So sánh
1. Ai đó đã từng nói rằng: " Tp nghệ thuật chân chính bao h cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo". Phải chăng vì vậy mà ta có thể bắt gặp nhiều phong cách hoàn toàn khác nhau trên cùng 1 giao lộ của hành trình kiếm tìm và khám phá cái đẹp của tâm hồn con người. Cùng viết về đề tài .....
2. Maxim Gorki đã khẳng định : "chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn" Thực vậy, Người ta cứ nghĩ để viết nên một tác phẩm vĩ đại thì phải đi tìm những thứ to tát từ nơi xa xôi, phải thoát ly hiện thực đau khổ để tìm đến điều mơ tưởng nhưng Không phải vậy, nhà văn – người sáng tạo ra cái đẹp – có thể chỉ tìm được nghệ thuật cao quý từ những điều bình thường nhất, nhỏ bé nhất mà lại nói lên được điều vĩ đại. Chi tiết .... chính là chi tiết như vậy
3.Đại thi hào Nga M. Goocki cho rằng " Văn học là nhân học" Còn Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc của chúng ta quan niệm: " một tác phẩm văn học có giá trị phải vượt lên mọi bờ cõi và giới hạn ca ngợi tình thương bác ái, sự công bình... làm cho người gần người hơn do tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của con người do con người tạo ra để phục vụ con người. Vì thế nhà văn chân chính đồng thời phải là nhà nhân đạt " từ trong cốt tủy". Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là những tác phẩm thành công với tinh thần vì con người, đặc biệt là người phụ nữ.
4 Nói đến NT truyện ngắn, người ta thường coi trọng 3 yếu tố cơ bản nhất là: th truyện, nv truyện và cách trần thuật. Có nhiều truyện ngắn, th truyện đóng vai trò then chốt. Đặt vào th ấy, nv truyện bộc lộ sâu sắc tâm lý, tc. Tư tưởng của thiên truyện nhờ thế cũng dc thể hiện đậm đà. Và xoay quanh tình huống ấy các tình tiết cũng trở nên hấp dẫn. Truyện ....
5. Đề tài về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 là một trong mảnh đất thi ca mà nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam trong thời kì đó hướng ngòi bút. 2 trong những tác phẩm tiêu biểu nhất là "Chí Phèo" – Nam Cao và "Vợ nhặt" – Kim Lân. Đến với "Chí Phèo" cũng như "Vợ nhặt" là ta đến với số phận và cảnh ngộ của người nông dân dưới hai tròng áp bức của thực dân và phong kiến. Tuy nhiên, Bằng phong cách riêng, cách nhìn nhận riêng của mình và bằng lòng nhân đạo cao cả, mỗi nhà văn đã bộc lộ những khám phá riêng trong từng tác phẩm về số phận, tình cảnh của người nông dân. Do vậy, dù có chung một đề tài song mỗi người đã tạo ra được cho mình cách đi riêng và tác phẩm tiêu biểu.
7. Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường đến với cái đẹp" (Pautôpxki). Và sứ mệnh thiêng liêng ấy của người nghệ sĩ đã mang đến cho đời bao áng thơ lay động lòng người. Trong những tháng năm đánh Mỹ gian khổ mà hào hùng của dân dộc Việt Nam, bao người nghệ sĩ đã viết về vẻ đẹp của đất nước, đã mở đường đến với không gian núi sông, con người đất mẹ. Và hôm nay đây đọc lại những vần thơ ấy ta không khỏi xúc động bồi hồi. Đoạn thơ về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là một ví dụ điển hình cho vẻ đẹp của đất nước và cũng là vẻ đẹp của tâm hồn dân tộc.
8. Không phải ngẫu nhiên văn hào vĩ đại Macxim Gorki từng phát biểu: " Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Thật vậy, cái làm nên tầm vóc của một nhà văn không chỉ có quy mô tác phẩm mà còn nằm ở "chi tiết"- yếu tố đôi khi được coi là vặt vãnh. Nhưng để có thể sáng tạo được cái "vặt vãnh" ấy, nhà văn đã phải sống trong trang sách của chính mình. Sự lựa chọn chi tiết để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật chính là cơ hội thể hiện tài năng, tầm vóc của người cầm bút.
Một tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ con người. . Bởi Nam Cao đã từng nói "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than" ( Trăng Sáng). Chúng ta đặc biệt trân trọng những tác phẩm được kết tinh bước phát triển của chặng đường văn học này, trong đó xuất sắc nhất vẫn phải kể đến " Vợ Chồng A Phủ" của nhà văn Tổ Hoài và "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao. Thông qua lăng kính đầy tình yêu thương, lòng nhân ái tác giả đã thể hiện được chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ của mình về những người nông dân trc cmt8. Đó là những người tuy phải sống trong tăm tối, đau khổ, lầm than nhưng đến cuối cùng họ không khuất phục trước bóng đen của quyền lực mà ngay cuối đường họ đã được hồi sinh quay trở lại với bản ngã thiện lương. Điều đó thể hiện rõ nhất qua sự hồi tỉnh của Mị & CP trong 2 tp.
6. Qua hai nhân vật, các nhà văn Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu không chỉ mang đến cho người đọc niềm thương cảm sâu sắc với thân phận người đàn bà mà còn giúp chúng ta cảm nhận được những phẩm chất tốt đẹp của họ: lòng yêu đời, khát vọng sống mạnh mẽ, sự hy sinh thầm lặng nhẫn lại để vun đắp hạnh phúc gia đình. Những nhân vật, những thân phận ấy ám ảnh ta để thêm phần trân trọng tấm lòng của người nghệ sĩ, những người luôn " một mối hoài thương trực rẽ, hạnh phúc của những người chung quanh mình" Nguyễn Minh Châu
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip