he thong bao tang ha noi

So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội nơi hội tụ ngàn năm văn hiến - trái tim của cả nước - niềm tin và hy vọng là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống

1.bảo tàng lịch sử:

trong hệ thống các Bảo tàng Quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (BTLSVN)được thành lập sớm nhất trên cơ sở kế thừa cơ sở vật chất của Bảo tàng Loui Finô (Louis Finot) - một bảo tàng do Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp xây dựng năm 1926, khánh thành năm 1932. Năm 1958, Chính phủ Việt Nam chính thức tiếp quản công trình văn hóa này và xúc tiến nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tài liệu hiện vật, chuyển đổi nội dung từ bảo tàng nghệ thuật thành bảo tàng lịch sử. Ngày 3/9/1958BTLSVN chính thức mở cửa đón khách tham quan.

- Hệ thống trưng bày chính của bảo tàng - cuốn sử sống của dân tộc Việt Nam từ thời Tiền sử (cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm) đến Cách mạng Tháng Tám - 1945. Với diện tích trưng bày hơn 2.200 m2, gần 7.000 tư liệu hiện vật, hệ thống trưng bày chính của bảo tàng được thể hiện theo nguyên tắc trưng bày niên biểu, lấy sự phong phú của sưu tập hiện vật làm ngôn ngữ biểu đạt chính, kết hợp giữa trưng bày phản ánh giai đoạn và sự kiện lịch sử với trưng bày sưu tập theo hướng trưng bày mở, tạo điều kiện để có thể cập nhật những tư liệu hiện vật mới do công tác nghiên cứu sưu tầm đem lại, làm cho "diện mạo" trưng bày luôn mới mẻ, hấp dẫn người xem. Cùng mục đích ấy, bảo tàng thường xuyên tổ chức các cuộc trưng bày chuyên đề và với hệ thống màn hình ti vi, màn hình cảm ứng hiện đại với hình ảnh phong phú, sống động, những dữ liệu khoa học chân xác ngày càng thỏa mãn nhu cầu khách tham quan, các nhà nghiên cứu khi đến bảo tàng.

- Hệ thống kho cơ sở của bảo tàng hiện lưu giữ hơn 100.000 tiêu bản hiện vật, gồm nhiều chất liệu, nhiều sưu tập hiện vật quý hiếm: Sưu tập hiện vật thuộc các nền văn hóa NúiĐọ,Hòa Bình - Bắc Sơn, Sưu tập văn hóa Đông Sơn, Sưu tập gốm men cổ Việt Nam, Sưu tập điêu khắc đá Chămpa, Sưu tập đồ đồng thời Lê - Nguyễn... Trong những năm vừa qua, kho cơ sở của bảo tàng đã được bổ sung nhiều sưu tập mới có giá trị, đặc biệt là từ khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ và ngoài biển Đông từ các con tàu đắm cổ. Hệ thống kho cơ sở được sắp xếp khoa học, trang thiếtbị hiệnđại, đạt được chuẩn mực của kho lưu giữ hiện vật bảo tàng.

- Công tác đối ngoại luôn được chú trọng, mở rộng giao lưu, hợp tác với các bảo tàng, các tổ chức văn hóa trên thế giới. Bảo tàng thường xuyên trao đổi các ấn phẩm chuyên ngành với hơn 100 bảo tàng và tổ chức văn hóa. Tham gia các cuộc hội thảo khoa học quốc tế: "Sự phát triển văn hóa - xã hội trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Châu Á, 1994"; "Bảo tồn hiện vật khảo cổ, 1996"; "Vai trò của bảo tàng trong thế kỷ XXI, 1997" ... Tiếp nhận, triển khai các dự án: Tổ chức SIDA (Thuỵ Điển) về in tờ gấp giới thiệu nội dung hệ thống trưng bày; Tổ chức các nước có sử dụng tiếng Pháp về giảng dạy đại học và nghiên cứu (AUPELF-UREF) tài trợ cho việc làm các phụ đề; phương tiện nghe nhìn phục vụ cho công tác tuyên truyền giáo dục, qua quỹ Viện trợ Văn hóa (ODA) của Chính phủ Nhật Bản ... Bảo tàng cũng đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ đi tham quan, khảo sát tại một số bảo tàng ở Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Malayxia, Laos, Brunei Darusalam ...

- Công tác giáo dục Trong quá trình xây dựng và trưởng thành BTLSVN đã trở thành một trung tâm văn hoá - khoa học lớn của đất nước. Hàng chục triệu người ở khắp mọi miền đất nước và hàng trăm ngàn khách quốc tế từ mọi châu lục đã đến tham quan, trong đó có nhiều vị nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo cao cấp... đã ghi lại những tình cảm tốt đẹp của mình đối với lịch sử dân tộc Việt Nam trong những trang sổ vàng lưu niệm.

2. Bảo tàng Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 3 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội Bảo tàng được xây dựng theo nguyện vọng của nhân dân Việt Nam nhằm tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Ch Minh và quyết tâm học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, đoà kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, hữu nghị và hoà bình với nhân dân thế giới. Bảo tàng được khánh thành ngày 19/5/1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh "anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất", như Nghị quyết của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) đã thừa nhận. Về nội dung, Bảo tàng thể hiện cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với dân tộc và thời đại. Về giải pháp trưng bày, Bảo tàng kết hợp hài hoà nội dung với kiến trúc, mỹ thuật và kỹ thuật.

Gian mở đầu phần trưng bày có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là nơi tổ chức các nghi lễ trọng thể. Phần trưng bày tiểu sử gồm hơn 2000 tài liệu, hiện vật, các phim tư liệu, các tác phẩm nghệ thuật được trình bày hệ thống giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm đường cứu dân cứu nước, lãnh đạo nhân dân Việt Nam phấn đấu vì độc lập, tự do, với sự nghiệp dân giàu nước mạnh và hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc. Phía bên phải phần tiểu sử là các tổ hợp không gian hình tượng mô tả đất nước Việt Nam, những chặng đường đấu tranh và thắng lợi của nhân dân Việt Nam gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên trái phần tiểu sử là các gian chuyên đề về một số sự kiện lịch sử thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến nay, thông qua các tư liệu, các tác phẩm nghệ thuật v phương tiện kỹ thuật giới thiệu những biến cố của thời đại tác động tới cuộc đờ hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thắng lợi của nhân dân Việ Nam.

Bảo tàng Hồ Chí Minh còn có tầng triển lãm các chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về hình ảnh của đất nước Việt Nam và các chuyên đề khác. Bảo tàng có kho báu quản hiện vật, tư liệu, có thư viện, có các hội trường phục vụ thuận lợi các hội nghị khoa học và các hoạt động văn hoá khác.

Nằm giữa Thủ đô Hà Nội, trên đường phố Tràng Tiền, có một toà nhà tọa lạc trong một khuôn viên rộng rãi mang đậm phong cách nghệ thuật kiến trúc phương Đông - ẩn mình dưới những tán cây đại thụ - Đó chính là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam khánh thành và chính thức mở cửa đón khách tham quan ngày 3-9-1958 trên cơ sở tiếp quản, thay đổi nội dung trưng bày từ Bảo tàng Louis Finot do người Pháp xây dựng năm 1926 và hoạt động vào năm 1932

3. Bảo tàng Cách mạng

Ðịa chỉ: 5 Tông Ðản - Hà Nội

Bảo tàng Cách mạng được thành lập tháng 8/1959 được đặt tại ngôi nhà 2 tầng phố Tông Ðản nguyên là Sở thương chính cũ, nay được cải tạo thành 30 phòng trưng bày hơn 4 vạn hiện vật.

- Phòng đầu giới thiệu chung về đất nước và con người Việt Nam.

- Phòng cuối giới thiệu về tính đoàn kết của thế giới với Việt Nam.

Các phòng còn lại giới thiệu về:

• Các phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam chống Pháp xâm lược trước khi Ðảng **** Việt Nam thành lập (1858 - 1930).

• Cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng **** (1930 - 1975)

• Xây dựng và bảo vệ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1976 đến 1994).

Ngoài ra kho tàng hiện lưu giữ gần 60.000 hiện vật, tài liệu các loại về lịch sử cận hiện đại của dân tộc Việt Nam.

4. Bảo tàng Quân đội

Địa chỉ : 28A Ðiện Biên Phủ - Hà Nội

Bảo tàng quân đội nằm trên đường Ðiện Biên Phủ, nơi trước đây là trại lính của quân đội viễn chinh Pháp đã được sửa chữa lại trên diện tích 10.000m2 và diện tích trưng bày là 2.000m2 gồm 30 phòng, mở cửa vào ngày 22/12/1959.

Bảo tàng Quân đội là nơi trưng bày những hiện vật và tài liệu giới thiệu quá trình ra đời và trưởng thành của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

• Hiện vật về truyền thống đánh giặc giữ nước của các thời đại trước.

• Thời kỳ thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, thời kỳ tiền khởi nghĩa với những vũ khí thô sơ.

• Giai đoạn trưởng thành của Vệ quốc đoàn và Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ 1946-1954, với những vũ khí, trang bị, sa bàn, bản đồ của các trận đánh lớn, đặc biệt là những hiện vật về chiến dịch Ðiện Biên Phủ.

• Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đến năm 1975. Ðặc biệt có những bản đồ, những sa bàn về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Những hiện vật quý về các trận đánh và những chiến sỹ anh hùng trong lực lượng vũ trang được trưng bày tại đây.

Bên ngoài nhà trưng bày là những hiện vật lớn: những vũ khí nặng thu được của địch, những mảnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong đó có mảnh xác máy bay B52...

Rất nhiều hiện vật có giá trị về lịch sử được trưng bày tại đây, có thể kể đến như: chiếc xe đạp thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ; máy bay MiG-19, MiG-21 và tên lửa Sam 2 và Sam 3 trong chiến dịch chống Mỹ, những chiếc chông tre bình dị mà hữu dụng cho tới chiếc xe tăng của binh đoàn cơ giới tiến vào Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975, đặc biệt là chiếc xe tăng đã tiến vào Dinh Độc Lập ở chính giữa gian phòng...

5 Bảo tàng Dân tộc học ***

Ðịa chỉ: Ðường Nguyễn Văn Huyên - Hà Nội

Giờ mở cửa: Thứ ba đến chủ nhật hàng tuần

(Sáng: 8.30 đến 12.30 | Chiều:1.30 đến 1630)

Đường Nguyễn Văn Huyên, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại : (+84-4) 7562193 - Fax: (+84-4) 8360351

website: [web]www.vme.org.vn[/web]

Bảo tàng nằm trên một khu đất rộng 3 ha thuộc quận Cầu Giấy, phía tây Hà Nội. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được khai trương vào cuối năm 1997. Ngay từ khi ra đời, nơi đây đã thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch và các nhà nghiên cứu văn hoá, dân tộc học trong nước và quốc tế. Bảo tàng Dân tộc học lưu giữ 10.000 hiện vật, 15.000 ảnh đen trắng, hàng trăm băng video, băng cát-set phản ánh mọi mặt đời sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán của 54 dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam. Du khách đến đây có thể hiểu rõ hơn sự đa dạng, đặc sắc văn hoá của từng dân tộc, từng vùng cũng như giá trị truyền thống chung của các dân tộc Việt Nam thông qua các hiện vật trưng bày mà chủ yếu là hiện vật gốc được bố trí một cách đơn giản không cầu kỳ để người xem có thể cảm thụ nhiều nhất cái hay, cái đẹp, cái tinh tế trong đời sống văn hoá của mỗi dân tộc Việt Nam.

Nét độc đáo nhất của bảo tàng Dân tộc học là việc tái tạo thành công cảnh sinh hoạt hàng ngày cùng những nghi thức tôn giáo, lễ hội tiêu biểu của từng tộc người. Nội thất của bảo tàng Dân tộc học được thiết kế liên hoàn và bố trí hợp lý dẫn dắt người xem đến từng vùng đất nước mà mỗi nơi đều có nét văn hoá độc đáo, tinh tế riêng.

Cùng nhà sàn mà nhà sàn người Mường, Tày khác nhà sàn người Thái, người Thượng. Cùng là thổ cẩm mà hoa văn, màu sắc mỗi vùng mỗi khác. Tất cả hoà quyện và bổ sung cho nhau tạo nên bức tranh nhiều màu đa dạng của văn hoá Việt Nam. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

6. Bảo tàng Mỹ thuật

Ðịa chỉ: 66 Nguyễn Thái Học - Hà Nội

Ngôi nhà 66 Nguyễn Thái Học từ ngày 24/6/1966 chính thức trở thành viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Với khoảng 1 vạn tác phẩm, hiện vật gốc, hiện vật phục chế, phiên bản, tranh ảnh, bảo tàng trưng bày tại 16 phòng với nội dung: + Mỹ thuật các dân tộc trong đại gia đình tổ quốc Việt Nam + Mỹ thuật Việt Nam thời đại nguyên thuỷ và cổ đại (thời đại đá mới, thời đại đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt) + Mỹ thuật Việt Nam thời phong kiến (thế kỷ 11 - 18) + Nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam (những tác phẩm tiêu biểu từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19). + Tranh dân gian Việt Nam + Mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật trang trí dân gian Việt Nam + Mỹ thuật Công nghệ Việt Nam hiện đại + Mỹ thuật Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8/ 1945 + Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn chống Pháp (1946 - 1954) + Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1954 đến nay. Ngoài ra, Bảo tàng còn có những sưu tập từ các triển lãm mỹ thuật chuyên đề từ Trung ương đến địa phương như nghệ thuật điêu khắc đá cổ Việt Nam, nghệ thuật thời đại đồ đồng, nghệ thuật gốm cổ Việt Nam, tranh dân gian, tranh các dân tộc ít người, tranh sơn mài, sơn dầu, điêu khắc. Một số sưu tập nghệ thuật thế giới cổ đại và cận - hiện đại qua các phiên bản... Viện Bảo tàng Mỹ thuật là một pho sử sống động về quá trình hình thành phát triển của mỹ thuật Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: