Tài liệu thuyết minh du lịch Bái Đính-ngôi chùa tâm linh lớn nhất Đông Nam Á
Share
Hôm nay, chúng tôi vui mừng được đón đoàn đến tham quan và chiêm bái khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính. Nơi đây, hơn 1000 năm về trước, là nơi đóng đô tạm thời của nhà Đinh trong lúc tiến hành xây dựng kinh đô Hoa Lư và sau đó đóng vai trò là một trong “tứ trấn” của kinh đô Hoa Lư. Cũng nơi đây, dưới thời Lý, Quốc sư Nguyễn Minh Không dựng chùa tu hành, làm thuốc chữa bệnh cứu người, đặc biệt là việc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông.Ta có thể khẳng định nơi đây từ xưa tới nay là một trong những trung tâm Phật giáo (thờ Phật), đạo giáo (thờ thần Cao Sơn), tín ngưỡng thờ Mẫu (mẫu Liễu Hạnh). Để ngày nay, các đền, phủ được phục dựng và ngôi chùa lớn nhất Việt Nam được xây dựng tại đây, với các kỷ lục đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận, đó là:
Chuông đồng lớn nhất Việt Nam, nặng 36 tấn, đường kính 3,5m, cao 5,5m;
Pho tượng Đức phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam. Tượngcao 9,5m, nặng 100 tấn;
Bộ tượng Tam thế bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam. Mỗi tượng nặng 50 tấn, cao 7,5m;
Tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam. Tượng nặng 90 tấn, cao 11,45m (tính cả bệ);
Tượng phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Tượng nặng 80 tấn, cao10m;
Tượng ông Thiện và ông Ác bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam. Mỗi tượng nặng 20 tấn, cao 5,2m;
Bộ tượng A Na – Ca Diếp bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Mỗi tượng nặng 30 tấn, cao 9m;
Bộ tượng Bát bộ Kim cang bằng đồng nặng nhất Việt Nam. Mỗi tượng nặng 4 tấn, cao 3,95m;1 9. Cặp hạc bằng đồng lớn nhất Việt Nam;
Chùa có Hành Lang La Hán lớn nhất Việt Nam. La Hán đường gồm hai dãy, mỗi dãy 117 gian, dài 526m;
Chùa có Giếng Ngọc lớn nhất Việt Nam, đường kính 30m, chiều sâu10m;12. Chùa có nhiều cây Bồ Đề nhất Việt Nam. Riêng ngày Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc tại Việt Nam (17/5/2008), trồng 100 cây bồ đề, triết từ gốc bồ đề Ấn Độ.13. Đại lễ cung nghênh sá lợi phật lớn nhất Việt Nam. Hơn 15.000 người tham gia và trên 1.000 xe tham gia lễ rước;Ngoài ra, còn có nhiều hạng mục công trình khác cũng rất hoành tráng, công phu, ấn tượng như: La Hán đường với 500 vị La Hán được tạc bằng đá xanh nguyên khối, tháp bồ đề 9 tầng, hồ phóng sinh rộng gần 5000m2…
GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ NÚI BÁI ĐÍNH
Về vị trí địa lý
Núi Bái Đính nằm trên địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách Cố đô Hoa Lư 3km, cách thành phố Ninh Bình 12km(theo đường chim bay) về phía Tây. Núi có độ cao 187m so với mặt nước biển, diện tích khoảng gần 600 ha. Phong thủy có núi, sông, hồ nước, núi có hình tay ngai
Về không gian tự nhiên
Núi Bái Đính là điểm khởi đầu ở phía Tây Bắc của sơn hệ đá vôi Hoa Lư, nằm trọn trong tứ giác nước được giới hạn bởi 4 con sông: sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Vân, sông Bến Đang. Sơn hệ đá vôi Hoa Lư có diện tích hàng nghìn ha, có những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tràng An, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động… Các ngọn núi trong sơn hệ có độ cao trung bình từ 70-170m. Với độ cao 187m, có thể nói, núi Bái Đính là ngọn núi cao nhất vùng, là núi chủ/ núi chúa của sơn hệ đá vôi Hoa Lư.
Nếu đặt sơn hệ đá vôi Hoa Lư trong không gian sông núi Việt Nam, thìnơi đây là sự kéo dài và phân tán của khối núi đồ sộ phía Tây Bắc và cũng là phầnchân của dãy Hymalaya, nơi khởi nguồn của đạo Phật4. Nếu lấy trục Việt Trì – Hà Nội là trục trung tâm của tam giác châu thổ sông Hồng, thì phía Đông Bắc có cánh cung đá vôi Đông Bắc, nổi bật là non thiêng Yên Tử, nơi các vua Trần đặt nền móng phái Mật tông, là trấn ải phía biên giới đông bắc, còn phía Tây Nam, như để cho cân xứng, tạo hóa đã tạo ra sơn hệ đá vôi Hoa Lư, nổi bật là núi thiêng Bái Đính, nơi Quốc sư Nguyễn Minh Không (thời Lý) đã chọn để tu hành và truyền đạo, nơi đây cũng được coi là trấn ải cho kinh đôThăng Long phía tây nam.
Về tên gọi
Núi Bái Đính, theo cách giải thích dân gian có nghĩa là: núi có lễ bái trên đỉnh cao.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip