CHƯƠNG 8: LO LẮNG (3)-ĐỐI DIỆN

"Nếu bản thân lo lắng nhưng lại chẳng biết làm gì, đối diện với nỗi lo ấy lại cớ thể là cách tốt nhất"

Lo lắng vẫn còn nhiều trường hợp mà chúng ta không có khả năng can thiệp vào như những lo lắng về vấn đề sức khỏe của bản thân có chiều hướng đi xuống, lo lắng về việc tiền nong và không biết liệu có đủ chi trả tiền cho tiền nhà tháng này hay không hay khi đi du lịch mà ở nhà vẫn còn một đống deadline thì cũng đủ cho chúng ta cảm thấy lo lắng chẳng yên được rồi đến cả việc đi nước ngoài ngồi máy bay sợ rớt máy bay cũng khiến nhiều người sợ đến xanh mặt. 

Điển hình là mẹ tôi mỗi lần ngồi máy bay là y như rằng tâm trạng bứt rứt bồn chồn và tinh thần không yên thế là cứ cầu trời khấn Phật các thứ và tôi tin chắc rằng bạn cũng đã có gặp những trường hợp tương tự rồi. Vậy phải làm sao bây giờ? Trong những trường hợp như thế thì đa phần mọi người có khuyên nhủ "Ối trời! Mấy cái đó cần gì phải lo. Cậu suốt ngày chỉ biết lo xa hay ảo tưởng thôi à. Đừng có lo nữa hoặc để ăn chơi hưởng thụ xong cái đã rồi tính sau cũng chưa muộn"

Nhưng khổ nổi là cái nỗi lo nó vẫn cứ nằm chình ình ở đó mà chẳng thể thuyên giảm được mặc cho lý trí biết rằng lo lắng cũng chỉ tổ tốn thời gian và còn chẳng được cái tích sự gì nhưng tinh thần vẫn không chịu nghe theo mà cứ thấy hoang mang bất định sao sao í. Rồi tồi tệ hơn nữa là sau một khoảng thời gian chúng ta bắt đầu sinh ra cơn tức giận hay bất mãn với cái nỗi lo dai dẳng đuổi mãi chẳng đi của mình. Thế là kết cục ôm nỗi lo còn mang thêm cục tức, cay lại chẳng biết xả vào đâu. Bạn đã từng cảm giác như thế chưa? 

Vậy chúng ta hãy cùng nhau thử thay đổi cách tiếp cận về vấn đề này nhé. Có thể bạn đã từng nghe qua phương pháp 6 chiếc mũ tư duy của tiến sĩ TS. Edward de Bono. Và đối với những việc mà bạn lo lắng nhưng lại chẳng thể làm được gì mà người cũng không hết lo thì bạn hãy thử đội chiếc mũ đen lên đầu - chiếc mũ tượng trưng cho góc nhìn vè những nguy hiểm hay những điều tiêu cực có thể xảy đến.

Ơ tại sao lại là tiêu cực? Phải là tích cực mới đúng chứ nhỉ? Có lẽ bạn sẽ nghĩ như thế nhưng những lời an ủi tích cực đối với những người đang lo lắng vẫn không có hiệu quả thì chúng ta phải tiếp cận theo cách ngược lại như phương pháp 'lấy độc trị độc' mà khi xưa các thầy thuốc hay làm đấy. Và quá trình này sẽ là quá trình tự hỏi đáp với bản thân với mục đích tìm ra điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì và chấp nhận chúng.

Cùng tôi đến với một ví dụ cho dễ hiểu nhé. Tôi từng cảm thấy rất ngại khi phải từ chối người khác và quả thật mỗi khi muốn nói lời từ chối là chữ như thức ăn nghẹn trong cổ họng vậy, nói ra không được mà không nói ra thì lại thấy khó chịu chết người. Nguyên nhân đơn giản thì là vì tôi sợ rằng sẽ làm tổn hại tình cảm giữa bạn bè với nhau và bị nói xấu các thứ. Vì vậy mà khi có đứa hỏi bài tôi trong giờ kiểm tra thì tôi không nỡ đáp lại bằng một câu "Tự làm đi" nhưng nếu bảo tôi đi chỉ bài người khác thì chuyện đó tôi chẳng làm nổi. 

Ờm...vì vậy mà mỗi khi người khác hỏi bài thì tôi giả vờ như không nghe thấy hoặc là nghe chăm chú xong im ru luôn...một hành động không được tử tế cho lắm và kết quả thì cũng nghe chất vấn mấy lần "Sao hồi nãy tui ra hiệu mà bà không giúp tui?" hay "Như vậy là có ý gì?". Tôi cũng rất muốn trả lời rằng "Sao bà cũng chẳng hiểu ý của tui gì hết vậy, tui đã ra hiệu là không muốn chỉ rồi mà!" và đương nhiên thì câu trên chỉ là nghĩ thầm thôi chứ chưa nói ra dù rằng tôi cũng muốn lắm.

Khi trong trường hợp như vậy, ở trong thế tiến thoái lưỡng nan mà không nói lời từ chối được đồng thời cũng không muốn chỉ thì tôi tự hỏi chính mình thành một cuộc đối thoại như sau 

"Ờm nếu mình từ chối thì sẽ ra sao nhỉ?"

Và đi đến kết luận "Thì tệ lắm là họ giận cái sau này không nói chuyện cũng chẳng chỉ bài mình"

"Rồi sao nữa?"

"Nữa hả? Thì...không chơi với nhau hay ác hơn là nói xấu các thứ"

"Rồi tiếp nữa như thế nào?"

"À thì rảnh rang, hết người hỏi bài và đi kết bạn mới"

Ấy và bingo! Tôi đã có thể từ chối chỉ bài cho người khác và nói rằng "Bình thường thì tôi biết chứ còn kiểm tra thì tôi không biết gì hết" và kết quả thật sự chẳng hề tệ như tôi nghĩ. Họ nghe thấy câu đó thì quay qua hỏi đứa khác hoặc cảm thán một câu rồi quên nhanh thôi và tôi cũng nhận ra rằng chắc mình cũng ảo tưởng hơi nhiều rồi.

Như thế đấy, câu chuyện trên tôi muốn gợi ý rằng khi chúng ta đã chấp nhận được những điều hay những viễn cảnh tồi tệ nhất thì chẳng có lí do gì để lo lắng và sợ hãi cả và việc nghĩ đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra cũng chẳng có nghĩa rằng chúng ta là một con người tiêu cực chỉ biết nhìn đời theo cặp kính râm đen tối. Và sự thật thì ngược lại hoàn toàn vì để nhìn vào mặt trái của sự việc cũng cần rất nhiều dũng khí và để chấp nhận chúng thì lại đòi hỏi nhiều can đảm hơn nữa.

Vì vậy mà khi có những vấn đề lo lắng phiền não về những vấn đề mà bản thân không có cách gì làm được thì hãy thử hỏi bản thân rằng "Sau đó thì thế nào?" giống như đoạn độc thoại mà tôi đã minh họa ở trên vậy. Đương nhiên, nếu được thì hãy kết hợp với việc phân tích một tí cho bản thân có góc nhìn sáng suốt hơn bằng cách tự hỏi bản thân tình huống tệ nhất đó sẽ có bao nhiêu phần trăm xảy ra.

Cỡ mẹ tôi như khi đi máy bay sợ có những vụ rớt máy bay thì có thể tìm hiểu xem tỷ lệ người tử vong do rơi máy bay là bao nhiêu: Từ kết quả nghiên cứu, báo cáo của To70 nhận thấy tỉ lệ số vụ tai nạn chết người liên quan tới các loại máy bay cỡ lớn sử dụng trong lĩnh vực vận tải hàng không dân dụng trong năm 2019 đã giảm xuống mức 0,18 vụ/1 triệu chuyến bay. 

Điều này đồng nghĩa với việc trong năm 2019, cứ 5,58 triệu chuyến bay mới có 1 người chết vì tai nạn máy bay. Một con số ít đến kinh ngạc và để tôi lấy thêm một dẫn chứng khác nữa nhé. Ở nước Mỹ thì tỷ lệ số người bị chết vì tai nạn tính trên 100.000.000 khách mỗi dặm của các loại phương tiện giao thông như sau: Hàng không thường lệ là 0,003; xe buýt đô thị và đường dài là 0,05; đường sắt là 0,06; ôtô (trừ xe buýt) là 0,61. Như vậy đồng nghĩ với việc ở Mỹ, đi máy bay có tỷ lệ tai nạn còn thấp hơn so với đi bộ trên đường phố. 

Nghe có vẻ ảo thật sự như đây lại là sự thật hoàn toàn có cơ sở khoa học và số liệu thực tiễn. Vậy nên hàng không vẫn đang chứng tỏ là loại hình di chuyển an toàn nhất trong tất cả loại hình di chuyển nên việc lo lắng sẽ rơi máy bay thì quả là...không cần thiết bởi tai nạn hàng không còn hiếm hơn nhiều so với tai nạn giao thông đường bộ hằng ngày nữa là. 

Và như vậy mà ngoại trừ việc nghĩ đến tình huống tồi tệ nhất thì chúng ta cũng nên xem xét các số liệu thực tế để nhìn nhận sự việc một cách khách quan nhất có thể. Vấn đề về tai nạn hàng không trên cũng khiến cho nhiều người lo sợ và sự thật là khi ấy thì họ đã nghĩ đến tình huống xấu nhất là về đất mẹ nên nỗi lo sợ mới được được phóng đại lên như vậy. 

Trong trường hợp khó chấp nhận như thế này thì việc tìm hiểu kỹ lưỡng các thông số là cần thiết hơn cả vì nếu chúng ta biết rõ rằng cứ 5,58 triệu mới có 1 người chết thì việc quái gì phải lo lắng cho mệt người đến mức ăn ngủ chẳng yên thế này cơ chứ. Cái tỷ lệ thấp tè đó thì ai rỗi hơi chi mà lo. Thế nên, mỗi khi lo lắng về vấn đề gì đó thì hãy nhớ tìm hiểu kỹ lưỡng cho bản thân sau này đỡ phải vỗ đùi một cách cay cú mà bảo rằng "Úi trời! Biết vậy đã không thèm lo rồi"

Nói tóm lại, lần tới khi tâm trí bạn bị chế ngự bởi nỗi lo lắng bồn chồn nhưng lại chẳng thể làm được gì. Hãy nhớ tự vấn chính mình rằng "Tình huống tệ nhất có thể xảy ra sẽ là gì? Như thế thì sao?" và cứ lần lượt trả lời như thế. Hãy nhớ đối diện với viễn cảnh xấu nhất có thể xảy ra sẽ tiếp thêm lòng can đảm cho chúng ta và đừng quên tìm kiếm những số liệu liên quan đến việc mình lo lắng để cho xem những lo lắng của bản thân là có cần thiết hay không nhé!

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip