OBOR

                              

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC MỘT VÀNH ĐAI MỘT CON ĐƯỜNG (OBOR) VÀ CHÍNH SÁCH QUỐC TẾ HÓA ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ CỦA TRUNG QUỐC

1.1. Giới thiệu chương 1:

Chương 1 sẽ giới thiệu về tổng quan chiến lược OBOR và chính sách quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và lý thuyết liên quan đến chủ đề được lựa chọn. Từ đó, đưa ra được những câu hỏi nghiên cứu, các giả định để hình thành mô hình nghiên cứu

1.2. Tổng quan:

1.2.1. Khái niệm “Chính sách đối ngoại”

Chính sách đối ngoại là tổng thể những chiến lược , sách lược, chủ trương, quyết định và biện pháp do nhà nước hoạch địnhvà thực thi trong quá trình tham gia tích cực, có hiệu quả vào đời sống quốc tế trong từng thời kỳ lịch sử, vì lợi ích quốc gia, phù hợp với xu thế phát triển của tình hình thế giới và pháp luật quốc tế (Trần Nam Tiến).

Chính sách đối ngoại có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, chính sách đối ngoại phản ánh chức năng đối ngoại của một nhà nước.

Thứ hai, chính sách đối ngoại chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố trong nước (kinh tế, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, và nền tảng chính trị, thể chế của các quốc gia) và bối cảnh quốc tế bên ngoài.

Thứ ba, chính sách ngoại có tính giai đoạn.

Thứ tư, chính sách đối  ngoại là sản phẩm đa chủ thể, là sản phẩm tổng hợp của các cơ quan, các tổ chức chính trị- xã hội, nhà nước, đóng góp, hoàn thiện của toàn dân, của các nhân vật chính trị và các chính khách.

Thứ năm, chính sách đối ngoại có tính kế thừa.   

Thứ sáu, chính sách đối ngoại có tính sáng tạo thể hiện ở khả năng dự báo xu hướng phá triển của các sự kiện chính trị trong và ngoài nước.

1.2.2: Tổng quan về chính sách đi ra của Trung Quốc

Đầu tư quốc tế là hình thức của quan hệ kinh tế  quốc tế, trong đó diễn ra việc di chuyển các phương tiện đầu tư điển hình như tiền tệ, tài sản hữu hình, vô hình  giữa các chủ thể (bao gồm nhà đầu tư, các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, chính phủ các quốc gia, tư nhân, các tổ chức phi chính phủ) trên phạm vi thế giới để tiến hành các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác để thu lợi nhuận hoặc đạt được những mục tiêu kinh tế, xã hội khác (Bùi Thị Lý).

Từ năm 1999, để thúc đẩy đầu tư Trung Quốc ở nước ngoài, Ủy ban trung ương Trung Quốc (CPC) đã triển khai chính sách đi ra ngoài (走出去战略).Đến cuối năm 2005, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 51,7 tỷ đô la Mỹ, tổng số hợp tác ngoại thương đạt tổng doanh thu 35,6 tỷ đô la Mỹ. Hiện tại, hơn 30.000 pháp nhân nước ngoài mang quốc tịch Trung Quốc đã hoạt động ở nhiều quốc gia như PetroChina, Huawei, Trung Hưng, CIMC và Wanxiang . Từ ngày 06/01/2011, chính sách này đồng thời tiến hành song song với chính sách “Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (NDT)” thông qua biện pháp quản lý hành chính đối với ODI bằng đồng NDT”.  Tháng 2 năm 2013, chính quyền Bắc Kinh đã cho phép sử dụng đồng NDT trong thanh toán thương mại xuyên biên giới, thiết lập các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương với 19 quốc gia/vùng lãnh thổ  và cho phép phát hành trái phiếu định danh bằng NDT còn gọi là trái phiếu “dim sum” tại Hồng Kông.

1.2.3: Tổng quan về chính sách “Một vành đai một con đường”

Chính sách” Một vành đai một con đường” (一带 一路) được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giới thiệu lần đầu tiên trong chuyến thăm Kazakhstan vào tháng 9/2013 khi đề nghị quốc gia này hợp tác  trong bài phát biểu tại Đại học Nazarbayev để xây dựng Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa. Sáng kiến này bao gồm kiến thiết lại Con đường tơ lụa cũ dọc Á-Âu và xây dựng Con đường tơ lụa trên biển để kết nối Trung Quốc với châu Âu qua biển.

Tháng 10 năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất xây dựng một cộng đồng Trung Quốc-ASEAN gắn bó và đưa ra hướng dẫn xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 để thúc đẩy hợp tác hàng hải. Trong bài phát biểu tại quốc hội Indonesia, ông Tập cũng đề xuất thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) để tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy kết nối khu vực và hội nhập kinh tế.

Tháng 11 năm 2013, tại phiên họp toàn thể lần  thứ ba của Ban chấp hành trung ương khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi tăng tốc liên kết cơ sở hạ tầng giữa các nước láng giềng và tạo điều kiện cho sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

Tháng 2 năm 2014 - Ông Tập và người đồng cấp Nga, Vladimir Putin, đã đạt được sự đồng thuận trong việc xây dựng Vành đai và Con đường, cũng như mối liên hệ với Đường sắt Euro-Châu Á của Nga.

Tháng 10 năm 2014 - Hai mươi mốt quốc gia châu Á sẵn sàng tham gia AIIB .Theo thỏa thuận, Bắc Kinh sẽ là trụ sở chính của AIIB. AIIB dự kiến ​​sẽ được chính thức thành lập vào cuối năm 2015.

Tháng 11 năm 2014 - Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ đóng góp 40 tỷ đô la Mỹ để thành lập Quỹ Con đường tơ lụa. Trong các cuộc họp APEC diễn ra tại Bắc Kinh,  Tập tuyên bố rằng quỹ sẽ được sử dụng để hỗ trợ đầu tư và tài trợ cho cơ sở hạ tầng, tài nguyên, hợp tác công nghiệp, hợp tác tài chính và các dự án khác ở các quốc gia dọc theo Vành đai và Con đường.

Tháng 1 năm 2015 , Số lượng thành viên sáng lập AIIB, trong đó có nhiều quốc gia quan trọng dọc theo các tuyến đường tơ lụa, đã tăng lên 26 sau khi New Zealand, Maldives, Ả Rập Saudi và Tajikistan chính thức tham gia.

Ngày 1 tháng 2 năm 2015,Tại một cuộc họp đặc biệt có sự tham gia của nhà lãnh đạo cấp cao Zhang Gaoli, Trung Quốc đã phác thảo các ưu tiên cho sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, làm nổi bật cơ sở hạ tầng giao thông, đầu tư và thương mại, hợp tác tài chính và trao đổi văn hóa dễ dàng hơn.

Ngày 5 tháng 3 năm 2015 - Thủ tướng Lý Khắc Cương trong báo cáo công việc của chính phủ, một lần nữa nhấn mạnh sáng kiến ​​này, nói rằng Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tiến độ để tăng cường cơ sở hạ tầng với các nước láng giềng, đơn giản hóa thủ tục thông quan và xây dựng các cổng hậu cần quốc tế.

Ngày 8 tháng 3 năm 2015 - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã bác bỏ các so sánh về sáng kiến ​​này và Kế hoạch Marshall. Theo ông Vương,  sáng kiến này là "sản phẩm của hợp tác toàn diện, không phải là công cụ địa chính trị “. Bộ trưởng bộ ngoại giao phát biểu chính sách ngoại giao của Trung Quốc năm 2015 sẽ tập trung vào sáng kiến Vành đai và Con đường.

Ngày 28 tháng 3 năm 2015 - Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại đã cùng ban hành một kế hoạch hành động về các nguyên tắc, khuôn khổ và các ưu tiên và cơ chế hợp tác trong Sáng kiến Vành đai và Con đường sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh chiến lược  phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị thường niên năm 2015 của Diễn đàn Châu Á Bác Ngao (BFA) tại thị trấn ven biển thuộc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc).

Các tuyến đường Vành đai và Con đường chạy qua các lục địa châu Á, châu Âu và châu Phi, kết nối vòng tròn kinh tế Đông Á sôi động ở một đầu và vòng tròn kinh tế châu Âu phát triển ở đầu kia.

Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa tập trung vào việc kết hợp Trung Quốc, Trung Á, Nga và châu Âu (Baltic); nối Trung Quốc với Vịnh Ba Tư và Biển Địa Trung Hải qua Trung Á và Ấn Độ Dương. Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 được thiết kế để đi từ bờ biển của Trung Quốc đến châu Âu qua Biển Đông và Ấn Độ Dương trên một tuyến đường và từ bờ biển của Trung Quốc qua Biển Đông đến Nam Thái Bình Dương ở phía bên kia. các sự kiện lớn trong sự phát triển của Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc cho đến nay .

.

1.2.4: Tổng quan tình hình nghiên cứu 

Khi nghiên cứu về chủ đề” Chiến lược OBOR và chính sách quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ”, có rất nhiều học giả trong nước và quốc tế cũng viết về chủ đề này với nhiều câu hỏi nghiên cứu khác nhau được đặt ra.

Tác giả Sajjad Hosain và Saddam Hossain (2019) nghiên cứu tổng thể về Sáng kiến một vành đai  một con đường và những đóng góp của sáng kiến này về kinh tế và phát triển. Tác giả đã tham khảo những công trình nghiên cứu trước và từ đó đưa ra được kết luận rằng một số quốc gia sẽ được hưởng nhiều ưu thế hơn do lợi thế về mặt địa chiến lược và tất cả các quốc gia thành viên của Sáng kiến một vành đai một con đường sẽ có lợi thế nếu họ có thể tận dụng cơ hội triển khai chính sách tốt hơn.

Tác giả Ivan Diaz C lập luận rằng hợp tác, đầu tư, hội nhập trên nhiều bình diện và cấp độ khác nhau là một số đặc điểm của Sáng kiến một vành đai một con đường. Tác giả đưa ra câu hỏi nghiên cứu bao gồm: Làm thế nào để có được  quỹ cần thiết để duy trì và phát triển sáng kiến? Ý nghĩa địa chính trị của Sáng kiến một vành đai một con đường là gì? Tác giả đưa ra kết luận rằng có rất nhiều tranh luận xoay quanh Sáng kiến một vành đai một con đường và tác giả cho rằng sáng kiến này trở thành chủ điểm trọng tâm trong Chính sách đối ngoại của Đảng cộng sản Trung Quốc để khẳng định vai trò lãnh đạo của Trung Quốc ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1: Giới thiệu chương 2

Chương này sẽ giới thiệu về phương pháp nghiên cứu định lượng, thiết kế nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. 

2.2: Thiết kế nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm tìm kiếm các tri thức được khái quát hóa để có thể áp dụng vào việc giải thích cho một loạt các hiện tượng. Từ đó phân tích “Cơ hội và thách thức của Trung Quốc khi thực hiện chính sách quốc tế hóa đồng nhân dân tệ?”

Nghiên cứu theo phương pháp định tính sử dụng kiến thức đặc thù thuộc chuyên ngành quan hệ quốc tế trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu trước để từ đó đánh giá cơ hội và thách thức khi áp dụng chính sách kép”Quốc tế hóa đồng nhân dân tệ” vào sáng kiến “Một vành đai một con đường”. 

CHƯƠNG 3: BIỆN LUẬN

Cố gắng dự đoán tương lai Trung Quốc là điều hết sức khó khăn, mạo hiểm về mặt chuyên môn (David Shambaugh, 2016). Hiện tại những thay đổi sâu rộng vừa là thời cơ và thách thức đang diễn ra trong lòng Trung Quốc và quốc tế. Sau 30 năm công cuộc cải cách đất nước được đề xuất bởi Đặng Tiểu Bình (1978-2008), Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực như kinh tế- xã hội, chính trị, quân sự,... Năm 2008 có thể được xem là năm bản lề của Trung Quốc khi chuyển từ thời kỳ “thao quan dưỡng hối”,”dò đá  sang sông” sang giai đoạn ‘phấn phát hữu vi”, tạo tiếng vang trên trường quốc tế, thực hiện “ giấc mơ Trung Hoa” bằng hàng loạt những chính sách kiến tạo lại con đường tơ lụa cũ vào thời nhà Đường bằng sáng kiến một vành đai một con đường, “chính sách quốc tế hóa đồng nhân dân tệ”,...

Đánh giá chính sách của Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc giúp các quốc gia láng giềng trong đó có Việt Nam có tâm thế, định hướng đúng đắn trong quan hệ ngoại giao, cũng như trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại.

“Chính sách quốc tế hóa đồng nhân dân tệ” vùa là cơ hội vừa  là thách thức cho Trung Quốc

3.1:  Khái niệm về đồng tiền quốc tế

Một đồng tiền được coi là được quốc tế hóa khi nó được sử dụng rộng rãi bởi chính phủ và khu vực tư nhân (cả người định cư và không định cư) ở cả trong và ngoài nước, giữa các nước khác với nhau với đầy đủ chức năng cơ bản của một đồng tiền (bao gồm Phương tiện cất trữ giá trị, Phương tiện trao đổi/thanh toán, và Đơn vị hạch toán/thanh toán). Bảng 1 sẽ hệ thống đặc điểm về đồng tiền quốc tế.

Phạm vi, đối tượng sử dụng

Chức năng

Các chính phủ trên thế giới

Khu vực tư nhân/ hộ gia đình

1. Phương tiện cất trữ giá trị

Dự trữ quốc tế (của nước

khác)

Tiền gửi xuyên biên giới

Chứng khoán xuyên biên giới

Được cất trữ

2.Phương tiện trao đổi/thanh

toán

Lưu thông ở nước ngoài

Các giao dịch tài chính của

chính phủ (ví dụ ODA)

Hoán đổi tiền tệ (SWAPS)

của Ngân hàng trung ương

Đồng tiền chủ chốt của Ngân hàng trung ương dùng để can thiệp 

Các giao dịch thương mại

(xuất nhập khẩu)

Các giao dịch đầu tư (FDI,

FII)

Các giao dịch tài chính

Đơn vị hạch toán 

Được các nước ấn định

vào bản tệ

Các ngân hàng trung ương đưa vào rổ tiền tệ

Là đồng tiền thuộc quyền rút vốn đặc biệt

Là đồng tiền phát hành traí

phiếu chính phủ nước ngoài 

Là đồng tiền được hạch toán

trong các giao dịch thương mại

Là  đồng tiền được làm đơn vị

trong các sản phẩm tài chính (trái phiếu, cổ phiếu) 

Bảng 1: Các biểu biện của đồng tiền quốc tế

3.2: Thời cơ của Trung Quốc khi thực hiện chính sách “Quốc tế hóa đồng nhân dân tệ”

Thời cơ là điều kiện chủ quan hay khách quan thuận lợi dẫn đến sự thành công của một sự kiện. Điều kiện chủ quan và khách quan có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau. Tuy nhiên, điều kiện chủ quan có tính chất quyết  định. Vì có điều kiện chủ quan mới phát huy tác dụng điều kiện khách quan nhưng điều kiện khách quan cũng rất quan trọng vì nó thúc đẩy điều kiện chủ quan đi đến chín muồi trong thời gian ngắn nhất.

- Điều kiện khách quan: Phát triển của tiến trình toàn cầu hóa làm các công ty đa quốc gia tăng nhanh về số lượng cùng với tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ của Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách “Quốc tế hóa đồng nhân dân tệ” nảy mầm và phát triển.

Điển hình, vào năm 2014, Indonesia nhận được 800 USD triệu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc. Vào năm 2016 dòng chảy FDI từ  Trung Quốc vào Indonesia tăng lên 2,66 tỷ USD. Đến tháng 6 năm 2017, AIIB đã phê duyệt ba dự án ở Indonesia và cung cấp khoản vay có tổng trị giá lên đến 441,5 triệu đô la cho Indonesia. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến việc sử dụng đồng Nhân dân tệ như một đồng tiền quốc tế trong hoạt động thương mại xuyên quốc gia. Thép PT Krakatau là doanh nghiệp thép nhà nước lớn nhất ở Indonesia, nhập khẩu từ Trung Quốc năm đến sáu triệu tấn thép cán nguội hàng năm làm nguyên liệu. Trung bình giá thép cán nguội là US $ 260 mỗi tấn, và tổng số lượng những giao dịch này thường vượt quá 1,3 triệu USD mỗi năm. Năm 2016, công ty thép này  bắt đầu chấp nhận đồng Nhân dân tệ là phương thức thanh toán thay vì đô la Mỹ. Trong Diễn đàn Boao 2017 cho Châu Á (BFA), ông Thomas Trikasih Lembong, Bộ trưởng Thương mại Indonesia phát biểu tiềm năng sử dụng đồng nhân dân tệ như phương thức thanh toán liên quốc gia trong khu vực. Chính phủ Indonesia dự định giảm chi phí vận chuyển bằng cách tiến hành Chương trình đường cao tốc biển trên biển dưới thời Tổng thống Jokowi 

-Điều kiện chủ quan : Chính sách tăng cường sức hấp dẫn của đồng nhân dân tệ 

Kể từ tháng 6 năm 2017, ngân hàng trung ương Trung Quốc  (PBOC), có chỉ định thanh toán bù trừ đồng Nhân dân tệ chính thức được áp dụng vào các ngân hàng thanh toán trên toàn thế giới nhằm tăng cường phát triển quá trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Đơn cử như là Hồng Kông là  trung tâm thanh toán bù trừ đồng Nhân dân tệ lớn nhất, dự trữ đồng Nhân dân tệ lớn mà không chịu hạn ngạch do Nhà nước áp đặt. Hồng Kông có tiềm năng trở thành một cứ điểm quan trọng cho các giao dịch sử dụng đồng Nhân dân tệ như phương thức thanh toán.

Chính sách quốc tế hóa đồng nhân dân tệ công cụ chính trị hữu hiệu để giúp Trung Quốc gây ảnh hưởng trên trường quốc tế và khu vực. Kết quả, các quốc gia láng giềng, nằm trong sáng kiến một vành đai một con đường lệ thuộc vào Trung Quốc và rơi vào “bẫy nợ” của chính quyền Bắc Kinh khi phải phụ thuộc về vốn, công nghệ, thị trường,chính trị (phổ biến dưới các hình thức: cải tổ chính sách, điều chỉnh cơ cấu, tư nhân hóa,...). Điển hình là Lào,một trong 8 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng bởi “Ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế là mối quan hệ cơ bản nhất, quyết định nhất đối với sự vận động và phát triển của mọi xã hội. Kinh tế- chính trị có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong “thư gửi W. Borgius ở” Breslau” vào ngày 25/01/1894, Angghen một mặt nhấn mạnh vai trò của những quan hệ kinh tế (những phương thức và cách thức mà con người tiến hành sản xuất, những điều kiện kinh tế) là cái cuối cùng quyết định sự phát triển của lịch sử chính trị-xã hội. 

Việc tiến hành chính sách “Quốc tế hóa đồng nhân dân tệ” là sự thử nghiệm đầy khôn ngoan của Trung Quốc khi dùng hình thức “ngoại giao bẫy nợ”, đầu tư quốc tế để từng bước gây ảnh hương về mặt kinh tế- chính trị, để các quốc gia đầu tiên là trong sáng kiến Một vành đai một con đường” bước vào một sân chơi theo sự vận hành và định hướng của Trung Quốc.

3.3: Thách thức cho Trung Quốc khi áp dụng chính sách một vành đai một con đường

Điều kiện khách quan:

-Cân bằng quyền lực trong quan hệ quốc tế

Cân bằng quyền lực là nguyên tắc chủ yếu được liên hệ đến nhiều nhất về mặt lý thuyết khi nghiên cứu chính trị quốc tế. “Cân bằng quyền lực” là trạng thái của hệ thống quốc tế mà ở đó không có một quốc gia nào có sức mạnh áp đảo so với các quốc gia khác. Trạng thái này có thể được thiết lập thông qua việc tạo ra một thế đối lập với quốc gia hoặc nhóm quốc gia mạnh nhất bằng việc hình thành một đối thủ hoặc một liên minh có sức mạnh tương đương.Cân bằng quyền lực là phương thức phổ biến để gìn giữ hoà bình, trong khi trên thực tế nó chỉ giúp duy trì một trạng thái quan hệ quốc tế và trong nhiều trường hợp đã gây thiệt hại cho nhiều quốc gia khi lôi kéo họ tham gia vào việc ngăn chặn sự thay đổi một trật tự thế giới nhất định.

Quan hệ giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc chưa bao giờ dễ dàng, quan hệ đó đang trở nên phức tạp và căng thẳng hơn nhiều. Khi lợi ích và sự hiện diện của Trung Quốc bành trướng khắp toàn cầu, Trung Quốc ngày càng va chạm với Hoa Kỳ tại nhiều điểm nóng trên thế giới điển hình là ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có vị trí địa chiến lược, địa chính trị trọng yếu quan hệ trực tiếp đến sự phát triển của Mỹ - Trung. Tránh những xung đột, va chạm trên bờ vực chiến tranh, trách nhiệm chính của cả hai cường quốc là học cách chung sống cạnh tranh. Do đó, để đối trọng với sáng kiến Một vành đai một con đường của Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện “chiến lược xoay trục về phía Châu Á” dưới thời tổng thống Obama (2011-2016), tiếp tục thực hiện chính sách trên dưới thời tổng thống đương nhiệm Donald Trump nhưng với cách làm mới và phương pháp mới trên tinh thần lấy sự phát triển của kinh tế Hoa Kỳ làm trọng tâm.

 Điều kiện chủ quan:  Những bất cập trong nền kinh tế của Trung Quốc

Kinh tế Trung Quốc đang rơi vào thế lưỡng nan. “Đường chữ J” của nhà nghiên cứu rủi ro chính trị Ian Bremmer có thể được vận dụng để miêu tả thế lưỡng nan về kinh tế hiện nay của Trung Quốc. Đường chữ J là một khái niệm đo lường khả năng thích nghi đối với thay đổi của một nước và mối quan hệ giữa độ mở của nền kinh tế và tính ổn định của một nhà nước. Theo Ian Bremmer, Trung Quốc nằm ở bên trái đường chữ J. Tác giả tranh luận rằng Trung Quốc có độ mở có quản lý và kiểm soát. Điều này dẫn đến bất ổn nghiêm trọng để phát triển kinh tế quốc gia thay vì ổn định và phát triển lâu dài.

Chế độ chuyên chế không có khả năng tạo thuận lợi cho một nền kinh tế “hậu tước đoạt” (post-extractive) và đáp ứng nhu cầu tăng cao của dân chúng mới giàu có. Trong thế kỷ 21, nền kinh tế thị trường theo tư tưởng của Adam Smith hay David Ricardo, thị trường sẽ quyết định bởi quy luật cung cầu và tạo nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp tư nhân. Do đó, nếu Trung Quốc không có độ thích nghi chính trị cao, rất khó cho chính quyền Bắc Kinh để vận hành quy mô kinh tế quốc gia khổng lồ và gây ảnh hưởng về mặt kinh tế- chính trị trong khu vực. Theo học giả Minxin Pei, Trung Quốc hiện nay đang ở  trong “quá trình chuyển đổi bị mắc kẹt”. Hội nghị Trung ương 3 diễn ra vào tháng 11 năm 2013 ban hành “Nghị quyết về các vấn đề chính liên quan cải cách sâu sắc toàn diện” và bản “Hướng dẫn” kèm theo của Tập Cận Bình.Trong đó, thẳng thắn nêu rõ Trung Quốc đang phải đối mặt với một loạt mâu thuẫn và thách thức nổi bật do những thay đổi  đang diễn ra trong nước và trên thế giới. Điển hình, thiếu cân bằng,phối hợp, và bền vững trong phát triển vẫn chưa được giải quyết triệt để. Khả năng sáng tạo khoa học và công nghệ vẫn còn hạn chế.

Trung Quốc là quốc gia có mức độ nợ  và bong bóng tài sản lớn trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Tổng nợ của Trung Quốc trên tổng sản phẩm quốc nội trong năm 2016 là 282 phần trăm. Năm 2014,2015, chứng kiến sự bùng vỡ bong bóng bất động sản đô thị ở nhiều thành phố lớn cùng với sự bùng vỡ của bong bóng thị trường chứng khoán trên các sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyến.

Khi nền kinh tế của Trung Quốc có nhiều bất cập sẽ là thách thức của Trung quốc trong việc thực hiện “chính sách quốc tế hóa đồng nhân dân tệ”.

Biểu đồ 1: Mô hình chữ J

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: #mywork