AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
I. Tác giả
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở Quảng Trị.
- Ông học tại Huế hết bậc Trung học; tốt nghiệp Trường ĐHSP Sài Gòn năm 1960, thoát li lên chiến khu tham gia chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ.
- Ông là một nhà văn cách mạng thời chống Mỹ, từng giữ nhiều chức Tổng thư kí Hội Văn học nghệ thuật Trị Thiên - Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên,...
- Ông là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
- Ông là nhà văn chuyên viết về thể loại bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,... tất cả được diễn đạt trong lối hành văn súc tích, mê đắm bà tài hoa.
- Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986),....
II. Hoàn cảnh sáng tác - xuất xứ:
Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế ngày 4 – 1 – 1981 và được in trong tập sách cùng tên. Bài bút kí có 3 phần, đoạn trích nằm ở phần thứ nhất của tác phẩm.
III. Đọc - hiểu văn bản
1. Vẻ đẹp khác nhau của sông Hương
a. Vẻ đẹp thiên nhiên sông Hương vùng thượng nguồn:
- Sông Hương có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn.
+ Sông Hương như một bản trường ca của rừng già
+ Với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội:
• Khi rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt qua những ghềnh thác.
• Khi cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực sâu, lúc dịu dàng và say đắm giữa dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.
- Sông Hương được nhân hóa như một cô gái Di – gan phóng khoáng, man dại với một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.
- Sông Hương được nhân hóa mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ của con người, nó trở thành người mẹ phù sa của một nền văn hóa xứ sở.
Sông Hương vùng thượng nguồn thật hùng vĩ, hoang dại, dữ dội nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình làm say đắm lòng người – sông Hương vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính.
b. Vẻ đẹp thiên nhiên sông Hương khi về đồng bằng bà ngoại vi thành phố Huế:
- Giữa cách đồng Châu Hóa đầy hoa dại, dòng chảy sông Hương như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng.
- Sau khi ra khỏi vùng núi, sông Hương như nàng tiên được đánh thức, bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân, uốn mình liên tục.
+ Sông Hương chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh co đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới gặp thành phố tương lai của nó.
+ Từ ngã ba Tuần Hòn Chén Ngọc Trản Nguyệt Biều Huế Thiên Mụ Ngọc Trản Tam Thai, Lưu Bảo,...
- Màu sắc dòng sông trở nên xanh thẳm và từ đó trôi đi giữa hai dãi đồi sừng sững như thánh quách...Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.
- Dòng sông mềm như lụa với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi.
- Vẽ đẹp trầm mặc của thiên nhiên, di tích với những đồi thông u tịch và niềm kêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ lan tỏa khắp một vùng thượng lưu.
Sông Hương chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế thật hùng vĩ, rộng lớn, bao la, quanh co, uốn khúc nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình. Bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa làm nổi bật một sông Hương đẹp bới phối canh kì thú giữa nó với thiên nhiên xứ Huế phong phú mà hài hòa.
c. Sông Hương khi chảy qua thành phố Huế: vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, âm nhạc, trữ tình của sông Hương.
- Khi về gặp thành phố Huế sông Hương vui tươi hẳn lên, tiếp tục uốn mình mềm mại:
+ Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của ngoại ô Kim Long.
+ Uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, Cồn Giã Viên.
+ Đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói ta của tình yêu.
+.....
- So sánh sông Hương với sông Xen của Pa-ri, sông Đa nuýp của Bu-đa-pét,....Sông Hương nằm ngay trong lòng thành phố thân yêu của mình.
- Sông Hương cảm nhận ở góc độ thiên nhiên, văn hóa, âm nhạc, hội họa, trữ tình:
+ Một đô thị cổ, trải dọc hai bên bờ.
+ Những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp đô thị, với những cây đa, cây dừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít,...
+ Vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một tâm hồn mô tê...
+ Điệu slow tình cảm dành cho Huế, trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy.
+ Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.
+ Giống như nàng Kiều trong đêm tự tình....
Sông Hương kgi chảy qua thành phố đẹp trữ tình, thơ mộng, cổ kính, gần gũi, giản dị, sinh động, có tâm hồn và gắn bó với bản sắc văn hóa Huế.
d. Vẻ đẹp văn hóa, lịch sử, thơ ca – sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử, thơ ca:
* Sông Hương trong quan hệ với lịch sử:
- Gắn với tên tuổi của anh hùng Nguyễn Huệ ở kinh thành Phú Xuân thế kỉ XVIII.
- Sông Hương sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XX với máu của những cuộc khởi nghĩa, vào thời đại Cách mạng tháng Tám, cuộc tàn phá của đế quốc Mỹ...
- Dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.
-....
Sông Hương hòa mình vào cuộc đấu tranh của nhân dân Huế, gắn với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc với những chiến công oanh liệt. Sông Hương trở thành biểu tượng về lòng tự hào của người dân thành phố Huế và của cả dân tộc Việt Nam.
* Sông Hương trong quan hệ với văn hóa, thơ ca:
- Sông Hương là niềm cảm hứng vô tận cho các thi nhân Việt Nam: Tản Đà, Cao Bá Quát, Tố Hữu, Bà Huyện Thanh Quan,...
- Sông Hương cái tên mang một vẻ đẹp bí ẩn mà con người khó có thể lí giải hết ngọn nguồn, cái tên gắn với truyền thuyết thơ mộng: "Vì yêu quý con sông xinh đẹp, người ta đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi."
Sông Hương là niềm cảm hứng và biểu tượng cho thơ ca – Sông Hương kết tinh tình yêu thiên nhiên thắm thiết của con người xứ Huế.
=> Sông Hương mang vẻ đẹp của một cô gái Huế dịu dàng – kín đáo – thơ mộng – duyên dáng – hoang dại. Sông Hương mang một vẻ đẹp về văn hóa và niềm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
2. Vài nét về nghệ thuật:
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? tiêu biểu cho bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Cây bút giàu trí tuệ, tổng hợp từ một vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí, văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế, tài hoa.
- Cách liên tưởng so sánh, độc đáo, mới lạ, thủ pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
- Cách khám phá đối tượng ở nhiều chiều, nhiều góc độ.
Cái tôi tài hoa, uyên bác.
- Ngôn ngữ giàu chất thơ.
- Giọng điệu mượt mà, sâu lắng
Bút kí trữ tình, giàu chất thơ.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip