LSĐ-Câu 3: Câu 3: Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền(1945-1946)
Câu 3: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và những chủ trương biện pháp của Đảng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền(1945-1946)
Hoàn cảnh lịch sử
Thuận lợi:
Sau cách mạng tháng 8/1945 nước ta trở thành 1 nước độc lập,nhân dân thoát cảnh nô lệ.Với
truyền thống yêu nước nồng nàn nhân dân VN quyết tâm bảo vệ nền độc lập
Từ 1 Đảng hoạt động bí mật,Đảng ta ra công khai lãnh đạo đất nước bằng những kinh nghiệm
của 15 năm lãnh đạo.
Khó khăn
+Nền kinh tế:
Bị tàn phá nặng nề,do hậu quả của chính sách bóc lột của Nhật,bắt nhổ lúa trồng đay cùng với lũ
lụt và hạn hán nên đã có 2 triệu người chết ở phía Bắc.Đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn.
Nhà nước không chiếm được ngân hàng mà chỉ tiếp quản được một kho bạc trống rỗng.Trình độ
quản lý kính tế còn rất yếu.
+Nền văn hóa:
Với chính sách ngu dân trên 80 năm của thực dân đã làm cho hơn 90% dân số mù chữ,hạn chế
việc phát huy dân chủ trong chế độ mới.
Tệ nạn xã hội hoành hành dữ dội trong nhân dân.Cơ sở giáo dục không có gì.
+Chính trị:
Vị trí pháp lý nước ta chưa được thế giới công nhận,bị chủ nghĩa đế quốc bao vây hòng xóa bỏ
thành quả cách mạng.
Theo hiệp ước Postdam và theo sự thỏa thuận của Mỹ và Tưởng,Anh và Pháp,các thế lực ngoại
xâm tràn vào nước ta:Tưởng 200.000,Anh 20.000,Pháp 26.000,Nhật 60.000.Trong đó nguy hiểm
nhất là Tưởng và Pháp,Anh và Nhật sẽ rút ra khỏi VN.
Sau thời sống lưu vong dưới sự bảo hộ của Tưởng và của Mỹ,2 tổ chức phản động Việt quốc(VN
quốc dân đảng) Việt Cách(VN cách mạng đảng) đã theo chân Tưởng về nước chống phá chính
quyền cách mạng.
Các tổ chức khác trong nước như Đại Việt duy tân,Đại Việt quốc gia liên minh ngóc đầu dậy
chống phá chính quyền quyết liệt
Chính quyền mới thiết lập chưa có đủ thời gian để củng cố đội ngũ,trình độ quản lý kinh tế xã
hội của cán bộ còn yếu.Lực lượng vũ trang chỉ có 5000 người với vũ khí lạc hậu thô sơ.
èNhà nước cách mạng phải đối phó với hàng loạt thử thách cam go,tưởng chừng không vượt
qua được.Vận mệnh đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”.Độc lập dân tộc có thể bị thủ
tiêu,nhân dân có nguy cơ trở về kiếp sống ngựa trâu nô lệ.
*Những chủ trương biện pháp của Đảng
a)Những chính xách đối nội:
Kinh tế:
Kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào chống giặc đói,”thực hành tiết kiệm”,”nhường cơm xẻ
áo”,xây dựng “hũ gạo tình thương”,thực hiện “tấc đất tấc vàng” phát động phong trào tăng gia
sản xuất.
Ban hành các chính sách khuyến nông,giảm thuế nông nghiệp 25%,ban hành chế độ ngày làm
việc 8 giờ.
Phát động “Tuần lễ vàng” đã quyên góp được 370 kg và 60 triệu đồng tiền Đông Dương.
Văn hóa:
Phát động phong trào “bình dân học vụ”,người biết chữ dạy cho người không biết chữ,học mọi
lúc mọi nơi.Phát động phong trào xây dựng cuộc sống mới,xóa bỏ tệ nạn xã hội.
Nhà bình dân học vụ nhanh chóng được thành lập.Chỉ trong 1 năm có 2.5 triệu người biết chữ,tệ
nạn bị đẩy lùi đáng kể.
Chính trị:
Ngày 25/11/1945 trung ương Đảng ra chị thị “Kháng chiến kiến quốc” vạch rõ:
Nhiệm vụ chính trị cần kíp của cách mạng: “cách mạng Đông Dương vẫn là cách mạng giải
phóng dân tộc”,cho nên phải giương cao khẩu hiệu “Dân tộc trên hết”,”Tổ quốc trên hết”.
Để tránh sự khiêu khích,11/1945 Đảng ta tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất là rút vào hoạt
động bí mật.Đảng để lại một bộ phận công khai dưới danh hiệu “Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác
ở Đông Dương”.
Nhanh chóng cũng cố chính quyền,bài trừ nội phản.Thành lập chính phủ chính thức,lập Hiến
pháp.Ngày 6/1/1946 tổ chức tổng tuyển cử bầu quốc hội đầu tiên trong lịch sử,Chủ tịch Hồ Chí
Minh trúng cử vào quốc hội với 98,4% phiếu bầu.Tổng tuyển cử thắng lợi là một đòn mạnh đánh
vào âm mưu lật đổ chính quyền.Ngày 2/3/1946 Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên của Bác Hồ
giữ chức Chủ tịch nước VNDCCH,Quốc hội trao quyền cho Chủ tịch HCM thành lập chính phủ
chính thức.
Về quân sự:Động viên toàn dân tham gia kháng chiến lâu dài.MB và MT phát động phong trào
“Nam tiến” chi viện cho lực lượng kháng chiến ở MN.
Ngoại giao:Kiên trì nguyên tắc bình đẳng tương trợ,thêm bạn bớt thù.
b)Chính sách đối ngoại:
Đảng và chủ tich HCM đã đề ra biện pháp ngoại giao táo bạo,sáng suốt để kéo dài thời gian
chuẩn bị lực lượng,đó là đường lối hòa hoãn:
Nội dung hòa hoãn với Tưởng Giới Thạch
Kinh tế:Cho phép lưu hành tiền Quan kim và Quốc tệ(Tiền có in hình Tưởng Giới Thạch).Cung
cấp lương thực cho quận đội Tưởng.
Quân sự:Tránh xung đột với quân Tưởng.Kiên trì chịu đựng khi có hành động khiêu khích.
Chính trị:Nhường cho Tưởng 70/403 ghế trong quốc hội không qua bầu cử với các chức lớn:Phó
chủ tịch nước là Nguyễn Hải Huân,Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao là Nguyễn Tường Tam,phó chủ
tịch ủy ban kháng chiến là Vũ Hồng Khanh.Những hòa hoãn trên đây đã vô hiệu hóa quân
Tưởng,chúng không thực hiện được ý đồ lật đổ chính quyền,chúng ta đã bảo vệ được chính
quyền và nền độc lập mong manh.Tuy nhiên ngày 28/2/1946 Tưởng ký với Pháp 1 hiệp ước gây
khó khăn cho chúng ta,Chủ tịch HCM quyệt định táo bạo,sáng suốt là chủ động hòa với Pháp.
Nội dung hiệp định sơ bộ hòa hoãn với Pháp ngày 6/3/1946:
Phía chính phủ:Cho phép 15000 quân Pháp ra MB thay thế Tưởng.Sau 5 năm sẽ rút về
nước.Đồng ý tạm ngừng bắn ở MN,chấp nhận ký kết chính thức tại Pháp.
Phía Pháp:Phải công nhận nước VN là một quốc gia tự do.Phải công nhận chủ quyền,tài chính
quận đội của VN.Ngưng bắn ở MN.Tổ chức hội nghị chính thức tại Pháp.
*Trong khi hòa hoãn với Pháp,ta vẫn thực hiện chính sách mền dẻo với Tưởng:ngày 18/3/1946
chính phủ cử phái đoàn sang Trùng Khánh giữ mối quan hệ thân thiện,tháng 6/1946 quân Tưởng
rút về nước.
Ngày 19/4/1946 Chủ tịch HCM và nguyễn Tường Tam dự hội nghị trù bị tại Đà Lạt chuẩn bị cho
hội nghị chính thức tại Pháp.
Ngày 31/5/1946 Chủ tịch HCM sang Pháp theo lời mời của chính phủ Pháp.
Ngày 14/9/1946 Chủ tịch HCM ký với Pháp tạm ước Fontaineblaeu.Bản tạm ước là nhân
nhượng cuối cùng của Đảng và nhân dân,mặc dù biết Pháp sẽ bội ước nhưng thực tế lịch sử đã
chứng minh tính đúng đắn và cần thiết của các hội nghị hòa hoãn.Những hòa hoãn trên đây đã
kéo dài thời gian chuẩn bị lực lượng,bồi dưỡng cũng cố phong trào.Mặt khác có thời gian thông
tin cho nhân dân Pháp và thế giới về nền độc lập của nhân dân VN cũng như sự xâm lăng của
Pháp.
Chúng ta đã có một khoảng thời gian để phục hồi sau nạn đói,ổn định đời sống,đẩy mạnh sản
xuất,tích trữ lương thực.Bên cạnh đó xây dựng lực lượng vũ trang,căn cứ địa,xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc,chính quyền được cũng cố.Đảng ta đã phát triển lớn mạnh,từ 5000 đảng viên
năm 1945 thành 20.000 người năm 1946.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip