lapkehoachthuchienchienluoc

Chương V: Lập kế hoạch thực hiện chiến lược trong kiểm soát quản lý.

I.    Vai trò của lập kế hoạch.

1.   Khái niệm:

là một quá trình đưa ra các quyết định về các chương trình dự án mà đơn vị sẽ thực hiện cũng như phân bổ nguồn lực cho các chương trình dự án đó.

Vị trí: lập kế hoạch thực hiện sau khi chiến lược được thông qua.

2.   Vai trò

-       Là một công cụ của KSQL, cung cấp cho nhà ql những suy nghĩ về chiến lược và thực hiện: phải có định hướng chiến lược trong dài hạn: suy nghĩ về chiến lược( nếu không có, nhà quản lý sẽ cắt giảm chi phí quảng cáo, bảo hành, nghiên cứu phát triển để cải thiện kết quả hoạt động ngắn hạn, cảnh báo những đánh đổi trong dài hạn nhằm đạt được mục tiêu trong dài hạn)

-       Là tiền đề cho lập dự toán họat động: dự toán là các khoản thu chi dự kiến. so số liệu dự toán với số liệu kế toán →đánh giá hoạt động thực tế.

-       Tạo ra cơ chế bắt buộc nhà quản lý có định hướng phát triển dài hạn cho tương lai (xu hướng chung)

-       Thống nhất mục tiêu, thống nhất quan điểm của nhà quản lý với các chiến lược dã định, thống nhất lợi ích của các đơn vị thành viên: đàm phán tranh luận→hiểu rõ chiến lược, sắp đặt phù hợp.

3.   Hạn chế

-       Nếu không thực hiện đầy đủ→ chỉ mang tính hình thức: không có tác dụng hướng dẫn và giám sát. Quan điểm: kh chỉ mang tính định hướng, không nhất thiết chính xác, có thể bị thay đổi→đại khái.

-       Tạo ra biên chế cho phòng lập kế hoạch:

-       Phát sinh chi phí; thẩm định, khảo sát, phê chuẩn các chương trình dự án hoạt động.

II. Phân tích chương trình dự án sản xuất kinh doanh mới.

Ý tưởng mới: phát sinh bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Vd. Đề xuất mang tính phản ứng lại đối với các nguy cơ cảm nhận như tin đồn về việc đối thủ cạnh tranh sẽ tung ra sản phẩm mới, tranh thủ cơ hội kinh doanh mới.

Phân tích đầu tư vốn:dự án cần vốn đầu tư. Hai loại: độc lập, phụ thuộc. quyết định đầu tư liên quan đến TSDH→ước lượng quy mô, thời gian luồng tiền, đánh giá rủi ro đầu tư, tác động đến lợi nhuận.

Kỹ thuật phân tích:

1.   Giá trị hiện tại ròng của dự án

Công thức:

-       I  là vốn đầu tư của dự án năm hiện tại

-       Fvi là dòng tiền năm i

-       R là lãi suất chiết khấu.

-        n là thời gian hoàn vốn.

ưu điểm: tính đến giá trị tương lai của đồng tiền.

nhược điểm: bất đồng tỷ lệ chiết khấu.

2.   Kỹ thuật tỷ suất sinh lời nội bộ: IRR: là tỷ suất mà tại đó NPV=0

Đánh giá toàn bộ chương trình sản xuất kinh doanh.

Đều đề cập đến giá trị thời gian của dòng tiền: có độ chuẩn xác cao

Nhược điểm: phức tạp về cách tính

Bất đồng về việc xác định luồng tiền trong tương lai.

3.   Kỹ thuật thời gian hoàn vốn đầu tư

KT này tính thời gian mà dự án sẽ thu hồi được vốn đầu tư, thông thường dự án có khả năng thu hồi ngắn sẽ được lựa chọn. công thức.

Ưu điểm: đơn giản về cách tính

Không vướng phải tỷ lệ chiết khấu.

Nhược điểm: không tính đến giá trị thời gian của dòng tiền.

Không quan tâm đến luồng tiền sau khi hoàn vốn: nhiều dự án có tính sinh lời ở thời gian cuối.

Không có tiêu chuẩn rõ ràng để lựa chọn.

Thực tế: chủ yếu sử dụng IRR thể hiện sức sinh lời của vốn đầu tư.

Ngoài ra khi phân tích và lựa chọn dn có thể sử dụng các quy định, ngành nghề lĩnh vực đầu tư. Thời gian đầu tư và thu hồi vốn, định hướng chiến lược của đơn vị.

III.                      Phân tích chương trình dự án đang hoạt động.

1.   Phân tích chuỗi giá trị:

Khái niệm: là một tập hợp các hoạt động tạo ra giá trị trong sản xuất kinh doanh của dn: từ việc mua yếu tố đầu vào đến việc sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa và cung cấp cho người tiêu dùng. Các hoạt động tạo ra giá trị riêng lẻ không đơn độc mà phụ thuộc lẫn nhau. Việc phân tích nhằm nâng cao hiệu quả.

Nội dung phân tích

-       Giai đoạn mua sắm: giá cả, chất lượng chủng loại, số lượng, thời gian, địa điểm

-       Sản xuất: chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm, cơ cấu, chủng loại, thời gian sản xuất.

-       Tiêu thụ: giá, khối lượng sản phẩm, luồng tiền thu về, cơ cấu doanh thu, các khoản giảm trừ.

2.   Phân tích theo loại hoạt động

Kế toán chi phí theo loại hoạt động: cung cấp thông tin về từng loại hoạt động, từ đó đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả của từng loại hoạt động đó.

Trước đây: ít sản phẩm, chi phí chủ yếu: lao động. ít có phân biệt về dịch vụ hỗ trợ.

→chi phí chung phân bổ ko tạo ra khác biệt đáng kể với phân bổ theo lao động.

Hiện nay: chi phí lao động không quan trọng. ít biến đổi. chi phí gián tiếp: thiết kế, quảng cáo, bao bì đóng gói hậu bán hàng…→bóc tách phân bổ chi phí chung theo hoạt động.

Thay thế sản phẩm: tăng  giá bán sản phẩm khối lượng thấp, đáp ứng nhu cầu cụ thể. Khách hàng không quan tâm đến một số khía cạnh chủng loại mặt hàng→tạo cơ hội cho khách hàng trả giá cao sản phẩm đáp ứng chính xác. ABC→thảo luận thông tin trên cơ sở thực tế về sự đánh đổi chức năng, tính duy nhất, giá cả.

Thiết kế lại sản phẩm: thiết kế không phù hợp→chi phí các thành phần mới và duy nhất, yêu cầu sản xuất phức tạp→đắt. ABC: quá trình cấu thành phức tạp đặc biệt đắt_ ít gia tăng chức năng và hoạt động→loại bỏ hay điều chỉnh

Cải thiện các quá trình và chiến lược hoạt động: ABC: danh mục các yếu tố đầu vào, danh mục hoạt động: chi phí nguyên vật liệu, máy móc chi phí liên quan đến lô hàng, duy trì sản phẩm.→giảm bớt nguồn lực cho sản phẩm.

Đầu tư vào công nghệ: công nghệ cắt giảm chi phí lô hàng, chi phí bảo hành sản phẩm. ABC; chi phí lô hàng, bảo hành sản phẩm→cắt giảm khi đầu tư công nghệ.

Loại bỏ sản phầm: thay đổi, thiết kế lại,cải thiện, đầu tư công nghệ không có tác dụng →loại bỏ sản phẩm. ABC: ước tính chi phí giúp ra quyết định.

Thông tin từ ABC được so sánh với dự toán, chuẩn chung của ngành, xu hướng và dự báo tương lai.

IV.                      Quá trình lập kế hoạch

-       Xem xét đánh giá cập nhật kế hoạch năm trước: xem kế hoạch đã được nhất trí năm trước. xem xét và bổ sung các quy định, các hướng dẫn và dữ liệu khi cần thiết về phê chuẩn chương trình, dự án sản xuất kinh doanh mới

-       Quy đinh về những giả thiết và hướng dẫn: giả thiết: tốc độ tăng trưởng dự kiến, tỷ lệ thất nghiệp, giá đầu vào, lãi suất, thị trường.

-       Thảo luận và chỉnh sửa: dựa trên giả thiết hướng dẫn, mục tiêu thiết kế kế hoạch chiến lược: Nhân viên kinh doanh thực hiện, giám đốc kin hdoanh đánh giá cuối cùng.

-       Phân tích đánh giá tính khả thi của kế hoạch chiến lược: kế hoạch khối kinh doanh→trụ sở chính: +lập kế hoạch chiến lược toàn doanh nghiệp, phân tích kỹ: nhân viên lập kế hoạch, nhà điều hành marketing, sản xuất, chức năng khác ở trụ sở chính. Vd…

+ xem xét tính nhất quán: tính gộp cho thấy khoảng cách lập kế hoạch: cải thiệt kế hoạch, mua thêm, rà soát mục tiêu.

+ phân tích→rà soát lại hoặc thay đổi giả thiết hoặc hướng dẫn. vd: thiếu tiền→hoãn chi tiêu.

-       Chỉnh sửa lại lần cuối và phê chuẩn: thực hiện trong các cuộc họp lãnh đạo cấp cao. Giám đốc phê chuẩn, trước khi thực hiện lập dự toán.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip