Kiến thức cơ bản và nâng cao môn Anh lớp 9 thi vào trường chuyên FULL P.2

Quite and rather

A. QUITE: (khá)

1. Quite không bằng ‘very’ nhưng hơn ‘a little’. 

Ví dụ: It is quite cold. You’d better wear your coat. 

Trời khá lạnh. Chị nên mặc áo khoác vào. 

2. Quite đứng trước a / an. Ví dụ: quite a nice day, quite an old house, quite a long way.

3. Đôi khi ta dùng quite + danh từ (không có tính từ đi kèm). 

Ví dụ: I didn’t expect to see them. It was quite a surprise. 

Tôi đã không hy vọng sẽ gặp họ. Điều đó khá bất ngờ.

4. Ta thường dùng quite với một số động từ, đặc biệt là like và enjoy.

Ví dụ: I quite like tennis. Tôi khá thích tennis.

5. Quite đôi khi có nghĩa là completely (hoàn toàn). 

Ví dụ: – Are you sure? – Yes, quite sure (= completely sure).

- Chắc không? – vâng, hoàn toàn chắc chắn.

Quite mang nghĩa hoàn toàn thường đi với một số tính từ sau: sure, certain, right, wrong, true, safe, clear, obvious, different, unnecessary, incredible, extraordinary, amazing, impossible.

Ví dụ: She was quite different from what I expected.

Cô ấy hoàn toàn khác so với những gì tôi đã nghĩ.

Quite (= completely) cũng còn được dùng với một số động từ.

Ví dụ: I quite agree with you (= completely agree).

Tôi hoàn toàn đồng ý với anh.

I don’t quite understand what you mean. Tôi không hiểu ý anh muốn nói gì.

B. RATHER có nghĩa tương tự như QUITE. 

Các ví dụ dùng rather:

Let’s get a taxi. It is rather a long way to walk.

Gọi xe taxi đi. Đi bộ sẽ quá là xa đấy.

What was the examination like? – Rather dificult. I am afraid.

Kỳ thi thế nào? – Tôi thấy cũng khó đấy.

Quite có thể được dùng trong các ví dụ trên.

Ta thường dùng quite với các khái niệm tích cực, và rather với các khái niệm tiêu cực.

Ví dụ: She is quite intelligent but rather lazy.

Cô ấy khá thông minh nhưng hơi lười nhác.

NHỮNG TỪ DỄ GÂY NHẦM LẪN

Như chúng ta đã biết Tiếng Anh có rất nhiều từ dễ gây nhầm lẫn về nghĩa, cách viết,cách dùng hoặc phát âm. Mình xin đưa ra một số từ có gì mọi người bổ sung thêm.

-Angel(n):thiên thần<>Angle(n):góc

-Cite(v): trích dẫn <>Site(n): địa điểm, khu đất<>sight(n)tầm ngắm;(v)quan sát

-Dessert(n): món tráng miện<>Desert(n): sa mạc;(v)đào ngũ

-Later(adv):sau đó, rồi thì<>Latter(adj):cái thứ hai, người thứ hai

-Principal(n):hiệu trưởng;(adj)chính, chủ yếu<>Principle(n): nguyên tắc, luật lệ

-Affect(v): tác động đến<>effect(n): ảnh hưởng, hiệu quả; (v)thực hiện, đem lại

-Already(adv): đã<> All ready: tất cả đã sẵn sàng

-Among(prep):trong số (dùng cho 3 người or 3 vật trở lên)<>Between...and: giữa..và(chỉ dùng cho 2 người hoặc vật)

-Consecutive(adj): liên tục (không có tính đứt quãng)<>Successive(adj): liên tục (có tính đứt quãng)

-Emỉgrant(n):người di cư<>Immigrant(n): người nhập cư

-Formerly(adv) trc kia <>formally(adv): chỉnh tề

-Historic(adj): nổi tiếng, quan trọng<>Historical(adj): thuộc về lịch sử

-Helpless(adj): vô vọng, tuyệt vọng<>useless(adj): vô dụng

-Imaginary(adj): ko có thật, tưởng tượng<> Imaginative(adj): phong phú, bay bổng về trí tưởng tượng

-Clasic(adj): chất lượng cao; (n): văn nghệ sĩ, tác phẩm lưu danh<>Clasical: cổ điển kinh điển

CHÚ Ý: Between..and cũng đc dùng để chỉ vị trí của một quốc gia so với quốc gia khac (có thể >2)

dùng cho khoảng cách giữa các vật và giới hạn thời gian

Ex: Difference+between; Between each + Noun; Devide + between; Share between/ among.....

-Politic: nhận thức đúng, khôn ngoan<> Political: thuộc về chính trị

-Continual: liên tục lặp đi lặp lại ( hành động có tính đứt quãng)<> Continous: liên miên, suốt( hành động không có tính đứt quãng).

-As(liên từ )= Như + Subject + verb<> Like( tính từ dùng như giới từ) + Noun/ noun phrase

-Alike(adj) giống nhau tương tự<> Alike (adv): như nhau

-As: như/ với tư cách là ( dùng trong so sánh khi bản thân chủ ngữ có chức năng như vật / người đc so sánh)<>Like: như là ( dùng trong so sánh khi bản thân chủ ngữ và vật/ người so sánh không phải là một hoặc không có chức năng giống nhau)

-Before: trc đây, trc đó( dùng khi so sánh một thứ với tất cả các thứ khác cùng loại)<> before: trước( chỉ một sự việc xảy ra trc một sự việc khác trong quá khứ, thường dùng với QKHT)<> Ago : trước (tính từ hiện tại trở về quá khứ, thường dùng với QKĐ)

-Certain: chắc chắn (biết sự thực)<>Sure: tin rằng ( không biết chắc nói theo cảm nhận, nghĩa yếu hơn certain)

-Ill ( trong tiếng anh)= sick (trong tiếng Mỹ) = ốm

-Sick + Noun: ốm yếu bệnh tật <> Be sick, Fell sick: nôn, buồn nôn, say (tàu , xe..)

-Welcome (adj): đc mong đợi, chờ đợi từ lâu, thú vị<> Welcome + Noun: có quyền, đc phép sử dụng<> Welcoming: hoan nghênh, chào đón

-Be certain/ sure of + Ving: chắc chắn là ( đề cập đến tình cảm của người đang đc nói)<>Be certain/ sure to+ V: chắc chắn sẽ phải (đề cập đến tình cảm của chính người nói or người viết)

Be interested+to+Verb: thấy thích khi..<> Be interested in + Ving: thích, muốn<>Be interested in + Ving/Be interested+to+Verb: Muốn biết , muốn phát hiện ra, muốn tìm ra.

Lay và Lie

Động từ “Lay” có nghĩa là đặt, để cái gì đó xuống. Đây là một ngoại động từ nên phải có bổ ngữ đi kèm.

Động từ “Lie” có nghĩa là nằm. Đây là một nội động từ nên không cần bổ ngữ đi kèm.

Thì quá khứ đơn của động từ “lay” là “laid”.

Thì quá khứ đơn của động từ “lie” là “lay” nên rất dễ gây nhầm lẫn trong một số trường hợp. Hãy xem các ví dụ sau:

Ví dụ: Lay down your pen.

Lie down on the couch.

I will lie in bed until noon.

After the test I laid down my pen.

Yesterday I lay on the couch all afternoon.

Role và Roll

A role là một vai diễn của diễn viên.

Ví dụ: "Ghandi" was Ben Kingsley's greatest role. "Hamlet" is a difficult role for most actors.

Roll có thể là động từ và danh từ. Nếu là động từ, có nghĩa là “cuộn”. Nếu là danh từ, có nghĩa là vật gì đó đã được cuộn tròn lại.

Ví dụ: Roll out the barrel. Roll up the carpet. Pass me that roll of carpet. 

Advice và Advise

Advice, có cùng ầm tiết cuối với từ mice, là động từ, nghĩa là lời khuyên.

Ví dụ: You can give advice and receive advice.

Advise, có cùng âm tiết cuối với wise, là động từ, nghĩa là khuyên bảo. 

Ví dụ: He advised me not to go. I need some advice. Will you advise me? 

Imply và Infer

Động từ imply nghĩa là gợi ý.

Động từ infer có nghĩa là “rút ra thông tin” hoặc “chỉ ra thông tin” 

Ví dụ: Joe says to Sam, "Sam, I don't think you got that money from legitimate investments."Joe is implying that Sam is dishonest. Sam can infer that Joe doesn't trust him. 

Elude và Allude

Động từ elude nghĩa là tránh khỏi, lảng tránh, vượt ngòai tầm hiểu biết.

Ví dụ: The fugitive eluded the police. 

I tried to remember his name, but it eluded me.

Động từ allude là đề cập tới thông tin gì đó trong lịch sử hoặc văn học, một dạng trích dẫn. Danh từ của động từ này là allusion.

Ví dụ: "Slings and Arrows" is a show with a title that alludes to Hamlet.

Above và Over

Above và Over so sánh cũng khá phức tạp, chúng đều có những điểm giống và khác nhau.

Giống nhau:

Cả above và over đều có thể dùng để diễn tả vị trí cao hơn một vật gì khác.

Ví dụ:

- They built a new room above/ over the garage. (Họ đã xây một căn phòng mới trên nóc gara).

Cả above và over đều có nghĩa là nhiều hơn.

Ví dụ :

- Inflation is above / over 6%. (Lạm phát trên 6%).

- Children of 14 and above / over can be seen this film. (Trẻ em từ 14 tuối trở lên được phép xem bộ phim này).

Khác nhau:

Tuy nhiên giữa over và above có một vài sự khác biệt trong cách sử dụng.

Above được sử dụng khi ta so sánh với một mốc cố định, một tiêu chuẩn nào đó.

Ví dụ:

- The mountain is 2000 feet above sea level. (Ngọn núi này cao 2000 feet so với mực nước biển).

- Temperature will not rise above zero tonight. (Nhiệt độ tối nay sẽ không cao hơn 0 độ đâu).

Trong khi đó over chỉ được sử dụng với số, tuổi, tiền và thời gian mà thôi.

Ví dụ:

- He is over 50. (Ông ấy đã hơn 50 tuổi rồi đấy).

- It cost over $100. (Giá của nó trên $100).

- We waited over 2 hours. (Chúng tôi đã chờ hơn 2 tiếng đồng hồ rồi).

Khi nói về sự chuyển động từ chỗ này sang chỗ khác thì bạn chỉ có thể sử dụng over.

- They jumped over the stream. (Họ đã nhảy qua dòng suối).

Thêm vào đó over còn có nghĩa là phủ lên.

- He put a blanket over the sleeping child. (Anh ấy đắp chăn cho đứa bé đang ngủ)

Bring / Take

Để phân biệt sự khác nhau giữa bring và take thì bạn nên dựa vào hành động được thực hiện so với vị trí của người nói.

Bring nghĩa là "to carry to a nearer place from a more distant one" (mang một vật, người từ một khoảng cách xa đến gần người nói hơn)

Take thì trái lại "to carry to a more distant place from a nearer one" (mang một vật, người từ vị trí gần người nói ra xa phía người nói.)

Mời các bạn phân biệt qua những ví dụ đúng và sai sau đây:

- Bring this package to the post office. (sai)

- Take this package to the post office. (Đem gói hàng này đến bưu điện nhé!) (đúng)

- I am still waiting for you. Don’t forget to take my book. (sai)

- I am still waiting for you. Don’t forget to bring my book.(Mình vẫn đang đợi cậu đấy. Đừng quên mang sách đến cho mình nhé!) (đúng)

To Have Done Something - Hình Thức đặc Biệt Của Thì Hiện Tại Hoàn Thành

Cấu trúc TO HAVE DONE SOMETHING là dạng INFINITIVE của THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH. Như vậy, cũng giống như THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH, cấu trúc TO HAVE DONE SOMETHING dùng để chỉ một hành động đã được hoàn thành và còn ảnh hưởng đến hiện tại hoặc tương lai.

Examples:

- I have recently returned from India. To have seen the Taj Mahal in the early morning sunlight will always be something I shall never forget. (Tôi mới đi Ấn Độ về. Được ngắm đền Taj Mahal trong ánh bình minh là một điều mà tôi sẽ mãi mãi không bao giờ quê) (người nói mới ngắm đền Taj Mahal gần đây và còn bị ấn tượng mạnh)

- He must have been out of his mind to have done something like that. (Lúc đó anh ấy hẳn là phải bị điên nên mới làm chuyện như vậy).

- Dan appears to have lost some weight. Has he been on a diet? (Dan có vẻ như vừa giảm cân chút ít. Dạo gần đây anh ấy có ăn kiêng không?)

* Trong văn nói, người ta thường dùng HAD TO HAVE DONE SOMETHING thay cho MUST HAVE DONE SOMETHING:

- Ta đã biết MUST = HAVE TO. Do đó có thể thay MUST HAVE DONE SOMETHING bằng HAD TO HAVE DONE SOMETHING

THỜI - THÌ

CÁCH DÙNG CÁC THỜI/THÌ

(Tenses in English)

1. Thời hiện tại thường:

v Thời hiện tại được dùng để diễn tả:

Việc hiện có, hiện xảy ra

Ví dụ: I understand this matter now.

This book belongs to her.

Sự hiển nhiên lúc nào cũng thật/chân lý

Ví dụ: The sun rises in the east and sets in the west.

The earth goes around the sun.

Một tập quán hay đặc tính

Ví dụ: I go to bed early and get up early everyday.

Mr. Smith drinks strong tea after meals.

Chỉ việc tương lai khi trong câu có trạng từ chỉ rõ/ nên thời gian tương lai

Ví dụ: They go to London next month.

I come to see her next week.

v Công thức:

Khẳng định

S + V + (O)

S: chủ ngữ (chủ từ)

V: động từ

O: tân ngữ

Chú ý:

- "Câu" có thể có tân ngữ (O) hoặc không cần tân ngữ (Xem phần "Câu" trong Website này)

- "Do" (Các ngôi trừ Ngôi thứ 3 số ít)

- "Does" (Ngôi thứ 3 số ít)

Phủ định

S + do not/don't + V + (O)

S + does not/doen't + V + (O)

Nghi vấn

Do/does + S + V + (O)?

Don't/doesn't + S + V + (O)?

Do/does S + not + V + (O)?

Ví dụ tổng quát:

1/

Khẳng định

I learn English at school.

Phủ định

I do not learn English at school.

I don't learn English at school.

do not = don't

Nghi vấn

Do you learn English at school?

Don't you learn English at school?

2/

Khẳng định

She learns French at school.

Phủ định

She does not learn French at school.

She doesn't learn French at school.

does not = doesn't

Nghi vấn

Does she learn French at school?

Doesn't she learn French at school?

Chú ý: Trong thời hiện tại thường, các ngôi (thứ nhất số ít/nhiều, thứ 3 số nhiều) được chia như ví dụ tổng quát 1/ trên đây, riêng ngôi thứ 3 (ba) số ít (He, she, it - Tom, John, Hoa ...), ta cần lưu ý các quy tắc sau:

1. Phải thêm "s" vào sau động từ ở câu khẳng định. ( V+s)

Ví dụ: He likes reading books.

She likes pop music.

- Câu phủ định (Xem ví dụ tổng quát 2/ trên đây )

- Câu nghi vấn? (Xem ví dụ tổng quát 2/ trên đây)

2. Ngoài việc "s" vào sau động từ, ta phải đặc biệt chú ý những trường hợp sau:

2.1. Những động từ (Verbs) tận cùng bằng những chữ sau đây thì phải thêm "ES".

S, X, Z, CH, SH, O (do, go) + ES

Ví dụ: miss

mix

mixes

buzz

buzzes

watch

watches

wash

washes

do

does

Ví dụ: He often kisses his wife before going to work.

Tom brushes his teeth everyday.

2.2. Những động từ (Verbs) tận cùng bằng "Y" thì phải xét hai (2) trường hợp sau đây.

v Nếu trước Y là nguyên âm (vowel) thì sẽ chia như quy tắc 2.1 trên đây. Y ---- Y + S

We play

She/he plays

Ví dụ: She plays the piano very well.

v Nếu trước Y là phụ âm (consonant) thì sẽ chia như sau:

(Y ---- IES)

We carry

She/he carries

They worry

She/he worries

Ví dụ: He often carries money with him whenever he goes out.

v Các trạng từ dùng trong thời HTT:

- Always, usually, often, not often, sometimes, occasionally, never;

- Everyday, every week/month/year..., on Mondays, Tuesdays, .... , Sundays.

- Once/twice / three times... a week/month/year ...;

- Every two weeks, every three months (a quarter)

- Whenever, every time, every now and then, every now and again, every so often

v Cách phát âm: Với các ngôi thứ ba (3) số ít, đuôi "S" được đọc như sau:

Cách đọc

Các động từ có kết thúc với đuôi

F, K, P, T

/iz/

S, X, Z, CH, SH, CE, GE + ES

/z/

Không thuộc hai loại trên

2. Thời quá khứ thường:

Dùng để diễn tả:

a. Một việc đã xảy ra và đã xong hẳn, trong câu có trạng từ chỉ rõ thời gian quá khứ, như: yesterday, last week, last year, vv…

Ví dụ: The students came to see me yesterday.

I came home at 9 o’clock last night.

b. Một thói quen hay một khả năng trong quá khứ.

Ví dụ: She sang very well, when she was young.

v Công thức:

Khẳng định

S + V-ed + (O)

S: chủ ngữ (chủ từ)

V: động từ

O: tân ngữ

Chú ý:

"Câu" có thể có tân ngữ (O) hoặc không cần tân ngữ (Xem phần "Câu" trong Website này)

Phủ định

S + did not/didn't + V + (O)

Nghi vấn

Did + S + V + (O)?

Didn't + S + V + (O)?

Did + S + not + V + (O)?

N.B. Toàn bộ các ngôi (Chủ ngữ) được chia như nhau/giống nhau (Không phân biệt ngôi, thứ)

Ví dụ tổng quát:

1/

Khẳng định

I learnt English at school.

Phủ định

I did not learn English at school.

I didn't learn English at school.

did not = didn't

Nghi vấn

Did you learn English at school?

Didn't you learn English at school?

2/

Khẳng định

He learnt English at school.

Phủ định

He did not learn English at school.

He didn't learn English at school.

did not = didn't

Nghi vấn

Did he learn English at school?

Didn't he learn English at school?

v Các trạng từ dùng trong thời QKT:

- Yeasterday, last week/month/year, ago (two days ago, three months ago, long long ago...)

- In the past, in those days, ....

v Cách dùng " Used to" trong thời QKT:

Used to: được dùng trong thời QKT (nghĩa là: "đã từng") để chỉ hành động/thói quen trong quá khứ, và đã chấm dứt trong quá khứ.

Khẳng định

He used to play the guitar when he was a student.

Phủ định

He did not use to play the guitar when he was a student.

He didn't use to play the guitar when he was a student.

did not = didn't

Nghi vấn

Did he use to play the guitar when he was a student?

Didn’t he use to play the guitar when he was a student?

v Cách hình thành động từ quá khứ:

§ Những động từ lập thành thời quá khứ và quá khứ phân từ bằng cách thêm ED hoặc D vào sau động từ gốc (gọi là Động từ có Quy tắc)

Ví dụ: I work - worked

I live - lived

I visit - visited

Chú ý: Nếu tận cùng bằng “Y” và có một phụ âm đi trước “Y” thi phải đổi “Y” thành “I” rồi mới thêm “ED” (Y -- IED)

Ví dụ: I study - studied

Nhưng khi trước Y là nguyên âm thì: Y+ed

Ví dụ: He plays - played

Nếu một động từ (Verb) có một hay nhiều âm tiết/vần mà khi đọc nhấn mạnh vào cuối, và tân cùng bằng một phụ âm và đi trước phụ âm đó có một nguyên âm (Công thức 1-1-1), thì hãy gấp đôi phụ âm rồi mới thêm ED

Ví dụ: Fit – Fitted

Stop - stopped

Drop – Dropped

Nhưng: Visit – Visited

(Vì visit khi đọc, nhấn mạnh vào vần thứ nhất)

Prefer – Preferred

(Vì prefer khi đọc, nhấn mạnh vào vần thứ hai)

§ Ngoài ra ngữ pháp tiếng Anh còn quy định một loại động từ "bất qui tắc", người học phải học thuộc lòng ba (3) thể động từ: Gốc, Quá khứ (PI) và Quá khứ phân từ (PII). Có thể tra ở Bảng động từ bất qui tắc sau:

IRREGULAR VEBS

(Bảng Động từ bất quy tắc)

3. Thời tương lai thường: Dùng để diễn tả

a. Sự xảy ra, hay tồn tại trong tương lai

Ví dụ: They will go to Ho Chi Kinh city next Monday.

We will organize a meeting on Friday morning.

b. Một tập quán/ dự định trong tương lai

Ví dụ: We will meet three times a month.

v Công thức:

Khẳng định

S + will +V + (O)

S: chủ ngữ (chủ từ)

will = sẽ

V: động từ

O: tân ngữ

Chú ý:

"Câu" có thể có tân ngữ (O) hoặc không cần tân ngữ (Xem phần "Câu" trong Website này)

Phủ định

S + will not/won't + V + (O)

Nghi vấn

Will + S + V + (O)?

Won't + S + V + (O)?

Will + S + not + V + (O)?

Ví dụ tổng quát:

1/

Khẳng định

I will phone you when I come home.

Phủ định

I will not tell him this problem.

I won't tell him this problem.

will not = won't

Nghi vấn

Will you see Tom tomorrow?

Won't you meet that girl again?

Will you not see such films again?

v Các trạng từ dùng trong thời TLT:

- Tomorrow, next week/month/year, ... next Monday, Tuesday, ...., Sunday,

- Next June, July, ....., next December, next weekend ....

- In two days/weeks/months, in the years to come, in coming years

Chú ý: Từ "sẽ" ngoài việc dùng cấu trúc trên đây, chúng ta cần nhớ đến Công thức sau

[S + be + going to do (V) + O]

(To be going to do smt )

Dùng cấu trúc này, khi chúng ta muốn nói hành động nào đó đã được dự định, lên kế hoạch thực hiện. Vì vậy có lúc người ta gọi đó là "Thời tương lai gần"

Ví dụ: I am going to visit Ho Chi Minh city next Monday.

Lan is going to take the final exams this summer.

Lúc đó cấu trúc trên sẽ tương tự như:

[S + be + V-ing (+ O)]

(To be doing smt )

và nghĩa cũng tương tự "sẽ" có dự định, lên kế hoạch thực hiện.

Ví dụ: I am doing my homework tonight.

Lan is going out with her boyfriend to the cinema tonight.

Ü Hạn chế sử dụng: going to go/ going to come mà dùng going to

Ví dụ: I am going to the cinema tonight.

4. Thời hiện tại hoàn thành:

v Công thức:

Khẳng định

S + have/has + P2 + (O)

S: chủ ngữ (chủ từ)

P2= V+ed: động từ

(Có quy tắc V+ed; Bất QT= cột 3 Bảng động từ Bất QT)

O: tân ngữ

Chú ý:

"Câu" có thể có tân ngữ (O) hoặc không cần tân ngữ (Xem phần "Câu" trong Website này)

Phủ định

S + have/has not + P2 + (O)

Nghi vấn

Have/has + S + P2 + (O)?

(Have dùng cho các ngôi trừ các Ngôi thứ 3 số ít; Has dùng cho các ngôi thứ 3 số ít)

Ví dụ tổng quát:

1/

Khẳng định

I have learnt English for ten years now.

Phủ định

I have not met that film star yet.

I haven't met that film star yet.

have not = haven't

Nghi vấn

Have you met that film star yet?

Haven't you met that film star yet?

Have you not met that film star yet?

2/

Khẳng định

She has learnt English for eight years now.

Phủ định

She has not met that film star yet.

She hasn't met that film star yet.

has not = hasn't

Nghi vấn

Has she met that film star yet?

Hasn't she met that film star yet?

Has she not met that film star yet?

v Các trạng từ dùng trong thời HTHT:

- Since :Since + thời điểm (since 1990, since last week/month/year; since I last saw him...)

- For :For + khoảng thời gian (for two days, for the past/last two months, for the last two years ...).

- Already, just, yet, recently, lately, ever, never...

- This is the first/second/third ..... time.

Dùng để diễn tả

a. Một hành động vừa thực hiện xong so với hiện tại

Ví dụ: She has just gone to the market.

I have just signed on that contract.

b. Kết quả hiện tại của một hành động quá khứ.

Ví dụ: UK has lost the possession of Hong Kong.

c. Một kinh nhgiệm nào đó.

Ví dụ: I have been in Bangkok several times.

d. Một việc đã xảy ra, nhưng còn tiếp tục.

Ví dụ: I have taught English for more than 10 years.

e. Việc sẽ hoàn thành ở tương lai; trước mệnh đề đó thường có: when, if, when, before, after, as soon as, etc.

Ví dụ: He will return the book as soon as he has done with it.

5. Thời quá khứ hoàn thành: Dùng để chỉ một việc hoàn thành trước một thời gian nhất định ở quá khứ, hoặc trước khi một việc quá khứ khác bắt đầu.

Ví dụ: Our children had all gone to sleep before I came home last night.

When I came, she had left the house.

v Công thức:

Khẳng định

S + had + P2 + (O)

S: chủ ngữ (chủ từ)

P2= V+ed: động từ

(Có quy tắc V+ed; Bất QT= cột 3 Bảng động từ Bất QT)

O: tân ngữ

Chú ý:

"Câu" có thể có tân ngữ (O) hoặc không cần tân ngữ (Xem phần "Câu" trong Website này)

Phủ định

S + had not + P2 + (O)

Nghi vấn

Had + S + P2 + (O)?

Hadn't + S + P2 + (O)?

(Had dùng cho tất cả các ngôi, số)

Ví dụ tổng quát:

1/

Khẳng định

I had learnt English for four years before I went to Hanoi.

Phủ định

He was very nervous because he hadn't flown before.

He was very nervous because he had never flown before.

had not = hadn't

Nghi vấn

-Had he left when you arrived?

Yes, he had.

-Hadn't he left when you arrived?

Yes, he had.

v Các trạng từ dùng trong thời QKHT:

- Before, after, never, ever,

- For + khoảng thời gian + before/after

- When S + V-ed, S +had +P2

6. Thời tương lai hoàn thành: Dùng để chỉ một việc sẽ hoàn thành trước một thời gian nhất định ở tương lai, hoặc trước khi một việc khác bắt đầu.

Ví dụ: I will have lived in this city for 10 years by the end of this year.

She will have arrived in Paris, before you start.

v Công thức:

Khẳng định

S + will have + P2 + (O)

S: chủ ngữ (chủ từ)

P2= V+ed: động từ

(Có quy tắc V+ed; Bất QT= cột 3 Bảng động từ Bất QT)

O: tân ngữ

Chú ý:

"Câu" có thể có tân ngữ (O) hoặc không cần tân ngữ (Xem phần "Câu" trong Website này)

Phủ định

S + will not have + P2 + (O)

S + won't have + P2 + (O)

Nghi vấn

Will S +have + P2 + (O)?

Won't S + have + P2 + (O)?

7. Thời hiện tại tiếp diễn: Dùng để

a. Chỉ một việc đang xảy ra ngay lúc nói chuyện/hiện hành.

Ví dụ: I am reading an English book now.

b. Chỉ việc xảy ra trong tương lai (khi có trạng từ chỉ tương lai).

Ví dụ: I am going to call on Mr. John tomorrow.

I am meeting her at the cinema tonight.

v Công thức:

Khẳng định

S + be + V-ing + (O)

-----------

S + be (To be) + V-ing:

I am dancing.

We/they/you are dancing.

He/she/it is dancing.

S: chủ ngữ (chủ từ)

be: is, are, am (tuỳ các ngôi - thứ)

V-ing: động từ + đuôi ing

O: tân ngữ

Chú ý:

"Câu" có thể có tân ngữ (O) hoặc không cần tân ngữ (Xem phần "Câu" trong Website này)

Phủ định

S + be + not V-ing + (O)

Nghi vấn

Be + S + V-ing + (O)?

Ü V-ing (Doing): Động từ +ING) visiting going, ending, walking, ...

a. Nếu động từ có E câm ở cuối , ta bỏ E đi rồi mới thêm ING:

work - working

drink - drinking

b. Nếu động từ ở cuối có phụ âm, và trước phụ âm mà có một nguyên âm, ta phải gấp đôi phụ âm rồi mới thêm ING:

cut - cutting

run - running

c. Nếu động từ có IE ở cuối , ta đổi IE thành Y rồi mới thêm ING

tie - tying

die - dying

lie - lying

8. Thì quá khứ tiếp diễn: Dùng chỉ một việc đang diễn tiếp trong quá khứ

Ví dụ: They were singing in this room at 10.p.m yesterday.

While I was walking on the street, I met my girl friend.

When I came, they were singing.

v Công thức:

Khẳng định

S + be + V-ing + (O)

-----------

S + be (To be) + V-ing:

I am dancing.

We/they/you are dancing.

He/she/it is dancing.

S: chủ ngữ (chủ từ)

be: was, were (tuỳ các ngôi - thứ)

V-ing: động từ + đuôi ing

O: tân ngữ

Chú ý:

"Câu" có thể có tân ngữ (O) hoặc không cần tân ngữ (Xem phần "Câu" trong Website này)

Phủ định

S + be + not V-ing + (O)

Nghi vấn

Be + S + V-ing + (O)?

-------------------

Ü V-ing (Doing): Động từ +ING) visiting going, ending, walking, ...

a. Nếu động từ có E câm ở cuối , ta bỏ E đi rồi mới thêm ING:

work - working

drink - drinking

b. Nếu động từ ở cuối có phụ âm, và trước phụ âm mà có một nguyên âm, ta phải gấp đôi phụ âm rồi mới thêm ING:

cut - cutting

run - running

c. Nếu động từ có IE ở cuối , ta đổi IE thành Y rồi mới thêm ING

tie - tying

die - dying

lie - lying

9. Thời tương lai tiếp diễn: chỉ một việc sẽ xảy ra trong một thời gian nhất định ở tương lai, hoặc khi một việc khác xảy ra

Ví dụ: I shall be working hard tomorrow morning.

By the time next week, we will be learning English.

v Công thức:

Khẳng định

S + will be + V-ing + (O)

N.B:

I will be dancing.

We/they/you will be dancing.

He/she/it will be dancing.

S: chủ ngữ (chủ từ)

V-ing: động từ + đuôi ing

O: tân ngữ

Chú ý:

"Câu" có thể có tân ngữ (O) hoặc không cần tân ngữ (Xem phần "Câu" trong Website này)

Phủ định

S + will not be + V-ing + (O)

Nghi vấn

Will + S + be + V-ing + (O)?

---------------------------

Ü V-ing (Doing): Động từ +ING) visiting going, ending, walking, ...

a. Nếu động từ có E câm ở cuối , ta bỏ E đi rồi mới thêm ING:

work - working

drink - drinking

b. Nếu động từ ở cuối có phụ âm, và trước phụ âm mà có một nguyên âm, ta phải gấp đôi phụ âm rồi mới thêm ING:

cut - cutting

run - running

c. Nếu động từ có IE ở cuối , ta đổi IE thành Y rồi mới thêm ING

tie - tying

die - dying

lie - lying

10. Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn: Dùng nhấn mạnh rằng một việc đã xảy ra, nhưng còn tiếp tục, không gián đoạn -kéo dài đến hiện tại.

Ví dụ: I have been waiting for you for nearly three hours.

I have been writing this essay for half an hour.

v Công thức:

Khẳng định

S + have/has been +

V-ing + (O)

S: chủ ngữ (chủ từ)

V-ing: động từ + đuôi ing

O: tân ngữ

Chú ý:

"Câu" có thể có tân ngữ (O) hoặc không cần tân ngữ (Xem phần "Câu" trong Website này)

Phủ định

S + have/has not + been +

V-ing + (O)

Nghi vấn

Have/has + S +been + V-ing + (O)?

(Have dùng cho các ngôi trừ các Ngôi thứ 3 số ít; Has dùng cho các ngôi thứ 3 số ít)

Ü V-ing (Doing): Động từ +ING) visiting going, ending, walking, ...

a. Nếu động từ có E câm ở cuối , ta bỏ E đi rồi mới thêm ING:

work - working

drink - drinking

b. Nếu động từ ở cuối có phụ âm, và trước phụ âm mà có một nguyên âm, ta phải gấp đôi phụ âm rồi mới thêm ING:

cut - cutting

run - running

c. Nếu động từ có IE ở cuối , ta đổi IE thành Y rồi mới thêm ING

tie - tying

die - dying

lie - lying

11. Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn: Dùng để chỉ một việc đã xảy ra trước một hành động quá khứ khác, và trong khi hành động quá khứ thứ 2 xảy ra, thì hành động quá khứ thứ nhất vẫn tiếp tục.

Ví dụ: When I was woken up, it had ben raining very hard.

When I came, they had been singing for more than two hours.

v Công thức:

Khẳng định

S + had been + V-ing

+ (O)

S: chủ ngữ (chủ từ)

V-ing: động từ + đuôi ing

O: tân ngữ

Chú ý:

"Câu" có thể có tân ngữ (O) hoặc không cần tân ngữ (Xem phần "Câu" trong Website này)

Phủ định

S + had not + been +

V-ing + (O)

Nghi vấn

Had + S +been + V-ing

+ (O)?

(Had dùng cho tất cả các ngôi, số)

Ü V-ing (Doing): Động từ +ING) visiting going, ending, walking, ...

a. Nếu động từ có E câm ở cuối , ta bỏ E đi rồi mới thêm ING:

work - working

drink - drinking

b. Nếu động từ ở cuối có phụ âm, và trước phụ âm mà có một nguyên âm, ta phải gấp đôi phụ âm rồi mới thêm ING:

cut - cutting

run - running

c. Nếu động từ có IE ở cuối , ta đổi IE thành Y rồi mới thêm ING

tie - tying

die - dying

lie - lying

12. Thời tương lai hoàn thành tiếp diễn: Dùng để chỉ một việc sẽ hoàn thành trước thời gian trong tương lai, nhưng vẫn còn tiếp tục

Ví dụ: By next summer we will have been studying for five years in this school.

I will have been living in this city for 12 years in 2008.

v Công thức:

Khẳng định

S + will have been +

V-ing + (O)

S: chủ ngữ (chủ từ)

V-ing: động từ + đuôi ing

O: tân ngữ

Chú ý:

"Câu" có thể có tân ngữ (O) hoặc không cần tân ngữ (Xem phần "Câu" trong Website này)

Phủ định

S + will not have been +

V-ing + (O)

S + won't have been +

V-ing + (O)

Nghi vấn

Will S +have been + V-ing + (O)?

Won't S + have been + V-ing + (O)?

Ü V-ing (Doing): Động từ +ING) visiting going, ending, walking, ...

a. Nếu động từ có E câm ở cuối , ta bỏ E đi rồi mới thêm ING:

work - working

drink - drinking

b. Nếu động từ ở cuối có phụ âm, và trước phụ âm mà có một nguyên âm, ta phải gấp đôi phụ âm rồi mới thêm ING:

cut - cutting

run - running

c. Nếu động từ có IE ở cuối , ta đổi IE thành Y rồi mới thêm ING

tie - tying

die - dying

lie – lying

(Tất cả các câu mà chúng ta đã viết là ở thể chủ động (Active Voice). Trong thể chủ động chủ từ là kẻ phát sinh ra hành động, ở thể bị động chủ từ là kẻ chịu tác động của hành động đó, hành động này có thể do một đối tượng nào đó gây ra. Trong tiếng Việt ta dùng thể bị động bằng các từ được hoặc bị)*.

Ex: 

Active - The teacher punish the pupils. 

(Thầy giáo phạt các học sinh)

Passive - The pupils are punished.

(Các học sinh bị phạt.)

Passive Voice được thành lập theo cấu trúc:

to be + Past Participle (V­­3)

· Động từ “to be” phải được chia phù hợp với “chủ từ” và thì của câu.

*Nếu chúng ta muốn nói rõ hơn đối tượng nào gây ra hành động ta dùng “BY”.

Ví dụ:

The pupils are punished by teacher.

(Các học sinh bị phạt bởi thầy giáo)

*Sau các động từ như will, can, must,… và have to, be going to,… ta dùng to be ở dạng nguyên thể của nó.

Xem kỹ ví dụ sau:

The new motel will be opened next year.

(Nhà nghỉ mới sẽ được mở vào năm tới.)

The music at the party was very loud and could be heard from far away.

(Nhạc ở buổi tiệc mở rất lớn và có thể nghe từ xa)

This room is going to be painted next week.

(Căn phòng này sắp được sơn vào tuần tới.)

Nên nhớ

(Passive Voice thì của câu thường được xác định bởi động từ to be.)

*Sau đây là cách dùng Passive Voice ở các thì như sau:

-Simple Present

Somebody cleans this room 

- This room is cleaned.

-Present Continuous

Somebody is cleaning this room.

- This room is being cleaned.

-Simple Past

Somebody cleaned this room.

- This room was cleaned.

-Present Perfect

Somebody has cleaned this room.

- This room has been cleaned.

-Simple Future

Somebody will clean this room

- This room will be cleaned.

**Get

-Đôi khi người ta dùng get thay cho be trong (Passive Voice).

Ví dụ:

This room get cleaned often.

(Căn phòng này thường được lau.)

- Để nói điều gì xảy ra với ai hay với cái gì, thường thì hành động không được dự định trước mà xảy ra tình cờ, như:

The dog got run over by a car.

(Con chó bị một chiếc xe hơi cán phải.)

-Nhưng không phải lúc nào cũng có thể thay be bằng get. Ví dụ:

George is liked by everyone. 

(George được thích bởi mọi người)

(=Mọi người đều thích Goerge.)

Trong câu này ta không được thay be bằng “get”.

It is said that…, He is said to…

Trong tiếng Anh người ta thường dùng Passive Voice trong các trường hợp mà người Việt không hề dùng. 

Chúng ta xét ở đây hai mẫu đặc biệt của cách dùng này:

It is said that… có thể dịch : người ta nói rằng…

He is said to… : người ta nói rằng anh ta…

Ví dụ:

It is said that you’ve just built a large house.

- You’re said to have built a large hotell.

(Người ta nói anh mới vừa xây một căn khách sạn rộng lắm.)

It is said that he’s very old.

- He’s said to be very young.

(Người ta nói anh ta trẻ lắm .)

 CÂU BỊ ĐỘNG

(Passive Voice)

1. Bị /Thụ động cách là cách đặt câu trong đó chủ ngữ đứng vai bị động.

Ví dụ: 

1. Chinese is learnt at school by her. 

2. A book was bought by her. 

Chú ý: Điều kiện để có thể chuyển câu chủ động sang bị động:

Thứ 1: Câu chủ động phải xác lập có được tân ngữ. (object) 

Thứ 2: Câu chủ động phải có Ngoại động từ. (transitive verbs) 

2. Qui tắc Câu bị động.

a. Động từ của câu bị động: To be + Past Participle (Pii). 

b. Tân ngữ của câu chủ động thành chủ ngữ của câu bị động 

c. Chủ ngữ của câu chủ động thành chủ ngữ của giới từ "BY" 

Active : Subject - Transitive Verb – Object

Passive : Subject - Be+ Past Participle - BY + Object

Ví dụ: The farmer dinks tea everyday. (Active) 

Tea is drunk by the farmer everyday. (Passive) 

3. Khi một ngoại động từ ở chủ động có hai tân ngữ, một trực tiếp và một gián tiếp (nhóm tặng biếu), có thể chuyển thành hai câu bị động. 

Ví dụ: I gave him an apple. 

An apple was given to him. 

He was given an apple by me. 

4. Một số câu đặc biệt phải dịch là "Người ta" khi dịch sang tiếng Việt.

Ví dụ: It is said that = people say that ; (Người ta nói rằng) 

It was said that = people said that. (Người ta nói rằng) 

Một số động từ được dùng như trên: believe, say, suggest, expect, ... 

5. Ta dùng động từ nguyên thể trong thể bị động:

TO BE + PAST PARTICIPLE để chỉ một ý định hay sự bắt buộc hoặc sự không thể được.

Ví dụ: This exercise is to be done. 

This matter is to be discussed soon. 

6. Sau những động từ : to have, to order, to get, to bid, to cause hay một động từ chỉ về giác quan hoặc cảm tính, ta dùng Past Participle (Tham khảo phần Bảng động từ bất quy tắc) bao hàm nghĩa như bị động:

Ví dụ: We had your photos taken. 

We heard the song sung. 

We got tired after having walked for long. 

7. Bảng chia Chủ động sang Bị động: 

8. Một số Trường hợp đặc biệt khác:

a. Một số động từ đặc biệt: remember; want; try; like, hate ...

Ví dụ: I remember them taking me to the zoo. (active) 

I remember being taken to the zoo.(passive) 

Ví dụ: She wants her sister to take some photogtaphs.(actiove) 

She wants some photographs to be taken by her sister. (passive) 

Ví dụ: She likes her boyfriend telling the truth. (actiove) 

She likes being told the truth. (passive) 

9. Một số Trường hợp đặc biệt nguyên mẫu có TO: Suppose; see; make; 

Ví dụ: You are supposed to learn English now. (passive) 

= It is your duty to learn English now. (active) 

= You should learn English now. (active) 

Ví dụ: His father makes him learn hard. (active) 

He is made to learn hard. (passive) 

Ví dụ: You should be working now.(active) 

You are supposed to be working now.(passive) 

Ví dụ: People believed that he was waiting for his friend (active). 

He was believed to have been waiting for his friend.(passive) 

Các loại mệnh đề

1. Mệnh đề độc lập (independent clauses)

• Định nghĩa: mệnh đề độc lập là mệnh đề mà ý nghĩa của nó không phụ thuộc vào một mệnh đề khác trong cùng một câu. Trong một câu, có thể có hai hoặc nhiều mệnh đề độc lập. Chúng được nối với nhau bằng liên từ kết hợp (coordinating conjunction).

Ví dụ: 

The country life is quite and the air here is fresh and pure.

Câu này có 2 mệnh đề độc lập "The country life is quite" và "the air here is fresh and pure" được nối với nhau bằng liên từ “and”.

• Có thể trong cùng một câu, các mệnh đề độc lập cách nhau bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

The class is over, all the pupils go out of the room

2. Mệnh đề phụ thuộc (dependent clauses)

2.1. Định nghĩa: là mệnh đề không thể đứng riêng một mình. Ý nghĩa của nó phụ thuộc vào mệnh đề chính.

2.2. Về mặt cấu trúc, mệnh đề phụ được liên kết với mệnh đề chính bằng:

– Các đại từ liên hệ: who, whom, which, whose, that, ….. 

The girl who works at the café is John’s sister. 

– Các phó từ liên hệ why, when, where. 

I remember the house where I was born. 

– Các liên từ phụ thuộc: when, while, as, as soon as, because, though, although, till, until, if, unless, wherever, whenever…. 

When we lived in this town, we often went to the theatre. 

Ví dụ:

She stayed at home because her mother was ill.

Trong câu này, có 2 mệnh đề:

(1) she stayed at home (mệnh đề chính)

(2) because her mother was ill (mệnh đề phụ thuộc)

2.3. Các loại mệnh đề phụ 

2.3.1. Mệnh đề danh từ (noun clauses)

• Là một mệnh đề dùng giống như một danh từ. Mệnh đề danh từ thường bắt đầu với that, if, whether hoặc một từ dùng để hỏi như what, when, where, how.

• Mệnh đề danh từ làm chủ ngữ:

When the summit meeting will be held has not been decided. 

That a majority of shareholders didn't attend the meeting is natural. 

• Mệnh đề danh từ làm tân ngữ:

We know that the astronauts were very tired after their long trip. 

The figures show how much the population has increased.

• Mệnh đề danh từ làm bổ ngữ: 

The advantage of DVD is that it gives you much better picture quality. 

It seems that the company has made a mistake in its marketing strategy. 

2.3.2. Mệnh đề trạng ngữ (adverb clauses) 

• Làm chức năng của một trạng từ, mệnh đề trạng ngữ có các loại sau đây: 

a. Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích 

- So that 

She dresses like that so that everyone will notice her 

- In order that 

Some people eat so that they may live. Others seem to live in order that they may eat. 

- For fear that 

I am telling you this for fear that you should make a mistake. 

- In case 

We had better take an umbrella in case it should rain. 

b. Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân 

- Because 

He sold the car because it was too small 

- As 

As he was tired, he sat down. 

- Since 

Since we have no money we can’t buy it. 

- Seeing that 

Seeing that you won’t help me, I must do the job myself. 

c. Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn 

- Where 

I will go where you tell me. 

- Wherever 

Sit wherever you like. 

d. Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian 

- When 

When it rains, I usually go to school by bus. 

- While 

I learned Japanese while I was in Tokyo. 

- Before 

She learned English before she came to England. 

- After 

He came after night had fallen. 

- Since 

I have not been well since I returned home. 

- As 

I saw her as she was leaving home. 

- Till/until 

I will stay here until you get back. 

- As soon as 

As soon as John heard the news, he wrote to me. 

- Just as 

Just as he entered the room, I heard a terrible explosion 

- Whenever 

I’ll discuss it with you whenever you like. 

e. Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức 

- As 

The fought as heroes do. 

- As if/ as though 

+ Diễn tả việc người nói tin có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai 

It looks as if it’s going to rain. 

+ Diễn tả việc người nói tin là khó hoặc không có thật ở hiện tại. 

He looked at me as if I were mad 

+ Diễn tả việc người nói tin là khó hoặc không có thật ở quá khứ 

You look as if you hard seen a ghost. 

f. Mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả 

- So + tính từ + that 

The coffee is so hot that I cannot drink it 

- Such (a) + danh từ + that 

It was such a hot day that I took off my Jacket. 

g. Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự tương phản 

- Though/ although (mặc dù) 

Though he looks ill, he is very strong. 

- No matter: có ý nghĩa tương tự như: (al) though, được theo sau bởi how, what, where, who. 

No matter how = however 

No matter who = whoever 

No matter where = wherever 

No matter what = whatever 

No matter where you go, you will find Coca-Coca

No matter what you say, I don't believe you.

- As 

Rich as he is, he never gives anybody anything. 

h. Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự so sánh 

This exercise is not as easy as you think. 

i. Mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện 

If it rains, we shall stay at home.

2.3.3. Mệnh đề tính ngữ (adjective clauses/relative clauses)

• Có chức năng của một tính từ. Các mệnh đề này bắt đầu bằng các đại từ liên hệ như: who, whom, that, whose….. hoặc các phó từ liên hệ như why, where, when. 

This is the bicycle that I would like to buy. 

• Các đại từ quan hệ trong mệnh đề tính ngữ 

Những từ đứng đầu các mệnh đề tính ngữ (who, whom, which…) được gọi là các đại từ quan hệ vì chúng được thay cho danh từ đứng trước và chỉ về một đối tượng với danh từ. 

- Who: dùng thay cho danh từ đi trước, làm chủ từ 

The man who saw the accident yesterday is my neighbour. 

-Whom: dùng thay cho danh từ chỉ người, làm tân ngữ 

The man whom I saw yesterday is John. 

-Which: được dùng thay cho danh từ chỉ đồ vật. con vật, sự vật, làm chủ ngữ hoặc tân ngữ 

The horse, which I recently bought, is an Arab. 

-Whose : được dùng để chỉ sở hữu cho danh từ chỉ người hoặc vật đứng trước. 

A child whose parents are dead is called an orphan. 

- Of which: dùng để chỉ sở hữu cho danh từ vhỉ vật đứng trước, không dùng cho người: 

This is the dictionary the cover of which has come off. 

- That : có thể dùng để thay thế who, whom, which. 

• Các đại từ quan hệ với các giới từ: Trong những câu có chứa mệnh đề tính ngữ, giới từ thường có hai vị trí: 

- Có thể đi trước các đại từ quan hệ: who, whom, which, nhưng không được đi trước that. 

I don’t know the woman about whom you are talking now.

- Đi sau động từ nếu đại từ quan hệ là that, who, whom, which 

This is the boy that I told you of. 

• Các phó từ liên hệ trong mệnh đề tính ngữ 

- where = in/ at which 

- when = at/ on which 

- why = for which 

• Mệnh đề tính ngữ xác định: là thành phần cơ bản trong câu, không thể thiếu, không thể bỏ đi được.

The book is interesting. The book is on the table

–> the book which is on the table is interesting.

• Mệnh đề phụ tính ngữ không xác định: là mệnh đề cung cấp thêm thông tin, là thành phần không cơ bản, có thể bỏ đi được.

Nam’s book is interesting. It is on the table.

–> Nam’s book, which is on the table, is interesting

Chú ý:

- Mệnh đề này đứng giữa hai dấu phẩy

- Mệnh đề tính ngữ không xác định khi thành phần trong câu đã được xác định bằng tính từ sở hữu, tính từ chỉ định hoặc yếu tố duy nhất.

• Từ chỉ lượng với đại từ quan hệ: some of/most of/a lot of/both of/neither of/a pair of…+ whom/ which 

I go to school with some friends. Most of them are boys.

–> I go to school with some friends, most of whom are boys.

We sent him two pictures. Both of them were new.

–> we sent him two pictures, both of which were new.

• Các trường hợp không dùng “that”:

- Giới từ đứng trước đại từ quan hệ

I know the man with whom you live

- Mệnh đề có chứa từ chỉ lượng

They met many children, most of whom were girls.

- Đại từ quan hệ thay thế cả mệnh đề đứng trước nó

He often sailed across the lake, which nobody had done before.

• Mệnh đề tính ngữ có thể giản lược và trở thành các cụm từ không chứa các động từ đã chia:

* Mệnh đề tính ngữ rút gọn với phân từ 

The Royal College, which was founded in 1076, is the oldest university in this country. 

–> The Royal College, founded in 1076, is the oldest university in this country. 

Applications which are received after the deadline cannot be considered

–> Applications received after the deadline cannot be considered. 

People who travelled into the city every day are used to the hold-ups.

–> People travelling into the city every day are used to the hold-ups.

* Mệnh đề tính ngữ rút gọn với danh từ đồng cách 

Oak, which is one of the most durable hard woods, is often used to make furniture.

–> Oak, one of the most durable hard woods, is often used to make furniture.

* Mệnh đề tính ngữ rút gọn với động từ nguyên mẫu 

Chúng ta dùng mệnh đề tính ngữ rút gọn với động từ nguyên mẫu sau các số thứ tự (first, second...), hình thức so sánh bậc nhất (oldest...), next, last, only:

Who was the first person that conquered Mount Everest?

–> Who was the first person to conquer Mount Everest?

She is the only student who has signed up for the course.

–> She is the only student to sign up for the course.

Relative pronoun : WHO ,WHICH ,WHOM.... 

Không phải ngẫu nhiên mà ngừơi ta xem Relative pronoun : WHO ,WHICH ,WHOM....là một trong " tứ trụ" trong cấu trúc câu tiếng Anh ( cùng với : câu tường thuật , chia động từ ,câu bị động ) .Hầu như trong bài văn, bài text nào cũng ít nhiều dính dáng đến nó. Do đó các em nên chú ý học kỹ cấu trúc này nhé 

Thông thường khi mới học tiếng Anh chúng ta biết đến WHO ,WHICH .. như là chữ hỏi trong câu hỏi :

Who do you like ? bạn thích ai ?

chữ WHO ở đây là có nghĩa là AI và đựoc dùng trong câu hỏi .

Which color do you like : red or blue ? bạn thích màu nào : xanh hay đỏ ?

WHICH trong câu này có nghĩa là " NÀO " và cũng được dùng làm chữ hỏi .

Nhưng hôm nay chúng ta làm quen với một cách dùng hoàn toàn khác của những chữ này. Chữ WHO không có nghĩa là AI và chữ WHICH cũng không có nghĩa là NÀO, mà cả hai đều có nghĩa là : ( hoặc đôi khi không dịch cũng đựơc ), và đặt biệt là chúng không phải dùng cho câu hỏi. Người ta gọi nhóm này là : relative pronoun tạm dịch là : liên quan đại danh từ, hoặc đại từ quan hệ . Ở đây chúng ta thống nhất gọi là đại từ quan hệ cho nó gọn nhé . Vậy các chữ này dùng để làm gì? và công thức dùng như thế nào ?

Khi ta có hai câu riêng biệt mà trong đó chúng có cùng một danh từ thì ngừoi ta có thể nối chúng lại với nhau, và ngừoi ta dùng "đại từ quan hệ " để nối 2 câu.

Ví dụ trong tiếng Việt mình nhé, ta có 2 câu :

Tôi đã làm mất quyển sách .Bạn cho tôi quyển sách đó tháng trước .

Nối lại như sau :

Tôi đã làm mất quyển sách  bạn cho tôi tháng trước .

Cái chữ "  " trong tiếng Việt chính là đại từ quan hệ mà ta sắp học đấy .

Vậy có quá nhiều chữ : WHO , WHICH , THAT .. làm sao biết khi nào dùng chữ nào ?

Trước tiên các em hãy học thuộc cách dùng của chúng như sau đây nhé :

WHO : dùng thế cho chủ từ - ngừoi 

WHOM : dùng thế cho túc từ - ngừoi 

WHICH : dùng thế cho chủ từ lẫn túc từ - vật

WHEN : dùng thế cho thời gian 

WHERE : dùng thế cho nơi chốn 

THAT : dùng thế cho tất cả các chữ trên ( có 2 ngoại lệ xem phần dưới )

WHOSE : dùng thế cho sở hửu ,người / vật 

OF WHICH : dùng thế cho sở hửu vật 

WHY : dùng thế cho lý do ( reason /cause )

CÁCH GIẢI BÀI TẬP DÙNG ĐẠI TỪ QUAN HỆ WHO ,WHICH...

DẠNG 1 : NỐI 2 CÂU

Dạng này đề bài người ta cho 2 câu riêng biệt và yêu cầu mình dùng đại từ quan hệ nối chúng lại với nhau. Các bước làm dạng này như sau:

Bước 1 :

Chọn 2 từ giống nhau ở 2 câu :

Câu đầu phải chọn danh từ, câu sau thường là đại từ ( he ,she ,it ,they ...)

ví dụ :

The man is my father. You met him yesterday.

BƯỚC 2 :

Thế who,which... vào chữ đã chọn ở câu sau, rồi đem (who ,which ..) ra đầu câu 

The man is my father. You met him yesterday.

Ta thấy him  người, làm túc từ nên thế whom vào 

-> The man is my father.You met whom yesterday.

Đem whom ra đầu câu 

-> The man is my father. whom You met yesterday.

Bước 3 :

Đem nguyên câu sau đặt ngay phía sau danh từ đã chọn ở câu trước 

The man is my father. whom You met yesterday

-> The man whom You met yesterday is my father 

DẠNG 2 : ĐIỀN VÀO CHỔ TRỐNG 

Dạng này đề bài người ta cho sẳn một câu đã được nối với nhau nhưng chừa chỗ trống để thí sinh điền đại từ quan hệ vào. Các bước làm dạng này như sau:

+ Nhìn danh từ phía trứơc (kế bên chỗ trống) xem người hay vật ( hoặc cả hai ):

Nếu vật thì ta điền WHICH / THAT 

The dog __________ runs .....( thấy phiá trứoc là dog nên dùng WHICH/ THAT)

Nếu là : REASON, CAUSE thì dùng WHY

The reason ________ he came ... ( dùng WHY )

-Nếu là thơì gian thì dùng WHEN

-Nếu là nơi chốn thì dùng WHERE 

Lưu ý : 

WHEN , WHERE , WHY không làm chủ từ, do đó nếu ta thấy phía sau chưa có chủ từ thì ta phải dùng WHICH / THAT chứ không được dùng WHEN , WHERE , WHY.

Do you know the city _______ is near here ?

Ta nhận thấy city là nơi chốn, nhưng chớ vội vàng mà điền WHERE vào nhé ( cái này bị dính bẩy nhiều lắm đấy ! ). Hãy nhìn tiếp phía sau và ta thấy kế bên nó là IS ( động từ ) tức là chữ IS đó chưa có chủ từ, và chữ mà ta điền vào sẽ làm chủ từ cho nó -> không thể điền WHEREmà phải dùng WHICH /THAT ( nếu không bị cấm kỵ )

-> Do you know the city __WHICH/ THAT_____ is near here ?

- Nếu ta thấy rõ ràng là thời gian, nơi chốn nhưng xem kỹ phía sau động từ người ta có chừa lại giới từ hay không, nếu có thì không đựoc dùng WHEN , WHERE, WHY mà phải dùng WHICH / THAT

The house ________ I live in is nice .

Ta thấy house là nơi chốn, nhưng chớ vội điền WHERE nhé, nhìn sau thấy ngừoi ta còn chừa lại giới từ IN nên phải dùng WHICH /THAT

-> The house ___which/that_____ I live in is nice 

Nhưng đôi khi ngưoì ta lại đem giới từ lên để trứoc thì cũng không đựoc dùng WHERE nữa nhé :

The house in ___which_____ I live is nice 

- Nếu là NGƯỜI thì ta tiếp tục nhìn phía sau xem có chủ từ chưa ? nếu có chủ từ rồi thì ta dùng WHOM / THAT, nếu chưa có chủ từ thì ta điền WHO/ THAT.

Lưu ý : nếu thấy phía sau kế bên chổ trống là một danh từ trơ trọi thì phải xem xét nghĩa xem có phải là sở hửu không, nếu phải thì dùngWHOSE .

The man ________son studies at .....

Ta thấy chữ SON đứng một mình khôNG có a ,the ,.. gì cả nên nghi là sở hửu, dịch thử thấy đúng là sở hửu dùng WHOSE (người đàn ông mà con trai của ông ta . .. )

=> The man ____( whose )____son studies at .....

- Nếu phía trứoc vừa có người + vật thì phải dùng THAT 

The man and his dog THAT ....

cách dùng WHOSE  OF WHICH 

WHOSE : dùng cả cho người và vật 

This is the book .Its cover is nice 

-> This is the book whosecover is nice .

-> This is the book the cover of which is nice 

WHOSE :đứng trứoc danh từ 

OF WHICH : đứng sau danh từ ( danh từ đó phải thêm THE )

OF WHICH : chỉ dùng cho vật ,không dùng cho người.

This is the man . His son is my friend.

-> This is the man the son of which is my friend.( sai )

-> This is the man whose son is my friend.( đúng )

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG ĐẠI TỪ QUAN HỆ ( WHO ,WHICH ,WHOM.... )

1.Khi nào dùng dấu phẩy ?

Khi danh từ đứng trước who ,which,whom... là :

+ Danh từ riêng ,tên 

Ha Noi, which ....

Mary, who is ...

+ Có this ,that ,these ,thoseđứng trước danh từ :

This book, which ....

+ Có sở hửu đứng trước danh từ :

My mother, who is ....

+ Là vật duy nhất ai cũng biết : Sun ( mặt trời ), moon ( mặt trăng )

The Sun, which ...

2. Đặt dấu phẩy ở đâu ?

- Nếu mệnh đề quan hệ ở giữa thì dùng 2 dấu phẩy đặt ở đầu và cuốimệnh đề 

My mother ,who is a cook , cooks very well 

- Nếu mệnh đề quan hệ ở cuối thì dùng một dấu phẩy đặt ở đầu mệnh đề ,cuối mệnh đề dùng dấu chấm .

This is my mother,who is a cook .

3.Khi nào có thể lược bỏ đại từ quan hệ WHO ,WHICH ,WHOM...

- Khi nó làm túc từvà phía trước nó không có dấu phẩy ,không có giới từ( whose không được bỏ ) 

This is the book which I buy.

Ta thấy which là túc từ ( chủ từ là I ,động từ là buy ) ,phía trước không có phẩy hay giới từ gì cả nên có thể bỏ which đi :

-> This is the book I buy.

This is my book ,which I bought 2 years ago.

Trước chữ which có dấu phẩy nên không thể bỏ được .

This is the house in which I live .

Trước which có giới từ in nên cũng không bỏ which đựơc .

This is the man who lives near my house.

Who là chủ từ ( của động từ lives ) nên không thể bỏ nó được .

4. Khi nào KHÔNG ĐƯỢC dùng THAT :

- Khi phía trước nó có dấu phẩy hoặc giới từ : 

This is my book ,that I bought 2 years ago. (sai) vì phía trước có dấu phẩy -.> không được dùng THAT mà phải dùng which 

This is the house inthat I live .(sai) vì phía trước có giới từ in -> không được dùng THAT mà phải dùng which

5. Khi nào bắt buộc dùng THAT

- Khi danh từ mà nó thay thế gồm 2 danh từ trở lên trong đó vừa có ngừơi vừa có vật 

The men and the horsesthat ....

That thay thế cho : người và ngựa 

6. Khi nào nên dùng THAT

- Khi đầu câu là IT trong dạng nhấn mạnh (Cleft sentences) 

It is My father that made the table.

- Khi đứng trước đó là : all, both, each, many, most, neither, none, part, someone, something, so sánh nhất 

There is something that must be done 

This the most beautiful girl that I've ever met.

SỬ DỤNG ĐÚNG "THAT" VÀ "WHICH"

Mệnh đề quan hệ là một vấn đề ngữ pháp khá quan trọng trong tiếng Anh, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng và phận biệt được các loại mệnh đề. Trong bài viết này, VietnamLearning sẽ giúp bạn phân biệt được hai loại mệnh đề với "That" và "Which".

Mô tả sự vật với “That” và “Which” 

“That” đứng ở đầu mệnh đề hay nhóm từ cung cấp thông tin hạn định, thường là để phân biệt chủ thể này với chủ thế khác.

Ví dụ: 

·         Knock on the door that is red (Hãy gõ vào cánh cửa màu đỏ) -> có rất nhiều cánh cửa nhưng cái mà người nói nhắm tới là cánh cửa màu đỏ chứ không phải là cái nào khác.

“Which” đứng đầu mệnh đề để cung cấp thông tin thêm. Mệnh đề đó không cần thiết cho ý nghĩa của câu, do đó có dấu phẩy đứng trước.

Ví dụ: 

·         Knock on the door, which is red -> chỉ có duy nhất một cánh cửa, và nó màu đỏ

Ngoài ra, có các ví dụ sau:

·         Open a franchise in the city that is closest to Chicago -> có rất nhiều thành phố khả dĩ nhưng ta đang nói đến ở đây là thành phố gần với Chicago nhất.

·         Indianapolis, which has thousands of coffee drinkers, will be an excellent place for a franchise -> chỉ có một thành phố là Indianapolis. Và ta cũng biết thêm được thông tin là Indianapolis có hàng ngàn người uống café.

Mệnh đề hạn định và không hạn định 

Mệnh đề bắt đầu với “that” giữ vai trò cần thiết đối với nghĩa của câu. Ta không biết thành phố nào được nói đến trong câu nếu như không có mệnh đề “the city that is closest to Chicago”

Mệnh đề bắt đầu bằng “which” không cần thiết cho nghĩa của câu. Mệnh đề có thể bao hàm thông tin quan trọng nhưng câu vẫn hoàn chỉnh và có nghĩa nếu như bỏ mệnh đề đó đi.

“Indianapolis will be an excellent place for a franchise” là một câu hoàn toàn đủ nghĩa, mặc dù không có mệnh đề “which has thousands of coffee drinkers”

Mệnh đề không hạn định thường được ngăn cách với mệnh đề chính bằng dấu phẩy. Mệnh đề hạn định thì ngược lại. Điều này trở nên quan trọng khi ta nói về người, và chúng ta không có những từ như “that” hay “which” để chỉ dẫn.

Dùng đại từ “Who” để chỉ người

Khi muốn chỉ người, thì cả “that” và “which” đều được thay thế bằng “who”. Cách duy nhất để xác định một mệnh đề chỉ người là hạn định hay không hạn định là ở dấu phẩy.

Hãy tưởng tượng một đoạn video quay một ca sĩ và sáu vũ công. Chỉ có duy nhất một ca sĩ, nên mệnh đề về ca sĩ đó sẽ là không hạn định. Còn ở đây có hơn một vũ công, nên nếu muốn nói về một vũ công nào đó, ta phải thêm mệnh đề hạn định để chỉ rõ người vũ công nào mà ta đang nói tới.

Ví dụ:

·         The singer, who is wearing a leather jacket, has released a new album.

·         It will be the first solo album for the singer, who has two albums with her previous band.

·         The dancer who has red shoes just missed a step

·         I like the dancer who looks like Elvis.

CÂU TRỰC TIẾP - CÂU GIÁN TIẾP

1. Giới thiệu: Trong lời nói trực tiếp, chúng ta ghi lại chính xác những từ, ngữ của người nói dùng. Lời nói trực tiếp thường được thể hiện bởi: các dấu ngoặc kép " " - tức là lời nói đó được đặt trong dấu ngoặc.

Ví dụ: 1- He said, “I learn English”.

2- "I love you," she said.

2. Những thay đổi trong lời nói Trực và Gián tiếp: 

2.1 Đổi thì của câu: 

Thì của các động từ trong lời nói gián tiếp thay đổi theo một nguyên tắc chung là lùi về quá khứ (các thì xuống cấp):

Hãy xem những ví dụ sau đây:

2.2 Các thay đổi khác:

a. Thay đổi Đại từ

Các đại từ nhân xưng và đại sở hữu khi chuyển từ lời nóitr ực tiếp sang lời nói gián tiếp thay đổi như bảng sau:

Ngoài quy tắc chung về các thay đổi ở đại từ được nêu trên đây, người học cần chú ý đến các thay đổi khác liên quan đến vị trí tương đối của người đóng vai trò thuật lại trong các ví dụ sau đây:

Ví dụ: Jane, "Tom, you should listen to me."

+ Jane tự thuật lại lời của mình:

I told Tom that he should listen to me. 

+ Người khác thuật lại lời nói của Jane

Jane told Tom that he should listen to her 

+ Người khác thuật lại cho Tom nghe:

Jane told you that he should listen to her. 

+ Tom thuật lại lời nói của Jane

Jane told me that I should listen to her. 

b. Các thay đổi ở trạng từ không gian và thời gian:

Ví dụ:

Trực tiếp: "I saw the school-boy here in this room today."

Gián tiếp: She said that she had seen the school-boy there in that room that day.

Trực tiếp: "I will read these letters now."

Gián tiếp: She said that she would read those letters then.

Ngoài quy tắc chung trên dây, người học cần chớ rằng tình huống thật và thời gian khi hành động được thuật lại đóng vai trò rất quan trọng trong khi chuyển từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp.

3. Câu hỏi trong lời nói gián tiếp: Câu hỏi trong lời nói gián tiếp được chia làm loại:

3.1. Câu hỏi bắt đầu với các trợ động từ: Ta thêm If/whether

Ví dụ:

Trực tiếp: "Does John understand music?" he asked.

Gián tiếp: He asked if/whether John understood music.

3.2. Câu hỏi bắt đầu who, whom, what, which, where, when, why, how: Các từ để hỏi trên sẽ được giữ nguyên trong câu gián tiếp:

Trực tiếp: "What is your name?" he asked.

Gián tiếp: He asked me what my name was.

3.3. Các dạng đặc biệt của câu hỏi trong lời nói gián tiếp

a. Shall/ would dùng để diễn t ả đề nghi, lời mời:

Ví dụ:

Trực tiếp: "Shall I bring you some tea?" he asked.

Gián tiếp: He offered to bring me some tea.

Trực tiếp: "Shall we meet at the theatre?" he asked.

Gián tiếp: He suggested meeting at the theatre.

b. Will/would dùng để diễn tả sự yêu cầu:

Ví dụ:

Trực tiếp: Will you help me, please?

Gián tiếp: He ashed me to help him.

Trực tiếp: Will you lend me your dictionary?

Gián tiếp: He asked me to lend him my dictionary.

c. Câu mệnh lệnh và câu yêu cầu trong lời nói gián tiếp.

Ví dụ:

Trực tiếp: Go away!

Gián tiếp: He told me/The boys to go away.

Trực tiếp: Listen to me, please.

Gián tiếp: He asked me to listen to him.

d. Câu cảm thán trong lời nói gián tiếp.

Ví dụ:

Trực tiếp: What a lovely dress!

Tuỳ theo xúc cảm và hình thức diễn đạt, chúng ta có thể dùng nhiều hình thức khác nhau như sau:

Gián tiếp: She exclaimed that the dress was lovely.

She exclaimed that the dress was a lovely once.

She exclaimed with admiration at the sight of the dress.

e. Các hình thức hỗn hợp trong lời nói gián tiếp.

Lời nói trực tiếp có thể bao gồm nhiều hình thức hỗn hợp: câu khẳng định, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán:

Ví dụ:

Trực tiếp: She said, "can you play the piano?” and I said”no”

Gián tiếp: She asked me if could play the piano and I said that I could not.

CÂU ĐIỀU KIỆN (Conditionals)

I- Mấy lưu ý về câu điều kiện:

v Câu điều kiện gồm có hai phần: Một phần nêu lên điều kiện và một phần còn lại nêu lên kết quả hay được gọi là mệnh đề chỉ điều kiện và mệnh đề chỉ kết quả.

Ví dụ: If it rains, I will stay at home.

You will pass the exam if you work hard.

Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chỗ được cho nhau

Ví dụ: You will pass the exam if you work hard.

II- Các loại câu điều kiện:

Type 1: Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Ví dụ: If I have enough money, I will buy a new car.

(Simple present + simple Future)

Type 2: Điều kiện không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai -ước muốn ở hiện tại. (Nhưng thực tế khổng thể xảy ra được).

Ví dụ: If I had millions of US dollars now, I would give you a half.

( I have some money only now)

If I were the president, I would build more hospitals.

(Simple present + future Future (would))

Chú ý: Ở câu điều kiện loại 2 (Type 2), trong vế "IF", to be của các ngôi chia giống nhau và là từ "were", chứ không phải "was".

Type 3: Điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ - mang tính ước muốn trong quá khứ. (nhưng thực tế khổng thể xảy ra được).

Ví dụ: If they had had enough money, they would have bought that villa.

[Past Perfect + Perfect Conditional]

If we had found him earlier, we might/could saved his life.

Type 4: Câu điều kiện Hỗn hợp:

Trong tiếng Anh có nhiều cách khác nhau được dùng diễn tả điều kiện trong mệnh đề chỉ điều kiện với "If". Ngoài 3 loại chính nêu trên, một số loại sau cũng được sử dụng trong giao tiếp và ngôn ngữ viết:

1- Type 3 + Type 2:

Ví dụ: If he worked harder at school, he would be a student now.

(He is not a student now)

If I had taken his advice, I would be rich now.

Câu điều kiện ở dạng đảo.

- Trong tiếng Anh câu điều kiện loại 2/3, Type 2 và Type 3 thường được dùng ở dạng đảo.

Ví dụ: Were I the president, I would build more hospitals.

Had I taken his advice, I would be rich now.

If not = Unless.

- Unless cũng thường được dùng trong câu điều kiện - lúc đó Unless = If not.

Ví dụ: Unless we start at once, we will be late.

If we don't start at once we will be late.

Unless you study hard, you won't pass the exams.

If you don't study hard, you won't pass the exams .

 Một số vấn đề cần lưu ý về CÂU ĐIỀU KIỆN

1. Lược bỏ if:

- Có thể lược bỏ if trong câu điều kiện và phải dùng hình thức đảo ngữ.

Ví dụ:

·       If somebody asks me, please tell them I will be back in an hour.

Should anyone ask me, please tell them I will be back in an hour.

·       If it weren’t for his help, I would never succeed.

Were it not for his help, I would never succeed.

·       If I had known he was afraid, I wouldn’t have done it.

Had I known he was afraid, I wouldn’t have done it.

2. Câu điều kiện kết hợp: loại 2 + loại 3

- Dùng để diễn tả một sự thay đổi ở tình huống hiện tại đã ảnh hưởng đến tình huống trong quá khứ.

If + Past Simple, S + would have + V(pp) + O hoặc S + would have + V(pp) + O + If + Past Simple

Ví dụ:

·       If I weren’t so busy all the time, I would have come along.

·       If he didn’t go on business today, he would have visited you.

3. Câu điều kiện kết hợp: loại 3 + loại 2

- Dùng để diễn tả một sự thay đổi ở tình huống trong quá khứ gây lên một tình huống khác biệt ở hiện tại

If + Past Perfect, S + [would + V, would be V-ing] + O hoặc S + would have + V(pp) + O + If + Past Simple

Ví dụ:

·       If you had told me about the skiing trip, I would be there with you now.

·       If I hadn’t stayed up late last night, I wouldn’t be so tired now.

·       If I had worked harder at school I would be sitting in a comfortable office now. I wouldn’t be sweeping the street.

4. If you will/would thường được dùng trong các câu yêu cầu lịch sự, would là hình thức lịch sự hơn.

Ví dụ:

·       If you will/would wait for a moment I’ll see if Mr. Jones is free.

·       I would be grateful if you would make the arrangements for me.

5. If + would like/care có thể được dùng thay vì if + want/wish và có vẻ lịch sự hơn.

Ví dụ:

·       If you would like to come, I’ll get a ticket for you.

·       If you’d care to see the photographs, I’ll bring them round.

6. If + should có thể được dùng trong loại 1 để trình bày rằng hành động dù có thể rất khó được xảy ra; nó thường được nối với một mệnh để chỉ mệnh lệnh, được dùng chủ yếu trong các bản chỉ dẫn.

Ví dụ:

·       If you should have any difficulty in getting spare parts, ring this number.

·       If these biscuits should arrive in a damaged condition please inform the factory at once.

Câu điều kiện đảo ngữ, câu điều kiện ẩn

Câu điều kiện đảo ngữ có chủ ngữ đứng sau động từ, câu điều ẩn có ý như câu điều kiện nhưng cấu trúc của nó không hoàn toàn giống như một câu điều kiện đầy đủ hai mệnh đề (mệnh đề IF và mệnh đề chính). Trong bài này, ta sẽ xem xét tất cả các trường hợp câu điều kiện đảo ngữ và câu điều kiện ẩn.

* Trường hợp 1 - Đảo ngữ:

- Câu điều kiện đảo ngữ là câu điều kiện không thật ở hiện tại hay không thật ở quá khứ. IF trong mệnh đề IFđược bỏ đi, chủ ngữ trong mệnh đề IF được đặt sau động từ hay trợ động từ.

+ Bình thường: IF I HAD KNOWN THAT WOULD HAPPEN, I WOULD HAVE GIVEN HIM THE MONEY.

-> Đảo ngữ: HAD I KNOWN THAT WOULD HAPPEN, I WOULD HAVE GIVEN HIM THE MONEY.

+ Bình thường: IF I WERE TO OFFER YOU A JOB, I WOULD NEED A STRONG RECOMMENDATION FROM YOUR FORMER EMPLOYER.

-> Đảo ngữ: WERE I TO OFFER YOU A JOB, I WOULD NEED A STRONG RECOMMENDATION FROM YOU FORMER EMPLOYER. 

+ Bình thường: IF THAT SHOULD HAPPEN, I'D BE READY FOR IT.

-> Đảo ngữ: SHOULD THAT HAPPEN, I'D BE READY FOR IT.

* Trường hợp 2: Câu điều kiện ẩn có thể là bất cứ loại câu điều kiện nào (hiện tại có thật, không thật, quá khứ không thật)

- Trong câu điều kiện ẩn, không có đủ hai mệnh đề (mệnh đề điều kiện và mệnh đề kết quả). Một câu điều kiện ẩn thường dùng đến những từ hoặc cụm từ sau: WITH, WITHOUT, OTHERWISE, IF SO, IF NOT, WHAT IF.

+ WITH SOME TRAINING, YOU COULD BECOME A GREAT SINGER. (= IF YOU HAD SOME TRAINING, YOU COULD...)

+ WITHOUT HER, I WOULD DIE. (= IF I DIDN'T HAVE HER, I WOULD DIE.)

+ IT SOUNDS LIKE YOU LET PEOPLE TAKE ADVANTAGE OF YOU.

-> IF SO, YOU NEED TO LEARN TO BE MORE ASSERTIVE.

-> IF NOT, MAYBE YOU'RE JUST UNLUCKY.

+ YOU SHOULD OFFER HIM A GOOD SALARY. OTHERWISE, HE WILL NOT TAKE THE JOB. (= IF YOU DON'T, HE WILL NOT TAKE THE JOB.)

+ WHAT IF I TOLD YOU THE TRUTH? (= WHAT WOULD HAPPEN IF I TOLD YOU THE TRUTH?) 

 Cách sử dụng as if, as though (cứ như là, như thể là) nè!

1. Ở thời hiện tại

Nếu động từ ở mệnh đề trước chia ở thời hiện tại đơn giản thì Verb ở mệnh đề sau chia ở quá khứ đơn

Tobe phải chia là Were ở tất cả các ngôi:

S + V(present) as if + S +V(past)

as though

eg:The old lady dresses as if it were winter even in the summer.

He acts as though he were rich.

He talks as if he knew everything in the world. 

2. Thời quá khứ

Nếu động từ ở mệnh đề trước chia ở quá khứ đơn thì Verb ở mệnh đề sau chia ở quá khứ hoàn thành:

S + V(past) + as if + S + Verb(past perfect)

as though 

eg:Jeff looked as though he had seen a ghost.

She talked about the contest as if she had won the grand prize.

MỘT SỐ CÁCH DÙNG THÊM CỦA IF

1. If....then :Nếu...thì

Ví dụ: If she can't come to us,then we will have to go and see her

2. If dùng trong dạng câu không phải điều kiện: Động từ ở các mệnh đề diễn biến bình thường theo thời gian của chính nó. 

Ví dụ:

. If you want to learn a musical instrument,you have to practice

. If you did not do much maths at school,you will find economics difficult to understand

. If that was Marry,why didn't she stop and stay hello

3. If....should = If... happen to... =If... should happen to... diễn đạt sự không chắc chắn 

Ví dụ: If you should happen to pass a supermarket,perhaps you could get some eggs (ngỗ nhỡ anh có tình cờ đi qua chợ có lẽ mua cho em ít đường)

4 .If...was/were to...

- Diễn đạt điều kiện không có thật hoặc tưởng tượng ở tương lai 

Ví dụ:

. If the boss was/were to come in now (= if the boss came in now) ,we would be in real trouble

. What would we do if I was/were to lose my job?

- Hoặc có thể diễn đạt một ý lịch sự khi đưa ra lời đề nghị

Ví dụ: If you were to move your hair a bit,we could all sit down

(nếu anh vui lòng dich ghế của anh ra một chút thì chúng ta có thể cùng ngồi được)

Note:Cấu trúc này tuyệt đối không được dùng với các động từ tĩnh hoặc chỉ trạng thái tư duy.

Ví dụ: 

Correct:If I knew her name,I would tell you

Incorrect:If I was/were to know...

5.If it+ to be+ not+ for : Nếu không vì,nếu không nhờ vào. 

-Thời hiện tại:

Ví dụ: If it wasn't/weren't for the children,that couple wouldn't have any thing to talk about.

(nếu không vì những đứa con thì vợ chồng nhà ấy chả có chuyện gì để mà nói)

-Thời quá khứ:

Ví dụ: If it hadn't been for your help,I don't know what we would have done

(Nếu không nhờ vào sự giúp đỡ của anh thì tôi cũng không biết là chúng tôi sẽ làm gì đây)

6. "Not" đôi khi được thêm vào những động từ sau "IF" để bày tỏ sự nghi ngờ không chắc chắn(Có nên... hay không )

Ví dụ: I wonder if we shouldn't ask the doctor to look at Mary

7.It would... if+ subject+ would...(sẽ là... nếu- không được dùng trong văn viết ) 

Ví dụ: 

. It would be better if they would tell every body in advance.

(Sẽ là tốt hơn nếu họ không kể cho mọi người từ trước. )

. How would we feel if this would happen to our family?

(Ta sẽ cảm thấy thế nào nếu điều này xảy ra đối với gia đình chúng ta? )

8. If...'d have...' have dùng trong văn nói không dùng trong văn viết ,diễn đạt điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ. 

Ví dụ: If I'd have known,I'd have told you

If she'd have recognized him it would have benn funny

9. If+ preposition+ noun/verb...(subject+ be bị lược bỏ) 

Ví dụ: If in doubt,ask for help (= if you are in doubt)

If about to go on a long journey,try to have a good nichts sleep

(=If you are about to go on...)

10. If được dùng khá phổ biến với một số từ như " any/ anything/ever/ not " diễn đạt ý phủ định 

Ví dụ: I'm not angry .If anything,I feel a little surprised. 

(Tôi không giận dữ gì đâu. mà trái lại tôi cảm thấy hơi ngạc nhiên.)

-Thành ngữ này còn diễn đạt ý ướm thử: Nếu có...

Ví dụ: 

. I'd say he was more like a father,if anything

(Tôi xin nói rằng ông ấy còn hơn cả một người cha,nếu có thể nói thế )

. He seldom if ever travel abroard.

(Anh ta chả mấy khi đi ra nước ngoài.)

. Usually,if not always,we write "cannot" as one word.

(Thông thương nhưng không phải là luôn luôn.)

11. If+ Adjective= although(cho dù là ) 

- Nghĩa không mạnh bằng althought-Dùng để diễn đạt quan điểm riêng hoặc vấn đề gì đó không quan trọng

Ví dụ: His style,if simple,is pleasant to read.

(Văn phong của ông ta,cho dù đơn giản,thì đọc cũng thú.) 

- Cấu trúc này có thể thay bằng may... ,but

Ví dụ: His style may be simple,but it is pleasant to read. 

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip