình sinh ra. Không nương nhờ bất cứ ai.
█ 2/. Thi triển thần thông lần hai – Quán chiếu
- Là khi cặp mắt phát ra ánh sáng chấn động khi anh vừa sinh ra.
█ 3/. Thi triển thần thông lần ba - Quán chiếu
- Là khi anh xuyên thủng thác nước, tìm ra Thủy Liêm Động.
Giải thích : Thủy Liên Động là tượng trưng cho an lành, cực lạc, hạnh phúc. Nhưng nó nằm sau thác nước, tức bị thác nước che khuất không nhìn thấy được. Ngộ Không là con khỉ duy nhất có đủ sức mạnh ý chí, vượt qua sợ hãi, nhảy vào thác nước, tìm ra Thủy Liên Động – Nhìn thấu hồng trần, hướng về an lạc yên vui.
█ 4/. Thi triển thần thông lần bốn - Quán chiếu
- Là khi bầy khỉ lần đầu đặt chân vào động Thủy Liên, cả bầy vui sướng thích thú, nhảy nhót tứ tung, tranh giành đồ đạc mất cả nửa ngày. Duy chỉ có Ngộ Không ngồi một chỗ quan sát, không hề tham gia vào sự hỗn loạn đó. Sau khi bầy khỉ chơi đùa chán chê, thì Ngộ Không mới lên tiếng xưng vương.
Điều này cho thấy rằng cách Ngộ Không nhìn nhận vấn đề không phải trên bề mặt, mà là gốc rễ. Giành giật đồ đạc, vui đùa, cãi vã, cuối cùng tất cả đều không thuộc về họ. Tất cả đều là của người thống lĩnh nơi đó – tức chính anh. Kẻ có trí không động tay chân, ngồi yên một chỗ cũng có thể biến tất cả thành của mình.
█ 5/. Thi triển thần thông lần thứ năm - Quán Chiếu - Thực Hành.
- Là khi anh nhận ra sinh tử, biết sợ hãi trước luân hồi. Không thầy, không ai chỉ dạy, vẫn có thể nhận ra chân lý, còn biết sợ hãi, sau đó đi tìm đại đạo.
Con người, hầu như ai cũng biết sợ chết, sợ sống. Nhưng đó chỉ là nỗi sợ hiện tại, không kéo lâu dài, không được định hình nghiêm túc, vì thế thói đời xưa nay vẫn y nguyên, sống ngày nào vui vẻ ngày đó, làm gì nghĩ đến lúc chết đi ? Nhưng Ngộ Không không những biết sợ, mà nỗi sợ ấy còn nghiêm túc, to lớn đến nỗi " cực lạc " mà anh đang hưởng thụ cũng không đủ để mê hoặc anh. Trong đó có :
( Không rõ trong Phật Giáo gọi những cái tên này là gì vì chưa tìm hiểu qua. Nhưng tôi cho rằng nó có tồn tại nên sẽ gọi theo nghĩa dễ hiểu nhất )
1/. Tỉnh giác : Tỉnh táo trong cõi trầm mê
2/. Nghiêm ngặt tỉnh giác : Nghiêm túc trước vấn đề sinh tử mà mình vừa ngộ ra.
3/. Thường trụ tỉnh giác : Không thể xa rời khỏi sự tỉnh giác mình đã tìm ra, luôn sống trong sự tỉnh giác đó.
4/. Bất thối tỉnh giác : Không thoái lui khỏi sự tỉnh giác mặc cho xung quanh có bất cứ chuyện gì xảy ra. ( Ví như ngộ Không sống trong sung sướng tột cùng nhưng vẫn không vì thế mà thoái lui, mặc đời xử trí )
Ví dụ : Chúng ta cũng sợ chết, sợ luân hồi báo ứng. Nhưng chúng ta có thể quên đi chúng chỉ với một bữa ăn ngon, một cục tiền to. Và rồi chúng ta buông bỏ ý nghĩ sợ hãi đó.
5/. Thực hành tỉnh giác : Chấp nhận gian khổ, xa rời sung sướng để tìm cho được chân lý. ( Chèo bè vượt biển tìm thầy học đạo )
█ 6/. Thi triển thần thông lần thứ sáu - Nhiếp tâm, định tâm.
- Là khi Bồ Đề Tổ Sư đã dạy cho Ngộ Không ( điều gì đó, tôi không rõ ) cách để định tâm trước khi học 72 Địa Sát.
Các bạn có thể hiểu thế này. 72 phép biến của Ngộ Không là những câu thần chú, và khi đọc thần chú, người thi triển phép thuật cần phải có một định tâm nhất định, không được chạy loạn thì mới thi triển thành công phép đó. Ví dụ điển hình là Bát Giới, tại sao muốn biến thành con chó, lại hóa ra con chuột ? Là vì định lực quá yếu, tâm trí hỗn loạn, nên thi triển phép thuật vừa lâu, vừa không như ý. Trong khi đó, Ngộ Không chỉ cần chớp mắt một cái, đã có thể thi triển đúng phép thuật như anh mong muốn.
Ta lại nói đến năm xưa Ngộ không cùng Dương Tiễn thách đấu biến hóa với nhau. Trong mắt người xem đó chỉ là mấy màn biến hóa hỗn loạn, nhưng khi nghiêm túc nghiệm ra vấn đề, ta sẽ thấy đó là màn giao đấu rất có đẳng cấp. Dựa trên 3 điều sau
1/. Đấu định lực : Biến hóa phải vừa nhanh, vừa dứt khoát và chính xác.
2/. Đấu kiến thức : Biến hóa ra các con vật khắc chế lẫn nhau. Hình dạng cũng phải chuẩn xác đặc điểm cấu trúc. ( Ngộ Không sau cùng thua vì biến thành cái đền nhưng lại cắm cờ phía sau, nên bị Dương tiễn phát hiện. But anh Tôn vẫn hơn chúng ta rất nhiều vì phải giỏi Anatomy lắm mới làm được vậy, có lẽ anh ấy chỉ hơi không có khiếu Phối Cảnh thôi ).
3/. Đấu chiến lược : Khi biến thành con vật này khắc chế con vật kia, đó là những lựa chọn có chiến thuật dựa trên sự hiểu biết của người thi triển. Và chiến thuật đó trong cuộc đấu phải được lựa chọn thật nhanh, thật hữu dụng.
Và trước khi thông hiểu được chân lý, thực hiện được 3 điều trên ( và nhiều hơn thế nữa ). Ngộ Không cần phải nhiếp tâm rất tinh tấn. Cái gọi là Định Tâm, không ai dạy được mình cả, chỉ có bản thân tự thực hiện, tự ngộ ra. Ngay cả Sư Tổ đối với Ngộ Không chắc chắn cũng chỉ có thể diễn giải, dặn dò, quan trọng là Ngộ Không phải có tư chất phi thường mới có thể nhanh chóng hiểu đạt được tới trình độ này.
.
Chúng ta có thể thấy rằng. Thần thông, không phải lúc nào cũng là biến hóa, biểu diễn phép thuật. Bởi vì biến hóa đó cuối cùng cũng chỉ là cái sau cùng ta tìm đến. Thần thông, nằm trong chính linh hồn, chính tâm thức của chúng ta, cũng như của Ngộ Không.
Phần tiếp theo sẽ đi sâu vào 72 biến_
.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip