Oneshot
Fic gốc: https://archiveofourown.org/works/61176970
Sơ lược:
*Ngôi kể của Güler
*BE, có chứa cái chết của nhân vật
*Bối cảnh chiến tranh
-
Hồi đó tôi vẫn còn là một đứa trẻ. Một đứa trẻ ngu ngốc và khờ dại đến tận cùng.
Nghe như tôi đang biện minh cho bản thân, nhưng thực sự khi đó tôi chỉ mới mười lăm tuổi. Trong hai năm cuối của cuộc chiến, quân đội đã không thể tuyển thêm đàn ông trưởng thành. Họ đành phải gửi chúng tôi - những đứa trẻ thậm chí không biết cầm súng - ra chiến trường. Đó không phải là chiến đấu, mà là đi vào chỗ chết.
Mỗi lần tôi nhớ về Feder, thà rằng tôi đã ra đó mà chết còn hơn.
-
Nhưng khi ấy tôi lại nghĩ mình may mắn. Chì vì đến doanh trại muộn một ngày, tôi đã không kịp gia nhập đơn vị xuất phát. Tôi được phân công ở lại cùng vài người lính bị thương để thẩm vấn một gã.
Tôi hỏi: "Thẩm vấn cái gì?"
Họ chỉ mỉm cười, không nói một lời.
Nhóm lính bị thương này gồm năm người, từ già đến trẻ, vết thương nặng nhẹ khác nhau. Khi họ đi vào căn nhà giam giữ tên tù nhân, mọi động tác đều rất thuần thục. Tôi lẽo đẽo theo sau, dò hỏi họ xem người đó là ai, phạm tội gì mà phải thẩm vấn. Họ vẫn không trả lời tôi.
Tôi đành im lặng đi theo, cùng họ mở khóa cửa căn nhà gỗ tồi tàn. Bên trong là một chiếc giường nhỏ ọp ẹp, nằm dựa vào tường là một người đàn ông. Nghe tiếng bước chân đi vào, anh ta ngồi dậy. Người đó là Feder.
-
Mãi đến sau này, tôi mới biết được tội danh của Feder. Trên lý thuyết, anh ta là một kẻ đào ngũ. Nhưng trên thực tế, cả trung đội của anh ta đều đã chết sạch, anh ta chẳng biết phải đi đâu.
Anh ta kể rằng mình từng là trung đội trưởng, cả trung đội bị phục kích, hơn ba mươi người đều tử trận. Anh ta bị thương, không thiết sống nữa nên chỉ nằm trong rừng chờ chết. Hai ngày hai đêm trôi qua, anh ta mở mắt ra, nhận ra mình vẫn chưa chết. Thế nên anh ta nghĩ, mình nhất định phải sống tiếp.
Feder cho rằng vận may cả đời mình đã cạn kiệt trong hai ngày hai đêm đó. Thế rồi, anh ta bị hiến binh bắt giữ trong ngày thứ ba tháo chạy.
Tôi cất lời: "Nhưng anh đâu phải kẻ đào ngũ."
Anh ta nhìn tôi đầy bao dung và thương cảm, mỉm cười mà không nói một lời.
-
Trong ký ức của tôi, đôi mắt của anh ta lúc thì tràn ngập uất hận, lúc thì chất chứa bi thương, có lúc chỉ trống rỗng và nhìn vào khoảng không. Nhưng đối với tôi, ánh mắt anh luôn đau đáu sự dịu dàng đến thương cảm. Kể cả khi tôi hành hạ anh trong suốt cuộc "thẩm vấn", anh vẫn sẽ nhìn lên tôi như thế.
Tôi từng hỏi anh ta vì sao lại đối xử khác biệt với tôi như vậy, và anh ta giả vờ không hiểu tôi đang nói gì. Sau một hồi "thẩm vấn", tôi đã học được cách trấn áp anh, tôi đe dọa anh rằng tôi sẽ đi bắt sâu bướm.
Ánh mắt đầy thương cảm của anh bỗng chốc rạn nứt, giống như băng giá trên sông bắt đầu tan chảy vào ngày đông. Một chút u buồn thoáng qua.
Anh ta đáp: "Cậu thật giống em trai tôi."
Anh ta lừa gạt tôi. Sau cuộc chiến, tôi dốc hết sức tìm kiếm thông tin của anh ta, muốn xem mình và người em trai kia giống nhau đến mức nào, nhưng hóa ra anh ta chẳng có em trai nào cả.
-
Như tôi đã nói, những cuộc "thẩm vấn" đó phải được đặt trong dấu ngoặc kép. Bởi đó chẳng phải thăm dò tin tức. Với một người như anh ta - bị đơn phương kết tội - thì thẩm vấn chẳng còn ý nghĩa gì. Đó là bạo hành, thực sự là thế.
Khi cuộc chiến đi đến hồi kết, áp lực đại bại khiến tất cả chìm trong run sợ. Khi con người bị nỗi sợ hãi đàn áp quá lâu, họ sẽ trở nên cáu kỉnh và giận dữ. Họ sẽ coi những người xung quanh là mối đe dọa, và rồi xâu xé lẫn nhau để kiếm tìm chút cảm giác yên ổn đến đáng thương. Giống như hò hét thật to khi ra đường một mình vào ban đêm chỉ để tỏ ra can đảm.
Và Feder tới thật đúng lúc. Theo lời anh nói, anh đã mắc bệnh lao, đội hiến binh không muốn mang anh theo vì anh ta là một gánh nặng. Tôi nói tôi không tin, anh nhìn vẫn còn khỏe mạnh. Anh hỏi tôi, "Vậy tại sao tôi lại bị bỏ lại phía sau?"
Tôi như câm nín.
Anh quỳ gối trên nền đất và ngẩng đầu lên nhìn tôi, bờ ngực ép sát vào đầu gối. Anh bị trói chặt trong tư thế đau đớn và khó chịu như vậy, và đồng đội của tôi dùng giày lính giẫm đạp lên lưng anh. Bên dưới quần anh có hàng chục con sâu bướm mà tôi bắt nhét vào. Vành tai anh ta chảy nước, là nước đá vừa bị rót vào.
Valverde vẫn điềm đạm trả lời những câu hỏi của tôi.
Những người đồng đội khác của tôi dùng dây thắt lưng quất lên vầng trán anh, khiến anh ta quay đầu, không nhìn tôi nữa.
Máu chảy xuống và nhỏ giọt trên nền đất. Trong tiết trời giá lạnh của tháng 11, tôi gần như nhìn thấy vũng máu bốc hơi.
Tôi đã muốn can ngăn nhưng không thể.
Valverde chưa từng rên rỉ dù chúng tôi có vùi dập anh ra sao. Anh ta có lẽ đã chết tâm, vậy nên những đau đớn về mặt thể xác dường như không thể khiến anh lay động.
Sự bất động của anh là sự cam chịu, và cũng là một lời khiêu khích. Mục tiêu của chúng tôi dần chuyển sang khiến anh ta phải chịu khuất phục.
Vậy nên tôi dùng thân thể của mình để chắn lấy đòn roi từ dây thắt lưng. Tôi lên tiếng, "Để tôi làm."
Valverde lúc nào cũng rơi lệ khi được tôi tra hỏi, vậy nên những người khác bắt đầu để mặc tôi. Họ rời đi.
Trong phòng chỉ còn tôi và Feder. Tôi cởi bỏ những sợi dây trói chằng chịt quanh anh ta, Cánh tay anh rũ xuống như con rắn chết.
"Tại sao không chịu đầu hàng?" Tôi hỏi.
Feder nhìn tôi mỉm cười, máu tươi từ trán anh chảy xuống cằm.
Không chút suy nghĩ, tôi giơ tay lên tát anh ta. Tôi ghét cay ghét đắng nụ cười ấy.
Anh ta bị tôi tát nghiêng mặt, song chỉ cúi đầu xuống và mỉm cười.
Tôi nắm cằm anh, ép anh ta quay mặt lại. Trong ánh mắt anh, luôn chất chứa một hơi ấm dịu dàng.
Thật vô lý.
Tôi khổ tâm cắn rứt.
-
Tôi cưỡng hiếp anh. Nhiều hơn một lần vào những tháng ngày ấy.
Mảnh đất không thể quét sạch bụi mờ. Tôi lột đồ anh ra và đè anh xuống đống bụi ấy, làm nhục anh.
Valverde rất trắng. Không hiểu sao, dù trải qua bao năm tháng trong quân ngũ, làn da ấy vẫn còn trắng ngần và mịn màng như vậy. Có lẽ đó chính là thứ mà người ta gọi là 'da con gái', nhưng lúc đó tôi chưa một lần tiếp xúc với phụ nữ, tôi chỉ biết anh là hình hài xinh đẹp nhất tôi từng ngắm nhìn.
Đó là lần đầu tiên anh khóc nức nở, cắn chặt môi, toàn thân không ngừng run rẩy. Tôi không rõ vì sao tôi lại nảy ra ý tưởng tra tấn này. Những đồng đội bị thương của tôi đứng xem, không nói nên lời.
Đột nhiên họ bật cười và ăn mừng, nói rằng tôi thật thông minh.
Tôi đâm dương vật của mình vào bên trong Valverde và anh run bần bật như ngọn lá úa tàn. Tôi không rõ mất bao lâu để anh có thể từ từ trấn tĩnh lại. Tôi xuất tinh bên trong anh, thần trí mơ màng.
Đồng đội của tôi rời đi và tôi lau chùi bản thân bên cạnh Valverde, người đang nằm trên mặt đất, oán giận tột cùng.
Anh ta đang nói gì đó, tôi ngả người gần hơn để nghe, và anh thều thào: "Lạnh..." Môi anh tím lại.
Tôi cởi áo khoác ra và đắp lên người anh, và anh đột ngột cắn mạnh vào cổ tay tôi.
Kể từ giây phút đó, anh ta sụp đổ.
-
Khi anh nghe tiếng tôi ra lệnh cho những người kia ra ngoài, rạn nứt trong đôi mắt anh ngày một khó cứu vãn.
Tôi sợ hãi sự sụp đổ ấy. Phải chăng ai đã từng nhìn thấy cha mình bật khóc? Ai đã từng vì vậy mà nếm trải cảm giác bất lực, hoang mang rụng rời, thậm chí muốn trốn tránh. Tôi chính là như vậy.
Trong một khoảnh khắc, tôi mất đi hứng thú với việc hành hạ anh, chỉ muốn quay lưng bước ra khỏi căn phòng địa ngục này, không muốn gặp lại anh thêm một lần nào nữa. Tôi đi về phía cửa, rồi lại nghĩ, nếu tôi ra ngoài kia, còn lại nơi nào để tôi đi? Căn cứ này cách quê nhà tôi 300 cây số, tôi chẳng đi đâu được cả.
Khi tôi giao hòa với anh ngày hôm ấy, tôi nói với anh, "Feder, tôi chỉ còn lại mình anh thôi."
Anh cắn mạnh vào vai tôi, gây đau đớn không kể xiết, máu từ bờ vai tôi chảy xuống quai hàm anh.
-
Mẹ tôi gửi đến lá thư đầu tiên. Bà hỏi tôi, cuộc sống trong quân đội có ổn không? Có lạnh không? Có đủ ăn không? Có mệt không? Tình hình chiến sự ra sao, khi nào tôi có thể về nhà?
Tôi gấp lá thư lại. Hôm nay, tôi mới thấy nhiều thương binh được khiêng từ tiền tuyến qua doanh trại để chuyển đến trạm xá ở hậu phương. Nói là thương binh, thực chất họ đang trút bỏ những hơi thở cuối cùng. Vượt qua hơn trăm cây số, có người còn tắt thở ngay trên cáng.
Một số thương binh và thi thể còn nằm la liệt ở doanh trại của chúng tôi. Là người duy nhất còn khỏe mạnh ở đây, tôi gánh vác trách nhiệm chăm sóc họ.
Về đêm, những người sắp chết nặng nề hít thở, và sáng nào tôi cũng phát hiện ra ba, bốn người đã tắt thở. Tôi nắm lấy bàn tay họ, mịn màng, không có vết chai sạn, là những tân binh còn trẻ tuổi, giống như tôi.
Chưa bao giờ tôi phải khiếp sợ như vậy. Viên sĩ quan phụ trách xác định danh tính liệt sĩ nói rằng người ấy chỉ mới 16 tuổi, không rõ tên, và thẻ tên của cậu đã mất.
-
Ngày hôm đó tôi cưỡng hiếp Feder và bóp nghẹt anh cho đến khi anh bất tỉnh. Rồi tôi buông tha anh.
Tôi áp mặt vào lồng ngực phập phồng của anh, nơi nhịp đập cuồng nhiệt mang lại cảm giác an yên. Tôi cầu xin anh gọi tên tôi, rồi anh lạnh lùng đáp, "Cậu thật đáng chết."
Khoảnh khắc ấy, tôi muốn tự mình giết chết anh và tự sát, tôi đã chịu đựng đủ rồi.
-
Cơn đày đọa giằng xé anh còn lâu mới kết thúc. Dầu hỏa, nước đá lạnh và máu được đổ vào miệng và khoang mũi anh, và anh ngoan ngoãn nuốt trọn tất cả, kiếm tìm hơi thở mong manh giữa những dòng dịch lạ lẫm.
Suốt thời gian ấy tôi chỉ biết đứng nhìn. Bởi khi ta kiểm soát một người, cái cảm giác bị chi phối bởi những điều ngoài tầm với dần lắng xuống, như thể nỗi sợ hãi của chính bản thân được xoa dịu bởi quyền lực vô hình ấy.
Sau khi đổ hỗn hợp chất lỏng vào, anh ta ho dữ dội, phun ra một vũng máu. Hóa ra, anh thực sự bị bệnh lao.
-
Tình hình chiến sự ngày một kém khả quan. Cả thế giới đều biết chúng tôi đang thua cuộc.
Rút lui trong vội vã, tuyệt vọng tháo chạy, bỏ mặc tất cả, cả chiến hào lẫn lương thảo. Và chúng tôi cũng bị bỏ lại.
Không ai đoái hoài đến chúng tôi, cũng chẳng ai bận tâm đến Feder. Họ bàn bạc với nhau một hồi và quyết định để Feder ra đi. Họ nói, "Arda, anh ta chỉ tin tưởng mình cậu, ra nói chuyện đi."
Khi tôi bước đến trước cửa của căn nhà gỗ ấy, tiếng loa vang lên, tổng thống đã thông báo với nội bộ rằng chúng tôi đã đầu hàng vô điều kiện.
Ngày hôm đó Feder qua đời.
-
Sau đó thì sao? Sau đó, tôi trở về nhà. Khi ấy tôi còn quá nhỏ, 15 tuổi, và gánh vác trách nhiệm không phải nghĩa vụ của tôi. Tôi không bao giờ gợi nhắc đến Feder, hay chuyện tôi giết chết anh.
Thực tình, tất cả những gì tôi có thể nhớ về anh đều đến từ những giấc mơ của tôi. Cơn đau khôn xiết từ hàm răng anh cắn tôi và ánh mắt tràn ngập thương cảm đều là thật, hoặc tất cả chỉ là giả dối. Tóm lại, từ giờ không một ai biết rằng tôi đã giết chết một người, và tôi thậm chí không cần tiếc thương, nếu không phải là tôi đã trót yêu anh.
Sau cùng, khi ấy tôi mới chỉ là một đứa trẻ 15 tuổi. Một đứa trẻ ngu ngốc, khờ dại, vay mượn món nợ không thể trả suốt đời mà không hề hay biết, một đứa trẻ nhập ngũ một năm trước khi đất nước đại bại.
-
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip