khái niệm thực thể kiểu thực thể

* Khái niệm thực thể: Thực thể là một sự kiện, một đối tượng hay một chủ điểm mà thông tin chứa trong nó cần thiết cho hệ thống thông tin cần xây dựng . Ví dụ:

“ Khách hàng Nguyễn Văn A, địa chỉ 15, LTT,HP

“ Đơn hàng số 1256, của khách KH027

* Kiểu thực thể là một tập hợp các thực thể cùng mô tả một đối tượng nào đó trong hệ thống, nói cách khác, kiểu thực thể là định nghĩa về một laọi thông tin nào đó. Ở ví dụ trên kiểu thực thể tương ứng là Káhch hàng, Đơn hàng.

* Thuộc tính: là một đặc trưng của thực thể, thể hiện mọt khía cạnh nào đó của thực thể liên quan tới hệ thống. Mỗi một thực thể có một tập hợp các thuộc tính, mô tả một thực thể chính là mô tả các thuộc tính của nó.

Ví dụ :

“ Tên của khách hàng là Ng Văn A

“ Đại chỉ của khách hàng là 15,LTT,HP

“Số đơn hàng là 1256

“ Mã khách hàng là KH027

Thuộc tính đc chia ra làm 4 loại :

a) Thuộc tính đinh danh   Ví dụ :

Sinh viên { mãSV, Họ tên SV, Ngày sinh, Ngành học, lớp, Trình độ ngoại ngữ}

b)Thuộc tính mô tả                              c) Thuộc tính phức hợp                          Ví dụ, thuộc tính “Họ tên” là gộp của “Họ đệm” và “Tên” 

d)Thuộc tính đa trị : Thuộc tính đa trị là thuộc tính có thể nhận nhiều hơn một giá trị đối với mỗi thực thể trong bảng thực thể. 

* Liên kết: Giữa các kiểu thực thể vốn tồn tại liên kêt tự nhiên, phản ánh bản chất hoạt động diễn ra trong hệ thống thực. Ví dụ:

- “ Sinh Viên “ hoàn thành “Môn học”

- “Khách hàng ” gửi “Đơn hàng”.

* Xác định các kiểu thực thể chính :trong kỹ thuật xây dựng mô hình tập thể thì việc xác định các kiểu thực thể là rất quan trrọng .bước đầu cần xác định được những kiểu thực thể chính của hệ thống.có thể dựa vào gợi ý,những kiểu thực thể quan trọng trong hệ thống thì thưiừng liên quan tới mọt trong các loại thông tin sau:

a)Thông tin liên quan tới các giao dịch chính hệ thống (ví dụ như đơn hàng,phiếu xuất,phiếu nhập,phiếu đăng ký nhập học)

b)thông tin liên quan tới tài nguyên của hệ thống (ví dụ như sinh viên,giáo viên,môn học,phòng học)

c)thông tin liên quan tới thông kê và kế hoạch (ví dụ như thời khóa biểu học kỳ )

Trong nhiều trường hợp ,những gợi ý trên chỉ có tác dụng ở thời điểm đầu của quá trình khi phân tích .Với hầu hết các hệ thống ,các thông tin loại này thường là dễ xác định .

* Xác định thuộc tính: Sau khi đã xác định đc thực thể, bbước tiếp theo là làm rõ các thành phần thông tin với mỗi thực thể, tưc slà xác định thuộc tính của thực thể.

Dựa vào vai trò các thuộc thính chia ra làm 3 loại:

-Thuộc tính định danh(hay thuộc tính khóa)

-Thuộc tính kết nối(hay khóa ngoài,)

-Thuộc tính mô tả

Sự có mặt của các thuộc tính mô tả đảm bảo cho tính đầy đủ của các thông tin. Vì vậy, xác định đắn các thuộc tính mô tả là rất quan trọng. Một số phân loại các thuộc tính mô tả sau đây có thể là những gợi ý tốt khi xác định thuộc tính của một kiểu thực thể.

a) Thành phân fdữ liệu ít biến động, hoặc hầu như ko biến động (Họ tên, địa chỉ, ngành nghề) và thành phần dữ liệu thg xuyên biến động(chức vụ, nơi làm việc,).

b)Thành phần dữ liệu tham gia vào các xử lý dạng tính toán(điểm thi, số lượng hàng nhập,) hoặc kết quả của một sô phép tính xử lý(điểm trung bình, số lượng hàng tồn khodanh sách sinh viên thi lại hoặc danh sách sinh viên tốt nghiệp)

c)Thnàh phần dữ liệu bền vững (lượng hàng, giá trị tiền trong một hóa đơn, điểm thi môn hoc của một sinh viên) hay ko bền vững (số lượng hàng tồn kho, số con của một nhân viên, địa chỉ của 1 nhân viên)

d)Thành phần là dữ liệu mang tính lích sử (chức vụ đã qua, công việc đã thực hiện, các dự an đã tham gia) hoặc mang hoạt động hiện tại (chức vụ, mức lương)

Cách làm thông thường là sau khi đã xác định các thực thể trong hệ thông, tiếp tục xác định các thuộc tính của từng kiểu thực thể, tuy nhiên cũng có thực thể hiện theo cách khác: trước tiên xác định các thuọc tính trong hệ thống tnhư là các thông tin cơ bản(sơ đăng) sau đó gộp các thuộc tính này thành từng nhóm theo một số chủ đề mô tả. Mỗi nhóm thuộc tính đc tổ chức thành một kiểu thực thể.

Bước tipế theo là xác định các thuộc tính định danh(khóa) và các thuộc tính kết nối(khóa ngoài), đối với mỗi kiểu thực thể. Trong trường hợp ko có sẵn các thuộc tính định danh có thể xây dựng thuộc tính đinh danh mới. (ví dụ mnhư Mã SV, mã môn hoc), thuôck tính kết nối có thể xác định bằng cách đơn giản là dó tìm các thuộc tính có mặt trong kiểu thực thể không phải là khóa,nhưng là thuộc tính khóa trong kiểu thực thể khác

*Xác lập liên kết: Sau khi đã xác định đc các thực thể cùng với thuọc tính của chúng, cần phải xác dịnh mối liên kết giưa các kiểu thực thể. Việc tìm liên kết 2 ngôi có thể thực hiện theo 2 cách:

a)Tìm trên danh sách các thuộc tính của kiểu thực thể A náo đó những thuộc tính kết nối. Một kiểu thực thể B, chứa thuộc tính này và nhận thuộc tính này lam khóa có liên kết với kiểu thực thể A. Ví dụ,trong kiều thực thể “Đơn hàng” có chứa thuọc tính “mã khachhàng”, trong khi đó, ở kiểu thực thể “Khách hàng”, thhộc tính “Mãkháchhàng” là thuộc tính khóa. Như vậy trong kiểu thực thể “Đơn hàng” thuộc tính “MãKH” là thuộc tính kết nối. Điều này chứng tỏ giữua 2 kiểu thực thể “Đơn hàng ” và “Khách hàng” phải có một liên kết

b)Xem xét ý nghĩa của các kiểu thực thể, xem xét quy tắc quản lý, quản lý xử lý thông tin, quy trình thực hiện công tác nghiệp vụ, để từ đó có thể phát hiện ra những liên kết tự nhiên giữa các kiểu thực thể . Ví dụ, ta đã biết là trong hệ thống có các kiểu thực thể “ĐƠn hàng” và “Khách hàng”. Theo quy trình thực hiện công tác nghiệp vụ thì khách hàng phải đăng ký việc mua hàng cảu mính thông qua đơn hàng. Từ quy trình này có thể phát hiện ra mối liênkếtgiữua 2 kiểu thực thể “đơn hàng” và “khách hàng”

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: #1111