Chương 8: Pharaoh

Nằm trong phòng chờ đợi Aziza, tôi nghiêng người nhìn ra bên ngoài. Tôi biết cô ta sẽ vào với một lọ thuốc trên tay hoặc một món ăn nào đó, ở chung với Aziza một thời gian, dường như tôi cũng hiểu phần nào tính cách cô ta.

-Này Aziza, cảm ơn ngươi vì đã cứu ta một mạng.

Sắc mặt cô ta lạnh tanh khi bước vào đây với một đĩa mứt quả trên tay, cô ta đi tới bên giường, ngồi xuống, câu nói phủ đầu của tôi khiến Aziza sửng sốt.

-Sao nay ngươi hiểu chuyện vậy?

Aziza không giỏi giấu cảm xúc lắm, hoặc cô ta cảm thấy không cần phải làm thế trước mặt tôi. Nghe câu cảm ơn của tôi Aziza mừng rỡ ra mặt, như trút được một gánh nặng.

-Nhờ ở gần ngươi nên ta mới nhanh hiểu chuyện. Người ta bảo gần đèn thì rạng mà.

Vì dám chắc địa vị cao quý của Aziza trong tương lai nên tôi nịnh bợ.

-Ngươi lẻo mép như vậy từ bao giờ?

Cô ta nhăn mặt, nhưng miệng thì cười toe toét vì sung sướng.

Aziza được nịnh cái nhẹ nhàng hẳn, cô ta chăm sóc cho tôi rất chu đáo, hỏi han từng chút một. Mỗi tội nói hơi lắm, lải nhải bên tai tôi không ngừng về luật pháp của Ai Cập cổ đại đối với một tư tế. Đây có thể gọi là xoá nạn mù luật, phổ cập luật pháp cho tôi.

Những điều Aziza nói không khác với Bastet là bao. Chung quy tư tế có nhiệm vụ phải phục tùng Pharaoh, không được lạm quyền, không được vượt mặt, phải tuyệt đối trung thành, không chia rẽ hay lôi kéo bè phái, không được thân cận quá mức với quân đội, nhìn chung có hàng tá thứ không được cô ta nêu ra.

Aziza nói cho tôi nghe thêm về việc các Pharaoh không phải là "bán thần", họ đều là con người bình thường, như Aziza và cha mình vậy. Sở dĩ họ phải tự tạo ra cái mác "bán thần" là để củng cố niềm tin nơi dân chúng để dễ bề cai trị. Cũng giống như một số nơi người ta coi hoàng đế là "thiên tử", thì ở đây người ta sẽ coi Pharaoh là nửa người nửa thần.

Tôi cảm thấy có điều gì bất ổn, chỉ là một linh tính nào đó bất chợt thoáng qua trong suy nghĩ của tôi. Tôi có dự cảm không lành. Khi nghe Aziza nhắc quá nhiều đến ngôi vị Pharaoh, nhắc nhở tôi về luật lệ, về việc đại tư tế có thể được phong và cũng có thể bị cắt chức bởi Pharaoh. Phải chăng Aziza đã chấp nhận số phận của mình, hay cô ta có cảm giác ngày này đang đến gần?

Vì chỉ dám nghĩ là mình đa nghi, nên tôi không nói cho Aziza biết.

Thần Bast đáng kính quay trở về hôm trước hôm sau đã trách tôi về việc hai chú mèo cưng của bà gầy đi. Vị thần biết tuốt, thần thông quảng đại đến độ đi vắng cũng biết ngày tôi ho mấy tiếng thế mà lại đi thắc mắc việc ngớ ngẩn như vậy đây. Tôi chỉ đảm bảo chăm sóc chúng cẩn thận, không để mèo tặc bắt mất, ăn uống tắm rửa đầy đủ chứ làm sao quản được việc chúng giữ cân tăng cân hay xuống cân?

-Hình như lúc ta đi vắng ngươi rất chăm chỉ khắc chữ, sao lúc ta về ngươi lười biếng như vậy?

Bastet hỏi tôi.

-Thì ngài vừa về con đã bị đánh, đánh đau quá chịu không nổi, giờ qua được mấy hôm đỡ đỡ xíu thì chả có thêm kiến thức nào. Con biết khắc gì? Chẳng có nhẽ khắc hôm nay con tập thể dục buổi sáng, rồi cho mèo ăn, rồi lau nhà quét nhà sao?

Tôi nói.

-Cũng được, biết đâu lịch sinh hoạt của ngươi sau lại được mấy kẻ bịp bợm đem ra làm thần chú.

Câu nói nửa đùa nửa thật của Bastet làm tôi buồn cười.

-Dễ thế thật, giờ con chỉ nghĩ câu chuyện tiền kiếp của Aziza và Kheti có kẻ mang ra tụng bùa chú làm phép hay mang về khấn vái thờ cúng là đã thấy khôi hài!

-Thế giờ ta ghi vài chữ "nhớ cho mèo ăn" ngươi bảo sau này có kẻ mang đồ lễ đến cầu khấn không?

Nghe đến đây tôi cười lớn, Bastet dạo này rất hay bông đùa. Nhưng những gì bà nói quả thực có xảy ra ở thì tương lai. Tôi lại nhớ đến có tấm bia "xuống ngựa" ở trước cổng một nơi cổ kính, đại ý như giờ là "tắt máy xuống xe", thì người ta lại mang nhang ra thắp nghi ngút khói, bánh kẹo hoa quả đầy đủ, xì xụp khấn vái, bảo là phải "lễ trình" trước.

-Đại công chúa!

Tôi và thần Bastet đang nói dăm ba câu chuyện phiếm thì binh lính hô lớn ở sân đền. Thần Bastet không định đi ra, ngài giữ tay tôi lại. Aziza nghe tiếng gọi liền ở sân sau đi vội ra nghe tin cấp báo.

-Đại công chúa! Pharaoh đang trong cơn nguy kịch! Xin ngài trở về hoàng cung gấp!

Aziza nghe xong tức tốc chạy đi.

-Ngài biết Pharaoh sẽ gặp chuyện đúng không ạ?

Tôi nhìn tay Bastet vẫn còn giữ mình, quay sang hỏi bà.

-Ngươi cũng đoán được còn gì? Chẳng phải ngươi nghe Aziza nói chuyện với ngươi đã có linh cảm rồi sao? Naunet, có những chuyện với những người thân, hay bạn bè, con người thường có một thứ gọi là "thần giao cách cảm", tức là bất chợt sẽ nhắc đến hoặc nhớ đến nhiều hơn thường ngày mà chính người ta không để ý. Khi đó chính là dấu hiệu báo trước cho ta việc người thân quen của mình gặp phải vấn đề nào đó.

Tôi ngẫm những gì Bastet nói, quả đúng như vậy.

Có trường hợp con cái ở xa bố mẹ thúc giục con về nhà bằng được.

Có trường hợp bạn bè phải hẹn gặp nhau bằng được.

Có trường hợp trong lòng cứ bồn chồn không yên, nóng như lửa đốt.

Và vô vàn các trường hợp khác. Tôi dự đoán rằng, Aziza sẽ phải kế vị một cách bắt buộc trong nay mai.

Quả nhiên đến chiều hôm ấy, trong cung điện báo tin tới Pharaoh đã băng hà, một nước không thể một ngày không có vua, Aziza là người kế vị được chọn lựa, sau khi cử hành tang lễ cho Pharaoh xong, đại công chúa sẽ chính thức làm lễ kế vị ngai vàng.

Vài người trong hoàng tộc và các vị quan đại thần đến đền xin yết kiến thần Bast, tôi đứng bên cạnh bà, nghe chuyện họ hỏi ý thần.

Đầu tiên họ muốn hỏi cho rõ về nguyện vọng của Pharaoh. Bởi thường thì Pharaoh sẽ được chôn cất ở một khu riêng biệt, gọi là "Thung lũng của các vị vua", sẽ kèm theo đó rất nhiều của cải tuỳ táng. Thần Bast nói về nguyện vọng mà Pharaoh đã từng đề cập tới, đó là hoả thiêu xác của ông, và đào sâu chôn chặt hoặc thả tro cốt xuống dòng sông Nile, tuyệt đối không chôn theo bất cứ thứ gì, cho dù là đồ vật ông hay sử dụng.

Tôi thấy họ nghe xong rất phân vân, thì họ muốn ướp xác Pharaoh, để đảm bảo cho việc có thể giữ được thể xác ngàn năm không thối rữa, giờ mà dân chúng nghe tin hoả táng như vậy nhất định sẽ không đồng tình. Vì ông đã trị vì rất tốt xứ Ai Cập này. Ông là một bậc minh quân được người dân vô cùng tôn kính. Hơn nữa quan điểm của họ vẫn là muốn ướp xác Pharaoh để nhấn mạnh về "nguồn gốc" bán thần, ông sẽ được "bất tử" nếu như thực hành việc ướp xác.

-Các ngươi nên hiểu rõ về sự tái sinh, thân này của các ngươi rồi sẽ trở về với cát bụi. Chỉ có duy nhất ý thức và linh hồn là trường tồn. Các ngươi giữ cái xác lại, càng làm cho người chết khó lòng tái sinh. Người chết sẽ luyến tiếc cái thể xác này. Còn của cải châu báu chôn theo, càng khiến cho thể xác đã trở về với đất mẹ của các ngươi không được yên ổn, chỉ để làm mồi cho những tên trộm mộ. Không ai có thể đảm bảo canh gác vĩnh cửu cho những của cải tuỳ táng. Vả lại khi đi tới Duat, các ngươi có cầm theo được gì? Chỉ có duy nhất ý thức và linh hồn, cùng với những nghiệp quả lành, dữ đi theo các ngươi. Pharaoh hiểu rõ điều này nên mới có nguyện vọng như vậy.

Bastet thuyết phục họ.

Nghe lời bà nói, cuối cùng họ cũng chịu từ bỏ ý định ướp xác và chôn một đống đồ vật giá trị đi theo Pharaoh.

Sau khi chứng kiến tôi mới thấy, thì ra trước người Ai Cập cổ đại cũng không đến mức quá chấp niệm vào việc phải ướp xác bằng được, nếu chấp niệm quá sâu, thì cho dù là thần Bastet hay Anubis cùng nhau nói họ cũng chẳng muốn tin. Nhưng đây là ở thời kì này, còn về sau, tôi cũng không biết quan điểm của họ sẽ thay đổi đến mức độ nào.

Người dân ở toàn xứ Ai Cập đáng ra phải để tang Pharaoh bảy mươi ngày, nhưng vì nguyện vọng của Pharaoh nên giảm xuống chỉ còn ba ngày. Ông để lại di ngôn rõ ràng, người dân thay vì than khóc, đau khổ, dừng mọi hoạt động cả tháng thì sau ba ngày phải tích cực lao động làm việc, để đảm bảo cuộc sống và xã hội phát triển, đồng thời cũng phải tiếp nhận với sự trị vì của Pharaoh kế vị.

Tôi khâm phục cha của Aziza, ông đúng là một người có mắt nhìn sâu trông rộng, sẵn sàng lược bỏ những gì ông cảm thấy là không cần thiết, không thể để cho cuộc sống người dân đình trệ vì sự ra đi của mình.

Đám tang của Pharaoh được tổ chức trang trọng, các nghi lễ diễn ra đầy đủ. Người Ai Cập cổ đại tin vào cõi âm Duat, vào "cánh đồng lau sậy", chúng tôi đều đồng loạt chúc tụng Pharaoh có thể vượt qua các chướng ngại trên mười hai tầng cõi âm Duat, và thuận lợi tiến vào "cánh đồng lau sậy" để tận hưởng cuộc sống vĩnh hằng.

Aziza gắng gượng, Aten đi ở trong đoàn quan lại, các cấp quản lý, Kheti đi ở trong đoàn các nhà khoa học, thiên văn, minh triết.

Aziza đứng bên cạnh quan tài của Pharaoh, Amanda đứng ở phía sau. Thần Bastet vì mối giao hảo với Pharaoh nên cũng tới, bà chạm nhẹ vào vai Aziza an ủi, tôi thấy bà còn nói nhỏ vào tai Aziza điều gì đó.

Hội tư tế bọn tôi phải túc trực ở đây liên tục ngày đêm, bọn tôi có nhiệm vụ cầu nguyện cho Pharaoh. Đồ ăn thức uống chúng tôi sử dụng đều là đồ chay, được đầu bếp trong cung điện đích thân chuẩn bị.

Ngày chính thức cử hành tang lễ với dân chúng, Pharaoh được đặt nằm trong quan tài gỗ mạ vàng, bên ngoài chạm khắc gương mặt của ông lúc sinh thời, quan tài được đặt trên một chiếc thuyền mặt trời, đi đầu là một thầy tư tế cao tuổi đóng giả làm thần Anubis đeo mặt nạ, hai bên thuyền là hai người phụ nữ một người hoá thân làm thần Isis, một người hoá thân làm thần Nephthys để bảo vệ linh hồn Pharaoh.

Đoàn rước đi đến đâu, dân chúng khóc than đến đấy. Tôi phát hoảng khi thấy ngoài mấy người nam giới trong đội "khóc thuê" đi trước và sau thuyền mặt trời còn có cả phụ nữ, họ để ngực trần, chỉ che từ hông trở xuống. Tóc xoã, vừa đi vừa khóc lóc thảm thiết. Vì không thể phá đám tang lễ nên tôi không thể ý kiến về việc này, có thể đây là tập tục của người ta.

Amanda là người được giao trọng trách thắp ngọn đuốc hoả táng Pharaoh. Tham dự lễ hoả táng chỉ có mấy thầy tư tế cấp cao, hoàng tộc và quan lại cấp cao. Đương nhiên trong suốt buổi lễ vẫn có mấy người khóc lóc thảm thiết, vò đầu bứt tóc, thể hiện sự đau khổ tột độ. Ngoài ra còn có đám người cạo hết lông trên cơ thể, cạo tóc, cạo cả lông mày để thể hiện sự nhung nhớ và tiếc thương.

Tro cốt của Pharaoh được đặt trong cái tiểu quách bằng vàng ròng. Aziza là người bốc nắm đất đầu tiên trải lên mộ cha mình, sau đó là Amanda. Vị trí chôn cất chính xác của Pharaoh chỉ có tôi, Aziza, Amanda và một người nữa biết.

Xong xuôi các công việc tang lễ, tuy nghe Aten nói đây là tang lễ đơn giản nhất so với các lễ tang của các Pharaoh khác rồi nhưng tôi vẫn thấy quá đỗi mệt mỏi. Trong đầu tôi giờ cứ văng vẳng bên tai những câu kinh kệ để "mở miệng" cho người chết, rồi thì chỉ dẫn đường đi lối lại, rồi thì đánh thức ý thức và linh hồn của người chết, để người ta nhận biết được mình đã xa lìa thể xác này bước vào cảnh giới bên kia. Sau đó còn vô vàn những câu kinh giúp người chết thức tỉnh, có lại được trí tuệ thông suốt, để quãng đường đi thật sự suôn sẻ.

Tôi vào cung điện tìm Aziza, thấy vị Pharaoh này đang ngồi ở vườn hoa, xa xa có lính canh gác, thấy tôi họ đều cúi người, hai tay đan chéo trước ngực chào hỏi.

-Naunet, sau này ta không ở cùng ngươi trong đền được nữa rồi.

Aziza nói. Tự dưng tôi thấy hụt hẫng... như vậy trong đền chỉ còn một mình tôi ở sao? Mọi chuyện diễn ra thật quá bất ngờ. Theo như các danh y nói, Pharaoh băng hà do lên cơn đột quỵ, họ không có cách nào cứu chữa được, chỉ cầm cự giúp được một chút, cứu vãn chút hơi thở yếu ớt cuối cùng. Sự ra đi của ông là điều quá đỗi bất ngờ với tất cả mọi người. Tôi được gặp ông đúng một lần, và chỉ được nghe ông trách mắng đúng một lần duy nhất. Tôi còn nghĩ mình phải chịu sự giám sát của ông dài dài, vậy mà giờ lại bất thình lình nhận tin dữ.

Còn Aziza, tôi nghĩ cô ta phải ở trong đền với tôi một thời gian nữa, không ngờ lại nhanh như vậy. Cung điện đã xây dựng gần xong, Aziza có thể ở luôn tại đây, với lại, cô ta còn phải lo đủ thứ việc. Từ đền đến cung điện tuy không xa, nhưng chỉ nghĩ đến cảnh sau này chỉ còn tôi lủi thủi một mình, thần Bast không biết lúc nào rời đi là tôi đã thấy quá đỗi chán nản.

Trong giây phút nhụt chí này tôi đã nghĩ... hay thôi tôi xin không làm tư tế gì nữa.

-Ngươi sẽ đồng hành cùng ta đúng không?

Aziza bất chợt hỏi tôi.

-Đương nhiên! Ta có mình ngươi là bạn, không đồng hành cùng ngươi chả nhẽ đồng hành cùng Amanda.

Tôi nói.

-Ngày ta đăng cơ, cũng sẽ là lúc phong chức cho những cận thần mới. Mỗi một Pharaoh khi đăng cơ đều phải có bên mình vài người mới đi theo. Ta sẽ phong cho ngươi làm đại tư tế, Kheti phụ trách khoa học và thiên văn, Aten quản lý kho báu của Pharaoh, trước là chỉ mỗi phần tài sản ngân khố, giờ còn phải phụ trách thêm cửa ra vào kim tự tháp. Amanda quản lý quân đội.

Tôi ngây người. Tôi đang định xin không làm tư tế nữa, thì giờ đây lại cho tôi lên làm đại tư tế luôn? Liệu tôi có gánh vác nổi không đây?

-Aziza, ngươi biết ta còn non trẻ... tính cách ta cũng bồng bột nông nổi... ngươi xem... không thần Bast thì ngươi cũng giáo huấn ta suốt ngày.

Tôi phân trần.

-Ta thấy mọi khi ngươi rất tự tin, tại sao giờ đúng lúc ta cần ngươi thì ngươi lại thiếu tự tin như vậy?! Naunet!

Aziza nổi cáu. Tôi lúng túng không biết phải làm sao. Có thể lúc này tâm trạng cô ta đang rối như tơ vò, thành ra lời nói của tôi khiến cô ta dễ nổi khùng lên như vậy.

-Xin lỗi, Aziza. Chỉ là ta sợ hỏng việc của ngươi. Có thể cha ngươi nói đúng. Ta không thể làm đại tư tế của ngươi được.

Tôi không muốn đảm nhận một chức vị quá cao trong khi mình còn non nớt thế này.

-Nếu ngươi không làm, thì ngay tại đây, vào giờ phút này, ta sẽ tiễn ngươi về với Duat!

Aziza trừng mắt với tôi, chưa bao giờ tôi thấy cô ta nóng giận cỡ này. Chính xác hơn, là chưa bao giờ tôi thấy Aziza thực sự muốn "chém" tôi như lúc này!

Chính vì cô ta làm vậy, thành ra tôi càng nhát gan, càng không muốn ở cạnh một vị Pharaoh! Tôi sợ cái mạng nhỏ này của tôi không giữ được! Tôi và Aziza không phải bạn từ nhỏ, trước còn không ưa nhau, mãi sau mới có thiện cảm một chút. Chỉ như vậy thôi không đủ để Aziza mủi lòng cho những sai phạm của tôi.

-Aziza. Ngươi cũng từng không muốn làm Pharaoh! Thì ta cũng không muốn làm đại tư tế chứ?

Tôi thấy quá bất công.

-Ta không muốn làm Pharaoh vì ta muốn được ở gần thần Bast, được nghe thần dạy bảo giống ngươi! Ta cũng thích cuộc sống của người làm tư tế. Nhưng trong hoàn cảnh bắt buộc ta phải ngồi lên ngai vàng, ta vẫn phải ngồi! Vì không phải ta thì ai sẽ cai quản xứ Ai Cập này? Vì ta còn phải lo cho dân chúng, cho lãnh thổ, thậm chí cho cả ngôi đền mà ngươi phụng sự sớm khuya, hay những nơi Kheti qua lại nghiên cứu, thậm chí cả chìa khoá mà Aten cất giữ! Còn ngươi, ngươi thì vì gì? Vì ngươi sợ cô đơn khi còn một mình trong đền, ngươi sợ làm sai sẽ mất mạng, những thứ sợ của ngươi có đáng là gì? Ngươi trước luôn miệng nói sẽ ở bên cạnh ta, phụng sự cho ta, giờ thì sao? Ngươi tính bỏ của chạy lấy người?

Aziza tức giận mắng tôi một tràng. Đúng là tôi vuốt mặt không kịp. Gánh nặng trên vai Aziza thật sự quá nặng, tôi mới thấy khó một chút đã muốn rút lui, còn cô ta chọn cách đối mặt với tất cả khó khăn.

-Ngươi nghĩ mình ngươi cô đơn? Còn ta, ngươi nghĩ ta không cô đơn?!

Tôi thấy Aziza nói như sắp khóc đến nơi.

-Aziza. Ta xin lỗi. Ta chỉ vì sự nhút nhát nhất thời thôi. Ta sẽ ở bên cạnh ngươi. Ta hứa đấy!

Tôi dỗ dành.

-Ngươi nói thật?

Aziza hỏi lại.

-Nói thật.

-Được. Vậy ngươi đi tìm Amanda, ngươi bảo nó mỗi ngày đánh ngươi mười thước, cho đến lúc ta đăng cơ.

-Hả?!

Tôi cứ ngỡ mình nghe nhầm.

-Ngươi điếc sao?

-Từ giờ đến lúc ngươi đăng cơ còn ba hôm nữa, ngươi tính đánh ta đến lúc đấy?

Tôi choáng váng.

-Đúng vậy! Ngươi cần ăn đòn cho nhớ! Ta không thể tin tưởng được ngươi.

Aziza nhấn mạnh.

-Không tin thì ngươi...

Tôi đang định cho cô ta một bài thì thấy ánh mắt sắc bén như đại bàng đang nhìn mình.

-Thôi, ta đi là được. Người gì đâu mà không ở chung cũng thấy đáng ghét!

Tôi đứng dậy, quay mông mặt vào Aziza, phủi bụi. Ai bảo cô ta chọn bậc thang này ngồi! Đi vào ngai vàng quý báu kia mà ngồi thì không!

Chả biết từ lúc nào tôi để tâm đến con mẹ Aziza thế này không biết! Đã thế còn phải chiều theo ý cô ta nữa. Tôi hỏi đường đến chỗ Amanda. Nghe nói cô ta đang nghỉ ngơi ở căn phòng phía Nam. Tôi đi theo người hầu trong cung điện tới đó. Vì tôi là tư tế của đền thần Bast, và ai cũng biết tôi sẽ là đại tư tế sau ba hôm nữa, nên trong cung điện tôi đi đến đâu cũng có kẻ cúi chào. Gần đến căn phòng đó, tôi bảo mấy tên lính canh hầu hạ lui ra cho đỡ mất mặt. Nhưng khi tôi gần đến cửa thì nghe thấy rõ tiếng bên trong.

Có một kẻ nào đó mang chức vị cao xúi giục Amanda tạo phản. Nói rằng tuy ai cũng biết Aziza là người kế vị hợp pháp nhưng nói về binh lực Amanda nắm chắc hơn cả, chỉ cần cô ta hô một tiếng cả đội quân sẽ theo cô ta. Aziza chưa chính thức đăng cơ, chẳng qua mới chỉ có cái danh mà thôi. Hơn nữa thời gian Aziza ở đền lâu, cũng lo ngại liệu có điều hành nổi xứ Ai Cập này không.

Tôi yên lặng nghe lén, xem Amanda có định tạo phản không. Nếu cô ta có ý tạo phản, tôi sẽ tố cáo lập tức. Không thể để Aziza gặp chuyện khi chưa kịp ngồi lên ngai vàng được.

-Người đâu!

Amanda thét lên.

Tôi giật bắn mình. Nhưng lính canh tôi cho lui đi hết, làm gì còn ai ở đây. Thế nên tôi đành lò dò bước vào, ái ngại nhìn cô ta.

-Là ngươi?!

Amanda lộ rõ biểu cảm chán không buồn nói. Tôi cũng đâu hoan hỉ gì khi thấy mặt cô ta. Tuy hai chị em họ có giao diện giống nhau nhưng Aziza nhìn vẫn có thiện cảm hơn, còn Amanda nhìn đúng kiểu thiện chiến.

-Là ta đây.

Tôi cười thân thiện.

-Lính canh đâu hết rồi?

-Ta bảo rời đi hết rồi.

Tôi nói.

Cô ta không nói không rằng, tung cước đạp thẳng cái người kia ngã lăn ra, sau đó nhanh thoăt thoắt lấy dây thừng trói lại. Amanda dùng hết công lực, thét thêm một tiếng nữa chói tai, lính canh nghe thấy chạy tới. Chắc hẳn cô ta phải có năng khiếu hò hét, giọng hét cao vút, tôi tưởng thủng màng nhĩ tới nơi.

-Các ngươi quá đỗi tắc trách, dám nghe lời người khác tự ý lui ra, ở cung điện này ngoài mệnh lệnh của Pharaoh ra thì bất kể ai cũng không có quyền sai khiến các ngươi dịch chuyển vị trí!

Amanda lớn tiếng.

-Mắng gì người ta? Mắng ta đây này.

Tôi nói đỡ.

-Im miệng! Ta chưa hỏi đến tội của ngươi! Tống giam hắn vào ngục tối, chờ lệnh xét xử, kẻ dám phản bội Pharaoh phải xét xử công khai làm gương!

Amanda hạ lệnh tống giam tên kia vào ngục. Hắn van xin tha tội, nhưng tội này là tội chết, có xin cũng không được.

-Thay đổi lính canh, tất cả những kẻ tắc trách ra nhận phạt 20 roi!

Amanda ra lệnh.

-Này Amanda. Là ta...

-Ta đã cho ngươi nói chuyện chưa?

Tôi im bặt. Cô ta là nhất, không ai làm lại cô ta.

Trong lòng tôi có chút áy náy, tôi đâu biết vì nghe lời mình mà mấy người họ bị phạt như vậy. Nhưng tôi cũng không dám dùng quyền lực gì ở đây, vì tôi là đại tư tế chưa chính thức, giờ mà nói lung tung, có khi mang tội lợi dụng chức quyền. Dù sao quy định trong cung điện, Amanda rõ hơn tôi.

-Đến giờ ta vẫn không thể hiểu được vì sao ngươi lại giữ chức đại tư tế! Ngoài kia còn bao người xứng đáng hơn ngươi. Chẳng qua ngươi được mỗi cái mác thần Bast nhận nuôi mà thôi!

Amanda ngồi xuống ghế, cô ta còn chả thèm mời tôi ngồi.

-Thì tính sồn sồn như ngươi vẫn được làm thống lĩnh quân đội đấy thôi! Hai chữ "đại tướng" - ôi ta nhìn ngươi cũng chẳng xứng tầm.

Tôi nói kháy.

-Ngươi nói cái gì? À, khi nào ngươi hạ gục được người khổng lồ đi thì hẵng nói chuyện.

Cô ta cười đểu.

-Này Amanda, có người khổng lồ thiệt hả? Kể ta nghe với.

Độ hóng hớt của tôi cao, nên tôi tự động đi đến chỗ cô ta ngồi, kéo ghế ngồi xuống. Ánh mắt Amanda nhìn tôi đúng chất khinh thường.

-Không thể tin nổi sau này ngươi giữ chức đại tư tế. Ngày ngày nhìn thấy mặt ngươi, chắc ta phải bảo các y sĩ kê thuốc đau mắt.

Amanda lắc đầu.

-Biết đâu nhìn ít thấy ghét nhìn nhiều thấy yêu. Amanda, kể đi ta hóng với.

Tôi hào hứng.

Cô ta có vẻ xuôi xuôi, ghé sát gần mặt tôi, ánh nhìn cương nghị, có chút thông cảm.

-Không kể.

Má nữa! Cô ta thở ra câu không thể chấp nhận nổi.

-Ngươi mò đến đây làm gì? Ta nói cho ngươi biết, ta và ngươi không bao giờ ngồi chung được. Ngươi có làm đến đại tư tế hay bố của đại tư tế cũng không bao giờ ngang hàng với ta. Đời ta ghét nhất mấy kẻ kêu gọi thần linh làm ba cái trò mê hoặc con người rồi ngồi lên chức vị cao được hưởng đặc quyền như ngươi!

Amanda mồm miệng chua ngoa, cô ta nói tôi chả ra cái gì.

-Thế mà chị gái ngươi lại tha thiết mong ta tiếp nhận chức vị đấy. Không tin đi hỏi Aziza mà xem. Này Amanda, ta cũng chẳng thiết tha gì nhìn mặt ngươi đâu. Nhân tiện, ta đến đây chào ngươi với thân phận Naunet lần cuối, chứ sợ đến lúc ta nhận chức rồi, ngươi lại phải một câu đại tư tế hai câu đại tư tế.

Tôi đứng dậy, đắc ý trêu ngươi Amanda. Nói xong tôi chuồn vội, sợ cô ta lên cơn lại trói tôi lại dần cho một trận.

Trở về ngôi đền, tôi thấy thần Bast đang ngồi chờ mình ở chính điện. Đã mấy ngày tôi không trở về đây, thần Bast biết công việc tôi phải đảm nhiệm nên cũng không trách móc gì. Bà đang ngồi thiền định, biết tôi vào nên mắt bà hé mở.

-Ngươi định mách tội Aziza?

Thần Bast mở lời trước.

-Dạ không.

Tôi phủ nhận.

-Thế thì tốt. Hay thấy ta nói trước nên ngươi lảng tránh? Aziza phạt ngươi đúng không?

Tôi bị bà bóc mẽ nên cũng chẳng giấu nữa, đem hết sự tình kể ra. Bao gồm cả việc tôi đã đến gặp Amanda nhưng không nói với cô việc Aziza bảo.

-Ngươi thấy Amanda thế nào?

-Tuy con không thích cô ta lắm nhưng có vẻ Amanda là người trung thành. Ban đầu con cũng quan ngại việc cô ta có thể soán ngôi đoạt vị. Vì quân đội nằm trong tay Amanda, tuy giờ chưa đương chức đại tướng nhưng cô ta cũng có tài chỉ huy, lại có tiếng nói nhất định trong quân đội. Giờ cô ta mà mưu phản con sợ Aziza không kịp trở tay. Với lại Aziza đánh giá rất cao Amanda.

Tôi nêu lên nhận xét của mình.

-Và Aziza cũng đánh giá cao ngươi.

Bastet nói.

-Cái này... con nghĩ chẳng qua vì con với Aziza có thời gian gắn bó với nhau ở đền. Bastet, con e rằng tính cách của con không phù hợp làm đại tư tế, con sợ sẽ xảy ra chuyện.

Tôi nói xong cũng đã chuẩn bị tinh thần bà sẽ nổi cơn thịnh nộ, vì tôi đang nghi ngờ sự lựa chọn của thần Bast, cũng nghi ngờ sự chọn lựa của Pharaoh.

-Ngươi thấy Aziza là người thế nào? Dưới góc độ của một thần dân.

Bastet hỏi tôi.

-Con nghĩ Aziza sẽ là vị vua tốt. Cậu ấy có lòng vị tha, nhưng cũng rất cứng rắn quả quyết. Tầm nhìn của Aziza cũng khá tốt, cậu ấy biết nhìn xa trông rộng. Với lại con nghĩ, cha Aziza chọn cậu ấy chắc hẳn không phải vì Aziza là con trưởng.

Tôi nói.

-Nếu vậy ngươi còn nghi ngờ sự lựa chọn của Aziza sao?

Thần Bast hỏi. Tôi cứng họng, không biết phải nói sao.

-Ngài nghe Aziza kêu con đi chịu đòn không có ý kiến gì ạ?

Tôi thấy bà không đả động đến chuyện này nên tò mò.

-Sao ta có thể quyết định được chuyện của các ngươi, cái này là chuyện riêng của các ngươi, tuỳ ngươi tự quyết định.

Bastet nói.

-Về quan niệm sinh mệnh của người xứ này, có sáu yếu tố cơ bản để hình thành đó là cơ thể (khet), linh hồn (ka), ý thức (ba), trái tim (ib), tên (ren), bóng (shut). Biến thể của linh hồn đó là Artka - nôm na là sự tiến hoá của linh hồn và ý thức của một người sau khi thể xác chết đi. Ngươi có thể thấy chữ tượng hình con cò đỏ, hoặc hình ảnh xác ướp, đó đều là tượng trưng của Artka. Trong đó ka và ba là hai thứ sẽ tồn tại vĩnh viễn, bất sinh bất diệt, sau khi thể xác này tan biến, ý thức và linh hồn sẽ theo ngươi đi đến các kiếp sống khác, có thể là luân hồi với hình dạng con người, hoặc loài vật, hoặc tái sinh ở cảnh giới cao hơn hoặc thấp hơn nữa. Ban đầu việc ướp xác được bắt nguồn từ câu chuyện của thần Osiris, sau đó lan truyền đến các Pharaoh, vì họ coi mình là bán thần, muốn hướng đến sự bất tử ở trong thể xác này. Đương nhiên câu chuyện thần thoại của thần Osiris đã bị biến tấu theo từng thời kỳ, và tuỳ căn cơ của mỗi người sẽ hiểu về sự tái sinh khác nhau. Ngươi nên tập trung sâu vào vấn đề tái sinh, phân tích kỹ lưỡng ka và ba, đồng thời xét về khía cạnh nhân quả. Những thứ này ta không thể nói sâu cho ngươi thấy được, ngươi phải tự thấy bằng kinh nghiệm của mình. Naunet, ngươi hãy nhớ, trong mỗi con người tồn tại tất cả những gì họ cần. Bao gồm cả ngươi, những gì ngươi cần hay hướng đến, không phải nằm ở ta, không phải nằm ở các vị thần, mà nằm ở ngay trong chính linh hồn và ý thức của ngươi.

Thần Bast dặn dò tôi kỹ lưỡng. Bà nói kiểu úp mở, giống như đưa tôi vào phần mở bài, còn thân bài và kết bài bà yêu cầu tôi phải tự mình tìm lấy.

Trong cung điện có người mang đồ ăn tới đền, vẫn là người mang đồ đến cho Aziza, có lẽ giờ họ có nhiệm vụ mới là phục vụ ăn uống cho tôi tại đây. Vì ăn một mình chán nên tôi bế hai bé mèo của Bastet ngồi chung. Tối đến tôi cũng không trả lại cho bà, giữ hai đứa chúng nó ở lại ngủ cùng.

Đại lễ đăng cơ của Pharaoh diễn ra, trong cung điện tất bật chuẩn bị, người dân đều thể hiện thái độ vui mừng trước sự trị vì của tân Pharaoh. Thật ra tôi cũng không biết họ vui thật không, nhưng những nơi Pharaoh đi qua ai nấy đều cười rất tươi, và cung kính hành lễ. Aziza sau khi làm lễ cáo yết thần mặt trời liền đến đền thờ thần Bastet, tôi ở đền chờ cô ta.

Thần Bastet xuất hiện như để củng cố niềm tin cho dân chúng với sự cai trị của tân Pharaoh. Bà trao cho Aziza một sợi dây chuyền đeo cổ có hình tượng mèo, ban lời chúc phúc dành cho Aziza, và cho cả những người cũ lẫn người mới giữ chức vị quan trọng trong triều đình.

Aziza mặc váy dài đến cổ chân, toàn bộ váy được làm thủ công một cách cầu kỳ bằng các loại đá lấp lánh. Trên đầu Aziza đội vương miện kép hai tầng màu đỏ trắng (Pschent), tượng trưng cho sự thống nhất của hạ và thượng Ai Cập. Trên vương miện có gắn biểu tượng rắn hổ mang thần Wadjet trong tư thế ngửng cao đầu (Uraeus). Trên cổ Aiza đeo vòng bản to có các biểu tượng bọ hung, khỉ đầu chó tượng trưng cho thần Khepra và Thoth, ngồi trên thuyền mặt trời. Tay đeo vòng có các biểu tượng chó sói, chim ưng và rắn thần.

Bên hông Aziza là biểu tượng Ankh. Tất cả đều làm bằng các loại đá quý và vàng ròng.

Cô ta cầm trên tay ba cây quyền trượng, một cái hình móc cong (móc câu vàng - Heka), tượng trưng cho "quyền lực tối cao", một cái hình đầu quái vật tượng trưng cho "sự phồn thịnh", một cái hình néo, hay còn gọi là roi Nejej tượng trưng cho của cải và sự cai trị. Cây roi này cũng giống như việc làm bật lên vai trò dẫn dắt người dân của Pharaoh như một người chăn cừu và bầy cừu của mình. Đồng thời cũng biểu thị rõ quyền uy, Pharaoh có toàn quyền ban thưởng hoặc trừng phạt bất kể ai. Khi vào đến đền, Amanda cung kính nhận thay chị mình cây quyền trượng Sejem, nó thể hiện sức mạnh về tâm linh của nhà vua - do tôi có nhiệm vụ trao.

Sau đó tôi theo chân đoàn rước tân Pharaoh trở về cung điện, tại đây nghe phong tước.

Tể tướng trong triều vẫn là Ahmed - vị tể tướng có thâm niên lâu năm dưới thời cố Pharaoh. Đại tướng chỉ huy quân đội là Amanda. Aten chính thức kế thừa cha mình trở thành người quản lý mới - tay hòm chìa khoá - quản lý quốc khố và kim tự tháp. Kheti trở thành nhà khoa học - thiên văn học dưới sự bảo trợ của hoàng gia, anh ta sẽ chính thức nắm giữ chức trưởng khoa thiên văn - khoa học tại "Ngôi nhà của sự sống", đây cũng là một chức vụ khá cao được trọng dụng. Còn tôi, vẫn phải nhận chức đại tư tế. Tôi thấy rõ sự không phục của rất nhiều thầy tư tế khi nghe đến đây dù họ biết mười mươi kết quả sẽ như vậy. Các chức vụ kiến trúc sư của hoàng gia, lãnh chúa các vùng,... cũng được đọc lại một lượt. Tôi nghe đến đây là thấy buồn ngủ díp mắt.

Aziza theo lối cai trị của cha mình, không để một người nắm quá nhiều chức vị.

Cung điện mở tiệc chiêu đãi, vì quá ồn ào nên tôi chỉ ăn một chút rồi lui ra. Đang lang thang bên ngoài vườn hoa thì Kheti đi tới.

-Này Naunet, em có muốn đi xem kim tự tháp không?

Kheti hỏi tôi.

-Không. Đứng đây đã nhìn thấy rồi, toàn khối đá không xem làm gì!

Thực sự do nhìn thấy quá nhiều nên tôi cũng chán không buồn nhắc tới. Đứng ở phía hành lang trong đền thần Bast là quan sát rõ nhất, nên tôi không hào hứng với lời đề nghị này.

-Vào trong cơ.

Kheti nói nhỏ vào tai tôi.

Nghe thế tôi mừng rỡ. Được vào trong kim tự tháp sao? Tôi phải đi chứ! Đi xem bên trong có để xác ướp như lời đồn ở thời nay hay không.

Kheti đưa tôi đi đến kim tự tháp bằng xe ngựa. Tôi nghe nói đây là kim tự tháp đầu tiên, có tên là Simut, xung quanh kim tự tháp là một quần thể các ngôi đền thờ, một số tiểu thương ra đó buôn bán, xung quanh nơi đó có binh lính canh gác cẩn thận. Kheti đưa áo choàng cho tôi mặc, xem ra anh ta sớm đã có ý định này. Kheti dừng xe ngựa, chúng tôi đi bộ men theo lối tắt, trèo lên mười ba bậc thang ở góc phía Tây, Kheti lấy trong túi ra một vật hình tròn, anh ta lấy khăn lau tảng đá, sử dụng vật hình tròn đó đặt khớp vào một góc của viên đá, nó là chìa khoá mở cửa, quay đúng theo chiều quy định, lối vào mở ra. Khi tôi vừa chui vào thì thấy áo choàng bị ai đó kéo lại. Suýt nữa tôi hét lên khi tưởng dính "lời nguyền" kim tự tháp.

-Các ngươi quá to gan!

Giọng nói quen thuộc vang lên khiến tôi và Kheti quay đầu lại. Tôi được thể lôi luôn cái người kia vào. Còn ai trồng khoai đất này ngoài Amanda - khắc tinh của tôi.

-Anh và cô ta vào đây làm gì vậy Kheti?

Amanda hỏi.

-Bọn anh muốn nghiên cứu. Là anh lôi kéo Naunet. Amanda, phải chờ rất lâu mới có dịp mở cửa kim tự tháp, không lén vào thế này anh cũng không biết chờ tới khi nào. Em giúp bọn anh đi.

-Vào đi. Khi nào nghe tiếng sáo, nhất định phải ra ngay!

Kheti và tôi mừng rỡ, tôi không ngờ người như Amanda lại chấp thuận bao che cho chúng tôi như vậy. Vào bên trong kim tự tháp, phải trải qua một hành lang dài đi khom lưng, chúng tôi mới tới được gian phòng chính. Kheti bảo anh ta chưa từng được đặt chân vào đây, chỉ có những vị được phong chức tước, được Pharaoh chọn lựa mới được phép vào. Và kim tự tháp Simut này được xây dựng nhằm mục đích nghiên cứu thiên văn học. Chính tại nơi đây người xưa đã nghiên cứu ra sự vận hành của trái đất, những tài liệu cổ mà tôi và Kheti cùng mở ra xem có ghi rõ ràng trái đất hình cầu, những hình vẽ tương đối chính xác về quy luật vận hành của trái đất cùng mặt trăng, mặt trời, các vì sao đều được ghi chép cẩn thận. Kheti chú tâm đọc, còn tôi, lại tò mò mở cái hộp để trên tủ góc phòng. Nơi đây có bàn, có ghế, có giấy, có bút, không thiếu một thứ gì. Đây đúng là một căn phòng chuyên dùng để nghiên cứu và ghi chép. Thì ra kho báu trong kim tự tháp, chính là kho tàng kiến thức khổng lồ người xưa để lại.

-Kheti.

Tôi đưa cái hộp đến cho Kheti. Anh ta nhìn vào bên trong, đây chính là kính viễn vọng. Kheti nâng niu nó trên tay, phải chăng đây chính là món đồ cô công chúa ngày xưa lưu giữ lại cho anh ta? Tôi thấy trên đó khắc chữ, là một thứ ngôn ngữ cổ, tôi không dịch được.

-Trên đó viết gì vậy?

Tôi buột miệng hỏi.

-Tên anh. Là tên viết tắt.

Kheti đáp.

Người xưa dựa vào thiên văn học, và việc quan sát mùa nước của sông Nile, nên đã quy định một năm có 360 ngày chính, còn 5 ngày lẻ còn lại, là ngày của bộ chín vĩ đại - ngày lễ lớn của họ nên không tính vào ngày chính. Trong này có ghi chép rất rõ cách tính toán chu kỳ, bao gồm cả việc tại sao một năm có 12 tháng, một tháng có 30 ngày. Kheti đọc đến đâu giải thích cho tôi đến đó. Ba mùa của Ai Cập cổ bao gồm mùa nước lên, mua ngũ cốc và mùa thu hoạch. Cách họ tính toán rất hay, là một quá trình dài nghiên cứu đúc kết của cả một tập thể.

Kheti gấp tạm quyển sách cổ lại. Anh ta lấy cái kính viễn vọng, đưa tôi lên trên. Tôi thắc mắc tại sao Kheti chưa từng bước vào, và nơi đây có thể xem là bí mật quốc gia, vậy mà anh ta có thể thông thạo đường đi như vậy. Bên hông của căn phòng có một lối nhỏ, chúng tôi phải leo khá nhiều bậc thang, sau đó có một cái thang, tựa như thang tời bây giờ, không biết bằng cách nào họ sáng chế ra một sợi dây thừng lớn, Kheti dùng cánh tay chắc khoẻ của mình khéo, càng khéo càng nhẹ, nó đưa chúng tôi đến một căn phòng ở trên cao. Và từ đây, Kheti mở ô cửa, tôi ngó ra, tôi có thể quan sát toàn bộ Ai Cập ở trên cao!

Kheti đưa kính viễn vọng ra, thành thạo dùng nó để quan sát. Các hướng của kim tự tháp đều có những ô như vậy, chỉ là có biết cách mở ra hay không. Họ sử dụng căn phòng này để quan sát thiên văn.

Tôi được Kheti cho nhìn thử, qua lớp kính viễn vọng của anh ta, mặt trăng hay các chòm sao hiển hiện rất rõ. Bằng cách thần kỳ nào đó anh ta của tiền kiếp đã sáng chế ra loại kính có thể trông thấy rõ như vậy. Kheti lấy sổ tay ra ghi chép, anh ta viết nhanh viết ẩu, dùng những ký tự khó hiểu nên tôi không biết anh ta viết gì.

-Naunet, thật sự mỗi con người đều có các chòm sao chiếu mệnh!

Kheti nói.

Lúc này đây tôi nghe thấy tiếng sáo, Kheti có vẻ tiếc nuối nhưng vẫn vội vã đóng những ô cửa sổ lại. Tôi và Kheti vừa mới xuống dưới, liền thấy Amanda.

-Ta thổi sáo đến như vậy mà hai người không nghe thấy?! Kheti! Chuyện bại lộ rồi! Giờ chỉ có một lựa chọn duy nhất.

-Anh sẽ nhận tội. Amanda, chuyện không liên quan đến em và Naunet.

-Nhưng...

Tôi cảm thấy hai người cùng vào mà mình Kheti nhận tội không ổn lắm.

-Ngươi còn chưa lo nổi thân mình đâu. Ta sẽ áp giải Kheti ra khỏi đây, còn ngươi, nhân lúc ta làm phân tán sự chú ý của binh lính, ngươi chuồn đi. Ta sắp xếp xe ngựa bên dưới rồi, ngươi về thẳng cung điện, ai hỏi thì bảo từ đền thờ tới!

Amanda nói rất nhanh, tôi bất đắc dĩ phải làm theo kế hoạch. Kheti dù bị trói nhất định không chịu bỏ lại kính viễn vọng. Công trình trong tiền kiếp của anh ta mà, nhìn vật tự sẽ thấy hoài niệm.

Tôi mò xuống bên dưới, đúng là có xe ngựa đã chờ tôi. Người trên xe không nói gì, tôi vừa ngồi lên là đưa tôi về thẳng đền. Đúng lúc này có binh lính chạy tới báo tin, mời tôi vào cung điện. Tôi còn không kịp vào xin thần Bast cứu giúp đã bị đưa đi. Xem ra Amanda đã tính chậm một bước, chúng tôi bị tóm hết rồi.

Tôi tới nơi, cũng là lúc thấy Kheti đang quỳ gối ở chính điện, Aziza ngồi trên ngai vàng, là một chiếc ghế được chạm khắc công phu, chế tác bằng vàng và bạc. Chân ghế chạm chân sư tử, phía trước tay vịn là hình đầu sư tử, hai bên tay vịn là chạm hình cánh chim, biểu tượng bảo hộ của Ai Cập cổ đại.

Tôi hành lễ theo quy định rồi lui sang một bên.

-Kheti, tại sao ngươi lại đột nhập vào kim tự tháp?

-Kính thưa Pharaoh đáng kính, thần tò mò muốn biết bên trong có gì.

-Tại sao ngươi ăn cắp đồ mang ra?

-Cái này...

Kheti dừng ánh mắt trên cái kính viễn vọng một lát.

-Nó không phải đồ thần ăn cắp.

Anh ta khẳng định. Lời này đúng, bởi nó vốn thuộc về Kheti, nhưng ai là người chứng minh nó thuộc về anh ta? Ngay cả người chế tạo ra nó là anh ta cũng không chứng minh nổi.

-Vậy tại sao lại có ở đây? Các thầy tư tế cấp cao, và các nhà thiên văn học cấp cao đã khẳng định đây là đồ được lấy ra từ kim tự tháp. Trong đó có mấy người đã từng bước chân vào.

Aziza nói.

-Nhưng họ không giải nghĩa được ký tự này!

Kheti nhấn mạnh.

-Vậy ngươi giải nghĩa được?

-Nó khắc tên của thần.

Kheti nói lời này ai mà tin được?! Một người có vẻ đã nghiên cứu sâu về ngôn ngữ cổ đứng ra, xin Pharaoh cho nhìn lại, ông ta đọc nó, đúng là chữ Kheti. Số anh ta may mắn khi tên của anh ta từ mấy kiếp trước sang kiếp này trùng nhau.

-Nhưng vẫn không thể khẳng định nó là của ngươi!

-Thần có thể chế tạo một cái tương tự! Thậm chí một phiên bản hoàn thiện hơn.

Kheti rất tự tin về điều này, phải chăng khi anh ta cầm nó lên, ký ức đã xuất hiện?

-Ngươi không được phép sở hữu nó làm của riêng. Người đâu, thu hồi lại.

Một người lính cầm lấy, mang đến chỗ Aziza. Cô ta không nhìn nó lấy một cái.

-Còn ai là đồng phạm của ngươi?

Aziza thẩm vấn.

-Không có ai, chỉ có mình thần.

-Kheti, vì sai lầm này của ngươi, ngươi sẽ bị phạt 50 roi da!

Kheti bị lôi ra ngoài, tôi cảm giác với việc đột nhập vào kim tự tháp mà bị phạt 50 roi da có vẻ hơi nhẹ. Kheti quý hoá lôi tôi vào việc có thể phải đánh đổi bằng cả tính mạng. Mọi người bước ra sân, chứng kiến cảnh thi hành hình phạt.

Kheti bị đặt nằm sấp trên băng ghế. Anh ta bị xé rách đồ trên người, roi da giáng trực tiếp vào lưng và mông anh ta. Tôi xin rút lại lời bảo 50 roi da là nhẹ. Tôi không dám nhìn, roi đánh trực tiếp vào người, ngay những vết roi đầu tiên đã khiến cơ thể Kheti bầm tím. Cha mẹ của Kheti đứng một bên, họ cũng không dám nhìn cảnh con mình bị đánh. Họ không dám xin tha, vì biết đây là sự nhân từ của Pharaoh dành cho con trai họ rồi.

Tiếng roi vang lên, Kheti miệng bị nhét khăn, anh ta không thể kêu, nếu được kêu chắc chắn sẽ kêu la rất thảm. Kheti ngửng mặt lên nhìn Aziza mấy lần, nhưng cô ta không biến sắc. Aziza theo dõi toàn bộ quá trình thi hành lệnh trừng phạt. Tôi chỉ thấy thương cho Kheti, giá như Aziza chịu biểu lộ chút cảm giác xót thương, có lẽ Kheti cũng bớt khổ tâm một chút. Nhưng cô ta lạnh nhạt như vậy, tuy đúng với nhân quả, nhưng cũng xót xa cho người kia.

-Ta hỏi lại có ai tham gia cùng ngươi không?

Kheti chịu xong 50 roi da... cảnh tượng trước mặt tôi quá đỗi kinh hoàng... lưng và mông Kheti rách da, vừa tím đen lại chảy đầy máu. Tôi nhìn mà da gà nổi rần rần. Kheti không còn sức để đáp, anh ta lắc đầu. Tôi thấy Kheti vẫn cố ngửng mặt nhìn Aziza, nhưng cô ta không mảy may quan tâm tới. Hai người này, kiểu gì cũng một bên làm bên kia đau khổ.

Aziza bảo người khiêng Kheti đi. Mấy vị quan lớn có vẻ không tán đồng lắm. Việc tha chết cho Kheti có thể hiểu được vì muốn giữ lại nhân tài, nhưng việc không giáng chức của anh ta khiến họ cảm thấy bất công.

Có người đã trực tiếp nói ra điều này sau khi Kheti được khiêng đi.

-Ngươi nên nhớ, là ai đã chế tạo ra một số vật dụng sinh hoạt các ngươi sử dụng hàng ngày, là ai đã điều chế ra mặt nạ kháng khuẩn khi Thượng Ai Cập gặp phải một năm dịch bệnh! Còn chưa nói đến loại "đồng hồ" đo lường thời gian trong phủ đệ các ngươi, là ai chế tạo ra! Hay các ngươi cần ta liệt kê thêm?

Aziza nhắc nhở.

Họ im lặng không dám ý kiến nữa, việc giữ chức cho Kheti cũng là việc làm cần thiết, anh ta ăn trận đòn này là quá đủ rồi. Tôi nghĩ sau này chỉ cần nhắc đến ba từ "kim tự tháp", Kheti đã rùng mình. Nhưng điều đó chứng tỏ Kheti đã đóng góp khá nhiều công lao, bảo sao anh ta được đi bên cạnh cố Pharaoh vào lúc tôi gặp ông lần đầu.

-Các ngươi có thể lui ra. Aten, Amanda, Naunet, ba ngươi ở lại.

Tôi, Aten và Amanda chột dạ nhìn nhau. Chúng tôi bước vào chính điện, có ba vệ binh thân cận của Aziza ở lại cùng chúng tôi. Không phải nói cũng biết, có lẽ họ chuẩn bị "chăm sóc đặc biệt" chúng tôi.

-Giỏi lắm. Bốn người tự ta cân nhắc giữ những chức vụ quan trọng ngay ngày đầu đương chức đã cùng nhau gây chuyện. Một người lơ là tắc trách bị bạn thân lấy trộm khoá kim tự tháp, một người thông đồng lẻn vào trong kim tự tháp, một người thì bao che. Các ngươi quá đỗi đoàn kết, đến mức ta phải nể phục. Đây là cách các ngươi phụng sự Pharaoh?!

Aziza chất vấn chúng tôi đúng bộ dạng của kẻ bề trên. Amanda và Aten quỳ gối, tôi bị họ kéo quỳ theo. Từ lúc Aziza đăng cơ, tôi cứ phải khép nép trước mặt cô ta!

-Thần biết tội.

Amanda và Aten nói.

-Thần vô tội! Này Aziza...

Tôi vừa nói xong đã bị Aten huých nhẹ một cái, tôi không được phép gọi thẳng tên của Pharaoh như vậy.

-Ngươi vô tội?

Aziza nhìn tôi.

-Thì cũng có tội.

Tôi biết tội của mình nên cũng không dám nói nữa.

-Các ngươi nghĩ gì khi những người ban nãy biết tất cả các ngươi thông đồng với nhau? Họ có nghi ngờ khả năng chọn người của ta không? Hay họ nghĩ ta sẽ vì mối quan hệ thân thiết mà nhân nhượng với các ngươi? Việc làm như vậy các ngươi cũng dám làm cùng nhau. Tất cả đều là tội chết!

Aten và Amanda quỳ sụp hẳn xuống. Tôi vẫn mặc kệ.

-Ngươi vẫn không biết vị trí của mình hay sao Naunet? Việc ta bảo ngươi trong ba ngày mỗi ngày đến chỗ Amanda nhận phạt 10 roi ngươi đã làm chưa?

Tôi nghe xong liền cúi mặt. Vừa hay thấy Amanda nghiêng đầu nhìn tôi. Có lẽ hôm nay cô ta mới nghe vụ này.

-Thần quên.

Tôi bí bách quá liền nói đại.

-Amanda và Aten 50 thước, Naunet 80 thước.

Ôi má ơi! Cô ta cộng dồn vào!

-Aziza! Ngươi! Chuyện đó thì liên quan gì? Nếu ta thiếu sót việc đó sau ta tự tìm Amanda chịu phạt!

-100 thước.

Aten kéo tay tôi. Tôi nghe xong ngẩn tò te.

-Thưa Pharaoh đáng kính, thần xin chịu thay Naunet. Hãy để thần chịu 50 thước của Naunet.

-Đánh đi.

Vệ binh đi lấy thước.

Amanda và Aten quỳ sụp xuống, hông họ nâng lên, cái tư thế này thật xấu hổ. Tôi lật đật làm theo. Tiếng thước vang lên rất đều.

"Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp"

Tiếng thước đánh xuống, tôi thấy Aten và Amanda không kêu nên tôi cũng không dám kêu.

"Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp"

Ở tư thế này vừa xấu hổ lại khiến tôi xây xẩm mặt mày, mấy lần tôi nhướn người lên nhưng lại bị nhắc nhở phải giữ nguyên tư thế nếu không muốn bị đánh lại từ đầu.

"Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp"

"Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp"

-A...

Tôi không nhịn nổi nữa nên kêu. Hai người kia vẫn im lặng cam chịu.

"Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp"

"Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp"

-A...

Thước liên tiếp đánh xuống, thực sự rất đau, tôi ngọ nguậy thân người, thực sự không muốn phải chịu đòn thêm nữa. Tôi ngửng mặt nhìn Aziza, ánh mắt cô ta nhìn chúng tôi y như nhìn Kheti ban nãy. Thật sự khi trở thành Pharaoh rồi cô ta không còn tình cảm sao? Em gái cô ta đang chịu đòn, người cô ta từng rất thích cũng đang chịu đòn, tôi - người bạn của cô ta cũng đang chịu đòn, ban nãy còn là Kheti - người yêu cô ta bao lâu nay cũng bị đánh đến tróc da chảy máu, cô ta đều không dao động?

"Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp"

"Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp"

"Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp"

"Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp"

-A...

Tôi run rẩy với cái mông sưng sau 50 thước. Đau đến mức độ phải mất một lúc tôi mới quỳ hẳn dậy được. Aten vẫn đang chịu phạt, tôi thấy mồ hôi anh ta chảy đầy sàn, tay anh ta nắm chặt lại, cả người gồng lên. Aten vẫn không kêu lấy một tiếng.

-Aziza, tha cho Aten đi, ta xin ngươi đấy.

Lúc này tôi quên đi vị trí của mình, tôi nói với Aziza, cô ta không hề lay động.

Tôi dùng tay đỡ lấy thước, thước đánh trúng khiến tôi rụt tay lại.

-Ngươi hãy cứ làm càn nếu muốn Aten bị đòn nhiều hơn. Việc này xảy ra vốn do anh ta tắc trách! Nên bị đánh thế này cũng đáng!

Aziza nói. Tôi không ngờ cô ta lạnh lùng đến mức này.

100 thước đánh xong, Aten cũng phải mất một lúc mới thẳng người dậy được.

-Hai người về đi. Naunet, ngươi ở lại đây.

Tôi hoảng hốt tóm lấy tay Amanda và Aten, thà chết chùm chứ quyết không chết lẻ tẻ. Tôi không thể ở lại đây một mình được, lỡ Aziza vẫn muốn tính sổ với tôi vụ không đến chỗ Amanda nhận phạt thì sao.

-Em giữ Naunet lại làm gì vậy Aziza?

Aten đúng là bị đánh đến ngu người, anh ta dám gọi tên thật của Pharaoh kìa. Amanda nghe xong lườm Aten cháy mắt.

-Ngươi về đền thờ vào lúc này không sợ bị thần Bast phạt thêm sao?

Aziza hỏi tôi.

Lúc này tôi mới thấy cơ mặt cô ta giãn ra.

-Anh cũng sợ bị cha phạt thêm lắm, cho anh ở lại với.

-Cả em nữa, chân nhấc không nổi.

Ơ hay hai con người này, tự dưng lại thích có phúc cùng hưởng thế. Aziza lộ rõ vẻ bất lực, chắc cô ta không ngờ mấy cận thần như chúng tôi đây lại mè nheo đến vậy.

-Vậy chịu thêm 50 thước nữa rồi nằm cả lại.

Aziza nói.

-Về chỗ Amanda đi, em tự lo cho hai người họ.

Aziza đúng là không hơi đâu ôm cả ba đứa bọn tôi, cô ta đẩy hết sang cho Amanda. Amanda đúng chất nữ tướng, cô ta nhịn đau rất giỏi, đứng dậy đi nhanh, Aten không ổn lắm, hai đứa bọn tôi đỡ lấy nhau, tôi bị đánh nhẹ hơn nhưng anh ta có vẻ đang nhịn đau để đỡ tôi.

-Hai người về đi!

Vừa ra đến lối rẽ Amanda đã giở mặt. Tôi và Aten nhìn cô ta bằng ánh mắt cay cú.

-Đến nước này rồi chết thì cũng chết chùm. Ngươi nỡ lòng nào để bọn ta bơ vơ không nơi nương tựa? Chả nhẽ em gái của Pharaoh lại không có chỗ cho bọn ta ngủ nhờ? Hay ngươi sợ bọn ta ăn hết đồ của ngươi?!

Tôi trách cứ Amanda.

-Không vì người và Kheti thì ta lẫn Aten đều không phải chịu cảnh này. Được cái đã bất tài lại còn kèm vô dụng!

Amanda nói tôi.

-Aziza giữ ta ở lại, tự dưng hai người nhảy vào thành ra ta phải đi lang thang thế này đây! Đúng là kéo chân đồng đội!

Tôi than vãn.

-100 thước không nhẹ đâu hai em, Amanda, cho anh ở nhờ đi, chứ tầm này về nhà cha anh chắc đánh anh gấp đôi mất.

Aten có vẻ sợ cha ra mặt, cha anh ta nghiêm khắc đến vậy sao?

-Không. Cũng do anh tắc trách tạo điều kiện cho Kheti lấy chìa khoá! Aziza chưa bao giờ đánh em, đây là lần đầu tiên, đã thế còn khi em vừa mới đương chức! Đúng là quá nhục nhã!

Amanda từ chối thẳng thừng, cô ta rời đi. Còn tôi và Aten nhìn nhau. Giờ đến chỗ Kheti không được. Aten thì không dám bước chân ra khỏi cung điện, sợ thông tin Kheti đột nhập vào kim tự tháp đã truyền đến tai cha anh ta. Tôi cũng sợ cơn thịnh nộ của thần Bast, bọn tôi đều sợ phụ huynh nên chẳng dám về nhà.

Tôi và Aten khó nán lại cung điện, vì phải có Aziza hoặc Amanda bảo kê chúng tôi mới có thể ở lại. Còn không kể cả người hầu kẻ hạ cũng không dám thu xếp chỗ ở cho chúng tôi.

Khi tôi và Aten loay hoay với cảnh màn trời chiếu đất, thì tôi thấy Aziza đi tới. Vệ binh vẫn theo chân cô ta không rời nửa bước.

-Amanda không cho hai người ở nhờ phải không?

Tôi và Aten chỉ biết gật đầu.

-Đến chỗ Amanda đi.

Chúng tôi theo sau Aziza, thấy Aziza xuất hiện, Amanda dù không muốn nhưng vẫn phải thu xếp chỗ cho bọn tôi. Cô ta còn chơi kiểu này mới khó đỡ, kê thêm hẳn hai cái gối, cho tôi và Aten nằm chung giường với cô ta luôn. Tuy cảnh này thật khó hiểu về sự nghèo nàn phòng ốc của một cô công chúa kiêm đại tướng thống lĩnh ba quân, nhưng Aten hết lựa chọn, anh ta đau quá nên nằm trước, tôi nằm sau, giữa Aten và Amanda.

-Thật sự muốn đánh ba người thêm trận nữa!

Aziza nói.

-Đánh thế còn chưa đủ chắc! Ngươi xem, trong một tối mà ngươi xử đẹp luôn cả bốn người thân cận với ngươi nhất! Ngươi không thể giơ cao đánh khẽ sao? Không có bọn ta thì ai chịu nổi ngươi!

Tôi trách móc Aziza.

-Ngươi còn dám mở miệng ra nói? Riêng ngươi ta phải đánh thêm.

Aziza giơ tay, tôi hốt hoảng lấy tay che mông lại.

-Càng nhìn càng thấy lo cho vận mệnh xứ này.

Aziza ngán ngẩm nhìn chúng tôi.

-Bọn ta đầy rẫy công lao ngươi chả nhớ đến, mới có sai một chút thôi mà ngươi đã cằn nhằn như vậy!

Tôi nói.

-Ngươi bớt cái mỏ hỗn lại! Ta chưa thấy ai dám ăn nói với Pharaoh vô lễ như ngươi!

Amanda mắng tôi.

-Ai bảo Aziza bỏ ta ở đền một mình đi làm Pharaoh chứ! Ở đền một mình buồn lắm chứ bộ! Ta sắp đạt đến cảnh giới hiểu tiếng mèo kêu rồi!

Tôi bĩu môi. Nói đi nói lại, tôi cũng nhớ con mẹ Aziza đáng ghét này lắm chứ. Thiếu cô ta lải nhải bên tai, tự dưng trống vắng không quen.

-Em đồng ý lấy anh đi, chúng ta không cô đơn nữa.

-Oẹ!

Amanda làm bộ mắc ói khi nghe lời sến sẩm của Aten.

-Thật kinh tởm! Cũng may chị quay đầu sớm...

Amanda nói với chị gái mình.

Nhìn hai chị em nhà này, tôi bỗng nảy sinh thắc mắc về mẹ của hai người, vì tôi chưa từng được nghe nhắc tới, và trong tang lễ của Pharaoh tôi cũng không thấy sự hiện diện của bà. Tuy tò mò nhưng tôi không dám hỏi, sợ sẽ mang tiếng là tọc mạch.

-Aziza, thoa thuốc cho ta đi.

Tôi bảo.

-Ngươi dám ra lệnh cho Pharaoh?

Nằm cạnh Amanda thật quá nguy hiểm, cô ta cứ như động vật hoang dã, lúc nào cũng chờ tấn công người ta.

-Đây là nhờ vả. Amanda, ngươi có thể nói be bé cái miệng lại không? Ta nghe như chó sủa bên tai.

Tôi bĩu môi.

-Ngươi!

Amanda điên tiết, cô ta nhanh thoăn thoắt bật dậy, đánh tôi mấy cái. Tôi chỉ kịp kêu đau, còn đâu tay đã bị cô ta giữ chặt trên thắt lưng. Aten và Aziza không có ý định giải cứu tôi.

-Em bớt cái miệng lại thì Amanda cũng không nói nữa đâu.

Aten nói.

-Em có nói gì đâu! Tại cô ta ý... á!!!

-Ta nhịn ngươi lâu lắm rồi đấy Naunet! Ta tiễn ngươi về Duat trước!

-Ngươi có bao giờ nhịn ta mà kêu nhịn? Aziza! Ta không ở đây đâu! Ngươi đưa ta về chỗ của ngươi đi...

Còn một tay không bị cô ta giữ, tôi với về phía trước, muốn tóm lấy Aziza.

-Được rồi, nằm xuống đi Amanda, để chị thoa thuốc cho Naunet. Cậu ấy nói lắm, không thoa thuốc có mà kêu đến sáng mai.

Aziza gàn hai đứa chúng tôi. Cô ta bảo người hầu lấy thuốc vào.

-Aten! Anh đi ra ngoài kia đi! Sao anh cứ nằm lù lù ở đây?

Tôi nhìn sang Aten.

-Giờ công chúa đáng kính cho chúng ta hẳn một cái giường chia ba, anh không nằm đây thì đi đâu?

Aten bật lại.

-Để anh, Aziza để đó, anh thoa thuốc cho Naunet, tự dưng thấy hết đau, anh dậy được.

Aten biến thái thật đáng ghét, trông cái mặt anh ta thích thú chưa kìa! Tôi đẩy anh ta ra, Aten miệng kêu vậy nhưng vẫn thấy anh ta khập khiễng từng bước đi ra ngoài. Aziza sai người hầu chăm sóc riêng cho Aten. Để đỡ tăng sự đau đầu, Aziza bảo người thu xếp cho Aten ở phòng khác.

-Aziza, em cũng bị đánh, số thước bằng cô ta, tại sao chị chỉ định thoa thuốc cho Naunet?!

Á à! Amanda tị kìa!

Tôi tóm lấy tay Aziza, dụi dụi đầu vào tay cô ta để trêu ngươi bà em đáng ghét kia.

-Aziza, ta đau... ngươi nỡ lòng nào phạt ta nặng như vậy? Ngươi có biết chỉ có mình ta là luôn coi ngươi là bạn không? Ngươi làm Pharaoh cô đơn biết mấy, nếu ta bị đau quá ngất đi, ảnh hưởng đến tính mạng, thì còn ai nghe ngươi tâm sự, ai làm ngươi vui?

Tôi nói xong liền liếc nhìn Amanda, trông bộ dạng tức xì khói của cô ta mà tôi không nhịn được cười. Có giỏi thì nịnh chị gái mình đi! Xem ai thắng ai! Cô ta có thể giỏi ở chiến trường, giỏi binh thư thao lược, chứ riêng khoản mồm mép nịnh nọt làm sao bằng tôi.

-Chị nên ban chết cho cô ta đi! Giữ người như này bên cạnh không được! Cô ta nịnh có vài câu chị đã mủi lòng! Mấy kẻ nịnh bợ đều không thể giữ lại!

Amanda tức tối nói.

-Nịnh đâu mà nịnh, đây là thật lòng. Không tin ngươi đi hỏi thần Bast xem, ta nhớ Aziza đến mức độ ăn cơm còn phải cho mèo ăn chung, ngủ cũng ngủ cùng mèo. Aziza, ngươi ở đây ăn sung mặc sướng đừng có quên người bạn này.

Tôi vẫn tiếp tục nịnh bợ.

-Mai ta sẽ hạ lệnh ngươi có thể tuỳ ý ra vào và ở lại cung điện. Buồn quá thì vào đây, ta ở đây cũng chỉ có một mình. Amanda mấy hôm nữa lại phải đi.

Aziza nói, cô ta ngồi lên giường, vén váy tôi lên.

-Aziza! Sao chị có thể chiều cô ta như vậy?! Không được!

Amanda càng nghe càng tức.

-Vì ta quý Aziza đó! Hi hi!

Tôi trêu ngươi Amanda.

-Đợi chút chị thoa thuốc cho. Sắp xong rồi.

Aziza sợ em gái mình nổi khùng.

Không cần nói cũng biết Amanda cay cú tôi thế nào. Đến khi Aziza thoa thuốc cho em gái mình xong, cô ta cũng nằm giữa bọn tôi, sợ nửa đêm chúng tôi đánh nhau nên mới phải nằm giữa như vậy.

Cả ngày hôm nay đối với Aziza có lẽ đã quá mệt, tôi thấy cô ta thiếp đi rất nhanh, làm câu chuyện về Kheti tôi không kịp nói. Tôi nằm sát gần Aziza, ngày mai tôi lại trở về đền thờ làm tư tế, Aziza cũng lại khoác lên mình thân phận của Pharaoh.

Dường như chỉ khi chuẩn bị vào giấc ngủ, chúng tôi mới tạm thời rũ bỏ được thân phận của mình. Ngày mai thôi, khi bình minh ló dạng, cả ba chúng tôi đều phải trở về với cái danh của hiện tại. Chúng tôi phải sống với nó, tồn tại cùng nó, và bảo vệ nó.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip