Quá trình tha hóa của Chí Phèo
Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ bỏ không. Tuổi thơ của Chí bất hạnh, "hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà khác" . Khi trưởng thành, Chí làm canh điền cho Bá Kiến. Chí vốn hiền lành, lương thiện, có ý thức về nhân phẩm, từng có một ước mơ giản đơn bình dị" có một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải" .
Chí Phèo vào tù do bàn tay sắp đặt của Bá Kiến và anh ở tù đến 7,8 năm. Ra tù, trở về làng, Chí Phèo thay đổi cả về hình dáng lẫn tính cách.
Hình dáng bên ngoài :"cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, mặt thì đen mà rất cơn cơn, hai mắt gườm gườm trông đến gớm, cái ngực phanh đầy những nét chạm trỗ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy và hai cánh tay cũng thế".
Tính cách của hắn cũng thay đổi, hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy uống rượu và bắt đầu gây sự với dân làng.
Nhà tù thực dân đã bắt đi một anh Chí hiền lành lương thiện và trả lại cho đời một Chí Phèo hung ác, lưu manh.
Tuy mang nặng mối thù với Bá Kiến nhưng Chí Phèo đã bị Bá Kiến mua chuộc biến thành tay sai đắc lực cho hắn. Từ đó "hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy nước mắt và máu của bao nhiêu người lương thiện" . Tất cả những điều này được tiến hành trong lúc say nên chí phèo không ý thức được tội ác mình đã gây ra.
Chí Phèo trở nên xa lạ với mọi người trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Chìm đắm trong những cơn say dài bất tận nên Chí Phèo chưa bao giờ tỉnh táo để nhận ra bi kịch tha hóa của cuộc đời mình. Cuộc gặp gỡ tình cờ với Thị Nở , sự chăm sóc chân thành và bát cháo hành đã khơi dậy khát vọng làm người của Chí Phèo "trời ơi, hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao". Chí Pèo nghĩ Thị Nở sẽ là nhịp cầu nối giữa hắn với mọi người và quảng đời bị tha hóa của hắn sẽ chấm dứt. Như vậy bản chất tốt đẹp của con người vốn tiềm ẩn trong hắn vẫn chưa hoàn toàn bị dập tắt.
Thế nhưng những định kiến khắt khe của làng Vũ Đại, những tập tục cổ hủ của xã hội đã ngăn cản không cho Chí Phèo quay về làm người lương thiện. Bà cô Thị Nở đã ngăn cản tình yêu của thị dành cho Chí Phèo. Như vậy Chí Phèo rơi vào bi kịch không lối thoát.
Chí Phèo đã thức tỉnh, anh không thể quay về cuộc sống của một con quỷ dữ như trước. Không thể tiếp tục làm tay sai cho Bá Kiến. Rơi vào tuyệt vọng và bế tắc nên Chí Phèo đã giết Bá Kiến rồi tự sát. Đây là một hành động liều lĩnh và tự phát. Nhưng cái chết của Chí Phèo và câu hỏi trước khi nhắm mắt "ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mặt với bạn trai trên mặt này?" là một bản cáo trạng lên án chế độ thực dân nửa phong kiến đó là một xã hội dã man và tàn bạo đã đẩy con người vào con đường tội lỗi nhưng lại đóng kín mọi ngã đường không cho phép họ quay về làm người lương thiện.
Bi kịch tha hóa của Chí Phèo trở thành bi kịch mang tính điển hình ở nông thôn. Tuy Chí Phèo chết nhưng hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở cuối tác phẩm như một dự báo nếu xã hội thực dân nửa phong kiến vẫn còn tồn tại sẽ còn những bi kịch tha hóa như Chí Phèo xuất hiện.
Ngôn ngữ tự nhiên ,sống động, miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tinh tế, tài tình, Nam Cao đã thành công khi xây dựng nhân vật Chí Phèo. Từ đó ta thấy được lòng yêu thương, sự đồng cảm của Nam Cao đối với người bất hạnh
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip