Ngu phap TQ hien dai

Trích dẫn từ E-book "Tự học Hán ngữ cơ bản"

Bản quyền : Vietsciences- Lê Anh Minh(01/01/2007)  http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.org  

Post lên TTV bởi Vaan_2410 (đa tạ tỷ tỷ vì đã post lên tài liệu rất giá trị này)

Chuyển từ tiếng Hoa sang Hán-Việt : delafere119 (tự sướng một phát)

Chú thích: màu xanh : liên từ, cụm liên từ, phó từ quan trọng

PHẦN I - KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Bài 1. DANH TỪ

1. Từ dùng biểu thị người hay sự vật gọi là danh từ. Nói chung ở trước danh từ ta có thể thêm vào số từ hay lượng từ nhưng danh từ không thể nhận phó từ làm bổ nghĩa. Một số ít danh từ đơn âm tiết có thể trùng lặp để diễn tả ý «từng/mỗi».

Thí dụ:

« nhân nhân » (Mỗi người= mỗi nhân ),

« thiên thiên » (Mỗi ngày= mỗi thiên ), v.v...

Phía sau danh từ chỉ người, ta có thể thêm từ vĩ « môn » (Môn) Để biểu thị số nhiều.

Thí dụ:

lão sư môn (Các giáo viên).

Nhưng nếu trước danh từ có số từ hoặc lượng từ hoặc từ khác vốn biểu thị số nhiều thì ta không thể thêm từ vĩ « môn » vào phía sau danh từ. Ta không thể nói « ngũ cá lão sư môn » mà phải nói « ngũ cá lão sư » (5 giáo viên).

2. Nói chung, danh từ đều có thể làm chủ ngữ, tân ngữ, và định ngữ trong một câu.

A/. Làm chủ ngữ chủ ngữ.

Thí dụ:

Bắc kinh thị trung quốc đích thủ đô. = Bắc Kinh là thủ đô của Trung Quốc.

Hạ thiên nhiệt. = Mùa hè nóng.

Tây biên thị thao tràng. = Phía tây là sân chơi.

Lão sư cấp ngã môn thượng khóa. = Giáo viên dạy chúng tôi.

B/. Làm tân ngữ tân ngữ.

Thí dụ:

Tiểu vân khán thư. = Tiểu Vân đọc sách.

Hiện tại thị ngũ điểm. = Bây giờ là 5 giờ.

Ngã môn gia tại đông biên. = Nhà chúng tôi ở phía đông.

Ngã tả tác nghiệp. = Tôi làm bài tập.

C/. Làm định ngữ định ngữ.

Thí dụ:

Giá thị trung quốc từ khí. = Đây là đồ sứ Trung Quốc.

Ngã hỉ hoan hạ thiên đích dạ vãn. = Tôi thích đêm mùa hè.

Anh ngữ ngữ pháp bỉ giác giản đan. = Ngữ pháp tiếng Anh khá đơn giản.

Mụ mụ đích y phục tại na nhân. = Y phục của má ở đàng kia.

3. Từ chỉ thời gian (Danh từ biểu thị ngày tháng năm, giờ giấc, mùa, v.v...) Và từ chỉ nơi chốn (Danh từ chỉ phương hướng hoặc vị trí) Cũng có thể làm trạng ngữ, nhưng nói chung các danh từ khác thì không có chức năng làm trạng ngữ.

Thí dụ:

Tha hậu thiên lai. = Ngày mốt hắn sẽ đến.

Ngã môn vãn thượng thượng khóa. = Buổi tối chúng tôi đi học.

Nâm lí biên thỉnh. = Xin mời vào trong này.

Ngã môn ngoại biên đàm. = Chúng ta hãy nói chuyện ở bên ngoài.

Bài 2. HÌNH DUNG TỪ

Hình dung từ là từ mô tả hình trạng và tính chất của sự vật hay người, hoặc mô tả trạng thái của hành vi hay động tác. Phó từ « bất » đặt trước hình dung từ để tạo dạng thức phủ định.

* Các loại hình dung từ:

1. Hình dung từ mô tả hình trạng của người hay sự vật: đại, tiểu, cao, ải, hồng, lục, tề, mĩ lệ.

2. Hình dung từ mô tả tính chất của người hay sự vật: hảo, phôi, lãnh, nhiệt, đối, thác, chánh xác, vĩ đại, ưu tú, nghiêm trọng.

3. Hình dung từ mô tả trạng thái của một động tác/hành vi: khoái, mạn, khẩn trương, lưu lợi, nhận chân, thục luyện, tàn khốc.

* Cách dùng:

1. Làm định ngữ: Hình dung từ chủ yếu là bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm của một ngữ danh từ.

Thí dụ:

Hồng quần tử = váy đỏ.

Lục mạo tử = nón xanh.

Khoan nghiễm đích nguyên dã = vùng quê rộng lớn.

Minh mị đích dương quang = nắng sáng rỡ.

2. Làm vị ngữ:

Thí dụ:

Thì gian khẩn bách. = Thời gian gấp gáp.

Tha ngận phiêu lượng. = Cô ta rất đẹp.

Mạt lị hoa ngận hương. = Hoa lài rất thơm.

Tha ngận cao. = Hắn rất cao.

3. Làm trạng ngữ: Một cách dùng chủ yếu của hình dung từ là đứng trước động từ để làm trạng ngữ cho động từ.

Thí dụ:

Khoái tẩu. = Đi nhanh lên nào.

Nhĩ ứng cai chánh xác địa đối đãi phê bình. = Anh phải đúng đắn đối với phê bình.

Đồng học môn nhận chân địa thính giảng. = Các bạn học sinh chăm chú nghe giảng bài.

4. Làm bổ ngữ: Hình dung từ làm bổ ngữ cho vị ngữ động từ

. Thí dụ:

Bả nhĩ tự kỉ đích y phục tẩy can tịnh. = Anh hãy giặt sạch quần áo của anh đi.

Vũ thủy đả thấp liễu tha đích đầu phát. = Mưa làm ướt tóc nàng.

Phong xuy can liễu y phục. = Gió làm khô quần áo.

5. Làm chủ ngữ:

Thí dụ:

Khiêm hư thị trung quốc truyện thống đích mĩ đức. = Khiêm tốn là nết đẹp cổ truyền của Trung Quốc.

Kiêu ngạo sử nhân lạc hậu. = Kiêu ngạo khiến người ta lạc hậu.

6. Làm tân ngữ

Thí dụ:

Nữ hài tử ái phiêu lượng. = Con gái thích đẹp.

Tha hỉ hoan an tĩnh. = Hắn thích yên tĩnh.

Bài 3. ĐỘNG TỪ

Động từ là từ biểu thị động tác, hành vi, hoạt động tâm lý, sự phát triển biến hoá, v.v... Động từ có thể phân thành «cập vật động từ» (Transitive verbs= động từ có kèm tân ngữ) Và «bất cập vật động từ» (Intransitive verbs= động từ không kèm tân ngữ). Dạng phủ định của động từ có chữ « bất » hay « một » hay « một hữu ».

*Cách dùng:

1. Động từ làm vị ngữ vị ngữ.

Thí dụ:

Ngã hỉ hoan bắc kinh. = Tôi thích Bắc Kinh.

Ngã trạm tại trường thành thượng. = Tôi đang đứng trên Trường Thành.

2. Động từ làm chủ ngữ chủ ngữ. Động từ có thể làm chủ ngữ với điều kiện vị ngữ là hình dung từ hoặc là động từ biểu thị ý «đình chỉ, bắt đầu, phán đoán».

Thí dụ:

Lãng phí khả sỉ. = Lãng phí thì đáng xấu hổ.

Bỉ tái kết thúc liễu. = Trận đấu đã xong.

3. Động từ làm định ngữ định ngữ. Khi động từ làm định ngữ, phía sau nó có trợ từ « đích ». Thí dụ:

Thí dụ:

Nhĩ hữu cật đích đông tây mạ? = Anh có gì ăn không?

Tha thuyết đích thoại ngận chánh xác. = Điều nó nói rất đúng.

4. Động từ làm tân ngữ tân ngữ.

Thí dụ:

Ngã hỉ hoan học tập. = Tôi thích học.

Ngã môn thập điểm kết thúc liễu thảo luận. = Chúng tôi đã chấm dứt thảo luận lúc 10 giờ.

5. Động từ làm bổ ngữ bổ ngữ.

Thí dụ:

Ngã thính đắc đổng. = Tôi nghe không hiểu.

Tha khán bất kiến. = Nó nhìn không thấy.

6. Động từ làm trạng ngữ trạng ngữ. Khi động từ làm trạng ngữ, phía sau nó có trợ từ « địa ».

Thí dụ:

Tha phụ mẫu nhiệt tình địa tiếp đãi liễu ngã. = Bố mẹ anh ấy đã tiếp đãi tôi nhiệt tình.

Học sanh môn nhận chân địa thính lão sư giảng khóa. = Các học sinh chăm chú nghe thầy giảng bài.

*Vài vấn đề cần chú ý khi dùng động từ:

1. Động từ Hán ngữ không biến đổi như động từ tiếng Pháp, Đức, Anh... Tức là không có sự hoà hợp giữa chủ ngữ và động từ (Subject - verb agreement), không có biến đổi theo ngôi (Số ít/số nhiều) Và theo thì (Tense).

Thí dụ:

Ngã thị học sanh. = Tôi là học sinh.

Tha thị lão sư. = Bà ấy là giáo viên.

Tha môn thị công nhân. = Họ là công nhân.

Ngã chánh tại tả tác nghiệp. = Tôi đang làm bài tập.

Ngã mỗi thiên hạ ngọ tả tác nghiệp. = Chiều nào tôi cũng làm bài tập.

Ngã tả liễu tác nghiệp. = Tôi đã làm bài tập.

2. Trợ từ « liễu » gắn sau động từ để diễn tả một động tác hay hành vi đã hoàn thành. Thí dụ:

Thí dụ:

Ngã độc liễu nhất bổn thư. = Tôi đã đọc xong một quyển sách.

Tha tẩu liễu. = Nó đi rồi.

3. Trợ từ « trứ » gắn sau động từ để diễn tả một động tác đang tiến hành hoặc một trạng thái đang kéo dài. Thí dụ:

Thí dụ:

Ngã môn chánh thượng trứ khóa. = Chúng tôi đang học.

Môn khai trứ ni. = Cửa đang mở.

4. Trợ từ « quá » gắn sau một động từ để nhấn mạnh một kinh nghiệm đã qua. Thí dụ:

Thí dụ:

Ngã khứ quá bắc kinh. = Tôi từng đi Bắc Kinh.

Ngã tằng kinh khán quá giá bổn thư. = Tôi đã từng đọc quyển sách này.

Bài 4. TRỢ ĐỘNG TỪ:

Trợ động từ là từ giúp động từ để diễn tả «nhu cầu, khả năng, nguyện vọng». Trợ động từ cũng có thể bổ sung cho hình dung từ. Danh từ không được gắn vào phía sau trợ động từ. Dạng phủ định của trợ động từ có phó từ phủ định « bất ». Trợ động từ có mấy loại như sau:

1. Trợ động từ diễn tả kỹ năng/năng lực: năng, năng cú, hội.

2. Trợ động từ diễn tả khả năng: năng, năng cú, hội, khả dĩ, khả năng.

3. Trợ động từ diễn tả sự cần thiết về mặt tình/lý: ứng cai, ứng đương, cai, yếu.

4. Trợ động từ diễn tả sự bắt buộc (Tất yếu): tất tu, đắc

5. Trợ động từ diễn tả nguyện vọng chủ quan: yếu, tưởng, nguyện ý, cảm, khẳng.

PHẦN II - MỘT SỐ CẤU TRÚC CƠ BẢN

CẤU TRÚC 1: (Câu có vị ngữ là danh từ)

* Cấu trúc: «chủ ngữ+vị ngữ». Trong đó thành phần chủ yếu của vị ngữ có thể là: danh từ, kết cấu danh từ, số lượng từ. Vị ngữ này mô tả thời gian, thời tiết, tịch quán, tuổi tác, số lượng, giá cả, đặc tính, v.v... Của chủ ngữ.

Thí dụ:

Kim thiên thập nguyệt bát hào tinh kì nhật = Hôm nay Chủ Nhật, ngày 8 tháng 10.

Hiện Tại kỉ điểm? Hiện tại thập điểm ngũ phân = Bây giờ mấy giờ? Bây giờ 10 giờ 5 phút.

Nhĩ na nhân nhân? Ngã hà nội nhân = Anh người địa phương nào? Tôi người Hà Nội.

Tha đa đại? Tha tam thập cửu tuế = Ông ấy bao tuổi rồi? Ông ấy 39 tuổi.

Giá kiện đa thiểu tiễn? Giá kiện bát thập khối tiễn = Cái này bao nhiêu tiền? Cái này 80 đồng.

* Mở rộng:

A/ Ta có thể chèn thêm trạng ngữ trạng ngữ:

Thí dụ:

Tha kim niên nhị thập tam tuế liễu = Cô ấy năm nay đã 23 tuổi rồi.

Kim thiên dĩ kinh cửu nguyệt nhị hào liễu = Hôm nay đã 2 tháng 9 rồi.

B/ Ta thêm « bất thị » để tạo thể phủ định:

Thí dụ:

Ngã bất thị hà nội nhân. Ngã thị tây cống nhân = Tôi không phải người Hà Nội, mà là dân Saigon.

Tha kim niên nhị thập tam tuế, bất thị nhị thập cửu tuế = Anh ấy năm nay 23 tuổi, không phải 39 tuổi.

CẤU TRÚC 2: câu có vị ngữ là hình dung từ

*Cấu trúc: «chủ ngữ+vị ngữ». Trong đó thành phần chủ yếu của vị ngữ là hình dung từ nhằm mô tả đặc tính, tính chất, trạng thái của chủ ngữ. Thí dụ:

Thí dụ:

Giá cá giáo thất đại. = Phòng học này lớn.

Nhĩ đích trung văn thư đa. = Sách Trung văn của tôi (Thì) Nhiều.

*Mở rộng:

A/ Ta thêm « ngận » để nhấn mạnh:

Thí dụ:

Ngã đích học giáo ngận đại. = Trường tôi rất lớn.

B/ Ta thêm « bất » để phủ định:

Thí dụ:

Ngã đích học giáo bất đại. = Trường tôi không lớn.

Ngã đích học giáo bất ngận đại. = Trường tôi không lớn lắm.

C/ Ta thêm « mạ » ở cuối câu để tạo câu hỏi:

Thí dụ:

Nhĩ đích học giáo đại mạ? = Trường anh có lớn không?

D/ Ta dùng «hình dung từ + <<bất>> + hình dung từ» để tạo câu hỏi:

Thí dụ:

Nhĩ đích học giáo đại bất đại? = Trường anh có lớn không? (= nhĩ đích học giáo đại mạ?)

CẤU TRÚC 3: Câu có vị ngữ là động từ)

*Cấu trúc: «chủ ngữ+vị ngữ». Trong đó thành phần chủ yếu của vị ngữ là động từ nhằm tường thuật động tác, hành vi, hoạt động tâm lý, sự phát triển biến hoá, v.v... Của chủ ngữ. Thí dụ:

Thí dụ:

Lão sư thuyết = Thầy giáo nói.

Ngã môn thính = Chúng tôi nghe.

Ngã học tập = Tôi học.

*Mở rộng:

A/ Vị ngữ = động từ + tân ngữ trực tiếp:

Thí dụ:

Ngã khán báo = Tôi xem báo.

Tha đoán luyện thân thể = Nó rèn luyện thân thể.

Tha học tập trung văn = Cô ấy học Trung văn.

B/ Vị ngữ = động từ + tân ngữ gián tiếp (Người) + tân ngữ trực tiếp (Sự vật): Các động từ thường có hai tân ngữ là: <<giáo, tống, cấp, cáo tố, hoàn, đệ, thông tri, vấn, tá.>>

Thí dụ:

Lí lão sư giáo ngã hán ngữ = Thầy Lý dạy tôi Hán ngữ.

Tha tống ngã nhất bổn thư = Anh ấy tặng tôi một quyển sách.

C/ Vị ngữ = động từ + (Chủ ngữ* + vị ngữ*): Bản thân (Chủ ngữ* + vị ngữ*) Cũng là một câu, làm tân ngữ cho động từ ở trước nó. Động từ này thường là: <<thuyết, tưởng, khán kiến, thính kiến, giác đắc, tri đạo, hi vọng, tương tín, phản đối, thuyết minh, biểu kì, kiến nghị.>> Thí dụ:

Thí dụ:

Ngã hi vọng tha minh thiên lai. = Tôi mong (Nó ngày mai đến).

Ngã khán kiến tha lai liễu. = Tôi thấy (Nó đã đến).

Ngã yếu thuyết minh giá cá ý kiến bất đối. = Tôi muốn nói rằng (Ý kiến này không đúng).

Tha phản đối ngã giá dạng tố. = Nó phản đối (Tôi làm thế).

D/ Ta thêm « bất » hoặc « một » hoặc « một hữu » trước động từ để phủ định: * « bất » phủ định hành vi, động tác, tình trạng.

Thí dụ:

Ngã hiện tại chỉ học tập hán ngữ, bất học tập kì tha ngoại ngữ. = Tôi hiện chỉ học Hán ngữ thôi, chứ không học ngoại ngữ khác.

* « một » hoặc « một hữu » ý nói một hành vi hay động tác chưa phát sinh hay chưa hoàn thành.

Thí dụ:

Ngã một (Một hữu) Khán kiến tha. = Tôi chưa gặp nó.

E/ Ta thêm « mạ » vào câu phát biểu loại này để tạo thành câu hỏi; hoặc dùng cấu trúc tương đương «động từ + bất + động từ» hay «động từ + một + động từ»:

Thí dụ:

Lí lão sư giáo nhĩ hán ngữ mạ? = Thầy Lý dạy anh Hán ngữ à?

Lí lão sư giáo bất giáo nhĩ hán ngữ? = Thầy Lý có dạy anh Hán ngữ không?

Lí lão sư giáo một giáo nhĩ hán ngữ? = Thầy Lý có dạy anh Hán ngữ không?

CẤU TRÚC 4:câu có vị ngữ

là cụm chủ - vị *Cấu trúc: «chủ ngữ+vị ngữ». Trong đó vị ngữ là (Chủ ngữ*+vị ngữ*).

Thí dụ:

Tha thân thể ngận hảo = Nó sức khoẻ rất tốt.

Ngã đầu thống = Tôi đầu đau (= tôi đau đầu).

Có thể phân tích cấu trúc này theo: «chủ ngữ + vị ngữ», trong đó chủ ngữ là một ngữ danh từ chứa « đích »:

Thí dụ:

Tha đích thân thể ngận hảo = Sức khoẻ nó rất tốt.

Ngã đích đầu thống = Đầu tôi đau.

CẤU TRÚC 5: « thị » tự cú (Câu có chữ thị)

*Cấu trúc: Loại câu này để phán đoán hay khẳng định:

Thí dụ:

Giá thị thư = Đây là sách.

Ngã thị việt nam nhân = Tôi là người Việt Nam.

Tha thị ngã đích bằng hữu = Hắn là bạn tôi.

*Mở rộng:

A/ Chủ ngữ + « thị » + (Danh từ / đại từ nhân xưng / hình dung từ) + « đích »:

Thí dụ:

Giá bổn thư thị lí lão sư đích. = Sách này là của thầy Lý.

Na cá thị ngã đích. = Cái kia là của tôi.

Bổn họa báo thị tân đích. = Tờ báo ảnh này mới.

B/ Dùng « bất » để phủ định:

Thí dụ:

Tha bất thị lí lão sư. Tha thị vương lão sư. = Ông ấy không phải thầy Lý, mà là thầy Vương.

C/ Dùng « mạ » để tạo câu hỏi:

Thí dụ:

Giá bổn thư thị lí lão sư mạ? = Sách này có phải của thầy Lý không?

D/ Dùng « thị bất thị » để tạo câu hỏi:

Thí dụ:

Giá bổn thư thị bất thị lí lão sư? = Sách này có phải của thầy Lý không? (= giá bổn thư thị lí lão sư mạ?)

CẤU TRÚC 6: Câu có chữ <<hữu>>

Cách dùng:

1* Ai có cái gì (→ sự sở hữu):

Thí dụ:

Ngã hữu ngận đa trung văn thư = Tôi có rất nhiều sách Trung văn.

2* Cái gì gồm có bao nhiêu:

Thí dụ:

Nhất niên hữu thập nhị cá nguyệt, ngũ thập nhị cá tinh kì. Nhất tinh kì hữu thất thiên = Một năm có 12 tháng, 52 tuần lễ. Một tuần có bảy ngày.

3* Hiện có (= tồn tại) Ai/cái gì:

Thí dụ:

Ốc tử lí một hữu nhân = Không có ai trong nhà.

Thư quán lí hữu ngận đa thư, dã hữu ngận đa tạp chí hòa họa báo = Trong thư viện có rất nhiều sách, cũng có rất nhiều tạp chí và báo ảnh.

4* Dùng kê khai (Liệt kê) Xem có ai/cái gì:

Thí dụ:

Thao tràng thượng hữu đả cầu đích, hữu bào bộ đích, hữu luyện thái cực quyền đích = Ở sân vận động có người đánh banh, có người chạy bộ, có người tập Thái cực quyền.

5* Dùng « một hữu » để phủ định; không được dùng « bất hữu »:

Thí dụ:

Ngã một hữu tiễn = Tôi không có tiền.

CẤU TRÚC 7: Câu có vị ngữ là hai động từ

Hình thức chung: Chủ ngữ+ động từ1 + (Tân ngữ) + động từ2 + (Tân ngữ).

Thí dụ:

Ngã môn dụng hán ngữ đàm thoại = Chúng tôi dùng Hán ngữ [để] nói chuyện.

Ngã yếu khứ công viên ngoạn = Tôi muốn đi công viên chơi.

Tha tọa phi ki khứ bắc kinh liễu = Anh ấy đi máy bay đến Bắc Kinh.

Tha ác trứ ngã đích thủ thuyết: « ngận hảo, ngận hảo. » = Hắn nắm tay tôi nói: «Tốt lắm, tốt lắm.»

Ngã hữu kỉ cá vấn đề yếu vấn nhĩ = Tôi có vài vấn đề muốn hỏi anh.

Ngã mỗi thiên hữu thì gian đoán luyện thân thể = Mỗi ngày tôi đều có thời gian rèn luyện thân thể.

CẤU TRÚC 8:câu kiêm ngữ

*Hình thức: Chủ ngữ1 + động từ1+ (Tân ngữ của động từ1 và là chủ ngữ động từ2) + động từ2 + (Tân ngữ của động từ2). Thí dụ:

Thí dụ:

Tha khiếu ngã cáo tố nhĩ giá kiện sự = Nó bảo tôi nói cho anh biết chuyện này.

(<<ngã>> là tân ngữ của khiếu mà cũng là chủ ngữ của <<cáo tố>>; động từ <<cáo tố>> có hai tân ngữ: <<nhĩ>> là tân ngữ gián tiếp và <<giá kiện sự>> là tân ngữ trực tiếp.)

*Đặc điểm:

A/ «Động từ1» ngụ ý yêu cầu hay sai khiến, thường là: <<thỉnh, nhượng, khiếu, sử, phái, khuyến, cầu, tuyển, yếu cầu, thỉnh cầu, v.v...>>

Thí dụ:

Ngã thỉnh tha minh thiên vãn thượng đáo ngã gia = Tôi mời anh ấy chiều mai đến nhà tôi.

B/ Để phủ định cho cả câu, ta đặt <<bất>> hay <<một>> trước «Động từ1».

Thí dụ:

Tha bất nhượng ngã tại giá nhân đẳng tha = Hắn không cho tôi chờ hắn ở đây.

Ngã môn một thỉnh tha lai, thị tha tự kỉ lai đích = Chúng ta có mời hắn đến đâu, là hắn tự đến đấy.

C/ Trước «động từ2» ta có thể thêm <<biệt>> hay <<bất yếu.>>

Tha thỉnh đại gia bất yếu thuyết thoại = Hắn yêu cầu mọi người đừng nói chuyện.

CẤU TRÚC 9: câu có chữ <<bả>>

*Hình thức: «chủ ngữ + (Bả + tân ngữ) + động từ». Chữ <<bả>> báo hiệu cho biết ngay sau nó là tân ngữ.

Thí dụ:

Tha môn bả bệnh nhân tống đáo y viện khứ liễu = Họ đã đưa người bệnh đến

bệnh viện rồi.

Ngã dĩ kinh bả khóa văn niệm đích ngận thục liễu = Tôi đã học bài rất thuộc.

* Trong câu sai khiến, để nhấn mạnh, chủ ngữ bị lược bỏ:

Khoái bả môn quan thượng = Mau mau đóng cửa lại đi.

*Đặc điểm:

A/ Loại câu này dùng nhấn mạnh ảnh hưởng hay sự xử trí của chủ ngữ đối với tân ngữ. Động từ được dùng ở đây hàm ý: «khiến sự vật thay đổi trạng thái, khiến sự vật dời chuyển vị trí, hoặc khiến sự vật chịu sự tác động nào đó».

Thí dụ:

Tha bả na bả y tử bàn đáo ngoại biên khứ liễu = Nó đã đem cái ghế đó ra bên ngoài. (chữ <<bả>> thứ nhất là để báo hiệu tân ngữ; chữ <<bả>> thứ hai là lượng từ đi với "na bả y tử": cái ghế đó.)

B/ Loại câu này không dùng với động từ diễn tả sự chuyển động.

Thí dụ:

Phải nói: "học sanh tiến giáo thất khứ liễu" = Học sinh đi vào lớp.

Không được nói: "học sanh bả giáo thất tiến khứ liễu."

C/ Tân ngữ phải là một đối tượng cụ thể đã biết, không phải là đối tượng chung chung bất kỳ.

Thí dụ:

Ngã ứng cai bả giá thiên khóa văn phiên dịch thành anh văn = Tôi phải dịch bài học này ra tiếng Anh.

Nhĩ biệt bả y phục phóng tại na nhân = Anh đừng để quần áo ở đó chứ.

D/ Dùng <<trứ>> và <<liễu>> để nhấn mạnh sự xử trí/ảnh hưởng.

Thí dụ:

Nhĩ bả vũ y đái trứ, khán dạng tử mã thượng hội hạ vũ đích = Anh đem theo áo mưa đi, có vẻ như trời sắp mưa ngay bây giờ đấy.

Ngã bả na bổn hán việt từ điển mãi liễu = Tôi mua quyển từ điển Hán Việt đó rồi.

E/ Trước <<bả>> ta có thể đặt động từ năng nguyện (Tưởng, yếu, ứng cai), phó từ phủ định (Biệt, một, bất), từ ngữ chỉ thởi gian <<dĩ kinh, tạc thiên>>...

Thí dụ:

Ngã ứng cai bả trung văn học hảo = Tôi phải học giỏi Trung văn.

Tha một bả vũ y đái lai = Nó không mang theo áo mưa.

Kim thiên ngã bất bả giá cá vấn đề lộng đổng tựu bất thụy giác = Hôm nay tôi không hiểu vấn đề này, nên không ngủ được.

Ngã tạc thiên bả thư hoàn cấp đồ thư quán liễu = Hôm qua tôi đã trả sách cho thư viện rồi.

F/ Loại câu này được dùng khi động từ có các từ kèm theo là: <<thành, vi, tác, tại, thượng, đáo, nhập, cấp.>>

Thí dụ:

Thỉnh nhĩ bả giá cá cú tử phiên dịch thành trung văn = Xin anh dịch câu này sang Trung văn.

Ngã bả mạo tử phóng tại y giá thượng liễu = Tôi máng chiếc mũ trên giá áo.

Tha bả giá bổn thư tống cấp ngã = Hắn tặng tôi quyển sách này.

Tha bả giá thiên tiểu thuyết cải thành thoại kịch liễu = Hắn cải biên tiểu thuyết này sang kịch bản.

Ngã môn bả tha tống đáo y viện khứ liễu = Chúng tôi đưa nó đến bệnh viện.

Tha thiên thiên tảo thượng thất điểm chung bả hà i tử tống đáo học giáo khứ = Mỗi buổi sáng lúc 7 giờ bà ấy đưa con đến trường.

G/ Loại câu này được dùng khi động từ có hai tân ngữ (Nhất là tân Ngữ khá dài).

Thí dụ:

Ngã bất nguyện ý bả tiễn tá cấp tha = Tôi không muốn cho hắn mượn tiền.

Tha bả cương tài thính đáo đích hảo tiêu tức cáo tố liễu đại gia = Cô ấy bảo cho mọi người biết tin tốt lành mà cô ấy mới nghe được.

H/ Sau tân ngữ có thể dùng <<đô>> và <<toàn>> để nhấn mạnh.

Thí dụ:

Tha bả tiễn đô hoa hoàn liễu = Nó xài hết sạch tiền rồi.

Tha bả na ta thủy quả toàn cật liễu = Nó ăn hết sạch mấy trái cây đó rồi.

I/ Loại câu này không được dùng nếu động từ biểu thị sự phán đoán hay trạng thái (Thị, hữu, tượng, tại...); biểu thị hoạt động tâm lý hay nhận thức (Tri đạo, đồng ý, giác đắc, hi vọng, yếu cầu, khán kiến, thính kiến...); và biểu thị sự chuyển động (Thượng, hạ, tiến, khứ, hồi, quá, đáo, khởi...).

CẤU TRÚC 10:câu bị động

Tổng quát: Có hai loại câu bị động:

1* Loại câu ngụ ý bị động. (Loại câu này trong tiếng Việt cũng có.)

Thí dụ:

Tín dĩ kinh tả hảo liễu = Thư đã viết xong. (= Thư đã được viết xong.)

Bôi tử đả phá liễu = Cái tách [bị đánh] vỡ rồi.

Cương mãi lai đích đông tây đô phóng tại giá nhân liễu = Mấy thứ vừa mua [được] đặt ở chỗ này.

2* Loại câu bị động có các chữ<< bị, nhượng, khiếu.>>

Hình thức chung: «chủ ngữ + (Bị / nhượng / khiếu) + tác nhân + động từ».

Thí dụ:

Song tử đô bị phong xuy khai liễu = Các cửa sổ đều bị gió thổi mở tung ra.

Khốn nan nhất định hội bị ngã môn khắc phục đích = Khó khăn nhất định phải bị chúng ta vượt qua. (= Khó khăn này chúng ta nhất định phải khắc phục.)

Ngã đích tự hành xa nhượng (Khiếu / bị) Nhân tá tẩu liễu = Xe đạp tôi bị người ta mượn rồi.

* Tác nhân có thể bị lược bỏ:

Thí dụ:

Tha bị phái đáo hà nội khứ công tác liễu = Hắn được phái đến Hà Nội làm việc.

CẤU TRÚC 11: Câu hỏi

1* Câu hỏi «có/không» (Tức là người trả lời sẽ nói: «có/không»): Ta gắn « mạ » hay « ba » vào cuối câu phát biểu.

Thí dụ:

Nhĩ kim niên nhị thập ngũ mạ? = Anh năm nay 25 tuổi à?

Nhĩ hữu cổ đại hán ngữ từ điển mạ? = Anh có từ điển Hán ngữ cổ đại không?

Lí lão sư giáo nhĩ hán ngữ ba? = Thầy Lý dạy anh Hán ngữ à?

2* Câu hỏi có chữ « ni »:

Thí dụ:

Nhĩ điện ảnh phiếu ni? = Vé xem phim của anh đâu?

Ngã tưởng khứ ngoạn, nhĩ ni? = Tôi muốn đi chơi, còn anh thì sao?

Yếu thị tha bất đồng ý ni? = Nếu ông ta không đồng ý thì sao?

3* Câu hỏi có từ để hỏi: « thùy », « thập yêu », « na nhân », « na lí », « chẩm yêu », « chẩm yêu dạng », « kỉ », « đa thiểu », « vi thập yêu », v.v...:

A/ Hỏi về người:

Thí dụ:

Thùy kim thiên một hữu lai? = Hôm nay ai không đến?

Tha thị thùy? = Hắn là ai vậy?

Nhĩ thị na quốc nhân? = Anh là người nước nào?

B/ Hỏi về vật:

Thí dụ:

Giá thị thập yêu? = Đây là cái gì?

C/ Hỏi về sở hữu:

Thí dụ:

Giá bổn thư thị thùy đích? = Sách này của ai?

D/ Hỏi về nơi chốn:

Thí dụ:

Nhĩ khứ na nhân? = Anh đi đâu vậy?

E/ Hỏi về thời gian:

Thí dụ:

Tha thị thập yêu thì hậu đáo trung quốc lai đích? = Hắn đến Trung Quốc hồi nào?

Hiện tại kỉ điểm? = Bây giờ là mấy giờ?

F/ Hỏi về cách thức:

Thí dụ:

Nhĩ môn thị chẩm yêu khứ thượng hải đích? = Các anh đi Thượng Hải bằng cách nào?

G/ Hỏi về lý do tại sao:

Thí dụ:

Nhĩ tạc thiên vi thập yêu một hữu lai? = Hôm qua sao anh không đến?

H/ Hỏi về số lượng:

Thí dụ:

Nhĩ đích ban hữu đa thiểu học sanh? = Lớp của bạn có bao nhiêu học sinh?

4* Câu hỏi «chính phản», cũng là để hỏi xem có đúng vậy không:

Thí dụ:

Hán ngữ nan bất nan? = Hán ngữ có khó không?

Nhĩ thị bất thị việt nam nhân? = Anh có phải là người Việt Nam không?

Nhĩ hữu một hữu « khang hi tự điển »? = Anh có tự điển Khang Hi không?

5* Câu hỏi «hay/hoặc», hỏi về cái này hay cái khác. Ta dùng « hoàn Thị »:

Thí dụ:

Giá thị nhĩ đích từ điển hoàn thị tha đích từ điển? = Đây là từ điển của anh hay của nó? (= giá bổn từ điển thị nhĩ đích hoàn thị tha đích?)

Giá cá cú tử đối hoàn thị bất đối? = Câu này đúng hay không đúng?(Đúng hay sai?)

Kim thiên cửu hào hoàn thị thập hào? = Hôm nay ngày 9 hay 10?

CẤU TRÚC 12: Cụm danh từ

1* Cụm danh từ là «nhóm từ mang tính chất danh từ», là dạng mở rộng của danh từ, được dùng tương đương với danh từ, và có cấu trúc chung: «định ngữ + (Đích)+ trung tâm ngữ». Trong đó «trung tâm ngữ» là thành phần cốt lõi (Vốn là danh từ); còn «định ngữ» là thành phần bổ sung /xác định ý nghĩa cho thành phần cốt lõi. Yếu tố « đích » có khi bị lược bỏ.

Thí dụ:

Kim thiên đích báo = tờ báo hôm nay

Tham quan đích nhân = người tham quan

Khứ công viên đích nhân = người đi công viên

Cổ lão đích truyện thuyết = truyền thuyết lâu đời

Hạnh phúc (Đích) Sanh hoạt = cuộc sống hạnh phúc

2* Trung tâm ngữ phải là danh từ. Định ngữ định ngữ có thể là:

A/ Danh từ:

Thí dụ:

Việt nam đích văn hóa = văn hoá Việt Nam.

B/ Đại từ:

Thí dụ:

Tha đích nỗ lực = cố gắng của nó.

C/ Chỉ định từ+lượng từ:

Thí dụ:

Giá bổn tạp chí tờ = tạp chí này

D/ Số từ+lượng từ:

Tam cá nhân = ba người;

Nhất trương thế giới địa đồ = một tấm bản đồ thế giới.

E/ Hình dung từ:

Thí dụ:

Hạnh phúc (Đích) Sanh hoạt = cuộc sống hạnh phúc;

Hảo bằng hữu = bạn tốt.

F/ Động từ:

Thí dụ:

Tham quan đích nhân = người tham quan.

G/ Động từ+tân ngữ:

Thí dụ:

Kị tự hành xa đích nhân = người đi xe đạp.

H/ Cụm «Chủ - Vị»:

Thí dụ:

Tha mãi đích tự hành xa = xe đạp (Mà) Nó mua.

CẤU TRÚC 13: So sánh

1* Tự so với bản thân: «càng thêm.../ lại càng...». Ta dùng « canh ».

Thí dụ:

Na chủng phương pháp canh hảo = Phương pháp đó càng tốt.

Tha bỉ dĩ tiền canh kiện khang liễu = Hắn khoẻ mạnh hơn trước.

2* Dùng « tối » biểu thị sự tuyệt đối: «... Nhất».

Thí dụ:

Giá ta thiên dĩ lai, kim thiên tối lãnh = Mấy ngày nay, hôm nay là lạnh nhất.

Ngã tối hỉ hoan du vịnh = Tôi thích bơi lội nhất.

3*.So sánh giữa hai đối tượng để thấy sự chênh lệch về trình độ, tính chất, v.v..., ta dùng <<bỉ>>. Cấu trúc là: « A + bỉ + B + hình dung từ ». (= A hơn/kém B như thế nào).

Thí dụ:

Ngã bỉ tha đại thập tuế = Tôi lớn hơn nó 10 tuổi.

Tha kim thiên bỉ tạc thiên lai đắc tảo = Hôm nay hắn đến sớm hơn hôm qua.

Tha học tập bỉ dĩ tiền hảo liễu = Hắn học tập tốt hơn trước.

Giá khỏa thụ bỉ na khỏa thụ cao = Cây này cao hơn cây kia.

Giá khỏa thụ bỉ na khỏa thụ cao đắc đa = Cây này cao hơn cây kia nhiều lắm.

Tha du vịnh du đắc bỉ ngã hảo = Nó bơi lội giỏi hơn tôi.

* Dùng « canh » và « hoàn » và để nhấn mạnh:

Thí dụ:

Tha bỉ ngã canh đại = Tôi đã lớn (Tuổi) Mà nó còn lớn hơn tôi nữa.

Tha bỉ ngã hoàn cao = Tôi đã cao mà nó còn cao hơn tôi nữa.

4* Dùng « hữu » để so sánh bằng nhau.

Thí dụ:

Tha hữu ngã cao liễu = Nó cao bằng tôi.

5* Dùng « bất bỉ » hoặc « một hữu » để so sánh kém: «không bằng...».

Thí dụ:

Tha bất bỉ ngã cao = Nó không cao bằng tôi. (= tha một hữu ngã cao.)

6* Dùng « A cân B (Bất) Nhất dạng + hình dung từ » để nói hai đối tượng A và B khác nhau hay như nhau.

Thí dụ:

Giá bổn thư cân na bổn thư nhất dạng hậu. Sách này dầy như sách kia.

Giá cá cú tử cân na cá cú tử đích ý tư bất nhất dạng = Ý câu này khác ý câu kia.

* Có thể đặt <<bất>> trước hay trước <<nhất dạng>> cũng được.

Thí dụ:

Giá cá cú tử bất cân na cá cú tử đích ý tư nhất dạng = Ý câu này khác ý câu kia.

* Dùng « A <<bất như>> B » để nói hai đối tượng A và B không như nhau.

Thí dụ:

Giá bổn thư bất như na bổn thư = Sách này khác sách kia.

Ngã thuyết trung văn thuyết đắc bất như tha lưu lợi = Tôi nói tiếng Trung Quốc không lưu loát như hắn.

* Tự so sánh:

Thí dụ:

Tha đích thân thể bất như tòng tiền liễu = Sức khoẻ ông ta không được như xưa.

* Dùng « việt... Việt... » để diễn ý «càng... Càng...».

Thí dụ:

Não tử việt dụng việt linh = Não càng dùng càng minh mẫn.

Sản phẩm đích chất lượng việt lai việt hảo = Chất lượng sản phẩm càng ngày càng tốt hơn.

CẤU TRÚC 14: Câu phức

1* Câu phức do hai/nhiều câu đơn (= phân cú) Ghép lại:

* Cấu trúc «Chủ ngữ + (Động từ1+tân ngữ1) + (Động từ2+tân ngữ2) + (Động từ3+tân ngữ3)...» diễn tả chuỗi hoạt động.

Thí dụ:

Vãn thượng ngã phục tập sanh từ, tả hán tự, tố luyện tập = Buổi tối tôi ôn lại từ mới, viết chữ Hán, và làm bài tập.

* Cấu trúc «Chủ ngữ1 + (Động từ1+tân ngữ1) + chủ ngữ2 + (Động từ2+tân ngữ2) +...»

Thí dụ:

Ngã học trung văn, tha học anh văn = Tôi học Trung văn, nó học Anh văn.

2* Dùng « hựu... Hựu... » hoặc « biên... Biên... » để diễn ý «vừa... Vừa...».

Thí dụ:

Tha hựu hội hán ngữ hựu hội anh ngữ = Hắn vừa biết tiếng Trung Quốc, vừa biết tiếng Anh.

Tha hựu hội xướng ca hựu hội khiêu vũ = Nàng vừa biết hát, vừa biết khiêu vũ.

Tha hựu thị ngã đích bằng hữu hựu thị ngã đích lão sư = Ông ta vừa là bạn tôi, vừa là thầy tôi.

Tha môn biên cật phạn biên khán điện thị = Họ vừa ăn cơm vừa xem TV.

Ngã môn biên can biên học = Chúng tôi vừa làm vừa học.

3* Dùng « bất đãn... Nhi thả... » để diễn ý «không những... Mà còn...».

Thí dụ:

Tha bất đãn hội thuyết hán ngữ nhi thả thuyết đắc ngận lưu lợi = Hắn không những biết tiếng Trung Quốc mà còn nói được rất lưu loát.

4* Dùng « việt... Việt... » để diễn ý «càng... Càng...».

Thí dụ:

Não tử việt dụng việt linh = Não càng dùng càng minh mẫn.

Sản phẩm đích chất lượng việt lai việt hảo = Chất lượng sản phẩm càng ngày càng tốt hơn.

5* Câu phức chính - phụ (Thiên - chính phức cú): Cấu trúc này gồm một ý chính (Nằm trong câu chính) Và một ý phụ (Nằm trong câu phụ) Diễn tả: thời gian, nguyên nhân, tương phản, mục đích, điều kiện, v.v...

A/ Thời gian. Ta dùng: « đương... Thì », « tại... Thì », «... Thì hậu », « mỗi thứ...», « nhất... Tựu...», « mỗi thì...».

Thí dụ:

Tha niên khinh đích thì hậu trường đắc ngận mĩ = Hồi còn trẻ bà ấy rất đẹp.

Tại ngã cân nhĩ môn giảng thoại đích thì hậu thỉnh an tĩnh = Khi tôi đang nói chuyện với các anh, xin các anh im lặng.

Tha tại thích túc cầu đích thì hậu thụ liễu thương = Nó bị thương khi đang đá banh.

Mỗi thứ kiến đáo tha ngã đô hòa tha thuyết thoại = Lần nào gặp hắn tôi cũng nói chuyện với hắn.

Ngã khán thư thì tha tại xướng ca = Khi tôi đang đọc sách, cô ta hát.

Đương ngã tại học giáo đích thì hậu ngã ngộ kiến liễu tha = Hồi còn đi học, tôi có gặp hắn.

Nhất hạ khóa ngã tựu hoa tha = Ngay khi tan học, tôi tìm nó.

Tha nhất trứ cấp tựu thuyết bất xuất thoại lai = Khi gấp gáp, nó nói không ra lời.

B/ Nguyên nhân. Ta dùng: « nhân vi... », « nhân vi..., sở dĩ... ».

Thí dụ:

Tha nhân vi lai vãn liễu, sở dĩ tọa tại hậu biên = Vì đến trễ, hắn ngồi phía sau.

Tha thiên thiên tảo thượng đoán luyện, sở dĩ thân thể việt lai việt hảo = Vì ngày nào cũng rèn luyện thân thể, hắn càng ngày càng khoẻ mạnh ra.

Nhân vi hạ vũ, bỉ tái thủ tiêu liễu = Vì trời mưa, trận đấu đã bị hủy bỏ.

C/ Mục đích. Ta dùng: « vi liễu...».

Thí dụ:

Vi liễu học tập hán ngữ ngã mãi nhất bổn hán ngữ từ điển = Để học Hán ngữ, tôi mua một quyển từ điển Hán ngữ.

Vi liễu thành công ngã môn nỗ lực học tập = Để thành công, chúng tôi gắng sức học tập.

D/ Tương phản. Ta dùng: « tuy nhiên... Đãn thị...», « tuy... Đãn...», « tẫn quản... Đãn...».

Thí dụ:

Giá cá lão nhân tuy nhiên niên kỉ ngận đại liễu đãn thị thân thể ngận kiện khang = Ông cụ này tuy rất cao tuổi thế mà rất khoẻ mạnh.

Tha môn tuy cùng đãn ngận khoái nhạc = Họ tuy nghèo nhưng rất vui sướng.

Tẫn quản ngã dĩ tất nghiệp hứa đa niên liễu đãn ngã bất hội vong kí giáo quá ngã đích mỗi nhất vị lão sư = Cho dù tôi đã tốt nghiệp nhiều năm rồi nhưng tôi không hề quên một giáo viên nào đã dạy tôi.

E/ Điều kiện. Ta dùng: « yếu thị...», « như quả...», « giả như...», « chỉ yếu...».

Thí dụ:

Chỉ yếu nhĩ nỗ lực, nhĩ tựu nhất định năng học hảo hán ngữ = Chỉ cần anh cố gắng, nhất định anh sẽ học giỏi Hán ngữ.

Yếu thị hữu ki hội, ngã nhất định đáo bắc kinh khứ lữ hành = Nếu có cơ hội, tôi nhất định sẽ đi du lịch Bắc Kinh.

Như quả hữu thập yêu sự, tựu thỉnh nhĩ đả điện thoại cấp ngã = Nếu có chuyện gì, xin anh gọi điện cho tôi.

Giả như nhĩ minh thiên hữu sự, tựu bất yếu tại lai liễu = Nếu ngày mai có việc bận thì anh khỏi trở lại đây nhé.

Giả như minh thiên bất hạ vũ, ngã môn tắc khứ nại san du ngoạn; hạ vũ tắc bãi = Ngày mai nếu trời không mưa thì chúng ta đi Nại Sơn chơi, còn mưa thì thôi vậy

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: #quoctrung