Chương 5

Năm 10 TCN, Vương quốc Stellar nổi lên trên trường quốc tế. Lãnh thổ của Stellar trải dài khắp Bắc Phi kiểm soát vùng biển Địa Trung Hải và một phần Đại Tây Dương. Stellar xây dựng nền văn minh của mình với những đền đài nguy nga và hệ thống quân đội hùng mạnh. Mặc dù Stellar chưa từng có xung đột trực tiếp với Nam Mỹ, họ lại thể hiện một thái độ rõ ràng là không thân thiện. Các lãnh đạo của Nam Mỹ nhanh chóng nhận ra rằng, một cuộc chiến tranh có thể sắp xảy ra. Với tinh thần cảnh giác, họ lập tức tăng cường phòng thủ trên các tuyến đường biển và bờ biển của mình. Tuy nhiên, Nam Mỹ không chỉ chuẩn bị về mặt quân sự. Các lãnh đạo cũng đặc biệt chú trọng đến mặt tâm lý của người dân. Vào năm 5 TCN, mâu thuẫn giữa hai bên bùng nổ. Stellar cáo buộc Nam Mỹ cản trở thương mại của họ, một cái cớ được dựng lên để che đậy tham vọng xâm lược. Chiến tranh nổ ra.

Stellar với quân đội tinh nhuệ và vũ khí hiện đại đã gây ra nhiều khó khăn cho Nam Mỹ. Những nhà lãnh đạo quân sự của Nam Mỹ đã khéo léo sử dụng địa hình hiểm trở của lục địa mình, tạo ra lợi thế chiến lược. Với chiến thuật phòng thủ tinh vi và những tấn công phản công chớp nhoáng, quân đội Nam Mỹ đã khiến quân đội Stellar bối rối. Mặc dù Stellar sở hữu vũ khí hiện đại, họ không thể phá vỡ các trận địa phòng thủ được xây dựng tỉ mỉ của Nam Mỹ. Các trận đánh nổi tiếng như trận Địa Trung Hải (15-5-10 TCN), trận đổ bộ bờ biển Barbary (30-10-10 TCN) hay trận Maghreb (8-9-8 TCN) đã góp phần nào giúp làm suy yếu lực lượng Stellar khiến các cuộc đổ bộ của Stellar vào phía bắc của lục địa Nam Mỹ giảm cường độ đi rất nhiều.
Ngày 23-4-7 TCN, thủ đô Hearth của Stellar hoàn toàn thất thủ vào 11 giờ trước quân Nam Mỹ. Chiến thắng vang dội này không chỉ củng cố sức mạnh quân sự và vị thế của Nam Mỹ, mà còn nâng cao tinh thần tự hào và ý chí độc lập của toàn dân tộc. Nam Mỹ tự hào rằng họ đã bảo vệ được đất nước khỏi những kẻ xâm lược mạnh mẽ và mở rộng lãnh thổ đến tận Bắc Phi, vươn tới một đỉnh cao mới trong sự thịnh vượng và quyền lực. Qua cuộc chiến với East, hạm đội Thần Thánh đã chứng minh được giá trị của mình, nhưng nó vẫn chưa đủ để kiểm soát một vùng biển rộng lớn như vậy. Vậy nên hạm đội Sấm Sét đã ra đời vào ngày 15 tháng 6 năm 2 nhằm mục đích củng cổ sức mạnh hải quân Nam Mỹ.

Những năm tháng dưới chính phủ của giai cấp vô sản tuy mang lại sự ổn định và công bằng cho người lao động, nhưng cũng tạo ra những mâu thuẫn với giới tư sản. Họ âm thầm tập hợp lực lượng, tìm kiếm cơ hội để giành lại quyền lực. Những bất ổn kinh tế, khó khăn trong việc quản lý một lãnh thổ rộng lớn và mâu thuẫn nội bộ trong chính phủ đã tạo điều kiện cho giới tư sản trỗi dậy. Một cuộc thanh trừng nội bộ chính phủ đã diễn ra đẫm máu. Người ta gọi đó là "49 ngày của Địa ngục". Số người tử vong lên tới 100.000. Hơn 90.000 đảng viên Nam Mỹ thì bị đem đi giam tại các trại tập trung trên các đảo cách rất xa bờ. Nền cộng hòa tư sản được tái lập với chủ nghĩa tự do bảo thủ và chủ nghĩa tư bản nông nghiệp trước từng chỉ tồn tại yếu ớt nay đã trở thành chủ nghĩa trọng thương cực kỳ quan trọng trong hệ tư tưởng của chính phủ tư sản mới. Ngoài ra luật  Sklavo một luật ủng hộ chế độ nô lệ đã được thông qua một cách hợp pháp. Nô lệ được phân như sau:
Nô lệ chiến tranh hoặc tù nhân:

Đây là các dạng nô lệ nguy hiểm mà chỉ có quân đội và chính phủ sử dụng.

Nô lệ chiến tranh thường là các tù binh quân sự của các quốc gia đã bị Nam Mỹ chiếm đóng.

Nô lệ tù nhân là các thành phần có tiền án, tiền sự từ cấp 3-6

Đặc biệt tù nhân chính trị được chính phủ sử dụng nhiều hơn
Nô lệ dân:

Thường là dân từ các nước đã thất bại trước Nam Mỹ

Vào ngày 2 tháng 3 của năm 3, một làn sóng bất mãn đã bắt đầu nổi lên từ những góc tối của xã hội Nam Mỹ. Cuộc biểu tình bắt đầu từ những ngôi làng xa xôi, nơi mà tiếng nói của nhân dân không được lắng nghe, và sự nghèo đói không bao giờ dứt. Những lá cờ màu đỏ của phe vô sản được dương lên, gió thổi qua từng con phố, qua các đồn điền và làng mạc, như những lời kêu gọi mạnh mẽ, thúc giục những người bất mãn đứng dậy. Từ xa xôi, những tiếng nói ấy vọng về thủ đô Amaresh. Ngày 12 tháng 3 năm 3, khi mà không khí của Amaresh bắt đầu trở nên ngột ngạt, cuộc biểu tình bùng nổ. Cả thành phố bỗng nhiên sôi sục, với hàng nghìn người lao động, nông dân và những người dân thất nghiệp kéo đến các quảng trường, cầu đường và những công trường chính, mang theo những khẩu hiệu yêu cầu công bằng, yêu cầu quyền lợi cho người lao động. Tiếng hô vang vọng khắp thủ đô, xé tan bầu không khí tĩnh lặng của những đêm sao. Nhưng các lãnh đạo Nam Mỹ, những người thuộc giai cấp tư sản đang nắm quyền, không thể đứng yên. Họ nhìn thấy trong cuộc biểu tình không chỉ là một sự bức xúc của nhân dân, mà là một mối đe dọa trực tiếp đến quyền lực của mình. Quân đội với những binh lính tinh nhuệ, đã được triển khai ngay lập tức để trấn áp cuộc biểu tình. Cuộc đụng độ diễn ra như một cơn bão táp. Những thanh niên vô sản, tay cầm gậy gộc, đá, thậm chí là những vũ khí thô sơ, đối đầu với những người lính dày dạn chiến trường, được trang bị vũ khí hiện đại. Ngày thứ ba của cuộc biểu tình, sự đẫm máu bắt đầu leo thang. Những người dân vô sản, dù không có sự chuẩn bị chiến lược hay quân đội tinh nhuệ, nhưng lại có một sức mạnh to lớn, sức mạnh của sự phẫn nộ. Họ chiến đấu, không phải vì lý do gì khác ngoài mong muốn có một cuộc sống tốt hơn, công bằng hơn. Nhưng trước sức mạnh của quân đội Nam Mỹ, họ chỉ như những cơn sóng nhỏ, vỡ vụn dưới chân những con sóng lớn hơn. Ngoài việc biểu tình chiến đấu trực tiếp thì phe biểu tình còn thực hiện các hành động như tuyệt thực, tọa kháng, chiếm đóng quảng trường công cộng. Ngày thứ năm, sau một cuộc đấu tranh dữ dội và vô cùng tàn khốc, các lãnh đạo phe biểu tình bị bắt giữ hoặc bị giết. Quân đội Nam Mỹ, với sức mạnh vượt trội, đã dập tắt cuộc biểu tình theo cách gọi của phe tư sản hoặc cách mạng theo việc những người vô sản gọi nó. Hàng vạn các thi thể của những người đã ngã xuống nằm la liệt khắp các quảng trường, đường phố và cả những khu vực nghèo khó nhất của thành phố. Máu đã nhuốm đỏ những viên gạch trên các đường phố, trong khi những người chiến thắng, với gương mặt lạnh lùng, không hề có dấu hiệu của sự ăn mừng chiến thắng. Cuộc biểu tình, một lần nữa, chứng minh rằng những lời kêu gọi công lý đôi khi chỉ là những tiếng vọng trong không gian, bị cuốn trôi trong sự dập tắt tàn bạo của quyền lực. Trong cuộc biểu tình mùa xuân Amaresh (hoặc gọi là sự kiện 5 ngày Huyết Hải) có 60.000 người dân tử vong, 230.000 người bị thương. Đây là một vấn đề báo hiệu cho sự bất ổn nếu không đáp ứng được như cầu của các giai cấp. Không phải chủ nghĩa nào cũng hoàn hảo chỉ có sự lãnh đạo mới quyết định được điều đó. 

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip