DuongKieu - Rể miền Tây
Trần Đăng Dương - Nguyễn Thanh Pháp
---
Chiều ở Vĩnh Long đổ vàng rực cả bầu trời. Gió lồng lộng thổi qua bờ đê, mang theo mùi rơm khô, mùi bùn non, và tiếng con nít í ới rượt nhau sau nhà.
Giữa đám nhỏ ấy, nổi bật là một người lớn, cao, sáng sủa, tay áo xắn lên tận khuỷu, đang lom khom trốn sau bụi chuối. Đó không ai khác ngoài Đăng Dương, người vừa rời sân khấu vài hôm, khăn gói về miền Tây làm rể nhà Pháp.
“Anh Dương, trốn kỹ vô! Thằng Bo sắp bắt được rồi!”
“Chạy qua cầu khỉ đi, nhanh!”
Không biết sao mà một người nổi tiếng như anh lại chơi trốn tìm một cách say mê như vậy. Áo lấm lem đất, trán đổ mồ hôi, mà cười toe toét như trẻ con lần đầu được nghỉ hè.
Chỉ là, anh quên mất một điều quan trọng.
“Anh Dương!”
Giọng ai đó gọi dõng dạc từ đầu ngõ. Đám trẻ ré lên, “Chết rồi! Chị Kiều về!”.
Đăng Dương quay đầu. Pháp đang đứng khoanh tay, mặt nghiêm y như má mỗi lần bắt được anh trèo lên cây mận ăn vụng.
“Anh đi mua rau với em xong trốn biệt, má tưởng anh bị té ao rồi đó biết không?”
Anh gãi đầu: “Mấy đứa nhỏ rủ anh chơi chút xíu à”
“‘Chút xíu mà từ ba giờ tới năm giờ hả?” Pháp nheo mắt, tay chống hông. “Nhìn anh đi, cái quần em mới mua cũng rách đầu gối rồi kìa.”
Đăng Dương ngoan ngoãn cúi đầu, cười hề hề, nhìn còn tội hơn tụi nhỏ bị phạt. Tụi nhỏ đứng rải rác quanh đó, lấm lét nhìn chị Kiều như thể sắp mất đồng minh mạnh nhất.
Pháp thở dài, kéo tay anh: “Thôi, về. Má đang nấu cá kho tiêu đợi rể vàng đó.”
Đăng Dương quay lại nháy mắt với tụi nhỏ: “Bữa nào chơi tiếp, mà phải xin chị Kiều trước nha."
---
Tối đó, cả nhà ăn cơm ngoài hiên. Má gắp thêm cá vào chén anh Dương, ba hỏi chuyện đi diễn, còn tụi nhỏ chạy đi bắt dế hay con gì đó rộn ràng.
Sau khi dọn dẹp, gió bắt đầu thổi mát rượi. Trăng lên tròn vành vạnh như lòng đỏ trứng gà. Pháp nằm trên chiếc võng treo ngang hiên, tay cầm quạt mo, mắt lim dim.
Đăng Dương rón rén nằm kế bên, cố không làm võng lắc mạnh. Pháp nghiêng đầu nhìn anh, giọng nhỏ như gió đêm:
“Anh vui không? Ở quê em á?”
Anh gật đầu, rúc má vào vai em, giọng trầm:
“Vui. Mà cũng lo.”
“Lo gì?”
“Lo anh quen ở đây quá, không muốn về lại thành phố.”
Pháp cười khúc khích, rồi im một lúc. Một con dế gáy đâu đó, còn tim người bên cạnh thì đập thật khẽ, thật gần.
“Vậy ở luôn đi.”
“Ở luôn thì phải cưới em á.”
“Thì cưới.”
Một câu trả lời nhỏ, mà khiến tim anh Dương đập mạnh như trống hội làng. Võng lắc nhẹ. Cả hai nhìn nhau, rồi cùng bật cười, tiếng cười hòa vào đêm, ngọt như mùi cốm dẹp và yên như sóng ngoài bờ sông.
---
Đang nằm võng ngoài hiên nghe dế gáy, Pháp gác chân lên bụng Đăng Dương, tay còn cầm trái ổi vừa gọt. Bất ngờ điện thoại reo. Anh Dương nhấc máy, vừa kịp thấy hai mươi mấy gương mặt quen thuộc đồng loạt chen vô màn hình, như bầy ong vỡ tổ.
“Dương! Mày trốn tụi anh đi làm rể thiệt luôn hả?” – giọng Trường Sinh rần rần.
“Ê ê khoan, cho coi Kiều cái coi, Kiều ơi em còn ổn không? Có bị bắt gọt dừa hay nấu ăn nguyên ngày không vậy?”
Hải Đăng chọc, còn Tuấn Kiệt cười bò bên cạnh.
Pháp ló đầu vô khung hình, tóc loà xoà trước trán, tay cầm nửa trái ổi, cười ngọt xớt:
“Em sống ngon lành nha mấy anh. Dương nấu cơm, em chỉ ngồi ăn thôi á.”
“CÁI GÌ?!” – cả hội đồng thanh.
“Thằng này nó trốn việc nhà, về làm rể rồi biến thành nội trợ luôn rồi hả trời!” – Thái Sơn hét.
Bên góc màn hình, Thành An xụ mặt, chống cằm, tóc bù xù vì mới diễn xong:
“Em cũng muốn xuống đó làm rể… mà lịch diễn kín quá… huhuhu… Kiều, hay anh xin nghỉ hai ngày, anh xuống ké cái võng được không?”
Pháp cười muốn sặc: “Anh An ơi, em còn chưa có võng riêng nữa đó!”
Anh Dương chen vô, giả vờ nghiêm: “Võng này là của vợ chồng anh. Không nhận khách nha.”
Bảo Khang từ sau lưng An chồm ra: “Ê ê nhưng mà tụi tao xuống là phải đãi đặc sản nha. Cá lóc nướng trui, gỏi bông điên điển, chè bắp… nhớ đó!”
Pháp gật gật, cười hiền: “Có hết á. Xuống đi rồi em đãi. Mà nhớ về lại Sài Gòn nha, đừng ai đòi làm rể ké nữa.”
Thành An bĩu môi: “Ai thèm về. Pháp chịu anh là anh ở luôn!”
Cả nhóm cười rần rần, trong khi má Pháp trong bếp la vọng ra:
“Pháp ơi, nói mấy thằng anh con là mai xuống đi, má nấu cho nồi chè đậu đen thiệt bự nghen!”
Đêm miền Tây rộn ràng như hội chợ. Trong căn nhà ngói ba gian, ánh sáng từ màn hình điện thoại lan ra tận hàng cau trước sân, soi gương mặt hai người ngồi sát bên nhau – một rể quậy, một vợ nhỏ ngọt như kẹo. Và bên kia, là cả gia đình Say Hi lúc nào cũng ồn ào, thương nhau bằng những tiếng la mắng, chọc ghẹo mà chan chứa tình thân.
---
Chuyện tưởng đùa mà thiệt. Sáng sớm bữa sau, trước cổng nhà Pháp vang lên tiếng xe máy, tiếng la hét, và tiếng Thành An gào:
“Kiều ơi anh tới rồi nè! Anh mang theo bánh tráng, chà bông cho em nè!”
Mấy đứa nhỏ trong xóm bu lại.
"Cái anh này là cái anh cao cao hay hát trong truyền hình nè."
"Anh ơi chơi với tụi em đi."
Pháp bước ra khỏi cửa, chưa kịp phản ứng thì đã thấy cả một đoàn rồng rắn kéo nhau vô sân. Đăng Dương đứng phía sau, cầm rổ rau mà cười không nổi nữa.
Minh Hiếu xuống trước, người thì nghiêm, mặt thì gồng nhưng tay thì đang giữ chặt cổ áo Thành An đang cố lao vô nhà như cơn lốc.
“Đứng yên. Mới tới chào ba má người ta cái đã!”
Bảo Khang thì tay xách túi, tay giữ áo An, miệng rít qua kẽ răng:
“An… đứng… lại… cho tao! Mày làm ơn đừng leo lên cây mận nữa!”
An vùng vằng: “Ủa tao thấy trái nó đỏ quá mà! Không hái là uổng!”
Cả hai người thở dài như sắp ngất tới nơi.
Nhóm còn lại thì khỏe re. Ai nấy kéo vali vô nhà như đi du lịch dài hạn.
Dương thì như con quay giữa nhà: hết đem khăn cho người này, lại lấy nước cho người kia. Còn Thanh Pháp thì ngồi trên võng, Dương không cho em động móng tay, khoái chí nhai mít, trông chồng chạy vòng vòng mà lòng vui hơn Tết.
Riêng Minh Hiếu, sau ba lần đuổi theo An từ bụi chuối ra tới chuồng gà, cuối cùng chịu hết nổi, quay sang Bảo Khang:
“Ê Khang, lần sau xuống quê nhớ cột thằng An lại nha.”
Bảo Khang gật đầu, mệt đến mức gục lên bàn:
“Ừ, tao sai rồi. Tao tưởng về quê là nghỉ dưỡng, ai ngờ gặp nó.”
Pháp đi ngang, đưa cho mỗi người ly nước mát, cười hí hửng:
“Thôi ráng đi hai anh. Chiều tụi mình ra bến sông câu cá. Ai câu được cá lóc thì mai có món nướng trui nghe!”
Thành An nghe tới “nướng trui” thì mắt sáng như đèn pin, vùng khỏi tay Minh Hiếu chạy ra sau vườn:
“ĐỂ AN CÂU CHO!!”
Tiếng Bảo Khang với Minh Hiếu hét theo vang tận rặng dừa:
“Thành An!!! MÀY ĐỨNG LẠI!!”
Còn ở sân trước, mấy chị hàng xóm đang tụ lại xì xào:
“Cái nhà này nuôi sao mà toàn trai đẹp không vậy trời…”
“Ờ, tui tưởng phim quay thiệt chứ!”
“Cái cậu mà chạy rượt con gà ban nãy đó, đẹp dữ thần luôn á!”
Pháp đứng trong nhà, che miệng cười. Em nhìn sang Đăng Dương – rể miền Tây chính hiệu – đang cầm quạt mo phe phẩy cho em, nhìn em với ánh mắt dịu dàng, cưng như giữ cả thế giới trong lòng bàn tay.
---
Sáng hôm sau, trời còn chưa kịp nắng hẳn, xóm nhỏ ven sông đã nghe tiếng hò hét từ phía nhà Thanh Pháp.
“An! Đừng trèo lên mái nhà hái me nữa!”
“Nicky với nhỏ Cap lấy cái xe rùa đi đâu rồi!”
“Anh Sinh ơi cản Rhyder lại đừng để nó nhảy xuống sông!!”
Tiếng ai đó xen vào:
“Sơn ơi, cái đó là vịt mái, đừng ôm chặt vậy nó xỉu kìa con!!”
Còn ở giữa trận địa đó, thủ lĩnh không ai khác, Đăng Dương, miệng cười rạng rỡ, tay cầm cái gáo dừa, đầu đội nón lá, dẫn đầu đoàn báo thủ: Thành An, Thái Sơn, Quang Anh, Phong Hào, Đức Duy, Quang Hùng.
Họ lội qua ruộng, chạy vòng quanh ao cá, đạp xe đạp kêu leng keng quanh xóm nhỏ. Quậy mà như đang đi tour show hài lưu động.
Quang Hùng mặc áo ba lỗ, leo lên cây dừa la lớn:
“Ở đây bắt wifi mạnh lắm nha! Để tui livestream cho fan coi!”
Phong Hào thì lấy ống lon cột dây, giả vờ hát bolero, còn Đức Duy thì lén rải kẹo cho tụi nhỏ rồi trốn sau chuồng bò như chơi trò thám hiểm. Thành An thì vẫn là cơn lốc số một – vừa chạy vừa la:
“Trời ơi! Tao phát hiện tổ ong mật! Ai đi bắt không?”
Thái Sơn nghe xong cười ngặt nghẽo:
“Mật hả? Được! Em trèo đi, anh hứng!”
Và thế là tụi nó trèo thiệt.
Phía sau, đội còn lại hoảng hốt đuổi theo. Tổng cộng 23 người rượt 7 người, mà vẫn không kịp.
Bảo Khang vừa thở vừa la:
“Tao lạy tụi bây! Quậy vừa thôi để mang tiếng!!”
Minh Hiếu thở hồng hộc, đằng sau lưng là bùn lấm lem vì đã rượt An té mấy lần. Anh quay sang Bùi Anh Tú thở dài:
“Đáng lẽ em nên ở nhà trông mít cho má bé Kiều…”
Anh Quân thì vừa chạy vừa bấm điện thoại:
“Có ai đặt sẵn giỏ thuốc cảm chưa? Tao thấy hôm nay tụi nó xong là ngất.”
Xóm nhỏ biến thành phim trường.
Mấy bác trong xóm kéo ghế ra ngồi coi như coi kịch.
“Ủa bữa nay là hội gì vậy bây?”
“Dạ, không hội gì đâu bác… chỉ là ‘đám rể ké’ nó tới…”
Con nít thì chạy theo đuôi rồng đó, la ó, vỗ tay, tưởng mấy anh đóng phim thiệt. Người lớn thì vừa cười vừa dọn lại lu nước, má Pháp thì đem khăn ra lau mồ hôi cho từng đứa – đứa nào cũng được gọi là "rể… tạm thời".
Tới chiều, tụi nhỏ nằm la liệt trên giường tre, chiếu trải ra khắp hiên nhà. Có người ngủ gục trong mùng, có người gác chân lên nhau cười mệt. Pháp thì ngồi lặt rau, miệng lẩm bẩm:
“Mai là tới phiên mấy anh giặt đồ phơi đồ đó. Lúc quậy thì ai cũng hăng…”
Chỉ có Đăng Dương là bình thản rót nước uống, cười hề hề ngồi kế em, nũng nịu với em. Bị em lườm cho.
"Anh bày đầu chứ ai, đừng có lại gần em."
"Hoi mà, mốt anh không dám nữa, em mà giận là anh khóc á."
Pháp trề môi, đánh Đăng Dương một cái, rồi lại cười.
Mãi đến chạng vạng tối, một chiếc xe hơi dừng trước cổng. Từ trong bước ra là một người đàn ông quen thuộc, đeo kính râm, áo sơ mi trắng hơi nhăn vì đi đường vội.
Anh Trấn Thành.
Anh đứng nhìn cảnh tượng hai mươi mấy cậu trai trẻ nằm ngổn ngang sân vườn, áo xắn tới nách, người dính bùn, miệng còn nhai trái cây.
Anh im lặng ba giây.
Rồi thở ra một tiếng:
“…Mình tới muộn thiệt rồi. Không biết còn miếng cơm nào không ta?”
Cả đám ngẩng lên, đồng thanh hô:
“Anh Thành tới rồi!!!”
Tiếng cười lại nổ tung lần nữa.
Miền Tây hôm đó, trời không mưa mà lòng ai cũng ướt mềm vì tiếng cười. Bao nhiêu con người, một căn nhà nhỏ, một cái võng tre, một vườn rau đơn sơ – hóa ra đủ để giữ cả một đoạn thanh xuân nằm mãi nơi ngực trái.
End.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip