VỢ CHỒNG A PHỦ ( Tô Hoài )

I. Tác giả

- Ông là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học Việt Nam hiện đại với hơn 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận, tự truyện và kinh nghiệm sáng tác.

- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta, đặc biệt là vùng núi Tây Bắc

- Tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941), O chuột (tập truyện, 1942), Quê người (tiểu thuyết, 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953),...

II. Hoàn cảnh sáng tác - xuất xứ:

- Truyện Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc, được tặng giải nhất - Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955, sau hơn nửa thê kỉ, đến nay gần như giữ nguyên vẹn giá trị và sức hút đối với thế hệ người đọc.

- Truyện Tây Bắc là kết quả của chuyến thâm nhập thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc 1952. Trong chuyến đi này, Tô Hoài đã sống và gắn bó nghĩa tình với đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,...Và chính cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để Tô Hoài hoàn thành ba truyện ngắn Cứu đất cứu Mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ.

III. Đọc - hiểu văn bản

1. Hình tượng nhân vật Mị

*Khái quát:

 Mị trước khi về làm dâu gạt nợ cho thống lí Pá Tra:

- Cô gái xinh đẹp và tài hoa, có tài thổi sáo - một bông hoa đẹp giữa rừng núi Tây Bắc làm biết bao chàng trai phải si mê.

- Cô gái chăm chỉ, cần cù, hiếu hạnh, khát khao được sống tự do, không tham cuộc sống sang giàu, rất ý thức về nhân cách của mình.

->  Mị là cô gái Mông xinh đẹp, tài hoa, trẻ trung, yêu đời, khát khao được sống tự do, tâm hồn tràn đầy sức sống, giàu lòng tự trọng và ý thức về một cuộc sống tự do thực sự.

 Khi Mị về làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra:

- Mị bị bắt về để làm dâu để gạt nợ:

- Cha mẹ Mị lấy nhau, vì không có tiền đã vay nhà bố thống lí đến đời thống lí vẫn chưa trả xong nợ.

- Mị về làm dâu (bị bắt cóc) để trừ số nợ của bố mẹ, món nợ truyền kiếp.

->  Mị lâm vào một tình cảnh éo le, cơ nhục, khổ đau, bất hạnh, bị tròng hai thừ dây trói"con nợ bắt buộc" và "con dâu bị ép buộc", bị ràng buộc bởi phong tục – hôn nhân (con dâu bị bắt cóc) và phong tục – tôn giáo (con dâu bị trình cúng ma), bị áp bức bởi hai thế lực cường quyền và thế quyền.

1. Tâm trạng Mị khi làm dâu:

* Ban đầu 

- Buồn tủi, đau khổ, rất đơn độc và thấm thía nỗi đau cùa một người con gái bị cướp đoạt.

+ Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc.

+ Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi,...cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.

- Trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra, định tìm cái chết để tự giải thoát mình nhưng vì lòng hiếu thảo, Mị đã cố gắng chịu đựng, dũng cảm quay trở về nhà thống lí.

+ Mị trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏ hoe.

+ Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả nợ cho người ta, tao thì ồm yếu quá rồi. Không được, con ơi!

+ Mị chỉ bưng mặt khóc. Mị ném nắm lá ngón xuống đất...Thế là Mị không đành lòng chết.

->  Những ngày đầu về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị vô cùng phẫn uất, đau khổ, Mị phản khán một cách dữ dội - sự phản khán ấy thể hiện một sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị.

* Tâm trạng Mị những ngày sau:

- Mị đánh mất đi sự phẫn uất ngày nào, không còn tưởng đền cái chết nữa.

+ Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết.

+ Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa.

+ Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi.

- Mị sống lầm lũi, âm thầm, trở thành người nô lệ cam chịu, nhẫn nhục đến mức tê liệt cả thức, buông xuôi, phó mặc cho hoàn cảnh.

+ Mị tưởng mình là con trâu, mình cũng là con ngựa...ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi mà thôi.

+ Mỗi ngày Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.

+ Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết sương hay nắng.

+ Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.

- Mị sống cuộc sống lặng lẽ, âm thầm, không sinh khí với những dấu hiệu sự sống mất dần trong cô: không nói, không cười, không nhớ, chỉ buồn rười rượi,...

->  Những ngày tháng làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, Mị bị đày đọa nặng nề về thể xác và tâm hồn như một con vật, sống trong nỗi khổ đau, cực nhục triền miên, tâm hồn và sức sống Mị bị hủy hoại nghiêm trọng, Mị biến thành một chiếc máy sống - một thứ công cụ lao động cho nhà thống lí Pá Tra.

=> Cuộc sống thống khổ của Mị

2. Tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình.

- Tiếng sáo gọi bạn tình là hình ảnh mang tính biểu tượng: tình yêu trong sáng, khát vọng tự do, sự sống, yêu đời,...của con người đặc biệt là trai gái ở miền núi Tây Bắc.

- Tiếng sáo đã thức tỉnh tâm hồn, sức sống của Mị tưởng đã bị hoàn cảnh hủy hoại, vùi lấp, nay đã trổi dậy.

- Tiếng sáo lặp lại nhiều lần -> dụng ý nghệ thuật của TH : nhân tố tác động đánh thức và làm hồi sinh sức sống tiềm tàng trong Mị .

+ Mị nghe tiếng sáo vọng lại, tha thiết bổi hổi.

+ Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

+ Mày có con trai con gái rồi...Ta đi tìm người yêu.

- Sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị bằng hành động uống rượu

+ Ngày tết, Mị cũng uống rượu.

+ Mị cứ lén lấy hủ rượu cứ uống ừng ực từng bát.

- Tiếng sáo, hương rượu ngà say, tiếng người hát đồng đã đưa Mị sống, nhớ lại quá khứ êm đẹp thời thiếu nữ trẻ trung, yêu đời.

+ Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì

đang sống về ngày trước.

+ Tai Mị văng vẳng nghe tiếng sáo gọi bạn đầu làng.

+ Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi

+....

- Mị thấy vui sướng, phơi phới, tràn đầy sức sống nhưng cũng đau đớn, tuyệt vọng nghĩ đến cái chết để khỏi đối diện với thực tại.

+ Mị không biết, Mị ngồi trơ một mình giữa nhà.

+ Mị thấy phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước.


+ Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.

+ Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.

+ Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra.

- Tâm trạng tưởng như mâu thuẫn nhưng hợp lý thể hiện sự khám phá, cái nhìn biện chứng vào cõi sâu tâm hồn để khái quát quy luật tâm lí con người.

+ Khi niềm khao khát sống là làm người được phục sinh, tự nó trở thành một mãnh lực, xung đột gay gắt, quyết một mất một còn với trạng thái vô nghĩa của thực tại.

+ Quá khứ Mị hiện về như một đối chứng, làm rõ thực tại đau khổ, nên từ tâm trạng hồi tưởng quá khứ tươi đẹp Mị đã có ý nghĩ chết đi vì thực tại vô cùng đau khổ, cơ nhục.

- Trong tiếng sáo rập rờn, Mị hành động thật khỏe khoắn, dứt khoát chứ không buồn và đau khổ để chuẩn bị đi chơi.

+ Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xoắn một miếng bỏ vào đĩa đèn cho sáng.

+ Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi.

+ Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa ở phía trong vách.

- Mị bị A Sử đàn áp thô bạo, Mị nửa mê, nửa tỉnh nhưng đã phản kháng rất quyết liệt, tâm trạng buồn đau đớn nghĩ về thân phận.

+ Mị không nói...Mị đứng lặng không biết mình đang bị trói.

+ Hơi rượi nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi.

+ Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được.

+ Mị thổn thức nghĩ mình không bằng một con ngựa...Mị nín khóc, Mị lạo bồi hồi.

- Sáng tỉnh dậy, Mị cảm giác sợ và đau đớn khi nghĩ về thân phận mình.

+ Mị bàng hoàng tỉnh.

+ Mị sợ quá, Mị cựa quậy...

       =>  Không khí đêm tình mùa xuân trên bản Mèo và tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức sức sống, lay tỉnh tâm hồn Mị - dù bị chà đạp nhưng sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị vẫn không bị lụi tắt. Tâm trạng Mị phức tạp với những xung đột giằng xé diễn ra âm thầm, đau đớn trong cõi tâm tư giữa niềm khao khát hạnh phúc cháy bỏng đang trổi dậy mạnh mẽ và thực tại tàn bạo, lạnh lùng.

=> Sức sống tiềm tàng và khát vọng mãnh liệt.

3. Tâm trạng Mị khi giải thoát cho A Phủ:

* Lúc đầu sau khi bị A Sử trói và trước khi cởi trói:

- Mị trở nên câm lặng, lầm lũi hơn trước, không gắn bó gì với cuộc sống xung quanh nữa.

+ Mị thức suốt đêm im lặng ngồi thoa thuốc cho chồng.

+ Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.

- Mị vô cảm trước nỗi đau của người khác.

+ Mị nhìn sang thấy A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống.

+ Nhưng Mị vẫn thản nhiên ngồi thổi lửa, hơ tay

- Mị thậm chí vô cảm, dửng dưng với chính mình.

+ Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa.

+ A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.

* Khi cởi trói cho A Phủ:

- Nhìn những giọt nước mắt của A Phủ, Mị xúc động thấy thương cho A Phủ và nhớ lại nỗi đau chính mình.

+ Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước lấp lánh đã bòxuống hai hõm má đã xám đen lại.

+ Mị chợt nhớ đến đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia.

- Mị với thái độ căm phẫn, nhận thức rõ bản chất độc ác của bọn thống lí Pá Tra.

+ Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đền chết, nó bắt mình cũng chết thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng trong cái nhà này.

+ Chúng nó thật độc ác.

+ Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi.

+ Người kia, việc gì mà phải chết.

- Sức sống cùng sự đánh thức tâm hồn, lòng thương người cùng cảnh ngộ đã giúp Mị vượt qua nỗi sợ, Mị quyết định cởi dây trói cho A Phủ và tự giải thoát mình.

+ Mị nhớ lại đời mình, Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào đó, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra bảo là Mị đã cởi trói cho nó...làm sao Mị không thấy sợ...

+ Mị rút con dao nhỏ cắt nút dây mây.

+ Rồi Mị cũng vụt chạy...A Phủ cho tôi đi.

+ Ở đây thì chết mất.

 Sức sống luôn tiềm tàng trong tâm hồn Mị dẫn đến sức phản kháng mãnh liệt, táo bạo để giành lại tự do ở Mị.

=> Khi sức sống tiềm tàng trong tâm hồn con người được hồi sinh, nó sẽ là ngọn lửa không thể dập tắt. Nó tất yếu chuyển hóa thành hành động phản kháng táo bạo ở những nạn nhân của giai cấp thống trị, chính họ sẽ đứng lên chống lại cường quyền, áp bức, chống lại mọi sự chà đạp, lăng nhục  để cứu lấy cuộc đời mình. Qua đó tác giả thể hiện niềm tin vững mạnh vào phẩm chất tốt đẹp của những số phận đau khổ, vào khả năng tự thay đổi số phận của chính họ.

2. Hình tượng nhân vật A Phủ

a. Số phận, hoàn cảnh:

- Tuổi thơ cơ cực, đau khổ, bất hạnh và đầy nước mắt: mồ côi cha mẹ, anh chị em chết vì bệnh đậu mùa, vị đem đi bán, sống tha hương,...không có bà con thân thuộc, không họ hàng.

- Lớn lên phải chịu bao oan uất của cuộc đời.

+ Vì nghèo, không thân thích nên dù có bao nhiêu cô gái thầm ao ước mà không thể lấy nỗi vợ.

+ Vì đánh A Sử, kẻ gây rối trong đêm hội mà A Phủ bị đánh, bị phạt vạ, trở thành nô lệ không công cho nhà thống lí Pá Tra.

+ Vì để hổ ăn mất bò nên bị trói đứng cho đến chết.

 A Phủ có số phận, hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương, nạn nhân của bọn chúa đất miền núi Tây Bắc.

b. Tính cách, phẩm chât:

- Cần cù, siêng năng, chăm chỉ, chịu khó, nghị lực, bản lĩnh, tự lập.

+ Biết đúc lưỡi cày, chăm chỉ, chịu khó, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.

+ Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc nhà giàu.

- Khỏe mạnh, gan góc, dũng cảm, táo bạo.

+ Mới mười tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp. A phủ trốn

lên núi lư lạc đến Hồng Ngài.

+ Khỏe, chạy nhanh như ngựa, con gái trong làng nhiều người mê.

+ Ném con quay rất to vào mặt A Sử.

+ A Phủ xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo đập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp.

+ A Phủ quỳ chịu đòn, chỉ im như cái tượng đá.

- Có sức sống mãnh liệt để vùng lên chống số phận

+ A Phủ bỗng khụy xuống, không bước nổi.

+ A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

 A Phủ có tính cách đặc biệt: dũng cảm, gan dạ, ngang tàng, không khiếp sợ trước sự

cường quyền, bạo lực, yêu tự do và lao động., tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của ngưởi lao

động miền núi Tây Bắc.

=> A Phủ hiện thân cho số phận cơ cực, đau khổ của người lao động nghèo miền núi trước cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng như phẩm chất và sức sống mãnh liệt của họ..

 Thông qua cuộc đời Mị và A Phủ, tác giả diễn tả thật sinh động quá trình thức tĩnh vươn lên tìm ánh sáng cách mạng của người dân nghèo Tây Bắc, đó là quy luật tất yếu - một khi người dân nghèo bị áp bức quá độ họ sẽ tìm con đường giải thoát cho mình, chỉ có con đường cách mạng mới thật sự là con đường đem đến hạnh phúc cho họ

3. Vài nét về nghệ thuật:

- Thành công cơ bản của truyện ngắn là ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Mị và A Phủ.

- Miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế: trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài và đêm Mị cởi dây trói cho A Phủ.

- Biệt tài trong miêu tả thiên nhiên và những nét lạ trong phong tục, tập quán xã hội của đồng bào dân tộc.

- Nghệ thuật trần thuật của tác giả uyển chuyển, linh hoạt mang phong cách truyền thống nhưng cũng đầy sáng tạo:

+ Chủ yếu theo lối trần thuật theo sự kiện thời gian, nhưng có lúc đan xen hồi ức một cách tự nhiên, có lúc pha trộn giữa quá khứ với hiện tại

- Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình, vừa giàu chất thơ.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip