người trong cuộc
🍋chàng trai Anh viết từ khu cách ly: Việt Nam xử lý dịch rất quy củ
Gavin Wheedon | 20:04 17/03/2020
Trải nghiệm trong khu cách ly dạy cho tôi rằng mối đe dọa từ dịch bệnh là rất thật. Hiện tại, tôi phải ở lại đây để bảo vệ sự an toàn của người khác.
Trải nghiệm ở khu cách ly đã dạy cho tôi rằng mối đe doạ từ dịch bệnh là rất thật. Hiện tại, tôi phải ở lại đây để bảo vệ sự an toàn của người khác.
Gavin Wheeldon là chuyên gia người Anh về thương mại điện tử. Wheeldon từ London đến Hà Nội vào lúc 5h sáng ngày 14/3 trên chuyến bay VN0054. Từ bên trong khu cách ly tại Sơn Tây, anh đã có bài viết về những trải nghiệm đầu tiên ở đây cho Southeast Asia Globe. Đây là bài viết khác của Wheeldon dành riêng cho Zing .
Hoàng hôn vừa buông xuống chưa lâu trong khu cách ly, tôi nhìn ra khoảng sân rộng có rất nhiều người mới đến. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có nhiều người thế này.
Tôi cứ nghĩ những người mới đến phải cảm thấy căng thẳng vì lo ngại dịch bệnh. Có lẽ họ có cùng nỗi sợ như tôi?
Những ngày trong khu cách ly đã nhắc nhở tôi rằng tôi cần phải chiến đấu để đạt được những gì mình muốn.
Điều đó nhắc nhở tôi rằng mọi người ở đây được đoàn kết lại bởi cùng một lý do. Ở đây, quốc tịch và hoàn cảnh sống không còn quan trọng nữa. Mọi người đều suy nghĩ tích cực, giúp đỡ lẫn nhau.
Tôi nhìn chằm chằm vào màn đêm sương mù yên bình và suy ngẫm về trải nghiệm của bản thân trong khu cách ly. Tôi đã không biết trước ở đây sẽ như thế nào, điều kiện vật chất ra sao. Nếu cuộc sống ở đây khó khăn, thì cứ để vậy thôi.
Tôi đến Việt Nam để bắt đầu một cuộc sống mới. Những ngày trong khu cách ly đã nhắc nhở tôi rằng tôi cần phải chiến đấu để đạt được những gì mình muốn. Nếu cuộc sống không thử thách, làm sao chúng ta biết được mình kiên cường đến đâu?
"Đặc quyền" nguy hiểm
Cuộc sống ở khu cách ly không hề khó khăn. Bộ đội làm việc không biết mệt mỏi. Họ không về nhà, không thăm gia đình. Họ cống hiến trọn vẹn ở tiền tuyến của cuộc chiến chống lại bệnh dịch chết người - dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (Covid-19).
Theo dõi các nhóm trên Facebook, tôi nhận thấy trong vài tuần qua, Việt Nam đã đối phó với Covid-19 một cách rất quy củ. Tôi rất tôn trọng các quyết sách và hành động của chính phủ Việt Nam trước cuộc khủng hoảng. Nhanh chóng, quyết đoán và hiệu quả.
Có lẽ người Anh chúng tôi tự cho rằng mình có quá nhiều đặc quyền. Chúng tôi không muốn nhịp sống thường ngày bị đảo lộn.
Trong giây phút đó, tôi bỗng chợt nhận ra đất nước của mình - Vương quốc Anh - chưa đạt được mức sẵn sàng như vậy.
Anh không có khu cách ly như Việt Nam. Giới chức không tiến hành xét nghiệm hàng loạt. Chính quyền cũng không cho khử trùng khu vực công cộng. Nhiều bệnh nhân ở Anh không được điều trị. Chính quyền cũng không cô lập hoặc đóng cửa trường học và quán bar.
Trên tin tức, khuyến cáo từ chính phủ dành cho người dân Anh là không đeo khẩu trang, tiếp tục đi du lịch đến các quốc gia khác và chỉ đơn giản là hãy ở nhà nếu người dân bị ốm. Mới đây, việc đề xuất chính sách "miễn dịch bầy đàn" gây ra nhiều tranh cãi.
Có lẽ người Anh chúng tôi tự cho rằng mình có quá nhiều đặc quyền. Chúng tôi không muốn nhịp sống thường ngày bị đảo lộn. Chúng tôi muốn một liều thuốc tiên. "Miễn dịch bầy đàn" đáp ứng đúng những gì mà chúng tôi muốn, rằng vấn đề sẽ được giải quyết chỉ sau một đêm.
Cho đến khi tôi viết những dòng này, dường như chính phủ Anh đã nhận ra sai lầm của họ do sự phản đối dữ dội của công chúng và rút lại lựa chọn "miễn dịch bầy đàn". Thay vào đó, họ đang cân nhắc kế hoạch cho tất cả người dân trên 70 tuổi tự cách ly.
Không tuân thủ quy định là xúc phạm
Luồng suy nghĩ của tôi bị ngắt quãng vì có vài người Việt Nam bắt chuyện, hỏi tôi nghĩ thế nào về những sự kiện gần đây. Tự rót cho mình một cốc nước, tôi lắng nghe những gì họ nói. Họ đã đọc bài viết của tôi trước đó trên Southeast Asia Globe và cảm kích vì những phản ánh tích cực trên cương vị là một người nước ngoài.
Họ hỏi tôi về bài báo gần đây trích dẫn một cặp vợ chồng lớn tuổi người Anh phàn nàn về tình trạng trong khu cách ly. Nhưng đến thời điểm tôi đọc được bài báo đó, hầu hết quan điểm tiêu cực đã bị lược bỏ. Có lẽ những ý kiến đó hơi quá đáng.
Tôi nghĩ một mặt, hai người họ đã dành dụm để đi du lịch và điều này phá hỏng chuyến đi. Nhưng mặt khác, có thể họ đã không cẩn trọng khi phát ngôn trong lúc tức giận. Người Anh thường có xu hướng hay phàn nàn.
Khi một quốc gia đang thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ người dân, không tuân thủ quy định là một sự xúc phạm.
Quan điểm của tôi rất đơn giản: Khi làm khách ở một đất nước khác, bạn nên tôn trọng luật pháp và văn hóa địa phương. Khi một quốc gia đang thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt và kỹ lưỡng như vậy để bảo vệ người dân, việc không tuân thủ quy định là một sự xúc phạm.
Ví dụ về quy định đeo khẩu trang. Khẩu trang không thể bảo vệ bạn 100%, nhưng đeo khẩu trang là để bảo vệ những người xung quanh nếu bạn bị nhiễm bệnh. Bạn có thể bị nhiễm Covid-19, nhưng người khác có thể tránh được điều đó.
Khi tôi tiếp tục trò chuyện với những người bạn Việt Nam, họ cũng kể cho tôi nghe câu chuyện về những người nước ngoài đến từ một quốc gia khác, những người có hành vi coi thường Việt Nam và chỉ trích điều kiện sống trong khu cách ly. Dù có rất nhiều điều muốn nói về vấn đề này, tôi cho rằng họ chỉ là số ít và không đại diện cho cả một quốc gia.
Tôi nhận ra rằng người Việt Nam sẽ luôn quyết liệt bảo vệ hình ảnh đất nước mình. Điều này thật đáng ngưỡng mộ, nhưng đôi khi sự phẫn nộ đối với một nhóm nhỏ lại biến thành làn sóng chỉ trích đối với cả một quốc gia.
Một khía cạnh khác là người dân từ các quốc gia giàu có như tôi thường ngây thơ, không ý thức được rằng mình đang sống trong điều kiện xa xỉ đến thế nào và tự cho mình có rất nhiều đặc quyền.
Điều này đôi khi dẫn đến việc chúng tôi hành xử khệnh khạng mà quên đi một nguyên tắc bất di bất dịch: Nếu bị nghi nhiễm một căn bệnh chết người như Covid-19, bạn đương nhiên trở thành mối đe dọa cho cộng đồng.
Đôi khi, điều kiện vật chất trong khu cách ly có thể không được như mong đợi. Thế nhưng, ưu tiên hàng đầu là sự an toàn của hàng nghìn người, chứ không phải điều kiện sống tạm thời cho một nhóm cần cách ly.
Khu cách ly có thể khiến bạn bức bối, nhưng đây là điều cần thiết. Tôi đến đây với niềm tin mãnh liệt rằng mình có thể trở về nhà và đã được cứu mạng. Tôi sẵn sàng ngủ trên sàn bê tông lạnh lẽo nếu tôi bắt buộc phải làm thế.
Sẽ không ai đơn độc
Cuộc trò chuyện với những người bạn Việt Nam dần đi đến hồi kết và chúng tôi tạm biệt nhau. Tôi ra ngoài chụp một vài bức ảnh và gọi điện cho người thân. Bất chấp đám đông đang ngày một lớn dần và những mối nguy hiểm ẩn mình trong đó, tôi vẫn kiên định với suy nghĩ chúng tôi ở đây cùng nhau chiến đấu.
Tôi mong muốn có một cuộc sống mới bên ngoài khu cách ly. Nhưng hiện tại, tôi phải ở lại đây để bảo vệ sự an toàn của người khác.
Tôi dần quen với nhịp sống thường ngày trong khu cách ly, không còn gì lạ lẫm nữa. Một số người tỏ ra buồn chán, số khác đang tận hưởng thời gian suy ngẫm. Khi số người trong khu cách ly tăng lên, có thể ban quản lý sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn vì có nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Tôi từng chứng kiến cuộc cãi vã của một cặp vợ chồng có con nhỏ trong phòng cách ly, bởi một cặp đôi khác cũng cần sử dụng phòng. Trong tương lai, nhiều vấn đề tương tự có thể phát sinh nhưng hiện tại, tình hình ở đây vẫn ổn, chúng tôi vẫn đoàn kết.
Từ những trải nghiệm của tôi ở Việt Nam, tôi thấy mình yêu nơi này. Tôi yêu con người Việt Nam với bản tính chu đáo, vị tha và sự hy sinh của họ cho gia đình. Tôi yêu phong cảnh, văn hóa và sự tôn trọng mà người Việt dành cho mình nếu tôi cũng tôn trọng họ.
Tôi đã đính hôn với một phụ nữ Việt Nam xinh đẹp, người có khả năng thấu hiểu sự khắc nghiệt của cuộc sống. Cuối cùng, tôi hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ được Việt Nam cấp quốc tịch kép và trở thành một phần của đất nước này. Mỗi khi đến Việt Nam, tôi đều có cảm giác như trở về nhà.
Tôi mong muốn có một cuộc sống mới bên ngoài khu cách ly. Nhưng hiện tại, tôi phải ở lại đây để bảo vệ sự an toàn của người khác. Tôi có thể lên tiếng và thấy mình cần chia sẻ trải nghiệm của bản thân trong những ngày này.
Trải nghiệm trong khu cách ly dạy cho tôi rằng mối đe dọa từ dịch bệnh là rất thật.
Trải nghiệm trong khu cách ly dạy cho tôi rằng mối đe dọa từ dịch bệnh là rất thật. Tôi cảm thấy sợ hãi khi bị kiểm tra ở sân bay vì biết đâu mình có thể vô tình trở thành người nhiễm bệnh.
Thật đáng sợ khi phải vào khu cách ly và nói với những người thân yêu rằng mình không thể gặp họ, trong khi họ đang chờ đón ở sân bay. Đó là nỗi sợ hãi không biết số phận mình sẽ đi về đâu.
Thế nhưng, tôi tự nhủ mình đã lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn của trại trẻ mồ côi và dành cả đời để chiến đấu với nỗi sợ hãi. Tôi từng kinh qua những trải nghiệm kinh hoàng không thể kể xiết để có thể sống sót đến ngày hôm nay. Tôi đã chiến đấu để đạt được thành công cho mình và vì vậy, tôi sẽ vượt qua được hai tuần cách ly.
Sớm thôi, ở đây sẽ có 700 người. Và không ai đơn độc.
🍋Hôm nay là ngày thứ 15 tôi, Thành, đã bị nhiễm Covid-19!
Tác giả: Trịnh Ngọc Thành (đăng trên Tiếng Dân).
Thụy Sĩ, ngày 30 tháng 3, hôm nay là ngày thứ 15 tôi, Thành, đã bị nhiễm Covid-19 (Coronavirus)!
Mặc dù tôi cũng càng mệt sau hơn 10 ngày sốt liên tục và chống chọi với virus Covid-19, được sự động viên của gia đình, anh em bạn bè và đồng nghiệp, tôi cố gắng ngồi dậy để viết vài dòng chia sẽ trải nghiệm thực tế của chính bản thân tôi khi bị nhiễm Covid-19. Cho những ai đang chống chọi với con virus "không dễ thở này", cũng như cho những ai đang tránh xa nó, để biết và phòng ngừa.
Một tuần trước khi bị nhiễm, sáng tôi đi đến công ty và chiều từ công ty về nhà bằng xe cá nhân của tôi, không cho em nào đi cùng hết, kể cả em Covid-19. Ngày lên công ty thì rửa tay không biết bao nhiêu lần theo cảnh báo của công ty. Chiều về đến nhà thì luôn nhớ rửa tay rồi mới được ôm hôn con. Vậy em Covid-19 nó yêu thầm tôi lúc nào? Tôi cũng không biết nữa, nhưng tôi nghĩ đó là chiều định mệnh thứ 6, ngày 13, lúc chiều đi làm về thì có ghé qua siêu thị mua ít đồ tập thể dục cho con, vì mấy đứa nhỏ con tôi tuần sau đó phải nghỉ học ở nhà vì tất cả trường học đóng cửa. Trong lúc đó thì có đi nhà vệ sinh trong siêu thị và có rửa tay bằng xà phòng, nhưng không có nước nóng và hết giấy lau tay vệ sinh.
Diễn biến bệnh Covid-19 trong 15 ngày đầu tiên của tôi
1. Ngày 1, thứ 2, 16.03: Sáng dậy thấy mệt trong người, đo nhiệt độ thấy 37.9 °C, gọi điện báo cho công ty liền. Sau đó gọi bác sĩ gia đình và đi khám. Bác sĩ không thấy bất kì một triệu chứng nào của nhiễm Covid-19 (không ho, nhiệt độ bình thường, không đỏ cổ họng và tai). Bác sĩ bảo chỉ là cảm thường, nhưng khuyên là nên làm việc ở nhà, không cần cách li ở nhà và mọi hoạt động sinh hoạt bình thường. Tối bị sốt hơn 39°C, uống thuốc Dafalgan 1g (Paracétamol) để giảm sốt giống như cảm bình thường mấy khi. Lúc đấy ở Thụy Sĩ có tổng cộng khoảng 2.200 người xác nhận đã bị nhiễm Coronavirus.
2. Ngày 2, thứ 3, ngày 17.03: Sáng dậy thấy khỏe hơn, ăn sáng xong rồi làm việc bình thường. Trưa thì sốt lại hơn 39°C và trong người thấy hơi bắt đầu lo lo, vì hết tác dụng thuốc là sốt lại. Tự nhủ mình là không thể bị virus Covid-19 được. Chiều làm việc xong còn rủ bé Na (con gái lớn 6 tuổi) đi đạp xe đạp ngoài cánh đồng để hít thở không khí. Hai cha con vừa đạp xe, vừa nghỉ chân, gần 1h30 phút. Chiều tối ăn tối xong và lúc 20h00 lại sốt 39°C, uống tiếp Dafalgan 1g.
Một sai lầm trầm trọng của tôi mà hy vọng mọi người không nên lặp lại là tôi hơi chủ quan, không tự cách li riêng trong phòng trong 2 ngày đầu tiên nên đã vô tình lây cho cả nhà của tôi trong hai ngày đầu tiên.
3. Ngày 3, thứ 4, ngày 18.03 (ngày định mệnh): Sáng dậy đo thấy 39.3°C, gọi điện liền cho bác sĩ gia đình và bác sĩ bảo đến phòng khám để xét nghiệm có bị nhiễm Covid-19 không. Lấy mẫu xét nghiệm bằng cách lấy dịch sâu trong mũi. Lấy mẫu xong, bác sĩ nói một cách nhẹ nhàng "Sớm nhất sáng mai, thứ 5, thì có kết quả xét nghiệm và anh sẽ gọi cho em, trong lúc chờ kết quả thì em về làm theo hướng dẫn trong tờ giấy này nhé - Tờ giấy CÁCH LY TRONG PHÒNG VÀ CHỈ ĐƯỢC DÙNG MỘT NHÀ VỆ SINH RIÊNG TẠI NHÀ".
Người nhà để cơm trước cửa phòng rồi gõ cửa để biết, sau đó người nhà đi chỗ khác rồi thì mới được lấy cơm để ăn. Tất cả liên lạc với người trong nhà là 100% qua Whatsapp hoặc Viber (ứng dụng gọi điện thoại qua internet). TUYỆT ĐỐI không được nói chuyện trực tiếp với nhau. Khi đi ra khỏi phòng để đến nhà vệ sinh riêng tôi cũng phải đeo khẩu trang y tế. Làm như vậy là để hạn chế tối đa lây nhiễm người thân trong gia đình cũng như hàng xóm.
Lúc 22h00, trong lúc đang mê man và vật lộn với cơn sốt hơn 39°C, trong người thì cảm thấy lạnh buốt trong xương sống và phải đắp chăn thì điện thoại reo. Định không trả lời vì đang quá mệt, nhưng xem thử phải bác sĩ gọi không? Đúng như rằng, điện thoại của bác sĩ, thôi rồi, giờ này mà gọi là tôi có linh cảm không tốt rồi.
Tôi: "A lô, Dr. AAA hả?"
Dr AAA: "Đúng rồi em, từ giờ em ở cách li trong phòng 14 ngày cho anh nhé, không được đi ra khỏi phòng!"
Tôi: "Anh, em bị dương tính rồi hả anh? Có thật là em bị nhiễm Coronavirus rồi hả anh?"
Dr. AAA: "Xui quá em, em bị đính rồi em, anh cũng lo lắm nhưng không biết làm sao giờ nữa em. Em nhớ đo thân nhiệt ngày 4 lần và gọi cho anh biết Thành nhé. Một ngày em uống 4 viên Dafalgan 1g cho anh để giảm sốt và làm dịu cái phổi của em,... Thôi em nhé, có gì mai anh gọi lại cho em để nắm tình hình và tìm cách chữa trị cho em và gia đình".
Tôi: "Dạ, cảm ơn anh nhiều, sáng mai em gọi cho anh".
Lúc 00h00, tôi lại sốt hơn 39 °C và đổ mồ hôi ướt hết cả người và phải lau khô toàn bộ người, sau đó thay quần áo khác để có thể ngủ lại được.
4. Ngày 4, thứ 5, ngày 19.03: Sáng dậy tôi báo cho cả gia đình biết thông tin không được vui. Sau đó, tôi thông báo cho công ty là tôi đã bị nhiễm Coronavirus để họ cách ly những người đã làm việc với tôi, báo cho khách hàng tôi để hủy các buổi họp đã sắp xếp trước đó. Tôi cũng email, nhắn tin cho hàng xóm và cơ quan địa phương nơi gia đình tôi đang sinh sống để tất cả họ có thông tin cần thiết khi liên lạc với tôi, cũng như hạn chế tiếp xúc với gia đình tôi. GIA ĐÌNH TÔI ĐÃ BỊ CÁCH LI TỪ NGÀY HÔM NAY.
Ngày tôi uống thuốc Dafalgan 4 lần, mỗi lần cách nhau 6h. Nhưng tôi luôn bị sốt cao trên 38.5°C, nằm miên man trên giường suốt cả ngày. Sau khi uống thuốc được vài giờ thì nhiệt độ hạ xuống thấp nhất là 38°C. Tôi uống rất, rất nhiều nước. Còn ăn thì gần như là không biết ngon, chỉ cố gắng ăn cho no để có sức vượt qua bệnh thôi, mặc dù vợ tôi và mẹ tôi nấu rất nhiều món ngon mà hàng ngày tôi rất thích ăn.
5. Ngày 5 đến 10, thứ 6, ngày 20.03 đến thứ tư, ngày 25.03: Tôi sốt 6 ngày liên tục, ít nhất là 38°C và cao nhất lên tới 39.7°C. Tôi nằm liên tục trên giường, có ngày tôi không đứng nổi dù chỉ vài phút. Nhiều khi tôi phải "bò và lết" ra ngoài cửa để lấy cơm vào trong phòng ăn. Nhiều lúc khi ho nhiều, tức ngực và bị hụt hơi thở, tôi phải đấu tranh với chính bản thân tôi là phải cố gắng lên, không được gọi cấp cứu để đến bệnh viện.
Cũng trong thời gian này, con gái tôi, bé Na (6 tuổi) và con trai tôi, cu Nu (gần 2 tuổi) cũng bị nhiễm Covid-19. Con gái tôi đến bệnh viện để khám và bệnh viện bảo con gái tôi cũng phải cách li trong phòng riêng của con gái vì cháu tự lo vệ sinh và ăn uống được. Hàng ngày cũng đo thân nhiệt và uống Dafalgan nhưng liều nhẹ hơn. Còn con trai tôi thì đành chịu, cháu trong phòng cháu, nhưng còn nhỏ quá và chưa tự lo được nên gia đình phải chăm cho cháu. Nhưng tất cả đều tự lo ở nhà, không ai phải nằm ở bệnh viện hết.
Sau đây là những kinh nghiệm rút ra từ chính bản thân tôi trong 6 ngày "chiến đấu" với "em" Coronavirus và không phải đi bệnh viện.
a. Cố gắng vận động nhẹ, như Yoga hít thở nhẹ và sâu để phổi của tôi không bị dẹp sau nhiều ngày nằm mê man trên giường
b. Uống nhiều nước cam, nước trái cây có vitamin C càng tốt (hoặc nếu được thì mua loại viên sủi bọt Multivitamin, một viên mỗi ngày thôi). Mỗi ngày tôi cũng uống một ly khoảng 300 ml, gồm: gừng, sả cho vào ly nước nóng để ra tinh dầu, sau đó để nguội xuống khoảng 65°C thì mới cho mật ong vào để mật ong không bị mất Vitatmin và vắt một lát chanh vào là uống được.
c. Súc miệng bằng nước muối, đơn giản nhưng lại RẤT hiệu quả, vì virus trước khi nó tấn công vào cơ thể và phổi của mình, nó phải qua rào cản tại cuống họng của mình trước. Nếu mình súc nước muối là đã loại được nhiều virus trong cuống họng của mình trước khi nó xâm nhập vào phổi của mình.
d. Nếu bị HO thì sẽ dễ bị tức ngực, hụt hơi thở và mất sức RẤT nhanh. Do đó, cố gắng hạn chế tối đa không để được ho bằng cách năm cách sau đây:
Uống nhiều nước ẤM và không nên uống nước để nguội. Nước ấm nó giúp tôi rất nhiều trong việc làm ấm phổi, giảm ho rất nhiều.
Mở HÉ của phòng cho thông thoáng, nhưng phải mặt áo ấm để đảm bảo cho cái lưng và cái ngực luôn luôn được ấm, không được để lưng và ngực lạnh dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Nếu lạnh quá thì có thể đóng cửa trong vài giờ. Quan trọng nhất khi ngủ, phải luôn đảm bảo cái LƯNG (nếu nằm nghiêng thì nên để một cái gối phía sau lưng) và cái NGỰC của mình phải ấm. Khi phổi của tôi ấm thì tôi giảm ho rất nhiều.
Không nên đợi tới 6h mới uống thuốc Dafalgan, mà đo thân nhiệt thường xuyên, khi khoảng 38°5C là phải uống thuốc liền, khi sốt cao thường nhanh mệt và mất sức nhiều. Buổi tối tôi phải hẹn điện thoại báo thức để dậy uống thuốc lúc 23h00, vì tôi biết là tôi bị sốt cao lúc 00h00. Nếu một ngày uống nhiều hơn 4 viên Dafalgan thì phải hỏi ý kiến bác sĩ, không nên tự uống và không tư vấn bác sĩ của mình.
Cố gắng hít chậm và thật sâu, để không bị "sặc" không khí qua miệng.
e. Cố gắng giữ tinh thần lạc quan bằng cách nghe nhạc, nếu lúc nào khỏe hơn đọc sách mình thích và tìm hiểu thêm thông tin về dịch tại vùng mình đang sinh sống để an tâm hơn (cái này nói thì nghe có vẻ dễ, nhưng làm thì tương đối khó cho những ai mất sức nhiều như tôi).
f. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ẤM-NÓNG là tốt nhất.
g. Nếu có gia đình nên nhờ gia đình nấu mấy món ăn mình thích để dễ "lấp đầy dạ dày" trong những ngày không muốn ăn này.
h. Nhiều đêm tôi nằm ngửa, cứ nhắm mắt lại là có cảm giác như có tảng đá đang "đè" lên ngực của tôi, hoặc khi gác tay lên trán thì giống như có khúc gỗ đè lên đầu mình. Nếu có cảm giác này thì cũng bình thường thôi, vì nó đã xảy đối với tôi.
6. Ngày 11 đến 13, thứ 5, ngày 26.03 đến thứ 7 ngày 28.03: Kể từ ngày thứ 11 trở đi thì tôi giảm sốt nhanh. Trong vòng 3 ngày tôi uống thuốc đều đặn 4 viên Dafalgan một ngày và thực hiện những điều tôi rút ra từ những ngày trước (từ ngày thứ 5 đến thứ 10). Tôi thấy nhiệt độ giảm từ ngày thứ 11 từ 39°C xuống còn 36.5°C trong ngày thứ 13 (lại là ngày thứ 13 , nhưng không phải thứ 6).
7. Ngày thứ 14 và 15, chủ nhật, ngày 29.03 đến thứ 2, ngày 30.03: Tôi đã khỏe lại, bác sĩ cho phép tôi được "ra trại với 4 bức tường". Cái cảm giác được ra khỏi phòng sau gần 2 tuần giam trong phòng nó lạ lẫm làm sao, mà tôi không tả bằng lời được. Chắc nó giống như đi ở "tù" 2 tuần rồi được thả về với gia đình, thấy được mặt vợ con mình..., cảm giác khó tả lắm...
Bác sĩ bảo tôi xem như đã diệt được Conoravirus trong người tôi và đã miễn dịch với em Coronavirus này trong 2 năm tới và không có lây cho người khác nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn cẩn thận và còn mang khẩu trang trong nhà.
Tóm lại:
Dành cho những ai chưa bị "em" Coronavirus yêu:
i. Trước tiên chúc mừng cho bạn và gia đình bạn an lành để vượt qua mùa dịch Covid-19 "không dễ thở" này.
ii. Hạn chế tối đa khi đi ra ngoài, và tránh tiếp xúc nhiều người, ở nhà cho nó lành!
iii. Nếu có đi ra ngoài, đi siêu thị thì nên mang theo túi xách của mình. Nếu trường hợp phải dùng xe đẩy của siêu thị thì nên tẩy trùng cái tay cầm. Một ngày không biết bao nhiêu người khác nhau chạm vào chỗ tay cầm này, đó là ổ virus đấy! Trong trường hợp phải đi nhà vệ sinh công cộng trong siêu thị thì nên rữa tay kĩ bằng nước Ấm-Nóng với xà phòng sau khi đi vệ sinh xong. Lau tay và dùng giấy lau tay để mở cái tay cầm khi mở cửa. Khi mở xong thì bỏ nó vào thùng rác gọn gàng, tránh lây nhiễm cho những người dùng nhà vệ sinh sau mình.
iv. Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và NƯỚC ẤM-NÓNG.
v. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày nếu có thể.
Dành cho những ai đã lỡ bị "em" Coronavirus yêu rồi thì đành phải chịu thôi, nó là "định mệnh" thì mình cũng không tránh được. Xin gia nhập hội những người bị nhiễm Coronavirus như tôi.
i. Tôi là người đã bị nhiễm virus rồi, tự chữa trị ở nhà, và nay đang trong quá trình bình phục. Vậy thì tôi tin chắc là bạn cũng sẽ vượt qua được. Không phải quá lo lắng. Cố gắng sống lạc quan. Thụy Sĩ và nhiều nơi khác còn nhiều chỗ đẹp lắm, mình phải cố gắng vượt qua để còn đi tham quan và ngắm cảnh nữa!
ii. Nên tham khảo những kinh nghiệm từ "a" đến "h" thôi nhé (không có tới "Z" đâu nhé) trong ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 mà tôi đã rút ra từ chính bản thân tôi khi "sống" cùng "em" Coronavirus. Xin lưu ý không phải những điều tôi rút ra từ bản thân tôi là hoàn toàn đúng cho bản thân bạn. Nó chỉ mang tính tham khảo cho bạn thôi nhé.
iii. Tuyệt đối phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc. KHÔNG nên tự uống thuốc theo những chỉ dẫn trên mạng, Youtube, FB và cả báo chính thống nữa. Chỉ tin duy nhất vào bác sĩ của mình thôi các bạn nhé. Tránh những trường hợp đáng tiếc đã xảy ra cho các bạn trẻ bên Pháp và Thụy Sĩ tự dùng thuốc và đã không tư vấn kĩ bác sĩ.
Cảm ơn chân thành:
i. Tôi xin chân thành cảm ơn vợ tôi, con tôi, các thành viên trong gia đình đã chăm sóc tôi và động viên tôi trong những ngày bị cách ly trong phòng.
ii. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ gia đình của tôi đã theo tôi trong suốt quá trình bệnh cũng như theo dõi sức khỏe của tôi sau khi hết bệnh.
iii. Xin chân thành cảm ơn các anh chị em bạn bè, hàng xóm, các cô chú trong phường (La Commune d'Orny) nơi tôi đang sinh sống, đồng nghiệp công ty của tôi và của vợ tôi đã gửi email, tin nhắn, những lời đề nghị giúp đỡ trong lúc nhà tôi gặp khó khăn.
iv. Cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị em người Việt trên cộng đồng "Chợ Việt online tại Thụy Sĩ", những anh chị em này tôi đã hoặc chưa bao giờ gặp mặt ngoài đời. Những món hàng giúp đỡ nhà tôi lúc khó khăn (như chai nước khử trùng, hộp khẩu trang, hộp găng tay y tế và nhiều thứ khác tôi không thể nêu hết ra đây...) nó có giá trị vật chất, nhưng cái giá trị tinh thần theo tôi còn giá trị hơn gấp nhiều lần. Những trái tim của người Việt xa xứ giúp đỡ nhau những lúc khó khăn nó làm "ấm lòng người Việt" nơi xứ người. Đây cũng là động lực thôi thúc tôi viết bài "hơi quá" dài này bằng ngôn ngữ Tiếng Việt.
🍋Davios Claude
, 52 tuổi, người Pháp, đang du lịch xuyên Việt, đến Ninh Bình thì nghe tin về Covid-19 nên cảm thấy rất lo lắng.
Ngày 16/3, ông đến Ninh Bình thì được lấy mẫu xét nghiệm nCoV. Ngày 18/3, mẫu xét nghiệm dương tính, Claude được ghi nhận là "bệnh nhân 76", đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, Hà Nội, điều trị.
Ra viện chiều 2/4, như được sống lại thêm một lần nữa, Claude liên tục gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp ông vượt qua thời gian khó khăn nhất:
"Thật may mắn, tôi đã được các bác sĩ Việt Nam cứu sống. Tôi cảm ơn họ rất nhiều. Tôi cảm kích tấm lòng của các bác sĩ và người Việt Nam".
🍋TỰ HÀO LẮM CÁC Y, BÁC SĨ! MỌI NGƯỜI ĐÃ LÀM TẤT CẢ BẰNG CÁI TÂM VÀ LÀM RẤT TỐT: Chiều 5-4, Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam đã công bố khỏi bệnh và làm thủ tục xuất viện cho ông C.P.S. (66 tuổi, quốc tịch Anh) - bệnh nhân thứ 57 ở Việt Nam.
Sau hơn hai tuần điều trị tại bệnh viện, ông đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần thứ 2, đủ điều kiện xuất viện.
Đây là bệnh nhân duy nhất được điều trị tại một bệnh viện của Quảng Nam. Ông Nguyễn Văn Hai - giám đốc Sở Y tế Quảng Nam - cho biết theo quy định, bệnh nhân được xuất viện nhưng vẫn cách ly để theo dõi thêm 14 ngày.
🛑Trước đó ông C.P.S. từ London đi máy bay tới Hà Nội trên chuyến bay VN0054 ngày 9-3 (cùng chuyến bay với bệnh nhân 46 là tiếp viên của Vietnam Airlines).
Sau đó ông đi Quảng Nam chơi và xuất hiện triệu chứng bệnh. Ngành y tế Quảng Nam lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur Nha Trang, kết quả cho thấy dương tính nên được đưa vào Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam điều trị vào ngày 16-3.
Ông Đinh Đạo - giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam - cho biết đến thời điểm hiện tại sức khỏe của bệnh nhân này ổn định hoàn toàn, tinh thần thoải mái.
Trong niềm xúc động ngày ra viện, ông C.P.S. đã nói "Cảm ơn" bằng tiếng Việt để bày tỏ sự biết ơn đối với các bác sĩ đã ngày đêm nỗ lực điều trị cho mình.
"Ở đây tôi được chăm sóc, điều trị hơn cả sự mong đợi của mình, tôi thấy thực sự hạnh phúc và biết ơn điều này", ông C.P.S. chia sẻ.
Hai vợ chồng ông C.P.S. rời bệnh viện. Sau khi xuất viện, hai người sẽ tiếp tục được cách ly ở một khách sạn.
Tuổi trẻ.
TÂM SỰ CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC KHI BỊ NHIỄM COVID-19, MỌI NGƯỜI NÊN ĐỌC, ÂM TÍNH SAU GẦN 1 THÁNG ĐIỀU TRỊ, KHÔNG NUỐT CƠM NỔI: Khi cô chủ Nguyễn Hồng Nhung xác định nhiễm nCoV cách ly ở bệnh viện Nhiệt đới, tài xế Dương Đình Phong, "bệnh nhân 20", hơi ho, sổ mũi.
🛑Lúc đấy Phong, 27 tuổi, vẫn ở nhà, ra hiệu thuốc gần khu phố Trúc Bạch mua thuốc cảm cúm về uống. Trưa 6/3, sau khi uống hết một lần thuốc, những cơn ho, sổ mũi đỡ hẳn. Nghĩ chỉ bị cảm cúm thông thường, anh không chút bận tâm.
Lúc này, Nhung đã được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhưng Bộ Y tế chưa công bố cô dương tính nCoV. Nhịp sinh hoạt tại khu phố Trúc Bạch nơi anh sống vẫn bình thường.
"Tôi không nghĩ mình nhiễm nCoV đâu", anh nói.
🛑Căn nhà đang yên tĩnh thì 7h tối 6/3, chiếc xe chuyên dụng của cơ quan phòng chống dịch dừng lại trước cửa. Nhân viên y tế đưa anh cùng hai người còn lại trong gia đình đi cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
"Tôi sốc, hoang mang, không hiểu chuyện gì đang xảy ra". Anh vội cầm theo túi thuốc cảm cúm vừa mua vào viện.
Mẫu bệnh phẩm của anh và những người liên quan đến Nhung được lấy ngay trong đêm, mang đi xét nghiệm. 10h tối hôm đó, Nhung được Bộ Y tế công bố kết quả dương tính nCoV, ghi nhận "bệnh nhân 17".
"Khi nghe tin, tôi lo lắng lắm", anh bày tỏ. "Mới vài tiếng trước, cả khu phố Trúc Bạch còn đang yên bình, giờ nghe tin phong tỏa, tôi không an tâm chút nào". Một phần vì lo, một phần vì lạ lẫm nơi cách ly, đêm ấy anh không ngủ được.
🛑Sáng hôm sau, bác sĩ vào phòng báo tin anh dương tính nCoV. "Tôi bần thần".
Bộ Y tế sau đó ghi nhận anh là "bệnh nhân 20".
Phong là lái xe của Nguyễn Hồng Nhung, đã đón cô chủ ở Anh về sân bay Nội Bài về nhà ngày 2/3, sau đó đưa cô đi khám ở bệnh viện Hồng Ngọc.
Phong được điều trị tại phòng áp lực âm. Từ khi phát hiện nhiễm virus, sức khỏe anh yếu dần, tay chân bắt đầu mệt mỏi, cơn đau tức ngực xuất hiện và ngày càng đau nặng hơn.
"Người tôi mệt rã rời. Chân tay đau hết cả, sốt, cảm thấy như không còn sức lực gì", anh nhớ lại.
🛑Anh chỉ có thể nằm trên giường, không ngồi hay đi lại được. Bố mẹ, bạn bè ở quê nhà Bắc Ninh biết tin con nhiễm bệnh qua báo chí, thường xuyên gọi điện hỏi han sức khỏe. Nhưng, do quá mệt, anh cuộc nghe được, cuộc không. Thi thoảng, anh cố gượng dậy đi lại, nhưng chỉ được một lúc ngắn lại phải nằm, "còn cơm không nuốt được mấy".
"Tôi cảm giác mình như bất lực vậy", anh nói.
Bác sĩ vào thăm khám 2 lần một ngày vào buổi sáng và chiều. Anh được chỉ định uống thuốc, không phải truyền dịch như nhiều trường hợp khác. Túi thuốc cảm cúm anh mới mua tại hiệu thuốc hôm trước, bác sĩ bảo cứ uống hết liều.
Phòng cách ly yên ắng, chỉ có một mình, anh càng nghĩ ngợi lung tung, hoang mang nhiều hơn. Anh chia sẻ: "Tôi không biết bệnh này có những triệu chứng gì, diễn biến ra sao. Nằm điều trị, biết tin các bệnh nhân trở nặng, có những người còn không đi lại được, không ăn được chút cơm nào, tôi càng lo".
🛑Những lúc như vậy, các bác sĩ liên tục động viên tinh thần bệnh nhân. Khoảng 3-4 ngày sau, anh dần khỏe lại, bớt ho, sốt, cơ thể không còn mệt mỏi nhiều nữa. Anh cũng dần nhẹ nhõm hơn.
Hơn một tuần sau, các triệu chứng không còn, sức khỏe anh tốt lên từng ngày, ăn được, ngủ được. Anh vui mừng gọi điện báo tin cho gia đình.
🛑Phong lần lượt nhận kết quả xét nghiệm âm tính lần một, lần 2 sau gần một tháng điều trị.
"Niềm vui sướng không thể diễn tả", anh nói. Anh xuất viện ngày 2/4. Hồng Nhung đã được xuất viện trước đó vài ngày.
Cử chỉ có phần rụt rè, giọng nói nhỏ, khi xuất viện, anh không giấu nổi niềm vui. Phong bày tỏ từ khi cô chủ về Việt Nam, anh luôn lái xe cho cô. Khi bị lây nhiễm virus, anh thông cảm cho cô chủ bởi hiểu "đó là điều không ai muốn".
Phong cảm ơn đội ngũ y bác sĩ đã tận tình chăm sóc, điều trị cho mình. Anh sẽ thực hiện đúng quy định cách ly trong 14 ngày tới để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mình và những người thân xung quanh.
Vnexpress- 5-4
NHỮNG HÌNH ẢNH RẤT ĐẸP VÀ NHÂN VĂN: "CẢM ƠN CÁC BẠN VÌ CÁC BẠN ĐÃ KHÔNG BỎ RƠI CHÚNG TÔI"
Bệnh nhân quốc tịch Anh (bệnh nhân thứ 57) cúi đầu cảm ơn bác sĩ ở bệnh viện tỉnh Quảng Nam, sau khi được điều trị khỏi Covid -19, khiến tất cả chúng ta như ấm lại.
Xin cảm ơn các y, bác sĩ. Và cũng rất trân trọng hành động nhân văn của bệnh nhân ngoại quốc. Tất cả chúng ta đều mừng cho họ đã chiến thắng bệnh dịch.
--------------------------
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH COVID-19 TẠI VIỆT NAM:
🛑 Cũng thông báo chút tin vui tiếp theo đến mọi người: Có thêm 18 bệnh nhân COVID-19 đã âm tính từ 2 lần trở lên.
Trong số 150 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị, 18 người đã có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính 2 lần trở lên, một số ca dự kiến xuất viện ngày mai 6-4.
📌Thông báo của Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo chống dịch quốc gia cho biết đến hôm nay 5-4 có thêm 18 bệnh nhân có 2-4 lần xét nghiệm âm tính, sẽ được xem xét công bố khỏi bệnh trong những ngày tới.
Đáng chú ý trong số này có 2 bệnh nhân nặng, gồm bệnh nhân 19 (Lê Tuyết H., 64 tuổi) 3 lần có kết quả âm tính, vừa được ngưng dùng thiết bị thay thế chức năng tim và phổi ngày 4-4, và bệnh nhân 69 tuổi người Anh với 3 kết quả âm tính.
Ngoài ra còn có bệnh nhân 25 (người Mexico) 3 kết quả âm tính, bệnh nhân 21 (N.Q.T.) có 3 kết quả âm tính, bệnh nhân 74 tuổi người Anh 4 lần kết quả âm tính...
Riêng bệnh nhân 21 và bệnh nhân 25, mặc dù có 3 kết quả âm tính nhưng lại có 1 kết quả dương tính xen lẫn trong 4 lần xét nghiệm, như bệnh nhân 21 là ngày 27-3 xét nghiệm dương tính nhưng 1-4 lại xét nghiệm âm tính, do đó chưa được công bố khỏi bệnh.
📌Trong ngày 5-4, cả nước chỉ ghi nhận duy nhất một ca COVID-19. Bệnh nhân có địa chỉ ở TP.HCM, từ London (Vương quốc Anh) về đến sân bay Cần Thơ ngày 22-3 và được chuyển tới khu cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Bạc Liêu.
Ngày 25-3 anh được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 ngày 25-3 cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Ngày 31-3, anh bị sốt kèm đau họng và được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu để cách ly, điều trị và lấy mẫu bệnh phẩm. Xét nghiệm tại Viện Pasteur TP.HCM cho kết quả dương tính với SARS-COV2.
Đến nay, tổng số ca nhiễm cả nước là 241 ca, trong đó 91 ca đã ra viện. Ca bệnh mới nhất ra viện là bệnh nhân 57, người Anh, vừa được Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam công bố khỏi bệnh và làm thủ tục xuất viện chiều 5-4.
********Hiệu trưởng ĐH Harvard, Lawrence S. Bacow, cùng vợ dương tính với virus corona. Họ ho, sốt, đau nhức cơ nhưng không biết nguồn lây nhiễm.- CNN đưa tin ngày 24/3,
Ngày 22/3, họ bắt đầu có triệu chứng ho, sốt, đau nhức cơ. Một ngày sau, hai vợ chồng gặp bác sĩ. Cùng ngày, họ nhận kết quả xét nghiệm. Ngay sau đó, họ thông báo tới cộng đồng ĐH Harvard.
Trong mail, ông viết họ không biết nguồn lây nhiễm và đã ở nhà, hạn chế tiếp xúc người khác từ ngày 14/3.
Trong hai tuần tới, họ sẽ tự cách ly tại nhà, dành thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.
"Tôi may mắn khi có đội ngũ tuyệt vời. Đồng nghiệp sẽ đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong vài tuần tới để tôi và Adele có thể tập trung chăm lo sức khỏe", ông gửi lời cảm ơn tới đồng nghiệp.
🛑Tính đến chiều 24/3, Harvard có 18 người mắc Covid-19. Ngày 17/3, ông Bacow thông báo trường chuyển sang dạy học trực tuyến sau kỳ nghỉ đông, đồng thời khuyến khích sinh viên không trở lại trường.
Sinh viên được yêu cầu chuyển khỏi ký túc xá, hạn cuối vào ngày 22/3. Nhân viên một số bộ phận, bao gồm trung tâm hành chính, bắt đầu làm việc tại nhà từ ngày 23/3.
Ngoài ra, ông Bacow khuyến cáo virus có thể "hạ gục bất cứ ai" nên sinh viên, nhân viên Harvard cần cảnh giác, tuân thủ hướng dẫn, hạn chế tiếp xúc với người khác.
"Thế giới cần đến lòng can đảm, sức sáng tạo và trí tuệ của các bạn để đánh bại virus - hy vọng mỗi người trong chúng ta đều khỏe mạnh", ông kết thúc lá thư gửi cộng đồng Harvard.
* HỌ VIẾT SẴN DI CHÚC TRƯỚC KHI THAM GIA CHỐNG DỊCH
Michelle Au là một bác sĩ công tác tại Bệnh viện Emory St. Joseph ở Atlanta. Là bác sĩ chuyên ngành gây mê hồi sức, nhiệm vụ chính của cô là đặt nội khí quản cho bệnh nhân suy hô hấp. Đây là một công việc đòi hỏi sự khéo léo khi bác sĩ đưa một đường ống qua miệng để vào đến khí quản của người bệnh.
Thủ thuật này khiến bác sĩ có nguy cơ phơi nhiễm cao vì họ tiếp xúc rất gần với miệng bệnh nhân.
"Một số bệnh nhân thở hắt ra hoặc ho khi tôi đưa ống vào", bác sĩ Au cho biết.
Tuần trước, Michelle Au đã đặt nội khí quản cho hai bệnh nhân mắc Covid-19. Chia sẻ về khoảnh khắc đó, cô nói:
"Đồng hồ đếm 10 giây, 20 giây, 30 giây. Thủ thuật này tiến hành càng lâu thì tôi càng có nguy cơ lây nhiễm virus từ bệnh nhân".
Virus có thể vướng lên tóc hoặc móng tay cô, sau đó bám lên người chồng và ba đứa con nhỏ đang đợi cô ở nhà. Vì vậy, mỗi ngày trước khi rời bệnh viện, bác sĩ Au phải tắm rửa, gội đầu và thay quần áo. Sau đó, cô lấy dung dịch khử trùng lau sạch mọi bề mặt mình từng chạm vào như cửa xe, vô lăng, điện thoại,...
Cuối tuần trước, vợ chồng bác sĩ Au đã nghiêm túc ngồi lại thảo luận về di chúc của mình. Theo đó, trong trường hợp cả hai vợ chồng cô cùng qua đời vì Covid-19 thì họ sẽ có 4 lựa chọn ủy thác quyền nuôi con.
"Chúng tôi biết cách chữa trị một vết thương do đạn bắn, biết phải làm gì khi ai đó bị nhiễm trùng huyết hay lên cơn đau tim. Nhưng Covid-19 là một chủng virus mạnh và hoàn toàn mới. Không có cách nào chắc chắn để chúng tôi tự bảo vệ mình và gia đình"- bác sĩ John Marshall, Trưởng khoa cấp cứu tại Trung tâm Y tế Maimonides, Brooklyn, New York thừa nhận.
Bác sĩ Vicki Jackson làm việc tại bệnh viện Mass General, bang Massachusetts lại nhắn nhủ với chồng mình:
"Anh nên tái hôn nếu em ra đi vì Covid-19. Em chỉ cần cô ấy đối xử tốt với con của chúng ta."
Các bác sĩ như Au, Marshall, Jackson ý thức rất rõ họ đang phải đối mặt với cái gì. Tuy nhiên trước câu hỏi về ý định bỏ cuộc vì hiểm nguy và áp lực, bác sĩ Bhardwaj khẳng định:
"Với tư cách là một người mẹ, tôi phải làm mọi cách để bảo vệ con cái mình. Nhưng tôi không bao giờ quên mình là một bác sĩ. Tôi sẽ không bao giờ lùi bước".
Theo: The New York Times
"Bộ não" điều trị Covid-19 của Việt Nam 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳
Hôm bệnh nhân 19 (bác của bệnh nhân 17) trở bệnh rất nặng, ai cũng nghĩ là khó qua khỏi.
Nhưng khi GS.TS Nguyễn Gia Bình, chuyên gia hàng đầu về hồi sức cấp cứu hỗ trợ thì bệnh nhân đã phục hồi ngoạn mục. Cho đến hôm nay, bệnh nhân đã cai được ECMO và có sức khỏe tiến triển tốt.
GS Bình là một trong những thành viên của Tiểu Ban điều trị mà Bộ Y tế triệu tập gồm các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam.
Đây được coi là "bộ não" của hoạt động điều trị Covid-19 hiện nay.
Hôm qua, khi bệnh nhân phi công người Anh (số 91) trở nặng, cầu truyền hình hội chẩn đã được thiết lập giữa tổ điều trị và các điểm cầu điều trị bệnh nhân Covid-19 trên cả nước.
Sau đó, bệnh nhân 91 đã được can thiệp ECMO và đang tiếp tục được theo dõi chặt chẽ.
Nhờ cầu truyền hình có độ nét cao, kết nối đa điểm mà hiện nay Tiểu Ban điều trị có thể trực tiếp trao đổi với 21 bệnh viện thường xuyên về điều trị Covid-19.
Với công nghệ này, khi cần điều trị, xử trí khẩn cấp các bệnh nhân tại bệnh viện tuyến huyện hoặc bệnh viện dã chiến thì các chuyên gia đầu ngành đều có thể tham gia hỗ trợ được.
Không chỉ trao đổi, hội chẩn qua cầu truyền hình do Viettel tài trợ, Tiểu Ban điều trị còn trực tiếp cử bác sĩ Bạch Mai sang Nhiệt đới Trung ương, từ Chợ Rẫy sang Nhiệt đới TP HCM để hỗ trợ chuyên môn (can thiệp ECMO).
Đây chính là điểm rất khác biệt của Việt Nam trong việc điều trị Covid-19 so với nhiều nước trên thế giới. Và cho tới nay, đã có 122 bệnh nhân được điều trị khỏi, có một số bệnh nhân chuyển biến nặng, rất nặng nhưng chưa có ca nào tử vong.
Hôm qua, Ban chỉ đạo Quốc gia, Tiểu ban điều trị đã chỉ đạo, tiếp tục huy động tất cả trang thiết bị hiện đại, các loại thuốc tốt nhất dành cho các bệnh viện với mục tiêu hạn chế thấp nhất không để bệnh nhân tử vong.
(Theo nhà báo Trần Trọng An)
🍋
Sau khi một bệnh nhân 93 tuổi ở Ý trở nên tốt hơn trong bệnh viện, ông được bảo phải trả tiền cho máy thở trong một ngày, và ông già đã khóc...
Bác sĩ khuyên ông đừng khóc vì hóa đơn. Những gì ông lão nói khiến tất cả các bác sĩ đều khóc...
Ông nói: "Tôi không khóc vì tiền tôi phải trả. Tôi có thể trả tất cả tiền." Tôi khóc vì tôi đã hít thở không khí của Chúa trong 93 năm, nhưng tôi không bao giờ trả tiền cho nó. Phải mất 5000f để sử dụng máy thở trong bệnh viện trong một ngày. Bạn có biết tôi nợ Chúa bao nhiêu không? Tôi đã không cảm ơn Chúa vì điều đó trước đây."
Trái đất đã cho chúng ta rất nhiều, và chúng ta cũng chưa bao giờ biết ơn đến trái đất đã cho chúng ta hơi thở trong lành miễn phí.
Hôm nay Covid-19 đã đến dạy cho chúng ta một bài học về lòng biết ơn đối với trái đất và Đấng Tối Cao.
Hãy cảm ơn Covid-19 đã đến với chúng ta để thức tỉnh cho chúng ta biết giá trị của hơi thở mà xưa nay chúng ta đã được thở miễn phí, nhưng chính chúng ta không biết ơn, chăm sóc yêu thương mẹ trái đất của chúng ta mà chúng ta còn ra sức huỷ hoại Trái đất và bầu không khí mà Thượng đế đã kiến tạo nên.
HÃY THỨC TỈNH, YÊU THƯƠNG, THA THỨ VÀ HÀN GẮN!
Nguồn: Fb
🍋
"HỌ ĐÃ CỨU CHÚNG TÔI, THẬT PHI THƯỜNG, CẢM ƠN CÁC Y, BÁC SĨ RẤT NHIỀU": Ông Dixong John Garth - là bệnh nhân Covid-19 nặng phải điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Vợ ông cũng là bệnh nhân Covid-19, đã được công bố khỏi bệnh trước đó.
🛑22h đêm nay 13/4, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (Hà Nội) công bố bệnh nhân 28 Dixong John Garth, nam, 74 tuổi, Quốc tịch Anh đã khỏi bệnh.
Ông Dixong được ra viện sớm một ngày theo đề nghị của Đại sứ quán và gia đình để trở về Anh Quốc ngay trong chuyến bay rạng sáng 14/4 do Chính phủ Anh bố trí dành riêng cho các công dân.
Vợ ông Dixong là bà Shan (67 tuổi) cũng là bệnh nhân nhiễm Covid-19, đã được công bố khỏi bệnh vào ngày 30/3. Vợ chồng ông Dixong bà Shan là hành khách đến Việt Nam từ Anh trên chuyến bay VN0054 ngày 2/3, với dự định thăm con trai, nhưng không ngờ rằng phải dừng chân trước cửa phòng bệnh.
🛑 Thời khắc được xuất viện, bà Shan đã rất cảm động nói rằng, "là một điều dưỡng 40 năm đã về hưu, tôi biết rằng bản thân có thể chết vì Covid-19. Tôi từng nghĩ mình đã cận kề cái chết, nhưng các bác sĩ đã cứu tôi".
Khi biết chồng phải vào Khoa Hồi sức tích cực, bà Shan biết ông Dixong rất nguy kịch, nguy cơ đe doạ tính mạng cao.
"Lúc mới nhìn thấy chồng, tôi rất sốc vì anh ấy không còn tóc. Tôi đã nói chuyện với bác sĩ để tôi được gặp anh ấy. Và rồi mỗi ngày, anh ấy tiến triển tốt lên. Đến khi ngừng thở máy, dần nhận biết được mọi thứ, thậm chí còn nhớ được cả nickname của tôi. Tôi rất biết ơn và ngưỡng mộ nỗ lực của các y, bác sĩ ở đây. Họ đã cứu chúng tôi, thật phi thường. Tôi cảm ơn các bác sỹ rất nhiều".
"Các bác sĩ Việt Nam thật tuyệt vời, bệnh viện này thật tuyệt vời. Ở Anh đã có rất nhiều người ra đi vì Covid-19 nhưng ở Việt Nam, tất cả chúng tôi đã được cứu sống", bệnh nhân nói.
Bà Shan xem những "chiến binh áo trắng" là những con người "tuyệt vời và hoàn hảo" đã cứu sống rất nhiều cuộc đời khác.
----------------------------
🛑Bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, ông Dixong có tiền sử U lympho 10 năm. Ngày 6/3 bệnh nhân được cách ly theo dõi tại Quảng Ninh. Đến ngày 13/3, bệnh nhân được xét nghiệm PCR SARS CoV2 (+) và chuyển vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương theo dõi.
Ngày 22/3 bệnh nhân khó thở phải thở oxy, đến 27/3 suy hô hấp nặng không đáp ứng với oxy lưu lượng cao, phải chuyển khoa Hồi sức tích cực, đặt ống nội khí quản thở máy. Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực.
Đến ngày 5/4, tình trạng tốt hơn, bỏ được máy thở, chuyển thở oxy qua mặt nạ, rồi oxy qua gọng.
Ngày 8/4 bệnh nhân ngừng được oxy, tự thở tốt. Ngày 13/3 xét nghiệm PCR SARS-CoV-2 âm tính 4 lần, toàn trạng ổn định hơn, bệnh nhân đủ điều kiện ra viện.
"Thật sự là hạnh phúc không có gì diễn tả được khi tôi nhìn thấy người vợ vỡ òa khi gặp chồng mình. Chúng tôi cảm thấy phần nào nỗ lực và cố gắng đã được đền đáp", bác sỹ Khiêm chia sẻ.
Tính đến tối 13/4, Việt Nam ghi nhận 265 bệnh nhân Covid-19, trong đó 146 trường hợp đã được điều trị khỏi và xuất viện.
Tổng hợp
🍋Cái thứ Tư bản giẫy chết làm người ta gato quá đi😢
Fb Nguyen Danh Lam
TÂM SỰ VÀ CHUYỆN KỂ CỦA MỘT KẺ MỚI NHẬP CƯ, THẤT NGHIỆP BỞI DỊCH
Tôi 48 tuổi- cái tuổi có thể coi như... hết "đát" với không ít người, là kẻ mới nhập cư, da vàng, nói tiếng Anh theo kiểu... người Lào nói tiếng Ý. Công ăn việc làm cũng ở mức đang hòa nhập. Tóm lại có thể coi như tầng lớp thấp của xã hội.
Dịch Wuhan virus ập tới, nhanh một cách khủng khiếp. Thành phố "đóng cửa". Công ty cũng phải "đóng" theo. Ngày tháng phía trước dài thăm thẳm. Người ta nói, ở Mỹ mà thất nghiệp coi như... chết. Bao nhiêu khoản "nợ nần".
Nhưng...
Các ngân hàng, bảo hiểm, cùng các dịch vụ, lần lượt gởi email thông báo: Trong đại dịch, chúng tôi có chính sách không thâu tiền của quý khách trong vòng ít nhất 2 tháng tới. Nếu quý khách khó khăn, không thể đóng tiền, chúng tôi sẽ ngừng thâu, hoặc trả lại quý khách, nếu lỡ thâu (họ cài đặt thâu tiền tự động, cứ đến ngày là rút tiền từ tài khoản). Số tiền cần trả sẽ được lui lại cho đến hết dịch.
Và các khoản chu cấp khác, đồng loạt được kích hoạt.
Đầu tiên, đó là khoản tiền do chính mình "bỏ ống heo", nói nôm na vậy, cho dễ hình dung. Đây là khoản tiền những người đi làm bắt buộc phải đóng hằng tháng, mỗi tháng một vài phần trăm lương, để khi về hưu sẽ rút ra xài. Tuy nhiên, trong những trường hợp khẩn cấp, "ống heo" ngay lập tức được mở, mình có quyền rút ngược ra xài. Khoản này, mỗi người được lãnh khoảng 300- 500 đô/tuần- tức 1200 đô đến 2000 đô mỗi tháng. Cho đến khi tiền bỏ ống heo hết.
Khoản tiếp theo là trợ cấp thất nghiệp. Đây là khoản tiền do chính phủ mở ngân quỹ, chia đều cho những người đang đi làm bỗng nhiên bị ngừng việc. Khoản này mọi người đều được lãnh 600 đô/tuần- tức 2400 đô/tháng. Thời hạn 4 tháng.
Khoản thứ ba là gói trợ cấp hỗ trợ từ liên bang, mà mấy ngày qua bà con "khoe" hà rầm. Đợt đầu, mỗi người đi làm có lương dưới 100 ngàn đô mỗi năm sẽ được lãnh 1200 đô, trẻ em được lãnh 500 đô. Nếu dịch bệnh còn kéo dài, sẽ có các đợt tiếp theo.
Tính ra, một thằng "lơ ngơ" như mình, mỗi tháng lãnh ít nhất 5.200 đô trong dịch bệnh này, trừ thuế, số tiền thực lãnh khoảng hơn 4 ngàn đô/tháng. Với mức sống, giá cả thị trường, mỗi tháng một người có con thường phải chi dụng khoảng hơn 2 ngàn đô.
Và điều cần nói ở đây, khoản tiền mà chính phủ trả cho dân chúng trên đây là tiền có sẵn trong ngân khố quốc gia, có hàng hóa "bảo chứng" tương đương, chớ không phải tiền... in thêm. Nói cụ thể hơn, khi anh tung ra thị trường 5 đồng thì trong siêu thị phải có 1 ký thịt heo. Lúc ấy ký thịt heo sẽ có giá 5 đồng. Còn nếu anh tung ra 500 đồng, mà trong siêu thị cũng chỉ có 1 ký thịt heo, nghĩa là ký thịt heo ấy sẽ có giá 500 đồng. Rất nhiều chính phủ chỉ biết in thêm tiền, để tăng lương, để trả cho người lao động, nhưng thực chất số lượng hàng hóa đối ứng lại không có, điều đó dẫn đến sự trượt giá, đồng tiền càng in ra mà càng không có hàng thì nó sẽ biến thành giấy lộn, còn tốn kém thêm khoản in ấn. Bởi vậy, ở nhiều quốc gia, đừng thấy tăng lương mà mừng, bởi giá cả thị trường sẽ "đua" theo.
Mục đích kế theo của việc tung tiền ra thị trường là nó kích thích tiêu dùng. Tạm hình dung, dòng tiền khi chưa có dịch đang luân chuyển, vận tốc luân chuyển càng nhanh, nền kinh tế càng phát triển. Sản xuất tiêu dùng đều có lợi. Bỗng nhiên dịch bệnh xảy ra, dòng luân chuyển này bị nghẽn. Chính phủ bơm tiền ra, giống như dùng áp lực nước mạnh hơn, để phá cái điểm nghẽn, giúp mọi thứ trôi chảy trở lại. Một cách làm ít nhiều mang tính "cơ học". Dòng tiền giúp phá điểm nghẽn tạm thời, sau đó sẽ được thu hồi dần. Khi người lao động đi làm lại, họ sẽ đóng thuế cao hơn, bù vào khoản tạm chi. Mọi thứ sẽ tiếp tục nhịp nhàng.
Mấy ngày qua, nhiều người khi nhận được tiền đã nói vui, hoặc nói... nhầm: Cảm ơn tổng thống, cảm ơn chính phủ đã "cho" tiền. Thực ra, tất cả tiền ấy đều là tiền thuế của dân, của "chúng ta" đã nộp vào ngân khoản. Tổng thống- chính phủ, đóng vai người hành pháp, điều tiết những đồng tiền ấy. Một chính phủ càng giỏi, càng minh bạch, cùng hệ thống pháp quyền càng tối ưu, sẽ càng điều tiết những đồng tiền này một cách khéo léo, khoa học, trong sạch để người dân được "trợ giúp" đúng lúc. Tức là người dân đã gởi đồng tiền của mình cho một người quản lý giỏi. Ngược lại, với một chính phủ và nền pháp quyền tù mù, đồng thuế của người dân sẽ... đóng vô rồi biến mất, đến lúc cần, muốn "đòi" lại để xài thì chẳng thấy đâu.
Nước Mỹ đã theo một hệ thống pháp quyền, trong đó người dân có quyền chọn lựa người điều hành, quản lý đồng tiền của mình. Nếu khóa này anh làm không ra gì, khóa sau anh sẽ "lên đường". Vì vậy người quản lý, điều hành đồng tiền của dân phải lo méo mặt, hằng ngày lên giải trình, thông báo cụ thể trước cử tri từng vấn đề, dù nhỏ nhất. Chớ không có chuyện "lặn mất tăm". Tui đố ai không tìm thấy ông Trump trong... nửa ngày! Và nếu ông Trump làm không ra gì, ít tháng nữa, ông cùng đảng của ông sẽ mất chỗ, dân chúng có quyền chọn người khác, đảng khác, thay ông.
Trở lại vấn đề cá nhân. Trong hoạn nạn này, mình càng thêm yêu công việc của mình, công ty của mình, quốc gia mà mình đang đi làm, đóng thuế. Mình cũng vô cùng biết ơn những người đã đóng thuế nhiều hơn mình, hơn rất nhiều, đã san sẻ cùng mình, gia đình mình. Và khi dịch bệnh qua đi, hẳn nhiên mình sẽ nỗ lực "cày cuốc" nhiều hơn, để góp phần nhỏ bé của mình vào dòng chảy của quốc gia này. Tự tin và tự hào.
***********
"XIN CẢM ƠN VIỆT NAM": Trong phòng hồi sức đặc biệt của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng nhất, có thời gian điều trị lâu nhất ở Việt Nam - phi công người Anh đã có những chia sẻ rất cảm động.
Đây là chia sẻ đầu tiên của bệnh nhân người Anh với báo chí sau quá trình dài nằm mê man và những hồi phục kỳ diệu gần đây.
"Tôi cảm thấy dường như cả nước Việt Nam đã cùng nhau cố gắng cho một sứ mệnh chung là giúp tôi thoát khỏi cái chết, và tôi thật tâm biết ơn mọi người vì điều đó"
📌 59 người Việt đề nghị hiến tặng 1 phần phổi.
📌 Các y bác sĩ túc trực 24/24
📌 4 cuộc hội chẩn 3 miền từ các y bác sĩ giỏi nhất cả nước.
📌 90 ngày nằm viện và sự hồi phục thần kỳ.
--------------------------
Từ một người hoàn toàn phụ thuộc vào thở máy, ECMO (thiết bị ô xy hóa máu màng ngoài cơ thể), lọc máu ngoài thận, hai phổi xơ hóa, đông đặc chỉ còn 10% hoạt động... giờ đây bệnh nhân đã có thể tự đánh răng, tập đi đứng và cười nói...
🛑NẾU Ở MỘT NƠI NÀO KHÁC TRÊN TRÁI ĐẤT, TÔI HẲN ĐÃ CHẾT. HOÀN TOÀN KHÔNG BIẾT MÌNH NẰM VIỆN SUỐT 3 THÁNG.
📌 Ngay lúc này, ông cảm thấy trong người thế nào?
- Dù còn hơi mệt và mỏi nhưng tôi cảm thấy ổn. Tôi không cảm thấy đói vì suốt đêm qua (16-6), được các bác sĩ của bệnh viện truyền dịch. Tối qua tôi còn được ai đó mua cho một phần thức ăn ở cửa hàng McDonald.
Không thấy đói nhưng khi thấy nó tôi rất trân trọng sự tận tâm của các bác sĩ ở đây. Và bất cứ lúc nào, khi cảm thấy muốn ăn gì đó, tôi sẽ không ngại nói với những người chăm sóc. Còn bây giờ, tôi chỉ muốn uống một ly nước lạnh (mỉm cười).
📌 Nhiều người rất tò mò về gia đình của ông trong quãng thời gian ông nằm điều trị tại Việt Nam. Ông có thể nói đôi chút về họ...
- Tôi không có anh chị em, mẹ đã qua đời. Cha tôi và tôi đều mê bóng đá, ông ấy yêu thích đội bóng Chelsea, còn tôi thì thích đội bóng Bolton hơn. Hiện tôi chỉ có một người bạn ở Việt Nam mà tôi tin tưởng.
📌 Ông là ca bệnh nặng nhất trong các ca bệnh COVID-19 nặng ở Việt Nam và có thời gian điều trị lâu nhất cho đến thời điểm này. Ông có biết điều này không?
- Ồ, thực sự lúc đầu tôi chỉ nhớ mình nhập viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM ngày 18-3, sau đó không còn biết gì nữa.
Mới đây khi sức khỏe dần tốt lên, tôi thường vào mạng xem thông tin trên điện thoại, rồi được các bác sĩ cho xem hình ảnh quá trình vận chuyển, điều trị nên mới biết mình đã nằm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và giờ là Bệnh viện Chợ Rẫy suốt 3 tháng qua.
Đó cũng chính là lúc tôi biết mình là bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng nhất ở Việt Nam và phải thở máy suốt một thời gian dài.
🛑CHOÁNG NGỢP TRƯỚC NỤ CƯỜI VÀ SỰ THÂN THIỆN
📌 Trong suốt quá trình điều trị (lúc tỉnh táo nhất và có thể nhận biết xung quanh), điều ông nhớ, ấn tượng nhất là gì?
- Tôi thường nghe tiếng các bác sĩ gọi bên tai và không thể nào quên được hình ảnh của họ chăm sóc tôi hằng ngày. Các bạn ấy rất tận tụy và lo cho tôi từng tí một, như thể tôi là trẻ con vậy.
Tôi có người bạn là giáo sư chuyên về thuốc chăm sóc đặc biệt và một người bạn làm vật lý trị liệu. Thấy tôi trong tình trạng vừa qua, họ đều cho rằng tôi sẽ chết. Nhưng nhờ chuyên môn của các bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế của Việt Nam, đặc biệt Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới mà cuộc sống của tôi được giữ lại cho đến bây giờ.
📌Lúc ấy các bác sĩ đã nói điều gì với ông?
- Họ động viên tôi không được bỏ cuộc. Họ nói tôi có thể làm tốt hơn những gì mình đang làm. Và cho đến bây giờ, tôi cũng không biết làm thế nào mình có thể vượt qua giai đoạn khủng khiếp ấy.
Hôm nay, tôi rất vui khi được nghe các bác sĩ nói rằng khoảng 2 tuần nữa có thể đi lại bình thường và được xuất viện trong thời gian gần. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng nhắc tôi cần tập các bài tập phổi, tập thở nhiều hơn.
Tôi thấy các bác sĩ rất hạnh phúc khi hàng ngày thấy tình trạng của tôi càng cải thiện. Và tất cả họ đều hi vọng cho tôi sẽ sớm bình phục để quay lại với công việc của mình, một phi công.
📌Trải qua 3 tháng điều trị, được chuyển qua hai bệnh viện lớn và nhiều lần thập tử nhất sinh, thậm chí có lúc ngành y tế Việt Nam đã tính toán đến phương án ghép phổi để duy trì sự sống cho ông. Ông có thấy mình là người may mắn?
- (Nhún vai) Tôi cảm thấy mình có tất cả 100% sự may mắn khi ở Việt Nam điều trị trong bối cảnh số lượng người tử vong do COVID-19 trên thế giới rất nhiều. Nếu ở đâu khác trên thế giới, hẳn tôi đã chết nhưng các bác sĩ Việt Nam đã làm được điều kỳ diệu.
📌 Ngay lúc này, ông muốn nói gì với êkip bác sĩ của hai bệnh viện, cả ngành y tế và Chính phủ Việt Nam?
- Tôi muốn cảm ơn Việt Nam, các bạn thật tuyệt. Nếu có thể nói gì với các y bác sĩ Việt Nam, tôi muốn nói cảm ơn họ rất nhiều, các bạn vô cùng xuất sắc. Đặc biệt các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
Tôi thật sự choáng ngợp với nụ cười và sự thân thiện của mọi người ở đất nước Việt Nam này.
🛑TIẾP TỤC LÁI MÁY BAY TRÊN BẦU TRỜI.
📌Sau khi khỏi bệnh, ông vẫn tiếp tục làm nghề phi công chứ?
- Ồ tất nhiên! Tôi sẽ quay trở lại công việc với hãng hàng không VN airlines. và thực hiện các chuyến bay vận chuyển hành khách trên bầu trời. Tôi ở viện đã quá lâu rồi, bây giờ tôi chỉ muốn về nhà. Tôi nghĩ mình còn phải nghỉ 1 thời gian dài.
🛑BAY CHUYẾN ĐẦU TIÊN VỚI VIETNAM AIRLINES
📌Ông có thể chia sẻ về công việc của mình trước lúc đến quán bar Buddha.
- Tôi làm phi công được 15 năm nay và mới chỉ bay một chuyến với Vietnam airlines. Không thể tin nổi, sau chuyến bay đầu tiên tôi nhiễm virus Corona. Chuyến bay đó tôi là phi công chính bay từ TP.HCM ra Hà Nội và ngược lại.
Tôi sinh sống ở TP.HCM và có căn hộ ở quận 2. Hôm tôi đến quán bar là vào thứ 4 lúc 21h30 và về lúc 3h sáng hôm sau. Trước đó tôi có đến quán bar đó 2 lần. Tổng cộng là 3 lần trong tuần đó nhưng tôi không uống đồ có cồn.
Theo: Tuổi trẻ
****Trong phòng hồi sức đặc biệt của Bệnh viện Chợ Rẫy, viên phi công người Anh mỉm cười với bàn tay to bản nắm chặt bàn tay bác sĩ Trần Thanh Linh - phó khoa hồi sức tích cực. Họ chuẩn bị một màn đọ sức "vật tay" gay cấn.
Căn phòng nơi viên phi công người Anh nằm điều trị che kính trong suốt, ông có thể thỏa sức nhìn ra không gian bên ngoài. Ở đó có cây cối, xe cộ và cả bầu trời xanh trong.
Đây là thời gian yên ổn nhất của ông kể từ ngày ông được chuyển từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới qua Bệnh viện Chợ Rẫy (22-5) và hơn 3 tháng kể từ ngày ông biết mình nhiễm "virus lịch sử" - COVID-19.
"Thật tuyệt. Nếu ở một nơi nào khác trên Trái đất này, tôi hẳn đã chết. Tôi thấy mình vô cùng may mắn khi được chữa trị ở Việt Nam. Tự tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn Việt Nam."- Bệnh nhân người Anh tâm sự.
🛑Đọ sức "vật tay"
Trong phòng hồi sức đặc biệt của Bệnh viện Chợ Rẫy, viên phi công người Anh với bàn tay to bản nắm chặt bàn tay bác sĩ Trần Thanh Linh - phó khoa hồi sức tích cực. Họ chuẩn bị một màn đọ sức "vật tay" gay cấn.
"1, 2, 3 cố lên, cố lên nào". Cứ sau mỗi lần chiến thắng hoặc thất thủ, cả hai lại nhìn nhau với ánh mắt động viên rồi cười nói rổn rảng...
Tròn một tháng được chuyển qua Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ như trút được tâm trạng thấp thỏm âu lo khi sức khỏe bệnh nhân tiến triển ngoạn mục. Trên giường bệnh, ông đã có thể thực hiện được các cử động tập đi đứng, đánh răng, cười nói...
Bác sĩ Phan Thị Xuân, trưởng khoa hồi sức tích cực (Bệnh viện Chợ Rẫy) - nơi đang điều trị cho bệnh nhân phi công người Anh, nói rằng mục đích chuyển bệnh nhân qua Bệnh viện Chợ Rẫy là để ghép phổi nhưng trong thâm tâm chị vẫn hi vọng điều ấy không xảy ra.
"Thực sự giữ lại được phổi vẫn tốt hơn rất nhiều phổi được ghép. Bởi bệnh nhân có thể chết ngay sau khi ghép do dùng rất nhiều thuốc ức chế miễn dịch. Thành ra lúc ấy chúng tôi cố gắng hết sức để giữ lại phổi. Từ chỉ 1 loại thuốc ban đầu, êkip quyết định dùng cùng lúc 3 loại thuốc liều cao triệt vi khuẩn gây nhiễm trùng phổi. Song song với "tổng tấn công" vi khuẩn, chúng tôi ngưng dần các thuốc an thần, giãn gân gây nghiện. Và quyết định ấy đã dần phát huy tác dụng" - bác sĩ Xuân kể.
Nhìn lại một hành trình đi qua, bác sĩ Xuân nói đó là dấu ấn đậm nét trong suốt thời gian làm nghề. Đó là những ngày mà khi cảm xúc của chị cùng êkip như "trôi" theo diễn biến sức khỏe của bệnh nhân. Chị vui khi nhìn thấy sức khỏe bệnh nhân tiến triển, và không ít phen mất ăn mất ngủ khi bệnh nhân rơi vào trạng thái nguy kịch.
🛑Hoàn thành sứ mệnh
Từng là người bệnh COVID-19 nặng nhất, thời gian điều trị dài nhất và để neo sự sống cho ông, cả ngành y tế Việt Nam phải dồn một lực lượng chuyên gia đông đảo nhất. Chỉ với những "cái nhất" này, chắc chắn ông là một bệnh nhân đặc biệt. Sự đặc biệt còn thể hiện ở cái cách mà người đàn ông này vượt qua "vòng tử sinh".
"Quả thật phải nói đây là ca bệnh vô cùng đặc biệt, sự phục hồi vô cùng ngoạn mục" - bác sĩ Phan Thị Xuân thốt lên đầy ngạc nhiên.
Hành trình điều trị cho bệnh nhân này là câu chuyện dài chưa kể. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, diễn biến bệnh của bệnh nhân ngày một xấu đi, có lúc mất kiểm soát.
Trước một bệnh nhân đặc biệt, ngành y tế huy động nhiều trang bị máy móc hiện đại cùng một đội ngũ nhân viên y tế chưa từng có. Có tất cả 12 bác sĩ giỏi và hơn 20 điều dưỡng của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới được điều động thay ca liên tục chăm sóc điều trị cho bệnh nhân. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới còn được Bệnh viện Chợ Rẫy "chi viện" lực lượng, khi biệt phái 4 bác sĩ giỏi về chạy ECMO (thiết bị hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể) qua túc trực cùng neo giữ sự sống cho bệnh nhân.
Và lúc tưởng chừng như hết hi vọng thì các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới lại nhen nhóm niềm tin. Kết quả chụp CT-scan cho thấy phổi phục hồi 20 - 30% và bệnh nhân trải qua 5 lần xét nghiệm đều âm tính. Đó cũng là lúc "sứ mệnh lịch sử" của bệnh viện kết thúc, bệnh nhân được chuyển qua Bệnh viện Chợ Rẫy chuẩn bị cho một ca ghép phổi, vốn là lựa chọn bất đắc dĩ, là hi vọng mong manh cuối cùng giúp người bệnh duy trì sự sống.
🛑Điều kỳ diệu đã đến
Từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, lẫn khi qua Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân 91 được các bác sĩ nhận xét khá "cứng đầu". Ở Bệnh viện Chợ Rẫy, có những ngày ông không chịu ăn uống, không chịu đánh răng và chơi điện thoại... quá nhiều. Và chỉ có bác sĩ Trần Thanh Linh mới có thể "trị" được.
Bước ra từ phòng hồi sức, cởi bỏ bộ đồ bảo hộ, bác sĩ Linh nói: "Cả êkip, người lạc quan nhất cũng không nghĩ bệnh nhân có thể hồi phục. Thế nhưng sau 4 ngày chuyển qua bệnh viện, bệnh nhân ngưng được thuốc ngủ và bắt đầu hồi tỉnh. Lúc ấy tôi và các đồng nghiệp rất vui, xem đó là động lực thúc đẩy mọi người càng phải quyết tâm đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch".
Trong những ngày ấy, bác sĩ Linh bảo từ bác sĩ, điều dưỡng thay nhau túc trực 24/24 giờ bên cạnh bệnh nhân. "Bệnh nhân nằm im lìm, còn chúng tôi nhiều ngày trời phải chăm chút từng tí một, phải thức ngồi bên canh từng thông số oxy, huyết động trên máy monitor. Từ kết quả chụp CT và sự cải thiện mỗi ngày của bệnh nhân khi tự đánh răng, ăn uống, nói chuyện được giúp êkip bác sĩ điều trị thấy ánh sáng cuối đường hầm".
🛑Hội chẩn đưa ra phương án cuối cùng
Saigontourist muốn hỗ trợ đưa bệnh nhân người Anh về nước
Bộ Y tế cho hay đầu tuần tới tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo chống dịch quốc gia sẽ tổ chức hội chẩn trước khi chuyển bệnh nhân sang khu vực phục hồi chức năng, bên cạnh các thủ tục đưa bệnh nhân phi công người Anh về quê hương.
Hiện tại, bệnh nhân đã hít thở bình thường không cần sự trợ giúp, sức cơ tay đã trở lại như cũ, sức cơ chân đã phục hồi được 4/5, bệnh nhân tự ăn uống, tự ngồi dậy được, tự đứng trên khung tập... Bệnh nhân đã đủ sức rời khỏi khu vực hồi sức tích cực, bước tiếp theo một mặt phục hồi sức cơ chân, hỗ trợ để bệnh nhân có thể đi lại được, một mặt xúc tiến các thủ tục để đưa bệnh nhân về quê hương.
Trước đó xuất phát từ nguyện vọng của bệnh nhân 91 sớm được về quê hương Scotland, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM tính toán, đề xuất bệnh nhân có thể mua vé ngồi hạng thương gia kèm theo nhân viên y tế hộ tống, chi phí không nhiều.
"Với thể trạng hiện tại bệnh nhân có thể xuất viện và đây cũng là nguyện vọng của bệnh nhân sớm được về nước, vì vậy đơn vị đề nghị Bộ Y tế sớm có giải pháp cho bệnh nhân về quê hương để tránh nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện (sức đề kháng kém, tổn thương phổi). Đơn vị chỉ lo vấn đề chuyên môn, còn việc xuất viện lúc nào cần có sự trao đổi thống nhất từ Ban chỉ đạo với Đại sứ quán Anh, từ đó mới có phương án cụ thể cuối cùng" - ông Nguyễn Tri Thức, giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, nói.
Ông Phạm Huy Bình, chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group), cho biết đơn vị sẵn sàng tham gia cùng các cơ quan chức năng hỗ trợ để sớm thực hiện mong muốn của bệnh nhân 91 người Anh là trở về nước. Theo đó, dựa trên tư vấn của bác sĩ điều trị, Saigontourist Group sẽ hỗ trợ các chi phí liên quan đưa bệnh nhân phi công người Anh về quê hương.
🛑Mệnh lệnh từ trái tim
Ông Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết quá trình điều trị bệnh nhân 91 cho đến nay, Việt Nam được bạn bè trong nước và trên thế giới công nhận, đánh giá rất thành công. Trong đó, có nhiều thầy cô, chuyên gia người nước ngoài gửi thư khen các bác sĩ của bệnh viện.
"Từ những ngày đầu điều trị, các cuộc hội chẩn chuyên môn cấp quốc gia được tổ chức liên tục, qua đó tận dụng được trí tuệ, kinh nghiệm của các chuyên gia đầu ngành, cũng như các bác sĩ, điều dưỡng trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Theo tôi, đây là điều quan trọng nhất để mang đến kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân" - bác sĩ Thức nói.
Ngoài ra, để đạt được kết quả đáng khích lệ như ngày hôm nay, bác sĩ Thức cho biết đơn vị còn lập nhóm hội chẩn online 24/24 giờ. Khi bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu nào, nhóm lập tức được "kích hoạt" bất kể ngày đêm, giờ giấc để đưa ra các phương án tối ưu. "Duy trì sự sống cho bệnh nhân 91 như là mệnh lệnh trái tim của tất cả các nhân viên y tế" - bác sĩ Thức khẳng định.
Theo: Tuổi trẻ
*********
Người ta thường nói người Việt chăm chỉ nhưng không sáng tạo. Một bài hát nổi tiếng toàn cầu "Ghen Cô Vy" đã đập tan định kiến đó. Họ nói Việt Nam có thể sản xuất nhưng không thể phát triển sản phẩm riêng. Hãy nhìn vào những bộ xét nghiệm và ứng dụng.
Tôi cược rằng Việt Nam sẽ sản xuất được vaccine. Việt Nam có thể làm bất cứ thứ gì.
Việt Nam sẽ không có cái chết nào do Covid-19.
(Việt Nam không bỏ ai lại phía sau), nhìn hashtag xuất hiện khắp nơi trong cuộc chiến Covid-19 là đủ đánh giá được tình hình.
---------------------------------
🛑Sau cuộc chiến chống Covid-19, ông Steve Jackson tự cho mình mang một món nợ lớn và rằng Việt Nam có thể làm bất cứ điều gì.
Ông Steve Jackson 49 tuổi, người Anh, đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ ở Hà Nội, đã chia sẻ với VnExpress những cảm xúc, suy nghĩ cá nhân và cuộc sống gia đình ông trong cuộc chiến chống Covid-19 ở Việt Nam.
🛑Một người bạn châu Á của tôi có mẹ già ở Anh. Trong những cuộc trò chuyện qua mạng, cô ấy bảo Covid-19 khiến con người rơi vào "nỗi buồn quay chậm". Nỗi buồn ấy đã khiến cô có lần vừa chạy bộ vừa khóc. Tôi thừa nhận, mình có nhiều đêm không thể ngủ được. Ngay cả thứ nhỏ nhất cũng khiến tôi xúc động. Tôi không thể nghĩ về tương lai xa bởi mọi thứ thật đen tối.
Khi dịch bùng lên ở Vũ Hán, Việt Nam đã khẩn trương lên kế hoạch ứng phó. Trường mẫu giáo của con gái tôi bị đóng cửa. Khẩu trang trở thành vật bắt buộc. Chính phủ ráo riết tìm dấu người nhiễm bệnh. Ứng dụng được ra mắt, cung cấp nhiều tính năng khác nhau. Đáng kể nhất, bạn chỉ cần ấn nút là một nhóm nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ sẽ xuất hiện.
Ở Việt Nam, người nhiễm virus (F0) được nhập viện. Người từng tiếp xúc với bệnh nhân (F1) được cách ly. Người tiếp xúc với người từng tiếp xúc với bệnh nhân (F2) cũng được cách ly. Cứ như thế, bạn có thể hình dung được toàn bộ bức tranh.
Cùng lúc này, Covid-19 ở châu Âu đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Nhất là ở Italy. Hàng trăm người chết mỗi ngày. Nước Anh thì chối bỏ sự nghiêm trọng của dịch bệnh.
🛑Về phần chúng tôi, trường mẫu giáo của con gái tôi đóng cửa hàng tuần, rồi lên tới hàng tháng. Tôi làm việc ở nhà. Chúng tôi cố gắng xoay xở. Điều đó chẳng dễ dàng gì. Sau vài tuần, chúng tôi gửi con nhỏ đến nhà bà ngoại từ thứ hai đến thứ sáu. Hai tuần trôi qua, chúng tôi nhận ra không ai vui vẻ cả. Chúng tôi nhớ nhau và nỗi lo còn tệ hơn. Những cơn giận dữ thỉnh thoảng xuất hiện.
Tôi quyết định đón con về nhà và cùng tìm cách thích nghi.
Ở giai đoạn đó, một điều khó tin xảy ra ở Việt Nam. Chúng tôi, những người nước ngoài sống ở đây, bắt đầu nhận ra đó là một thứ phi thường.
🛑Có hai bức ảnh khiến tôi rơi nước mắt. Bức đầu tiên là các chiến sĩ nằm trên sàn bê tông. Bức thứ hai là những người trẻ Việt Nam, có lẽ bay từ nước ngoài về, ngồi trên giường tầng, đeo khẩu trang và trò chuyện.
Các chiến sĩ đã nhường giường ngủ của họ cho việc cách ly. Họ nấu nướng, dọn dẹp.
Các chiến sĩ phục vụ người dân, giúp người dân sống sót. Và lúc ấy, có hàng chục nghìn người được cách ly.
Rồi một cô gái nhiễm bệnh bay về từ châu Âu. Cô ấy đến viện, và người ta phải phong tỏa cả con phố. Mạng xã hội Việt Nam bùng nổ.
Điều đó tạo nên sự khác biệt. Đôi khi, sự minh bạch trở nên nguy hiểm quá mức cần thiết, nhưng cũng đem tới cảm giác rằng mỗi ca bệnh, mỗi mạng sống đều quan trọng.
Việt Nam vẫn không có ca tử vong nào.
Hàng nghìn người Việt Nam trở về từ nước ngoài. Họ đều được cách ly. Chính họ cũng hiểu rằng đó là việc phải làm.
Nếu bạn là một người đàn ông trung niên da trắng, bạn sẽ hiểu việc "tái lập trình suy nghĩ" của mình khó khăn thế nào. Khi dịch bệnh mới xuất hiện ở Việt Nam, chúng tôi không biết đất nước này có đủ máy thở không. Đến khi Covid-19 thực sự ảnh hưởng tới Việt Nam, tôi đã chắc chắn đất nước này sẽ chịu tổn thất nặng nề bởi nếu so sánh, ít nhất, Anh cũng là một nước phát triển hơn. Liệu tôi có nên về nước không? Tôi không dám lạc quan. Việt Nam sẽ đối phó ra sao? Liệu Việt Nam có thể đối phó không?
🛑Một bệnh viện ở Hà Nội bùng phát dịch. Cần nỗ lực khổng lồ mới vệ sinh và cách ly được nó. Số ca tiếp tục tăng lên.
Chúng tôi chờ đợi sự bùng nổ. Chúng tôi chờ đợi thời điểm mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát. Nhưng sự bùng nổ ấy không bao giờ đến.
Nhanh chóng, số ca hồi phục tăng lên. Nhiều ngày trôi qua mà không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong cộng đồng. Số ca tử vong vẫn là không.
Chẳng mấy chốc, cả tháng trôi qua mà không có ca nhiễm mới nào. Trường học mở cửa trở lại. Vui quá! Tôi muốn lấy cờ cổ vũ bóng đá Việt Nam ra, buộc vào xe máy khi đưa con đến trường. Tôi muốn đập tay với tất cả các phụ huynh và giáo viên.
Cuộc sống bình thường của chúng ta quay trở lại. Cái sự tắc đường cũng trở nên tuyệt vời. Kể cả những ngày nắng nóng 40 độ C cũng được chào đón. Bầu trời xanh đối lập với ký ức về bầu trời mùa đông xám xịt đầy lo lắng.
Tôi cảm thấy như mình vừa trúng xổ số.
🛑Ở Anh, gia đình tôi đang đối phó với dịch bệnh, nhưng tất nhiên, tôi lo lắng cho họ. Chị em tôi là giáo viên và các trường học đang mở cửa trở lại. Anh rể tôi vẫn phải làm việc suốt thời gian phong tỏa bởi phần lớn những đứa trẻ anh dạy thuộc nhóm dễ bị tổn thương. Bong bóng bảo vệ của họ không hề chắc chắn.
Do phong tỏa, bố mẹ tôi chỉ được rời nhà khi cho chó đi dạo. Nhưng giờ, cuộc sống được "mở" hơn một chút. Bố mẹ tôi đủ thông minh để không đưa mình vào tình huống nguy hiểm nhưng cũng tận hưởng những lần ra ngoài.
Có lẽ phải vài năm nữa tôi mới được gặp lại họ.
Ở Anh, số ca tử vong do Covid-19 được công bố là 42.000. Thực tế, con số này có lẽ cao hơn 50%.
Thỉnh thoảng, các phương tiện truyền thông, tổ chức và học giả lại đặt câu hỏi về những con số ở Việt Nam, cho rằng đất nước này đang giấu giếm điều gì đó: "Ít nhất phải có một, hai ca chứ". Trong khi hàng nghìn người Anh tử vong, ở Việt Nam, chỉ còn vài ca nhiễm virus đơn lẻ.
🛑Tuần này, tôi muốn trích dẫn một câu trong bài hát Ghen Cô Vy mà Việt Nam phát hành để kêu gọi cộng đồng rửa tay và đeo khẩu trang. Tôi tìm kiếm video có phụ đề tiếng Anh trên YouTube. Mấy tháng trước, tôi phát ngán bài hát này vì những xe đi qua khu phố nhà tôi cứ bật nó suốt. Bài hát lan truyền khắp thế giới. Đó là bằng chứng đầu tiên cho thấy Việt Nam sẽ đưa ra biện pháp đối phó đẳng cấp thế giới.
Tôi ngạc nhiên khi thấy giờ đây bài hát khiến mình hoài niệm.
Tôi mang một món nợ với Việt Nam. Có thể tôi sẽ cho lại điều gì đó. Hoặc có thể, tôi chỉ đơn giản trở nên tốt hơn.
Việt Nam cũng có thể tiến bộ, hoặc đúng hơn là duy trì những thứ làm nên đẳng cấp thế giới như bây giờ, bao gồm sự minh bạch, cởi mở, đoàn kết. Chúng có thể áp dụng cho mọi thứ và sẽ trở thành tiêu chuẩn mới.
(Việt Nam không bỏ ai lại phía sau), nhìn hashtag xuất hiện khắp nơi trong cuộc chiến Covid-19 là đủ đánh giá được tình hình.
Người ta thường nói người Việt chăm chỉ nhưng không sáng tạo. Một bài hát nổi tiếng toàn cầu đã đập tan định kiến đó. Họ nói Việt Nam có thể sản xuất nhưng không thể phát triển sản phẩm riêng. Hãy nhìn vào những bộ xét nghiệm và ứng dụng.
Tôi cược rằng Việt Nam sẽ sản xuất được vaccine. Việt Nam có thể làm bất cứ thứ gì.
Việt Nam vẫn không có cái chết nào do Covid-19.
Theo: Steve Jackson
CHÚC MỪNG ANH, CHÚC MỪNG VIỆT NAM TA! VIỆT NAM ĐÃ HOÀN THÀNH SỨ MỆNH... Nam phi công 43 tuổi mắc Covid-19 vừa được công bố khỏi bệnh, có thể ra viện và không cần cách ly.
🛑Chiều 6/7, Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, vừa cho hay BN91 (nam, 43 tuổi, phi công người Anh) đã chính thức được công bố khỏi bệnh.
Quyết định được căn cứ kết luận Hội chẩn Quốc gia sáng 3/7. Theo đó, bệnh nhân 91 có thể ra viện và không cần cách ly. Tuy nhiên, nam phi công còn tiếp tục ở lại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) điều trị phục hồi chức năng vận động để có thể hồi hương trên chuyến bay thương mại ngày 12/7.
🛑Trước đó, sáng 3/7, tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban điều trị, đã chủ trì buổi hội chẩn quốc gia lần thứ 6, nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân 91 và phương án cho bệnh nhân về nước theo đề nghị của Đại sứ quán Anh.
📌BSCKII Trần Thanh Linh, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết bệnh nhân tiếp xúc tốt, đêm ngủ ngon, tự thở khí phòng, nhịp thở 20 lần/phút.
Đặc biệt, sức cơ tay, chân của bệnh nhân đã hồi phục bình thường. Phi công có thể tự xoay trở trên giường, tự ngồi dậy, chịu lực hai tay trên khung tập tự đứng dậy và vịn khung tập bước được nhiều bước hơn.
📌GS.TS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam và GS.TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y, đánh giá bệnh nhân đủ điều kiện chuyển viện an toàn.
📌GS.TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu, đánh giá hiện tại, nam phi công tiếp xúc, giao tiếp tốt, cần coi như người bệnh bình thường. Bệnh nhân không cần cách ly và có giấy xác nhận hết SARS-CoV-2.
-------------------------------
🛑Tiểu ban Điều trị đã nhận được công hàm của Đại sứ quán Anh đề nghị cho bệnh nhân 91 về nước trên chuyến bay ngày 12/7. Đây là chuyến bay của Vietnam Airlines, xuất phát từ Hà Nội đi Anh đón công dân Việt Nam.
Bệnh nhân 91 từng đã trải qua những giai đoạn thập tử nhất sinh, tiên lượng khó qua khỏi khi phải thở ECMO hơn 2 tháng.
Phổi bệnh nhân có lúc đông đặc chỉ còn 10%, cơ tay, cơ chân tập lại từ đầu. Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể y bác sĩ, phi công hồi phục từng ngày. Từ chỉ định ghép phổi là cơ hội sống duy nhất, đến nay, phổi bệnh nhân đã hoạt động gần 100% và sắp lên chuyến bay kéo dài 12 giờ, trở về quê hương.
Tổng hợp
Zing
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip