Thần đạo và tôn giáo


Bởi vì sự hoang mang về cách thiên hoàng bảo vệ dòng dõi của mình nên tui cũng học hỏi một chút về tôn giáo.

chủ yếu là thời trung cổ

Ashuka và nara, heian.

Ashuka là thời đại nhà Yamato (250-710)

Thế kỷ thứ 8 là giao từ nara sang heian.

710–794 Là Nara và cuối cùng là Heian = thời đại Thiên hoàng trước Mạc Phủ.

Khoảng thời gian này ở trung quốc thì tam quốc diễn nghĩa là 190 -280 = nhà hán suy yếu. Đề cập đến nhà Hán chính là do sự du nhập đạo giáo và nho giáo của nước này với Nhật Bản. 

Và cũng để mọi người thấy timeline :v

Xem rồi mới thấy, Trung Quốc chê Nhật là nông thôn thật ra cũng có lí do, tất nhiên là ở khoảng thời gian đó Việt Nam ta cũng chẳng lọt vào mắt anh China luôn.

Sẵn nói thì cùng thời gian thì bên mình 40 là hai bà trưng Và Bắc thuộc lần 2 đến năm 544( lần 1 là 179 tcn là nhà triệu_trước nhà Hán)


Vì khúc sau nó lộn cmn xộn nên :') ok


Có 3 tôn giáo chính. Thần giáo và Phật giáo, thiên chúa giáo.

Ps: âm dương sư thuộc về hệ thống đạo giáo, sử dụng ngũ hành thuật và bói toán.

Âm Dương Sư là người quản lý các vấn đề thiên văn, lịch, thời gian và bói toán, dựa trên tư tưởng Ngũ hành bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo tư tưởng này, mọi vật mọi việc đều hình thành và phát triển từ 5 thuộc tính Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.

Nhưng mà như cái tên đặt thì có thể thấy là bài này chủ yếu nói về thần đạo thôi.


Bắt đầu nào~

Khởi nguyên- 

Thần đạo xuất hiện từ trước công nguyên , nhưng hệ thống tín ngưỡng tôn giáo phát triển khá chậm, các nghi lễ được thực hiện trong hang đá hoặc những địa điểm linh thiêng, và hầu như không có tên gọi. 


Những người Nhật cổ cùng chung sống trên một vùng đất, sinh con đẻ cái và kết hôn, những người có chung huyết thống và có quan hệ hôn nhân tụ tập lại hình thành nên các uji – gia tộc (氏). Họ thường tập trung quây quần trong những dịp lễ đặc biệt như sinh đẻ, hiếu hỉ, những lễ hội quanh năm như lễ hội gieo hạt vào mùa xuân hoặc lễ thu hoạch vào mùa thu. Trải qua những hoạt động làm nông và tác động từ môi trường tự nhiên, Thần đạo dần dần được hình thành.

Khởi đầu của Thần đạo

Các gia tộc luôn tin rằng các thần linh trong tự nhiên sẽ cầu phúc cho con cái và mùa màng của họ, luôn tỏ ra tôn kính đối với các hiện tượng tự nhiên như mặt trời, gió, mưa và thủy triều. Thần đạo từ đó mà sinh ra, và nó được truyền qua các thế hệ trong gia đình, cũng như qua các thần chủ, những người đi cầu thần linh ban phúc. Những lễ hội Thần đạo đều dựa theo lịch nông vụ, đặc biệt là mùa xuân gieo hạt và mùa thu thu hoạch.

Mỗi làng, mỗi gia tộc lại có những vị thần của riêng mình, thường gắn với đặc trưng tự nhiên từng vùng.

 khi ấy chẳng có gì tách biệt giữa tôn giáo với văn hoá, có nghĩa là logic cảm xúc, tín ngưỡng và thực tế khoa học.

Mọi người công nhận sự tồn tại của các thần linh, khi họ chứng kiến những chiếc cổ thụ, những khu rừng rậm rạp, những ngọn núi, thác nước hùng vĩ,... Họ luôn tôn kính và tỏ ra sùng bái những sự vật, hiện tượng mà họ thấy bất thường hoặc kì vĩ... và họ tin rằng có thần linh trong những sự vật hiện tượng đó, thần lửa, thần gió, thần mưa, thần sấm, thần suối, thần sông, thần núi, thần gạo, rồi thì thần đá, thần đường, thần biển, thần nhà, thần bếp,... Họ tin rằng thần linh có mặt ở khắp mọi nơi.



Ảnh hưởng của các gia tộc đến sự phát triển của Thần đạo

Các gia tộc, theo thời gian ngày càng mở rộng và lớn mạnh. Các gia tộc nhỏ hợp lại với nhau (qua hôn nhân) và lập nên các gia tộc hùng mạnh. Khi một gia tộc này thu nạp thêm một gia tộc khác, Thần bảo hộ của làng đó sẽ trở thành Thần bảo hộ chung cho gia tộc mới hình thành. 

Nữ thần mặt trời Amaterasu được coi là Thần bảo hộ trực tiếp cho gia tộc Yamato, nơi sinh ra Hoàng gia Nhật Bản. Gia tộc này ngày càng lớn mạnh và có uy tín và thần bảo hộ của ho Amaterasu nghiễm nhiên trở thành vị thần đứng đầu của Thần đạo Nhật Bản.

Những truyền thuyết bắt đầu được ghi chép lại trong cuốn Cổ sự ký (古事記 Furukotofumi) và sau đó là Nhật Bản thư kỷ (日本書紀 Nihon Shoki). Cuốn Nhật Bản thư kỷ tương tự như Heimskringla của , trong đó các vị vua chúa đều cho rằng mình là con cháu của các vị thần, ở đây là nữ thần Mặt Trời Amaterasu( Thiên chiếu đại thần).

 Cũng do đó cờ nước Nhật có hình Mặt Trời.

Sơ quát lịch sử về sau

Đến thế kỷ thứ 6, và xâm nhập vào Nhật Bản, tên gọi Thần đạo được đặt ra để phân biệt. Trong (飛鳥時代; 538 - 710), những thần xã đầu tiên được xây dựng, nhưng Thần đạo nhanh chóng bị áp đảo bởi Phật giáo. Đầu thế kỷ thứ 9, đại sư (弘法) hợp nhất những tư tưởng Phật giáo và tín ngưỡng xưa để tạo ra (真言宗). Tuy cùng tồn tại với Phật giáo, Thần đạo gần như bị loại bỏ.

Đến tận thế kỷ 18, (江戸時代; 1603 - 1868), Thần đạo được tách ra khỏi Phật giáo nhờ một số người như (本居宣長 Bổn Cư Tuyên Trưởng) hay (平田篤胤 Bình Điền Đốc Dận), những người này đề cao tư tưởng tự hào dân tộc và rất ghét những phong tục du nhập từ nước ngoài vào. Tuy nhiên do tầm ảnh hưởng của Phật giáo rất lớn, những nỗ lực để đưa Thần đạo thành quốc giáo không thành công và phải chờ đến cả thế kỷ sau.

Năm 1867, chế độ (将軍) Mạc Phủ, bị lật đổ, và lên nắm quyền. năm 1868, chính phủ Nhật Bản công bố "Thần Phật phân ly lệnh", tách Thần đạo ra khỏi Phật giáo, đồng thời khôi phục lại Thần kỳ quan (神祇官 Jingi-kan), một cơ quan lo việc tôn giáo, khuyến khích Thần đạo phát triển. Tiếp đó, vào tháng 7 năm 1869, dựa vào Đại Bảo luật lệnh (大宝律令 Taihō-ritsuryō), Thần kỳ quan được đặt cao hơn Thái chính quan (太政官 Daijō-kan), hay cơ quan đứng đầu chính phủ. Năm 1870, công bố chiếu Đại giáo, thực thi chính sách coi Thần đạo là quốc giáo. Đến tháng 7 năm 1871, cơ cấu chính phủ lại gần giống với ban đầu, Thái chính quan nắm mọi quyền lực.

 Do Thiên hoàng được cho là con cháu thần linh, chính phủ lợi dụng Thần đạo để nói rằng Thiên hoàng xứng đáng cai trị cả thế giới, và buộc và là các thuộc địa phải theo đạo Thần đạo.

:))) thế chiến rồi đó.





Về sự du nhập của nền văn minh Trung Hoa ( tại sao cái phần này tui tổng hợp dài như vậy? *gào khóc* tui bị điên rồi)

Không xa về phía Tây của Nhật Bản là Trung Quốc. 

Vào thời nhà Hán (206 TCN – 220 SCN), Trung Quốc đã xâm chiếm và thống trị Triều Tiên, đưa Trung Quốc đến gần hơn với Nhật Bản.  

PS: đối chiếu lịch sử trung thì gần hoặc chính là khoảng thời gian tam quốc diễn nghĩa về cuối năm 280 với chàng Tào Tháo hoạt động mạnh cmn mẽ  đã đăng quang hoa hậu nhà Tần :)) 

Tần Thuỷ Hoàng đại đại đốt mém hết cmn tri thức của nhân loại, bệnh đa nghi đến thiếu điều mang Trung Hoa về thời đồ đá để dễ trị. Cuối cùng chết bởi hấp thu quá nhiều đan dược mang độc trong quá trình tu tiên. Sau khi ổng chết thì cái nhà Tần cũng đi. 

Khoảng năm 57 (Sau khởi nghĩ Hai Bà Trưng 17 năm ó), các học giả và thương nhân Trung Hoa đã đến Nhật Bản thường xuyên hơn qua những lời mời của Triều đình Nhật Bản, mang nền văn hóa, văn minh Trung Hoa du nhập vào đây, phát triển cực kì mạnh mẽ vào khoảng năm 200. 

Nhật Bản thời bấy giờ vẫn còn trong mung muội. 

Vẫn chưa có chữ viết, nên các ghi chép về văn thơ đều không có, cũng không hề có lấy những họa phẩm nào đáng kể và nhất là chưa có thể chế quân chủ hoàn thiện, những thứ mà người Trung Quốc đã gây dựng được từ hơn 1000 năm.

Chữ viết là một trong những tiến bộ văn hóa quan trọng nhất mà người Trung Hoa đem đến Nhật Bản. Dần dần, Nhật Bản tiếp nhận hệ thống chữ viết của Trung Hoa và biến đổi cho hợp với ngôn ngữ của họ. Tiến bộ này giúp họ có thể ghi lại những lời truyền miệng, những câu chuyện từ xa xưa, lịch sử của đất nước và tất nhiên là cả những điều cơ bản đã làm nên Thần đạo. Tuy nhiên không chỉ có chữ viết, người Trung Hoa còn mang đến Nhật Bản văn hóa của mình, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa nước Nhật qua Nho giáo và Đạo giáo. Mỗi tôn giáo này lại ảnh hưởng đến Thần đạo theo các cách khác nhau.




Thế kỉ VI đánh dấu cho sự du nhập văn hoá Trung Hoa chính thức vào Nhật Bản, mở đầu là Phật giáo và Hán học. 



Mở đầu với (bỏ Nho nha, tui thấy trong đây đeef cập đủ rồi, cần thì thêm phần Nho giáo và quá trình phân hoá hệ thống cai trị :)))


Đạo giáo

 (

Mặc dù Nho giáo mới là tôn giáo chính và mang đậm nét văn hóa Trung Hoa, thì Đạo giáo lại phát triển mạnh mẽ trong tầng lớp lao động.

 Đạo giáo cũng dần được du nhập vào Nhật Bản giống như cách mà Nho giáo đã làm. Đạo giáo nhấn mạnh tới sự hòa hợp của con người với dòng chảy của vũ trụ (âm dương ngũ hành). Cũng giống như Thần đạo, Đạo giáo cũng đề cao vai trò của thiên nhiên. Đạo giáo tuy không có những ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến người Nhật như Nho giáo nhưng nó cũng tác động đến Thần đạo một cách gián tiếp.

Đạo giáo có thể nói là phát triển hơn rất nhiều so với Thần đạo, nó có nhiều nghi thức và nghi lễ hơn Thần đạo. Cũng giống như Thần đạo, Đạo giáo cũng có nhiều Thần, đại diện cho nhiều sức mạnh của thiên nhiên. Đạo giáo cũng quan tâm đến hệ thống lịch, có phân tích ngày nào tốt ngày nào xấu, và hệ thống lịch đó cũng đươc Thần đạo học tập theo.

Những người theo Đạo giáo có những cách thức giúp họ giải mã được các dấu hiệu, đoán biết tương lai và chọn lựa những nơi hợp phong thủy để xây dựng đền chùa, điều đó có tác động đến Thần đạo. = ma pháp aka khoa học kỹ thuật.


PS: âm dương sư còn gọi là Pháp sư đó.

Khảng thế kỷ thứ 8 ,triều đình Nhật Bản đã lập nên một ban chuyên về trách về bói toán – dự đoán tương lai, có vai trò ấn định những ngày tốt cho những dịp lễ diễn ra và tiên đoán những hiện tượng tự nhiên sắp xảy ra (mưa, lụt, hạn,...)

Khoảng thế kỉ thứ 8 là giao Nara sang Heian!!!!! Nam thần Seimei của toi~~ cũng là lúc Thiên Hoàng :))) 


 Shinto.

Từ Shinto ("con đường của các vị thần") đã được du nhập, ban đầu là từ Shindo, từ chữ Shendao (神道, : shén dào), kết hợp hai : "shin" (神?) có nghĩa là "thần" - kami; và "đạo" (道?)

có nghĩa là trường phái triết học hoặc nghiên cứu (bính âm: ). Việc sử dụng được ghi lại bằng văn bản lâu đời nhất của từ Shindo là từ nửa cuối của thế kỉ thứ 6. - thần - có nghĩa là "linh hồn", "tinh chất" hoặc "vị thần", đề cập đến năng lượng để tạo ra hiện tượng. Do không phân biệt giữa số ít và số nhiều, kami nói đến các thần, hoặc bản chất thiêng liêng, thể hiện dưới nhiều hình thức: đá, cây cối, sông suối, động vật, địa danh, và thậm chí cả con người cũng có thể sở hữu bản chất của thần.Kami và con người không tách biệt hoàn toàn, mà cùng tồn tại trong một thế giới chung và chia sẻ các mối quan hệ phức tạp.






Phật giáo

仏教 Bukkyō) lần đầu tiên đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6, được giới thiệu tới Nhật vào năm 538 hoặc 552 từ vương quốc ở Korea :)))). Vua Baekje gửi cho hoàng đế Nhật Bản một bức ảnh của và một vài bộ kinh. Sau khi vượt qua sự phản đối ngắn ngủi nhưng khá bạo lực của lực lượng bảo thủ, Phật giáo đã được triều đình Nhật Bản chấp nhận vào năm 587

Chính quyền Nhật Bản áp dụng triệt để Nho giáo và sử dụng Nho giáo để trị nước thì Phật giáo, cùng thời điểm đó, cũng du nhập vào Nhật Bản và nhanh chóng trở thành tôn giáo du nhập có ảnh hưởng nhất tới Nhật Bản.

Phật giáo chính thức được truyền bá vào Nhật vào khoảng năm 552. (Thời Ashuka đầu trung cổ, cuối trung cổ là heian )

 mặc dù chắc chắn trước đó có không ít nhà sư đã đến đây. Một trong những hình ảnh đầu tiên về nhà sư cửa Phật của người Nhật là khi Vua Triều Tiên cử một phái đoàn sang Nhật Bản, cầu xin Yamato sự trợ giúp về binh lực. Phái đoàn đều là các nhà sư trong áo cà sa đỏ vàng, liên tục gõ mõ, mang theo những lễ vật như ô, tượng Phật bằng vàng.


Tầng lớp tu sĩ, tăng lữ là những người đi tiên phong trong việc tiếp thu các tri thức mới học được của Trung Hoa mang về cho đất nứớc. 

Đặc biệt Thái tử nhiếp chính Shotoku với"Hiến Pháp 17 điều" mà ông đề ra đã khiến cho Phật giáo phát triển rộng rãi ở Nhật Bản. Người Nhật đến với Phật giáo với nguyện vọng đơn giản muốn thoả mãn lợi ích vật chất. Vì vậy, sức hấp dẫn của đạo Phật cũng chính là vẻ đẹp tráng lệ của các ngôi chùa, với những buổi lễ trang trọng. Tuy nhiên ở thời kì này, người ta chỉ coi những lời cúng bái như là sự phù phép chứ chưa có tác động gì đến tinh thần. 

Khi hiểu biết hơn( =phát triển văn hoá và sự thâm nhập của Nho giáo), người Nhật đã có sự thay đồi trong cách nghĩ. Ban đầu họ coi trọng các yếu tố tinh thần của Phật giáo, đặc biệt là trong tình cảm đối với gia đình.

 Đến cuối thế kỉ VI, đạo Phật đã trở thành quốc giáo. 

Các nghi lễ Phật giáo trở thành một bộ phận quan trọng của nghi lễ triều đình. Nhiều chùa chiền được xây dựng theo lệnh của nhà nước. Ngay bản thân tầng lớp quí tộc cũng cho xây dựng điện thờ Phật trong dinh của họ. Việc sao chép kinh Phật trở nên thịnh hành. 

Từ đó có thể nói rằng, đạo Phật vừa là động cơ thúc đẩy nền văn hoá, vừa là công cụ để củng cố quyền lực của giai cấp thống trị đương thời.


Phật giáo ngay lập tức có ảnh hưởng to lớn đến người dân Nhật Bản. 

Phật giáo lúc đó đã rất phát triển, có những triết lý sâu sắc và những nghi lễ đã gần như hoàn thiện. Quang cảnh, kiến trúc Phật giáo cũng như những tư tưởng đạo đức tiến bộ của nó đã thu hút cả dân đen và những người quyền lực, Đạo phật nhanh chóng lan truyền đi khắp đất nước. Tư tưởng triết học của Phật giáo, rũ bỏ những khổ đau nơi trần thế để đến với chốn yên bình nơi cửa Phật cũng tác động lớn đến tâm tư của nhiều người dân Nhật Bản.

PS: cho nên tui chỉ cần tập trung nghiên cứu về thời điểm này thoi~~~

:') coi như là để hiểu  biết thêm đi.

Rõ ràng chỉ cần tra thời kỳ chức danh Thiên Hoàng ra đời là được, đến quỳ vơi sự extra này.


Phật giáo còn đem đến một hệ thống các lời răn của Đức Phật về nghiệp chướng, luân hồi, niết bàn và con đường giải thoát khỏi khổ ải (Tứ diệu đế, Bát chính đạo). 

Việc Phật giáo đề cập đến cuộc sống sau cái chết là điều mới đối với Thần đạo mà họ không tìm thấy ở Nho giáo, vốn nhấn mạnh đến quan hệ giữa người với người trong xã hội và quan hệ vua quân.

Đạo Phật đem đến một tư tưởng mới về cái chết, đó là đầu thai, trong khi Thần đạo lại chấp nhận rằng cái chết là kết thúc vĩnh viễn cho sự tồn tại. Thần đạo quan niệm những người chết phải thanh tẩy cơ thể đễ rũ bỏ mùi thối của tử thi. Nếu như người trong hoàng tộc chết, họ có thể trở thành thần, nhưng sẽ không có lối thoát đến nơi nào tốt đẹp hơn, cụ thể là thiên đàng hoặc được đầu thai. Tuy nhiên, đạo Phật lại có, và nó còn đặt ra những nghi thức tang lễ nhằm an ủi người chết, điều mà Thần đạo không có. Thần đạo đã tiếp nhận những tư tưởng này của Phật giáo, cùng một số nghi thức và tri thức của Đạo Phật.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip