k dạ dày

Đặt văn bản tại đây...Ung thư dạ dày

( Hình thái học )

Một vài lưu ý: Tâm vị chứa chủ yếu các tế bào tiết mucin. Thân vị chứa chủ yếu tế bào mucoid, tế bào chủ (chief cells) và tế bào thành, trong khi môn vị bao gồm các tế bào sản xuất mucus và tế bào nội tiết

1. Vị trí:

Hang môn vị chiếm 50-60%

Bờ cong nhỏ chiếm 20-30%

Tâm vị chiếm 10-20%

Bờ cong lớn chiếm 2-5%

Toàn bộ dạ dày chiếm 2-5%

2. Số lượng thường gặp là 1 ổ, hiếm gặp nhiều ổ

3. Đại thể:

* Giai đoạn sớm

a, Đặc điểm

+ u nhỏ hơn 3cm

+ chưa xâm lấn vào lớp cơ

+ chưa di căn

+ chủ yếu ở niêm mạc và dưới niêm mạc

b, Các typ: lồi, phẳng ( gồ, dẹt, lõm). Loét

+ Lồi: 20% trong các ca sớm, dễ phát hiện, lồi lên niêm mạc dạ dày

+ Phẳng : trong đó phẳng lõm gặp nhiều nhất

+ Loét: sâu tương đối rõ

Trên đại thể ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường khó phát hiện

* Giai đoạn muộn

a, Đặc điểm:

+ Khối u lớn hơn 3cm

+ xâm nhập vào lớp cơ

+ Đã di căn

b, Có 3 thể

K thể sùi, thể loét và thể xâm nhập. Trong đó, thể sùi có 3 dạng là dạng polyp, dạng nấm và dạng suplo

thể loét có 2 dạng là ung thư hóa loét và loét hóa ung thư

thể xâm nhập có 2 dạng là k loét xâm nhập và K xơ dét

+ Thể sùi:

Dạng polyp Dạng nấm Dạng suplo

Có cuống

Bề mặt nhiều nhú nhỏ giàu huyết quản

Dễ chảy máu Chân đế rộng

Bề mặt có chấm loét

Dẽ chảy máu Khối sùi nhiều thùy, múi

Có khe rãnh lồi lõm

Ổ hoại tử, chảy máu

+ Thể loét:

- Ung thư hóa loét: loét diện rộng dễ chảy máu, bôi nhiễm

- Loét hóa ung thư: phát triển trên loét xơ trai, niêm mạc xung quanh khô chắc

+ Thể xâm nhập

- Ung thư loét xâm nhập

- Ung thư xơ dét

4. Vi thể: biểu mô tuyến, biểu mô không biệt hóa, và các thể khác

A, Ung thư biểu mô tuyến

+ K biểu mô tuyến nhú : các tế bào k xếp thành các nhú chia nhánh như hình ngón tay, phát triển vào lòng ống, xung quanh có mô liên kết bao quanh

+ K biểu mô tuyến ống: các tế bào k xếp thành hình ống tuyến, kích thước không đều

+ K biểu mô tuyến nhầy : mô ung thư có lượng lớn chất nhầy do tb k tiết ra, trong cả lòng ống và mô đệm

+ K biểu mô tế bào nhẫn :tế bào u căng tròn, sáng nhân nằm lệch về 1 bên như hình chiếc nhẫn

ở vùng lành, cấu trúc tổ chức bình thường

ở vùng ung thư: cấu trúc bị đảo lọn hoàn toàn, biểu mô phủ bị thay bởi các tế bào ung thư, trong lớp hạ niêm mạc và bó cơ xen lẫn các tế bào ung thư, mật độ dày đặc, xếp thành từng đám hoặc tuyến, thành tuyến nơi dày nơi mỏng, có nơi qua sản tạo nhú nhô vào lòng tuyến. Lòng ống nơi rộng nơi hẹp, méo mó

tế bào ung thư hình trụ hoặc gợi lại hình trụ, mang đày đủ đặc diểm của ác tính: tế bào và nhân đa dạng, nhiều nhân quái nhân chia, bào tương sáng

mô đệm xâm nhập tế bào viêm

B, Ung thư tế bào biểu mô không biệt hóa

Tế bào ung thư tập trung đám lớn, không đều, nhân bắt màu kiềm tính đậm, nhiều nhân, có nhân quái nhân chia

C, Các thể khác:

+ ung thư biểu mô tuyến vẩy

+ ung thư biểu mô tế bào vẩy

5. Ứng dụng lâm sàng

Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị, tiên lượng

a, Triệu chứng:

Không có triệu chứng đặc hiệu sớm trừ khi đã muộn, các triệu chứng thường có là sút cân, buồn nôn dau bụng, chán ăn, ....

Khối u lớn gây tắc môn vị, tử vong do suy mòn

b, Chẩn đoán

+ chẩn đoán bằng nội soi dạ dày: có thể phát hiện ở giai đoạn sớm

+ chẩn đoán bằng sinh thiết mô bệnh học: phương pháp lấy mô từ nội soi làm đồ phiến rất iệu quả, không thể thiếu và rất quan trọng

+ chẩn đoán tế bào học

c, Điều trị: chủ yếu bằng phẫu thuật

d, tiên lượng: K dạ dày sớm: thời gian sống sau mổ trên 5 năm là 90%

K dạ dày muộn thời gian sống sau mổ tên 5 năm là dưới 10%

VIÊM LOÉT DẠ DÀY

Loét dạ dày là tổn thương viêm mất chất cấp hoặc mạn tính ở thành dạ dày qua lớp cơ niêm mạc

1) Loét cấp:

a) Đại thể:

- vết loét thường nhỏ hơn 1cm, hình tròn, chưa qua niêm mạc

- đáy loét màu nâu xám, vùng rìa mềm mạ

- có thể gặp 1 hoặc nhiều ổ loét

b) Vi thể

- đáy có tổ chức hoại tử có máu lẫn chất nhầy, dưới là tổ chức phù nề xung huyết

- niêm mạc bờ ổ loét : phù nề xung huyết, xâm nhập viêm

2) Loét mạn

a) Đại thể

- thường gặp ở bờ cong nhỏ, thường gặp một ổ hiếm gặp nhiều ổ

- 2-3cm

- có 2 loại: là loét chưa biến chứng và loét đã biến chứng xơ trai. Các đặc điểm cần quan tâm là: miệng ổ loét, bờ, thành, ranh giới, đáy, niêm mạc xung quanh

+ tròn - méo mó

+ thấp - cao

+ mềm thoai thoải - cứng, thẳng

+ rõ ràng - không rõ ràng

+ bẩn, nhiều chất nhầy máu hoại tử tơ huyết - sâu xơ hóa, có xu hướng xâm lấn các lớp khác + bình thường bị xung huyết do viêm - thô

b) Vi thể

dạ dày bình thường : niêm mạc - dưới niêm mạc - cơ - thanh mạc

dạ dày bị loét: bờ ổ loét ( biểu mô phủ và các tuyến) - thành ổ loét ( cơ niêm ) - đáy ổ loét ( các chất ở đáy) bị tổn thương mất chất. mất niêm mạc và lan sâu làm mất đoạn cơ niêm ( cơ niêm không liên tục )

+ Bờ ổ loét: cần quan tâm đến biểu mô phủ và các tuyến có thể tăng sinh tăng tiết chất hoặc teo dét mất hẳn, xâm nhập tế bào viêm. Đặc biệt có sự tái tạo mạn tính, dễ dẫn đến dị sản loạn sản, phát triển thành ung thư

+ Thành ổ loét: cơ niêm phân tán đứt đoạn, xâm nhập tế bào viêm, tế bào liên kết mô xơ tân tạo

+ Đáy ổ loét : tổ chức hoại tử bắt màu hồng gồm mảnh vụn tế bào, bạch cầu đa nhân lẫn tơ huyết, dưới là tổ chức hạt

Chú ý: viêm cấp thì phù, xung huyết, xâm nhập nhiều tế bào bạch cầu đa nhân, mô xơ chưa phát triển

Viêm mãn thì mô xơ phát triển

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: