1. Kể lại chuyện ngày xưa từ bức tranh cũ

Tháng Một năm 2024, người ta tìm thấy một bức tranh trong khu di tích cảng cổ đã bị vùi lấp. 

Đó là một bức tranh rất lớn, bề dài khoảng 2 mét, bề cao một trăm hai mươi phân. Bức tranh được đóng trong một khung tranh mạ vàng đã bị tróc đi ít nhiều. Tranh vẽ trên vải canvas đè lên gỗ, không còn nhìn rõ hình thù gì. Bụi đóng dày tới nửa phân với nào là mạng nhện, các mảnh vỡ đất đá và thuỷ tinh.

Người ta đem bức tranh nguyên trạng về viện nghiên cứu và gọi cho người viện trưởng trẻ tuổi, quan sát và đánh giá tình trạng sát sao trong lúc chờ người ấy đến. Ngoài ra họ không dám làm gì trước, chủ yếu chờ yêu cầu. Ai nhìn qua cũng biết đây là một món bảo vật.

"Sao mãi không thấy đến nhỉ?" Anh khảo cổ học cởi khẩu trang nói, tay phẩy phẩy làm quạt. "Ung dung đến thế là cùng."

"Thôi thông cảm." Ông chuyên viên giám định ngồi phịch xuống đất bên ngoài căn phòng chứa bức tranh. "Người ta nhiều việc mà. Tí tuổi đầu chắc còn bận yêu đương."

"Chưa bao giờ thấy anh ta có người yêu."

"Có người yêu thì kể cho chú à?"

"Không." Anh khảo cổ rụt người lại. "Thắc mắc thế thôi. Nghĩ anh ta là người vô tính không đó."

"Có thấy đi bar với các thứ mấy lần. Lâu lâu thấy dẫn trai dẫn gái về nhà, được có một đêm. Báo chí làm rùm beng lên mà rồi cứ tự chìm không."

"Hay nhỉ." Anh khảo cổ ngửa cổ lên, mông lung nhận xét. "Thế tức là chưa có người yêu rồi."

"Sao mà biết được." Ông giám định lại nạt. "Mày lắm chuyện vừa thôi."

Anh khảo cổ bĩu môi, cởi găng tay ra lau mồ hôi trên trán. "Tôi thích hóng kệ tôi. Với cả hay dẫn nhiều người khác nhau về nhà thì chứng tỏ là tình một đêm. Suy ra không có người yêu."

"Mày cũng đáo để ghê ha."

"Đấy đấy, tiếng động cơ kìa." Anh khảo cổ vội vàng đứng bật dậy, ngó ra khỏi cửa sổ viện nghiên cứu để ngó đầu ra ngoài. "Ổng đến rồi đấy."

"Mày ít chuyện thôi nha." Ông giám định gõ vào đầu anh bằng nguyên tay đeo găng đầy bụi. "Mày chuẩn bị mà báo cáo nó tình hình nghe con. Thấy bảo nó khó tính như ma."

"Kệ ổng." Anh giám định nói nhưng vẫn đeo khẩu trang vào. "Mà khó tính lắm hả bác?"

"Ừ. Nhất là việc phục hồi tranh ảnh với các thứ di sản, cổ vật nọ kia đồ. Kĩ tính thì đúng hơn."

"Thế tức là người ta coi trọng lịch sử rồi. Kìa ổng ra khỏi xe đó." Anh ngoái ra hóng.

"Thì liệu mà vào phòng với anh em chuyên gia giả vờ đang làm dở đi. Mày ngốc thế nhỉ?"

Anh khảo cổ đi vào phòng, đeo lại găng tay. Khuôn mặt anh ngay lập tức tập trung trở lại, ông giám định cũng y chang. 

Một người trong phòng ngẩng lên sau nửa tiếng còng lưng xem xét bức tranh. Cô lắc đầu.

"Khó lắm. Có dấu hiệu bị cháy nữa. Vải sẽ co lại nên khả năng khó phục chế."

"Để xem viện trưởng thế nào." Anh khảo cổ học đi đến, chống vào mép bàn đang đặt bức tranh, nhòm ngó kĩ. "Viện trưởng đến rồi."

Cánh cửa mở ra và một người đàn ông bước vào phòng. 

Trần Minh Hiếu là viện trưởng viện nghiên cứu lịch sử quốc gia. Hắn hai mươi chín tuổi tròn, hoặc hơn. Nếu nhìn mặt thì người ta bảo hắn hai lăm. Nhưng ai hỏi hắn cũng nói là hai chín. Ông giám định thắc mắc không biết có phải do ông lẫn hay không mà năm ngoái hình như gặp hắn một lần hắn cũng kêu là hai chín.

Người ta bảo hắn tuổi trẻ tài cao, trăm năm có một. Không ai chối. Hai mươi chín tuổi, viện trưởng viện nghiên cứu. Hắn chẳng cần khoe ra bằng cấp để chứng minh bản thân với ai, vì ai ai cũng nể phục hắn.

Hắn là một người đàn ông có mọi thứ. Hắn tài giỏi, tham vọng, được xã hội kính trọng và mọi người dè chừng run sợ, hắn đẹp trai, hắn nóng bỏng và giàu có. Nước da hắn hơi ngăm, và mái tóc hắn đen như than. Đôi mắt hắn rất sâu và rất đẹp, đôi mắt khiến người ta nghĩ hắn chỉ vừa qua tuổi hai mươi. 

Thế nhưng người ta vẫn bảo tiền không mua được hạnh phúc là vậy. Hắn không có gia đình, không có người yêu. Nhiều người yêu hắn nhưng hắn không yêu đương ai, cũng chẳng mấy khi kiếm ai bầu bạn. Nhiều ông lớn nói chuyện với hắn hay đùa: "Bao giờ định lấy vợ sinh con?" thì hắn trả lời: "Không cần nữa, vợ con gì đều có cả rồi.", làm người ta cười phá lên. Ai chẳng biết hắn sống một mình trong một dinh thự rộng lớn. Người ta bảo: "Đúng là tài giỏi mấy cũng vẫn phải tìm cách thoát pressing."

Hắn không để tâm đến lời ai hết. Người ta bảo có khi vợ hắn là lịch sử thời đại còn con hắn chắc là di sản.

"Mọi người tìm được ở cảng Sơn Thu đúng không?"

"Vâng." Một nhà khảo cổ trả lời.

"Vậy tôi đoán chắc là của các thương gia. Nếu là bị chôn vùi dưới Sơn Thu thì có lẽ niên đại nằm vào khoảng Thế kỉ XV hoặc có thể sau đó. Tôi nói đúng chứ?"

"Vâng." Cô chuyên gia ngẩng đầu khỏi cái máy quang phổ. "Có lẽ là từ thế kỉ XIV đến XV. Anh tính thời gian à?"

"Sơn Thu bị chôn vùi vào năm 1738. Từ giữa thế kỉ XVI trở đi các thuỷ thủ và thương gia chỉ có gu sưu tầm tranh có niên đại một thế kỉ trở lên. Trên 100 năm mới được coi là đủ giá trị để treo trong toà nhà cảng. Vậy thôi."

Đúng là viện trưởng nhỉ, mọi người gật gù nghĩ. Chưa nhìn đã nắm bắt được tình hình rồi.

"Kích thước thế nào?" Anh viện trưởng đi lại gần giá, lấy găng tay đeo vào. 

"200x120. Khung mạ vàng. Chắc là quý lắm."

Chợt gã viện trưởng nhăn mặt khi tiến thêm một bước nữa. "Mọi người để độ ẩm trong phòng là bao nhiêu đấy?"

"Năm...mươi tư?"

Hắn nhăn mặt. Rồi hắn thò tay vào túi áo khoác lấy ra một cái ẩm kế điện tử và bấm. Khuôn mặt điển trai của hắn nhăn lại lần nữa. "Năm mươi bảy. Làm ăn thế nào vậy? Giảm bốn phần trăm đi. Để được bao lâu rồi?"

"Mới có hai tiếng kể từ khi vào phòng." Một cô chuyên viên vội vàng đứng dậy chỉnh lại độ ẩm trong căn phòng.

"Anh xem bức tranh đi." Anh khảo cổ vội vàng lên tiếng như để cứu lấy mọi người trong phòng khỏi sự khó chịu của viện trưởng. "Tổn hại rất nặng. Nhưng nếu có thể phục chế được thì chắc chắn sẽ là báu vật vô giá."

"Từ thế kỉ XV." Anh viện trưởng nói, trầm ngâm. Mắt hắn cụp xuống. "Có hy vọng gì không nhỉ?"

"Có chứ. Chắc chắn sẽ phục chế." Ông chuyên viên vật liệu vội vàng nói. "Sẽ là một bức tranh vô giá."

Hắn im lặng, tiến từng bước dè chừng tới. "Tốt hơn hết nên là một trong số..." Hắn bỏ lửng câu nói giữa chừng, gạt mọi người qua một bên.

Người ta đứng dạt ra cho Trần Minh Hiếu lại gần bức tranh. Hắn đeo vào một cặp kính gọng tròn để nhìn cho rõ.

Mắt hắn mở to khi nhìn bức tranh 200x120 để trên bàn, lồng trong khung mạ vàng bị tróc. Hắn đờ người ra nhìn, như thể bức tranh hút hết cả hồn hắn vào trong. Người ta không biết hắn nhìn thấy gì ở bức tranh. Vì người ta nhìn vào, người ta chỉ thấy toàn bụi, mạng nhện, những vết mốc và ố của thời gian, và bên dưới tất cả những thứ đó thì có lẽ là một dáng người, đã mờ và phai, bị bụi che mất.

Trần Minh Hiếu nhìn đến mất hồn. Tim hắn như ngừng đập. Đôi môi hắn mở hé ra và bỗng chốc khuôn mặt dữ dằn của hắn hoá ngây ngốc như trẻ con. Đôi tay hắn đưa ra lưng chừng không khí, định chạm vào bức tranh. Nhưng đôi tay run rẩy của hắn dừng lại. Thay vào đó, hắn nuốt nước bọt, cầm cọ lông sóc lên và nhẹ nhàng, tỉ mẩn quét.

Khi dáng bàn tay của người trong tranh hiện ra, Trần Minh Hiếu nghẹn ngào nuốt khan. Hắn bần thần rơi nước mắt.

"Tìm được anh rồi..."

Người ta không nghe thấy hắn nói, cũng không thấy nước mắt hắn rơi. Người ta chỉ trông thấy bóng lưng cao lớn đang cúi xuống bất chợt run lên.


Tháng Hai năm 1484, Trần Minh Hiếu lần đầu muốn một bức tranh khoả thân là khi thấy anh kéo rèm bước ra khỏi chiếc xe ngựa.

"Thưa ngài." Người cận vệ cúi đầu, nâng bàn tay đẹp đẽ trắng nõn của anh lên khi anh nhún một gối chào. Có một người đàn ông đứng cạnh anh. "Lư Thanh Vũ, chủ quản giao thương cảng Sơn Thu cùng vợ của ngài, Bùi Anh Tú."

Hắn cúi thấp đầu chào người đàn ông, rồi quỳ một gối xuống mặt sân bẩn thỉu ẩm ướt dưới chân Anh Tú. Hắn nâng bàn tay anh và đặt lên đó một nụ hôn. Anh nở một nụ cười mệt mỏi, nhưng dường như đáy mắt anh nhìn hắn đang lấp lánh. 

"Trần Minh Hiếu, chính khách, chủ quản ngân hàng thành phố, nhà ngoại giao, chính trị gia và cha đỡ đầu của các học giả, nghệ sĩ, nhà thơ. Hân hạnh được gặp anh."

Anh Tú nheo mắt, mỉm cười rồi gật đầu mệt mỏi sau một chuyến đi dài, đánh dấu ngày đầu năm ẩm ướt của năm 1484.


-----------------

Mn bình luận cho e nha kkk ko bình luận ko viết nx đâuuuuu

Chào mừng bé comeback nha mn, đỡ burnt out rồi ạ <3

Cảm ơn ai đó nháaaaa

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip