Hà Giang
Xin được chào mừng cô chú anh chị và các bạn đang có mặt trong chuyến dụ lịch khám phá Hà Giang ngày hôm nay ...
Lời đầu tiên cho phép e được giới thiệu với cô chú anh chị một chút e tên là Hồ Điệp hdv của cty du lịch ... Rất vui dc là người đồng hành cùng cô chú anh chị trong chuyến du lịch ngày hôm nay , e có thể xin một tràng vỗ tay dc ko ạ ...
Dạ vâng trên chuyến du lịch ngày hôm nay cùng đồng hành với em có thêm một thành viên nữa ng sẽ đưa cô chú anh chị an toàn tuyệt đối trong hành trình này dạ vâng quý đoàn ta có đoán biết là ai không ạ ...
Dạ xin cảm ơn quý đoàn rất rất nhiều ạ tuy nhiên gọi là bác tài cũng đúng nhưng e xin lướt qua một chút về bác tài của đoàn ta ạ : mặc dù nhìn bề ngoài bác tài nhìn rất già nhưng lại là ng còn rất trẻ ạ năm nay bác tài nhà ta chỉ mới trên 30 thôi ạ và trong kháng chiến Gd bác tài cũng là Gd cách mạng mẹ là thanh niên sung phong bố là chiến sỹ lái xe tăng bác tài tuổi trẻ nhưng khả năng thì chắc chắn cô chú phải giật mình cô chú có biết khả năng của bác tài là gi không ạ ...
Dạ ko phải đâu ạ để giải đáp những câu hỏi của cô chú e xin chia sẻ luôn ạ , mỗi một năm cty e có tổ chức một cuộc thi vô cùng đặc biệt đó là cuộc thi tay lái liều nhất thì bác tài nhà e đạt giải nhất cả 5 năm luôn lý do bác tài có khả năng nhắm mắt bỏ phanh tăng ga đi cả cây số không cần nhìn đường luôn cô chú anh chị có muốn thử không ạ ...
nếu cố chú anh chị không muốn thử thì để dịp khác kiểm tra bac tài sau và bh mời bác tài bỏ vô lăng ra đưa hai tay lên cao chào đoan đi ạ
Bác tài cũng là ng vô cùng cẩn thận đấy ạ trên xe bác tài đã bố trí hai thùng rác lưu động đó chính là hai vỏ thùng suối cô chú anh chị có thể ăn uống thoải mái trên xe chỉ chú ý mỗi điều bỏ tất cả rác vào thùng để bác tài yên tâm tay lái
Dạ vâng quý đoàn đã biết về bác tài nhà ta tuổi trẻ tài cao rồi thì xin cho bác tài một tràng vỗ tay cổ vũ tinh thần ạ
Cho e hỏi cô chú anh chị trong đoàn nhà mình đã có ai đi Hà Giang rồi và có ai chưa từng đi ko ạ ...
Dạ vâng vậy thì hôm nay e xin phép mời quý đoàn những thành viên đi rồi hay nhưng thành viên chưa đi bao giờ cùng e đi thêm một lần nữa chắc chắn rằng mỗi lần đi sẽ là một cảm nhận khác nhau hi vọng trong chuyến du lịch ngày hôm nay quý đoàn ta sẽ cảm thấy vui nhất thoải mái nhất và e cũng xin dc thay mặt cho cty xin chúc cho quý đoàn có một chuyến khám phá thật nhiều cảm xúc ấn tượng và thành công ạ ....
Dạ vâng bây giờ cho e hỏi quý đoàn đã lắm rõ lịch trình cụ thể chưa ạ ... Dạ thế thì xin phép e xin thông báo lịch trình cụ thể để quý đoàn cùng thống nhất ạ
......................
Trên cung đường hôm nay thì đoàn ta sẽ đi chuyển hơn 400km và điểm dừng đầu tiên để quý đoàn ăn sáng là thị trấn Phù Ninh của tỉnh Phú Thọ
Sau đó đoàn sẽ tiếp tục khởi hành qua tỉnh Phú thọ , Tuyên Quang và đoàn ta sẽ ăn trưa tại Tp Hà Giang ...
Trên cung đường như vậy phần đa là những cung đường trung du miền núi khó đi vậy e sẽ có một vài ký hiệu vui để đoàn mình thực hiện ạ nếu trên xe quý đoàn ta có ai muốn đi gửi tình yêu vào đất thì mình làm theo những ký hiệu sau : đi nhẹ mời quý đoàn dơ 1 ngón tay , mạnh hơn một chút thì cả bàn tay 5 ngón còn nếu bất khả kháng ko thể dừng dc nữa quý đoàn dơ cả 2 tay ạ e sẽ nhờ bác tài nếu dừng tại chỗ đứng giữa đường chúng ta sẽ đi mở đầu rồng hé mắt phượng ạ các bác zai thì bên phải bên trái xe chị e phụ nữ đằng sau xe nhưng lưu ý tránh giúp e lốp xe ạ , nhưng nếu đoạn đường mà ko dừng dc thì xin phép phục vụ các bác zai vỏ chai lavie ạ các bác nữ ko phải cười đâu ạ nam có thì nữ cũng có vậy thì các bác nữ e sẽ sử dụng túi bóng ạ ...
Ghi chú : ( đi qua Vĩnh phúc , phú thọ , tuyên quang ace tự tìm tài liệu nhé vì viết dài quá mỏi tay ...)
Dạ vâng chỉ còn 10 km là quý đoàn ta sẽ tới nhà hàng ăn trưa rồi ạ cho e hỏi quý đoàn có cảm thấy mệt ko ạ .... Vừa rồi thì đoàn ta đã di chuyển được hơn 300 km rồi và quý đoàn ta đã khám phá dc các tỉnh Vĩnh phúc phú thọ và Tuyên quang và bh mời quý đoàn cùng vào dùng bữa trưa sau bữa trưa thì chúng ta sẽ khám phá cao nguyên đá ạ và e cũng xin bật mí là nếu trong bữa trưa cố chú anh chị nào đủ sức ăn 10 bát ô tô cơm e sẽ thưởng 10 triệu đấy ạ ...
Dạ e xin mời quý đoàn lên xe tiếp tục cuộc hành trình ạ ... Dạ xin phép e điểm danh thiếu thành viên nào thành viên đó dơ tay cho cả đoàn biết ạ dạ cô chú a chị thấy bữa trưa có hợp khẩu vị ko ạ nếu có món nào ko hợp thì cô chú anh chị nhớ thông báo để e điều chỉnh ạ , vâng cả đoàn khen ngon là e vui rồi vì mỗi vùng miền có một vài đặc sản mang hương vị khác có thể hợp hoặc không hợp khẩu vị của mỗi người tuy nhiên cty mong rằng đi tới đâu quý đoàn sẽ dc thưởng thức khẩu vị vùng miền đó nếu người miền trung ăn cay người miền nam ăn ngọt thì người miền Bắc lại ưu ăn chua đấy ạ
Và cô chú anh chị chúng ta tạm biệt thành phố Hà Giang tạm biệt quốc lộ 2 cột mốc số 0 cũng chính là điểm nối giữa quốc lộ 2 và quốc lộ 4 ạ nếu sáng nay quý đoàn đi hơn 300 km mà chỉ hết có 6 tiếng thôi thì chiều nay cô chú anh chị sẽ di chuyển quốc lộ 4 mà ng ta vẫn gọi là con đường hạnh phúc ạ và quý đoàn sẽ bắt đầu khám phá cao nguyên đá đồng văn dc trải đều 4 huyện đó là ( QUẢN BẠ ,YÊN MINH ,ĐỒNG VĂN ,MÈO VẠC ) và cung đường này chúng ta chỉ đi chuyển dc 30 km/h ...
Những năm gần đây, ngành du lịch của đất nước ta đang trên đà phát triển. Trên khắp đất nước có rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Mỹ Sơn… Trong số đó, Cao Nguyên đá Đồng Văn là một địa điểm mới nổi thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Cao Nguyên đá Đồng Văn đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất Toàn Cầu. Đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Giang trên tọa độ: 23013' 00'' vĩ độ bắc ; phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Đông Bắc giáp Trung Quốc và Cao Bằng, phía Đông Nam giáp Bắc Mê, phía Tây Nam giáp Vị Xuyên.
Cao Nguyên đá trải dài trên 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 05 thị trấn và 63 xã; có tổng diện tích vào khoảng 2.347,43km2 trong đó 80% là diện tích núi đá vôi. Nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.600m so với mực nước, cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng đá vôi đặc biệt của cả nước, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển của vỏ trái đất ...
Dạ vâng mời quý đoàn dừng lại ở cầu Bắc Sum để cùng chụp ảnh ghi lại điểm đâu của cao Nguyên đá quý đoàn có 15 phút sau đó đoàn ta sẽ tiếp tục di chuyển ạ
Cô chú đã sẵn sàng khám phá tiếp chưa ạ do cung đường chúng ta đi buổi chiều hôm nay là đường đèo phần đa là vòng cua tay áo trên này chỉ phù hợp với những dòng xe dưới 30 ghế ngồi nếu xe 45 ghế ngồi thì chỉ tới dc Tp Hà Giang rồi phải tăng bo bằng xe nhỏ chính vì thế khu vực cao nguyên chỉ có xe nhỏ thôi ạ và bh cô chú có thể quan sát phía bên trên những chiếc xe đi trước bay như chim trên đầu đúng ko ạ một chút nữa thì đoàn ta cũng sẽ tới đó đấy ạ trên cung đường này xin phép quý đoàn chúng ta mở cửa kính cho bác tài tắt điều hoà vì sử dụng điều hoà cộng với tải trọng trên xe thì sẽ ko an toàn và không khí trên cao nguyên rất mát vậy đoàn ta cảm nhận khí trời một chút đi ạ các cụ vẫn có câu một cơn giới trời bằng một đời gió quạt chắc chắn sẽ rất tốt cho sức khỏe ạ và xin mời quý đoàn hướng mắt lên sườn núi đoàn ta có thấy những ngôi nhà trình tường không ạ ngôi nhà của bà con dân tộc mông đấy ạ chắc chắn sẽ có nhiều thành viên thắc mắc sao họ lại ở cao như vậy mà ko ở những nơi bằng phẳng nói tới vấn đề này xin phép e xin ngược dòng thời gian quay lại lịch sử một chút để quý đoàn có thể hiểu hơn về phong tục tập quán này :
Nói tới người mông ở Hà Giang nói riêng và người mông nói chung trên lãnh thổ Việt Nam không thể không nhắc tới cuộc thiên di lớn nhất trong lịch sử dân tộc H mông từ phương Bắc xuống phương Nam
Cao nguyên đá Đồng Văn là vùng đất mà người Mông, người Lô Lô, người Tày..cùng sinh sống nhiều đời nay. Theo những ghi chép của lịch sử, người Mông xuất hiện ở Đồng Văn vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, muộn hơn so với những dân tộc khác. Nhưng người Mông là dân tộc chiếm ưu thế hơn cả, cũng là dân tộc để lại nhiều dấu ấn nhất ở vùng đất này.
Người Mông xưa kia là một đại tộc lớn sống ở vùng Kinh Châu – Giang Hoài (nay thuộc tỉnh Hồ Nam và một phần tỉnh Quý Châu, Trung Quốc), là một phần trong liên minh bộ lạc Miêu – Dao được hình thành với khoảng thời gian 5000 năm lịch sử. Trong lịch sử của mình, đại tộc người Mông ở Kinh Châu – Giang Hoài cũng có chung một đặc điểm với dân tộc Việt Nam: luôn bị sự đe dọa của nhà Hán từ phương Bắc uy hiếp xuống.
Thời thịnh trị nhất của nhà Hán, nhà Hán đem quân đi thống nhất Trung Quốc, khuất phục các bộ tộc lớn và xâm lược các nước lân bang. Ở Trung Quốc, người Mông là đại tộc luôn khiến nhà Hán vừa căm ghét và khó chịu. Dân tộc Mông thông minh, can đảm, trí dũng hơn người bị nhà Hán coi là dân tộc có thể đe dọa đến sự tồn vong của vương triều nhà Hán nên suốt bao đời vua Hán đều cử quân đi khuất phục đại tộc Mông. Nhưng những cuộc chinh phạt của người Hán đều thất bại bởi vấp phải sự chống trả kiên cường của người Mông.
Tuy nhiên để bảo vệ được sự tồn vong của dân tộc mình, người Mông ở Kinh Châu – Giang Hoài cũng phải trả giá không ít. Qua mỗi thế kỷ, những cuộc chiến tranh lại khiến dân số người Mông ít dần đi, người già, đàn bà và trẻ con ngày càng nhiều hơn đàn ông. Cuối thế kỷ XVII, có một cuộc giao tranh quyết liệt đã xảy ra giữa đại tộc Mông và Hán triều.
Thủ lĩnh người Mông ở Kinh Châu – Giang Hoài khi đó đã hô hào đàn ông đứng lên chống lại Hán triều một lần nữa. Đó cũng là trận chiến khiến người Mông bị tổn thất nhiều nhất và bị đánh bật về phương Nam. Sau trận chiến này, trước những thương vong mà dân tộc mình đã phải chịu đựng, thủ lĩnh người Mông ở Kinh Châu – Giang Hoài khi ấy đã có một quyết định cuối cùng để bảo vệ giống nòi và để dân tộc mình vĩnh viễn thoát khỏi những cuộc chiến đấu tranh giành lãnh thổ.
Vị thủ lĩnh ấy kêu gọi đồng bào Mông: “Tất cả đại tộc hãy đi đến phương Nam. Đi đến nơi những vùng đất cao nhất, xa nhất, nơi chưa từng có ai đặt chân đến thì hãy dừng lại, dựng nhà cửa, làm nương rẫy, lấy chồng lấy vợ rồi sinh con đẻ cái. Đó sẽ là quê hương mới của người Mông”.
Sau lời kêu gọi của vị thủ lĩnh người Mông ấy, người Mông ở Kinh Châu – Giang Hoài (thuộc tỉnh Quý Châu) đã bỏ xứ sở đi về phương Nam trong cuộc thiên di lớn nhất trong lịch sử dân tộc Mông. Cuộc thiên di đó đã đưa người Mông đến với những vùng đất phía Bắc Việt Nam. Mệnh lệnh mà thủ lĩnh người Mông năm ấy đã ban đã được đồng bào Mông thực hiện một cách nghiêm ngặt: họ chọn những vùng núi cao nhất, xa nhất, hoang vu nhất để dừng lại, lập quê hương, bản làng mới. Đó là lý do giải thích cho thói quen sống ở trên những vùng núi cao ít người của dân tộc Mông.
Trong cuộc thiên di ấy, cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những nơi được người Mông chọn làm quê hương mới. Đến bây giờ, người Mông Hà Giang vẫn còn truyền tụng về lịch sử dân tộc mình qua những câu hát: “Quý Châu là quê hương yêu dấu của đồng bào Mông ta. Vì người Mông ta đói rách, vì dân Mông ta không có chữ, thua kiện người Hán nên phải mất nương, vì người Mông ta không có chữ nên phải dời quê hương đến xứ sở này”.
Dạ xin thưa quý đoàn đó cũng là một đôi nét về lịch sử người mông và bây giờ xin mời quý đoàn dừng chân thăm quan điểm đầu tiên đó chính là cổng trời quản bạ
Cổng trời Quản Bạ, nằm ở độ cao 1500m so với mặt biển, đây là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn. Năm 1939, người pháp dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Một thời, sau cánh cửa gỗ này là một "thế giới" khác - còn gọi là "Vùng tự trị của người Mèo", gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn và Yên Minh. Đứng tại Cổng trời Quản Bạ, có thể quan sát được cánh đồng của Quản Bạ, Quyết Tiến, Thái An, Đông Hà, Cán Tỷ và Bát Đại sơn ...và tiếp theo là điểm dừng nghỉ quản bạ từ đây đoàn ta có thể nhìn ngắm núi đôi quản bạ ( hay còn gọi là núi đôi cô tiên )
Theo các nhà khoa học thì Núi Đôi được cấu tạo bằng đá Đô lô mít. Do quá trình phong hóa đá lăn đồng đều theo sườn núi làm lùi dần sườn và hạ thấp dần đỉnh núi, cuối cùng tạo nên hình nón như hiện nay. Đá Đôlômit bị phong hóa (do quá trình tự vỡ) thành các hạt sạn và cát rất dễ dàng di chuyển theo sườn xuống dưới chân do trọng lực và nước chảy tràn trong mùa mưa. Đặc biệt, còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hình nón của Núi Đôi nói riêng và của các ngọn núi có hình chóp nón nói chung là có sự đan xen của các đứt gãy, hướng khác nhau làm đá bị phá hủy dễ dàng hơn. Núi Đôi thuộc kỷ Đệ Tứ - có niên đại cách ngày nay khoảng 1,6 triệu đến 2 triệu năm cách ngày nay. Ngoài Núi Đôi ra còn có một mực cao hơn gồm các đồi dạng nón được hình thành theo con đường tương tự nhưng ở giai đoạn cổ hơn, thể hiện rõ nhất là ba ngọn núi đang tồn tại ở khu vực thị trấn Tam Sơn như hiện nay.
Núi Đôi còn gắn với những câu chuyện truyền thuyết được đồng bào các dân tộc nơi đây lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Trong đó có một câu chuyện rất cảm động kể rằng: Xưa kia, ở vùng đất này có một chàng trai người H’mông tuấn tú, có tài thổi đàn môi. Tiếng đàn môi của chàng réo rắt như tiếng suối, ríu rít lảnh lót như tiếng chim rừng, lúc lại sâu lắng, trầm bổng, da diết như tiếng gió giữa đêm khuya cứ bay xa, bay xa mãi. Có một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào xinh đẹp tuyệt trần tình cờ nghe được tiếng đàn môi của chàng đã theo gió trốn xuống trần gian tìm người thổi đàn môi. Phải lòng chàng nên nàng tìm cách ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh.
Ngọc Hoàng phát hiện ra chuyện Hoa Đào bỏ trốn xuống trần gian lấy người phàm trần đã vô cùng giận dữ, sai người đi bắt nàng về. Nàng khóc lóc van xin cho nàng được ở lại nuôi con nhưng không được. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ, tròn trịa, đều đặn đến lạ thường. Hai quả núi đó được gọi là Núi Đôi hay núi Cô Tiên.Tương truyền nhờ dòng sữa của nàng mà vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, các loại hoa trái như đào, mận, lê, hồng,… có hương vị thơm ngon kỳ lạ, rau trái thì luôn xanh tươi, lúa ngô tươi tốt. Nước mắt khóc thương chồng con của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt, mơ màng trôi trên biển đá tai mèo, ôm lấy cả rẻo đất phía sau cổng trời huyền thoại.
Lại cũng có câu chuyện khác kể về một đôi trai gái yêu nhau, chàng trai khổng lồ đem lòng yêu người con gái xinh đẹp nơi đây, mặc dù ở tận nơi xa, nhưng chàng trai luôn vượt non cao, suối sâu để đến với người yêu nơi thung lũng xinh đẹp này. Gia đình người con gái muốn thử sức chàng trai miền sơn cước để kén rể, bèn thách rằng, nếu chàng trai ngăn được sông Đông Hà chảy ngược vào thung lũng nơi gia đình cô gái ở (ngày nay là thị trấn Tam Sơn) thì gia đình sẽ chấp nhận chàng làm con rể. Chàng khổng lồ nhận lời, mỗi bữa ăn 7 chõ cơm, ngày đêm gánh những quả núi về thung lũng để đắp dòng chảy ngăn sông Đông Hà về thung lũng. Vào một ngày, đang miệt mài gánh đất để ngăn sông, chàng trai nhận được tin mẹ chết, quá đột ngột và đau khổ, quang gánh của chàng khổng lồ va vào dãy núi cao bị gãy, vội vã chàng chạy về quê chịu tang mẹ, không biết vì lý do gì mà chàng khổng lồ đi mãi không trở lại. Người con gái chung thủy đã mỏi mòn chờ đợi người yêu, ngày ngày nàng đi quanh thung lũng để ngắm những thành quả đang dang dở của chàng, mắt nàng luôn hướng về cổng trời mong ngóng chàng trai trở lại, nàng ngả lưng nơi gần chiếc đòn gánh của người yêu để trông chờ chàng và chờ đợi quá lâu đến nỗi nàng đã hóa thân thành núi để mãi mãi đợi chờ người yêu.
Đòn gánh của chàng khổng lồ bị gãy hóa thành dãy núi đòn gánh ông khổng lồ, tiếng địa phương gọi là dãy núi "Phia Pới". Giữa thị trấn Tam Sơn hiện nay có ba ngọn núi do chàng khổng lồ gánh về để ngăn sông, nhân dân nơi đây gọi tên ba ngọn núi là: "Pu Tỉnh" (núi Sáng), "Pu Vang" (núi Vàng ), "Pu Phia Nú" (núi Đá chuột). Bước chân chạy vội vã của chàng khổng lồ tạo thành 9 cái hồ nước sâu ở các làng còn đó đến ngày nay, nhân dân nơi đây gọi tên các hồ là: Sum Pưn, Thâm Rí, Thâm Lâu, Thâm Nán, Thâm Nậm Đăm, Thâm Lùng Pết... 4 hồ khác bị lấp do san ủi làm nhà. Còn người con gái hóa thân thành núi chờ đợi người yêu, ngày nay vẫn còn đó Núi Đôi - Hiện thân bộ ngực căng tròn của người con gái".
Du khách đến đây không khỏi ngạc nhiên với “tác phẩm nghệ thuật” mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này. Giữa những núi đá trùng điệp và ruộng bậc thang nổi lên hai trái núi có hình dáng, thế đứng ngồ ngộ khiến bất cứ ai cũng phải ngỡ ngàng.. "Núi Đôi" nổi tiếng đã tạo cho thung lũng Quản Bạ một cảnh quan độc nhất vô nhị hết sức hấp dẫn, một "Tòa Thiên Nhiên" giữa lòng thung lũng mang đầy huyền thoại, thu hút du khách gần xa đến chiêm ngưỡng. Với địa thế đẹp, thời tiết trong lành của vùng cao, vùng núi đôi Quản Bạ đang trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn của tỉnh Hà Giang.
Và tiếp tục mời quý đoàn di chuyển lên xe chúng ta tiếp tục cuộc hành trình và điểm dừng chân tiếp theo chính là làng văn hoá Lũng cẩm
Cùng Phượt – Sủng Là nằm trên tuyến quốc lộ 4C, nối những thị trấn trên mảnh đất Hà Giang, cách huyện Đồng Văn hơn 20km, nên bất kỳ ai đến với mảnh đất này cũng sẽ có dịp đi qua đây. Cảm nhận ban đầu Sủng Là khá nhẹ nhàng và bình yên, phù hợp với những bạn thích lang thang dạo chơi chụp ảnh hay khám phá nét văn hóa của người dân nơi đây ....
Từ Yên Minh lên thị trấn Đồng Văn, đến ngã ba Phó Bảng, nơi con đèo xinh đẹp ôm trọn một thung lũng xanh là điểm cao và đẹp nhất để ngắm toàn cảnh Sủng Là. Nơi đây có thể coi là xã vùng cao đẹp nhất toàn cao nguyên đá Đồng Văn. Từ trên con đường vắt vẻo lưng chừng trời nhìn xuống, bạn sẽ thấy Sủng Là như một bức tranh thiên nhiên thanh bình, xinh đẹp. Sủng Là nằm giữa những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô, thâm sẫm một màu, những ngôi nhà vững chãi với mái đã phai màu thời gian.
Trên gác, màu của ngô lẫn trong đám đỗ tương được phơi khô. Và cô gái Sủng Là ngồi dệt bên khung cửi, tiếng Kinh không nói được nhiều nhưng vẫn sẵn lòng mời bạn bát nước cho đỡ cơn khát ban trưa
Người Mông ở Sủng Là trồng tam giác mạch và hoa cải trên đồi đất cao, trồng ngô, lúa ở vùng đất bằng nơi đáy thung lũng. Chen lẫn trong màu xanh non của ngô, lúa, màu tím hoa cà của hoa tam giác mạch và màu vàng của nắng là màu xanh đậm của rừng sa-mu sừng sững giữa đất trời.
Mùa xuân cũng là mùa đẹp nhất của mảnh đất này khi những vạt hoa nở khắp vùng cao nguyên đá. Những cánh đồng hoa làm khung cảnh thiên nhiên vốn khắc nghiệt, lạnh lẽo biến thành một bức tranh tuyệt mỹ, những con người mộc mạc nơi đây cũng góp phần tô điểm cho Sủng Là. Những mái nhà đơn sơ giản dị, bên hiên ríu rít tiếng nói cười trẻ thơ. Ngoài kia, lũ trẻ với những chiếc khăn đủ màu chơi đùa trên cánh đồng. Ánh hoàng hôn xiên xiên màu mật ngọt, tạo nên khung cảnh thật nên thơ.
Không ít du khách thích đi du lịch bụi đến Hà Giang, thường ghé lại Sủng Là chụp cho được những khung cảnh tuyệt đẹp. Đôi khi họ còn xin người dân ngụm nước, hoặc tham quan chợ phiên hay thong thả tựa hàng hiên ngắm cảnh thiên nhiên.
Làng văn hoá du lịch Lũng Cẩm
Đến với làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm trên thuộc xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, sẽ để lại trong lòng mỗi người những cảm nhận đặc biệt về vẻ đẹp nhân văn, những nét đặc sắc trong văn hóa vật thể và phi vật thể vẫn được bảo tồn lữu giữ gần như nguyên vẹn ở nơi đây.
Ngôi làng được hiện hữu giữa thung lũng thơ mộng, với 61 hộ dân sống trong những ngôi nhà trình tường cổ, có những ngôi nhà được làm cách đây gần 100 năm. Cùng sinh sống, an cư ở đây, có 3 dân tộc đó là dân tộc Lô Lô, dân tộc Mông và dân tộc Hán. Trong đó dân tộc Mông chiếm 85% dân số trong làng và có nhiều nghệ nhân còn lưu giữ rất nhiều bài hát của dân tộc mình với những bài dân ca, dân vũ, nhạc cụ đặc trưng của dân tộc.
Bể chứa nước do người dân tự xây dựng để sử dụng trong mùa khô trên cao nguyên đá
Các nguyên liệu làm nên những ngôi nhà nơi đây được lấy và sản xuất tại chỗ, từ đất để trình tường nhà, ngói, gỗ, kể cả hàng rào đá xung quanh nhà; Quá trình dựng nhà của người dân vùng cao phía Bắc nói chung và người dân nơi đây nói riêng đều được làm thủ công 100%. Các công cụ lạo động phản ánh về lạo động sản xuất, sinh hoạt đời sống của người dân người dân ở nơi đây sẽ là những khám phá bất ngờ thú vị cho các du khách đến thăm quan.
Tất cả toát lên sự cần cù chịu khó của người dân cũng như nét sinh hoạt văn hoá của họ và mang cả hơi thở cuộc sống đặc trưng của dân tộc ở vùng cao. Cũng chính vì vậy, mà nơi đây thu hút nhiều nhà nhiếp ảnh, nhà làm phim và là nơi khởi nguồn sáng tác cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, trong đó điển hình: Làng Lũng Cẩm đã được chọn làm điểm đóng phim nhựa “Chuyện của Pao” bộ phim này đã đạt giải thưởng “Cánh diều vàng” của Hội điện ảnh Việt Nam..
Đó cũng là một vài đặc điểm điển hình của bà con dân tộc vùng cao Hà Giang hành trình còn rất dài vậy mời quý đoàn về ks nhận phòng nghỉ ngơi sau bữa tối mời quý đoàn khám phá phố cổ Đồng Văn ...
Dạ xin thưa với quý đoàn ta ở Việt Nam hiện nay có 3 nơi được gọi là phố cổ đó là ( phố cổ Hội An , Phố Cổ Hà Nội và Phố Cổ Đồng văn ) nếu xét quy mô thì phố cổ Đồng Văn nhỏ nhất nhưng cũng rất đáng lưu ý
Chợ họp trong phố cổ. - Thâm trầm, tráng lệ, như gợi nhớ về một thời hoàng kim. Phố cổ Đồng Văn nằm im lìm trong sương sớm cao nguyên đá, như một minh chứng lịch sử của một vùng đất đầy sức cuốn hút nơi miền biên ải, địa đầu Tổ quốc. Ngược lên cổng trời Quản Bạ, theo con đường Yên Minh - Mậu Duệ, qua đèo Cán Tỷ hiểm trở, đi trên những cánh rừng thông đại ngàn, những con dốc quanh co, uốn lượn như những dải lụa. Tôi lên cao nguyên đá, đến phố cổ Đồng Văn - Hà Giang để khám phá những bất ngờ... Lịch sử Đồng Văn... Phố cổ Đồng Văn hình thành và được xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Khu phố cổ thuộc xã Đồng Văn, xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Yên, tỉnh Tuyên Quang. Sau đó tách nhập vào châu Bảo Lạc do một thổ quan người Tày họ Nông cai quản như một lãnh địa riêng. Thời gian đầu khi mới hình thành cư dân ở khu phố này chủ yếu là người Tày và người Hoa. Đến thập niên 40, 50 có thêm người Kinh, người Dao, người Nùng chuyển đến cư ngụ. Khu phố cổ gồm khu chợ và hai xóm Quyết Tiến, Đồng Tâm, hai xóm có khoảng 40 hộ dân và 18 ngôi nhà cổ cổ được xây dựng ngót 100 năm. Khu phố có 25 hộ dân cư trú trong những ngôi nhà cổ. Nếu so sánh với phố cổ Hội An, phố cổ Hà Nội, làng cổ Đường Lâm thì phố cổ Đồng Văn không phải là cổ nhất, về quy mô cũng không lớn. Nhưng đặc biệt, phố cổ Đồng Văn có những sắc thái riêng biệt độc đáo và mang bản sắc riêng của cư dân vùng cao nguyên đá nơi biên cương của Tổ quốc còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam. Các công trình kiến trúc độc đáo như khu chợ được tạo nên từ những phiến đá được tạc đẽo công phu. Đối diện khu chợ là dãy nhà dân san sát nối tiếp nhau hợp thành một quần thể khu phố sầm uất hiện hữu giữa đất trời cao nguyên. Hầu hết các công trình nhà ở được trình tường hai tầng, lợp ngói âm dương. Nhìn tổng thể, phong cách kiến trúc của phố cổ Đồng Văn có sự giao thoa kết hợp giữa kiến trúc truyền thống của cư dân bản địa với kiến trúc của cư dân vùng Hoa Nam (Trung Quốc). Khu vực xã Đồng Văn hiện nay là nơi cư trú lâu đời của các dân tộc Kinh, Tày, Mông, Hoa, Lô Lô, Giáy... chủ yếu do các thổ ty họ Lương và họ Nguyễn (người Tày) cai quản. Đến khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Giang (năm 1887), cách ngày nay 120 năm, chúng chiếm lấy các thổ ty phong kiến địa phương lập ra bộ máy thống trị từ tỉnh đến các châu, tổng, xã, thực hiện chính sách chia để trị. Đồng Văn được chia ra làm 4 khu vực cho các thổ ty nắm giữ. Vùng đất của xã Đồng Văn hiện nay chủ yếu do thổ ty Nguyễn Chánh Quay cai quản. Phố cổ Đồng Văn được hình thành từ thời bấy giờ. Khu chợ Đồng văn là nơi giao thương của đồng bào các dân tộc. Ngày họp chợ, phiên chợ đông vui tấp nập. Các thiếu nữ Mông, Pu Péo, Lô Lô xúng xính trong những bộ trang phục dân tộc từ các bản làng xa xuống chơi chợ và mua sắm, gặp gỡ, trao đổi hàng hóa khiến cho phiên chợ lung linh những sắc mầu thổ cẩm. Ăn bát thắng cố, uống rượu ngô, cùng trò chuyện đã tạo cho khu chợ có nét văn hóa đặc sắc. Khu chợ có lối kiến trúc Việt - Hoa có sự giao thoa rất tinh tế hợp với phong thủy miền cao nguyên, những dãy cột đá ba bốn người ôm được đục dẽo rất đẹp. Khu chợ bề thế, vững trãi giữa lòng chảo thung lũng cao nguyên như một nét chấm phá đầy ấn tượng. Công trình chợ Đồng Văn với kết cấu hình chữ U tráng lệ, thâm trầm lối kiến trúc trên đá được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1925 - 1928. Cổ và đẹp nhất ở phố cổ Đồng Văn hiện nay là nhà của bà Tân đang cư trú ở thôn Quyết Tiến (xã Đồng Văn). Chính dòng họ Lương người Tày, đứng đầu là thổ ty Lương Trung Nhân nức tiếng một thời đã đứng ra thuê thợ từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) về thiết kế ngôi nhà này từ năm 1890. Dù đó bị xuống cấp rất nhiều ở phần tường hậu, nhưng vẻ mềm mại, cổ kính của nó thì vẫn còn nguyên. Từ khi UBND huyện Đồng Văn có văn bản quyết định tổ chức đêm phố cổ Đồng Văn hằng tháng và cấp cho chủ mỗi ngôi nhà cổ vài chiếc đốn lồng đỏ treo để thắp trước nhà, ngôi nhà của thổ ty Dương Trung Nhân (bà Tân đang sử dụng) lại có thêm một vẻ đẹp mới. Cách biệt thự trình đất và nhà gồm nhiều viên đá tảng của Dương Trung Nhân không xa là biệt phủ của thổ ty người Tày Nguyễn Đình Cương (1865-1928) và dòng họ Nguyễn. Người này chơi sang hơn, thể hiện bản lĩnh của một thổ ty có máu mặt và giàu có. Ông sang tận Tứ Xuyên mời một đoàn thợ sang xây một tòa nhà lớn vào năm 1920. Sau này, dinh thự ấy được cũng con trai thổ ty tên là Nguyễn Chánh Quay sử dụng, rồi sau này bán cho Nhà nước vào năm 1958. Tiếp đó, toà biệt thự cổ trở thành trường cấp 1 xó Đồng Văn (1960-1978), rồi là trụ sở UBND xã Đồng Văn (1979-1984). Ngôi nhà xây năm 1925, do một chức sắc địa phương là Tạ Hổ Thần cai quản trong nhiều thập kỷ, hiện nay bà Phạm Thị Thư đang sử dụng và còn rất nhiều ngôi nhà cổ ở Đồng Văn hiện nay đang được đem ra phục vụ du lịch. Riêng khu nhà cổ cũng được người dân địa phương xây dựng trong khoảng thời gian từ 1923 - 1940 đã tạo nên khu phố cổ Đồng Vằn như diện mạo hiện nay. Tiềm năng du lịch cần khai thác Từ tháng 4 năm 2006 UBND huyện Đồng Văn đã quyết định tổ chức mỗi tháng ba đêm “phố cổ” vào các ngày 14, 15, 16 âm lịch. Đêm phố cổ sẽ bao gồm liên hoan ẩm thực, trình diễn văn nghệ, nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc đến từ xã Lũng Phìn, Phố Bảng, Ma Lé trình diễn nghề dệt vải, nhuộm vải, may áo tà phủ trang phục truyền thống của dân tộc Mông. Người Cờ Lao từ xã Sính Lủng đi đến chợ từ tinh mơ sáng đến thể hiện và trình diễn nghề làm thớt gỗ, chế biến các loại bánh từ bột ngô. Góc chợ là một tốt người Mông trình diễn nghề rèn dao, cuốc, ánh lửa đỏ ối tung những tia mạt đỏ lừ. Mấy bác thợ rèn người Mông xã Sảng Tủng đang quai tay búa trình diễn nghề rèn truyền thống. Phía xa gần khu nhà cổ các nam thanh, nữ tú trong trang phục dân tộc đang tâm tình... Phố cổ dưới ánh đèn lồng đỏ thật lung linh sắc màu, như một viên ngọc đa sắc giữa cao nguyên tương phản một sức sống diệu kỳ giữa cao nguyên núi đá xám sịt. Ông Sùng Đại Hùng - Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn cho hay: Treo đèn lồng đỏ cho phố cổ góp phần tạo thêm sức sống mới về đêm cho khu phố. Với việc hình thành các đêm phố cổ Huyện đang từng bước xây dựng các Tour du lịch văn hóa nhằm duy trì nền văn hóa và cũng là phương pháp bảo tồn và phát triển của khu phố cổ. Du khách lên với cao nguyên sẽ có một chuyến du lịch đầy ấn tượng nơi miền biên ải. Từ thị xã Hà Giang, qua cổng trời Quản Bạ, cổng trời Yên Minh, cổng Trời Cán Tỷ quanh năm mây phủ; từ huyện lỵ Mèo Vạc, ngược lên chợ tình Khâu Vai nơi huyền thoại của tình yêu đôi lứa, phiên chợ độc đáo, ấn tượng nhất Việt Nam vào 27 tháng 3 âm lịch du khách có thể hiểu thêm về truyền thuyết chợ tình Khâu Vai; vượt qua đỉnh Mã Pí Lèng hùng vĩ dưới chân núi là dòng sông Nho Quế đỏ nặng phù sa, tiếp đó du khách sang Phố cổ Đồng Văn thưởng thức những đem phố cổ lung linh huyền ảo. Thưởng thức đêm phố cổ huyền ảo du khách về Sà Phìn thăm di tích dinh thự nhà họ Vương. Nơi vua mèo Vương Chí Sình một thời oanh liệt; Ngược lên đỉnh tột bắc chóp nón của tổ quốc Việt Nam thăm cột cờ Lũng Cũ phất phới tung bay trên địa đầu tổ quốc để cảm nhận sự oai hùng của sông, núi nước Việt. Chỉ những điểm đến như vậy, chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách. Người phố cổ ước mơ làm du lịch. Nhưng họ làm du lịch cũng hoang sơ như phố cổ vậy. Họ đem nghề truyền thống, các tích trò, các điệu dân ca dân tộc trình diễn trước du khách còn e ngại, rụt rè và nguyên sơ, rất đơn giản nhưng mộc mạc đầy ắp chân tình như tính cách của chính họ vậy. Ước mơ làm du lịch là có thật và đang là hiện thực, nhưng để biến ước mơ ấy đem lại nhiều điều thú vị hơn chắc chắn chính quyền tỉnh Hà Giang còn rất nhiều việc phải làm để vừa bảo tồn và phát triển theo đúng Luật Di sản. Bảo tồn phố cổ Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử đến nay khu phố cổ Đồng Văn đã xuống cấp. Cư dân cao nguyên đá ở phố cổ có nguy cơ mất đi những ngôi nhà cổ, lối kiến trúc và tầng sâu văn hóa của khu phố. Một nguyên nhân khách quan nữa dẫn đến sự xuống cấp của khu phố cổ, do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt của cao nguyên năng mưa bào mòn theo thời gian, khiến những ngôi nhà cổ, những hạng mục như móng nhà, đường hiên, tường nhà trình bởi đất trộn cát, vôi, đường hiên, những góc xây bằng gạch nung, gạch mộc, vòm cửa, của sổ, bậc thềm, cầu thang, các sàn nhà bàng gỗ quý đang dần xuống cấp... những giá trị kiến trúc này nếu không có biện pháp bảo tồn thì e rằng những giá trị kiến trúc của phố cổ sẽ vĩnh viễn rời xa chúng ta. Phố cổ đang cần được tôn tạo trở lại với giá trị thực vốn có của nó. Thạc sỹ văn hóa Âu Văn Hợp, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Giang chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phố cổ Đồng Văn, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển” cho biết: Đề tài nhằm sáng tỏ những cứ liệu về thời gian hình thành phố cổ, kiến trúc nhà cổ và những giá trị vật thể và phi vật thể nhằm nghiên cứu tìn ra giải pháp thích hợp để bảo tồn và phát triển phố cổ Đồng Văn. Dù là một đề tài “nhỏ” những đó cũng là một tin vui, một tín hiệu tốt với phố cổ Đồng Văn và với những người yêu Đồng Văn, quý trọng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của phố cổ Đồng Văn. Đề tài đang được coi là một trong những giải pháp tích cực góp phần bảo tồn những giá trị của khu phố cổ Đồng Văn. Sự cần thiết phải bảo tồn phố cổ với những giá trị đặc sắc về nghệ thuật kiến trúc, nét văn hóa chuyên biệt. Trùng tu, bảo tồn phố cổ chính là bảo tồn những giá trị văn hóa những tinh hoa của con người đã tạo dựng trên vùng đất đá cao nguyên nơi địa đầu tổ quốc. Dù mớilà bước khởi động, nhưng có lẽ tín hiệu vui này sẽ nức lòng người dân phố cổ trên cao nguyên đá Đồng Văn mà còn là tin vui cho cư dân khắp miền cao nguyên đá Hà Giang những giá trị văn hóa dân tộc ...
Vừa rồi quý đoàn đã khám phá phố cổ và xin mơi quý đoàn về ks nghỉ ngơi chuẩn bị cho hành trình ngày kế tiếp ....
Dạ xin mời quý đoàn dùng bữa sáng sau bữa sáng đoàn ta sẽ đi thăm quan đèo mã pỳ lèng cột cờ lũng cú và dinh thự vua
Mã Pì Lèng, cái tên không còn xa lạ, là lựa chọn đầu tiên của những người khách du lịch muốn khám phá Hà Giang.
Mã Pì Lèng ngọn đèo huyền thoại
Cung đường Mã Pì Lèng giữa vùng núi non trùng điệp
Mã Pì Lèng (có âm đọc Mã Pí Lèng) là tên gọi của cung đường đèo hiểm trở thuộc Hà Giang, dài khoảng 20 km, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, huyện Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Mã Pì Lèng gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen, nói rộng ra miêu tả sự hiểm trở của đỉnh núi, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Con đường đèo uốn lượn qua những vách núi, vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng ở độ cao 2000 mét, dưới chân là vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pì Lèng và một bên là Săm Pun (Sam Pun), nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông sang Điền Bồng, Trung Quốc.
Mã Pì Lèng nằm trên con đường Hạnh Phúc từ thành phố Hà Giang đi Đồng Văn, Mèo Vạc
Con đường đèo uốn lượn qua vách núi dựng đứng, dưới chân là hẻm vực sông Nho Quế sâu hun hút
Đèo Mã Pì Lèng tuy không dài nhưng là cung đèo hiểm trở bậc nhất ở vùng núi biên viễn phía bắc, được ví như “vua” của các con đèo Việt Nam. Để làm con đường này đã có hàng chục nghìn nhân công từ khắp các tỉnh miền bắc ngày đêm miệt mài đục đá, riêng đoạn qua Mã Pì Lèng được các thanh niên cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm đường trong 11 tháng. Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô, nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo, hai xe ngược chiều rất khó tránh nhau. Sau khi hoàn thành, đèo Mã Pì Lèng với 9 khúc quanh uốn bên vách đá dựng đứng, dưới là vực thẳm hun hút đã trở thành một kỳ tích được ví như một “Vạn Lý Trường Thành” của Việt Nam. Trên đỉnh đèo đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn xây dựng đường đèo, đây cũng là nơi tưởng nhớ những người đã hi sinh, góp cả tính mạng mình làm nên con đường Hạnh Phúc.
Cung đường đèo uốn lượn hình chữ M vắt qua sườn núi
Một khúc “cua tay áo” đầy nguy hiểm
Con đường đèo như dải lụa quanh co uốn khúc lượn theo sườn núi, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm hẳn là một thử thách lớn với những ai ưa mạo hiểm. Sau khi vượt qua những con dốc, du khách đặt chân lên đỉnh Mã Pì Lèng, chợt ngỡ ngàng giữa không gian hùng vĩ của núi rừng hiện lên trên nền trời sáng trong. Không gì có thể lột tả được hết cái trùng điệp ngàn tầng ngàn lớp của núi, cái trắng xóa huyền ảo của mây, cái thẳm sâu hun hút của vực, với dòng sông Nho Quế xanh ngắt dưới chân núi. Đặc biệt, mỏm đá nhô ra từ một vị trí thuộc khu vực đèo Mã Pì Lèng chính là nơi cảm nhận được trọn vẹn sự hùng vĩ bao la của núi rừng miền biên giới phía bắc. Du khách tưởng như đang ở giữa lưng chừng trời, “chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi”, ngắm hình sông thế núi vời vợi, niềm vui tưởng chừng lan tỏa, du khách cảm nhận được vẻ đẹp vô cùng của đất nước quê hương.
Dân phượt thích thú tạo dáng trên mỏm đá huyền thoại ở Mã Pì Lèng
Sông Nho Quế nhìn từ đỉnh Mã Pì Lèng xanh trong như cổ tích
Bức tranh hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc nhìn từ Mã Pì Lèng
Với địa thế hiểm trở và cảnh quan hoang sơ hùng vĩ, đèo Mã Pì Lèng xứng đáng là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi Tây Bắc Việt Nam (cùng với đèo Pha Đin, đèo Ô Quy Hồ, đèo Khau Phạ). Đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng, ngắm cảnh quan hùng vĩ, người lữ khách cảm động khi chứng kiến diện mạo vùng cao nguyên biên giới dần dần đổi thay, nhớ đến bàn tay của hàng vạn con người đã đổ mồ hôi xương máu xây nên con đường Hạnh Phúc này. Chỉ vậy thôi, cái tên Mã Pì Lèng làm cho những kẻ đam mê “di chuyển” ao ước một lần đặt chân đến, những kẻ đến rồi thì thèm muốn trở lại thêm nhiều lần ...
Và hiện tại quý đoàn ta đang dừng chận tại điểm dừng nghỉ đèo mã nếu chúng ta đi chuyển tiếp về mèo vạc đoàn ta có thể thăm quan chợ tình khâu vai nhưng rất tiếc chợ tình chỉ diễn ra vào đêm 26 tới hết ngày 27/3 âm lịch vậy hẹn dịp khác quý đoàn sẽ khám phá chợ tình nhưng cũng xin phép dc giới thiệu một chút về nguồn gốc tại sao lại có chợ tình ....
Nếu quý đoàn đã từng đi chợ tình sapa thì sẽ có cảm nhận hiện nay chợ tình sapa đang dần mất đi nét nguyên sơ vì do sự phát triển của tự nhiên .... Nhưng chợ tình khâu vai thì lại khác hoàn toàn ở đây vẫn còn giữ lại hoàn toàn nét đẹp của chợ tình ...
bắt nguồn từ truyền thuyết về tình yêu của chàng Ba và cô Út. Chàng Ba người dân tộc Nùng, nhà ở Khau Vai, khôi ngô tuấn tú, hát hay, thổi sáo giỏi nhưng nhà nghèo. Cô Út xinh đẹp là con một tộc trưởng người Giáy. Hai người yêu nhau nhưng gia đình cô Út không đồng ý vì chàng nghèo và khác dân tộc không cùng con ma, không cùng phong tục tập quán; con trai người Nùng không thể lấy con gái người Giáy làm vợ.
Vì trắc trở đó họ đã phải chia tay trong đau khổ và tuyệt vọng. Ngày đó là ngày 27/03 âm lịch. Họ cắt máu ăn thề, hẹn rằng cứ đúng ngày này lại gặp nhau tại Khâu Vai, hát cho nhau nghe, kể những câu chuyện mà một năm qua cả hai trải qua. Ngày cuối cùng, họ gặp nhau bên gốc cây, tảng đá hẹn thề. Họ ôm chặt nhau và cùng ra đi vào cõi vĩnh hằng. Đó cũng là ngày 27/3 âm lịch...
Khi chợ tình diễn ra có những cặp vợ chồng dắt nhau xuống chợ họ chia tay nhau chồng tìm bạn của chồng vợ tìm bạn của vợ mà theo như các cụ nói những mối quan hệ ngoài chồng ngoài vợ chỉ dc chấp nhận duy nhất ở ngày có chợ tình mà khi đó ko có sự ghen tuông ... Hết chợ họ lại dắt nhau về nhà với cs thường nhật hàng ngày ...
Và tiếp theo xin mời quý đoàn tiếp tục thăm quan tìm hiểu về cột cờ lũng cú : trên bản đồ tổ quốc , Lũng Cú là một chóp nón đầy kiêu hãnh , là vùng đất mà người Việt nào cũng mơ ước được một lần đặt chân đến . Nơi đây đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền Tổ Quốc
* Vị trí địa lý: Cột cờ được xây dựng trên đỉnh Núi Rồng, thuộc địa phận xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, nằm ở độ cao trên 1.468m so với mặt nước biển.
* Lịch sử hình thành: Theo các sử liệu chỉ lại: Tiền thân của cột cờ Lũng Cú xuất hiện từ thời lý, khi Lý Thường Kiệt hội quân trấn ải biên thùy thì ông đã cho treo một lá cờ tại nơi này để đánh dấu chủ quyền lãnh thổ, từ đó lá cờ được duy trì trên bầu trời biên cương.
Đến năm 2000 cột cờ bằng bê tông cốt thép được xây dựng. Khi mới xây dựng thì con đường lên cột cờ vẫn chưa được rải nhựa mà chỉ là đường mòn và cũng chưa có những bậc đá quý như ngày nay, lúc đó nhân dân đã phải cõng, gùi xi măng, đá, cát, sỏi, nước và những nguyên vật liệu xây dựng khác từ chân núi lên. Đến năm 2002, khi cải tạo nâng cấp thì mới rải nhựa và xây dựng toàn bộ các bậc đá.
Được sự đồng ý của thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh Hà Giang đã có văn bản chỉ đạo huyện Đồng Văn tiến hành nâng cấp cột cờ to hơn, đẹp hơn và bề thế hơn ngay tại vị trí Cột cờ cũ. Đây cũng chính là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Công trình Cột cờ Quốc gia được đầu tư xây dựng theo chủ chương của UBND tỉnh Hà Giang, việc đầu tư xây dựng Cột cờ Lũng Cú còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, ngoại giao, khẳng định về chủ quyền lãnh thổ của Quốc gia, đồng thời thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Với những ý nghĩa đó, ngày 8 tháng 3 năm 2010 Cột cờ Lũng Cú chính thức được khởi công xây dựng, cùng với sự nỗ lực, cố gắng và sự quyết tâm của cán bộ, công nhân viên chức đơn vị thi công cũng như sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, ngày 25 tháng 9 năm 2010 cột cờ đã được hoàn thành và được đưa vào phục vụ du khách trong và ngoài nước.
*Khảo tả di tích:
- Đường lên gồm 2 đường:
+ Đường bộ ( phía sau nhà khách Cực Bắc)
+ Đường xe ô tô lên đến nhà lưu niệm chân cột cờ.
- Bậc lên xuống: Tổng số 839 bậc. Trong đó:
+ Từ nhà nghỉ Cực Bắc đến nhà Lưu Niệm: 425 bậc.
+ Từ nhà Lưu Niệm đến chân Cột Cờ : 279 bậc.
+ Bậc cầu thang lên đỉnh cột cờ (trong cột cờ): 135 bậc.
- Chiều cao: Tổng chiều cao = 34,85m trong đó:
+ Chiều cao từ chân bệ đến sàn lan can = 20,6m.
+ Cán cờ cao : 14,25m.
- Bề dày bê tông 40cm.
- Đường kính : Ngoài cột 3,82m.Trong cột 3m.
- Diện tích mặt phù điêu trống đồng Đông Sơn 1,5m.
- Diện tích 8 bức điêu khắc : Diện tích trên 2m, mặt dưới 4m, chiều cao 3,4m.
Cột cờ được xây dựng theo mô hình Cột cờ Hà Nội, thiết kế và thi công bằng bê tông cốt thép toàn khối. Chân bệ được gắn 8 mặt phù điêu trống đồng Đông Sơn và được trạm khắc những nét hoa văn mang sắc thái văn hóa dân tộc vùng miền.
- Ý nghĩa của các mặt trạm khắc:
+ Mặt 1: Truyền thuyết núi Rồng và sự hình thành di tích : Ý nghĩa tên gọi Lũng Cú. Lũng Cú theo tiếng Mông là Lũng Ngô, vùng đất trồng nhiều ngô bên cạnh đó cồn nhiều huyền thoại liên quan đến địa danh này (thời Tây Sơn, sau khi đại thắng quân xâm lược, Hoàng đế Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống rất to ở trạm gác vùng biên ải hiểm trở này. Cứ mỗi canh tiếng trống lại vang lên 3 hồi đĩnh đạc như khẳng định chủ quyền của đất nước. Chính vì thế Lũng Cú đọc chênh âm tiếng Mông là Long Cổ, người ta nói rằng nơi đặt chiếc trống chính là trạm biên phòng Lũng Cú và trống đồng là một vật dụng rất quen thuộc trong cuộc sống của người Lô Lô, các nhà nghiên cứu khẳng định trống đồng của đồng bào Lô Lô có nguồn gốc từ trống đồng Đông Sơn. Chính vì thế khi xây dựng Cột Cờ nhà nước ta đã cho làm phù điêu trên chân bệ mang những nét hoa văn của trống đồng Đông Sơn ).
+ Mặt 2: Truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc : Cũng như giữ gìn điểm Cực Bắc thiêng liêng này, cụ thể là thời lý, Lý Thường Kiệt sau khi trấn ải biên thùy đã cho treo một lá cờ tại vị trí Cột Cờ hiện tại để đánh dấu chủ quyền lãnh thổ.
+ Mặt 3: Đất nước, những chặng đường lịch sử:
Những hình ảnh biểu trưng như Cột mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, như sức nặng chủ quyền Quốc gia trong biểu tượng hồn thiêng sông núi.
+ Mặt 4: Toàn dân làm theo lời Bác: Cùng nhau hướng tới ánh sáng ngọn cờ dưới sự lãnh đạo sáng xuốt của Đảng để xây dựng đất nước, bảo vệ quê hương, tô điểm cho vườn hoa muôn màu của tổ quốc.
+ Mặt 5: Đất nước trên con đường phát triển: Đất nước đã im tiếng súng tiếng bom, những người lính không lui về hậu phương mà vẫn chắc tay súng nơi miền biên ải, cùng nhân dân làm nên những công trình lớn, xây dựng đất nước để tồn tại nơi núi rừng khắc nghiệt. Một trong những hình ảnh vững vàng trên đá, đó chính là hình ảnh cây thông và cây sa mộc.
+ Mặt 6: Sông núi Hà Giang: Cách đây 44 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm đồng bào các dân tộc Hà Giang, đến nay, những lời dạy của người vẫn luôn là nguồn động viên khích lệ quân và dân Hà Giang thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ biên cương tổ quốc, như non sông mãi mãi trường tồn.
+ Mặt 7: Niềm vui cuộc sống mới: Cùng với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc: Lô Lô, Pu Péo ....vui tươi trong cuộc sống thanh bình, lễ hội mùa xuân rộn ràng, nơi tiếng đàn tâm tình gọi bạn, tiếng khèn mông mê say, và tiếng giã gạo vang bên bếp lửa bập bùng.
+ Mặt 8: Hà Giang trên đường phát triển:với sự quyết tâm cao độ, niềm tin vững chắc vào đường lối của Đảng và bằng sự nỗ lực của mỗi người, Hà Giang sẽ ngày càng đi lên trên con đường phát triển....
Tiếp tục là điểm thăm quan cuối cùng trong hành trình đó chính là dinh tự vua mèo :
Từ cậu bé mồ côi đến vị Vua Mèo cai trị 7 vạn dân
Cuộc thiên di của người Mông đến cao nguyên đá Đồng Văn đã đánh dấu một thời kỳ quan trọng trong lịch sử của dân tộc Mông, với sự hình thành những vị Vua Mèo với uy danh vang khắp vùng núi phía Bắc. Đầu thế kỷ XVIII, Đồng Văn có trên dưới 10 vạn người Mông, bao gồm họ Vàng, họ Dương, họ Mã…là những dòng họ lớn nhất.
Mỗi họ có một phong tục riêng, một thói quen thờ cúng, sinh hoạt riêng, bên cạnh những tập tục đặc trưng của người Mông. Mỗi họ cũng có một thủ lĩnh do cả họ nhất trí suy tôn lên làm người đứng đầu. Những thủ lĩnh dòng họ này có trách nhiệm bảo vệ sự an nguy và sức sống của cả dòng họ và phần lớn đều xuất thân từ những gia đình danh giá, giàu có nhất trong dòng họ.
Nhưng Vua Mèo Vương Chính Đức – vị Vua Mèo đầu tiên của người Mông ở Đồng Văn lại không có xuất thân cao quý như thế...Vua Mèo Vương Chính Đức xuất thân nghèo khó. Ông là con trai trong một gia đình người Mông nghèo thuộc họ Vàng. Trước khi được biết đến với cái tên Vương Chính Đức, ông chào đời ở Sà Phìn – Đồng Văn với cái tên Vàng Dúng Lùng.
Vàng Dúng Lùng có một tuổi thơ vất vả. Từ nhỏ bố đã mất, Vàng Dúng Lùng đã phải cùng mẹ và anh trai Vàng Trá Pò lao động cực khổ để tồn tại. Nhưng người già ở Đồng Văn, đặc biệt là ở Sà Phìn – quê hương của Vương Chính Đức – Vàng Dúng Lùng nói, cha mẹ họ, ông bà họ, những người từng chứng kiến Vàng Dúng Lùng lớn lên đều đã sớm thấy khí chất đặc trưng của một người Mông thông minh, quả cảm, luôn khám phá mọi vùng đất xung quanh mình.
Từ nhỏ Vàng Dúng Lùng đã rất hiếu động, thông minh. 10 tuổi, Vàng Dúng Lùng đã biết đi bộ lang thang khắp những vùng núi cao ở Mèo Vạc. Không một bản làng nào, Vàng Dúng Lùng chưa đi qua. Không một người Mông nào ở Đồng Văn, Vàng Dúng Lùng chưa gặp một lần.
Vàng Dúng Lùng thường chỉ về nhà khi chợt nhận ra mình đã đi quá lâu và thường khi ông về, mẹ ông đã suýt không còn nhận ra cậu con trai mà mỗi lần đi lại thấy già dặn, từng trải thêm một chút. Đến tuổi thanh niên, Vàng Dúng Lùng đã là một chàng trai người Mông can đảm, dũng cảm, không sợ hổ báo, không sợ thú dữ mỗi khi đi rừng và có tài khổi khèn hay nức tiếng khắp vùng núi cao Đồng Văn.
Khi người Mông bắt đầu cuộc thiên di xuống phương Nam và dừng lại ở Đồng Văn, vị thủ lĩnh người Mông được lưu truyền lại trong lịch sử người Mông đã mơ ước dân tộc Mông sẽ được sống hòa bình ở vùng đất mới, không phải chịu cảnh đổ máu, chết chóc như suốt lịch sử của mình. Nhưng ước mơ của vị thủ lĩnh đó không thành hiện thực.
Thời Vàng Dúng Lùng sinh ra và lớn lên cũng là thời mà lịch sử phong kiến Việt Nam chứng kiến cuộc xâm lăng của thực dân phương Tây. Sau khi khuất phục được triều đình nhà Nguyễn, thực dân Pháp bắt đầu tiến lên chinh phục các bộ tộc ít người ở vùng núi phía Bắc, trong đó có Đồng Văn.
Cùng lúc đó, triều đình Mãn Thanh cũng tiến quân xuống Đồng Văn, với ý định tiêu diệt những nhóm quân nổi dậy người Mông đang hình thành ở Đồng Văn, vì lo ngại những nhóm quân khởi nghĩa này có thể làm nguy hiểm đến sự cai trị của triều Mãn Thanh ở vùng biên giới giáp Việt Nam. Ở Đồng Văn cũng xuất hiện những nhóm quân nổi dậy từ Trung Quốc dạt sang, với âm mưu đánh chiếm Đồng Văn.
Đứng trước hiểm họa đó, người Mông ở Đồng Văn, dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Vừ Phán Lùng đã đứng dậy, sẵn sàng đánh quân Thanh và đánh quân Pháp đang tiếng vào Đồng Văn. Trong dòng họ Vàng của Vàng Dúng Lùng, cũng có một người theo Vừ Phán Lùng đánh giặc, là Vàng Dí Tủa. Trong cuộc nổi dậy đó, Vừ Phán Lùng đã bị phản bội và giết chết, người Mông ở Đồng Văn bị những nhóm quân nổi dậy Trung Quốc dạt vào Đồng Văn khi đó giết chết dã man.
Vàng Dí Tủa được người Mông Đồng Văn bầu lên thay làm thủ lĩnh cũng chết không lâu sau đó vì bệnh tật. Một lần nữa, cộng đồng người Mông lại họp lại. Vàng Dúng Lùng đứng lên làm thủ lĩnh người Mông thay Vàng Dí Tủa. Dưới sự lãnh đạo của Vàng Dúng Lùng, người Mông Đồng Văn đã đánh bạt những phiến quân ở Đồng Văn, thống nhất toàn bộ vùng Đồng Văn. Thừa thắng xông lên, người Mông Đồng Văn lại tiếp tục sát cánh bên Vàng Dúng Lùng, cùng thủ lĩnh Vàng Dúng Lùng đánh giặc Pháp.
Quân Pháp khi đưa quân lên Cao Bằng, Hà Giang và sau một thời gian củng cố lực lượng, đã bắt đầu tiến hành cuộc chinh phạt Đồng Văn trong suốt hơn 10 năm, từ đầu những năm 1900 với quyết tâm thống trị hoàn toàn vùng đất này, đặt vùng đất này dưới ách đô hộ. Khi thực hiện cuộc chinh phạt này, người Pháp rất tự tin vào sức mạnh của mình và khả năng khuất phục một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu, nghèo đói ở vùng núi cao.
Nhưng người Pháp không lường được những khó khăn ở Đồng Văn. Ngay cả khi chúng đã đặt được những đồn trú ở Đồng Văn, ngay cả khi chúng đã gây cho đồng bào Mông Đồng Văn không biết bao nhiêu tổn thất xương máu, thì chúng vẫn không thể khuất phục được người Mông Đồng Văn.
Đến lúc hiểu được về tập tục và văn hóa của người Mông, người Pháp hiểu rằng chỉ có một cách để tạm cai trị người Mông là phải chấp nhận đưa một thủ lĩnh người Mông lên nắm quyền – một thủ lĩnh mà bất cứ người Mông nào cũng sẵn sàng nghe theo. Và chúng đã chọn thủ lĩnh Vàng Dúng Lùng. Để bắt tay được với thủ lĩnh người Mông, người Pháp đã ký với Vàng Dúng Lùng một hòa ước cam kết rút hết khỏi Đồng Văn và cho người Mông được quyền tự trị với sự giám sát của một nhóm đồn trú của Pháp ở Đồng Văn và một đơn vị hành chính
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip