Chương 11


Từ nhà ông Hội đồng lên tỉnh cũng mất khoảng hai tiếng. Vậy mà trong suốt đoạn đường ấy, cái miệng của Lệ Sa… không nghỉ được một giây nào.

Thái Anh với Trân Ni ngồi nghe nó nói mà đầu óc muốn quay cuồng. Không hiểu mấy cái chuyện trên trời dưới đất ở đâu mà nó lôi ra được nói suốt, chuyện này chưa hết đã nhảy sang chuyện khác, mà chuyện nào cũng ráng chen vô một câu khen… Thái Anh. Nói riết đến Trí Tú ngồi ghế trước cũng bắt đầu thấy chóng mặt.

Lần đầu tiên được đi xe hơi, lại gặp cái “máy nói” hoạt động không ngừng nghỉ ở phía sau, Trí Tú bị say xe đến độ mặt xanh như tàu lá chuối. Đầu thì quay quay, bụng thì cồn cào như có ai đang nhào lộn bên trong, cô ráng chịu đến mức thấy mắt mũi tối sầm.

May sao, vừa lúc sắp không chịu nổi nữa thì anh Mạnh thắng xe lại:

" Thưa cô Hai đên nơi rồi ạ.”

Nghe anh mạnh nói xong Trí Tú liền bật cửa xe chạy ra, tay bịt miệng rồi cúi người nôn thốc nôn tháo bên lề đường.

Ba người ngồi sau thấy vậy thì hốt hoảng lao ra theo.

Chị Tú, chị có sao không vậy?” – Trân Ni vội vã bước tới, một tay vuốt lưng cô, một tay giữ cho cô khỏi ngã.

Còn Trí Tú, mặt mày trắng bệch không còn giọt máu, môi run run, mắt nhắm nghiền – giờ này mà nói được lời nào chắc cũng là kỳ tích.

Cô thấy trời đất như quay cuồng, hối hận không để đâu cho hết. Biết cực khổ vầy thì ở nhà có phải khỏe thân không…

Ngồi nghỉ một chút bên ghế đá ven đường, Trí Tú cũng đỡ hơn được phần nào. Lúc này cả nhóm mới bắt đầu di chuyển tới những nơi Trân Ni và Thái Anh đã dự định ghé.

Mà đúng là “mua một ít” kiểu của cô Hai và Thái Anh. Mua gì đâu mà Trí Tú với Lệ Sa tay xách nách mang đến muốn rụng hết gân cốt. Hai người đi đằng sau mồ hôi đổ như tắm, đi mà như muốn lết đến nơi.

“Cô Hai ơi, hay mình kiếm chỗ nào ngồi nghỉ chút được không? Con thấy sắp không gánh nổi nữa rồi...” – Lệ Sa vừa nói, vừa đưa cánh tay đang ôm bịch đồ lau mồ hôi trên trán. Trời thì nắng chang chang, mà còn phải vác theo đủ thứ đồ thì ai chịu nổi.

Nghe vậy, Trân Ni và Thái Anh quay đầu lại nhìn. Thấy Trí Tú và Lệ Sa người đầy mồ hôi, mặt đỏ gay, thấy cũng tội nghiệp chắc hai người mua hơi quá nhỉ , tấp đại vào một cái quán nước gần đó.

Bên ngoài, quán nhìn đơn sơ, chỉ là một căn nhà gỗ nhỏ nằm khuất giữa hai hiệu buôn. Tấm biển treo trên cao có ghi bằng tiếng Pháp và tiếng Việt: Café de Lune – Quán Cà Phê Ánh Trăng.

Nhưng bước vào bên trong thì cả Trí Tú và Lệ Sa đều choáng ngợp.

Cái quán này được trang trí theo kiểu Tây rõ ràng: sàn lát gạch bông kiểu Pháp, tường sơn màu kem nhạt điểm xuyết vài bức tranh sơn dầu vẽ cảnh ruộng đồng quê Nam Bộ pha chút phong cách châu Âu. Bàn ghế bằng gỗ lim, lưng cong uốn lượn, trên bàn còn đặt lọ hoa nhỏ cắm vài bông huệ trắng. Một bên góc phòng có cây đàn piano đặt sát tường, trên đàn là khung ảnh một người phụ nữ Tây đội mũ rộng vành.

Phục vụ trong quán mặc áo sơ mi trắng, quần tây, đeo nơ đỏ trước cổ. Thấy bốn người bước vào thì vội tiến tới cúi nhẹ, nói giọng trau chuốt:

“Xin chào quý khách nếu quý khách chưa đặt bàn trước thì xin mời theo tôi.”

Nói rồi, anh ta dẫn bốn người đến một chiếc bàn trống cạnh cửa sổ, chỗ có ánh sáng tự nhiên dịu nhẹ chiếu vào.

Không biết các vị muốn dùng món ăn hay nước uống?” – giọng phục vụ vừa nhẹ nhàng vừa lịch sự.

Trân Ni và Thái Anh mỗi người nhận từ tay phục vụ một quyển menu. Sau vài phút xem xét, cả hai cũng đã chọn được món ăn và đồ uống mình muốn. Rồi đưa menu lại cho Trí Tú và Lệ Sa.

Cả hai nhận lấy nhưng chỉ lật ra được… vài giây đã thấy đầu mình quay mòng mòng. Menu toàn là tiếng Tây xen lẫn với tiếng Việt kiểu “bánh mì nướng bơ kiểu Pháp”, “chè cacao đá lạnh”, “crème caramel”…

Mà... cô với nó thì có hiểu gì đâu. Dân làm thuê làm mướn như hai đứa, ngày nào còn được ăn cơm là may, học hành chữ nghĩa gì mà hiểu nổi mấy từ hoa mỹ này.

Trân Ni và Thái Anh hình như cũng nhận ra sự bối rối của hai người nên lên tiếng:

“Chị Tú với Lệ Sa cứ thoải mái chọn món mình thích nha, đừng ngại gì hết á.”

Lệ Sa và Trí Tú ngại ngùng lắm, cứ khăng khăng đòi chọn đại mấy món rẻ nhất. Nhưng Trân Ni cứ cười hiền, nói:

“Ăn uống có bao nhiêu đâu, mình đi chơi thì phải vui vẻ chớ.”

Cuối cùng, sau một hồi được gợi ý, cả hai cũng gọi được món mình hiểu và dễ ăn nhất.

Trong lúc đợi đồ ăn mang ra, Trí Tú và Lệ Sa tranh thủ ngắm nghía khắp nơi. Không gian sang trọng, tiếng nhạc Pháp du dương phát ra từ máy phát đĩa than, người ra người vào toàn mặc áo dài, comple... Mỗi người mỗi vẻ, quý phái mà thanh nhã.

Lệ Sa thì khoái chí khỏi nói. Nó kéo tay áo Thái Anh, ghé tai nói nhỏ:

Ê, cái quán này mà Sa được ngồi một mình với Thái Anh chắc Sa hạnh phúc chết quá...”

Thái Anh nghe xong thì không thèm trả lời, chỉ đưa tay lấy ly nước nhấp một ngụm, lặng lẽ quay mặt đi... che giấu nụ cười.

Không lâu sau thì thức ăn và nước uống cũng được đem ra. Người phục vụ bưng từng món lên, trên khay là những chiếc dĩa sứ trắng có in viền hoa nhỏ xíu.

Trân Ni chọn món sang trọng và thanh nhã – một phần pâté chaud thơm phức còn nóng hổi, ăn kèm bánh mì đặc ruột giòn tan bên ngoài, mềm trong ruột, cùng một ly sữa bò tươi đánh bọt do nhà hàng mới nhận trong ngày.

Thái Anh thì không chuộng đồ Tây mấy, nên gọi một phần cơm tấm sườn nướng, sườn được nướng bằng than hoa thơm nức mũi, đi kèm là dưa chua và trứng ốp.

Còn Lệ SaTrí Tú thì… chỉ dám chọn món dân dã: mỗi người một đĩa bánh cam nóng hổi, bên trong là đậu xanh tán nhuyễn, vỏ giòn rụm vàng ruộm, ăn kèm một chén chè đậu xanh nước dừa ngọt thanh, mát lạnh.

Đồ ăn được dọn ra, hai người tròn mắt nhìn không chớp, như thể lần đầu thấy "của báu" vậy. Tay đặt trên bàn mà không dám rờ vào, chỉ nhìn nhau rồi lại nhìn xuống dĩa, mùi thơm cứ bốc lên làm bụng réo liên hồi.

Thái Anh thấy cảnh đó thì bật cười khẽ, lấy đôi đũa gõ nhẹ vào thành dĩa:

Nè, hai người bị sao vậy ăn lẹ đi, nhìn hoài một hồi đồ ăn nguội mất ngon đó!”

Trân Ni cũng che miệng cười theo, giọng dịu dàng:

Mấy món đó là món bình thường thôi mà, chị Tú với Lệ Sa ăn tự nhiên đi, đừng ngại.”

Lúc này Trí Tú và Lệ Sa mới giật mình, mặt đỏ bừng như hai trái cà chua, tay run run cầm đũa. Lệ Sa còn quay sang khều Trí Tú khẽ nói nhỏ:

không biết đợi đến bao giờ thì mình mới có dịp ăn lại he chị Tú”

Trí Tú nghe xong cũng cười nhẹ một cái , dân đen như bọn họ thì được đi đến đây ăn một lần là như tu mười kiếp rồi chứ nói chi là lần thứ hai.

Một món ăn trong đây đắt mấy lần ở bên ngoài ,với số tiền đó có thể là phải làm đến mấy tháng mới có thể mua được.

Ủa, chút nữa cô Hai định về luôn hay còn đi đâu nữa không?” – Lệ Sa vừa ăn vừa hỏi, miệng còn nhồm nhoàm miếng bánh cam cuối cùng.

Trân Ni đặt nhẹ cái ly sữa xuống bàn, dùng khăn giấy chấm nhẹ miệng như tiểu thư thứ thiệt:

Chắc sẽ ghé mua thêm ít đồ nữa, lâu lâu mới có dịp lên tỉnh, phải tranh thủ chớ.”

Trí Tú với Lệ Sa nghe vậy thì mặt méo xẹo, trong bụng than trời. Mua thêm nữa? Trời đang trưa chang chang như đổ lửa, ra đường thì mùi hoi lại đổ xuống như nước vừa mỏi chân, vừa sách đồ nặng, mà giờ còn đi nữa…thôi đành cố chứ giờ làm được gì chứ.

Chớ có dám than. Lỡ than, cô Hai giận một cái rồi bỏ hai đứa lại giữa tỉnh, thì có nước… đi bộ về ba ngày mới tới nhà ông Hội đồng.

---

Sau khi rời quán, bốn người rảo bước trên vỉa hè lát gạch vuông màu đỏ, đi thêm khoảng mười mười lăm bước thì tới một tiệm vải kiêm may sẵn của người Pháp.

Bên ngoài treo biển hiệu bằng tiếng Tây: “Maison de Couture Boulanger – Từ 1923”, cửa kính sáng loáng, bên trong là hàng loạt quần áo treo đều tăm tắp, từ bà ba lụa, sơ mi trắng, quần tây dệt Pháp, cho tới mấn nhung, nón dạ, đủ màu, đủ cỡ.

Trân Ni và Thái Anh bước vào, liền được một cô chủ người lai Pháp-Việt tiếp chuyện. Cả hai nói vài câu tiếng Tây rồi chỉ vào mấy mẫu áo bà ba mới treo trên kệ. Sau vài lời trao đổi, cô chủ gật đầu, mỉm cười rồi vào trong lấy ra hai bộ bà ba mới toanh: một bộ xanh ngọc, một bộ vàng mỡ gà có in hoa văn chìm.

Hai cô cầm lên xem xét chất vải – là lụa Thượng Hải, mát tay và nhẹ như gió. Đoạn, cả hai quay sang chỗ Trí Tú và Lệ Sa đang đứng đằng kia, chưa kịp hiểu chuyện gì thì…

Lệ Sa với chị Tú, hai người thấy hai bộ này sao? Có thích không?” – Trân Ni cười hỏi, giơ hai bộ bà ba lên ướm thử lên người hai người đang… ngơ như nai vàng.

Cả hai chỉ biết ‘Dạ?..’ một tiếng, chứ đầu óc vẫn chưa kịp xử lý tình hình không phải cô hai kêu là đi mua đồ cho cô hai và Thái Anh hả sao bây giờ lại ứm đồ lên người của nó và cô không phải là muốn mua cho cả hai đó chứ ?

Lúc này Thái Anh thấy biểu cảm hai người cứ ngơ ngơ ngác ngác liền bực mình:

Trời ơi, gì mà lúc nào cũng đơ như tượng sáp vậy hả? Không thích thì nói, để tôi kêu người ta đổi bộ khác.”

Trí Tú lúng túng xua tay:

Dạ... thôi cô Hai ơi, cô Hai với cô Thái Anh mua cho Lệ Sa được rồi. Con... con còn nhiều đồ lắm, không cần mua thêm đâu…”

Nói nghe thì vậy, chớ bộ đồ trên người Trí Tú từ sáng tới giờ đã pha màu, vải bạc phếch, chỗ vai còn sờn cả chỉ. Nhưng phận chủ tớ mà nhận đồ của cô hai hoài mà không có đền đáp gì được thì cô cũng không muốn nhận đâu.

Trân Ni và Thái Anh liếc nhau cười nhẹ. Không hỏi nữa, cả hai quay qua gật đầu với cô chủ tiệm:

Lấy giúp tôi thêm ba bộ như vậy, khác màu. Rồi gói lại, thanh toán luôn nha.”

Sự thật là, từ nãy giờ cả hai nàng đã để ý Trí Tú chỉ có đúng một bộ đồ cũ, ngồi trên xe thì cúi rạp người, chắc sợ làm dơ ghế. Còn Lệ Sa thì... nhìn đằng trước thì được chứ đằng sau áo là một miếng vải khác màu vá ngang lưng, như miếng bánh da lợn. Nên tiện thể lên tỉnh, hai nàng mua luôn vài bộ cho “người nhà”.

Trí Tú và Lệ Sa gượng gạo từ chối, nhưng cuối cùng cũng đành… đầu hàng. Không phải là không thích, mà là… ngại. Người ta giàu, người ta tốt, người ta cho. Còn mình thì ngoài cái bụng đói và đôi tay siêng làm… thì lấy gì đền đáp?

Cô và nó chỉ biết nhìn nhau mà lắc đầu thôi thì sao này cố gắng chăm chỉ làm việc cho cô hai coi như đền đáp chút đỉnh chứ biết sao bây giờ.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip