13/3/2022
🌿 SỰ LẮNG NGHE
Tạo hoá ban cho con người đôi tai để có thể nghe được mọi âm vang của cuộc sống, thế nhưng không phải ai cũng thấu hiểu tầm quan trọng của việc biết lắng nghe để luyện rèn được phẩm chất này. Vậy lắng nghe là gì? Bản thân từ "lắng nghe" có hai tiếng mang lại cho chúng ta những ý nghĩa rất hay. Phải "lắng" thì mới nghe được. Cho nên "lắng" là cửa ngõ của sự "nghe". Không "lắng" thì không thể "nghe" trọn vẹn. "Lắng" chính là sự im lặng sâu sắc của con tim, là sự thấu hiểu, đồng cảm, tôn trọng đối với người đối diện. Vì thế, lắng nghe ở đây sẽ không chỉ đơn thuần là nghe được những vang động của cuộc sống, mà còn là sự lắng nghe bằng chính chính con tim của mình. Shakespeare từng nói: "Cái đáng sợ nhất là căn bệnh không chịu lắng nghe, đó là một TỆ NẠN hết sức phổ biến". Dường như Shakespeare đã thấu hiểu và lan toả đến chúng ta tầm quan trọng của việc biết lắng nghe. Nó có thể chỉ đơn giản là hành động chúng ta nhường lời, chú ý, quan tâm đến câu chuyện của người khác trong cuộc giao tiếp; hay một một sớm mai thức dậy, ta lắng nghe được những âm thanh vốn có của sự sống như Chí Phèo đã từng phát hiện thấy khi tỉnh cơn say. Đơn giản là thế, nhưng, sự lắng nghe sẽ không chỉ là việc ta chú ý những âm thanh xung quanh, mà sẽ còn là sự lắng nghe chính bản thân mình nữa. Lắng bằng sự chân thành, nghe bằng cả trái tim để hiểu mình, hiểu người, hiểu cuộc sống và tạo nên những thành công cho riêng bản thân, bạn nhé!
___
| Bài viết của Lam Tùng, học sinh lớp Văn cô Ngọc Anh. ❤️
🌿 NGHỊCH CẢNH NÂNG BẠN BƯỚC CAO
Đề : " Nghịch cảnh không phải là một tảng đá cản lối bước chân bạn mà chính là thềm đá nâng bạn bước cao hơn " - Franco Molinari -
Từ câu nói trên, anh chị hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về Ý NGHĨA CỦA NGHỊCH CẢNH trong cuộc sống.
Bài viết
Nếu dòng chảy cứ chảy thẳng, nếu cuộc sống cứ xuôi chiều, nếu cuộc đời không có thử thách với những nghịch cảnh thì chuyện gì sẽ xảy ra? Phải chăng trước điều đó , Franco Molinari đã thức tỉnh và nhận ra ý nghĩa của nghịch cảnh nên ông mới cho rằng : << Nghịch cảnh không phải là một tảng đá cản lối bước chân bạn mà chính là thềm đá nâng bạn bước cao hơn >> . " Nghịch cảnh " là hoàn cảnh bất lợi, là những khó khăn, thách thức cản trở ta trên con đường chinh phục mục tiêu. Bởi vậy, mỗi lần đối diện với nghịch cảnh là một lần ta đối diện với chính mình, vượt lên nghịch cảnh là vượt lên cái tôi yếu đuối - hèn nhát và vỏ bọc hoàn hảo. Vượt qua nghịch cảnh giúp ta nhìn thấy rõ những ưu, nhược điểm của chính mình và từ đó ngày càng hoàn thiện bản thân hơn. Tôi cứ nghĩ những khó khăn về thể xác sẽ làm nhụt chí và cản chở con người đi đến bước đường thành công. Nhưng không, chàng trai Bill Porter đã chứng minh được điều ngược lại. Tuy rằng anh bị bại não nhưng anh vẫn muốn vươn lên nghịch cảnh ấy để theo đuổi đam mê của mình. Chính nghịch cảnh là bước đệm giúp anh đạt được mục tiêu và sau đó trở thành một trong những thương gia giỏi nhất của xứ sở Hoa Kỳ. Nghịch cảnh không thể quật ngã được Porter mà còn là " thềm đá " nâng bước anh cao hơn. Con người chỉ bộc lộ rõ tính cách , bản chất của mình khi gặp thử thách. Nghịch cảnh không chỉ giúp mình hiểu bản thân hơn mà thách thức còn giúp ta hiểu được những người xung quanh. Nhưng bên cạnh những người coi nghịch cảnh là bước đệm thì cũng có một số người trong xã hội coi nghịch cảnh là thách thức định mệnh mà tạo hóa sắp đặt . Chính điều ấy sẽ làm họ bi quan , sỡ hãi , không tin tưởng vào bản thân và dẫn đến những kết quả không đáng có. Bạn tôi ơi, hãy đối diện với nghịch cảnh như cách bạn đối diện với chính mình và coi nghịch cảnh là một phần của cuộc sống để cho đời thêm màu sắc nha . Bạn trẻ ơi , mỗi khi bạn muốn chùn bước hoặc bỏ cuộc trước khó khăn hãy nhớ câu danh ngôn : << Đôi khi trong gió bão , ta tìm ra đúng hướng đi của mình >> này nha .
#Mey
🌿 NHỮNG NGƯỜI HÙNG GIỮA TÂM BÃO CORONA
Những ngày này, vây quanh chúng ta đều là nỗi sợ hãi khi chủng virus mới CORONA xuất hiện, bùng phát quá nhanh ở Vũ Hán, Trung Quốc và lây lan chóng mặt. Thế nhưng, một hiện thực đáng ngợi ca, là khi tất cả chúng ta đều tìm cách chạy xa khỏi dịch bệnh, thì lại đang có những bác sĩ sẵn sàng lao vào "tâm bão corona" không hề ngần ngại. Liệu có thể gọi họ là những NGƯỜI HÙNG? Không chỉ bắt nguồn và hoành hành tại Trung Quốc, coronavirut đang nhanh chóng lan rộng sang Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, ... Với mong muốn chặn đứng sự lây lan và phát triển đó, tất cả các bác sĩ đã chuẩn bị hành trang lên đường, không ngại gian khó, không ngại hiểm nguy. Chúng ta không còn lạ lẫm với hình ảnh của những con người khoác trên mình bộ quần áo bảo hộ, gương mặt đeo khẩu trang và mũ kín mít cần mẫn, tĩnh lặng bên bệnh nhân. Không có được cái Tết sum vầy bên gia đình, sống giữa dịch bệnh, thiếu ngủ, làm việc với cường độ công việc lớn, phải chịu những sức ép – những động thái tiêu cực từ nhiều người, ... là muôn vàn những khó khăn mà các bác sĩ phải chịu đựng. Thế những, niềm hạnh phúc và động lực của họ, chính là nụ cười của những bệnh nhân đầu tiên được chữa khỏi bệnh. Dù còn hàng ngàn bệnh nhân khác đang chờ đợi, nhưng đó chính là động lực để họ cố gắng không ngừng nghỉ. Tại Việt Nam, ngay sau khi phát hiện có những bệnh nhân đầu tiên dương tính với nCoV, các bác sĩ đã ngay lập tức điều trị cho bệnh nhân với phác đồ tốt nhất. Những chương trình cộng đồng phòng chống dịch liên tục được cập nhật. Với những nỗ lực phi thường đó, nụ cười hạnh phúc đã nở trên môi họ khi cả 16/16 bệnh nhân nhiễm bệnh tại Việt Nam đã được điều trị thành công. Thế nhưng, cuộc chiến với coronavirut vẫn chưa dừng lại, và cũng không tránh khỏi những mất mát đau đớn. Thông tin bác sĩ Lý Văn Lượng (34 tuổi) trút hơi thở cuối cùng tại Vũ Hán trong trận chiến ác liệt vì kiệt sức, giây phút cuối cùng vẫn giơ ngón tay biểu hiện ý chí quyết tâm chiến thắng bệnh dịch này đã khiến cả thế giới xúc động. Tấm gương bác sĩ Lý Văn Lượng, những khúc ca xúc động "Vũ Hán cố lên!" hay sự quan tâm, động viên của nhân dân đã tiếp sức cho các bác sĩ hoàn thành sứ mệnh của mình. Trong công cuộc dập dịch này, chúng ta sẽ nhất định thắng lợi. Trong nỗi sợ hãi vây quanh, chúng ta nhất định sẽ vượt qua. Vì tất cả những bác sĩ, những NGƯỜI HÙNG THẦN LẶNG GIỮA TÂM BÃO – không chỉ người Việt, vẫn đang tiếp tục lao động, cống hiến, chúng ta hãy dành cho họ những lời cảm ơn, sự động viên và trân trọng, để họ có thêm động lực, sức mạnh hoàn thành sứ mệnh cứu sống người bệnh và dập dịch Corona, bạn nhé!
🌿 Ý CHÍ - NGHỊ LỰC
Nếu nói bản lĩnh nghiêng về thực hành thì ý chí chính là phần lý thuyết. Muốn thực hành thì phải nắm vững lý thuyết mà áp dụng. Có ý chí, con người mới có đủ quyết tâm để chinh phục những tầm cao mới. Bản thân ý chí vốn không có một định nghĩa cụ thể. Nói đơn giản, đó là quyết tâm cố gắng vượt qua gian khổ thử thách; còn nói phức tạp, ý chí là mồi lửa giúp cho bản lĩnh bùng cháy. Ông bà ta có câu "có chí thì nên" cũng là vì lẽ đó. Chưa nói đến khả năng bạn đến đâu, chỉ riêng việc bạn có cho mình một ý chí sắt đá cùng niềm tin vững vàng thì bạn đã đi trước người khác một bước! Nhưng, cái gì cũng có cái giá của nó, ý chí cũng không phải là một ngoại lệ. Để có được một tinh thần thép khi đứng trước bão tố của cuộc đời, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để mài sắt luyện kim! Vậy nên, người nói được câu "Tôi có ý chí" thì rất nhiều, nhưng người mà hành động của họ nói lên điều đó thì quả thực không được mấy ai. Những người chỉ mới giáp mặt cơn lốc xoáy hung tợn đã nhụt chí xin hàng, hay những kẻ sẵn sàng quỳ gối trước những thế lực mạnh mẽ, tất cả bọn họ suy cho cùng đều là vì thiếu đi cái ý chí cần thiết. Họ không biết cách tự tạo cho riêng mình một đế chế hùng mạnh. Những người như thế, chung quy lại, cũng chỉ mãi là kẻ
thất bại mà thôi. Còn bạn? Bạn sẽ chọn con đường gập ghềnh hướng tới tương lai hay biến mình thành một con ốc chỉ biết thu mình trong vỏ?
Lê Phùng Tú Lệ
12D1 - THPT Trấn Biên – năm học 2016 - 2017
🌿 BẢN LĨNH
"Bản lĩnh" – hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cả một quá trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như một chiếc áo giáp được tôi luyện từ những nguyên liệu bền vững nhất, bản lĩnh giúp ta không còn phải lo sợ trước những cơn gió to hay những ngọn sóng dữ. Vậy bản lĩnh là gì? Bản lĩnh là khả năng giải quyết mọi chuyện một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Người bản lĩnh là người dám đương đầu với khó khăn gian khổ. Thất bại, tự họ sẽ đứng lên. Cay đắng họ sẽ làm cho mọi thứ ngọt ngào. Họ dám làm những điều lớn lao, kỳ vĩ, xoay trời chuyển đất. Ở những người có bản lĩnh, họ luôn có trái tim đầy lý trí; có lòng quyết tâm cao độ với một lòng can đảm cùng với một nghị lực, ý chí mạnh mẽ. Họ sẵn sàng đương đầu với thử thách. Ở họ, ta luôn tìm thấy cái kiên định nơi đáy mắt và một nụ cười biểu
trưng cho sự tự tin. Các cầu thủ U23 Việt Nam làm nên kỳ tích trước các đối thủ lớn về thể hình, mạnh về tốc độ như Uzơ-bê –kit- tan, I-rắc, Quata cũng là nhờ vào bản lĩnh. Người bản lĩnh, họ sẽ được mọi người yêu quý, tin cậy; bản thân họ cũng sẽ hiểu được sứ mệnh của mình là chỗ dựa tinh thần cho người khác. Vì vậy, người bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và dám thành công. Tuy nhiên cũng có những người vừa mới thấy nhấp nhô gợn sóng đã vội vã buông tay chèo, dễ dàng chấp nhận thất bại. Chắc chắn một điều rằng, những kẻ ấy vĩnh viễn không thể tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội, mãi mãi chỉ có thể sống dưới cái bóng của kẻ khác. Và bạn ơi, bản lĩnh khởi đầu như thế đấy! Khoan nói đến những thành quả mà bản lĩnh đem lại, chỉ nói riêng đến quá trình rèn luyện thôi cũng đã được xem là một thành tựu rồi. Đến đây, tôi chợt nhớ đến bông bồ công anh mạnh mẽ nương mình theo gió để vươn đến những chân trời cao xa. Ngay cả loài hoa mong manh nhỏ bé còn có thể tự luyện cho mình bản lĩnh, vậy còn bạn? Bạn có chấp nhận kiếp sống còn thua kém cả một loài hoa?
Lê Phùng Tú Lệ
12D1 - THPT Trấn Biên – năm học 2016 – 2017
🌿 SỰ TRẢI NGHIỆM
Nhà văn Mark Twain có viết: "Hai mưoi năm sau bạn sẽ hối hận về những gì bạn không làm hơn là những gì bạn làm". Câu nói của nhà văn Mĩ dường như khiến chúng ta, đặc biệt là những người trẻ tuổi giật mình nhìn lại: mình đã trải nghiệm được những gì? Và phải chăng trải nghiệm có vai trò vô cùng quan trọng đối với tuổi trẻ? Trải nghiệm là một từ mới xuất hiện trong những năm gần đây, nhằm nói đến sự tham gia một cách tự nguyện vào các hoạt động của đời sống, con người trải qua mọi tình huống để tự mình rút ra kinh nghiệm. Trước hết trải nghiệm giúp mỗi chúng ta hiểu chính bản thân mình, biết mình là ai, mình cần gì, qua đó nắm rõ được những năng lực của bản thân, những điểm thiếu sót để rồi xây dựng mục tiêu phấn đấu hướng tới tương lai. Trải nghiệm còn giúp thế hệ trẻ thêm hiểu đời, dưới lăng kính hiện thực ta thấy cuộc sống này có thật nhiều điều tốt đẹp, và cũng thật nhiều những mảnh đời bất hạnh, từ đó thêm trân trọng mỗi ngày ta được sống. Không chỉ vậy, trải nghiệm khiến mỗi con người chúng ta trưởng thành hơn, đem lại những hiểu biết và kinh nghiệm, giúp con người dám dấn thân, biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí, đặc biệt qua sai lầm con người sẽ chín chắn hơn, sâu sắc hơn. Và hơn cả nó còn làm cuộc sống ta trở nên hạnh phúc. Ta thấy cuộc đời thú vị, đa sắc màu, phong phú, đáng để ta sống sâu hơn, sống đẹp hơn và thấy đời hạnh phúc hơn. Trong cuộc sống ngày càng phát triển, thế hệ trẻ dường như họ không ngừng trải nghiệm, trong chương trình Shark Tank, có rất nhiều bạn trẻ tham ra để khởi nghiệm. Tuy rằng có những người đã thất bại nhưng trải nghiệm ấy đã giúp họ rút ra bài học cho riêng mình bởi trải nghiệm không chỉ là dám đi, dám làm mà còn là dám thay đổi, dám dấn thân. Hay như Huyền Chíp – tác giả cuốn sách "Xách balo lên và đi" đã trở thành một hiện tượng đáng để chúng ta học hỏi. Cô gái trẻ đã thành công khi chinh phục chặng đường 25 quốc gia trên thế giới với số tiền ít ỏi qua đó khuyến khích mỗi bạn trẻ hãy "Xách balo lên và đi". Trải nghiệm như mảnh ghép tạo nên bức vẽ tuyệt vời của cuộc sống. Thiếu trải nghiệm, con người không thể trưởng thành, không thể hoàn thiện nhân cách và vươn tới những kì tích trong cuộc đời. Nhưng đâu đó trong xã hội vẫn có một bộ phận những người trẻ tuổi lại thụ động, chây ì khiến tuổi trẻ thật lãng phí. Không trải nghiệm, mỗi người chỉ thu mình trong mảnh vườn bé nhỏ được tưới tắm cẩn thận nhưng sẽ bị quật nát trước gió to, bão lớn. Không ai tắm hai lần trên một dòng sông. Cuộc sống luôn vận động biện chứng theo quy luật khách quan của nó. Con người cũng cần không ngừng vận động và thay đổi để phù hợp với sự tất yếu đó tuổi trẻ lại càng cần trải nghiệm để thành công, để chinh phục ước mơ của riêng mình bởi vậy hãy trải nghiệm!
Nội dung: Lê Đức
🌿 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được cha ông ta đề cao, phát huy như một truyền thống quý báu. Cùng với quan niệm trên, tục ngữ có câu "Uống nước nhớ nguồn". Nghĩa hàm ẩn là khi chúng ta hưởng thụ bất cứ thành quả nào, dù là vật chất hay tinh thần, cũng phải nhớ đến công ơn người đã làm ra chúng. Ăn một bữa cơm no đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo; mặc một chiếc áo ấm áp phải biết ơn người đã thêu dệt nên.
Câu tục ngữ như một lời răn rất triết lý, rất nhân sinh, hướng con người trở nên hoàn thiện hơn. Bởi, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người. Người có lòng biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt bất cứ khi nào họ gặp khó khăn. Người được biết ơn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình hơn khi giúp đỡ, từ đó, các mối quan hệ giữa người và người cũng phát triển và ngày
một khăng khít hơn. Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước.
Tuy nhiên với sự phát triển hiện đại như hiện nay, những giá trị truyền thống đang ngày càng mai một, một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình. Chính vào lúc này đây, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" - truyền thống biết ơn cần phải được đề cao hơn nữa. Bởi không có những bài học quá khứ làm sao có được thành công trong hiện tại và tương lai? Vậy nên, hãy chắt chiu những giá trị tốt đẹp từ quá khứ bằng lòng biết ơn, nhưng cũng vừa nhìn vào tương lai một cách đầy tích cực và chiến đấu với thực tại thật nhiệt huyết.
Trần Thuý Anh
12D1 - THPT Trấn Biên – năm học 2016 – 2017
🌿 CUỘC ĐỜI LÀ NHỮNG CHUYẾN ĐI
Cuộc đời là những chuyến đi. "Chuyến đi" ở đây có thể hiểu theo nhiều tầng nghĩa. Đó có thể là sự xê dịch đến vùng đất mới, cũng có thể là hành trình tìm đến những sở thích, đam mê độc lạ, đôi khi là những cuộc cách mạng trong tâm tưởng, nhận thức. Đó còn có thể là những giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của con người. Trái Đất quay miệt mài như muốn thúc đẩy con người vận động nhiều hơn, tránh dậm chân tại chỗ, tránh thụt lùi. Những chuyến đi rải đều, rải đều trên quỹ thời gian của chúng ta. Đôi khi số phận buộc ta phải đi, đôi khi ta tự mình dấn thân vào những trải nghiệm mới mẻ. Sau cùng, bài học được đúc kết từ những chuyến đi vẫn quan trọng hơn cả.
Chúng ta học được cách tôi luyện bản thân, trưởng thành, mạnh mẽ hơn trong hành đông bởi những kinh nghiệm xương máu tích nhặt được. Chúng ta biết thêm nhiều điều thú vị, hay ho từ thế giới bên ngoài, khám phá ra những tri thức vô tận của nhân loại, bởi "đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Đặc biệt hơn, qua mỗi chuyến đi, ta có thể biết thế mạnh-điểm yếu của bản thân, hiểu rõ hơn về chính mình. Đi đường dài có thể gian nan, hành trang cho đầy đủ để tránh vấp ngã là điều không tưởng. Người ta thường ngại những vấp ngã đó nên chỉ khoanh tay đứng nhìn, mặc cho bản thân bị thụt lùi phía sau. Người ta không biết rằng chính những vấp ngã, sai lầm mới làm nên giá trị thật của những chuyến đi. Và có những chuyến đi vô giá mới hoàn thiện nên cuộc sống này.
Trần Thuý Anh
12D1 - THPT Trấn Biên – năm học 2016 - 2017
🌿 LÒNG YÊU THƯƠNG
Con người ta sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn. Nhưng có lẽ được sống trong lòng của người khác còn là hạnh phúc lớn hơn. Đó chính là khi có cảm giác yêu thương và được yêu thương. Tình yêu thương là thứ tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người, lòng nhân hậu, sự khoan dung, cao thượng, vị tha và công lí. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình bằng hữu, tình yêu lứa đôi, tình người nói chung.
Nó có thể là thứ tình cảm vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chực trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Yêu thương chính là khi ta cảm thông quan tâm giúp đỡ người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống, yêu mến và trân trọng những ng có phẩm chất đạo đức tốt, tình cảm cao đẹp. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó.
Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại dành cho cả hai phía. Bên cạnh đó, yêu thương còn là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Song trong cuộc sống hiện đại ngày nay, còn có những kẻ sống lạnh lùng như một cỗ máy, vô hồn vô cảm, chỉ biết sống cho mình, luôn đố kị ganh ghét, xung đột, cướp đoạt, là mối hiểm họa lớn cho xã hội mà ta cần lên án và bài trừ. Yêu thường đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng đố kị, làm cho xã hội văn minh tươi đẹp. Vì vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi ta biết mạnh dạn cho đi, hãy đem tình thương của mình gửi đến muôn đời như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ : "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi".
Trịnh Thị Tú Uyên - 12A7 - THPT Trấn Biên – năm học 2016 - 2017
Thuở thiếu thời, danh hoạ Picasso đã từng vô danh và chẳng bán được bất kỳ một bức tranh nào. Nhưng rồi chính ông đã dùng số tiền còn lại ít ỏi của mình, thuê những người khác đến tiệm tranh và hỏi mua tranh của Picasso. Và rồi từ đó, những bức tranh của Picasso trở thành hiện tượng tìm kiếm và săn lùng của giới mộ điệu. Chính ông đã tìm kiếm cơ hội ngay từ chính bản thân mình. Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng, cơ hội luôn lấp ló ở nơi nào đó, rất khó kiếm tìm. Hay chúng ta cũng thường ngồi yên và chờ đợi cơ hội đến với mình. Nhưng cơ hội chỉ xuất hiện nơi những người chủ động. Chỉ khi con người chủ động đi kiếm tìm những cơ hội, ở bản thân, ở người khác hay ở đời sống xung quanh mình, đó mới là lúc con người có tâm thế sẵn sàng với những cơ hội. Việc chủ động tìm kiếm ấy cho phép con người thúc đẩy bản thân cố gắng và hành động. Chúng ta chẳng còn ỷ lại vào một điều kỳ diệu, hay mòn mỏi chờ đợi cơ hội đến với ta. Mang theo ý thức kiếm tìm cơ hội, con người luôn được thôi thúc làm mới chính mình, hoàn thiện bản thân, liên tục cố gắng. Những cú "F5" bản thân cũng vì thế mà được hình thành. Hơn tất cả, những cơ hội do ta chủ động tìm kiếm cũng chính là những cơ hội mà con người nắm chắc nhất trong tay, không sợ vụt mất. Từ đó, mà ta với vị thế của người chủ động kiếm tìm sẽ như một ông lão Santiago dám ra khơi đi câu cá kiếm.
Ông cha ta vẫn thường răn dạy:
"Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
Có lẽ ngôn ngữ luôn có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con người. Ngôn ngữ được ra đời như một dạng thức để con người gia tiếp, truyền đạt thông tin và biểu đạt ý nghĩ. Khi ấy, con người với những mối quan hệ xã hội luôn cần đến ngôn ngữ, để kết nối, để lắng nghe, để thấu hiểu. Từ đó mà vai trò của ngôn ngữ trở thành cầu nối giữa con người với nhau. Bên cạnh đó, với mong muốn được thấu hiểu, con người dùng ngôn ngữ như một công cụ để biểu đạt ý nghĩ, mong muốn, nguyện vọng cá nhân. Cứ thế, ngôn ngữ trở thành "chiếc loa" của mỗi con người. Hơn tất cả, ngôn ngữ còn là thước đo để đánh giá về một con người. Qua ngôn ngữ mà mỗi cá nhân sử dụng, ta biết được sự hiểu biết, nhận thức hay thậm chí là cả nhân cách và tâm hồn. Khi ấy, ngôn ngữ trọn vẹn ý nghĩa khi nó là sự biểu hiện bên ngoài đời sống của mỗi cá nhân. Chính vì thế mà, giữa cuộc đời vẫn luôn trôi chảy, ngôn ngữ chưa bao giờ đánh mất vị thế của nó.
Trong những cuộc trò chuyện của các bạn trẻ, một chủ đề thường xuyên được nhắc tên đó là "Peer Pressure" (Áp lực đồng trang lứa). Người trẻ bị ám ảnh về sự thành công, về những khả năng, cách hoạch định cuộc đời,... từ những người bạn đồng trang lứa. Và rồi từ đó mà trở thành sự tự ti. Ngại làm, ngại lên tiếng, chẳng dám trải nghiệm hay dấn thân, rất nhiều thứ như thế khiến người trẻ chùn bước. Bởi lẽ sự tự tin gặm nhấm tâm hồn và khiến người trẻ chẳng khi nào có niềm tin vào bản thân mình. Có lẽ thứ người trẻ cần trước hết là sự thấu hiểu chính mình. Lắng nghe tiếng nói bản thể, quan tâm đến chính mình để rồi nhận thức rõ ràng về những điểm mạnh, yếu, những khả năng của bản thân. Chỉ khi có được sự thấu hiểu ấy, chúng ta mới biết mình nên làm già, cần làm gì cho đời sống nơi mình. Và rồi đó chính là nền móng đầu tiên để người trẻ nghĩ mình "có thể". Khi đặt niềm tin bằng sự thấu hiểu, người trẻ cho phép mình thử sức, bỏ bớt sự rụt rè e ngại. Chính khoảnh khắc ta dám lên tiếng, dám trải nghiệm, dám dấn thân, dám bộc lộ mình mới là lúc ta bỏ đi lớp áo tự ti đang làm ta nghẹt thở. Hãy thử bắt đầu làm điều mình thích, mình muốn, mình ước mơ như cách Trần Đặng Đăng Khoa bắt đầu chuyến đi vòng quanh thế giới hơn 1000 ngày trên chiếc xe máy và hành trang khiêm tốn của mình. Đừng để sự tự ti có chỗ đứng, đập tan "vỏ ốc" nặng nề và thôi thu mình, e ngại.
Sẽ ra sao nếu mỗi khi vấp ngã, ta lại một lần nữa phủ định chính mình? Sẽ ra sao nếu khi chán chường, chính mình lại khuất phục để rồi con người lại tuột dốc đi xuống? Có lẽ thứ con người luôn cần trong đời sống là sự tự cổ vũ tinh thần của chính mình. Bên cạnh niềm vui, sự hạnh phúc con người luôn phải đối diện với khoảnh khắc nỗi buồn hay sự chán nản xâm chiếm. Thế rồi, khi con người là những vũ trụ riêng biệt, thì chẳng có ai ngoài ta hiểu bản thân ta hơn chính mình. Để rồi con người hiểu mình, hiểu những nỗi niềm bản thân đang có. Và sự vỗ về cảm xúc nơi mình lúc ấy mới trọn vẹn. Bên cạnh sự thành công, con người luôn phải đối diện với khó khăn, thử thách và thậm chí là cả thất bại. Chỉ bản thân mỗi người, với sự trải nghiệm cá nhân mới hiểu rõ hoàn cảnh nơi mình. Và rồi một lời động viên, cổ vũ từ chính mình sẽ là thứ có khả năng chữa lành và vực dậy con người. Sự cổ vũ chính mình giờ đây trở thành sự thấu hiểu, sự lắng nghe mà con người dành cho bản thể nơi mình. Và rồi, hơn tất cả, khi con người học được cách cổ vũ tinh thần chính mình, cũng chính là lúc ta trân trọng và đặt niềm tin vào bản thân. Ta biết mình có thể làm được, có thể làm tốt, ta không gục ngã, ta sẽ bước qua. Lời cổ động luôn tự vang lên và rồi thôi thúc con người tiến về phía trước.
Chúng ta ai ai cũng mong muốn mình có thể làm tốt công việc của bản thân một cách đầy hiệu quả. Thế nhưng chúng ta lại dễ dàng xao nhãng, trì hoãn công việc nơi mình. Để rồi từ đó mà việc làm của ta làm giảm đi tính hiệu quả của công việc. Để hiệu quả công việc được nâng cao, thứ chúng ta cần là sự tập trung. Đừng để những chiếc điện thoại, những trang mạng xã hội hay thú vui níu chân ta quá lâu. Và rồi sau sự mải mê lại là cơn thảng thốt vì công việc chẳng được hoàn thành. Cho bản thân những khoảng thời gian tập trung để từ đó mà hiệu quả đi lên. Và rồi, sự tự giác chẳng được phép vắng bóng. Luôn nhắc nhở mình, luôn ghi nhớ,... chỉ khi ấy con người mới không vô tình bỏ quên công việc. Và cứ thế, tự giác trở thành một thói quen tự nhiên như hít thở. Cùng với đó, con người cũng cần đặt ra cho mình những khuôn khổ thể thực hiện công việc. Ta thường dễ thỏa hiệp với chính mình bằng lý lẽ chiều chuộng bản thân một chút. Nhưng lại quên rằng, chính sự dễ dãi với chính mình lại là con dao giết chết tính hiệu quả của công việc. Nhất là trong những ngày chống dịch, khi mọi thứ đều được làm tại gia, chẳng có gì thúc ép, con người lại càng cần chú ý. Chỉ như vậy, ta mới có thể hoàn thành công việc với hiệu quả như ta hằng mong muốn.
Tôi từng đọc câu chuyện về chàng hoàng tử luôn muốn theo đuổi kho báu nơi chân cầu vồng, với niềm tin đó là kho báu đem tới hạnh phúc. Chàng rong ruổi đến nhiều quốc gia, nhiều vùng đất để theo đuổi hạnh phúc ấy. Cho đến ngày chàng mệt nhoài và trở về lâu đài của mình, thì ngay ở khu vườn nhỏ trong lâu đài, bên dưới tàng cây nơi nàng công chúa chàng yêu đang ngồi chờ đợi, cầu vồng hiện hữu. Chúng ta luôn nghĩ rằng hạnh phúc mà ta theo đuổi là những điều lớn lao. Nhưng mỗi chúng ta thì luôn phải học cách nuôi dưỡng hạnh phúc từ những điều nhỏ bé. Khi con người biết nhìn nhận những điều nhỏ bé ở ngay bên cạnh mình, chú ý vào chúng, đặt vào đó những mầm mống của sự hạnh phúc. Khi ấy, hạnh phúc sẻ được nảy sinh từ những điều nhỏ bé và thân thuộc. Không chỉ có vậy, khi ta biết nuôi dưỡng hạnh phúc cũng là lúc ta tự mình tạo ra những niềm vui cho riêng mình. Chẳng còn cần kiếm tìm hạnh phúc ở một nơi xa hay ở một ai khác. Hạnh phúc của ta, do ta tạo dựng và nắm lấy. Để rồi khi đó là những hạnh phúc đến từ những điều bé nhỏ, giản đơn, ta cũng học được cách yêu thương những gì mình có. Chẳng còn sự kiếm tìm xa vời, chẳng cần chạy theo những hạnh phúc lớn lao quá tầm với. ta biết đủ, biết hài lòng với sự sống nơi mình. Khi ấy hạnh phúc sẽ tự mình gõ cửa, cuộc đời mỗi người cũng vì thế mà nhẹ nhàng hơn.
Tôi từng đọc câu chuyện về chàng hoàng tử luôn muốn theo đuổi kho báu nơi chân cầu vồng, với niềm tin đó là kho báu đem tới hạnh phúc. Chàng rong ruổi đến nhiều quốc gia, nhiều vùng đất để theo đuổi hạnh phúc ấy. Cho đến ngày chàng mệt nhoài và trở về lâu đài của mình, thì ngay ở khu vườn nhỏ trong lâu đài, bên dưới tàng cây nơi nàng công chúa chàng yêu đang ngồi chờ đợi, cầu vồng hiện hữu. Chúng ta luôn nghĩ rằng hạnh phúc mà ta theo đuổi là những điều lớn lao. Nhưng mỗi chúng ta thì luôn phải học cách nuôi dưỡng hạnh phúc từ những điều nhỏ bé. Khi con người biết nhìn nhận những điều nhỏ bé ở ngay bên cạnh mình, chú ý vào chúng, đặt vào đó những mầm mống của sự hạnh phúc. Khi ấy, hạnh phúc sẻ được nảy sinh từ những điều nhỏ bé và thân thuộc. Không chỉ có vậy, khi ta biết nuôi dưỡng hạnh phúc cũng là lúc ta tự mình tạo ra những niềm vui cho riêng mình. Chẳng còn cần kiếm tìm hạnh phúc ở một nơi xa hay ở một ai khác. Hạnh phúc của ta, do ta tạo dựng và nắm lấy. Để rồi khi đó là những hạnh phúc đến từ những điều bé nhỏ, giản đơn, ta cũng học được cách yêu thương những gì mình có. Chẳng còn sự kiếm tìm xa vời, chẳng cần chạy theo những hạnh phúc lớn lao quá tầm với. ta biết đủ, biết hài lòng với sự sống nơi mình. Khi ấy hạnh phúc sẽ tự mình gõ cửa, cuộc đời mỗi người cũng vì thế mà nhẹ nhàng hơn.
Chúng ta vẫn thường quen thuộc với những câu nói "áp lực tạo nên kim cương" hay "ngọc có mài mới sáng". Để trở nên trân quý những hòn đá tưởng chừng như thô kệch sẵn sàng chịu những áp lực, để rồi vươn mình trở thành hòn ngọc sáng hay viên kim cương lấp lánh. Con người cũng như vậy, để bản thân thêm mạnh mẽ, thành công hay trưởng thành, chúng ta luôn cần học cách đối diện và thu nhận sức mạnh của sự áp lực Con người chúng ta chẳng khi nào hoàn hảo, chúng ta có thể làm không tốt, vấp ngã hay thất bại, khi mà đời sống là một bài toán khó luôn trao ta những thử thách. Để rồi chúng ta áp lực từ chính sự thiếu hoàn hảo ấy. Nhưng rồi áp lực sinh ra không phải để con người khuất phục và đổ gục trước nó, mà để thôi thúc con người đối diện với khó khăn, bước qua những thử thách và khiến mình trở nên mạnh mẽ hơn. Và rồi dưới sự tác động của những áp lực, con người buộc lòng phải nhìn nhận về bản thân, về những thiếu sót, về những thất bại nơi mình, hay về cả những lắng lo chưa thành hình rõ nét. Khi ấy, con người sẽ hoàn thiện hơn mỗi ngày, để chính mình có thể vượt những áp lực. ta lấp đầy những thiếu sót, hoàn thiện về tri thức hay hiểu biết. Áp lực giờ đây chẳng phải thứ đáng sợ mà là thứ góp sức vào thành công của ta.
Chúng ta vẫn thường quen thuộc với những câu nói "áp lực tạo nên kim cương" hay "ngọc có mài mới sáng". Để trở nên trân quý những hòn đá tưởng chừng như thô kệch sẵn sàng chịu những áp lực, để rồi vươn mình trở thành hòn ngọc sáng hay viên kim cương lấp lánh. Con người cũng như vậy, để bản thân thêm mạnh mẽ, thành công hay trưởng thành, chúng ta luôn cần học cách đối diện và thu nhận sức mạnh của sự áp lực Con người chúng ta chẳng khi nào hoàn hảo, chúng ta có thể làm không tốt, vấp ngã hay thất bại, khi mà đời sống là một bài toán khó luôn trao ta những thử thách. Để rồi chúng ta áp lực từ chính sự thiếu hoàn hảo ấy. Nhưng rồi áp lực sinh ra không phải để con người khuất phục và đổ gục trước nó, mà để thôi thúc con người đối diện với khó khăn, bước qua những thử thách và khiến mình trở nên mạnh mẽ hơn. Và rồi dưới sự tác động của những áp lực, con người buộc lòng phải nhìn nhận về bản thân, về những thiếu sót, về những thất bại nơi mình, hay về cả những lắng lo chưa thành hình rõ nét. Khi ấy, con người sẽ hoàn thiện hơn mỗi ngày, để chính mình có thể vượt những áp lực. ta lấp đầy những thiếu sót, hoàn thiện về tri thức hay hiểu biết. Áp lực giờ đây chẳng phải thứ đáng sợ mà là thứ góp sức vào thành công của ta.
Những ngày vừa qua, chúng ta xôn xao về cách người trẻ kể những câu chuyện, dùng từ ngữ, hay bàn về vấn đề đời sống trên mạng xã hội. Và phần nhiều trong số đó là những lối ứng xử không mấy tích cực của các bạn trẻ. Khi "gen Z" (nhóm tuổi từ sau 1990 đến trước 2010) trở thành lý do để người trẻ sẵn sàng cư xử thiếu chừng mực, bỏ quên những giá trị cốt lõi về văn hoá hay thuần phong mỹ. Giới trẻ đôi khi khó có thể cân bằng giữa nhiệt huyết, khát khao khẳng định bản thân với kinh nghiệm sống, hay sự chọn lựa cách ứng xử của mình. Chính vì thế, không ít các bạn trẻ sẵn sàng buông những lời lẽ thô tục, hay từ chối những lời khuyên, nhận xét đầy tích cực từ người khác. Hãy nhìn vào cách những bạn trẻ phát ngôn trên mạng xã hội, dù là "soi mói", "phán xét", "chê bai" cùng được "núp bóng" dưới lý lẽ "quan điểm cá nhân". Có lẽ đây là nguyên nhân khiến Việt Nam là một trong năm quốc giá có có văn hoá ứng xử kém trên mạng xã hội theo như thống kê của Microsoft. Và rồi cả khi bước ra hiện thực cuộc đời, những cách ứng xử ấy vẫn luôn tiếp diễn. Hơn lúc nào hết, người trẻ cần nhận thức rõ ràng về cách ứng xử nơi mình. Văn minh, khiêm tốn, khéo léo,... có như vậy thế hệ trẻ Việt Nam mới có thể vươn mình trở dậy.
P/s: đây là mình lấy từ Page Thích văn học và Page của cô Trần Thị Thuỳ Dương các bạn có thể tham khảo thêm❤️
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip