NỀN ĐẤT YẾU VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HIỆU QUẢ NHẤT

Nhiều công trình xây dựng xong bị nghiêng lún, thậm chí là sập do không có chắc chắn. Nhất là những nơi nền đất yếu, đây là loại đất phổ biến ở nước ta.

Nền đất yếu là gì?

Nền đất yếu là là nền đất có sức chịu tải thấp, không có khả năng chống đỡ kết cấu hạ tầng bên trên. Rất dễ bị biến dạng, dễ bị lún. Chỉ phù hợp với công trình có quy mô vừa và nhỏ. Cần tính toán chính xác để đảm bảo về quy mô, trọng tải để công trình được bền vững nhất.

Đặc điểm của nền đất yếu

Nền đất yếu là dạng đất phổ biến ở nước ta. Phù hợp với việc canh tác trồng cây, xây dựng trang trại. Thường xuất hiện gần ao hồ sông suối. Đặc điểm dễ nhận thấy của đất yếu bao gồm:

Chứa nhiều chất hữu cơ dinh dưỡng nên phù hợp với việc trồng trọtSức chịu tải thấp( 0,5-1kg/cm2) thêm đó tính nén lún lớn(a>0,1cm2/kg) và hệ số rỗng e lớn(e>1)Độ sệt lớn (B>1) và Môđun biến dạng bé (E<50kg/cm2).Chứa hàm lượng nước lớn nên khả năng chống thấm rất yếu với độ ẩm >=40%. Cũng như khả năng chống cắt bé


Nền đất yếu là dạng đất phổ biến ở nước ta

Các dạng đất yếu thường gặpĐất sét mềm: gồm 2 thành phần là phần phân tán thô( là những hạt sét nhỏ có kích thước >0,002mm) và phần phân tán mịn( khoáng chất sét). Ở trạng thái tương bão hòa nước( không hấp thu thêm được nước nữa) với kết cấu tường đối chặt, có cường độ thấpĐất bùn: là giai đoạn đầu trước khi hình thành đất sét. Ở dạng rất mịn, có kích thước nhỏ, luôn no nước. Không có độ dẻo, độ thấm thấp, yếu về mặt chịu lực với hệ số rỗng e>1. Than bùn: là hỗn hợp đất sét và cát nên khá nhuyễn, mịn và có độ ẩm cao. Được hình thành qua quá trình tích tụ và phân hủy không hoàn toàn của thực vật bị chôn vùi lâu ngày dưới điều kiện yếm khí hay sự phân hủy các chất hữu cơ dưới đầm lầy.Cát chảy: thành phần chủ yếu là khoáng vật thạch anh và một số tạp chất khác. Kết cấu rời rạc, nhỏ, mịn và luôn ở trạng thái bão hòa nước. Khi chịu trọng động lớn sẽ bị chảy gọi là cát chảy. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm cho công tác thi công nền móng. 2 hiện tượng nguy hiểm thường gặp là cát chảy và biến loãng.Đất bazan: được hình thành từ sự phun trào núi lửa và phong hóa. Có cấu trúc mềm, xốp, dễ thấm nước và dung trọng khô bé nên dễ bị lúnĐất hoàng thổ và các dạng đất hoàng thổ: được gọi với cái tên khác là thạch cao hay đất bùn khoáng. Khi đất khô thì cứng nhưng khi ngậm nước dễ bị lún. Thường có màu vàng hoặc màu cam Giải pháp khắc phục nền đất yếu

Có nhiều biện pháp khắc phục nền đất yếu để phù hợp với công trình như:

Xử lý về kết cấu công trìnhXử lý về móng nhàVà cuối cùng là xử lý về nền đất

Những biện pháp này nhằm giảm áp lực nên nền móng hoặc tăng khả năng chịu lực của nền. Sau đây là những biện pháp phổ biến, bao gồm:

Biện pháp khắc phục nền móng yếu hiệu quả nhất năm 2022Thay đổi chiều sâu của móng

Đây là một trong những cách phổ biến được áp dụng. Vì độ sâu móng càng lớn thì độ lực càng cao, ổn định hơn. Giải quyết tối ưu được sự lún và khả năng chịu tải của nền. Tuy nhiên chi phí tốn kém chỉ áp dụng với công trình có quy mô lớn

Dùng cọc gia cố nền đất

Biện pháp xuất hiện từ rất lâu , thương dọc cọc tre hoặc cừ tràm. Đây là giải pháp mang hiệu quả kinh tế cao . Để gia tăng độ chịu tải, tạo nên sự chắc chắn. Nên chọn cọc tươi với chiều dài đều nhau để hiệu quả tốt nhất. Số lượng và kích thước tùy vào độ lún. Phù với với công trình nhoe như nhà dân do chiều dài cọc có hạn, không có độ chịu tải quá lớn.

Chọn loại móng phù hợp với nền đất

Cọc khoan nhồi rất phù hợp với nền đất yếu

Với nền đất khác nhau thì nên chọn những loại móng khác nhau. Nền đất yếu có thể chọn móng băng, móng bè hay cọc khoan nhồi và có thể gia tăng khả năng chịu lực cho móng. Bằng cách tăng độ dày, độ sâu, tăng cốt thép chịu lực

Hay sử dụng những loại cọc nhân tạo như cọc khoan nhồi, cọc ép, cọc bê tông cốt thép sẽ có độ chịu tải phù hợp nhất với công trình. Tuy nhiên chi phí khá cao

>> Xem Thêm:

Gia cố nền đất bằng cọc cát

Cọc cát khác với những loại cọc khác như bê tông, cọc ép, cọc tre,... Hoạt động với cơ chế như sau: nó giống như mổ giếng cát giúp nước trong hố thoát nhanh. Được ép chặt bởi ống thép tạo lỗ và thêm đất nén vào hố, làm nước trong đất thoát ra ngấm vào cọc cát.

Cọc cát mang lại hiệu quả kinh tế cao, do giá thành rẻ mà dễ thi công. Tuy nhiên chỉ sử dụng cho nền đất có độ dày >3m

Gia cố nền đất bằng cọc vôi

Thương được áp dụng cho các loại đất yếu như: than bùn, đất sét nhão. Thực hiện rất đơn giản chỉ cần đầm chặt cọc vôi, nó sẽ tăng 20% đường kính cọc làm hố hổng dưới đất được nén chặt lại. Vôi tôi tiếp xúc với nước sẽ tỏa nhiệt lớn làm độ ẩm trong đất giảm. Độ ẩm giảm từ 5-8%, lực dính tăng 1,5-3 lần, khá hiệu quả với cách làm đơn giản.

Còn với cọc xi măng sẽ phun vào đất với tỷ lệ định trước. Có hiệu quả cao hơn so với cọc vôi, giảm độ ẩm từ 7-15% và sức kháng xuyên của nền đất tăng từ 4-5 lần. Chính vì vậy, đây là phương pháp đang được sử dụng phổ biến

Phương pháp gia tải nén trước

Thực hiện bằng cách chất vật nặng( sỏi, đá, gạch...) bằng hoặc lớn hơn trọng tải công trình muốn xây. Để nền đất chịu tải và lún trước khi xây dựng. Sau đó dùng giếng cát hoặc bấc thấm thoát nước ra ngoài. Giúp quá nền đất chắc chắn, quá trình cố kết giảm nhiều thời gian hơn.

Phương pháp bấc thấm đất

Là phương pháp kết hợp giữa gia tải nén trước và thoát nước thẳng đứng bằng bấc thấm. Có thể tách riêng 2 phương pháp hoặc kết hợp khi muốn có độ cố kết nhanh. Tùy theo yêu cầu mà chọn phương pháp phù hợp nhất.

Đầu tiên chất tải bằng sỏi, đá, gạch... có trọng tải bằng hoặc lớn hơn công trình muốn xây. Sau đó tùy dùng bấc thấm thoát nước ra khỏi hố.

Phương pháp bấc thấm đất kết hợp với phương pháp gia tải nén trước

Phương pháp đầm chặt lớp đất mặt

Là phương pháp đầm chặt lớp đất mặt ở trên. Dùng nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến là phương pháp dùng quả đầm có trọng lượng 1-4 tấn với đường kính >=1m. Đảm bảo áp lực tĩnh không quá 0,2kg/cm2 đối với đất sét. Còn với các loại đất khác là 0,15kg/cm2.

Áp dụng cho nền đất có độ ẩm không quá lớn <0,7. Lớp đất sau khi đầm sẽ như một tấm đệm đất, vừa giảm được khối lượng đào đắp làm móng mà còn có ưu điểm như phương pháp đệm cát

Phương pháp xử lý bằng đệm cát

Rất phù hợp với nền đất như đất bùn, than bùn, đất cát pha... với độ dày không quá 3m. Tiến hành như sau: đào hết lớp đất yếu hoặc 1 phần và thay bằng cát rồi dầm chặt. Lớp cát này nằm dưới đáy móng. Nó là tấm đệm cát chịu tải và phân tán lực xuống nền đất bên dưới.

Cách này có rất nhiều ưu điểm giúp tiết kiệm khối lượng làm vật móng và tăng khả năng chịu tải công trình

Tổng kết

Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác, dựa vào tình huống thực tế mà lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Phải nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm nền đất, đặc điểm ngôi nhà cũng như chi phí gia chủ. Nếu bạn đang phân vân không biết địa chỉ nào làm móng nền uy tín, hãy đến với . Đây là đơn vị được nhiều người tin tưởng, tham gia vào hàng ngàn dự án lớn nhỏ. Hãy gọi điện ngay để nhận ưu đãi liền tay.

https://khoancocnhoi.vn/nen-dat-yeu-va-bien-phap-xu-ly-hieu-qua-nhat/

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip