8.

Chuyến từ thiện kéo dài một tuần lễ cuối cùng cũng kết thúc. Thay vì sẽ đi đến bằng cách nào, thì sẽ về bằng cách đó. Nhưng các giáo viên đã oải cái vụ sụp ổ gà xém rơi ra khỏi xe lần trước, nên đã thống nhất thuê xe khách trở về trường sẵn tiện đi du lịch trước khi tựu trường.

Đặng Đức Duy cùng các giáo viên trong trường tạm biệt các quân nhân của tỉnh Cái Dương, rồi chuẩn bị ra xe trở về huyện Cái Sơn. Cậu đảo mắt tìm trong nhóm quân nhân mấy vòng, mà vẫn không thấy Thái Lê Minh Hiếu thì trong lòng bỗng cảm thấy hụt hẫng. Người gì mà kì lạ, lúc cần gặp thì không thấy đâu, lúc không cần gặp thì cứ lảng vảng trước mặt.

Đặng Đức Duy thở dài sầu não rồi đi ra xe, cậu vừa đi vừa làm bầm mắng Thái Lê Minh Hiếu là xấu xa, đáng ghét. Suốt một tuần nay, ngày nào anh cũng đến dẫn cậu đi tham quan các di tích lịch sử ở xã, rồi đi chợ đêm, đi hội chợ, không chỗ nào vui mà anh không dẫn cậu đi.

Đặng Đức Duy càng nghĩ càng bực Thái Lê Minh Hiếu, khó khăn lắm cậu mới xác định được mình có tình cảm với anh. Vậy mà lúc muốn gặp anh để nói lời tạm biệt thì không thấy. Anh làm cho cậu thích anh, rồi bây giờ chơi cái trò mất tích. Quả nhiên là trêu đùa cậu chính là sở thích của anh.

Đức Duy ngồi trong xe nhìn qua cửa sổ lần nữa, thì thấy Minh Hiếu đang đứng nói chuyện với cấp trên. Cậu thở dài lần nữa, hồi nãy ở trong trường thì tìm không thấy, bây giờ thấy rồi thì xe đã chạy được một đoạn rồi. Tình huống này ông bà hay nói là có duyên không nợ. Chi có duyên gặp nhau, nhưng không có nợ thành đôi.

Thái Lê Minh Hiếu nói chuyện với cấp trên xong, liền đi tìm Đức Duy để tạm biệt cậu. Có điều là anh tìm cả buổi trời, mà không thấy cậu đâu.

Hỏi các đồng nghiệp từng biết mặt cậu, thì anh mới biết là cậu đã theo các giáo viên di về mất rồi. Càng trùng hợp hơn, là trước khi về cậu cũng có đi tìm anh. Nhưng lúc đó anh nói chuyện với cấp trên.

Minh Hiếu thở dài nặng nề ra xe trở về doanh trại quân đội tỉnh Cái Dương. Suốt cả đoạn đường anh không nói chuyện với ai câu nào, mặc dù bình thường anh nói cũng chẳng nhiều hơn hai câu. Báo hại, cả xe cứ như ở trong một cái tủ lạnh.

Minh Hiếu cứ im lặng rồi thỉnh thoảng lại thở dài, làm Hồ Đông Quan ngồi đối diện phải lên tiếng:

- Ông làm gì mà thở dài như ông cụ non thế ?Chỉ khác chỗ làm thôi chứ có khác quê đâu, thì không gặp đợt này thì nghỉ phép gặp. Tụi mình
được về bốn ngày cuối tháng mà, quên rồi hả.

Thái Lê Minh Hiếu giã gãi đầu thở dài lần nữa rồi nói:

- Biết là vậy. Nhưng mà...

Hồ Đông Quan nhướng mày một cái và nói:

- À nhớ rồi..Tôi quên...tôi quên là thầy của ông không thích rể sĩ quan. Đặc biệt là sĩ quan cao cấp.

Hiếu nghe Đông Quan nói xong lại thở dài sầu não. Anh cũng biết việc cuối tháng này được về phép bốn ngày là có thể gặp được Đức Duy. Nhưng mà cậu là con của ai chứ, là con thầy giáo. Lại còn là nổi tiếng ngoan hiền nhất xóm, cho dù thầy không ngăn cấm hai người di chơi. Thì cũng chưa chắc gì cho cậu đi chơi khuya. Huống hồ, thầy không thích rể sĩ quan, cơ hội càng mỏng manh.

Thái Lê Minh Hiếu làm người mất hồn vì Đặng Đức Duy chỉ có một, thì cậu trở thành cái máy phát nhạc vì anh đến mười. Suốt cả một buổi ngồi trên xe, cậu cứ thở ngắn than dài, không thì cứ hát mấy bài nhạc mang tính chất thất tình. Trong khi các giáo viên trên xe phải rủ nhau kể chuyện này chuyện kia, còn cậu thì cứ thả hồn theo mây theo gió.

Về đến trường là 3, 4 giờ chiều, thay vì đi theo các giáo viên kia đi du lịch. Thì Đức Duy lại đi về nhà. Trên đường di về, cậu đi ngang cái đồn biên phòng gần trường, cậu theo thói quen ngó mắt nhìn vào một cái, rồi lại thở dài như một ông lão. Rõ ràng là biết người ta không ở đây,
nhưng cứ như có gì đó xui khiến cho cậu phải nhìn vào cái đồn này một cái mới được.

Đặng Đức Duy vừa đi vừa thở dài, có một ngày mà cậu đã không khác gì người mất hồn rồi. Ông bà ngày xưa nói đúng thật 'gặp nhau mỗi ngày chưa hẳn là duyên', huống hồ cậu và Thái Lê Minh Hiếu chỉ gặp nhau mới có hai lần. Vậy thì làm gì có chuyện sẽ gặp lại lần nữa.

Đức Duy cứ vậy mà đem cái mặt nhăn dùm như cái nhao mèo di vào trường trực hè, cho đến ngày tựu trường nhận lớp mới mà cậu vẫn còn buồn như người thất tình. Thậm chí, trong giờ họp cậu vẫn còn thả hồn đi đâu, hiệu trưởng nói gì thì kệ hiệu trưởng, còn cậu thì vẫn cứ làm con dơi ngủ ngược cành.

Tan họp, Duy không ở lại ăn liên hoan với các giáo viên, mà đi một mạch về nhà. Cậu không thích ồn ào, cũng không thích tiệc tùng. Chỉ thích nằm ở nhà xem phim, đọc tiểu thuyết...Vừa về đến cổng nhà, cậu thấy có một người sĩ quan mặc quân phục pháo binh, đang tầng ngần đứng trước cửa rào. Không cần hỏi cậu cũng biết người này là ai. Chính là anh rể của cậu, tức là chồng của Đặng Minh Phương.

Đặng Đức Duy đi đến gần lên tiếng:

- Anh Long! Anh đang làm gì đó? Muốn tìm ai?

Người sĩ quan tên Long nghe tiếng Đức Duy thì giật mình quay qua nhìn cậu một hồi rồi nói:

- Duy! Phương có nhà không? Cho anh gặp Phương chút đi, anh nói chuyện chút anh về à.

Đức Duy nhìn thấy Long, thì lại nhớ đến những gì anh ta đã đối với chị hai của cậu, trong lòng càng không muốn cho anh ta gặp Phương một chút nào. Chỉ cần gặp anh ta, là chứng đau tim của chị hai cậu lại tái phát. Chị
hai của cậu khó khăn lắm mới có thể lấy lại tinh thần, cậu không thể để người đàn ông bội bạc này gặp chị được.

Đặng Đức Duy chưa kịp trả lời, thì Đặng Minh Phương từ trong nhà đi ra kéo tay cậu và nói:

- Mày vô nhà tắm rửa rồi ăn cơm đi Duy. Chị hai với tía má ăn rồi, còn trên bàn là của mày á. Chuyện của chị trước sau gì cũng không cứu vãn được, muốn gặp chị thì chị gặp.

Đặng Đức Duy thấy chị hai mình nói thế cũng không dám chọc giận chị, nên cũng đi vào trong nhà. Chị hai của cậu là người ngoài lạnh trong nóng, miệng lưỡi lúc nào cũng 'chị mày hả? chị mày quên lâu rồi. Nhưng cậu biết, chị chưa quên được người đàn ông bội bạc này và cũng biết chị còn yêu người này nhiều lắm.

Bằng chứng là chiếc nhẫn cưới được mua từ tháng lương đầu tiên của anh ta, chị vẫn còn đeo trên tay.

Đặng Đức Duy ăn cơm chiều xong, giúp chị Phương rửa mâm chén, châm cho ông cụ Đặng một ấm trà để ông cụ nghe cải lương. Cậu vừa rà đài cho cụ Đặng, vừa nhìn ra cửa rào, thấy chị hai vẫn còn nói chuyện với Long, thì cũng chỉ biết thở dài. Chị hai cậu từng vì người đàn ông trăng hoa này, mà suýt chút nữa sinh không được nguy hiểm cả mẹ lẫn con.

Đặng Đức Duy rà đài cho ông cụ Đặng nghe tuồng Lan và Điệp xong, thì cũng cùng lúc chị Phương đi vào nhà mà mặt mũi buồn xa, khóe mắt vẫn còn vài giọt nước, chứng tỏ chị vừa khóc xong. Long đã nói gì với với chị mà chị
buồn như vậy?

Đặng Đức Duy vội bỏ cái rờ-mốt lên bàn, rồi chạy tới kéo chị Phương ngồi xuống ghế và hỏi:

- Chị hai! Chị sao vậy? Anh ta nói gì với chị?

Chị Phương hít vào thở ra mấy cái không cho mình khóc rồi chậm rãi nói:

- Vợ sau của anh ta không sinh được con trai cho anh ta, thì quay về kiếm tao. Biết thằng Bi là con ruột liền quay lại nhìn, tao không phải cái máy đâu Duy. Tao biết đau, tao biết đau mà Duy...

Minh Phương nói chưa hết câu liền khóc òa như một đứa con nít. Đặng Đức Duy không biết an ủi chị thế nào, chỉ biết ôm chị vào lòng cho chị mượn vai để khóc. Chị của cậu đã mệt mỏi lắm rồi, ba năm qua chị đã sống như một cỗ máy. Mặc dù, chị vẫn cười nói vui vẻ, nhưng trong nhà ai cũng biết chị không hề vui chút nào.

Cách đây năm năm khi chị Phương vẫn còn là một cô gái được gọi là đẹp nhất huyện. Đúng vậy đẩy, chị rất đẹp một cái đẹp mặn mà của thiếu nữ miền sông nước, chị có một đôi mắt bồ câu đen lay láy, cùng giọng nói nhẹ nhàng thanh thoát như vàng anh, hàm răng trắng tinh nổi bật lên một cái răng khểnh vô cùng duyên. Vì thế mà mỗi lần chị cười, là mấy anh trai trong huyện cứ phải gọi là say như điếu đổ.

Ông bà hay truyền miệng cái nết nó luôn đánh chết cái đẹp, mà chị Phương thì không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Người lớn trong huyện đầu trên xóm dưới ai cũng muốn cưới chị cho con trai của mình. Vậy mà trong một chuyến công tác, chị lại phải lòng một sĩ quan pháo binh. Người đó chính là Long.

Long vì nụ cười duyên của cô thiếu nữ miền sông nước, mà bỏ ra rất nhiều công sức để làm quen. Còn chị thì vì những hành động lịch thiệp của Long dành cho chị, mà trái tim của một thiếu nữ vừa mới bước vào đời rung động. Hai người bắt đầu hẹn hò sau hai tháng tìm hiều và kết hôn sau đó một năm.

Ngày chị Phương lên xe hoa về nhà chồng, ai cũng nghĩ chị sẽ rất hạnh phúc như cái tên của chị. Nhưng mà thức tế lại không phải như vậy, khi chị trở thành vợ của Long, thì chị mới phát hiện ra một sự thật trở trêu, Là chồng của chị rất lăng nhăng, có nhiều khi chị đi dạy về trễ thì bắt gặp một người phụ nữ đi trong nhà ra, lại còn từ hướng phòng ngủ của hai vợ chong.
Chị cứ nghĩ lăng nhăng là bệnh chung của đàn ông, hơn nữa lúc đó chị đang mang thai thằng Bi nên nghĩ rằng chồng chỉ mèo mỡ để giải quyết. Thật đau cho chị, là anh ta dùng thời gian chị mang thai để ngoại tình. Càng đau khổ hơn là, ngày chị đau đớn thập tử nhất sinh trên bàn đẻ, thì chồng chị lại đang hú hí bên nhân tình. Mẹ chồng và em chồng không nỡ nhìn chị bị giằng xéo như thế, nên đã giúp chị đánh ghen.

Tưởng có mẹ chồng giúp đỡ, em chồng nói giúp thì cuộc hôn nhân của chị sẽ được cứu vãn, không ngờ ngựa quen đường cũ. Độc ác hơn là tình nhân của Long cũng mang thai đến đòi danh phận. Chị không thể chịu nổi nữa, cương quyết li hôn, ẵm thắng Bi về nhà ngoại làm mẹ đơn thân. Một đường cắt đứt quan hệ vợ chồng với Long.

Chuyện của Đặng Minh Phương đến bây giờ luôn là một cái gai trong lòng của mọi người trong nhà. Mỗi lần nhắc đến chuyện của chị, là ông cụ Đặng lại quát mọi người không được nói nữa. Vì cụ sợ mình nhịn không được sẽ nói ra những lời không hay. Sợ lại khơi gợi vết thương trong lòng chị, nên cụ luôn nhắc chừng người nhà. Có mặt chị không được nhắc đến hai từ 'sĩ quan'.

Chị Phương khóc lóc một hồi thì cũng không khóc nữa, chị lấy giấy trên bàn lau nước mắt, sụt sịt mấy cái rồi nói:

- Không nói chuyện của tao nữa. Mày với thắng sĩ quan đó sao rồi, biết tên nó chưa?

Đặng Đức Duy thấy chị Phương đánh trống lãng, cũng không muốn hỏi tới, ngoan ngoãn trả lời câu hỏi của chị:

- Thì sao trăng gì dâu, tám nhảm ba cái lông gà vỏ tỏi, rồi đi tham quan, đi chợ đêm, đi hội chợ. Hết rồi.

Chị Phương hả một tiếng rồi nói:

- Vậy thôi đó hả? Nhạt toẹt vậy trời. Nghe mày tả nó tạo cảm giác mặt mũi với tính tình cũng được, mà sao tán trai bèo dữ vậy? Tao mà là nó hả, cỡ mày ba chầu chè bưởi là tao cua được rồi.

Đặng Đức Duy thở dài nói:

- Hai quên tía nói gì rồi hả? Tía không thích có rể sĩ quan, cho dù em có thương thì cũng chả tác dụng gì. Cha mẹ đặt đâu con cái ngồi đó mà.

Đặng Minh Phương vươn với một cái đứng lên đi vào phòng, trước khi đóng sầm cái cừa cây, thì chị không quên ném lại một câu:

- Gặp nhau là duyên, yêu nhau là nợ. Tía mình có châm ngôn 'bây thương đâu thì tía má gả chỗ đó, khổ chịu không nổi thì chạy về đây tía má nuôi.

Đặng Đức Duy nghe tiếng đóng cửa phòng, thì cũng về phòng làm ổ trên giường. Cậu nằm gác tay lên trán, ngẫm nghĩ những lời chị Phương nói thấy cũng có lí. Quả thật trước đây ông bà Đặng có khuyên chị, nhưng khi chị phụ tình ông bà cũng chỉ mắng một hai câu cho xong, rồi đón chị về giúp chị giữ thẳng Bi . Ông bà hay nói 'cha mẹ chính là nhà của con cái chưa bao giờ là sai. Về với cha mẹ, chính là về nhà.

(Đài Vĩnh Long và đài Đồng Tháp mỗi chiều 4-5 rưỡi là phát cải lương, đa phần là vở tuồng hiện đại, ít bữa nào chiều vở tuồng như Dương Quý Phi, Tiết Nhơn Quý đại phá Ma Thiên Lãnh... đa phần là Lan Và Điệp, Nửa đời hương phấn...Ai có ông bà là sâu cải lương sẽ biết cái nổi khổ này ha. Đau đớn luôn)

_____________

9q ơi em đói ke😭😭

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip