ĐÂY THÔN VĨ DẠ


Thời gian như 1 dòng sông không bao giờ trở về nguồn. Tuy không trở về nguồn nhưng dòng sông thời gian ấy sẽ cuốn đi những phù du và để lại lớp phù sa màu mỡ cho đời. Thơ mới là 1 thành tựu đọt xuấn của thơ ca trong tiến trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam. Hàn Mặc Tử là 1 trong 3 đỉnh cao thơ mới – nhà thơ lạ nhất. Tuy cuộc đời nhiều đau thương nhưng nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ và 1 phong cách nghệ thuật độc đáo để lại 1 dấu ấn sâu đậm trong dòng sông thi ca Việt Nam. Đây Thôn Vĩ Dạ in trong tập thơ "Điên" (1938) là 1 trong những tác phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử.

KHỔ 1

Bài thơ mở đầu bằng câu hỏi:

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"

câu hỏi như nhắc nhở có chút trách móc kín đáo nhẹ nhàng mà cũng có thể là lời mời gọi về chơi thôn Vĩ. Có người cho rằng bài thơ được gợi tứ từ tấm hình Hoàng Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử - tấm hình cô mặc áo dài trắng. Lại có người cho rằng bức tranh Hoàng Cúc tặng là phong cảnh xứ Huế mà Hà Mạc Tử tưởng rằng là Vĩ dạ hừng đông hay đêm trăng. Câu thơ đa nghĩa tạo nên sức hấp dẫn riêng có lẽ đây không phải là lời trách người đang chờ đợi từng phút đợi tử thần đưa đi. Nhưng có lẽ bức ảnh hay tâm lưu ảnh kia đã khơi gợi nhiều kỉ niệm, đánh thức cảm xúc thi nhân. Câu thơ như 1 lời tự vấn lòng mình, vừa là hỏi cũng là cái cớ để giãi bày tâm sự. Đọc kĩ lại ta cảm nhận cả 1 chút băn khoăn không biết có còn cơ hội 1 lần nữa về vĩ dạ không. Có lẽ điều duy nhất có thể là trở về bằng hoài niệm. Trong kí ức nhà thơ vẫn đậm sâu hình ảnh Vĩ dạ với những khu vườn mướt xanh. Không gian tràn ngập ánh nắng tinh khôi – ánh nắng tinh khiết, trong trẻo của buổi ban mai.

"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.

Lá trúc chen ngang mặt chữ điền"

Điệp từ nắng tô đậm sự tươi sáng của cảnh sắc. Hình ảnh những hàng cau cao vút đón ánh bình minh dễ làm xúc động lòng người. Đại từ ai – phiếm chỉ diễn tả cảm xúc ngỡ ngàng đắm say trước vẻ đẹp diệu kì của thiên nhiên. Nét hấp dẫn của cảnh sắc nơi đây là sự sống, sự xanh non, thanh mát của khu vườn được diễn tả qua hình ảnh so sánh "mướt quá xanh như ngọc". Thấp thoáng đâu đó, lấp sau lá trúc là khuôn mặt chữ điền đơn hậu của con người. Trong thơ Hàn Mặc Tử, con người bao giờ cũng hiện lên với hình bóng mờ ảo, ẩn hiện. Câu thơ gợi những suy luận phong phú. Có người cho rằng đó là khuôn mặt mang vẻ đẹp nam tính, cũng có người cho rằng đằng sau khóm trúc kia nhất định phải là khuon mặt cô gái dịu dàng tình tứ như trong bài ca dao:

"Mái em tựa một chữ Điền"

Nhưng nếu hiểu cụ thể như vậy có lẽ chưa hiểu hơn thơ Hà Mạc Tử. Hình bóng con người mờ ảo, thấp thoáng tạo nên nét đẹp hài hòa trong cảnh sắc của thiên nhiên. Cũng có người liên tưởng cho rằng Hàn Mặc Tử đã tự vẽ mình trong thơ như 1 kẻ đứng ngoài, đi ngang qua cuộc đời, đứng ngoái mọi cuộc vui, mọi vẻ đẹp trần gian. Sau khi mắc bệnh nan y, thi sĩ đã coi mình như 1 cung nữ xấu số, bị số phận oan nghiệt đẩy vào lãnh cung - ấy là lãnh cung của sự chia lìa.

"Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa?

Trời ở trong đây chẳng có mùa,

Không có niềm trăng và ý nhạc

Có người cung nữ nhớ thương vua"

Cành trúc trong thơ Hàn Mặc Tử vừa gợi được vẻ đẹp làm say lòng người của thôn Vĩ

"Vĩ dạ thôn, vĩ dạ thôn

Biết tre cần trúc, Không buồn mà say" – Bích Khê

Vừa mang ý nghĩa biểu tượng như bức màn vô hình ngăn cách Hàn Mặc Tử với cuộc đời. Đằng sau bức tranh thiên nhiên tươi mới đầy sức sống ấy là tình yêu đời yêu cuộc sống mãnh liệt. Đọc kĩ lại dường như ta vẫn cảm nhận một chút tiếc nuối, xao xuyến.


KHỔ 2

Nhịp điệu nhẹ nhàng, sâu lắng khoan thai của xứ Huế được khắc họa tài hoa qua hình ảnh "Gió mây" nhè nhẹ trôi, dòng sông Hương nước chảy chầm chậm, hoa bắp khẽ đung đưa:

"Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay"

Thiên nhiên không còn sự tinh khôi trong trẻo mà dường như được cảm nhận qua tâm hồn đầy mộng ảo với những đau buồn xót xa. Gió mây vốn gân gũi nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử lại chia lìa xa cách, dấu phẩy giữa dòng thơ đã tô đậm sự chia lìa ấy. Cảnh đẹp nhưng buồn. Thi nhân trải hồn mình trong cảnh sắc. Do trực cảm về mối quan hệ với Hoàng Cúc và cũng là những người thân yêu trước sau sẽ là chia lìa xa cách nên cảnh sắc càng buồn thêm. Thực ra những hình ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử bắt nguồn từ cảnh sắc thân thuộc – dòng sông, bến bờ của xứ Huế. Ca dao xưa cũng có những vần thơ gợi buồn:

"Ai về Đồng Ai về giồng nứa qua truông.

Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em."

Thơ Trúc Thông cũng thấm đẫm nỗi buồn mông lung:

"Lá ngô lay ở bờ sông.

Bờ sông vẫn gió người không thấy về"

Nhưng dường như nỗi buồn trong thơ Hàn Mặc Tử đậm sâu hơn. Hoàng Phủ Ngọc Tường gọi điệu chảy lững lỡ là điệu " Slow tình cảm dành riêng cho Huế" – những nỗi vấn vương không nói thành lời. Trong cảm nhận Thu Bồn, đó là:

"Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu"

Đến Hàn Mặc Tử đã thành con sông "buồn thiu" đầy ảo não. Mong tìm sự lãng quên với mối sầu gió mây, thi nhân tìm đến tri ân tri kỉ - "trăng vàng trăng ngọc":

"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay"

Con thuyền chở trăng là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca

"Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"

Nhưng sông trăng là 1 sáng tác riêng của Hàn Mặc Tử. Ánh trăng tràn đầy vũ trụ tạo nên không gian kì ảo cảm giác mơ hồ lâng đâng hư hư thực thực. Hàn Mặc Tử cũng viết nhiều về trăng – nhà thơ chìm trong thế giới tràn ngập ánh trăng, chỉ có trăng lai láng mênh mông đến choáng ngợp

"Ta đuổi theo trăng.
Trăng bay lả tả ngã lên cánh vàng" – Rượu trăng

"Ở trên kia, có một người

Ngồi bên sông Ngân giặt lụa chơi

Nước hóa thành trăng, trăng ra nước" – Say trăng

Cảnh đẹp kì ảo, mộng và thơ nhưng dường như chất chứa biết bao nỗi niềm hi vọng đợi chờ. Chữ "kịp" hé mở 1 tâm trạng tiếc nuối, âu lo. Thời gian không chờ đợi cuộc chia ly vĩnh viễn đang đến gần, còn bao mong muốn khát khao nhưng liệu có kịp không? Cau hỏi khắc khoải đến não lòng.


KHỔ 3


Xứ Huế "mơ màng", xứ Huế "thơ" hiện lên dịu dàng, huyền ảo gợi những rung động sâu xa. "Thơ Hàn Mặc Tử có 1 đặc điểm nổi bật ảo rõ hơn thực, người thơ lấn át cảnh thơ. "Cảnh và người không có một ranh giới cố định. Đường biên ấy ít khi giữ cho tâm hồn được ổn định thăng bằng" – Lê Bảo. Lối chuyển tứ đột ngột cũng gợi dấu ấn riêng trong thơ Hàn Mặc Tử. Nếu như ở khổ thứ nhất, cảnh sắc thiên nhiên chân thực, khổ thứ hai " chênh trao giữa đất bờ hư thực thì khổ thứ ba thi nhân chìm trong ảo mộng:

"Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?"

Câu thơ là lời thách thức bạn đọc yêu thơ bao thế hệ. "Mơ khách đường xa" là trong giấc mơ Hoàng Cúc đến với Hàn Mặc Tử hay chính Hàn Mặc Tử trở về với Vĩ dạ. Hiểu theo nghĩa nào cũng tạo ra cảm giác mơ hồ xa xôi. Cái xa xôi đượ láy lại như 1 điệp khúc "khách đường xa" tô đậm cái hư ảo. Giữa hư ảo vẫn ẩn bóng hình giai nhân nhưng vẫn là ảo ảnh. Hình bóng chập chờn ấy thấy mà không nắm bắt được làm tăng thêm nỗi khắc khoải bồn chồn. Màu áo trắng đến mức nhức nhối - trắng quá chìm lẫn trong sương khói. Sương khói của đất trời hay là bức màn vô hình ngăn cách con người với cuộc đời. Ở đây cũng có thể có nhiều cách hiểu – là Huế trong tâm tưởng hay là Quy Nhơn – nơi quê hương gắn bó. Bài thơ kết lại trong câu hỏi hoài nghi bâng khuâng :

"Ai biết tình ai có đậm đà?"

Âm 'a' đem đến một âm điệu ngân vang. Cũng vẫn là những đại từ phiếm chỉ "ai biết", "tình ai" bóng gió và xa xôi đem đến cho bài thơ một ý nghĩa biểu cảm mới không chỉ giới hạn ở tình cảm gắn với một cá nhân cụ thể, một tình yêu hạn hẹp đơn thuần mà là một khát khao lớn lao về tình người, tình đời. Hàn Mặc Tử vẫn là con người rất mực tài hoa, luôn khao khát yêu thương nhưng căn bệnh hiểm nghèo đã làm ông không có được một tình yêu trọn vẹn. Nhà thơ đã từng phải sống cô đơn, lúc thì trên một con thuyền nhỏ lênh đênh chẳng có bến bờ, khi thì khắc khoải bên dãy núi bên thành phố. Cuối cùng là vô vọng trong nhà thương Tuy Hòa chờ chết. Dẫu cho thời gian không chờ đợi phía trước là thời gian vô hình không thể đoán được, dẫu cho tình yêu chỉ là mộng tưởng thì thi sĩ vẫn không nguôi khát khao đến tuyệt đỉnh của tình yêu, tình người "đậm đà".

Câu thơ không còn là khát khao riêng của một linh hồn, của một số phận bất hạnh mà trở thành câu hỏi ngàn đời cho những ai khao khát sống, khao khát yêu thương. Điều thú vị trong đây thôn vĩ dạ là nỗi ám ảnh vấn vương được tạo nên bởi những câu hỏi. 3 khổ thơ là 3 câu hỏi:

Câu thứ nhất: "Sao anh không về chơi thôn Vỹ?" mang sắc thái nhớ mong và tiếc nuối, Câu thứ hai: "Có chở trăng về kịp tối nay?" là sự khắc khoải âu lo, câu thứ ba là khát khao hoài nghi tuyệt vọng.


KẾT BÀI


Đây thôn Vĩ Dạ là một giọng thơ trong trẻo giữa trường thơ điên của Hàn Mặc Tử với nỗi đau đớn và khắc khoải yêu thương bằng tài năng của mình với bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế gợi liên tưởng. Hàn Mặc Tử đã đem đến cho thơ ca Việt Nam một tiếng thơ độc đáo. Bài thơ đã làm sống dậy bức tranh với những đặc trưng rất Huế. Đằng sau là khát khao khôn nguôi cồn cào đầy vơi về tình yêu, tình người. Ra đi giữa lúc tuổi thanh xuân còn phơi phới nhưng Hàn Mặc Tử sẽ sống mãi trong trái tim người yêu thơ. Nếu mai sau, "những cái tầm thường mực thước kia" sẽ tan đi và còn lại của cái thời kỳ này 1 chữ gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử (Chế Lan Viên)

4D�X�w��

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip