Chương 21 (1): Mộng mị
“Huỵch, ối”.
Tổng binh Yai vội vã đẩy tôi ra, hại tôi ngã dập cả mông xuống đất.
“Ta không làm gì cả”, Tổng binh Yai giận dữ nói.
“Hắn mới là kẻ điên, cởi khăn, cởi áo, không ý tứ địa điểm”.
“Không có, không có cởi mà”, tôi kêu lạc giọng.
“Mới đây, nó đã tự tuột rồi. Tôi cố quấn lại, nhưng không biết cách quấn”.
“Tổng binh Yai cũng có chịu giúp đâu”.
Tổng binh Yin lặng thinh một lúc, sau đó phá lên cười sằng sặc.
Cuối cùng, Vệ Úy Mun được gọi đến để giải quyết tình huống, bầu không khí trở nên kỳ cục và hết sức buồn cười. Vệ Úy Mun mím chặt môi trong lúc hớt hảy quấn khăn lại cho tôi.
Mặt Tổng binh Yai thì vẫn xanh xanh đỏ đỏ như ông mặt trời đang tức giận. Tổng binh Yin cố gắng giữ vẻ mặt bình thường vì nể mặt anh trai, nhưng cũng không làm được. Cái bụng lẫn cổ ngày ấy đều gồng hết cả lên do nhịn cười. Sau đó, đi theo người anh đang hậm hực ra khỏi lều.
Tầm muộn của ngày hôm đó, tôi lại trở thành tâm điểm bàn tán của đoàn quân và đám binh lính.
“Người to gan nhỉ, thằng Jom, dám cởi khăn ngay trong lều của ngài Tổng binh, ta phục người rồi”. Vệ Úy Mun ôm bụng cười bò.
Bọn họ bàn tán, cười nhạo với nhau về chuyện này suốt cả hành trình buổi sáng.
Một câu chuyện vui vẻ chỉ trừ lúc Tổng binh Yin hay Tổng binh Yai cưỡi ngựa ngang qua. Khi ấy, bọn họ sẽ ngậm miệng, nín thinh và chú tâm vào việc đi đường.
Tôi chán nản cực độ, không thể không lên tiếng bào chữa cho mình.
“Tôi không có cởi, khăn nó tự tuột đó”.
“Tôi chưa bao giờ quấn khăn kiểu này. Vệ Úy Mun cũng biết mà”.
Nhưng có ai quan tâm đến lời bào chữa của tôi không?
Không hề, mấy người không dám bật cười trước mặt tôi thì cố quay lưng lại hoặc không thì cũng xoay mặt về hướng khác. Nhưng cái vai thì rung bần bật mới hay.
Kiếp nào kiếp nấy cũng dính tai tiếng nhỉ tôi ơi, lần trước thì đâm thuyền vào nhà thủy tạ của Khun Yai đến nỗi lật thuyền. Lần này thì nâng cấp hẳn, làm tuột khăn trước mặt người ta luôn. Vệ Úy Mun hay Ming thì kiếp nào cũng đâm chọt, chẳng thay đổi gì.
Đến giữa trưa, đoàn quân cũng dừng lại nghỉ. Tôi phát hiện khu rừng này không rậm rạp bằng chỗ chúng tôi đi ngang hôm qua. Tôi ngồi dựa vào tảng đá và uể oải dụi chân, cơ thể tưởng như sắp nứt ra.
Những người khác không có ai mệt mỏi như tôi cả. Bọn họ là người sống trong thời đại này chắc hẳn phải kiếm sống bằng nghề nông là chính.
Cơ thể của họ cường tráng, khỏe mạnh hơn hẳn người sống trong xã hội đô thị như tôi. Chưa kể còn thích nghi được với địa hình và tình hình thời tiết nữa, tôi xuýt xoa khi còng chân trượt tới trượt lui.
Da thịt ở cổ chân và mắt cá chân của tôi lúc này đã trầy xước, rướm máu do ma sát với còng sắt mỗi khi bước đi. Hôm qua nó không như thế này đâu, bởi tôi vẫn mặc bộ quần áo cũ của mình.
Tức là quần dài có ống quần ngăn cách, không cho còng sắt trực tiếp chạm vào da thịt. Nhưng tôi bây giờ đang quấn khăn cao trên đầu gối giống trong crapel ngắn. Còn đôi dày da màu đen ban đầu đã bị ném lên xe kéo và thay bằng dép làm từ da và dây thừng. Không có thứ gì giúp bảo vệ da tôi khỏi bị còng sắt cào xước cả.
Tôi ngọ nguậy, nhẹ tay xoa xoa cổ chân. Tuy nhiên, cũng không khỏi tỏ vẻ nhăn nhó khi đụng vào phần bị rát. Tôi giật nảy khi thấy Tổng binh Yai đang cưỡi ngựa nước kiệu ở không xa. Ngài ấy vừa khéo nhìn về phía này, hai chúng tôi chạm mắt nhau.
Tôi không cười với ngài ấy như hôm qua để rồi bị làm lơ nữa. Chỉ ngắm ngầm truyền thần giao cách cảm với ngài ấy rằng tôi ghét ngài. Nhưng Tổng binh Yai chỉ đảo mắt lướt qua tôi như không quan tâm. Tôi thở hắt ra.
Cái người bảo là ghét, phải chi đúng được 10% thôi thì đã tốt. Vì thật lòng, tôi không hề ghét ngài ấy, chúng ta hoàn toàn không thể ghét gương mặt của người mà ta yêu bằng cả trái tim được.
Khi đến giờ tiếp tục lên đường, tôi đứng dậy. Cà nhắc tiến lại vị trí cạnh Vệ Úy Mun như cũ.
“Vệ Úy Mun có miếng vải vụn nào không?” Tôi hỏi Vệ Úy Mun.
“Cho tôi xin một ít quấn cổ chân với. Nếu không, chắc là không đi nổi mất”.
Vệ Úy Mun nhìn vết trầy xước rướm máu ở cổ chân tôi rồi đồng ý , tuy nhiên vẫn không quên léo nhéo phàn nàn rằng tôi nhiều chuyện.
Cậu ta đi lấy miếng vải thừa từ xe chở đồ tiếp tế và xé thanh một dải dài. Thế nhưng khi tôi vẫn chưa kịp cầm lấy quấn quanh cổ chân, tiếng vó ngựa đã vàng lên kèm theo đó là bóng dáng của Tổng binh Yin cưỡi ngựa đến gần.
“Tháo còng ở chân hắn ra”. Ngài ấy ra lệnh.
Vệ Úy Mun ngờ nghệch.
“Vậy... còn ngài Tổng binh Yai?”
Tổng binh Yin tỏ vẻ bực bội.
“Ta ra lệnh cho người tháo thì tháo đi, đừng có nhiều lời”.
Vệ Úy Mun tuân lệnh và tháo còng ra, tôi nhẹ nhõm vô cùng khi chân đã được tự do mặc dù vẫn còn xích còng ở tay. Nhưng dù sao, nó cũng không vướng víu và gây đau mỗi khi bước đi giống như còng chân.
Tổng binh Yin nhìn vết thương ở cổ chân tôi rồi nhăn mặt.
“Da dẻ hắn đúng là khác người, miếng sắc có thế này thôi mà đã trầy da tróc vảy đổ máu rồi”.
Nói rồi, ngài ấy lấy ra một tấm vải vắt ở hông, ném cho tôi. Tôi dơ tay đón lấy mà không kịp nghĩ ngợi gì.
Nó là một cái khăn tay nhạt màu, sạch sẽ được thêu đường họa tiết nho nhỏ ở rìa và khâu vắt sổ tinh tươm.
Khi Tổng binh Yin đã thúc ngựa rời đi, tôi mới quay sang Vệ Úy Mun. Cậu ta đứng nhìn tôi với nét mặt gợi đòn.
Một bên lông mày nhướng lên như hỏi rằng tôi định dùng miếng vải nào giữa cái khăn Tổng binh Yin ném cho và miếng vải rách rưới bẩn thỉu mà cậu ta lấy từ xe tiếp tế.
Không tốn thời gian nghĩ ngợi, tôi cười đáp lại cậu ta và cúi xuống dùng khăn Tổng binh Yin đưa lao máu ở vết trầy.
Bên tai vẫn nghe thấy giọng Vệ Úy Mun bay theo gió.
“Đại loại là ta biết ngay mà”.
Đêm đó, bọn họ nghỉ qua đêm trong rừng thêm một hôm nữa, việc dựng lều nghỉ lẫn việc thay phiền canh gác vẫn theo cách bố trí cũ.
Tôi tỏ ra ngạc nhiên nhìn Vệ Úy Mun tháo còng ở tay tôi khi đến giờ tách nhóm đi ngủ.
“Ngài Tổng binh bảo là không cần khóa trói người nữa”, cậu ta nói.
Tôi mừng rỡ khi mình có thể chuyển động tay chân một cách tự do nhưng cũng không quên thắc mắc Tổng binh nào nhỉ?
“Tổng binh Yai hay Tổng binh Yin? Vậy tối nay tôi phải ngủ ở đâu?”
“Chỗ cũ”, cậu ta đáp.
“Ngài Tổng binh không có lệnh bảo ngươi chuyển vị trí”.
Tôi đi theo Vệ Úy Mun đến lều của Tổng binh Yai. Tim đập thịnh thịch mạnh hơn khi nghĩ đến chuyện phải đối diện với ngài ấy lần nữa.
Vừa đến liều, tôi mới phát hiện Tổng binh Yai đã ở đấy sẵn rồi. Vệ Úy Mun đi ra ngoài, để lại tôi thoi thớp hít thở cùng với Tổng binh Yai.
Tôi ngồi ngoan ngoãn ở góc của mình.
Ánh lửa tỏa sáng trong đêm đến từ ngọn nến được đặt trong cái tô vàng gần chỗ ngủ của Tổng binh Yai.
Ngài ấy nhìn tôi. Ấy rồi ánh mắt lướt xuống và dừng lại ở cổ chân tôi.
Tôi đã băng một bên cổ chân lại bằng khăn của Tổng binh Yin vì bị còng sát ma sát bị thương, bên còn lại thì tôi để thoáng vì nó chỉ có vết ẩn đỏ và vết trầy.
“Là khăn của Tổng binh Yin”, tôi thỏ thẻ giải thích như người có lỗi.
“Ngay cả khi mình không hề chọn bất cứ thứ gì”.
Tổng binh Yai không nói gì, Ngài ấy đưa mắt về một hướng khác. Nét mặt hờ hững, sau đó thu người ngồi vào tư thế chuẩn bị niệm kinh.
Thấy Ngài ấy làm như vậy, tôi nhận ra mình cũng nên niệm kinh. Tôi đổi thành tư thế ngồi xếp bằng và nhắm mắt lại niệm thầm trong lòng, không làm thành tiếng khẽ như Tổng binh Yai vì sợ sẽ làm phiền đến Ngài ấy.
Tôi cầu nguyện trước đấng Tam Bảo, xin người hãy cho tôi được thoát hiểm an toàn. Đừng để oan nghiệp hành hạ tôi nặng nề hơn nữa. Sau đó, tôi ngồi chờ im thinh thích, đến khi Tổng binh Yai niệm kinh xong.
Ngài ấy dập nến và ngã người nằm xuống, tôi không hỏi Ngài ấy liệu tôi đã ngủ được chưa, mà chỉ cuộn chăn lại thành một khối thay cho gối.
Đêm nay trời không lạnh, nếu gần đến sáng thời tiết trở lạnh hơn thì tôi sẽ trải ra làm chăn như cũ, khi đầu vẫn chưa kịp đặt xuống gối.
Tổng binh Yai đã lạnh lùng lên tiếng.
“Nếu đêm nay khăn người còn tuột nữa, ta sẽ úp sấp người quất roi giữa đường.
Tôi thả người nằm xuống, trong tư thế quay lưng lại với Ngài ấy, răng cũng nghiến thật chặt, vì sợ mình sẽ không kìm được mà cãi lại.
Hỏi chút nhé, ai mà muốn khăn tuột hoài đâu? Nói cứ như tôi cố ý không bằng và rồi căn lều chìm vào im lặng.
Tôi nằm mở mắt thao láu trong bóng tối, trong đầu suy nghĩ lan man đến vô số chuyện. Tổng binh Yai hình như vẫn chưa ngủ say, nhưng Ngài ấy cũng không nói gì nữa.
Còn tôi thì chỉ biết thở dài. Có thể thấy rõ là Ngài ấy không muốn dây dưa với tôi, việc để tôi ngủ ở đây có lẽ chỉ là vì muốn giữ kẻ thù kề cận.
Ngài ấy dường như là người có kỹ năng hơn bất cứ ai ở trong đoàn. Nếu tôi dở trò hèn hạ, Ngài ấy cũng có thể dễ dàng loại bỏ tôi trong chớp mắt còn hơn là để ngoài tầm mắt rồi gây thiệt hại lớn hơn.
Chẳng hạn như xiếc cổ mấy cậu lính đang ngủ, cướp xe lương thực và dẫn đồng bọn đến.
Tôi muốn nói với Ngài ấy rằng, thật ra sự mất mặt kinh khủng nhất mà tôi từng gây nên chắc chỉ là nằm ngủ ngáy mà thôi.
Cả tiếng đồng hồ đã trôi qua, nhưng tôi vẫn chưa ngủ được và tệ hại hơn chính là một vài thứ đã bắt đầu trở nên rõ ràng hơn trong bóng tối. Tôi ngửi được mùi rừng hòa lẫn với mùi đồ da. Tai nghe thấy tiếng hít thở của Tổng binh Yai theo tiết tấu đều đều.
Khiến cho tôi tưởng tượng đến cảnh tượng lòng ngực Ngài ấy phập phồng lên xuống theo nhịp thở. Tôi cố gượng nhắm mắt lại giữa sự buồn bã.
Ngài ấy chỉ cách xa bấy nhiêu đây thôi.
Vậy mà lại không khác nào mỗi người một thế giới, có lẽ là vì trái tim Ngài ấy đã cách xa trái tim tôi vời vợi. Ký ức con người ta có thể đi đến quá khứ không nhỉ? Chắc là không.
Mà chúng ta cũng không nên gọi là ký ức. Đêm đó, tôi nằm mơ thấy Khun Yai. Một giấc mơ sinh ra từ niềm mong nhớ vô tận nhấn chìm tâm can.
Nó là một cơ chế của tâm lý con người, dùng giấc mơ để chữa lành bản thân trước hiện thực. Dùng sự êm ái để xoa dịu nỗi đớn đau.
Trong giấc mơ, tôi đang đứng trước căn nhà lớn của gia đình Luang Thep Nititam vào năm 1928. Khi ấy là một buổi sáng sớm tinh mơ, người hầu vẫn đang làm công việc của mình như thường lệ.
Tất cả đều giống như bình thường, cứ như đây không phải là mơ. Tận sâu bên trong, tôi có cảm giác nó giống thật một cách kỳ lạ.
Có thể là vì tiềm thức của chúng ta vẫn níu kéo những chuyện tồn tại trong hiện thực. Khun Yai không ngồi với Khun Ying ở trên nhà, tôi lén rướn cổ nhìn dọc phòng.
Trong lòng hy vọng sẽ thấy cậu ấy ngồi viết bài với Khun Luang hay giảng viên người Tây, nhưng lại không có. Tôi ba chân bốn cẳng đi tìm cậu ấy từ trong vườn đến nhà thủy tạ.
Khi mãi mà không thể tìm thấy, tôi bắt đầu la hét và bật khóc.
Cuối cùng, tôi cũng đã tìm thấy Khun Yai. Cậu ấy đang ngồi đọc sách ở chỗ ngồi ngoài hiên nhà nhỏ, dưới bóng cây to lớn răm mát giữa ánh nắng nhàn nhạt, Khun Yai mỉm cười khi quay lại nhìn tôi.
Một nụ cười ấm áp đến mức khiến trái tim tôi mềm nhũng muốn tan chảy.
“Por Jom! Tôi đã ngồi chờ lâu lắm rồi”.
“Por Jom mới đi đâu về sau?”
Tôi chạy lên cầu thang, trái tim như thể sẽ bay vút đi đến nỗi suýt chút nữa đã đâm sầm vào cậu ấy. Giọng nói không thành lời rằng tôi nhớ giọng nói và hình bóng của cậu ấy nhiều đến như nào, tôi ôm eo và vùi mặt vào ngực Khun Yai.
“Là Khun Yai đi đâu mất rồi mới đúng. Tôi đi tìm khắp nhà mà vẫn không thấy, ở đâu cũng không có”.
Tim tôi cứ như bị xé ra vậy.
“Tôi không đi đâu cả”.
“Chỉ ở đây ngồi chờ Por Jom từ lâu”.
“Cứ nghĩ là Por Jom bắt đầu đi lung tung đâu rồi”.
Tôi ôm cậu ấy thật chặt, nức nở đến mức rung bần bật. Nước mắt rơi lã chã khắp má. Khun Yai lao nước mắt cho tôi bằng bàn tay dày dặn của cậu ấy.
“Khóc giống trẻ con thật đấy”.
“Nín nào”.
Tôi siết chặt tay cậu ấy và hôn lên, nước mắt lấm lem đầy bàn tay.
“Tôi nhớ Khun Yai”.
“Nhớ nhiều lắm”.
“Khun Yai đừng biến đi đâu nữa nhé”.
“Tôi đã bao giờ rời xa Por Jom đâu chứ?”
“Chưa bao giờ”. Cậu ấy dỗ dành tôi bằng giọng nói trầm nhẹ.
“Hồn ơi! Hồn vào! Ở yên! Ngoan nào! Por Jom ngoan của tôi!”
Và rồi tôi tỉnh lại. Tôi mở mắt nhìn cảnh vật mờ nhạt trước mặt. Cơn nức nở vẫn phập phồng trong lòng ngực, nước mắt tôi rơi lấm lem gò má.
Trong lúc tôi điều chỉnh lại tầm nhìn và cảm xúc, cố gắng nhận biết những thứ hiện tại ở trước mặt.
Ánh sáng dịu nhẹ tưới đậm trên bạc vải bên ngoài. Cấu trúc của căn lều và bàn tay của một người đàn ông mà tôi vẫn còn đang nắm lấy.
Tôi chớp mắt, xóa nhòa màng nước trước mặt, trong đầu cố hết sức nhớ xem mình đang có mặt ở giai đoạn nào trong cuộc đời.
Gương mặt anh tuấn hệt như trong giấc mơ hiện ra trong đầu tôi, người đó mặc quần áo giống người thời xưa, hàng lông mày đậm kia cau lại.
Tôi thì thào.
“Tổng... Tổng binh Yai. Tôi buông tay cùng thời điểm ngày ấy rút tay về.
Tổng binh Yai nhìn tôi chầm chầm, môi ngày ấy hơi mím lại. Ánh mắt tràn đầy nỗi nghi hoặc.
Tôi mơ màng đảo mắt nhìn xung quanh trong lòng vẫn yếu ớt trước niềm cảm xúc giống như cảm xúc trong mơ. Song lại vô định hơn.
Tôi khịt mũi, lời nói tự động thốt ra như không suy nghĩ.
“Tôi xin lỗi”.
Tổng binh Yai không nói gì, Ngài ấy nhìn tôi bằng ánh mắt hoang man khó hiểu. Sau đó đứng dậy và bước ra ngoài lều.
Tôi dựng người ngồi dậy. Lau mặt, lao mũi cùng lúc đó nghĩ rằng, đáng lẽ mình không nên tỉnh dậy.
Chuyến đi bắt đầu vào lúc muộn, bầu không khí xung quanh trông có vẻ nhộn nhịp hơn hôm trước bởi vì chẳng bao xa nữa, chúng tôi sẽ đến một ngôi làng mà lữ khách hay thích ghé qua.
Mục đích là để nén lại qua đêm và mua thêm lương thực, tôi không còn tâm trạng nói chuyện hay ngắm cây, ngắm cảnh nữa mặc dù tay chân không còn bị xích còng chỉ nghĩ là cái gì đến thì cứ để nó đến thôi.
Vào buổi trưa ngày hôm đó, chúng tôi đã đến một căn làng nhỏ có tên là Ban Thunghien. Con đường tắt chật hẹp, trải dọc rừng núi bỗng hóa thành con đường mênh mông hơn.
Có cả vết bánh xe kéo lẫn dấu chân của người và động vật, chứng tỏ rằng con đường này lúc nào cũng có con người tản bước ngang qua.
Đoàn hộ Tổng dừng lại ở mé rừng. Phía trước là thảo nguyên ngút ngàn, uốn lượn quanh co về phía ngôi làng.
Đứng từ đây có thể thấy mái nhà lắp ló của các hộ dân cư ở không xa, bọn họ dựng lều nghỉ ở rìa thảo nguyên, cách một khoảng khá xa so với ruộng vườn của dân làng và nằm gần một dòng suối nhỏ mà dân làng sử dụng để làm nông.
Tôi ngồi xuống bên cạnh xe kéo, mắt quan sát nhóm người làm lần lượt vận chuyển đồ đạc và dựng lều.
Cả đám con ngựa đều được buộc vào cây nằm gần bờ suối để bọn chúng thoải mái nhởn nhơ gặm cỏ.
“Có cần tôi giúp gì không?”. Tôi hỏi một người làm khi thấy cậu ta câu nệ chăn mền đầy tay.
Cậu ta tròn mắt, sau đó vội vã lắc đầu rồi bỏ đi, không để tâm đến tôi nữa. Bọn họ vẫn cho rằng tôi là kẻ quái dị, một tên khó hiểu không có nơi đi trốn về nhưng nói đi nói lại cũng không thể trách bọn họ được.
Một lúc sau, Vệ Úy Mun đi đến chỗ tôi cùng với bốn binh lính. Bọn họ không mặc trang phục quân đội nữa mà mặc quần áo của dân thường. Vệ Úy Mun nói với vẻ mặt hứng hở thích thú.
“Ta đi chợ một lát đây, người ta bảo rượu của làng Ban Thunghiên mạnh lắm”.
“Ta muốn thử một lần”.
“Bao nhiêu lần rồi đấy, Vệ Úy?”
“Không phải lần trước đã nóc cả nửa chum rồi à?”, một cậu bạn cười cười trêu đùa.
“Đừng lý do lý trấu nữa”.
“Muốn uống rượu thì cứ thừa nhận là muốn đi”.
Vệ Úy Mun giờ chân lên đá nhưng đối phương đã nhảy tránh và bật cười khanh khách. Vệ Úy Mun cũng cười theo còn tôi thì chỉ biết cười trừ trước chuyện đang diễn ra trước mặt.
“Ơ, ngươi đứng lên đi chứ”. Vệ Úy Mun quay lại nói với tôi.
Định bắt ta sốc hông ẳm lên à?
Tôi ngờ nghệch nhìn cậu ta.
“Hả? Tôi cũng đi luôn hả?”
“Ngài Tổng binh ra lệnh cho ta canh ngươi”.
“Không dẫn đi theo thì muốn ta phải làm sao đây?”
Tôi đứng dậy theo lời Vệ Úy Mun và nhập hội cùng bọn họ, khoảng cách từ đây đến làng có thể xem là khá xa. Thể nào cũng sẽ đẫm mồ hôi cả lưng cho mà xem ngay cả trong thời tiết nắng nóng như thiêu, dù không cưỡi ngựa hay ngồi xe kéo, bọn họ vẫn trông có vẻ khá phấn khích, trò chuyện đùa giỡn nhau một cách thích thú còn tôi thì chỉ biết nhìn và im lặng lắng nghe.
Khi vẫn chưa đi được nửa đường, chúng tôi phải khựng lại khi một toáng đàn ông lực lưỡng bước ra từ sau thân cây và bụi cỏ cao bên đường như thế đã chờ chật từ trước.
Tim tôi đập mạnh hơn khi phát hiện trong tay đám người đó đều có vũ khí, nào là gươm, rìu và cả cung tên.
Từng người nhìn chầm chầm về phía chúng tôi, không hề có thái độ thân thiện. Một trong số đó gầm giọng khàn nói.
“Các ngươi là ai?”
Vệ Úy Mun và bạn bè bên lính liếc nhìn nhau một cách đề phòng, sau đó hỏi ngược lại.
“Các ngươi là ai mà dám cản trở ở đây?”
“Trả lời ta mau”.
Đối phương hung hăng chỉ gươm vào mặt, Vệ Úy Mun thấy tình hình không ổn liền đáp.
“Bọn ta là binh lính đang hành quân”.
“Binh lính hay thổ phỉ?”
Đối phương không chịu buông tha dễ dàng. Hắn ta đảo mắt, nhìn từ đầu đến chân.
“Lính thua trận, bỏ trốn, không phải cũng thành thổ phỉ cướp bốc à”.
“Ngươi mới là thổ phỉ”, cậu lính bạn của Vệ Úy Mun tên Khap quát lại như không vừa lòng khi bị buộc tội.
“Rình mò trong rừng núi nếu không phải thứ trộm bất nhân thì phải gọi là gì đây?”
“Cái mồm ngươi gõ là muốn ăn gươm của ta đây mà”
Vệ Úy Mun và đồng đội lập tức rút vũ khí ra, phe đối diện cũng không chần chừ.
Mọi thứu diện ra quá nhanh, cả hai bên lao vào nhau, xâu xé nhau bằng vũ khí trong tay.
Tôi thoái lui về sau, tim như vọt ra ngoài vì sợ hãi, ở đây chỉ có mình tôi là không có vũ khí thôi đấy.
Và rồi tôi nghe có tiếng xoạt xé toạt không khí trên đầu, tôi ngẩng mặt lên nhìn. Một cây giáo bay vút ngang qua trút xuống mặt đất, nó cấm phọc chuẩn xác ngay giưuax vào ẩu đả dựng cuộc đại chiến ngay lập tức.
Tôi quay người về phía ngọn giáo lao đến với vẻ mặt hốt hoảng, một con ngựa chiến đi ra từ bụi cỏ cao quá đầu nhanh vun vút như một cơn gió, nó kêu to vang khắp thảo nguyên thể hiện sự hăng máu khi người cưỡi ra lệnh cho nó phi nước đại hết công xuất.
Tôi ngắm nhìn nó với nỗi kích động, dù nhìn không được rõ do bị ánh mặt trời hắt lại nhưng tôi vẫn còn nhớ chính xác. Thân hình vai năm tất rộng là Tổng binh Yai.
Ngài ấy kéo dây cương ngựa và dừng lại giữa vòng ẩu đả không hề e sợ trước những món vũ khí xung quanh bọn người lạ mặt xung quanh, ánh mắt nghiêm nghị quét nhìn sau đó giọng nói trầm khàn thốt lên đầy uy quyền.
“Chuyện gì mà đấu đá nhau thế này hả?”
Vệ úy Mun và binh lính khác không chịu thả vũ khí xuống, cậu ta đáp:
“Đám người này nhảy ra trước thưa Ngài Tổng binh, tôi e bọn chúng là kẻ trộm chờ cướp của”.
Những tên đàn ông của nhóm kia sững sờ khi nghe Vệ Úy Mun gọi Tổng binh Yai bằng đại từ như vậy.
“Ngươi có còn mắt không hả Vệ Úy Mun!”, Tổng binh Yai quát to.
“Cả gươm lẫn dao của bọn họ cầm đều làm từ sắc thép của làng Ban Thunghien, sao có thể là trộm cướp bất nhân được hả?”
Cuối cùng sự việc cũng êm xuôi khi cả hai bên đều nhận ra không ai là trộm cả, nhóm đàn ông chặn đường chúng tôi là những thnah niên xung phong canh gác bảo vệ ngoài làng.
Số là từ khoảng cách này sẽ xuất hiện thổ phỉ cướp bóc ngoài làng, vì vậy bọn họ mới phụ giúp trông coi đảm bảo không xảy ra sơ suất gì.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip