HDA - Cau3C
<!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} /* List Definitions */ @list l0 {mso-list-id:633874802; mso-list-type:hybrid; mso-list-template-ids:-1718335754 -2096753238 67698713 67698715 67698703 67698713 67698715 67698703 67698713 67698715;} @list l0:level1 {mso-level-number-format:alpha-lower; mso-level-tab-stop:50.55pt; mso-level-number-position:left; margin-left:50.55pt; text-indent:-.25in;} ol {margin-bottom:0in;} ul {margin-bottom:0in;} -->
C: giai đoạn 54-64
a. bối cảnh lịch sử CMVN sau tháng 7/1954
Thuận lợi: Hệ thống XHCN tiếp tục lớn mạnh về kinh tế, khoa học, quân sự nhất là của Liên Xô. Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ latinh, phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở cá nước tư bản, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa chung cho cả nước, thế và lực của cách mạng lớn mạnh hơn từ bắc chí nam.
Khó khăn: đế quốc mỹ có tiềm lực quân sự, kinh tế, âm mưu làm bá chủ thế giới. Thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh chạy đua vữ trang giữa hai phe XHCN và TBCN. Xuất hiện sự bất đồng trong quan hệ XHCN là Trung và Liên Xô; nước ta bị chia cắt làm hai miền: kinh tế miền bắc nghèo nàn, miền nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Một đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau, ở hai miền đất nước có chế độ chính trị khác nhau là đặc điểm lớn nhất của cách mạng VN lúc này.
b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối.
Quá trình hình thành và nội dung đường lối:
-Tháng 9/1954 bộ chính trị ra nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ và chính sách mới của Đảng: chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của cách mạng VN trong lúc này là từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, nước nhà tạm chia thành hai miền, từ nông thông chuyển vào thành thị, từ phân tán chuyển đến tập trung.
- Tại đại hội nghị lần 7 và lần 8 Trung Ương đảng nhận định muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ thì điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.
-Tháng 12/1957 tại Hội nghị trung ương lần thứ 13 chiến lược cách mạng được xác định “mục tiêu và nhiệm cụ cách mạng của ta lúc này là: củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH. Tiếp tục đấu tranh thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình.”
-Tháng 1/1959 Hội nghị trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng MN và tại đại hội lần thứ III của Đảng 9/1960 hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng VN trong giai đoạn mới. Cụ thể như sau:
Nhiệm vụ chung: tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh CMXHCN ở MB đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở MN, thực hiện thống nhất nước nhà.
Nhiệm vụ chiến lược:có hai nhiệm vụ chiến lược: một là tiến hành cách mạng xhcn ở miền bắc và hai là giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc mỹ.
Mục tiêu chiến lược: hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam Bắc là khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết một yc cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà bị chia cắt làm hai miền.
Mối quan hệ của cách mạng hai miền: hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau.
Vai trò, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền đối với cách mạng cả nước: ở Miền bắc xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho MN. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở MN giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của Mỹ và bè lũ tay sai.
Con đường thống nhất đất nước: Đảng kiên trì con đường hòa bình thống nhất theo tinh thần hiệp định Giơ ne vơ, sẵn sàng thực hiện hiệp chương tổng tuyển cử hòa bình thống nhất VN.
Triển vọng của cách mạng VN: cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là quá trình đấu tranh cm gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài. Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta.
c.Ý nghĩa của đường lối:
- Đường lối thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng,giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với MB lại vừa phù hợp với MN, đồng thời phù hợp với tình hình quốc tế nên đã huy động và kết hợp được sức mạnh của hậu phương và tiền tuyến, tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế, tạo ra sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đánh thắng đế quốc Mỹ.
- Đặt trong bối cảnh VN và quốc tế lúc bấy giờ, đường lối chung của cmvn đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế của thời đại.
- Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ sở để Đảng chỉ đọa quân dân ta phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong xây dựng xhcn ở mb và đấu tranh giành thắng lợi chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc mỹ và tay sai ở Miền Nam.
-------------------------------------------------------------------------------------
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip