Phần 6: Kết luận
Trong khi lợi nhuận thu được từ chiến tranh VN là quan trọng đối với sự phát triển kinh tế thần tốc của HQ vào những năm 1970, sức mạnh của "chính trị đau khổ" ở HQ khiến cho HQ tham gia vào CTVN đã được công thức hóa thành khái niệm sự đau khổ của HQ, với một số ngoại lệ nhỏ. Lập luận này khẳng định rằng HQ cũng chịu đau khổ từ chiến tranh như VN, một khẳng định mà sự thật đã không và không thể đo lường. Lập luận này còn khai thác hình ảnh phản chiếu của lịch sử VN trong phạm vi tường thuật về sự phát triển kinh tế của HQ theo hướng có lợi cho lập luận của HQ về đặc trưng và lịch sử. Chính trị đau khổ giờ đây thuộc về phạm vi công một cách chắc chắn, đã được sự kiểm duyệt của chính quyền đối với các nghiên cứu liên quan đến CTVN nuôi dưỡng trong nhiều năm. Sự đau khổ thực sự của lính HQ ở VN cũng như người lao động HQ đã đóng góp vào sự thần kỳ của Hàn đã bị bỏ qua trong lập luận này. Một ít tiểu thuyết viết về CTVN của cựu chiến binh tham chiến ở VN chỉ củng cố thêm hình ảnh cho thấy sự tham chiến của HQ là sự bắt buộc, trách nhiệm của HQ biến mất (Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm) và người Hàn cũng chịu sự đau khổ lớn lao như người VN.
Sử học chuyên nghiệp hầu như tuân theo một cách không phê phán quan điểm phổ thông về CTVN tới mức mà lịch sử của VN do một nhà sử học chuyên nghiệp xuất bản ở HQ hoàn toàn bỏ sót việc tham chiến của quân đội HQ trong CTVN. Việc các nhà sử học chuyên nghiệp (cho đến rất gần đây) không tham gia vào cái mà một nhà sử học HQ coi là "sự kiện quốc tế có ảnh hưởng lớn nhất mà HQ từng đối mặt ngoài Chiến Tranh Triều Tiên"96, đã khiến cho hai huyền thoại quốc gia và lịch sử phổ thông không bị thách thức: huyền thoại về việc điều thần kỳ ở Hàn hoàn toàn là sản phẩm tự thân thay vì được CTVN tài trợ và huyền thoại về việc HQ chưa bao giờ xâm lược một quốc gia khác. Những huyền thoại này – vốn trên thực tế là những huyền thoại căn bản hay huyền thoại chính trị căn bản – tối quan trọng trong việc duy trì sự tự nhận thức và đặc trưng quốc gia của HQ. Việc xem xét lại tầm quan trọng của CTVN trong lịch sử và xã hội HQ sẽ không thể tránh khỏi sự liên quan đến việc xem xét lại đặc trưng quốc gia của HQ đương đại.
Theo nhiều cách, CTVN là một lĩnh vực không điển hình của nghiên cứu lịch sử. Các tranh luận về đạo đức thường xuyên bao quanh các chủ đề gây tranh cãi khác trong sử học HQ đều bị chính trị đau khổ loại bỏ và dường như không có mấy hội thoại hay đối thoại giữa lĩnh vực nhận thức phổ thông và nghiên cứu chuyên nghiệp. Trái lại, hầu hết các trường hợp nghiên cứu chuyên nghiệp đều nhắc lại các nội dung của nhận thức phổ thông. Một ví dụ mâu thuẫn do tạp chíHangyŏre (cũng do nhà xuất bản ủng hộ sáng kiến chuộc lỗi Hangyŏre 21 phát hành) cung cấp. Vào cùng một ngày, bài báo dài và đầy phẫn nộ về vụ thảm sát thường dân do quân đội Hoa Kỳ gây ra ở Nogŭn-ri vào năm 1950 và Hoa Kỳ không xin lỗi chiếm ngay trang nhất, trang ba đăng tải nổi bật một cuộc phỏng vấn Ch'ae Myŏngshin, cựu tổng tư lệnh của quân đội HQ ở VN, trong đó Ch'ae biện minh trước những lời cáo buộc của VN về việc lính của ông ta thảm sát thường dân VN. Theo Ch'ae, lính HQ không đáng bị lên án, do họ không thể phân biệt được giữa du kích Việt Cộng và thường dân VN. Nực cười thay, đó cũng chính là lập luận mà bính lính Hoa Kỳ dùng để biện minh cho vụ thảm sát Nogŭn-ri.
Cần phải khẳng định rõ ràng rằng sự đối xử đối với CTVN trong lịch sử hiện đại của HQ không phải là không có sự tương tự. Nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có quá khứ thuộc địa, cũng cung cấp những ví dụ tương tự trong lịch sử quốc gia của họ. Ví dụ gần gũi là quá khứ thực dân của Hà Lan không bao giờ được nhận thức phổ thông của người Hà Lan thừa nhận (và cũng gần như không được các nhà sử học chuyên nghiệp thừa nhận). Bằng cách thể hiện sự đau khổ của người Hàn trong Chiến Tranh Triều Tiên và binh lính HQ trong và sau CTVN, phần VN đã bị đẩy ra khỏi câu chuyện, việc người Hà Lan đau khổ trong những trại tử thần của Nhật Bản thời Thế Chiến II97 đã khiến cho việc đối mặt với hậu quả của chính sách thực dân (bóc lột, lạm dụng, thảm sát) kéo dài 350 năm ở Indonesia98 hoàn toàn là bất khả thi. Sự đau khổ của cựu chiến binh Hà Lan trong cái vẫn được nói trại là "hoạt động cảnh sát của Hà Lan" (hiện giờ được coi là các cuộc tấn công do cựu thực dân chủ mưu để đàn áp cuộc đấu tranh giành độc lập của Indonesia) cũng góp phần ngăn cản tiếng nói của Indonesia trong cuộc tranh luận phổ thông của Hà Lan99. Cũng giống như đồng sự HQ, binh lính Hà Lan đã trải qua một cuộc chiến tranh dài tại quốc nội trước khi được gửi tới vùng nhiệt đới. Sự đau khổ của họ (ngẫu nhiên là rất thực), cả trong và sau cuộc chiến độc lập, vẫn tiếp tục cản trở quan điểm tự do hơn của lịch sử thuộc địa, lợi ích của bản thân nó không thể hiện như là chủ nghĩa vị tha. Chính trị đau khổ, việc khai thác sự đau khổ của con người cho mục tiêu chính trị, không có quốc tịch. Câu chuyện này có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, trong hàng sa số các phiên bản, hình dạng và hiện tượng, hằng số duy nhất là sự đau khổ của con người và sự thao túng nó.
Sự thịnh hành của chính trị đau khổ trong hồi ức về CTVN (được sự kiểm duyệt của chính quyền hỗ trợ) đã tạo ra hình ảnh xuyên tạc về VN, trong đó VN chỉ được nhớ tới như là nơi dễ kiếm lợi nhuận và phiêu lưu cũng như là nơi thể hiện sự ưu việt của người Hàn. Sự bùng nổ của VN vào những năm 1990 xác nhận khái niệm này đã đến hồi kết thúc, do HQ trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào VN. Điện ảnh về VN của HQ phản ánh thái độ này một cách trung thành. Cũng giống như các tác phẩm phổ biến về VN, nhìn chung chúng mang tính chất thực dân, phương đông hóa và kỳ thú. Người VN được mô tả (nếu như họ được mô tả) giống như người Đông Nam Á điển hình, dễ dàng hài lòng và vui lòng tha thứ, sự kỳ thú phong phú, nhiệt đới và huyền bí bao quanh họ. Trong đó, những bộ phim trình bày một sự tương đồng với các bộ phim kỳ thú dựa trên bối cảnh thuộc địa ở khắp nơi trên thế giới. Ban đầu tôi đã dẫn chứng tác phẩm của Hwang Sok-yong cho thấy trong tưởng tượng của ông thì sự khác biệt giữa thế hệ cha của ông, phải phục vụ cho Quân Đội Đế Quốc Nhật Bản, và thế hệ của ông, phải phục vụ và chết ở VN cho Hoa Kỳ, không lớn. Tác giả có thể mở rộng sự so sánh này bằng cách lưu ý rằng Manchuria trong trí tưởng tượng thực dân của Triều Tiên dưới thời Nhật Bản cai trị Triều Tiên là nơi tìm kiếm lợi nhuận, phiêu lưu và tiềm năng, cũng có thể chuyển sang cho VN vào những năm 1990. Trong khi Manchuria là thuộc địa của thuộc địa (ít nhất là trong trí tưởng tượng của công chúng) dưới thời thực dân Nhật Bản, VN trở thành thuộc địa của thuộc địa dưới thời phụ thuộc vào Hoa Kỳ vào cuối những năm 1960 và 1970100. Cả hai đều sinh ra các tường thuật về sự chinh phục (tình dục hoặc chủ đề khác), lợi nhuận và sự hứa hẹn về cuộc phiêu lưu kỳ thú. Chiến tranh, nếu như được đề cập, chỉ là một hồi ức bị quên lãng, một thân xác nằm trong nấm mộ không dấu vết. Nhưng cùng với thời gian, mùi hôi thối của nó bốc lên.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip