hậu dịch
🍋kinh tế
TƯƠNG LAI KINH TẾ HẬU DỊCH
Post của Duong Quoc Chinh
Mấy hôm nay có nhiều người lo lắng hỏi mình xem sắp tới sẽ thế nào, thấy CP chém thì vẫn vui tươi, phấn khởi, đánh thắng giặc Covid ta sẽ xây dựng hơn 10 ngày nay. Mình thì không phải kinh tế gia, cũng chả phải Vanga hay Nguyễn Bỉnh Khiêm, chẳng qua đêm hay ngủ mơ, được/bị "cô" dặn dò chuyện nọ chuyện kia, rồi ngủ dậy kể lại cho anh em bần nông giải trí, chứ không phải tung tin đồn nhảm gây hoang mang dư luận trong nhân dân đâu nhé.
Anh em cần nhớ rằng, cả thế giới, chứ không riêng VN sẽ bị rơi vào GIẢM PHÁT chứ không phải lạm phát như nhiều người nhầm lẫn. Sau đó có thể có lạm phát, nhưng trong vòng 1-2 năm tới thì là giảm. Có thể nhiều người chưa nghe đến từ này.
Giảm phát được hiểu là sự giảm giá liên tục của mức giá chung của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Hay nói các khác mặt bằng chung về giá cả của hàng hóa trong nền kinh tế bị giảm. Điều này dẫn tới sức mua của đồng nội tệ tăng lên. Trong nền kinh tế giảm phát, cùng với một số tiền, theo thời gian, chúng ta có thể mua được nhiều hàng hóa hơn.
Lý do dẫn đến giảm phát là vì dịch bệnh dẫn đến "cách ly toàn xã hội" kéo theo kinh tế đình trệ, trước mắt thì cung và cầu bị giảm đột biến, trừ 1 số mặt hàng tiêu dùng bị tăng đột biến như giấy chùi đít ở Tây và mì tôm ở ta.
Thực tế thì nhu cầu sẽ giảm nhiều hơn do người dân không dám/được ra đường để chi tiêu. Mỗi ngôi nhà sẽ là 1 pháo đài phòng thủ Covid, người ta găm tiền và hàng tiêu dùng thiết yếu ở nhà nằm im thở khẽ chờ có vaccine.
Nền kinh tế đột ngột bị ép cho suy thoái, đình trệ, thì các nhu cầu xa xỉ sẽ bị chết đầu tiên. Như các mặt hàng cao cấp, du lịch, khách sạn, hàng không, dịch vụ ăn chơi (bar, sàn, karaoke, massage, nhậu)...cũng tạch. Doanh nghiệp dạng như bạn FLC là đứng đầu sóng ngọn gió luôn, vì ôm toàn những ngành nói trên. Vì thế chủ tịch Quyết chém gió đợt trước ca 17, nhân dịp đại hội Golfer toàn cuốc, là chả đại biểu (toàn nhà giàu) nào thèm đeo khẩu trang, là có ý muốn kích cầu, tức là nhìn thấy quan tài dồi. Anh em hết sức thông cảm. Đợt này thấy anh im im, chả biết sức khỏe thế nào?
Trước mắt thì anh em dịch vụ sẽ tạch như nói trên. Anh em nào vốn dày, không phải thuê nhà thì có thể ngủ đông, cho nhân viên ăn cháo cầm hơi chờ hết dịch. Còn anh em nào vay ngân hàng nhiều, thuê nhà nhiều, tức là ngồi chơi vẫn phải đốt tiền, thì xác định là sống cũng thành tật. Bởi vì anh em xác định phải gồng ít nhất 1 năm nữa.
Tiếp theo là anh em sản xuất hàng xuất khẩu, cũng khốn đốn, vì thị trường quốc tế cũng tan nát, nhu cầu của họ cũng giảm đột biến, các đơn hàng cũng giảm đi. Vừa rồi VTV phải đính chính thông tin các nước EU cắt giảm các đơn hàng nhập khẩu từ VN, đúng là CP các nước đó không ngăn cản nhập khẩu, nhưng chính các đối tác nhập khẩu sẽ giảm nhu cầu. Điều đó là dễ hiểu.
Bất động sản, nhất là loại BĐS nghỉ dưỡng, cũng sẽ ế dài, vì nó là thứ xa xỉ. BĐS phân khúc bình dân thì còn đỡ, vì nó tương đối thiết yếu. Nhưng trước mắt thì tất cả đều khó bán. Vì nói chung là người dân bị rơi vào thế phòng thủ, người ta sẽ găm tiền, vàng, thắt lưng buộc bụng để chờ phục hồi kinh tế.
Anh em trong các ngành khác không kể bên trên cũng đừng hí hửng, vì các ngành kinh tế nó có sự liên kết đến nhau chặt chẽ. Ví dụ ông KTS hiện tại ít ảnh hưởng, nhưng thời gian tới dân họ không mua nhà đất, không xây nhà, để găm tiền, các chủ đầu tư BĐS lớn thì còn chết nữa, nên ông nào đang ôm các dự án BĐS cao cấp, BĐS nghỉ dưỡng, thì cứ xác định ôm nợ cùng chết với CĐT. Họ hết tiền thì họ sẽ nợ anh em thôi.
Về mặt cá nhân, thì bần nông làm thuê cho các ngành nhạy cảm nói trên cũng sẽ tạch trước, anh em càng nghèo (cấp thấp) càng chết. Ví dụ như anh em chạy bàn quán nhậu, cafe, bán vé số, làm thuê trong khách sạn, resort...sẽ phải nghỉ việc lâu dài. Người nghèo thì ít tiền tiết kiệm, nhất là dân miền Nam không có thói quen tiết kiệm chi tiêu, thì còn có nguy cơ chết đói hoặc bần cùng sinh đạo tặc. Vì thế mà mấy hôm nay người dân SG đã mở ra các điểm tặng quà cho người nghèo, rất đáng trân trọng. HN hình như chưa/không có?
Nói chung thì đợt này là thời điểm toàn dân phải lấy lương khô ra ăn dần. Nên ông nào nghèo quá, không có lương khô, thì cứ xác định. Thế mình mới dự là cảnh sát hình sự đợt tới có khi nhiều việc.
Ở tầm quốc gia cũng sẽ ảm đạm không kém.
Giá xăng dầu thế giới đã và sẽ giảm đột biến do kinh tế suy trầm. Nên giá xuất khẩu dầu thô của VN cũng bị giảm, nên ngân sách bị giảm sâu, chỉ còn mỗi cách là không giảm giá xăng trong nước nhiều, coi như 1 cách thu thuế. Nhưng cách đó cũng không ăn thua mấy vì dân có đi đâu mấy đâu mà mua xăng?
Hiện tại CP đang cấm xuất khẩu gạo, có lẽ vì lo ngại an ninh lương thực, nhưng đó cũng là cách để giảm thu ngân sách rất lớn.
Ngân sách VN hiện nay thu từ dầu thô, xuất khẩu, FDI (chế biến, lắp ráp), dịch vụ, mà các địa phương lớn là HN, SG và Quảng Ninh là đầu tàu, thì lại cũng là đầu tàu mắc dịch, nên kinh tế sẽ bị khủng hoảng lớn.
Vì thế nên CP hứa sẽ không có người nghèo bị bỏ rơi...thì cũng rất khó thực hiện, vì ngân sách cũng hết cmn tiền. Nên bà con cứ xác định lo cho bản thân cho chắc cú.
Ở tầm quốc gia cũng y như cá nhân ở chỗ các nước cũng đang lấy lương khô ra ăn dần. Nước nào giàu, có nguồn dự trữ tốt, thì CP sẽ hỗ trợ người dân tốt hơn, cơ hội phục hồi kinh tế cũng sẽ nhanh hơn rất nhiều. Ví như Mỹ bơm tiền cho dân tiêu, chính là biện pháp kích cầu, trong khi VN thì xin tiền dân để chống dịch, tức là làm ngược lại. Mà việc xin tiền này sẽ còn kéo dài hàng năm nữa.
Để đối phó với giảm phát, theo lý thuyết là lãi suất ngân hàng sẽ giảm tối đa, để dân buộc phải chi tiêu. CP cũng sẽ in thêm tiền để giá trị tiền giảm đi, khiến người dân không dám găm nữa. Nhưng nếu in tiền quá đà thì có thể sau đó sẽ là 1 đợt khủng hoảng lạm phát!
Cách bền vững hơn là CP sẽ tăng chi tiêu công, như đầu tư cơ sở hạ tầng, xây sân bay, đường cao tốc...để kích thích chi tiêu. Nhưng vấn đề là ngân sách tiêu cmn hết tiền vào chống dịch rồi còn đâu. Bây giờ vay nước ngoài cũng sẽ khó khăn hơn do các nước cũng phải lo thân họ.
Trong tình huống này, các nước giàu có thể giảm thuế để kích thích sản xuất, các doanh nghiệp có cơ hội được sống lại. Nhưng VN thì lại khác, nếu giảm thuế (hay giảm giá xăng) thì có khi CP chết trước! Vì thế khả năng tăng thuế sẽ cao hơn. Trước mắt thì ngành thuế sẽ tìm cách đập các ông trốn thuế trước, siết chặt mảng này để tăng thu ngân sách.
Trong các loại khủng hoảng thì khủng hoảng do dịch vẫn còn đỡ hơn khủng hoảng kinh tế thuần túy (như hồi 2008) hoặc thiên tai (động đất, sóng thần, bão lụt...) hay chiến tranh. Vì các loại khủng hoảng kia đều có tính hủy diệt tài sản, BĐS, tài chính. Còn dịch bệnh thực ra không có tính hủy diệt như vậy, ngoài con người (già yếu). Dịch Covid chỉ bất ngờ nén nhu cầu đột biến, đúng như TTg đã nói là như cái lò xo bị ép. Vì thế, khi thoát dịch, lò xo được giải nén thì sẽ bung ra rất mạnh, tức là sức bật cho nền kinh tế là rất lớn. Đó là điểm sáng mà CP tiết lộ cho người dân phấn khởi. Điểm tối thì không nhắc đến!
Vấn đề là lò xò phải còn đủ lực thì mới bật ra được, chứ yếu quá mà bị nén lâu là hỏng luôn, khỏi bật được nữa, thậm chí bị nén nát vụn ra rồi. Vì thế anh em doanh nghiệp nào phát triển bền vững, vốn tự có lớn, vay ít, thì đợt này hibernate nín thở mút tay sống đến lúc hết dịch thì có thể còn ngon hơn (do anh em cạnh tranh chết vãn rồi!).
Tóm lại, tương lai hậu dịch là u ám, bất cứ ai biết về kinh tế hoặc bọn vô học mà hay ngủ mơ như mình cũng biết. Anh em bò đỏ thì phần nhiều là ngu hoặc ăn lương ngân sách chả hiểu mẹ gì về kinh tài, chưa thấy quan tài thì chưa đổ lệ, thấy CP đốt nhiều tiền chống dịch thì lại hoan hỉ. Đa phần nghĩ là dịch sẽ qua nhanh, tầm tháng nữa là hết, ta lại xây dựng hơn 10 ngày nay.
Dương Quốc Chính
https://www.facebook.com/100004289162781/posts/1687254544760835/?d=n
🍋Yuval Noah Harari: "Thế giới sẽ ra sao sau đại dịch Covid-19?"
Yuval Noah Harari, nhà sử học Do Thái, tác giả 3 cuốn sách nổi tiếng “Sapiens”, “Homo Deus” và “21 Lessons for the 21st Century” vừa có bài viết trên Financial Times về tương lai thế giới sau đại dịch Covid-19 và những lựa chọn của nhân loại.
Cơn bão đại dịch rồi sẽ qua đi, nhưng những lựa chọn hiện tại sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta trong tương lai!”
Loài người đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Những quyết định của người dân và các chính phủ trong vài tuần tới chắc chắn sẽ làm thay đổi thế giới trong nhiều năm tiếp theo. Những quyết định này không chỉ định hình lại các hệ thống y tế, mà còn cả nền kinh tế và các chính phủ trên toàn cầu. Chúng ta cần phải quyết định nhanh chóng và dứt khoát, nhưng cũng cần tính đến những tác động lâu dài của những quyết định này. Khi cân nhắc giữa hai lựa chọn, chúng ta không chỉ nên tự hỏi làm cách nào để nhanh chóng vượt qua đại dịch, mà còn phải cân nhắc cả việc thế giới chúng ta đang sống sẽ ra sao khi đại dịch qua đi. Đúng, cơn bão đại dịch sẽ qua, loài người sẽ sống sót, hầu hết chúng ta sẽ vẫn sống, nhưng chúng ta sẽ sinh sống trong một thế giới hoàn toàn khác.
Nhiều giải pháp khẩn cấp trước mắt sẽ trở thành nguyên tắc gắn chặt vào cuộc sống sau này. Đó chính là bản chất của tình huống khẩn cấp. Giải pháp khẩn cấp sẽ đẩy nhanh các tiến trình của lịch sử. Bình thường, người ta có thể mất tới hàng năm để đưa ra các quyết định, nhưng trong bối cảnh đại dịch, các quyết định có thể được thông qua chỉ trong vài giờ. Các công nghệ bị “ép chín” hoặc thậm chí tiềm ẩn rủi ro vẫn được đưa vào sử dụng, bởi nếu không hành động thì thiệt hại chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều. Các quốc gia đang trở thành “chuột bạch” trong các thử nghiệm xã hội quy mô lớn. Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả mọi người đều làm việc ở nhà và chỉ giao tiếp từ xa? Điều gì sẽ xảy ra khi toàn bộ các trường đại học và phổ thông chỉ đào tạo trực tuyến? Thông thường, các chính phủ, doanh nghiệp và các ủy ban giáo dục sẽ không bao giờ đồng ý triển khai những thử nghiệm như vậy. Nhưng hiện tại không còn là bối cảnh thông thường.
Trong bối cảnh khủng hoảng này, chúng ta đối mặt với hai lựa chọn vô cùng quan trọng. Trước nhất là chọn lựa giữa sự giám sát chuyên quyền hay trao quyền cho công dân. Thứ hai là chọn lựa giữa sự cô lập mang tính dân tộc chủ nghĩa hay sự đoàn kết toàn cầu giữa các quốc gia.
Giám sát “bên trong lớp da”
Để ngăn chặn đại dịch, toàn bộ người dân cần phải tuân thủ theo các quy định cụ thể về phòng chống dịch. Có hai cách chính để thực hiện điều này. Phương pháp thứ nhất là chính phủ giám sát người dân, và xử phạt những người vi phạm quy định phòng chống dịch. Ngày nay, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, các công nghệ tối tân đã giúp chính quyền giám sát được tất cả mọi người dân tại mọi thời điểm. 50 năm trước, lực lượng phản gián KGB không thể theo dõi 240 triệu người dân Xô Viết 24 giờ mỗi ngày, và lực lượng này cũng không thể phân tích hiệu quả mọi dữ liệu họ thu thập được. KGB hoạt động dựa vào các chuyên gia phân tích và lực lượng nhân sự giỏi nghiệp vụ, nhưng việc cắt cử một điệp viên theo dõi một người dân trên toàn quốc là điều không thể. Giờ đây, các chính phủ có thể dựa vào những bộ cảm biến thông dụng và các thuật toán máy tính xử lý siêu nhanh để giám sát, thay vì sử dụng nhân lực như trước. Trong cuộc chiến chống Covid-19, một số chính phủ đã triển khai những công cụ giám sát mới bằng công nghệ. Đáng chú ý nhất có lẽ là Trung Quốc. Bằng cách giám sát smartphone của người dân, sử dụng hàng trăm triệu camera nhận diện người dân nơi công cộng, cũng như yêu cầu người dân khai báo thân nhiệt và tình trạng sức khỏe, các cơ quan chức năng của Trung Quốc có thể nhanh chóng xác định các trường hợp nghi nhiễm Covid-19, đồng thời còn truy xuất ra được họ đã đi những đâu, tiếp xúc với những ai để xác định người nghi nhiễm nếu cần. Một loạt các ứng dụng di động cũng được triển khai để cảnh báo người dân về những ca nhiễm bệnh ở phạm vi gần để họ chủ động phòng tránh.
Những công nghệ giám sát kiểu này không chỉ phổ biến ở Đông Á. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mới đây cũng đã cho phép Cơ quan An ninh Israel sử dụng công nghệ “chuyên dụng” chống khủng bố vào việc giám sát bệnh nhân nhiễm Covid-19. Khi Ủy ban phụ trách của quốc hội phủ quyết, ông Netanyahu đã thông qua bằng một “sắc lệnh khẩn cấp”.
Bạn có thể phản biện rằng những chuyện này đã quá quen thuộc. Trong những năm gần đây, các chính phủ và tập đoàn công nghệ toàn cầu đều đã sử dụng những công nghệ giám sát còn phức tạp hơn để theo dõi và kiểm soát người dân. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thận trọng, đại dịch này có thể trở thành một cột mốc quan trọng trong lịch sử công nghệ giám sát người dân. Không chỉ bởi việc các công nghệ giám sát toàn dân từng bị phản đối kịch liệt sẽ được các quốc gia triển khai một cách hiển nhiên, mà công nghệ giám sát thậm chí còn chuyển đổi tinh vi từ “bên ngoài lớp da” sang “bên trong lớp da”.
Hiện tại, khi ngón tay bạn chạm vào màn hình smartphone và bấm vào một đường link, các chính phủ mới chỉ muốn biết chính xác bạn đã bấm vào cái gì. Nhưng trong đại dịch Covid-19, mối quan tâm chính của người giám sát đã thay đổi. Các chính phủ giờ đây muốn biết cả nhiệt độ và huyết áp bên trong lớp da ngón tay của bạn.
Tình huống khẩn cấp “bánh pudding”
Tình huống khẩn cấp buộc chúng ta đối mặt với một trong những vấn đề khi bị giám sát là không ai biết chính xác chúng ta bị giám sát như thế nào, và sẽ dẫn tới điều gì trong những năm tiếp theo. Công nghệ giám sát đang phát triển với tốc độ chóng mặt, và những điều 10 năm trước dường như khoa học viễn tưởng thì nay đã không còn gì mới lạ. Chẳng hạn, chúng ta giả định có một chính phủ yêu cầu mọi công dân phải đeo một chiếc vòng sinh trắc học theo dõi thân nhiệt và nhịp tim 24 giờ mỗi ngày. Dữ liệu giám sát sẽ được lưu trữ và phân tích bằng các thuật toán của chính phủ đó. Các thuật toán tinh vi thậm chí sẽ xác định được bạn bị ốm trước cả khi bạn biết. Chuỗi lây nhiễm dịch bệnh nhờ đó sẽ bị ngăn chặn quyết liệt và hiệu quả hơn. Các hệ thống giả định như vậy được cho là có thể ngăn chặn đại dịch chỉ trong vài ngày. Nghe thật tuyệt vời phải không?
Nhưng mặt trái, đương nhiên luôn tồn tại, sẽ là việc hợp pháp hóa cho một hệ thống giám sát khủng khiếp chưa từng có. Chẳng hạn, khi tôi thường bấm vào link của Fox News hơn là link của CNN để xem tin tức, thông tin đó có thể giúp bạn biết đôi chút về quan điểm chính trị hay thậm chí cả tính cách của tôi. Nhưng nếu bạn biết được cả các dữ liệu về thân nhiệt, huyết áp và nhịp tim khi tôi xem một đoạn video, bạn thậm chí có thể biết điều gì khiến tôi vui hay buồn, thậm chí khiến tôi tức giận.
Nên nhớ rằng tức giận, vui buồn, chán nản hay yêu thương cũng đều là các hiện tượng sinh học giống như khi chúng ta ho hay bị sốt. Công nghệ xác định được cơn ho cũng có thể nhận biết được khi bạn cười vang. Nếu các tập đoàn công nghệ và các chính phủ bắt đầu thu thập dữ liệu sinh trắc học của chúng ta trên quy mô đại chúng, họ có thể nắm rõ chúng ta nhiều hơn cả chúng ta biết về bản thân. Thậm chí, sau đó họ không chỉ dự doán được cảm xúc của chúng ta, mà còn thao túng được những cảm xúc đó để bán cho chúng ta bất kỳ thứ gì họ muốn, bất kể đó là một sản phẩm hay là một chính trị gia. Giám sát sinh trắc học có thể biến scandal rò rỉ dữ liệu Cambridge Analytica của Facebook trở thành thứ “tối cổ”. Thử tưởng tượng ở một quốc gia độc tài mà người dân bị buộc phải đeo vòng giám sát sinh trắc học, sẽ có những công dân bị ngồi tù vì có những cảm xúc chống đối chế độ, dù họ không hề thể hiện ra nét mặt hay lời nói, hành động.
Đương nhiên, bạn có thể sử dụng giải pháp giám sát sinh trắc học như một biện pháp tạm thời để xử lý tình huống khẩn cấp, và nó sẽ bị vô hiệu khi khủng hoảng qua đi. Nhưng các biện pháp tạm thời sẽ tạo nên những thói quen xấu trong trường hợp khẩn cấp, nhất là khi các tình huống khẩn cấp mới luôn tiềm ẩn và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Chẳng hạn, đất nước Israel của tôi đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp từ cuộc chiến giành độc lập năm 1948. Điều này hợp thức hóa hàng loạt các biện pháp tạm thời từ kiểm duyệt truyền thông, sung công đất đai, cho đến các quy định về việc làm bánh pudding (tôi không đùa đâu). Dù cuộc chiến đã kết thúc từ lâu, Israel chưa bao giờ tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp và cũng không gỡ bỏ các biện pháp tạm thời năm 1948 (vào năm 2011, chính phủ cuối cùng cũng chấp nhận xóa bỏ nghị định về bánh pudding).
Ngay cả khi số ca nhiễm Covid-19 đã giảm về 0, một số chính phủ cần thu thập dữ liệu cá nhân vẫn có thể lập luận rằng họ cần giữ các hệ thống giám sát sinh trắc học vì lo ngại sẽ có một đại dịch virus mới, hoặc do có một chủng Ebola mới phát triển ở Trung Phi... Quyền riêng tư đã trở thành một cuộc chiến tại đất nước chúng tôi trong những năm gần đây, và đại dịch Covid-19 có thể là bước ngoặt phân định cuộc chiến. Khi mọi người phải lựa chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, họ thường sẽ chọn sức khỏe.
“Cảnh sát xà phòng”
Trên thực tế, gốc rễ của vấn đề nằm ở chính yêu cầu mọi người phải lựa chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, bởi đây là một lựa chọn sai lầm ngay từ cách đặt vấn đề. Chúng ta hoàn toàn có thể và nên có cả quyền riêng tư lẫn sức khỏe. Bằng cách trao quyền cho công dân, chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe của mình và ngăn chặn dịch Covid-19 mà không cần thiết lập chế độ giám sát bắt buộc. Trong vài tuần qua, tại Hàn Quốc và Singapore nổi lên là những trường hợp thành công nhất trong việc phối hợp cộng đồng để ngăn chặn dịch corona lan rộng. Mặc dù các quốc gia này vẫn sử dụng một số ứng dụng giám sát, họ chủ yếu dựa vào việc triển khai xét nghiệm trên diện rộng, báo cáo số liệu trung thực và sự hợp tác tự nguyện của quần chúng.
Giám sát tập trung và chế tài xử phạt không phải là cách duy nhất để khiến mọi người làm theo các hướng dẫn phòng dịch hiệu quả. Khi người dân được tiếp cận đủ thông tin một cách khoa học và chính xác, họ sẽ thực hiện nghiêm túc mà không cần có sự ép buộc nào.
Chẳng hạn như việc rửa tay bằng xà phòng. Đây là một trong những tiến bộ lớn nhất từ trước đến nay của loài người về vệ sinh cá nhân. Hành động đơn giản này đã cứu hàng triệu mạng sống mỗi năm. Mặc dù chúng ta coi đó là điều hiển nhiên, nhưng chỉ đến thế kỷ 19, các nhà khoa học mới phát hiện ra tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà phòng. Trước đó, thậm chí các bác sĩ và y tá còn di chuyển từ một ca phẫu thuật này sang một ca phẫu thuật tiếp theo mà không rửa tay. Giờ đây hàng tỷ người rửa tay mỗi ngày, không phải bởi do có một lực lượng “cảnh sát xà phòng” giám sát, mà bởi họ ý thức được những lợi ích sức khỏe. “Tôi rửa tay bằng xà phòng vì tôi đã nghe nói về virus và vi khuẩn, tôi hiểu rằng những sinh vật nhỏ bé này gây bệnh và tôi biết rằng xà phòng có thể loại bỏ chúng”.
Nhưng để đạt được mức độ tuân thủ và hợp tác như vậy, bạn cần tin tưởng. Mọi người cần tin tưởng vào khoa học, tin tưởng các cơ quan công quyền và tin tưởng vào các phương tiện truyền thông. Trong những năm qua, sự cạnh tranh giữa các đảng phái khiến các chính trị gia trở nên thiếu trách nhiệm, cố tình phá hoại niềm tin của người dân vào khoa học, vào các cơ quan công quyền và các phương tiện truyền thông. Những chính trị gia này còn có thể bị cám dỗ theo chủ nghĩa độc đoán, cho rằng bạn không thể đặt niềm tin theo công chúng để làm điều đúng đắn.
Thông thường, niềm tin đã bị xói mòn trong nhiều năm không thể được xây dựng lại chỉ sau một đêm. Nhưng đây không phải là thời điểm thông thường. Khi khủng hoảng, quan niệm cũng có thể thay đổi nhanh chóng. Bạn có thể xung khắc với anh chị em ruột mình trong nhiều năm, nhưng khi nguy cấp, bạn đột nhiên phát hiện họ vẫn là nơi bạn đặt niềm tin và tình thương, và các bạn vẫn sẵn lòng giúp đỡ nhau. Thay vì xây dựng một hệ thống giám sát mọi công dân, vẫn chưa quá muộn để gây dựng lại niềm tin của người dân vào khoa học, vào cơ quan công quyền và truyền thông. Chắc chắn chúng ta nên sử dụng các công nghệ giám sát mới, nhưng sẽ trao quyền sử dụng nó cho người dân. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc theo dõi nhiệt độ cơ thể và huyết áp mỗi người dân, nhưng dữ liệu đó không dùng vào việc phục vụ một chính phủ toàn năng. Thay vào đó, dữ liệu đó sẽ cho phép tôi đưa ra các lựa chọn cá nhân sáng suốt hơn, cũng như tự chịu trách nhiệm trước chính phủ đối với các quyết định của mình
21st Century” vừa có bài viết trên Financial Times về tương lai thế giới sau đại dịch Covid-19 và những lựa chọn của nhân loại.
Yuval Noah Harari, nhà sử học Do Thái, tác giả 3 cuốn sách nổi tiếng “Sapiens”, “Homo Deus” và “21 Lessons for the 21st Century”.
“Cơn bão đại dịch rồi sẽ qua đi, nhưng những lựa chọn hiện tại sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta trong tương lai!”
Loài người đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Những quyết định của người dân và các chính phủ trong vài tuần tới chắc chắn sẽ làm thay đổi thế giới trong nhiều năm tiếp theo. Những quyết định này không chỉ định hình lại các hệ thống y tế, mà còn cả nền kinh tế và các chính phủ trên toàn cầu. Chúng ta cần phải quyết định nhanh chóng và dứt khoát, nhưng cũng cần tính đến những tác động lâu dài của những quyết định này. Khi cân nhắc giữa hai lựa chọn, chúng ta không chỉ nên tự hỏi làm cách nào để nhanh chóng vượt qua đại dịch, mà còn phải cân nhắc cả việc thế giới chúng ta đang sống sẽ ra sao khi đại dịch qua đi. Đúng, cơn bão đại dịch sẽ qua, loài người sẽ sống sót, hầu hết chúng ta sẽ vẫn sống, nhưng chúng ta sẽ sinh sống trong một thế giới hoàn toàn khác.
Nhiều giải pháp khẩn cấp trước mắt sẽ trở thành nguyên tắc gắn chặt vào cuộc sống sau này. Đó chính là bản chất của tình huống khẩn cấp. Giải pháp khẩn cấp sẽ đẩy nhanh các tiến trình của lịch sử. Bình thường, người ta có thể mất tới hàng năm để đưa ra các quyết định, nhưng trong bối cảnh đại dịch, các quyết định có thể được thông qua chỉ trong vài giờ. Các công nghệ bị “ép chín” hoặc thậm chí tiềm ẩn rủi ro vẫn được đưa vào sử dụng, bởi nếu không hành động thì thiệt hại chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều. Các quốc gia đang trở thành “chuột bạch” trong các thử nghiệm xã hội quy mô lớn. Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả mọi người đều làm việc ở nhà và chỉ giao tiếp từ xa? Điều gì sẽ xảy ra khi toàn bộ các trường đại học và phổ thông chỉ đào tạo trực tuyến? Thông thường, các chính phủ, doanh nghiệp và các ủy ban giáo dục sẽ không bao giờ đồng ý triển khai những thử nghiệm như vậy. Nhưng hiện tại không còn là bối cảnh thông thường.
Những hình ảnh trong bài veiets được chụp từ các webcam quan sát các đường phố của Italy, được một nhiếp ảnh gia có tên Graziano Panfili đang sống trong vùng bị cô lập tìm thấy và chụp lại.
Trong bối cảnh khủng hoảng này, chúng ta đối mặt với hai lựa chọn vô cùng quan trọng. Trước nhất là chọn lựa giữa sự giám sát chuyên quyền hay trao quyền cho công dân. Thứ hai là chọn lựa giữa sự cô lập mang tính dân tộc chủ nghĩa hay sự đoàn kết toàn cầu giữa các quốc gia.
Giám sát “bên trong lớp da”
Để ngăn chặn đại dịch, toàn bộ người dân cần phải tuân thủ theo các quy định cụ thể về phòng chống dịch. Có hai cách chính để thực hiện điều này. Phương pháp thứ nhất là chính phủ giám sát người dân, và xử phạt những người vi phạm quy định phòng chống dịch. Ngày nay, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, các công nghệ tối tân đã giúp chính quyền giám sát được tất cả mọi người dân tại mọi thời điểm. 50 năm trước, lực lượng phản gián KGB không thể theo dõi 240 triệu người dân Xô Viết 24 giờ mỗi ngày, và lực lượng này cũng không thể phân tích hiệu quả mọi dữ liệu họ thu thập được. KGB hoạt động dựa vào các chuyên gia phân tích và lực lượng nhân sự giỏi nghiệp vụ, nhưng việc cắt cử một điệp viên theo dõi một người dân trên toàn quốc là điều không thể. Giờ đây, các chính phủ có thể dựa vào những bộ cảm biến thông dụng và các thuật toán máy tính xử lý siêu nhanh để giám sát, thay vì sử dụng nhân lực như trước. Trong cuộc chiến chống Covid-19, một số chính phủ đã triển khai những công cụ giám sát mới bằng công nghệ. Đáng chú ý nhất có lẽ là Trung Quốc. Bằng cách giám sát smartphone của người dân, sử dụng hàng trăm triệu camera nhận diện người dân nơi công cộng, cũng như yêu cầu người dân khai báo thân nhiệt và tình trạng sức khỏe, các cơ quan chức năng của Trung Quốc có thể nhanh chóng xác định các trường hợp nghi nhiễm Covid-19, đồng thời còn truy xuất ra được họ đã đi những đâu, tiếp xúc với những ai để xác định người nghi nhiễm nếu cần. Một loạt các ứng dụng di động cũng được triển khai để cảnh báo người dân về những ca nhiễm bệnh ở phạm vi gần để họ chủ động phòng tránh.
Đấu trường Colosseum ở Rome.
Những công nghệ giám sát kiểu này không chỉ phổ biến ở Đông Á. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mới đây cũng đã cho phép Cơ quan An ninh Israel sử dụng công nghệ “chuyên dụng” chống khủng bố vào việc giám sát bệnh nhân nhiễm Covid-19. Khi Ủy ban phụ trách của quốc hội phủ quyết, ông Netanyahu đã thông qua bằng một “sắc lệnh khẩn cấp”.
Bạn có thể phản biện rằng những chuyện này đã quá quen thuộc. Trong những năm gần đây, các chính phủ và tập đoàn công nghệ toàn cầu đều đã sử dụng những công nghệ giám sát còn phức tạp hơn để theo dõi và kiểm soát người dân. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thận trọng, đại dịch này có thể trở thành một cột mốc quan trọng trong lịch sử công nghệ giám sát người dân. Không chỉ bởi việc các công nghệ giám sát toàn dân từng bị phản đối kịch liệt sẽ được các quốc gia triển khai một cách hiển nhiên, mà công nghệ giám sát thậm chí còn chuyển đổi tinh vi từ “bên ngoài lớp da” sang “bên trong lớp da”.
Quảng trường Beato Roberto ở Pescara
Hiện tại, khi ngón tay bạn chạm vào màn hình smartphone và bấm vào một đường link, các chính phủ mới chỉ muốn biết chính xác bạn đã bấm vào cái gì. Nhưng trong đại dịch Covid-19, mối quan tâm chính của người giám sát đã thay đổi. Các chính phủ giờ đây muốn biết cả nhiệt độ và huyết áp bên trong lớp da ngón tay của bạn.
Tình huống khẩn cấp “bánh pudding”
Tình huống khẩn cấp buộc chúng ta đối mặt với một trong những vấn đề khi bị giám sát là không ai biết chính xác chúng ta bị giám sát như thế nào, và sẽ dẫn tới điều gì trong những năm tiếp theo. Công nghệ giám sát đang phát triển với tốc độ chóng mặt, và những điều 10 năm trước dường như khoa học viễn tưởng thì nay đã không còn gì mới lạ. Chẳng hạn, chúng ta giả định có một chính phủ yêu cầu mọi công dân phải đeo một chiếc vòng sinh trắc học theo dõi thân nhiệt và nhịp tim 24 giờ mỗi ngày. Dữ liệu giám sát sẽ được lưu trữ và phân tích bằng các thuật toán của chính phủ đó. Các thuật toán tinh vi thậm chí sẽ xác định được bạn bị ốm trước cả khi bạn biết. Chuỗi lây nhiễm dịch bệnh nhờ đó sẽ bị ngăn chặn quyết liệt và hiệu quả hơn. Các hệ thống giả định như vậy được cho là có thể ngăn chặn đại dịch chỉ trong vài ngày. Nghe thật tuyệt vời phải không?
Nhưng mặt trái, đương nhiên luôn tồn tại, sẽ là việc hợp pháp hóa cho một hệ thống giám sát khủng khiếp chưa từng có. Chẳng hạn, khi tôi thường bấm vào link của Fox News hơn là link của CNN để xem tin tức, thông tin đó có thể giúp bạn biết đôi chút về quan điểm chính trị hay thậm chí cả tính cách của tôi. Nhưng nếu bạn biết được cả các dữ liệu về thân nhiệt, huyết áp và nhịp tim khi tôi xem một đoạn video, bạn thậm chí có thể biết điều gì khiến tôi vui hay buồn, thậm chí khiến tôi tức giận.
Nên nhớ rằng tức giận, vui buồn, chán nản hay yêu thương cũng đều là các hiện tượng sinh học giống như khi chúng ta ho hay bị sốt. Công nghệ xác định được cơn ho cũng có thể nhận biết được khi bạn cười vang. Nếu các tập đoàn công nghệ và các chính phủ bắt đầu thu thập dữ liệu sinh trắc học của chúng ta trên quy mô đại chúng, họ có thể nắm rõ chúng ta nhiều hơn cả chúng ta biết về bản thân. Thậm chí, sau đó họ không chỉ dự doán được cảm xúc của chúng ta, mà còn thao túng được những cảm xúc đó để bán cho chúng ta bất kỳ thứ gì họ muốn, bất kể đó là một sản phẩm hay là một chính trị gia. Giám sát sinh trắc học có thể biến scandal rò rỉ dữ liệu Cambridge Analytica của Facebook trở thành thứ “tối cổ”. Thử tưởng tượng ở một quốc gia độc tài mà người dân bị buộc phải đeo vòng giám sát sinh trắc học, sẽ có những công dân bị ngồi tù vì có những cảm xúc chống đối chế độ, dù họ không hề thể hiện ra nét mặt hay lời nói, hành động.
Quang cảnh một khu nhà của trường đại học ở Lodi, Ytalia.
Đương nhiên, bạn có thể sử dụng giải pháp giám sát sinh trắc học như một biện pháp tạm thời để xử lý tình huống khẩn cấp, và nó sẽ bị vô hiệu khi khủng hoảng qua đi. Nhưng các biện pháp tạm thời sẽ tạo nên những thói quen xấu trong trường hợp khẩn cấp, nhất là khi các tình huống khẩn cấp mới luôn tiềm ẩn và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Chẳng hạn, đất nước Israel của tôi đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp từ cuộc chiến giành độc lập năm 1948. Điều này hợp thức hóa hàng loạt các biện pháp tạm thời từ kiểm duyệt truyền thông, sung công đất đai, cho đến các quy định về việc làm bánh pudding (tôi không đùa đâu). Dù cuộc chiến đã kết thúc từ lâu, Israel chưa bao giờ tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp và cũng không gỡ bỏ các biện pháp tạm thời năm 1948 (vào năm 2011, chính phủ cuối cùng cũng chấp nhận xóa bỏ nghị định về bánh pudding).
Bãi biển Porto San Giorgio, biển Adriatic.
Ngay cả khi số ca nhiễm Covid-19 đã giảm về 0, một số chính phủ cần thu thập dữ liệu cá nhân vẫn có thể lập luận rằng họ cần giữ các hệ thống giám sát sinh trắc học vì lo ngại sẽ có một đại dịch virus mới, hoặc do có một chủng Ebola mới phát triển ở Trung Phi... Quyền riêng tư đã trở thành một cuộc chiến tại đất nước chúng tôi trong những năm gần đây, và đại dịch Covid-19 có thể là bước ngoặt phân định cuộc chiến. Khi mọi người phải lựa chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, họ thường sẽ chọn sức khỏe.
“Cảnh sát xà phòng”
Trên thực tế, gốc rễ của vấn đề nằm ở chính yêu cầu mọi người phải lựa chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, bởi đây là một lựa chọn sai lầm ngay từ cách đặt vấn đề. Chúng ta hoàn toàn có thể và nên có cả quyền riêng tư lẫn sức khỏe. Bằng cách trao quyền cho công dân, chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe của mình và ngăn chặn dịch Covid-19 mà không cần thiết lập chế độ giám sát bắt buộc. Trong vài tuần qua, tại Hàn Quốc và Singapore nổi lên là những trường hợp thành công nhất trong việc phối hợp cộng đồng để ngăn chặn dịch corona lan rộng. Mặc dù các quốc gia này vẫn sử dụng một số ứng dụng giám sát, họ chủ yếu dựa vào việc triển khai xét nghiệm trên diện rộng, báo cáo số liệu trung thực và sự hợp tác tự nguyện của quần chúng.
Giám sát tập trung và chế tài xử phạt không phải là cách duy nhất để khiến mọi người làm theo các hướng dẫn phòng dịch hiệu quả. Khi người dân được tiếp cận đủ thông tin một cách khoa học và chính xác, họ sẽ thực hiện nghiêm túc mà không cần có sự ép buộc nào.
Chẳng hạn như việc rửa tay bằng xà phòng. Đây là một trong những tiến bộ lớn nhất từ trước đến nay của loài người về vệ sinh cá nhân. Hành động đơn giản này đã cứu hàng triệu mạng sống mỗi năm. Mặc dù chúng ta coi đó là điều hiển nhiên, nhưng chỉ đến thế kỷ 19, các nhà khoa học mới phát hiện ra tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà phòng. Trước đó, thậm chí các bác sĩ và y tá còn di chuyển từ một ca phẫu thuật này sang một ca phẫu thuật tiếp theo mà không rửa tay. Giờ đây hàng tỷ người rửa tay mỗi ngày, không phải bởi do có một lực lượng “cảnh sát xà phòng” giám sát, mà bởi họ ý thức được những lợi ích sức khỏe. “Tôi rửa tay bằng xà phòng vì tôi đã nghe nói về virus và vi khuẩn, tôi hiểu rằng những sinh vật nhỏ bé này gây bệnh và tôi biết rằng xà phòng có thể loại bỏ chúng”.
Cung điện Hoàng gia Caserta, Italia.
Nhưng để đạt được mức độ tuân thủ và hợp tác như vậy, bạn cần tin tưởng. Mọi người cần tin tưởng vào khoa học, tin tưởng các cơ quan công quyền và tin tưởng vào các phương tiện truyền thông. Trong những năm qua, sự cạnh tranh giữa các đảng phái khiến các chính trị gia trở nên thiếu trách nhiệm, cố tình phá hoại niềm tin của người dân vào khoa học, vào các cơ quan công quyền và các phương tiện truyền thông. Những chính trị gia này còn có thể bị cám dỗ theo chủ nghĩa độc đoán, cho rằng bạn không thể đặt niềm tin theo công chúng để làm điều đúng đắn.
Thông thường, niềm tin đã bị xói mòn trong nhiều năm không thể được xây dựng lại chỉ sau một đêm. Nhưng đây không phải là thời điểm thông thường. Khi khủng hoảng, quan niệm cũng có thể thay đổi nhanh chóng. Bạn có thể xung khắc với anh chị em ruột mình trong nhiều năm, nhưng khi nguy cấp, bạn đột nhiên phát hiện họ vẫn là nơi bạn đặt niềm tin và tình thương, và các bạn vẫn sẵn lòng giúp đỡ nhau. Thay vì xây dựng một hệ thống giám sát mọi công dân, vẫn chưa quá muộn để gây dựng lại niềm tin của người dân vào khoa học, vào cơ quan công quyền và truyền thông. Chắc chắn chúng ta nên sử dụng các công nghệ giám sát mới, nhưng sẽ trao quyền sử dụng nó cho người dân. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc theo dõi nhiệt độ cơ thể và huyết áp mỗi người dân, nhưng dữ liệu đó không dùng vào việc phục vụ một chính phủ toàn năng. Thay vào đó, dữ liệu đó sẽ cho phép tôi đưa ra các lựa chọn cá nhân sáng suốt hơn, cũng như tự chịu trách nhiệm trước chính phủ đối với các quyết định của mình.
Lungomare di Forte dei Marmi, ở Versilia
Nếu có thể tự theo dõi sức khỏe bản thân 24 giờ mỗi ngày, tôi sẽ không chỉ biết rõ liệu tôi có gây nguy hiểm cho ai khác hay không, mà còn giúp hình thành các thói quen có lợi cho sức khỏe của mình. Nếu tôi có thể tiếp cận và phân tích các thống kê đáng tin cậy về sự lây lan của Covid-19, tôi có thể kiểm chứng các thông tin chính phủ công bố và liệu chính sách mà chính phủ đang áp dụng có phòng chống dịch hiệu quả hay không. Khi nói đến giám sát, người ta thường chỉ nghĩ tới công nghệ giúp chính phủ giám sát người dân mà không nhớ rằng công nghệ cũng có thể giúp mỗi cá nhân giám sát chính phủ. Do đó, dịch Covid-19 là một thử nghiệm lớn về quyền công dân. Trong những ngày sắp tới, mỗi người trong chúng ta nên chọn tin tưởng vào dữ liệu khoa học và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hơn các thuyết âm mưu vô căn cứ và phát ngôn của các chính trị gia nhiều tham vọng. Nếu không lựa chọn đúng, chúng ta có thể thấy mình đang ký giấy cho đi những quyền tự do quý giá nhất, nhưng vẫn nghĩ rằng đó là cách duy nhất để bảo vệ sức khỏe của mình.
Chúng ta cần một kế hoạch toàn cầu
Vấn đề quan trọng thứ hai mà chúng ta phải đối mặt, đó là lựa chọn giữa sự cô lập mang tính dân tộc chủ nghĩa và sự đoàn kết toàn cầu. Cả đại dịch và hậu quả khủng hoảng kinh tế đều là những vấn đề toàn cầu. Chúng chỉ có thể được giải quyết hiệu quả bằng hợp tác toàn cầu.
Điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất giúp đánh bại Covid-19, đó là chúng ta cần chia sẻ thông tin trên phạm vi toàn cầu. Đó là lợi thế lớn của con người so với virus. Một Covid-19 ở Trung Quốc và một Covid-19 ở Mỹ không thể trao đổi với nhau các mẹo về cách lây nhiễm cho con người. Nhưng Trung Quốc có thể chia sẻ cho Mỹ nhiều bài học quý giá về Covid-19 và cách đối phó với nó. Những phát hiện của một bác sĩ người Ý tại Milan vào sáng sớm cũng có thể là thông tin cứu được thêm mạng sống ở Tehran vào buổi tối cùng ngày. Khi chính phủ Anh do dự giữa một số chính sách chống dịch, họ có thể nhận được lời khuyên từ Hàn Quốc, nơi đã đối mặt xử lý rất hiệu quả phương án chống dịch trong bối cảnh tương tự vào 1 tháng trước. Nhưng để việc chia sẻ này thành hiện thực, chúng ta cần một tinh thần hợp tác và tin tưởng toàn cầu.
Các quốc gia nên sẵn sàng chia sẻ thông tin một cách cởi mở và khiêm tốn lắng nghe lời khuyên, cũng như tin tưởng vào dữ liệu và những phân tích họ được chia sẻ. Chúng ta cũng cần một nỗ lực toàn cầu để sản xuất và phân phối thiết bị y tế, nhất là bộ kit thử nhanh và máy thở. Thay vì mọi quốc gia phải chạy đua tự sản xuất và tích trữ mọi thiết bị có thể mua được, một nỗ lực hợp tác toàn cầu sẽ giúp đẩy nhanh việc sản xuất và phân phối các thiết bị để chống dịch hiệu quả hơn. Cũng giống việc quốc hữu hóa các ngành công nghiệp quan trọng trong chiến tranh, cuộc chiến giữa con người và Covid-19 khiến chúng ta phải “nhân tính hóa” những dây chuyền sản xuất mang tính sống còn. Một quốc gia giàu có và ít bệnh nhân nhiễm virus nên sẵn lòng chi viện các thiết bị y tế thiết yếu cho những nước nghèo hơn đang bị dịch bệnh hoành hành với niềm tin rằng khi đến lượt mình cần giúp đỡ, các quốc gia khác cũng sẽ chung tay hỗ trợ.
Một chiến dịch hợp tác tương tự cũng có thể áp dụng với lực lượng y tế. Các nước đang ít bị ảnh hưởng có thể gửi nhân viên y tế đến những vùng dịch trong khu vực, vừa để giúp cứu người kịp thời, vừa để thu được những kinh nghiệm phòng chống dịch quý giá. Nếu sau đó tâm dịch chuyển hướng tới, sự giúp đỡ cũng sẽ quay theo chiều ngược lại.
Sự hợp tác toàn cầu cũng quan trọng trên mặt trận kinh tế. Xét bản chất của kinh tế toàn cầu và chuỗi cung ứng, nếu mỗi chính phủ tự ý hành động mà không đếm xỉa gì đến những quốc gia khác, hậu quả sẽ là khủng hoảng kinh tế toàn cầu và suy thoái sâu. Vì vậy, chúng ta cần một kế hoạch hành động toàn cầu và cần xúc tiến nhanh.
🍋Hoa Kỳ đang rơi vào tình trạng nguy cấp, 10 triệu người Mỹ nộp đơn xin bảo hiểm thất nghiệp chỉ trong 2 tuần. Châu Âu đang vấp ngã, trong khi Nhật Bản cũng cho biết nền kinh tế của họ đang ở trong tình thế nghiêm trọng.
Cú sốc này được cho là chưa từng có và khó xử lý. Vào năm 1997, cầu lớn từ Hoa Kỳ đã gián tiếp bảo vệ châu Á. Năm 2008, kích thích lớn đã khiến thị trưởng tỷ dân của Trung Quốc trở thành người mua cuối cùng, vực dậy toàn cầu.
Bây giờ COVID-19 khiến hàng tỷ người ở nhà, quá lo lắng để tiêu dùng thêm bất cứ thứ gì ngoài hàng thiết yếu.
🍋
ĐIỀU GÌ ĐANG CHỜ ĐỢI SAU ĐẠI DỊCH?
Vào lúc này nhiều người trong chúng ta đã biết sự lợi hại của con Coronavirus: 1.200.000 người nhiễm, 65.000 người chết, vô số công ty đóng cửa và vô số người thất nghiệp. Con số sẽ còn tăng cho đến khi dịch đạt đỉnh, duy trì rồi hạ xuống. Nạn dịch chỉ kết thúc khi con virus cuối cùng bị diệt hoặc các nước đã đạt được tình trạng miễn dịch cộng đồng. Chuyện này đã nói nhiều trong những status trước.
Nhưng còn những điều khác, mới mẻ hơn, có nhiều ảnh hưởng hơn đang chờ đợi chúng ta. Tôi chọn 3 chuyện dưới đây để nói với các bạn.
1. Con Coronavirus đã đặt nước Mỹ và châu Âu vào thế đối đầu với TQ:
Ngày trước mọi chuyện không rõ ràng, tranh tối tranh sáng. Châu Âu nước này trục trặc với TQ thì nước khác thay thế làm đối tác. Ngay cả Mỹ cũng thế, chính phủ nào cũng coi TQ là “công xưởng của thế giới”, lấy chính sách quốc tế mà hợp tác, lấy quy chế WTO mà đối đãi. Không ai muốn đối đầu với TQ dù có bất đồng hay mâu thuẫn đến mức nào.
Nhưng con virus này thì khác. Chẳng phải tự nhiên mà có cuộc chiến đổ thừa nhau về nguồn gốc xuất xứ của nó. TQ cho rằng Coronavirus xuất xứ từ Mỹ; Mỹ nói đây là virus có nguồn gốc TQ, cụ thể là từ Vũ Hán. Không phải nói chơi. Người thua trong trận tranh cãi này nhiều khả năng sẽ ngồi ghế bị cáo trong tòa án quốc tế mà nếu không bào chữa thành công, án phạt sẽ cao hơn cả GDP của nước đó. Một phim rất hay khó lòng tránh khỏi. Con Coronavrus đã đặt châu Âu và Mỹ vào thế đối đầu với TQ, không còn được quyền lựa chọn như ngày xưa.
2. Doanh nghiệp và dân chúng các nước biết cách chính phủ đối xử với mình:
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói: “No French company, whatever its size, will be exposed to the risk of collapse” (Không một công ty nào của Pháp, dù lớn hay nhỏ, phải đối diện với nguy cơ sụp đổ), kèm theo là một khoản ngân sách 300 tỷ Euro. Đức còn mạnh tay hơn, 1.100 tỷ Euro. Mỹ còn nhiều hơn nữa với 2.200 tỷ usd. Singapore chỉ hơn 5 triệu dân cũng duyệt chi 55 tỷ. Nhiều mục chi tiêu lớn từ khối ngân sách đồ sộ này là để ngân hàng không siết nợ doanh nghiệp, doanh nghiệp không sa thải nhân viên, người dân không phải trả các khoản hóa đơn hàng tháng khi phải nằm nhà không thể kiếm ra tiền.
Các doanh nghiệp cũng nhân dịp này mà biết được rằng xuyên qua tâm bão, chỉ những con tàu xuất chúng mới tồn tại được. Không những thế, các doanh nghiệp này sẽ tăng trưởng lại mạnh mẽ hơn rất nhiều. Những chiếc tàu yếu ớt hoặc không có thuyền trưởng tài năng hầu như sẽ chìm hết. Nói chung là chỉ có đi lên hoặc đi xuống, không có đi ngang.
3. Quy luật chung là “đại dịch luôn đi kèm với chiến tranh hoặc đói kém” lại được chứng minh:
Những người không nhìn bức tranh rộng thì chỉ thấy tỉ lệ tử vong từ nạn dịch mà quên mất tổng số chết hàng năm từ tất cả các nguyên nhân mới là quan trọng. Khi có đại dịch, dân chúng sẽ bị mất việc, đói khát và sẽ sinh ra nạn cướp bóc. Số chết do các loại bệnh khác không được cứu chữa kịp thời sẽ tăng lên. Ở tầm quốc tế, những mâu thuẫn nhỏ giữa các nước sẽ biến thành mâu thuẫn lớn và rất dễ có chiến tranh. Đối với một số nước thì đôi khi chiến tranh với một nước khác là điều họ muốn xảy ra để giải quyết những mâu thuẫn trong nước vốn từ lâu âm ỉ. Hai nơi dễ bị kích nổ nhất trên thế giới là khu vực Trung Đông và eo biển Đài Loan.
Sau đại dịch này thế giới sẽ chứng kiến vai trò của WHO bị đánh giá lại, có lẽ chính vai trò của Liên Hiệp Quốc cũng sẽ được xem xét lại. Ta sẽ thấy Mỹ thay đổi thái độ, thay đổi tỉ lệ đóng góp ngân sách thường niên cho các tổ chức này. Con Coronavirus nhỏ bé vô hình mà làm cho cả thế gian điêu đứng, nếu ta không tin đó là một thông điệp tâm linh từ trên cao truyền xuống, thì ít ra cũng không thể đơn giản nghĩ đó chỉ là một chuyện ngẫu nhiên tình cờ trong trăm ngàn chuyện vớ vẩn của loài người mà thôi…
Bài viết của Manh Hai Hoang
🍋 Nhật Bản
NÓNG: Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế cao kỷ lục của nước này để giúp các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển quy trình sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh virus corona phá vỡ chuỗi cung ứng giữa các đối tác thương mại lớn, theo South China Morning Post.
Phần ngân sách này dùng để bù đắp các tác động của đại dịch. 220 tỷ yên (2 tỷ USD) sẽ được dùng để giúp các công ty chuyển nhà máy sản xuất về Nhật Bản và 23,5 tỷ yên để giúp các công ty muốn chuyển việc sản xuất sang nước khác, theo kế hoạch được đăng trực tuyến.
🛑Trung Quốc và Nhật Bản đáng lẽ đã có những sự kiện kỷ niệm quan hệ hợp tác. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ban đầu dự định có chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản vào đầu tháng này. Tuy nhiên, chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo Trung Quốc tới Nhật Bản trong một thập kỷ qua đã bị hoãn lại do đại dịch Covid-19 và ngày diễn ra chuyến thăm thay thế vẫn chưa được sắp xếp.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Tuy nhiên, lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Nhật Bản đã giảm gần một nửa trong tháng 2 do ảnh hưởng của Covid-19 khiến các nhà máy Trung Quốc đóng cửa. Điều này khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiếu các thành phần cần thiết để vận hành.
Động thái mới của Nhật Bản được cho là sẽ làm nóng các cuộc tranh luận về việc công ty Nhật giảm phụ thuộc vào Trung Quốc trong vai trò sản xuất.
Hội đồng của chính phủ về đầu tư trong tương lai vào tháng trước đã thảo luận về nhu cầu sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao được chuyển về Nhật Bản và sản xuất các hàng hóa khác được đa dạng hóa khắp Đông Nam Á.
🛑Chuyên gia kinh tế Shinichi Seki thuộc Viện nghiên cứu Nhật Bản cho biết: “Sẽ có một sự chuyển đổi”. Ông tiết lộ thêm rằng một số công ty Nhật Bản sản xuất hàng hóa tại Trung Quốc để xuất khẩu đang cân nhắc chuyển khỏi nước này. “Có được ngân sách chắc chắn sẽ là động lực lớn. Các công ty, chẳng hạn như các hãng sản xuất xe hơi, đang sản xuất cho thị trường nội địa Trung Quốc, có thể sẽ ở lại”. ông nói.
Nhật Bản là nhà xuất khẩu lớn sang Trung Quốc các mặt hàng như bộ phận và hàng hóa thành phẩm một phần. Một cuộc khảo sát hồi tháng 2 của Tokyo Shoko Research cho thấy 37% trong số hơn 2.600 công ty tham gia khảo sát đang đa dạng hóa mua bán đến những nơi khác ngoài Trung Quốc trong bối cảnh khủng hoảng virus corona dâng cao.
“Chúng tôi đang cố gắng hết sức để nối lại phát triển kinh tế”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Zhao Lijian nói trong cuộc họp báo hôm 8/4 tại Bắc Kinh, khi được hỏi về động thái này.
“Trong quá trình này, chúng tôi hy vọng các quốc gia khác sẽ hành động như Trung Quốc và có biện pháp phù hợp để đảm bảo nền kinh tế thế giới và chuỗi cung ứng ít bị ảnh hưởng nhất”.
🛑Sau khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, mối quan hệ thường xuyên lạnh nhạt giữa nước này và Nhật Bản dường như có phần ấm lên. Nhật Bản viện trợ khẩu trang và đồ bảo hộ. Thậm chí, một đoạn thơ cổ của Trung Quốc còn được gửi kèm với một lô hàng. Đổi lại, Nhật Bản nhận được lời khen ngợi từ Bắc Kinh.
Trung Quốc cũng tuyên bố Avigan, một loại thuốc chống virus do công ty Nhật Bản Fujifilm Holdings sản xuất là một phương pháp điều trị virus corona hiệu quả, mặc dù loại thuốc này vẫn chưa được người Nhật chấp thuận sử dụng điều trị Covid-19.
Tuy nhiên, nhiều người Nhật có đổ lỗi cho Trung Quốc đã dùng sai biện pháp xử lý khi dịch mới bùng phát và họ cho rằng tình hình hiện tại do ông Abe không ngăn du khách Trung Quốc vào Nhật Bản sớm hơn.
🛑Trong khi đó, các vấn đề khác gây chia rẽ hai nước như tranh chấp các đảo trên Biển Hoa Đông vẫn chưa tiến tới được giải pháp.
Các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục tuần tra quanh các đảo do Nhật Bản quản lý trong suốt đại dịch. Nhật Bản cho biết bốn tàu Trung Quốc hôm 8/4 đã đi vào lãnh hải nước này.
Theo: Zing
🍋ĐẠI DỊCH Covid-19 sẽ thay đổi trật tự thế giới mãi mãi.
Henry A. Kissinger
Phạm T. Sơn dịch
Dẫn: Trong bài viết dưới đây, chưa thấy ngài Kissinger dành ra một ít thời gian để tự mình ngẫm nghĩ nhằm rút kinh nghiệm về sai lầm tệ hại của chính mình trong việc gần nửa thế kỷ trước đã để sổng chuồng cho một con sói khủng, biết “quàng khăn đỏ” và biết thủ cả những thỏi kẹo socola để nhử các em bé ngây thơ khờ dại theo nó vào rừng sâu. Con sói “được giải phóng” ấy chẳng hề quan tâm đến con đường đưa nhân loại đến một thế giới dân chủ tự do như “em bé Kiss” hằng mơ tưởng, mà ngày đêm dựa vào sự vỗ béo của nước Mỹ và khối các nước giàu có văn minh khác, chỉ lo tìm mưu sâu kế hiểm đưa cả nhân loại vào tròng.
Đại dịch tồi tệ vào đầu thập niên thứ ba của thế kỷ 21 này biết đâu chính là cái tròng mà nó giăng ra cho cả thế giới, trước hết là “trả ơn” cho những nước có nền công nghiệp hùng hậu và có thể chế tự do tốt đẹp nhất, đã chuyển giao công nghệ cho nó trong suốt bao nhiêu năm.
Nếu ngài Kiss. chịu khó nghiền ngẫm về những thất bại đắng cay của chính mình trong vai trò một chính khách có tầm chiến lược toàn cầu thuở ấy thì có lẽ sẽ có ích cho nhân loại nhiều hơn.
B.V
****
Bầu không khí kỳ dị của đại dịch Covid-19 khiến tôi nhớ lại cảm giác khi còn là anh lính trẻ trong Sư đoàn bộ binh 84 trong Trận Ardennes (Thế chiến II). Giờ đây, cũng như khi đó là cuối năm 1944, có một cảm giác nguy hiểm mơ hồ, không nhắm vào bất kỳ ai cụ thể, mà hoàn toàn ngẫu nhiên và mang tính tàn phá vô cùng. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa thời điểm xa xôi đó và thời gian này của chúng ta. Nước Mỹ khi đó, đương đầu với hiểm nguy, có một mục đích quốc gia tối thượng. Giờ đây, trong một đất nước bị chia rẽ, cần có một Chính phủ hiệu quả và có tầm nhìn xa để có thể vượt qua những trở ngại lớn chưa từng có trên phạm vi toàn cầu. Duy trì niềm tin của công chúng là điều tối quan trọng đối với đoàn kết xã hội, đối với mối quan hệ của các xã hội với nhau, và đối với hòa bình và ổn định quốc tế.
Các quốc gia cố kết và phát triển dựa trên niềm tin rằng thể chế của họ có thể thấy trước tai họa, kiềm chế tác động của nó và khôi phục sự ổn định. Khi đại dịch Covid-19 kết thúc, thể chế của nhiều quốc gia sẽ bị coi là đã thất bại. Nhận xét này có khách quan công bằng hay không không liên quan. Thực tế là thế giới sẽ không bao giờ còn như cũ sau dịch Covid-19. Nếu lúc này tranh cãi về quá khứ thì chỉ khiến việc thực hiện những gì cần phải làm càng khó khăn hơn.
Dịch Covid-19 đã tấn công với quy mô và sự tàn bạo chưa từng thấy. Nó lây lan theo cấp số nhân: Các ca nhiễm ở Mỹ cứ năm ngày lại tăng gấp đôi. Khi những dòng này đang được viết, thế giới vẫn chưa có cách chữa trị. Vật tư y tế không đủ để đối phó với làn sóng ngày càng tăng các ca nhiễm. Các khu hồi sức tích cực đang trên bờ vực bị quá tải. Xét nghiệm không kịp để xác định mức độ lây nhiễm, chứ chưa nói đến việc đảo ngược sự lây lan. Vắc-xin chữa trị có khi phải từ 12 đến 18 tháng nữa mới có.
Chính quyền Mỹ đã triển khai một cách đáng tin cậy để tránh một thảm họa ngay lập tức. Thử thách cao nhất sẽ là liệu sự lây lan của virus có thể bị kiềm chế và sau đó đảo ngược theo cách thức và ở quy mô có thể duy trì niềm tin của công chúng vào khả năng tự kiểm soát của người Mỹ hay không. Nỗ lực trong khủng hoảng, dù lớn và cấp thiết đến như thế nào, cũng không được cao hơn nhiệm vụ cấp bách là bắt đầu công cuộc “thời kỳ quá độ” lên trật tự mới sau dịch Covid-19.
Các nhà lãnh đạo đang đối phó với cuộc khủng hoảng chủ yếu trên cơ sở quốc gia, nhưng những tác động làm tan rã xã hội của virus không có biên giới. Dù cuộc tấn công vào sức khỏe con người sẽ chỉ là tạm thời (hy vọng vậy), nhưng biến động chính trị và kinh tế mà nó mang lại có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Không một đất nước nào, kể cả Mỹ, trong nỗ lực chỉ thuần túy mang tính quốc nội có thể vượt qua virus. Những nỗ lực nhằm đối phó với tính cấp thiết của thời điểm này cần phải kết hợp với tầm nhìn và chương trình hợp tác trên toàn cầu. Nếu chúng ta không thể đồng thời làm cả hai việc, chúng ta sẽ phải đối mặt với điều tồi tệ nhất của từng việc đó.
Trên cơ sở rút ra các bài học từ việc hình thành và triển khai Kế hoạch Marshall và Dự án Manhattan, nước Mỹ phải thực thi một nỗ lực lớn trên ba lĩnh vực.
Đầu tiên, nâng cao khả năng phục hồi toàn cầu đối với bệnh truyền nhiễm. Những chiến thắng của khoa học y tế như vắc-xin bại liệt và loại trừ bệnh đậu mùa, hay sự kỳ diệu về kỹ thuật thống kê mới nổi của chẩn đoán y học thông qua trí thông minh nhân tạo, đã đưa chúng ta vào một sự tự mãn nguy hiểm. Chúng ta cần phát triển các kỹ thuật và công nghệ mới để kiểm soát lây nhiễm và tiêm phòng vắc-xin trên lượng lớn dân số. Các thành phố, quốc gia và khu vực phải luôn chuẩn bị để bảo vệ người dân khỏi đại dịch thông qua việc dự trữ, lập kế hoạch hợp tác và khám phá vượt qua các giới hạn về khoa học.
Thứ hai, nỗ lực hàn gắn vết thương cho nền kinh tế thế giới. Các nhà lãnh đạo toàn cầu đã học được những bài học quan trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay phức tạp hơn nhiều: Sự co lại của nền kinh tế gây ra bởi dịch Covid-19, ở tốc độ và quy mô toàn cầu, là “vô tiền khoáng hậu”. Và các biện pháp y tế công cộng cần thiết như giãn cách xã hội, đóng cửa trường học và doanh nghiệp đang góp phần vào nỗi đau kinh tế này. Các chương trình cứu trợ cần tìm cách cải thiện những tác động bởi sự hỗn loạn sắp tới gây ra đối với nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.
Thứ ba, bảo vệ các nguyên tắc của trật tự thế giới tự do. Cơ sở nền tảng của chính phủ hiện đại là một thành phố có tường bao được bảo vệ bởi những người cai trị hùng mạnh, đôi khi độc tài, đôi khi nhân từ, nhưng luôn đủ mạnh mẽ để bảo vệ người dân khỏi một kẻ thù bên ngoài. Các nhà tư tưởng thời kỳ Khai sáng đã xét lại khái niệm này, lập luận rằng mục đích của nhà nước có chính danh là cung cấp cho các nhu cầu cơ bản của người dân: an ninh, trật tự, phúc lợi kinh tế và công lý. Các cá nhân không thể tự bảo đảm những điều này. Đại dịch đã cho thấy sự lỗi thời, khi “làm sống lại” khái niệm “thành phố có tường bao” trong một thời đại mà sự thịnh vượng phụ thuộc vào thương mại và sự di chuyển của người dân trên toàn cầu.
Các nền dân chủ trên thế giới cần bảo vệ và duy trì các giá trị thời kỳ Khai sáng. Một sự rút lui toàn cầu khỏi việc cân bằng quyền lực với tính chính danh sẽ khiến khế ước xã hội tan rã cả trong nước lẫn quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề tính chính danh và quyền lực hàng ngàn năm này không thể được giải quyết đồng thời với nỗ lực khắc phục bệnh dịch Covid-19. Cần có sự kiềm chế đối với tất cả các bên trong cả chính trị đối nội và ngoại giao quốc tế. Các ưu tiên phải được thiết lập.
Từ Trận Ardennes, chúng ta đã tiến vào một thế giới thịnh vượng ngày càng gia tăng và nâng cao phẩm giá con người. Giờ đây, chúng ta đang sống trong một giai đoạn mang tính thời đại. Thách thức mang tính lịch sử đối với các nhà lãnh đạo hiện nay là quản lý khủng hoảng đồng thời xây dựng tương lai. Thất bại có thể khiến thế giới “chìm trong biển lửa”.
Henry Kissinger từng là Bộ trưởng Ngoại giao và Cố vấn An ninh quốc gia trong chính quyền Tổng thống Nixon và Tổng thống Ford.
H.K.
Nguồn:
🍋BÀI PHÁT BIỂU LỊCH SỬ CỦA TỔNG THỐNG ĐỨC VỀ TƯƠNG LAI NƯỚC ĐỨC SAU ĐẠI DỊCH
Hôm nay 11.04.2020, Tổng thống Đức Frank – Walter Steinmeier, người giữ chức vụ cao nhất CHLB Đức, phát biểu trước toàn quốc về sự phát triển của xã hội Đức sau cuộc khủng hoảng Corona. Báo Bild ghi lại toàn văn bài diễn thuyết lịch sử này lúc 19 giờ 30 phút tại Dinh tổng thống, lâu đài Bellevue Berlin. Tôi xin dịch toàn văn tài liệu quan trọng này để người Việt có thể hiểu tình hình những năm tháng tới.
Nguyễn Thế Tuyền chuyển ngữ từ Berlin.
THƯA TOÀN THỂ CÔNG DÂN
Chỉ còn vài tiếng nữa là đến lễ Phục sinh. Ngoài kia các loài hoa đua nở tô điểm cho thiên nhiên. Chúng ta phóng tầm mắt ra ngoài rồi lại nhìn nhau, hướng tới những người thân, hướng tới gia đình và bạn bè.
Chúng ta đã quen điều đó, một phần của tập tục. Thế nhưng năm nay hoàn toàn khác. Thật buồn khi chúng ta không được đến thăm bố mẹ. Trái tim của ông bà cũng bị giằng xé vì không được ôm các cháu thân yêu của mình trong dịp lễ Phục sinh. Và còn nhiều điều khác lạ nữa trong năm nay: không còn sự nhộn nhịp trong công viên hay các quán cà phê. Nhiều người phải từ bỏ đi du lịch mà họ đã lên kế hoạch và khao khát từ lâu. Chủ các quán ăn và khách sạn không có điểm xuất phát hoàn thiện cho một mùa làm ăn. Các tín đồ không được đến với lễ thánh. Đối với tất cả chúng ta, một câu hỏi rất xoáy và mờ mịt về tương lai: Thời gian tới tình hình sẽ ra sao?
Cuộc khủng hoảng rơi đúng vào dịp lễ Phục sinh, khi những người theo đạo Thiên chúa mừng sự sống đã chiến thắng cái chêt. Thế mà chúng ta phải hạn chế tiếp xúc để ngăn ngừa dịch bệnh và cái chết chiến thắng lại sự sống.
Nhiều nghìn người đã chết ở đất nước chúng ta. Ngoài ra cái chết còn hiện diện ở Bergamo, Elass, Madrid, New York và nhiều nơi khác trên thế giới. Những hình ảnh ấy đến rất gần chúng ta. Chúng ta thương tiếc những người phải chết trong tình trạng cô đơn. Chúng ta nghĩ đến những người thân thích không thể cùng nhau tiễn đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng. Chúng ta cám ơn những chiến binh trong ngành y tế đã cứu mạng sống con người không biết mệt mỏi. Và như vậy đối với tất cả chúng ta, cuộc sống đều bị đảo lộn.
Chúng ta hãy nghĩ đến những người gặp hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng khi họ bị bệnh hay cô đơn trong nhà, lo cho công ăn việc làm, lo sự tồn tại của hãng xưởng, lo cho những người làm nghề tự do, các nghệ sĩ khi thu nhập của họ tự nhiên bị thâm thụt. Chúng ta nghĩ tới những gia đình, những người một mình nuôi con trong những căn hộ chật chội không ban công, không vườn cây.
Đại dịch cho chúng ta thấy: Chúng ta vẫn có thể bị tổn thương. Có thể từ lâu rồi chúng ta ngộ nhận, tưởng mình không thể bị sát thương, tưởng chỉ có thể bay nhanh hơn, cao hơn, xa hơn. Đó là một sai lầm.
Cuộc khủng hoảng không chỉ cho chúng ta thấy điều đó, mà nó còn cho chúng ta thấy cả sức mạnh của chúng ta! Thấy nền tảng nào để sức mạnh của chúng ta phát triển!
Tôi vô cùng ấn tượng về những cố gắng to lớn mà đất nước chúng ta đã thể hiện trong những tuần qua. Cho đến bây giờ nguy cơ vẫn chưa bị đẩy lùi. Nhưng chúng ta có thể nói rằng: Mỗi một cá nhân quý vị đã làm thay đổi đất nước chúng ta, và thông qua việc làm cụ thể đã cứu bao nhiêu nhân mạng và hàng ngày vẫn đang tiếp tục cứu người.
Nhà nước đang hành động quyết liệt là điều rất tốt trong một cuộc khủng hoảng từ trước đến giờ chưa có kịch bản tiền lệ. Tôi xin tất cả quý vị tiếp tục tin tưởng, vì chính quyền liên bang và tiểu bang đã hiểu rất rõ trách nhiệm to lớn của mình.
Rồi tình hình sẽ thế nào, khi nào những giới hạn kia có thể được nới lỏng – không chỉ những nhà chính trị và các chuyên gia có câu trả lời quyết định. Tất cả nằm trong tay chúng ta, thông qua sự kiên nhẫn và kỷ cương trong hiện tại, lúc chúng ta gặp khó khăn nhất.
Những cố gắng khủng khiếp mà chúng ta đã thực hiện trong những ngày qua không phải chúng ta thực hiện vì một bàn tay sắt bắt chúng ta làm. Xã hội chúng ta là một nền dân chủ sống động, công dân luôn mang trên mình ý thức trách nhiệm. Đó là một nền dân chủ trong đó chúng ta tin tưởng lắng nghe những số liệu và biện luận, thể hiện lý trí để làm cái đúng. Đó là một nền dân chủ biết tôn trọng từng mạng sống. Một nền dân chủ mà mỗi người đều chung tay đóng góp: Từ người y tá đến thủ tướng, từ hội đồng chuyên gia khoa học đến những trụ cột của xã hội hữu hình và vô hình – Những người thu ngân trong siêu thị, nhưng người bên vô lăng xe buýt và xe tải, những người bên lò bánh mì, những người ở nông trại hay làm dịch vụ đổ rác.
Rất nhiều người đã tự trưởng thành. Tôi cám ơn các quý vị.
Tất nhiên tôi biết: Tất cả chúng ta đều khao khát trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng điều đó nghĩa là thế nào? Có phải chỉ làm sao nhanh chóng trở lại nhịp sống với những thói quen xưa?
Không, thế giới sau sự kiện này sẽ khác đi nhiều. Nó sẽ như thế nào, điều đó do chúng ta quyết định! Chúng ta hãy rút được bài học từ kinh nghiệm, kể cả tốt lẫn xấu, những điều chúng ta đã làm hàng ngày trong thời kỳ khủng hoảng này.
Tôi nghĩ rằng: Chúng ta đang đứng trước ngã ba đường. Ngay trong lúc khủng hoảng đã cho thấy có hai hướng chúng ta có thể lựa chọn. Hoặc là mỗi người chỉ nghĩ đến mình, không cần biết đến ai, mua vơ tích trữ chỉ biết lợi cho mình? Hoặc là hành động vì người khác và vì xã hội?
Sự sáng tạo và sẵn sàng giúp đỡ người khác mới bùng nổ có giữ được tiếp tục hay không? Chúng ta còn tiếp tục liên hệ với những người hàng xóm lớn tuổi mà ta đã giúp họ mua hàng hay không? Ta còn nể trọng những người thu ngân, những người mang bưu phẩm đến cho ta nữa không, những người thật xứng đáng được hưởng sự tôn trọng ấy?
Và còn nữa: Liệu sau khủng hoảng chúng ta còn nhớ những công việc không thể từ bỏ được trong lĩnh vực chăm sóc, cung ứng, những nghề phục vụ xã hội, công việc trong nhà trẻ và trường học và có cho đó thực sự cần thiết đối với chúng ta không? Những người trụ được về mặt kinh tế trong cơn khủng hoảng có còn giúp đỡ những người bị thiệt hại nặng để họ tiếp tục đứng vững không?
Và: Chúng ta tìm lối thoát chung cùng thế giới hay là co cụm lại tìm lối thoát cho riêng mình? Chúng ta chia sẻ kiến thức, kết quả nghiên cứu để có thể nhanh chóng tìm ra thuốc ngừa và điều trị bệnh, và chúng ta tạo ra một liên minh trên toàn thế giới để những nước nghèo nhất cũng được hưởng khi họ bị tổn thương?
Không, đại dịch này không phải là một cuộc chiến tranh. Không phải nước này chống nước kia, lính giết lính, mà nó là một thử thách cho toàn bộ loài người. Nó làm rõ hơn cái xấu nhất cũng như cái tốt nhất trong con người. Chúng ta hãy thể hiện cái tốt nhất của chúng ta!
Và chúng ta hãy thể hiện trên lục địa châu Âu này trước! Nước Đức không thể ra khỏi khủng hoảng một cách khỏe mạnh và cường tráng, nếu những nước láng giềng của chúng ta không lành mạnh và cường tráng. Lá cờ màu xanh đứng ở đây không phải là không có lý do (cờ Liên minh châu Âu – ND). Ba mươi năm sau khi thống nhất nước Đức, 75 năm sau khi kết thúc chiến tranh, người Đức chúng ta không chỉ kêu gọi sự đoàn kết tương trợ ở châu Âu mà đó là nghĩa vụ!
Sự đoàn kết tương trợ - tôi biết đó là một khái niệm to tát. Nhưng liệu mỗi người có hiểu thật cụ thể khái niệm đoàn kết tương trợ này trong thời điểm hiện tại hay không? Mọi hành động của mình đối với người khác là hành động mang tính sống còn.
Chúng ta hãy giữ gìn kinh nghiệm quý báu này. Sự tương trợ mà quý vị đã thể hiện hàng ngày như vừa rồi chúng ta rất cần cho tương lai và còn cần nhiều hơn thế nữa! Sau khủng hoảng, xã hội chúng ta sẽ hoàn toàn khác. Chúng ta không muốn một xã hội sợ hãi, một xã hội không có niềm tin. Chúng ta muốn một xã hội có niềm tin, tế nhị và tin cậy lẫn nhau.
Ngay trong những ngày lễ Phục sinh, những hy vọng tốt lành này có nhiều quá không? Con virus không phải là quyết định, mà chúng ta hãy tự quyết định lấy.
Thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều điều không hề đơn giản. Nhưng người Đức chúng ta có phải chỉ chọn những điều đơn giản để làm đâu. Chúng ta đòi hỏi ở mình nhiều hơn nữa, tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn nữa. Chúng ta sẽ lớn lên, sẽ trưởng thành hơn trong hoàn cảnh như hiện nay.
Chúc các quý vị một lễ Phục sinh vui vẻ, mọi điều tốt lành – chúng ta hãy luôn chú ý và tôn trọng người khác!
🥑25-4
VIỆT NAM CẦN CÓ CHIẾN LƯỢC MỚI SAU KHỦNG HOẢNG ĐẠI DỊCH VIRUS VŨ HÁN
Ts. Nguyen Ngoc Chu
I. DỊCH VIRUS VŨ HÁN KÉO THEO SỰ THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC TRÊN TOÀN CẦU
1. Dịch virus corona đến từ Vũ Hán (gọi tắt là virus Vũ Hán) đã mang đến cho toàn thể loài người những thiệt hại kinh hoàng. Nặng nhất là Hoa Kỳ và châu Âu. Các cường quốc lớn, ngoài quê hương virus Vũ Hán, như Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Ý, Đức, Nhật đều bị tổn thất nặng nề.
2. Dịch virus Vũ Hán cảnh báo cho cả thế giới biết thế nào là nguy hiểm của chiến tranh sinh học. Nguy hiểm cho mọi cường quốc, kể cả siêu cường.
3. Bởi thế, Hoa Kỳ và các cường quốc khác, cùng nhiều nước trên thế giới sẽ thay đổi chiến lược sau đại dịch virus Vũ Hán.
II. NHỮNG THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC CĂN BẢN CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC
1. Thay đổi nhận thức về mối nguy hại của chiến tranh sinh học
Như đã đề cập ở phần trên, dịch virus Vũ Hán đã thức tỉnh toàn thế giới, nhất là các cường quốc, về phạm vi thảm họa của chiến tranh sinh học. Trong đó, siêu cường có thể bị gục ngã dễ dàng trước một đối thủ nhỏ bé. Từ đó dẫn đến thay đổi tương quan, thay đổi chiến lược ở mọi quốc gia.
2. Thay đổi toàn diện quan hệ của các cường quốc đối với Trung Quốc
Hoa Kỳ và các cường quốc ở châu Âu như Anh, Pháp, Đức, và các khu vực khác như Nhật, Canada, Úc sẽ có những thay đổi căn bản trong quan hệ với Trung Quốc. Điều này diễn ra trước hết do bởi cách hành xử của Trung Quốc từ vị thế của Trung Quốc.
Quá trình xảy ra thảm họa dịch virus Vũ Hán đồng thời đã phơi bày hành vi và mưu toan của nhà cầm quyền Trung Quốc trong chiến lược chiếm đoạt quyền thống trị thế giới. Dịch virus Vũ Hán đã cho Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật thấy chính quyền Trung Quốc hiện nay nguy hiểm như thế nào – ngoài cả những dự đoán táo bạo nhất của các nước này.
Lợi ích kinh tế mà Hoa Kỳ và châu Âu đặt vào thị trường mênh mông nhất thế giới gồm 1,4 tỷ dân Trung Quốc đã không mang lại những lợi ích mong đợi. Ngược lại, mang đến cho các cường quốc Tây Âu những quả đắng chí mạng.
Họ bị đánh cắp công nghệ hạt nhân, tàu vũ trụ. Họ bị mất tất cả các bản quyền hàng hóa, từ sản phẩm gia dụng cho đến ô tô và tàu bay. Trong hoàn cảnh đại dịch thì họ còn bị phụ thuộc vào Trung Quốc cả đến những chiếc khẩu trang.
Trong khi tàu sân bay Thedore Roosevelt của Hoa Kỳ và hàng không mẫu hạm duy nhất của Pháp là Charles de Gaulle bị tê liệt vì virus Vũ Hán thì các chiến thuyền của Trung Quốc lại nghênh ngang đe dọa các nước láng giềng ở biển Đông Nam Á. Sự lớn mạnh của Trung Quốc nguy hiểm như thế nào khi nó đặt dưới quyền của những kẻ đầy tham vọng ở Bắc Kinh. Sự lớn mạnh của Trung Quốc nguy hiểm đến mức độ nào khi các vũ khí hủy diệt hàng loạt rơi vào tay những kẻ điên loạn tham tàn. Sự tham tàn của các bạo chúa Trung Hoa không có sự so sánh trên toàn thế giới trong suốt lịch sử nhân loại.
Trung Quốc không biết sợ ai. Trung Quốc khiêu chiến cả với Đức và Úc ngay chính trên đất của các quốc gia này. Trung Quốc có gan làm bẽ mặt tất cả. Máy bay Canada sang Trung Quốc nhận hàng phải cất cánh về không, mà không thể được đậu thêm vài giờ đồng hồ để chờ lấy hàng.
Trung Quốc biết đâm những nhát dao trước bụng và sau lưng đối thủ. Trung Quốc biết đi đêm với từng cá nhân, từng bản hãng. Vì sao Bill Gates và hãng xe Volkswagen chấp nhận quảng cáo cho đường lưỡi bò? Vì sao Huawei lại cung cấp được mạng 5G cho châu Âu? Trung Quốc đang chia rẽ giữa các cường quốc. Trung Quốc đang chia rẽ trong mỗi cường quốc.
Trung Quốc biết “đầu thai” từ trong bụng đối thủ. Cài cắm gián điệp không chỉ trong thiết bị mà bằng hàng triệu người Hoa di cư. Từ hàng chục vạn du học sinh cho đến hàng vạn phụ nữ sinh đẻ trên đất bản quốc để trở thành công dân nước sở tại. Trung Quốc đang “đầu thai” vào Hoa Kỳ và các các quốc gia khác để có “Tiểu Trung Quốc” trong mỗi quốc gia trên thế giới.
Trung Quốc quyền lực đến mức đã có thể tác động lên cả tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Không phải bằng con đường tin tặc. Mà bằng chính “Tiểu Trung Quốc” trong Hoa Kỳ. Mà bằng chính người Hoa Kỳ làm việc cho Trung Quốc.
Giờ đây thì Hoa Kỳ và châu Âu đã thức tỉnh. Xác định lại đối tượng Trung Quốc, Hoa Kỳ và các cường quốc Tây Âu sẽ thay đổi toàn diện quan hệ với Trung Quốc. Về quốc phòng, về kinh tế, về ngoại giao, về luật pháp quốc tế, về bố trí lực lượng – tất cả sẽ chuyển sang một khung trời mới.
3. Mặt trận toàn cầu chống Trung Quốc
Kết quả của sự thay đổi toàn diện của Hoa Kỳ và các cường quốc Tây Âu trong quan hệ với Trung Quốc còn là sự ra đời một “Liên minh không chữ ký” chống lại Trung Quốc trên toàn cầu. Ngoại trừ lục địa Phi châu, các cường quốc ở các châu lục Á Úc sẽ sẽ là thành viên rường cột của “Liên minh không chữ ký” này. Trung Quốc sẽ phải đối phó với nhiều cơn sóng thần từ khắp thế giới sau đại dịch virus Vũ Hán.
4. Sự thay đổi của chính Trung Quốc
Sau đại dịch Vũ Hán, Trung Quốc sẽ có những thay đổi căn bản về chiến lược nội bộ và chiến lược đối ngoại. Những thay đổi này bắt nguồn từ lộ chân tướng Trung Quốc trong con mắt thế giới, từ sự thay đổi trong nội bộ Trung Quốc, từ sự thay đổi của quốc tế đối với Trung Quốc, và từ sự điều chỉnh mục tiêu của Trung Quốc.
Tập Cận Bình đã xác nhận hết thời “dấu mình” của Đặng Tiểu Bình mà vươn lên xưng bá thế giới. Tập dự kiến Trung Quốc thay thế Hoa Kỳ ở vị trí lãnh đạo thế giới vào năm 2049. Nhưng Tập không đợi được đến năm 2049. Quỹ thời gian của Tập đã làm Tập nóng lòng khởi sự sớm hơn dự kiến. Đó là nước cờ đối nội để kéo dài vĩnh viễn sự thống trị của Tập ở Trung Quốc trước khi Trung Quốc bước vào ngôi vị số 1 thế giới. Tập muốn “vĩ đại” hơn cả Mao.
Tập sẽ vùng lên kháng cự dữ dội. Đó là sự kháng cự dãy chết. Cuối cùng, kết quả của nhiều cơn giãy chết là sự sụp đổ của chính quyền cộng sản tại Trung Quốc.
III. VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM
1. Đây là cơ hội quý hiếm để Việt Nam bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, không bị mất thêm đảo cùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông Nam Á.
Chưa bao giờ trên thế giới các cường quốc lại cùng hợp lực đối phó với Trung Quốc như bây giờ. Trung Quốc sẽ phải căng mình trên nhiều mặt trận. Vì thế Trung Quốc sẽ yếu đi ở mỗi mặt trận.
Nhưng sự dãy chết của Trung Quốc sẽ làm cho Trung Quốc hung hăng hơn ở Biển Đông Nam Á. Vì đây là nơi Trung Quốc xem là lợi ích cốt lõi. Trung Quốc sẽ hành động mạnh hơn khi Hoa Kỳ và châu Âu đang chưa thoát ra khỏi đại dịch. Những hành động vừa qua của Trung Quốc ở Biển Đông Nam Á khẳng định các toan tính mới của Trung Quốc.
Việt Nam, vì thế, phải mạnh mẽ hơn ở Biển Đông Nam Á. Trung Quốc yếu hơn nhiều so với những gì họ phô trương.
2. Đây cũng là thời cơ quý hiếm để Việt Nam dứt bỏ sự phụ thuộc vào Trung Quốc, để trở thành một quốc gia thực sự độc lập tự chủ, trọn vẹn cả chính trị lẫn kinh tế.
Thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam lên một đẳng cấp mới. Thoát khỏi sự phụ thuộc chính trị vào Trung Quốc, sẽ đẩy Việt Nam vào một giai tầng chính trị quý tộc hơn.
Sự kết thúc của chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là thời khắc mở ra kỷ nguyên hạnh phúc cho cả nhân dân Trung Quốc lẫn nhân dân Việt Nam.
3. Việt Nam không thể đứng ngoài dòng chảy lớn của nhân loại. Việt Nam phải hòa nhập vào dòng chảy lớn của nhân loại để thịnh vượng hơn, hùng cường hơn, và giữ vị thế xứng đáng hơn.
4. Vì thế, Việt Nam phải có một chiến lược hoàn toàn mới phù hợp với hoàn cảnh mới của thế giới.
5. Hiện nay lãnh đạo Việt Nam từ cấp tỉnh thành cho đến cấp trung ương đều đang quá bận rộn cho nhân sự Đại hội 13. Người thì lo vào ‘Trung ương’. Người thì lo ở lại ‘Trung ương’. Người thì lo vào ‘Bộ Chính Trị’. Người thì nghĩ về ‘Tứ trụ’. Ai cũng muốn bước thêm một bậc.
Cho nên, tất cả chưa để tâm nhìn thấy sự thay đổi chấn động của thế giới ở phía trước mà có đối sách.
Nhưng sau Đại hội 13, thì hy vọng dàn lãnh đạo mới sẽ có những đối sách sáng suốt phù hợp với tình hình thế giới mới.
IV. LỜI NHẮN
1. Đây không phải là thời của Marx Engel Lenin Stalin. Đây cũng không còn là thời của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Đây đang là thời của Donald Trump, Tập Cận Bình, Putin. Lấy Marx với Lenin ra để đối chọi với Dolald Trump, Tập Cận Bình và Putin là vi phạm tiên đề. Vì cả Dolald Trump, lẫn Tập Cận Bình, lẫn Putin – không ai đếm xỉa đến Marx và Lenin trên bàn cờ của mình.
2. Việt Nam hãy quên các quân cờ cũ đi. Hãy chơi bàn cờ mới với các quân cờ mới.
🍋HẬU ĐẠI DỊCH TÀU CỘNG
THÁI ANH VĂN - NGƯỜI PHỤ NỮ CHÓI LỌI LỊCH SỬ
TRUNG HOA SẼ GIAO PHÓ CHO BÀ
Lê Phú Khải
Cuối tháng 12 năm 2019, bác sỹ Lý Văn Lượng theo dõi một số bệnh nhân nhiễm virus giống SARS gây bệnh viêm phổi, từ đó ông đã cảnh báo về loại virus mới này trên nhóm WeChat của cựu sinh viên Vũ Hán. Thông tin này được đưa lên mạng internet và nhanh chóng lan truyền. Ngay đêm 30 tháng 12-2019, các quan chức y tế thành phố Vũ Hán đã triệu tập bác sỹ Lý và yêu cầu được biết lý do ông chia sẻ thông tin này. Ngày 3 tháng 1 năm 2020, cảnh sát Vũ Hán bắt bác sỹ Lý và buộc ông ký biên bản có nội dung: “Phát tán thông tin sai lệch làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội!”.
Trước ngày 14-1-2020, một cuộc hội nghị trực tuyến của lãnh đạo chóp bu Bắc Kinh do quỷ đỏ Tập Cận Bình chủ trì với các quan chức địa phương trong cả nước, đã thông báo về sự xuất hiện của virus corona giống mới, lây nhiễm từ người sang người. Nhưng vì sắp có hai hội nghị lớn của nhà nước, sự ổn định chính trị là ưu tiên hàng đầu, nên tin tức phải được giấu kín (!).
Khốn nạn hơn nữa, mặc dù các quan chức cộng sản đều biết rằng con virus này lây lan từ người sang người nhưng vẫn khuyến cáo với nhân dân là nó không lây lan giữa người với người!!!
Nhưng đến ngày 21 tháng 1, tình hình buộc bọn quỷ đỏ Trung cộng phải công bố khẩn cấp đại dịch đã bùng nổ! Trước đó, bữa đại tiệc ngày 19-1 với 10.000 người dự vẫn nhầy nhụa diễn ra ở Vũ Hán, sau đó mọi người tản đi bốn phương trời, mười phương đất mang theo dịch bệnh về quê ăn Tết hay du lịch khắp thế giới! Khi tuyên bố đại dịch bùng phát (21-1-2020) thì đã là ngày 27 tháng Chạp năm Hợi cũ, áp Tết cổ truyền Canh Tý 2020.
1 tỷ 400 triệu dân Tàu sau bữa tiệc 10.000 người ở Vũ Hán đã đón một mùa xuân chết chóc với những biện pháp cách ly tàn bạo nhất - nhốt những thành phố hàng chục triệu dân bằng cách khoá trái cửa ngoài các ngôi nhà! Đánh đập không thương tiếc ai không đeo khẩu trang. Túm cổ những người già mang đi cách ly và không chữa trị để cho chết…
Cả một thời gian dài dịch bệnh đã diễn ra ở trung Quốc, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đứng đầu là ông Tedros người Ethiopia chỉ hùa theo những thông tin lừa bịp, gian trá của Tàu cộng để thông báo cho cộng đồng thế giới rằng, chưa chứng minh được con virus corona Vũ Hán lây lan từ người sang người, rằng, chưa đến mức phải giới hạn sự đi lại, hay phải đóng cửa các biên giới, không cho người Trung Quốc nhập cảnh vào các nước.
Từ khi quỷ đỏ Tập Cận Bình lên ngôi hoàng đế Trung Hoa đỏ, y đã tăng ngân sách ngoại giao của nhà nước từ 30 tỷ lên 60 tỷ nhân dân tệ. Tập Cận Bình dùng tiền tha hoá, mua chuộc các tổ chức quốc tế như tổ chức lương thực FAO, tổ chức hàng không quốc tế…, đặc biệt là WHO.
Mỗi lần Tedros đến Trung Quốc đều được đón tiếp như thượng khách, tiệc tùng quà cáp tưng bừng. Mỹ đóng góp cho WHO mỗi năm từ 400-500 triệu USD - lớn nhất trong các nước. Lương của Tedros là 240.000 USD/năm. Riêng tiền đi lại của ông này một năm đã tiêu hết 210.000 USD. WHO đã thực sự trở thành một tổ chức mafia quốc tế. WHO hết lời ca ngợi khả năng quản lý dịch bệnh và tính minh bạch của Trung cộng trong các thông tin về y tế.
“Cân nhắc” mãi, đến ngày 11 tháng Ba 2020, WHO mới công bố dịch virus Vũ Hán là đại dịch toàn cầu! Nhưng đã quá muộn, cả nhân loại đã sập bẫy quỷ đỏ Tập Cận Bình và Tedros. Hàng triệu người Hán ở các nước thân Tàu cộng - như Ý, Anh… và cả Hàn Quốc có nhiều quan hệ làm ăn với Tàu - về quê ăn Tết Canh Tý đã quay lại, gieo bệnh viêm phổi cấp cho nước sở tại. Dân các nước “văn minh” ấy chết không kịp chôn! Những người Mỹ gốc Hán về Tết, khi quay lại đã mang Thần Chết từ đất nước của vua Thang vua Vũ gieo xuống đầu dân Hợp Chủng Quốc.
Duy chỉ có Đài Loan, cách đại lục Trung Hoa một eo biển hẹp là an toàn nhất, chỉ có 6 người chết và hơn 400 ca dương tính, và nay cả xã hội đã bình yên, trường học đã mở cửa. Ngay từ phút đầu, bà Thái Anh Văn đã liên tục báo động để WHO vào kiểm tra dịch bệnh tại Trung Quốc, nhưng đều bị từ chối.
Eo biển Đài Loan - Trung cộng rất gần nhau, nhưng nền dân chủ pháp quyền của Đài Loan rất xa với sự độc tài toàn trị của Trung cộng, xa như từ Trái Đất đến Sao Hoả, Sao Kim! Đài Loan không được nằm trong tổ chức WHO, khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền ở Đài Loan, thì vị trí quan sát viên của Đài Loan trong tổ chức này cũng bị Tập Cận Bình và Tedros bằng mọi cách loại. Vì thế, chưa nói đến con virus Vũ Hán là nhân tạo hay thiên tạo, chỉ riêng việc che đậy thông tin để dùng vũ khí sinh học huỷ diệt Mỹ và châu Âu của Tàu cộng thì Tập Cận Bình và Tedros đã trở thành thiên cổ tội nhân!
Khi kinh tế thế giới đã toàn cầu hoá, thì việc đóng cửa các biên giới, 4 tỷ con người trên hành tinh phải đóng cửa để thực hiện cách ly, sẽ làm nền kinh tế thế giới lâm vào đại khủng hoảng, vượt xa các cuộc khủng hoảng kinh tế từng có trong lịch sử thế giới trước đó. Hãy cứ nhìn hàng trăm chiếc máy bay bị đắp chiếu, hàng núi hoa ở Hà Lan không xuất khẩu được phải đem xe ủi đến dọn như dọn rác… sẽ hình dung ra nền kinh tế thế giới đã trọng thương, nền kinh tế thế giới đang ở tình trạng thập tử nhất sinh, dở sống dở chết! Không chỉ hệ thống tài chính, mà toàn bộ nền kinh tế thực bị ảnh hưởng sâu rộng, vì hằng trăm triệu người phải nghỉ việc, cách ly trong nhà. Mức cầu sụt giảm. Thất nghiệp 12% đã xóa sạch thành quả châu Âu đạt được trong 7 năm qua.
Lấy nước Pháp, một cường quốc làm ví dụ. Cơ cấu kinh tế Pháp lao động theo nghề và dịch vụ là 71,3%, công nghiệp là 24,3%, còn lại là nông nghiệp (mặc dầu nông nghiệp Pháp đứng đầu châu Âu). Đã nói đến dịch vụ là phải nói đến du lịch và những hoạt động kèm theo là nhà hàng, khách sạn, giải trí. Năm 2002, Pháp đón 77 triệu khách quốc tế (số khách đến lớn nhất thế giới, hơn Tây Ban Nha và Mỹ). Hàng năm còn có 160 triệu chuyến đi nghỉ trong nước. Để thoả mãn lượng khách du lịch quốc tế và quốc nội ấy, Pháp có đến 20.000 khách sạn, nhưng chỉ đáp ứng 8% nhu cầu ăn nghỉ. Do đó, loại hình phổ biến nhất là nhà nghỉ với 2,8 triệu hộ tham gia, nằm rải rác khắp nước, không kể các điểm cắm trại… Con virus Tàu cộng đã cấm cửa tất cả! Vì vậy dân Mỹ đã có những đám biểu tình phản đối việc cách ly, đòi đi làm.
Nhân loại đau đớn nhận ra, cách ly cũng chết, không đi làm cũng chết! Thôi thì 5 ăn 5 thua với virus Tàu cộng! Từ khi sinh ra con người, chưa bao giờ con người lâm vào thảm cảnh này! Tôi bỗng nhớ đến câu nói của Jean Paul Sartre: “Con người từ đâu đến và anh ta đi về đâu? Trái đất này không phải là nơi cư trú của con người!!!”.
Vậy phương Tây có can dự gì vào đại bi kịch này không?
Xin nói ngay là có.
Năm 1963, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện bị Pháp trục xuất về nước! 26 năm ở Paris, dẫm nát các nẻo đường châu Âu… ông vẫn giản dị như một ông đồ xứ Nghệ. Áo quần không là ủi, guốc mộc thong dong… Khi nhận chức Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn, ngày đầu đến cơ quan, mọi người lo lắng vì không có phòng riêng cho Giám đốc! Đi một vòng xem xét, ông vào toilette, thấy cái toilette bỏ không nhưng rất rộng, vì là toilette của một biệt thự cổ của Pháp. Ông bảo, kê cho ông một cái bàn nhỏ ở đó để làm bàn làm việc! Mọi người cho là… lập dị! Nhưng ông chủ trương sống khiêm nhường với trời đất. Ông bảo với tôi, người Mỹ mua một lúc một tá sơ-mi, chỉ mặc một chiếc, rồi bỏ! Mỗi người Mỹ có cả trăm đôi giày và đi du lịch khắp thế giới, một ngày xài vài mét khối nước, thì trái đất này chịu sao nổi! Ngày tôi mới sắm được chiếc xe máy cà tàng, năm 1991, sung sướng phóng từ Mỹ Tho lên thăm ông đang vào trú đông ở số nhà 22 đường Phan Đăng Lưu Sài Gòn. Ông chỉ vào chiếc xe của tôi nói: “Đây là những quả đại bác bọn tư bản hoang dã ngày đêm nã vào các thành phố của chúng ta, nã cho đến khi nào tan hết mới thôi!”. Bây giờ dịch cúm Vũ Hán, Hà Nội và Sài Gòn đều hạn chế tối đa sự đi lại, đường phố vắng hoe, thế là chỉ sau vài tuần, không khí vốn ô nhiễm nặng bỗng tốt hẳn lên. Có người nói: Giá mà…!
Các quốc gia “văn minh” phương Tây vốn thích ăn đớp, thích tiêu dùng xả láng, đã vội vã đổ vốn vào Tàu cộng khi nó mở cửa, nhằm vào nhân công rẻ mạt để thu được nhiều lời, thậm chí đến dụng cụ y tế, thuốc men cũng đem sang Tàu cộng sản xuất. Trung cộng bỗng trở thành công xưởng của thế giới, thành chuỗi cung ứng toàn cầu. Trung cộng ăn cắp công nghệ, bắt chẹt các công ty xí nghiệp đã đầu tư vào làm ăn ở nước họ. Vì hám lợi, phương Tây phải cúi đầu. Giai tầng trung lưu ở Trung cộng đến nay đã bằng dân số của nước Mỹ. Giàu có rồi, Trung cộng đạp lên mặt nước Mỹ. Tổng thống Obama đến Tàu không có thang máy bay chờ sẵn, không có thảm đỏ trên đường đi, cận vệ đi bảo vệ Tổng thống cũng bị gạt lại, cãi nhau um sùm! Chưa bao giờ nước Mỹ có một Tổng thống hèn đến thế, nước Mỹ yếu đến thế. Chỉ có Tổng thống Donald Trump, con người thà đi trong giông bão chứ không thèm đi bách bộ trong sân, đã đủ bản lĩnh để cầm chân con quỷ đỏ Tập Cận Bình dốc ngược lên, dộng đầu nó xuống đất. Ông đã làm được trong hơn ba năm một núi công việc - kiếm việc làm, giảm thất nghiệp, cải cách tư pháp, sản xuất năng lượng, xốc dậy quân đội…
Đại dịch Vũ Hán đã làm đảo lộn thế giới, buộc nhân loại phải xem xét lại tất cả những giá trị trước đây, xem xét lại Tàu cộng. Xét lại cách nghĩ, lối sống của con người. Xem xét lại cách đối xử của con người với thiên nhiên vĩnh hằng và môi trường con người đã tàn phá nó. Các nhà cân bằng sinh thái học của Pháp đã cảnh báo việc khai thác quá mức thiên nhiên. Rừng bị tàn phá khiến các con vật hoang dã hết đất sống đã tiến đến gần con người. Chính những con vật hoang dã này như dơi, rắn, kỳ nhông… mang virus mầm bệnh độc hại hơn hẳn bất cứ con vật nào đã được con người thuần hoá hàng ngàn năm nay. Con người có cần phải kích cầu khi không có nhu cầu hay không? Cỗ xe kích cầu ấy đã đến lúc phải dừng lại để cơ cấu lại nó. Khi con virus Vũ Hán xuất hiện thì không thấy ai đi siêu thị sắm túi xách, giày da nữa… mà lao vào mua lương thực, thực phẩm để khỏi chết đói và chết dịch! Các cụ ta nói “Trong họa có phúc”, phải chăng con virus mới này là “phúc” cho loài người?!
Mỹ và 40 quốc gia đang chuẩn bị để kiện Trung cộng đòi phải bồi thường 40.700 tỷ USD, món nợ vàng và máu do virus Vũ Hán gieo xuống đầu nhân loại. Có người cho rằng không đủ cơ sở pháp lý để kiện Tàu cộng. Người ta đang tranh luận xung quanh đề tài này.
Có thể một giải pháp diệt trừ Đảng Cộng sản Trung Quốc sau khi kiểm soát được đại dịch là, cả thế giới văn minh không thừa nhận chính phủ Trung cộng nữa. Họ không đủ tư cách và chính danh đại diện cho 1 tỷ 400 triệu người dân Trung Hoa. Đại sứ quán Mỹ và các nước trên thế giới chuyển hẳn về Đài Bắc - Đài Loan. Loài người chỉ cần làm bấy nhiêu thôi, không cần đến đầu đạn hạt nhân, cũng đủ để quỷ đỏ Tập Cận Bình đang nôn nóng, sợ không kịp làm thiên tử cả thế giới, sẽ uất ức hộc máu mồm mà chết như Chu Du thời Tam Quốc. Chỉ có người phụ nữ chói lọi Thái Anh Văn, con cháu của Nghiêu - Thuấn năm xưa, là chọn lọc của lịch sử hôm nay, mới đủ phẩm cách và tài năng để dẫn dắt nhân dân Trung Hoa bị Đảng Cộng sản lừa bịp 70 năm nay đi ra con đường lớn của nhân loại. Vấn đề là loài người có đủ tỉnh táo để làm điều đó? Hay là chỉ vì những món hàng rẻ, lại cam tâm làm tôi tớ cho kẻ vừa mới đè ngữa mình ra đổ thuốc độc corona chủng mới vào mồm! Nhân loại có thể nào lại đến Bắc Kinh, mặc comple, thắt cà-vạt để trình quốc thư lên tên đồ tể Tập Cận Bình?!
Đại dịch là cơ may để thế giới sớm nhận ra Đảng Cộng sản Trung Quốc là tên Đức quốc xã mới ở thế kỷ 21. Nhưng tên “Đức quốc xã mới” này nguy hại gấp ngàn lần, vì thế giới đã toàn cầu hoá, móng vuốt của quỷ đỏ Tàu cộng đã cắm xuống đất xứ Ghana Phi châu lắm mỏ vàng nhất thế giới, tiền của Tàu đỏ đã tằng tịu gian dâm với cả tỷ phú Bill Gates của nước Mỹ, gián điệp của Tàu cộng đã cài cắm khắp mọi nơi, mọi chốn… Phát xít Tàu đỏ có đất đai rộng gấp 27 lần đất đai của phát xít Đức, dân số của nó gấp 18 lần dân số của phát xít Đức, nó còn có vũ khí hạt nhân, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Nếu cộng sản Tàu không sụp đổ thì thế giới sẽ sụp đổ, đó là thông điệp viết bằng máu của những người đã chết tức tưởi ở khắp hang cùng ngõ hẻm trên hành tinh này do dịch Vũ Hán gây ra.
“Trái đất này không phải là nơi cư trú của con người” (Sartre) nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc không bị xoá sổ. Hỡi con người ngu ngơ!
Sài Gòn, tháng 4/2020
L.P.K.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip