Chương 2: Cuộc sống nơi thôn Yên Sơn
Không biết đã bao lâu, khi tỉnh lại, việc Hân Nghiên làm đầu tiên và nhìn xung quanh để xác định mình đang ở phòng trọ, nhưng không, mở mắt, đảo xung quanh thì đây có vẻ và một ngôi nhà tranh, còn cô đang nằm trên chiếc giường được làm bằng tre, tim đập liên hồi, không phải mơ, mình xuyên không à?
Tâm rối bời, không tin vào thực tại, xưa đến giờ Hân Nghiên không tin thần, không tin quỷ, càng không tin có trường hợp xuyên không như này. Đang mê man, bỗng có nột tiếng nói cắt ngang dòng suy nghĩ của cô.
- Tỷ dậy rồi hả? Tỷ thấy đỡ hơn chưa, các thúc phát hiện tỷ ngất ở ngay cây cổ thụ gần đường về thôn nên đưa tỷ về đây.
Trước mắt cô là một cô bé nhỏ nhắn, tầm 7, 8 tuổi, trên tay cầm một cái bát đã bị sứt mẻ, giọng nói trong trẻo, cô bé có một làn da hơi ngăm, cùng nụ cười tươi với hai búi tóc hơi lỏng, đã có vài cọng tóc rơi trên vai và cổ của cô bé. Cô bé tiến đến gần giường Hân Nghiên rồi nói: "Để muội giúp tỷ uống thuốc nhé, tỷ bị thương rồi, nhưng mà bà bà nói vết thương không nghiêm trọng, tỷ đừng lo, bà bà giỏi chữa bệnh lắm." Nói rồi cô bé dùng muỗng nhỏ thổi thuốc có ý bón cho Hân Nghiên. Cô vội nói:
- Muội giúp tỷ ngồi dậy được không? Tỷ tự uống thuốc được.
- Không được, bà bà dặn là tỷ bị thương ở bụng, mấy ngày tới tốt nhất thì đừng ngồi dậy, kẻo lại động đến vết thương.
- Vậy....cảm ơn muội - nói rồi cô nở một nụ cười với cô bé
Vừa uống thuốc vừa trò chuyện với cô bé.
- Đây là ở đâu vậy?
- À, ở đây là thôn Yên Sơn, ở đây hầu hết mọi người sống bằng nghề săn thú, hái thuốc rồi đem xuống các trấn dưới núi bán, thôn này giao giữa vùng Tây Dương và Nam Dương. Tỷ là người ở đâu vậy, thấy tỷ phát âm nghe khác với người dân vùng này.
- À, ờ,...tỷ không nhớ... - nói rồi cô làm bộ mặt buồn bã
- Tỷ đừng lo, bà bà giỏi lắm, lát nữa muội sẽ nói với bà bà về tình trạng bệnh của tỷ. Bà ấy sẽ chữa hết bệnh cho tỷ, tỷ đừng lo nhé!
- Ừm, chị không sao - cô nở một nụ cười động viên.
- Hì hì - cô bé cười vui vẻ để lộ hai má lúm đồng tiền be bé, nhìn trông rất dễ thương. Càng nhìn, càng nói chuyện cô càng thấy thích cô bé này quá.
- Bây giờ là năm bao nhiêu?
- Bây giờ là năm Nguyên Long thứ 20, ta đang ở nước Đại Nguyên.
Toàn cái tên xa lạ mà Hân Nghiên không biết, cô trầm ngâm rồi nói sang một số chuyện về cô bé. Cô bé tên là Bạch Tiểu Lam, gia đình có ba người, ba mẹ cô bé thường đi vào rừng cùng với những người trong thôn để hái thảo dược và săn thú, cô bé và những đứa trẻ cùng trang lứa được các cụ ông cụ bà trông nom mỗi khi ba mẹ những đứa trẻ ấy lên rừng. Nói chuyện một hồi thì bát thuốc cũng đã uống hết, cô bé mỉm cười đưa cho Hân Nghiên một mắm nho rừng khô rồi nói: " Tỷ ăn nho cho khỏi đắng, muội ra lấy thuốc thay cho tỷ".
Dưới sự chăm sóc của cô bé Tiểu Lam và những cô cậu bé trong thôn thì tình hình thương tích của Hân Nghiên cũng đã giảm nhiều, vết thương phần bụng khá nông nên đã mau chóng kết vảy. Trong thời gian nằm trên giường bệnh Hân Nghiên cũng đã được gặp mặt người mà cô bé gọi là bà bà, đó là một bà cụ tóc bạc, dáng người gầy ốm, lưng đã hơi còng xuống, trên gương mặt phúc hậu đã có những tầng vết đồi mồi, làn da cũng có nhiều vết nhăn, bà cụ nói chuyện từ tốn, hỏi thăm tình hình Hân Nghiên thường ngày, các cụ già khác cũng đến thăm nói chuyện với cô. Cô thầm nghĩ: "Cũng may được những người tốt bụng này cứu chứ nếu bị bắt về làm nô dịch cho nhà giàu nào đó chắc đời toi sớm trong cái thế giới này quá!".
Cũng trong thời gian đó cô mới biết thân thể hiện giờ của mình là một cố gái nhỏ khoảng chừng 11 12 tuổi, lần đầu tiên cô thấy thân thể của mình là lúc giao giữa mùa hạ và thu, cô cùng đám trẻ trong thôn vào rừng bắt cá, hái thuốc và trái cây. Đến con suối trong vắt, nhìn xuống, một khuôn mặt nhỏ nhắn hiện trong làn nước mát, mắt hai mí, tóc ngang vai, sống mũi nhỏ, cùng với thân hình hơi ốm. Ban đầu cô hơi bất ngờ về độ tuôi của thân thể này, không ngờ lại nhỏ như vậy, sau này cô cũng dần dần quen hơn với thân thể thiếu nhi này.
Thời gian thấm thoát trôi, mùa thu đã đến, lá vàng rơi ngày càng nhiều, không khí cũng trở nên lạnh hơn mỗi khi đêm về. Vết thương của Hân Nghiên cũng đã hồi phục nhiều, gần như không có gì trở ngại, chỉ còn chờ cho lớp da non già hơn thì thân thể như ban đầu. Mùa thu cũng là mùa người dân đi rừng trở về, thôn nhỏ đã đông đúc người hơn, thịt và thảo dược sau một chuyến đi dài được đặt đầy ngoài sân mỗi nhà.
Vì mọi người đều nghĩ Hân Nghiên mất trí nên cô được người ở thôn cưu mang ở lại cùng chung sống, vì phu quân của bà bà mất sớm, nhà cũng không có con cái nên Hân Nghiên ở chung nhà với bà bà. Mùa thu thảo dược và thịt đem từ rừng về sẽ được người dân giữ lại một phần, một phần đem xuống trấn dưới núi bán để lấy tiền mua thêm đồ gia dụng cho mùa đông sắp đến. Hân Nghiên cũng phụ giúp mọi người trong thôn, cô cùng các bá thúc, bá mẫu xuống núi, chia ra làm hai đoàn, một đoàn bán gần, một đoàn bán ở những vùng xa hơn, mỗi đoàn chi làm hai đội nhóm, một bán thịt, một bán thảo dược, thường thì những thanh niên, thiếu nữ trẻ tuổi sẽ đi đoàn xa, còn đoàn bán gần thì sẽ gồm những người đứng tuổi, Hân Nghiên vì là người mới, thâm thể cũng mới hồi phục vết thương nên cô thuộc đoàn đội bán gần . Đây cũng là lần đầu tiên cô xuống núi kể từ khi bị thương.
Xuống núi cô quan sát thôn trấn, thấy đây cũng là trấn nhỏ, không nhiều dân, dưới sự hướng dẫn của các bá mẫu cô được giao nhiệm vụ bán thảo dược, đoàn người thuê một khách điếm nhỏ ở trấn Tây Dương bán trong vòng 2 ngày, 3 ngày kế tiếp sang trấn Nam Dương buôn bán. Đoàn của Hân Nghiên bán ở những trấn gần nên sau 7 ngày tính cả ngày đi đường thì cô cùng với các bá thúc, bá mẫu về thôn. Một đoàn khác thì phụ trách bán ở những nơi xa hơn, đi chừng khoảng hơn nữa tháng mới về thôn. Trong khoảng thời gian chờ mùa đông tới, Hân Nghiên phụ giúp thôn dân dựng nhà, muối đồ ăn, chuẩn bị cho mùa đông tới, buổi tối cô giúp bà bà điều chế thuốc, bảo quản thảo dược.
Đây cũng là lần đầu tiên trong đời cô biết làm ruộng là như thế nào, ở hiện đại, quê cô cũng là vùng nông thôn, hầu hết mọi người đều làm ruộng, nhưng đến thời cô thì còn rất ít người theo nghề nông, thế hệ trẻ đều lên thành phố lập nghiệp, theo ngành công nghiệp. Nghề nông chỉ còn có những cô chú bác thời ba mẹ cô làm. Ruộng được làm tại một cánh đồng lớn, chia ra theo đầu người, bà bà vì tuổi già sức yếu nên được ba mẹ của Tiểu Lam và mọi người trong thôn giúp đỡ, vì thế cô nhận lại phần ruộng của bà bà. Vì là trên núi nên người dân trồng lúa trên đất khô, dưới sự chỉ dẫn của thôn dân, lần đầu tiên cô cuốc đất, nhổ cỏ dại, ngâm lúa, gieo hạt, bón phân, Ngày qua ngày, đêm qua đêm, mấy chốc mùa đông cũng đã đến, mùa đông trên núi cao lạnh và rét, mưa như trút nước, mọi người đều ở trong nhà tránh cái lạnh rét của mùa đông.
Đông qua xuân tới, từng cơn mưa cũng đã giảm theo thời gian, chỉ còn những cơn mưa phùn vào sáng sớm, những mầm non ấp ủ qua mùa đông, chỉ đợi xuân tới sẽ hướng thẳng lên cao vươn lên đón ánh nắng mặt trời mùa xuân ấm áp, các bụi hoa rừng nở rộ, tiếng chim hót líu rít, ruộng lúa mà Hân Nghiên gieo trồng chăm sóc vào mùa đông cũng đã lên cây non. Mọi người trong thôn cũng tất bật chuẩn bị đón thêm một cái tết, Hân Nghiên cũng bắt tay dọn nhà, sắm đồ, trồng thêm rau và nuôi thêm một vài con gà. Mặc dù mệt nhưng cô thấy rất vui, cô từng nghĩ hay là cứ giả vờ mất trí sống ở đây đến cuối đời. Cuộc sống mặc dù không nhàn hạ tay chân nhưng tâm trí luôn thảnh thơi, nhẹ nhàng, sống nơi rừng núi, hòa mình vào thiên nhiên, có những con người chất phác, hiền lành bên cạnh, có một bà bà hiền từ xem mình như người thân của bà.
Ngày ngày cô chăm ruộng, nuôi gà, học y thuật từ bà bà, lên rừng bắt cá, hái thảo dược cùng đám trẻ trong thôn, mặc dù không tài giỏi nhưng đến hiện giờ cô có thể vỗ ngực tự hào rằng cô có thể chữa được vài bệnh vặt và một số vết thương ngoài da.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip