KT Phan Bo
* Phương pháp phân bổ một lần: áp dụng trong trường hợp xuất dùng công cụ dụng
cụ với giá trị nhỏ, số lượng ít, việc xuất dùng đều đặn hàng tháng, toàn bộ giá trị công
cụ dụng cụ sẽ được tính hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh
Nợ TK 627: Giá trị CCDC xuất dùng cho quản lý PX
Nợ TK 641: Giá trị CCDC xuất dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Giá trị CCDC xuất dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Có TK 153: Toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng
* Phương pháp phân bổ hai lần (Phân bổ 50%): áp dụng trong trường hợp xuất dùng CCDC có gía trị lớn hoặc xuất dùng hàng loạt với mục đích thay thế, khi xuất dùng sẽ phân bổ 50% tính vào chi phí của bộ phận sử dụng, khi báo hỏng sẽ phân bổ nốt số còn lại:
- Khi xuất dùng CCDC thuộc loại phân bổ 50%, kế toán ghi:
Nợ TK 142: Chi phí phải trả trước
Có TK 153: Công cụ dụng cụ ": 100% giá trị CCDC xuất dùng
Đồng thời phân bổ 50% giá trị xuất dùng vào chi phí sản xuất kinh doanh
Nợ TK 627: 50% Giá trị CCDC xuất dùng cho quản lý PX
Nợ TK 641: 50% Giá trị CCDC xuất dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: 50% Giá trị CCDC xuất dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Có TK 142 :"Chi phí trả trước": 50% giá trị CCDC xuất dùng cho các bộ phận
+ Khi báo hỏng công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành bổ nốt giá trị còn lại và ghi:
Nợ TK 152: Phế liệu thu hồi
Nợ TK 138(1388): Giá trị bồ thường phải thu
Nợ TK 627, 641, 642: Phân bổ nốt giá trị còn lại (đã trừ phế liệu, bồi thường)
Có TK 142 :"Chi phí trả trước": 50% giá trị CCDC báo hỏng
Giá trị CCDC phân bổ nốt = Giá trị công cụ dụng cụ báo hỏng 2 - Giá trị phế liệu thu hồi - Tiền bồi thường vật chất
* Phương pháp phân bổ dần: Phương pháp này áp dụng đối với công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn thời gian sử dụng dài, xuất dùng không đều đặn giữa các tháng
+ Khi xuất dùng thì kế toán phải tính mức phân bổ giá trị công cụ xuất dùng
từng kỳ:
Mức phân bổ một lần giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng = Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng / Số lần phân bổ
+ Khi xuất dùng giá trị công cụ dụng cụ, kế toán định khoản.
Nợ TK 142,242
Có TK 153 " CC dụng cụ": Toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng
Đồng thời phân bổ 1 phần giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất theo mức phân bổ.
Nợ TK 627: Giá trị CCDC xuất dùng cho quản lý PX
Nợ TK 641: Giá trị CCDC xuất dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Giá trị CCDC xuất dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Có TK 142,242: Mức phân bổ 1 lần
Ví dụ: Có tài liệu tháng 1/N sau tại một doanh nghiệp chế biến thuỷ sản thuộc
đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Số dư đầu kỳ TK 153:
30.000.000 đ
1. Nhập kho công cụ, dụng cụ giá trị chưa có thuế GTGT 25.000.000đ, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 1.250.000đ (Đã trả bằng tiền gửi ngân hàng)
2. Ngày 15/1 xuất kho công cụ dụng cụ loại phân bổ 1 lần theo giá thực tế:
- Phân xưởng sản xuất : 8.000.000đ
- Bộ phận bán hàng: 3.000.000đ
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp 5.000.000đ
3. Ngày 18/1 xuất kho công cụ dụng cụ loại phân bổ lần 2 theo giá thực tế:
- Phân xưởng sản xuất 14.000.000đ
- Bộ phận văn phòng doanh nghiệp: 10.000.000đ
4. Ngày 25/1 bộ phận sản xuất báo hỏng công cụ dụng cụ loại phân bổ hai lần theo
giá thực tế:12.000.000đ, khi báo hỏng có thu hồi phế liệu giá trị 200.000đ nhập
kho
5. Ngày 29/1 xuất dùng công cụ dụng cụ loại phân bổ dần cho bộ phận quản lý
doanh nghiệp trị giá thực tế 9.000.000đ phân bổ 12 tháng.
Yêu cầu: Định khoản kế toán
Giải:
1. Nợ TK 153: 25.000.000
Nợ TK 133: 1.250.000
Có TK 112: 26.250.000
2. Nợ TK 627(6273): 8.000.000
Nợ TK 641(6413): 3.000.000
Nợ TK 642(6423): 5.000.000
Có TK 153: 16.000.000
3. a, Nợ TK 142: 24.000.000
Có TK 153: 24.000.000
b, Nợ TK 627: 14.000.000/2= 7.000.000
Nợ TK 642: 10.000.000/2= 5.000.000
Có TK 142: 12.000.000
4. Nợ TK 627: 12.000.000/2-200.000=5.800.000
Nợ TK 152: 200.000
Có TK 142: 6.000.000
5. a, Nợ TK 142:9.000.000
Có TK 142:9.000.000
b, Nợ TK 642: 9.000.000/12=750.000
Có TK 142: 750.000
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip