Cam kết mở cửa thị trường hàng công nghiệp
1. Lợi ích nhận được:
· Tình hình xuất nhập khẩu :
- Sản phẩm công nghiệp Việt Nam qua nhiều năm đã dần dần chiếm được chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản, với nhiều mặt hàng Việt Nam nằm trong số 10 nhà xuất khẩu hàng đầu vào thị trường Nhật Bản như: dệt may (HS 61, 62), đồ gỗ nội thất (HS 94), giày dép (HS 64), thiết bị điện, điện tử (HS 85).
- Việt Nam nhập khẩu hàng hóa Nhật Bản chủ yếu là máy móc thiết bị và phụ tùng, sản phẩm điện từ, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày, sản phẩm từ chất dẻo. Tính chung, kim ngạch nhập khẩu 5 nhóm hàng lớn nhất này đạt 7,62 tỷ USD, chiếm 65% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản.
· Thuế suất:
- Trên 95% số dòng thuế hàng công nghiệp ( chiếm gần 95% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam sang Nhật Bản ) sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 0%
Nếu tính những sản phẩm sẽ giảm và loại bỏ thuế quan trong lộ trình 10 năm thì con số trên chiếm 97% số dòng thuế, và 98% giá trị xuất khẩu của nước ta sẽ được hưởng thuế nhấp khẩu ưu đãi bằng 0%.
èViệc giảm thuế nhập khẩu về mức 0% là cơ hội rất lơn đối với mặt hàng công nghiệp xuất khẩu, điển hình là các ngành : dệt may, giày dép, linh kiện điện tử...
2. Giải pháp đề xuất:
Tuy về cơ cấu có thể thấy chỗ đứng của hàng công nghiệp xuất khẩu Việt Nam bên thị trường Nhật Bản, nhưng thực sự đa số vẫn mang tính chất thâm dụng lạo động. Vì vậy để nâng cao hiệu quả của cam kết thì Việt Nam cần chú trọng:
· Về phía chính phủ:
- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ:
Chính phủ cần có chiến lược và kế hoạch tổng thể, có chính sách đầu tư thỏa đáng để phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đảm bảo nội địa hóa cho phần lớn các linh phụ kiện cho ngành công nghiệp lắp ráp, đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày.
Phát triển các ngành công nghiệp này sẽ giúp cho nước ta nâng cao được hiệu quả xuất khẩu một số nhóm hàng mà Việt Nam phải nhập khẩu chủ yếu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, và nhiều nhất là Trung Quốc.
- Chính sách khuyến khích:
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến hàng xuất khẩu và công nghiệp hỗ trợ. Chính phủ cần có chính sách ưu đãi dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản: ưu đãi về quyền lợi theo Luật Đầu tư nước ngoài, ưu đãi về thuế nhập khẩu công nghệ nguồn, thuế suất lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận,... Thuế ưu đãi đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản theo cam kết trong Hiệp định VJEPA, đặc biệt là thuế dành cho máy móc thiết bị, hàng chế tạo đang giảm rất mạnh (chỉ còn 0,5% vào năm 2024).
- Chính sách hỗ trợ:
Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tham gia các Hội chợ triển lãm và giao thương tại Nhật Bản; Nghiên cứu sâu về chính sách kinh tế Nhật Bản, tìm hiểu kĩ tác phong làm việc, nắm bắt và chấp hành tốt để tránh vi phạm các rào cản kĩ thuật, các quy định về chỉ tiêu chất lượng của nước họ.
· Về phía các doanh nghiệp:
- Tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu thông tin về Hiệp định VJEPA, các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành chức năng liên quan đến việc thực thi Hiệp định. Để có thể tận dụng một cách hiệu quả những ưu đãi trong Hiệp định, doanh nghiệp phải nhận thức rõ lợi ích và yêu cầu vận dụng các ưu đãi của Hiệp định.
- Chủ động nguồn nguyên vật liệu trong sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp ngành dệt may, da giày, đồ gỗ,... nên chủ động tiến hành lập đề án xây dựng các trung tâm nguyên phụ liệu. Từ các đề án này, doanh nghiệp có thể được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng để xây dựng trung tâm; tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong dự án về phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trong khuôn khổ các dự án hỗ trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam theo Hiệp định.
- Đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng công nghiệpViệt Nam. Nhìn chung nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này còn bị hạn chế về năng lực cạnh tranh do chất lượng, giá cả và mẫu mã hàng hoá. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, cơ bản nhất phải có chiến lược đầu tư, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu.
Do đó, nâng cao được năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới nói chung, ở thị trường Nhật Bản nói riêng.
- Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ, môi trường, điều này đặc biệt bị ảnh hưởng bởi quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu sản xuất hàng công nghiệp.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Xây dựng chiến lược marketing, nâng cao năng lực tiếp thị, chủ động tìm kiếm đối tác, chào hàng thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Việt Nam hoặc Nhật Bản, qua Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và qua đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip