nhoc nicolas va nhung chuyen chua ke 3

Những kỷ niệm dịu êm và tươi đẹp

Chúng tôi có khách đến ăn, vào tối nay. Hôm qua khi trở về nhà, bố có vẻ rất vui, bố nói với mẹ rằng trên đường bố đã tình cờ gặp lại người bạn cũ tên là Léon Labière, mà hàng năm nay rồi bố chưa gặp.

“Léon, bố giải thích, là một anh bạn từ thuở bé, bọn anh đã đi học cùng với nhau. Có chung không biết bao những kỷ niệm dịu êm và tươi đẹp! Anh đã mời anh ấy đến ăn vào tối mai”.

Bạn của bố sẽ đến lúc tám giờ, nhưng đến bảy giờ chúng tôi đã sẵn sàng. Mẹ tắm rửa sạch sẽ cho tôi, mẹ mặc cho tôi bộ quần áo màu xanh nước biển và chải tóc cho tôi bằng rất nhiều sáp, nếu không, mớ tóc phía sau gáy tôi nhất định sẽ chẳng chịu nằm yên. Còn bố thì dặn dò tôi đủ mọi thứ, bố bảo tôi phải thật ngoan, khi ngồi vào bàn tôi không được nói leo và tôi phải chăm chú nghe ông Léon bạn bố vì theo bố, đó là một người kinh khủng, rất thành công trong cuộc sống, và điều đó đã thể hiện rõ ngay từ khi còn đi học, và những người giống như ông ấy bây giờ chẳng còn nhiều, và đúng lúc đó có người nhấn chuông cửa.

Bố đi ra mở cửa và một ông to béo mặt đỏ gay bước vào.

- Léon! bố kêu lên. “Anh bạn cũ!”, ông đó thốt lên, thế rồi hai người bắt đầu vỗ vai nhau tới tấp, nhưng họ có vẻ rất phấn khởi, chứ không giống kiểu vỗ vai của bố với ông Blédurt, một người hàng xóm của chúng tôi rất thích trêu tức bố.

Sau khi vỗ vai nhau, bố quay vào nhà và chỉ mẹ lúc ấy đang cười rất tươi và vừa từ bếp đi ra.

- Đây là vợ tớ, Léon ạ. Em yêu, đây là bạn anh, Léon Labière.

Mẹ chìa tay ra và ông Labière vừa bắt tay mẹ vừa nói rằng ông ta rất hân hạnh. Thế rồi bố ra hiệu cho tôi tiến lên và nói:

- Còn đây là Nicolas, con trai tớ.

Ông Labière có vẻ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi, ông trố cả hai mắt ra, miệng huýt sáo và rồi ông nói:

- Chà, một anh chàng lớn đùng! Ra dáng đàn ông ghê! Cháu đã đi học chưa?

Rồi ông ta đưa tay xoa đầu tôi, luồn tay vào mớ tóc của tôi để pha trò. Tôi nhận thấy điều này có vẻ làm cho mẹ không vừa lòng, nhất là khi ông Labière nhìn bàn tay và hỏi:

- Các cậu đổ cái gì lên đầu chú nhóc thế này?

- C ậu thấy nó có giống tớ không? bố hỏi rất nhanh trước khi mẹ ịp trả lời.

- Ờ, ông Labière đáp, trông giống cậu như đúc, có điều tóc nhiều hơn và bụng đỡ phệ hơn, rồi ông Labière bắt đầu cười rất to.

Bố cũng cười, nhưng không to bằng, rồi mẹ nói chúng tôi sẽ bắt đầu dùng khai vị.

Chúng tôi ngồi vào phòng khách và mẹ mang rượu khai vị ra; tôi không được uống rượu khai vị, nhưng mẹ cho phép tôi ăn ô-liu và bánh quy mặn nên tôi rất thích. Bố nâng ly lên và nói:

- Vì những kỷ niệm chung, nào Léon, anh bạn cũ.

- Anh bạn cũ, ông Labière nói và vỗ thật mạnh vào lưng bố khiến bố đánh rơi ly của mình xuống thảm.

- Không sao đâu, mẹ nói.

- Phải, sẽ khô ngay thôi mà, ông Labière nói, rồi ông ta nhấp một ngụm trong ly và nói với bố:

- Tớ thấy cứ kỳ kỳ thế nào khi thấy cậu trong vai một ông bố già đạo mạo.

Bố rót thêm rượu vào ly của mình và ngồi nhích ra một tẹo, để tránh những cú vỗ, bố hơi bị sặc một chút và nói:

- Thôi nào, anh bạn, đừng có nói quá lên như thế, chúng ta cùng tuổi với nhau mà.

- Ồ không, ông Labière nói, cậu không nhớ trong lớp cậu là đứa nhiều tuổi hơn cả à!

- Chúng ta ngồi vào bàn chứ? mẹ hỏi.

Chúng tôi ra bàn ăn và ông Labière ngồi đối diện tôi nói:

- Thế nào cậu bé, sao cháu không nói gì cả? Chẳng ai nghe tiếng cháu cả!

- Bác phải hỏi thì cháu mới được phép nói, tôi trả lời.

Điều đó làm ông Labière cười một thôi một hồi, khiến ông ta đỏ hết mặt mày, còn đỏ hơn cả lúc trước và ông ta vỗ rất nhiều và mạnh, nhưng lần này là lên bàn, khiến những chiếc ly va vào nhau kêu lanh canh. Khi cười xong, ông Labière nói với bố rằng tôi đã được dạy dỗ rất chu đáo; bố nói rằ ng cũng bình thường thôi.

- Thế nhưng, nếu như tớ nhớ không nhầm,thì trước đây cậu thật là kinh khủng, ông Labière nói.

- Cậu ăn bánh mì đi, bố trả lời.

Mẹ mang món đầu tiên tới và chúng tôi bắt đầu ăn.

- Thế nào, Nicolas, ông Labière hỏi, rồi ông nuốt thức ăn trong miệng và nói tiếp, ở lớp cháu học có giỏi không?

Vì được hỏi, nên tôi có thể trả lời: “thường thôi ạ”, tôi nói với ông Labière.

- Bởi vì bố cháu hồi xưa rất trứ danh! Cậu có nhớ không, anh bạn?

Bố vừa kịp tránh cú vỗ. Trông bố chẳng vui vẻ chút nào, còn với ông Labière, điều đó chẳng ảnh hưởng gì đến việc cười đùa.

- Cậu có nhớ cái lần cậu đã đổ cả lọ mực vào túi áo của Ernest không?

Bố nhìn ông Labière, rồi lại nhìn tôi, rồi nói:

- Lọ mực à? Ernest ư? Không làm gì có chuyện đó.

- Có đấy! ông Labière nói, thậm chí cậu còn bị phạt nghỉ học mất bốn ngày! Cũng giống như chuyện cái hình vẽ trên bảng đen ấy, cậu nhớ không?...

- Các anh có dùng thêm một lát giăm-bông nữa không? mẹ nói.

- Thế nào hả bố, cái chuyện hình vẽ trên bảng đen ấy? tôi hỏi bố.

Bố bắt đầu hét lên, bố đập tay xuống bàn và bảo tôi rằng bố đã yêu cầu tôi phải ngồi ngoan trong bữa ăn và không được phép hỏi gì.

- Câu chuyện về tấm bảng đen, là bố cháu đã vẽ hình biếm hoạ cô giáo lên trên bảng, và cô bước vào lớp đúng vào lúc bố cháu sắp vẽ xong! Thế là cô đã cho bố cháu liền ba điểm không!

Tôi thấy chuyện này rất buồn cười,nhưng tôi nhìn mặt bố và biết rằng tốt nhất không nên cười ngay bây giờ.Tôi quyết định kìm lại để cười sau, khi tôi chỉ có một mình ở trên phòng, nhưng mà kìm cười thì chẳng dễ tẹo nào.

mẹ mang món thịt quay tới và bố bắt đầu cắt thịt thành miếng nhỏ.

- Tám lần bảy là bao nhiêu? ông Labière hỏi tôi.

- Năm mươi sáu, thưa bác, tôi trả lời (chúng tôi vừa mới học ở trường sáng nay, may ghê!)

- Hoan hô! ông Labière kêu lên, cháu làm bác ngạc nhiên ghê, vì bố cháu, với môn số học thì...

Bố lại hét lên, nhưng lần này là vì bố vừa cắt phải ngón tay, thay vì cắt vào miếng thịt.bố mút ngón tay, trong khi ông Labière, ông này đúng là một người raast vui tính, thì cười rất nhiều và nói với bố rằng bố chẳng khéo léo hơn hồi còn đi học là mấy, cũng giống như cái lần ở trường, với quả bóng và cái ô cửa sổ trong lớp học. tôi không dám hỏi chuyện quả bóng và cái ô cửa sổ lớp học như thế nào, nhưng theo tôi, chắc bố đã làm vỡ kính của cái ô cửa sổ lớp học ấy.

Mẹ mang món tráng miệng tới rất nhanh, ông Labière vẫn còn thịt quay trong đĩa, thì, bum! Bánh nhân sơ-ri cũng vừa tới.

- Chúng tôi xin lỗi, mẹ nói, nhưng cháu bé phải đi ngủ sớm.

- Đúng vậy, bố nói, con hãy ăn tráng miệng nhanh lên, Nicolas, rồi lên giường ngay. Ngày mai con còn phải đi học.

- Cái cửa sổ ấy, có phải nó bị vỡ không, hả bố? toi hỏi.

Tôi đã sai khi hỏi điều đó, vì bố đã tức giận đỏ hết mặt mũi, bố bảo tôi nuốt ngay miếng bánh nếu như tôi không muốn bị phạt.

- còn phải nói nó bị vỡ thế nào nữa chứ, cáicửa sổ ấy! Thậm chí bố cháu còn bị lĩnh ngay một con không về điểm hạnh kiểm, ông Labière nói với tôi!

- Ấp! Lên giường thôi! bố la lên.

Bố rời khỏi bàn, bế xốc tôi lên và tung tôi lên trên không và nói: “Ấp-là”.

Tôi vẫn còn đang ăn dở miếng bánh, đúng loại mà tôi thích, nhân sê-ri, nhưng khi bố giở trò với tôi, thì miếng bánh liền rơi ra. Thậm chí nó còn rơi dính lên áo vest của bố, nhưng bố vội vàng muốn tôi đi ngủ tới mức bố chẳng nói gì cả.

Mãi sau, tôi nghe tiếng bố và mẹ đi lên phòng.

- Chà, mẹ nói, các anh đúng là có khối kỷ niệm dịu êm và tươi đẹp!

- Được rồi, được rồi, bố nói, hình như không vui vẻ gì lắm, anh nghĩ chắc anh cũng sẽ chẳng gặp lại cái gã Léon này ngay đâu!

Còn tôi, tôi thấy thật là tiếc nếu như không gặp lại ông Labière, tôi thấy ông ấy cũng hay đấy chứ.

Nhất là hôm nay, tôi mang một con không về nhà, nhưng bố chẳng hề nói gì cả.

Nicolas - bố là người quyết định

Hàng năm, tức là từ năm cuối cùng và những năm khác, bởi vì truớc đó thì đã lâu quá rồi nên tôi không còn nhớ nữa, bố mẹ cãi nhau rất nhiều để quyết định sẽ đi nghỉ hè ở đâu. Rồi thì mẹ khóc và nói mẹ muốn về nhà bà ngọai và thế là tôi cũng khóc vì tôi rất yêu bà, nhưng ở đó chẳng có bãi biển, và bởi thế cuối cùng cả nhà đi nghỉ nơi mà mẹ thích nhưng không phải là nhà bà ngọai.

Hôm qua, sau bữa ăn tối, bố nhìn mẹ con tôi, hơi có chút buồn rầu và nói:

- Nghe này! Năm nay bố không muốn có thêm bất cứ sự tranh cãi nào nữa! bố sẽ là người quyết định! Chúng ta sẽ đi vào buổi trưa. Bố được biết một biệt thự cho thuê ở Plage-les-Pins. Có 3 phòng và điện nước đầy đủ. Bố không muốn nghĩ đến một khách sạn để đến và ăn những món ăn xoàng xĩnh.

- **, tuyệt đấy, anh yêu, mẹ nói, anh đưa ra một ý kiến thú vị đấy

- Chic! Tôi reo lên và nhảy lăng xăng quanh bàn vì vui sướng quá độ.

Bố mở to mắt như hơi có chút ngạc nhiên, và nói : “thế hả?”

Trong lúc mẹ dọn dẹp bàn ăn, bố chạy đi tìm chiếc cần câu dưới đáy biển trong tủ tường.

- Con sẽ thấy, Nicolas, bố nói, chúng ta sẽ đi câu đã đời.Cả hai bố con ta!

Điều này làm tôi hơi sợ một chút bởi vì tôi bơi chưa giỏi lắm, và không biết có thể có chỗ để tôi bơi ngửa không, nhưng bố nói đừng thắc mắc nhiều, bố sẽ dạy tôi bơi và ông đã từng đoạt giải nhất về bơi tự do liên tỉnh khi ông còn trẻ và thậm chí ông còn có thể phá kỷ lục nếu ông có nhiều thời gian để tập luyện hơn.

- Bố sẽ dạy con câu cá dưới đáy biển đấy! Tôi nói với mẹ khi mẹ từ bếp vào.

- Tuyệt vời, con yêu ạ. Mẹ đáp, nhưng trong biển Địa Trung Hải bây giờ, số người câu cá còn nhiều hơn cả cá.

- Làm gì có chuyện ấy, bố nói, nhưng mẹ nói chặn lại luôn rằng không nên đôi co trước mặt trẻ con và mẹ bắt đầu nhìn vào tờ nhật báo rồi sau đó mẹ bắt đầu đan tiếp cái áo len mà mẹ bắt đầu từ rất lâu rồi.

- Nhưng, tôi nói với bố, thế thì sẽ thật là buồn cười nếu chúng ta lặn xuống nơi mà chẳng có con cá nào.

Bố lặng lẽ đi xếp chiếc cần câu dưới biển vào trong tủ, còn tôi thì ỉu xìu vì đúng vậy, lần nào đi câu cá cùng bố cũng vậy chúng tôi chẳng mang về được con nào cả. Bố trở lại phòng và cầm tờ báo lên đọc.

- Thế tóm lại, tôi nói, ở đâu thì có cá để câu ạ?

- Hỏi mẹ con ấy, bố đáp, nhà dự báo đấy.

- Chúng có ở Đại Tây Dương, con yêu a. Mẹ nói. Tôi hỏi Đại Tây Dương có cách nơi chúng tôi sẽ đi xa không? Nhưng bố nói: nếu tôi học khá hơn ở trường một chút thì tôi sẽ không hỏi những câu như thế. Thật vô lý, vì ở trường chúng tôi có được học lớp câu cá đâu, nhưng tôi không hỏi thêm gì nữa vì hình như bố không muốn nói chuyện lắm.

- Sẽ cần phải lập ra một danh sách dài những thứ cần mang theo đấy, mẹ nói.

- À, không, bố kêu lên. Năm nay, chúng ta sẽ không đi với cả một cái xe cam-nhông trở theo đồ đạc mà chỉ cần quần áo tắm, quần soóc, vài áo quần đơn giản và vài cái áo len mỏng…

- Thế còn nồi niêu, máy pha cà-phê, tấm phủ màu đỏ và một ít bát đĩa thì sao? Mẹ nói.

Bố nhảy dựng dậy, đầy nhăn nhó, há to miệng ra nhưng bố chưa thể nói gì cả bởi mẹ đã chêm vào ngay:

- Anh biết đấy, như bác Blédurt đã kể cho chúng ta nghe chuyện kỳ nghỉ năm trước bác ấy đã thuê nhà nghỉ như thế nào rồi đấy. Tất cả bát đĩa chỉ vẻn vẹn có ba cái đĩa mẻ và một cái bếp với hai cái chảo mà trong đó có cái bị thủng cả một lỗ to tướng. Rồi họ đã phải mua những đồ đó trên bãi biển với giá cắt cổ đấy.

- Đấy là Blédurt không biết cách tự xoay sở đấy thôi, bố bình tĩnh nói.

- Có thể, mẹ đáp, dù cho anh câu được cá nhưng nếu anh muốn ăn súp cá, em sẽ không thể nào nấu cho anh bằng cái chảo thủng được.

Và thế là tôi lại rưng rức khóc, vì đúng vậy, thật là nực cười khi đi câu mà đến một bãi biển chẳng có con cá nào trong khi cách đó không xa là bãi biển Đại Tây Dương đầy cá. Mẹ đặt kim đan xuống và bế tôi lên rồi nói tôi đừng buồn vì những con cá, và tôi sẽ được toại nguyện khi sáng sáng tôi tỉnh dậy và thấy bãi biển ngay trước cửa sổ phong ngủ của mình.

- Nói thế nghĩa là, bố giải thích, chúng ta sẽ không nhìn thấy biển ngay trước biệt thự nhưng biển cách đó không xa lắm, chỉ khoảng hai kilomet thôi. Đấy là biệt thự cho thuê cuối cùng còn trống của bãi biển Palage-les-Pins.

- Tất nhiên rồi, con yêu, mẹ nói. Và mẹ thơm lên má tôi và tôi lại chơi dưới thảm với hai viên bi mà tôi thắng được của Eudes ở trường.

- Thế còn bãi biển, có phải là bãi biển đầy đá cuội không? Mẹ hỏi.

- Không, thưa quý bá! Không có một viên đá cuội nào cả! Bố trả lời đầy đắc thắng. Đó là bãi biển với cát mịn, mịn đến nỗi người ta chẳng thể nào tìm thấy một viên đá cuội nào ở đó hết cả.

- Rất tuyệt! Mẹ nói, vì như vậy thì Nicolas sẽ không thể la cà chơi ném đá thia lia trên mặt nước. Từ khi anh dạy con cách chơi, nó đã say sưa trò này quá.

Và tôi bắt đầu lại khóc rống lên vì thực sự mà nói trò chơi ném đá thia lia trên mặt nước thật tuyệt vời, rồi tôi đã nhảy xuống nước tới bốn lần, rồi quả thực là chúng tôi đã về khách sạn với những cái chảo thủng cách đó không xa, chẳng có cá cũng chẳng có viên đá cuội nào.

- Con muốn về nhà bà ngọai, tôi khóc và dẫm lên viên bi của Eudes.

Mẹ lại nhấc tôi lên và nói tôi đừng khóc nữa, bố sẽ là người có kỳ nghỉ dài nhất nhà và thật quá tệ là bố sẽ phải giả vờ là bố rất hài lòng để đi nơi mà bố muốn đến nghỉ.

- Nhưng, nhưng nhưng….. bố nói.

- Con muốn chơi trò ném đá thia lia trên mặt nước! Tôi nói

- Con sẽ chơi trò đó có lẽ là vào năm sau, mẹ nói, khi bố con quyết định chúng ta sẽ đi bái biển Bains-les-Mers.

- Ở đâu cơ? Bố hỏi, với cái miệng há hốc.

- Ở Bains-les-Mers, mẹ nói, ở Bretagne, nơi có biển Đại Tây Dương, rất nhiều cá và có khách sạn nhỏ nhắn với những viên đá cuội ở gần bãi tắm cát.

- Con muốn đi Bains-les-Mers! Tôi reo lên. Con muốn đi Bains-les-Mers!

- Nhưng con yêu, mẹ nói, còn phải có lý một chút, bố mới là người quyết định.

- Được rồi, tốt thôi, bố hiểu rồi. Cái khách sạn đó tên gì?

- Beau-Rivage, anh yêu ạ, mẹ nói.

Bố nói rồi ghi lại tên khách sạn để xem xem có còn phòng trống hay không.

- Ở đó vẫn còn phòng, anh yêu ạ, mẹ nói, và em đã đặt rồi. Chúng ta ở phòng 29, đối diện với biển và có phòng tắm bên trong.

Và mẹ nói bố đừng nhúc nhích nữa để mẹ xem chiều dài của chiếc áo mẹ đan đã được chưa bởi bãi biển ở Bretagne hơi lạnh một chút về đêm.

Ông già Noel thân mến

NHƯ MỖI NĂM từ khi cháu biết viết, và cũng được một đống năm kinh lắm rồi, cháu bảo bố và mẹ rằng cháu sẽ gửi cho ông một bức thư để đòi quà Noel. Rồi cháu bị lúng túng khi bố bế cháu ngồi lên đầu gối và bố giải thích cho cháu rằng năm nay ông không giàu lắm, nhất là sau cái vụ mà ông không ngờ tới: số tiền Ông đã phải trả để chữa xe trượt tuyết, khi cái lão đần kia lao từ bên phải tới với cái xe trượt tuyết của lão, nhưng mặc dù có các nhân chứng đấy, nhưng thứ hãng bảo hiểm vẫn nói là không phải, và ông đã ràng buộc trách nhiệm rồi. Chuyện tương tự cũng xẩy ra với bố cháu cùng cái ô tô vào tuần trước, và bố đã không hài lòng tí nào.  

Thế rồi, bố bảo rằng cháu phải cao thượng và tử tế, và thay vì đòi quà cho cháu, cháu phải đòi ông quà cho tất cả những nguời cháu rất yêu quý và cho các bạn cháu. Còn cháu, cháu nói thôi kệ, đồng ý, thế là mẹ ôm hôn cháu, mẹ bảo rằng cháu là cậu  chàng lớn tướng của mẹ, và rằng mẹ chắc chắn là bất chấp cái vụ xe tuần lộc, có thể ông vẫn còn đủ tiền để không quên cháu hoàn toàn. Mẹ cũng hơi hết sảy một tí, mẹ cháu ấy.      

Cho nên, cháu không đòi hỏi ông cho cháu gì cả.    

Đối với bố cháu và mẹ cháu, sẽ là tốt nếu ông cho họ một cái ô tô nhỏ mà cháu có thể ngồi vào trong, và nó cứ tự đi mà mình không cần phải đạp, và nó có đèn pha sáng trưng, giống như cái ô tô của bố trước khi bị tai nạn. Cái ô tô ấy cháu nhìn thấy trong một cửa hàng ở xa hơn trường một tí. Nếu ông cho bố và mẹ cháu cái ô tô ấy thì sẽ rất tốt, bởi vì cháu sẽ lúc nào cũng chơi ngoài vườn, xin hứa như vậy, và cháu sẽ không làm mẹ, người không thích cháu lúc nào cũng chạy ở trong nhà và làm các thứ ngớ ngẩn trong bếp, làm mẹ phải phát điên lên nữa. Thế rồi bố, bố có thể đọc báo một cách yên tĩnh, bởi vì khi cháu chơi bóng trong phòng khách, bố rất tức và bố nói bố đã làm gì để xứng đáng được như thế này, và rằng cả ngày bố đã ở văn phòng rồi, bố muốn đuợc yên tĩnh một tí khi về nhà.  Nếu ông muốn cho bố cháu và mẹ cháu cái ô tô nhỏ  thì ông làm ơn hãy mua cái màu đỏ ấy. Có cả một  cái màu xanh lơ, nhưng cháu tin rắng bọn họ thích màu đỏ hơn.       Đối với cô giáo, người mà khi bọn cháu không giở trò quá thì hiền và xinh thế, cháu thích có đáp số của tất cả các bài số học trong cả năm. Cháu biết rằng đối với cô giáo, khi cho chúng cháu điểm kém cô cũng khổ sở lắm. "Em biết đấy Nicolas, cô luôn bảo cháu, cho điểm không cô chẳng thích đâu. Cô biết rằng em có thể làm tốt hơn." Thế nên nếu cháu có đáp số tất cả các bài số học thì thật là hết sảy, bởi vì cô giáo sẽ cho cháu hàng đống điểm tốt, và cô sẽ hài lòng hết sức. Còn cháu, nếu có một thứ cháu rất thích, thì đó là làm vừa lòng cô giáo; với cả Agnan, cái thằng là cục cưng ấy, nó không còn lúc nào cũng nhất lớp nữa, và thế sẽ tốt cho nó, bởi vì nó làm bọn cháu khó chịu, thật chứ gì nữa, xét cho cùng.     

Geoffroy, một thằng bạn, nó có một ông bố rất giàu lúc nào cũng mua tất cả những thứ nó muốn, và ông ta vừa mua cho nó một bộ trang phục lính ngự lâm kinh khủng, với một thanh kiếm, chát, chát, một cái mũ có cắm lông vũ, và tất tật. Nhưng mỗi mình nó là có bộ trang phục lính ngự lâm, thế nên khi nó chơi với bọn cháu, thằng Geoffroy ấy, thì không vui mấy, nhất là cái quả kiếm; bọn cháu dùng thước kẻ, nhưng cái đó thì khác lắm. Cho nên. nếu cháu cũng có một bộ trang phục lính ngự lâm, thì thằng Geof froy sẽ thích, bởi vì nó có thể chơi thật với cháu, chát, chát, và bọn khác, với thuớc kẻ của bọn nó, bọn cháu sẽ chấp tất và hội thắng lúc nào cũng là bọn cháu.     

Với Alceste, một thằng bạn khác, thì dễ; Alceste rất thích ăn, cho nên nếu cháu có hàng đống tiền, ngày nào tan học cháu cũngsẽ mời nó vào hàng bánh ngọt để ăn bánh mì nhỏ quết sô cô la mà bọn cháu rất thích. Alceste cũng thích thịt ướp nữa, nhưng nó sẽ chỉ có bánh mì nhỏ quết sô cô la thôi, bởi vì nói cho cùng chính cháu là người trả tiền, và nếu thế mà nó không thích thì nó cứ tự đi mà mua thịt ướp cho nó. Đừng có mà đùa!      Joachim nó rất thích chơi bi. Và phải nói rằng nó chơi rất khá; khi nó bắn thì, bụp! Nó gần như không trượt bao giờ. Cho nên bọn cháu dĩ nhiên rồi, chẳng muốn chơi với nó nữa, bởi vì nếu bọn cháu chơi thật, bọn cháu mất sạch bi. Và thằng Joachim thấy chán, vào giờ ra chơi. "Chơi nào, bọn mày, chơi nào!...", thằng Joachim bảo bọn cháu thật buồn. Cho nên, nếu cháu có hàng đống bi, cháu sẽ đồng ý chơi với thằng   Joachim, bởi vì ngay cả khi lúc nào nó cũng thắng, cái thằng ăn gian bẩn thỉu ấy, cháu vẫn luôn có bi.      Eudes, cáí thằng rất khỏe và thích đấm vào mũi bọn bạn, bảo cháu rằng nó sẽ đòi ông một đôi găng đấm bốc, như thế vào giờ ra chơi bọn cháu sẽ tha hồ thích. Cơ mà đối với thằng Eudes, quà hay nhất cho nó chính là đừng cho nó đôi găng đấm bốc. Thật đấy ạ, bởi vì cháu biết chuyện sẽ diễn ra thế nào: Eudes sẽ đến với đôi găng, nó sẽ đấm các phát vào mũi bọn cháu, thế là bọn cháu bi chảy máu, bọn cháu sẽ khóc và thầy giám thị sẽ tới, thấy ấy sẽ phạt Eudes, còn bọn cháu, khi một thằng bạn bị phạt ở lại lóp, bọn cháu sẽ buồn bực. Cho nên nếu ông bát buộc phải cho ai găng, thì hãy cho bọn cháu, như thế thằng Eudes sẽ không phải khổ.     

Clotaire ấy à, nó là đứa đứng thứ bét lớp. Khi cô giáo hỏi bài nó, lúc nào nó cũng bị nghỉ ra chơi, và khi ngườj ta phát sổ liên lạc thì nhà nó luôn sinh chuyện, và nó bị nghỉ xem phim, ăn tráng miệng và xem ti vi. Nó luôn bị nghỉ cái gì đó, thằng Clotaire ấy, và thầy hiệu truởng, trong giờ học, đã đến bảo nó trước mặt tất cả mọi người rằng rồí nó sẽ vào tù ra tội và rằng điều đó sẽ khiến bố mẹ nó buồn khổ kinh lên được mà bọn họ thì đã phải nghỉ đủ thứ, bọn họ cũng thế đấy, để  cho nó được học hành tử tế. Nhưng cháu, cháu biết tại sao thằng Clotaire lại đứng thứ bét và tại sao lúc nào nó cũng ngủ trong giờ. Đấy không phải vì nó dốt; nó cũng không dốt hơn thằng Rufus đâu, ví dụ thế, mà bởi là vì nó mệt. Thằng Clotaire chuyên tập trên cái xe đạp màu vàng hết sảy của nó, để thi giải Tour de France sau này, khi nó 1ớn. Cho nên, dĩ nhiên là do tập luyện, nó không thể học bài cũng như làm bài tập, và vì nó không làm, Cô giáo đã cho nó chép phạt và chia động từ, và vì càng ngày nó càng phải làm nhiều thứ, nên nó bắt buộc phải học thêm cả chủ nhật. Vì thế để thằng Clotaire không còn bét lớp nữa, để nó không còn bị nghỉ xem phim, ăn tráng miệng và xem ti vi nữa, thi tốt nhất là lấy của nó cái xe đạp. Dù sao đi nữa nếu cứ tiếp tục, nó sẽ phải vào tù ra tội như thầy hỉệu trưởng đã nói, và người ta chắc chắn sẽ chẳng thả nó ra để mà đua giải Tour de France. Cái xe đạp, nếu ông muốn, cháu đồng ý giữ cho đến khi thằng Clotaire lớn và nó không phải đi học nữa.       

Còn với thầy Nước Lèo, đấy là giám thị của bọn cháu, nhưng đó không phải là tên thật của thầy ấy, thì cần phải hết sức tử tế. Đúng thế, thầy ấy lúc nào cũng chạy trong sân vào giờ ra chơi, để ngăn bọn cháu chơi săn bóng - kể từ cái vụ cửa sổ phòng thầy hiệu trưởng - để tóm bọn cháu khi bọn cháu giở trò nghịch, để bắt bọn cháu đứng phạt, để phạt bọn cháu phải ở lại lớp, để bắt cháu chép phạt, để đi kéo chuông hết giờ ra chơi. Thầy mệt lắm, thầy Nước Lèo ấy. Thế nên ông cần phải cho thầy ấy nghỉ ngay lập tức, để thầy ấy có thể về quê thầy ấy, ở Corrèze, và cứ ở mãi đó. Và, để cho công bằng, ông cũng phải cho nghỉ phép cả thầy Mouchabière, người thay thế thầy Nước Lèo khi thầy Nước Lèo không ở đó.     

Thế rồi, đối với Marie–Edwige, là một cô bé hàng xóm, và rất là hết sảy, cho dù là con gái đi nữa, với khuôn mặt hồng hào, đôi mắt xanh và mái tóc vàng của cô nàng, cháu muốn biết nhào lộn thật đỉnh. Cô nàng thích xem nhào lộn lắm, Marie-Edwige ấy, cho nên, nếu ông có thể làm cho cháu nhào lộn đỉnh nhất cả lũ, Marie-Edwige sẽ bảo: "Nicolas là đỉnh của các loại đỉnh." Và nàng ấy sẽ rất hài lòng.      

Vậy thôi ạ, cháu đã đòi ông các thứ cho tất cả những người cháu quý mến. Có thể có người cháu quên mất, bỡi vì có hàng đống nguời mà cháu quý, cho nên, ông hãy cho cả họ nữa hàng đống với hàng đống với hàng đống quà.  

Còn cháu, như cháu đã bảo ông, Cháu không muốn gì cả.  

Có thể là ông vẫn còn tiền, Và thì là, cháu không biết nữa, ông hẳn cũng vẫn muốn tặng cháu một món, như cho cháu cái máy bay ở trong tủ kính của vẫn cái cửahàng mà ông mua ô tô cho bố mẹ. Nhưng ông phải chú ý khi chui qua ống khói bởi vì cái máy bay cũng màu đỏ như cái ô tô và nó rất là dễ bắt bẩn đấy ạ.    Nói tóm lại, cháu hứa với ông là sẽ ngoan hết sức có thể, và cháu chúc ông :    

GIÁNG SINH VUI VẺ!  

GIÁNG SINH CỦA NICOLAS    

Tối nay, chúng tôi làm bữa ăn nửa đêm ở nhà. Bố và mẹ đã mời một đống bạn bè của họ; sẽ có ông Bledurt, là hàng xóm của chúng tôi, và bà Bledurt, là vợ của ông hàng xóm của chúng tôi và rất là hiền, cũng có cả bố mẹ thằng Alceste, một thằng bạn   cùng trường rất to béo và lúc nào cũng luôn mồm ăn, sẽ có cả những người khác mà tôi không biết nữa với cả bà ngoại và sẽ thật là kinh khủng.    

Từ sáng nay, bố đã bắt đầu công việc chuẩn bị, mẹ bảo bố rằng lẽ ra bố phải làm từ truớc kia, nhưng bố bảo rằng bố sẽ xoay xở đâu vào đấy ngay và rằng bố biết bố làm cái gì và bố lấy xe ô tô để đi mua cây thông Noel, chỗ mà chúng tôi sẽ móc quà của người lớn vào, bởi vì quà của tôi thì lại do ông giá Noel đến để vào trong đôi giày đặt trước lò suởi trong phòng ngủ của tôi: nhà chúng tôi không có ống khói.     

Chúng tôi đợi bố rất lâu, và rồi, cuối cùng, bố mở cửa ra để bước vào. Bố có vẻ không hài lòng, mũ bố lệch sang một bên và trên vai có một thể loại thân cây dài với các cái lá tơi tả hết cả. "Đây là cây thông Noel ư?” mẹ hỏi. Bố giải thích rằng đúng vậy, nhung mà tại vì ô tô của bố đã bị hỏng trước cửa ông hàng cây và bố đã phải đi về bằng xe buýt và không đựơc thoải mái lắm bởi vì có hàng đống ông trong xe buýt cũng có cây và nguời thu vé xe buýt đã bực mình, ông ta nói rằng ông ta làm công ăn lương chứ không phải di chu du trong rừng và rằng người ta còn chọc cả cành vào mắt, ông ta và bố cũng bực mình lên và rằng cuối cùng, đã phải đi bộ tiếp và cái cây có hơi bị ảnh hưởng một tí vì chen lấn, nhưng mà trang trí vào thì sẽ không nhìn thấy và rằng cái cây dù thế nào cũng sẽ rất đẹp.   -          Tới đây, Nicolas. bố bảo tôi, con sẽ giúp bố trang trí. Tôi ấy à, tôi thích kinh lên đuợc, bởi vì trang trí cây rất là vui, và năm ngoái khi tôi còn bé tôi đã rất thích thế. Chúng tôi đi lên tầng áp mái để tìm cái hộp có tất cả các quả cầu thủy tinh, dây hoa cùng các bóng đèn và rồi chúng tôi bắt tay vào việc. Bố đặt cái cây trong phòng ăn và bố bắt đầu treo những quả cầu thủy tinh còn lại sau khi chúng tôi để rơi cái hộp ở cầu thang. Sau các quả cầu thủy tinh, bố mắc các bóng đèn nhỏ đủ màu sắc lên trên cành và việc đó mất hàng đống thời giờ bởi vì dây điện hơi bị rối. Bố ngồi xệp xuống đất và bố vừa kéo dây vừa nói lầm bầm những gì mà tôi không nghe được, nhưng tôi biết đó là các từ bậy, như những thứ mà chúng tôi vẫn hét tướng lên trong giờ ra chơi. Thế rồi, đây đã được mắc xong và bố bảo tôi: "rồi con sẽ thấy đẹp như thế nào!" Và bố cắm phích điện và có một tia sáng lóe hết sảy, nhưng chắc chắn đó không phải là thứ bố muốn, bởi vì các bóng đèn không sáng và bố hơi bị bỏng một tí ở ngón tay và bố nói một từ tục mà tôi không biết. Nhưng mà bố tôi rất cừ, bố chỉnh lại những thứ chưachuẩn, và sau khi thay cầu chì hai lần dưới tầng hầm bởi vì trong nhà cũng tối ôm, các bóng điện đã sáng và đúng thật là rất đẹp, nhất là khi chúng tôi cho dây hoa vào   

Mẹ đến xem và mẹ nói rằng rất tốt, nhưng mà bây giờ cần phải cho bàn phòng ăn rộng ra để tất cả khách khứa còn ngồi xung quanh. Bố thấy chán hẳn, bởi vì để làm thế, bố cần phải có nguời giúp. Còn tôi, tôi ngỏ ý giúp bố, nhưng bố bảo rằng tôi quá bé và quá vụng và rằng tôi chỉ làm những thứ dớ dẩn.  

- Thôi kệ, bố nói, mình cứ tìm tay Bledurt chán mớ đời vậy.     

Bố mở cửa, và bố đụng phải ông Bledurt vừa mới bấm chuông xong.  

- Anh làm cái gì ở đây vậy? bố hỏi.  

- Tôi đến để giúp anh một tay, ông Blédurt trả lời, tôi cam đoan là một mình anh không thể xoay xở xong được.  

- Xong cái gì? bố hỏi, tôi không hề cần anh, thô thiển, quay về ổ của anh đi, từ gíờ cho đến tối.  

– Nhưng kìa bố, tôi nói, bố đang phải đi tìm ông Blédurt để làm rộng bàn ra mà.     

Thế là bố, bố đã rất bất công, tôi yêu bố lắm, nhưng bố đã rất bất công. Bố bảo tôi đừng có mà xía vào chuyện người lớn và rằng bố không cần ai hết. Ông Blédurt cười rất nhiều và tôi tin rằng điều đó không làm bố thích, thế rồi, mẹ đang ở trong bếp đã kêu lên:   - Thế nào, amh đã đi tìm ông Blédurt để ông ấy giúp anh kê bàn chưa?     

Tôi chưa bao giờ thấy ai cuời như ông Blédurt, khiến cho tôi cũng muốn cười theo, người duy nhất không cuời chính là bố.  

- Thôi được rồi, bố nói, thay vì làm trò hề, hãy giúp  tôi một tay kê cái bàn này.     

Cái bàn phòng ăn nhà chúng tôi là một cái bàn tròn. Để làm cho nó rộng ra, nguời ta kéo ở hai đầu và  nó tách ra làm đôi, ở chỗ trống, người ta xếp các tấm ván mà mẹ gọi là tấm nối. Cái bàn kéo ra rất là khó, vì nó bị kẹt. Bố một đầu, ông Blédurt đầu bên kia và ông ấy vẫn tiếp tục cười.  

- Đừng có cuời nữa, bố nói, và hãy kéo khi tôi bảo anh.     

Thế rồi, bố kêu lên ”Hai ba nào” và cái bàn mở ra bất thình lình, và huỵch! Bố ngã vào cái cây Noel còn Ông Blédurt thì xuống thảm nơi ông ta vẫn tiếp tục cười. Mẹ chạy tới và mẹ nói rằng lẽ ra mẹ phải báo trước là mẹ đã tra dầu mỡ vào các thanh nẹp bàn.    

Chúng tôi đến đỡ bố, người đang ngồi phệt trên cái cây và đầy những dây hoa và quả cầu thủy tinh trên  đầu, đúng dậy; có điều đáng tiếc là những bóng đèn  nhỏ đã bị tắt. "'ĩrông giống một món quà bự chảng," ông Blèdurt nói, và ông ấy bắt đầu ho bởi ông ấy phải  nghẹn vì cười. Bố phát bực đứng dậy khỏi cái cây và bố nói với ông Blédurt: ”Thật hử?", và ông Blédurt trả lời: "Thật" và bọn họ bắt đầu người này xô người kìa đến khi mẹ kêu lên "Đủ rồi đấy!".  Chúng tôi quá là vui.     

Trang trí lại cái cây cũng nhanh, bởi vì không còn  nhiều quả cầu thủy tinh lắm; cái thứ lâu nhất là đi tìm  cầu chì mới để cho bóng điện sáng lại: ở nhà chẳng còn cái nào nữa.      Sau đó, bố bắt đầu trang trí lại phòng ăn với dây hoa và các cành ô rô, chúng đâm đau nhưng mà đẹp. Tôi không cần anh đâu, bố bảo ông Blédurt. Nhưng ông Blédurt người rất tử tế, cứ nì nèo ở lại.      

Bố leo lên thang để đóng đinh lên sát trần, để treo các dây hoa.  

– Chú ý! ông Blédurt nói, đấy là vách ngăn thạch cao, anh sẽ làm thủng nhiều cho mà xem.     

Nhưng bố bảo ông ấy rằng bố biết nhà mình thế nào và rằng bố không cần ai phải khuyên bảo. Nhưng mà tôi thấy bố cũng dè chừng, bố vừa đóng cái đinh đầu tiên vừa rất chú ý và cái đinh ăn vào rất chắc. "Ha! bố nói, anh thấy chưa?", rồi bố nện một nhát búa mạnh để đóng cái đinh thứ hai và thế là làm thành một lỗ thủng kinh khủng trên tường với đầy những thạch cao rơi xuống ông Blédurt, nhưng cái đó không hề ngăn ông ấy cười, tôi chưa bao gỉờ thấy ôug Blédurt ấy vui thế. Bố bắt đầu hét lên rằng bố sẽ cho có đứa biết tay rồi mẹ đến hỏi có chuyện gì vậy và bố đặt tay che lên cái lỗ thủng mà bố đã đục trên tường và bố bảo rằng mọi chuyện đều ổn, rằng bố chỉ yêu cầu đơn giản là cho bố yên thân để làm việc. Tôi sắp sửa giải thích cho mẹ, nhưng bố đã trợn mắt lên với tôi và tôí hiểu rằng tốt hơn hết là tôi im miệng.  

- Thôi được, mẹ nói, em quay vào bếp đây, anh có thể bỏ tay anh ra đi, thạch cao cũng rơi xuống cả phía tường bên kia đấy.     

Khi mẹ di, bố yêu cầu ông Blédurt biến đi và ông Blédurt đồng ý, nói rằng cười như thế cũng có hại cho chứng cao huyết áp của ông ấy.  

- Hay là mình dùng giấy dính, để giữ các dây hoa?, tôi hỏi và bố rất hài lòng, bố bảo tôi rằng đấy là một ý rất hay và rằng tôi rõ thật là con trai của bố.     

Có điều chán là dây hoa không dính chắc lắm với giấy dính, và khi bố giăng xong dây hoa, tất cả lại rơi xuống. Bố xuống thang, bố ngồi xuống, bố lấy tay ôm đầu và bố không nói không rằng. Vì tôi thấy bố đangnghỉ ngơi, tôi tranh thủ để hỏi xem tôi có thể thức cùng khách khứa trong bữa ăn nửa đêm không. ""Không" bố nói. Thế là tôi nói rằng thế thật là bất công, rằng tôi thật là bất hạmh và rằng không có lý gì tôi lại phải đi ngủ và bố bảo tôi rằng nếu tôi còn tiếp tục như thế bố sẽ đét vào đít tôi, thế là tôí bắt đầu khóc.      Mẹ chạy từ trong bếp ra và mẹ nói rằng nếu chúng tôi cứ ầm ĩ như thế, mẹ sẽ không bao giờ xong việc cho buổi tối hôm nay được và rằng gà tây sẽ bị cháy và làm sao mà các dây hoa vẫn còn chưa mắc lên. Cái đó thì làm bố không hài lòng. Bố bắt đầu quát lên là mọi người đã khiến bố phát điên còn tôi, tôi nói rằng nếu tôi không thể thức cùng khách khứa, tôi sẽ bỏ nhà ra đi.     

Mẹ ôm tôi trong tay và mẹ giải thích cho tôi rằng nếu tôi mà không đi ngủ, ông già Noel sẽ không thể đến để tặng quà cáp giá trị vào trong giày cho tôi được. Cái  đó đã khiến tôi phải suy nghĩ, và tôi nói rằng thôi được , đồng ý, tôi ngủ vậy. Mẹ ôm hôn tôi và trước khi quay vào bếp, mẹ bảo bố rằng chỉ hai tiếng nữa là  khách khứa sẽ đến, cho nên bố phải khẩn trương lên.  

"Tôi sẽ làm xong thôi", bố nói.         

Bố đã làm việc rất kinh, bố ấy. Bố dính lại các dây hoa và việc đó chẳng mấy dễ bởi vì chúng dính lúc nào cũng không chắc và khi mẹ giở cửa bếp ra để xem mọi thứ xong chưa thì gió lùa đã làm cho chúng rơi xuông lần nữa và cuối cùng chúng tôi đã giải quyết chúng bằng đinh găm tranh. Sau đó, bố đã phải đi tìm các chai vang trong hầm và rồi, bố lại phải đi xuống để thay cầu chì bởi vì cái cây Noel của chúng tôi lại đổ kềnh khi bố móc quà vào cành, và rồi bố đã phải quét các thứ tổn hại, bẩn thỉu ra trên nền. Nhưng bố rất tuyệt: bố xong xuôi tất cả vừa đúng giờ!    

Điều đáng tiếc là bố rất mệt và bố đã đi ngủ, giống tôi, trước khi khách khứa đến. Nhưng rốt cuộc, bố chẳng mất gì cả, bởi vì tôi đã để đôi giày của bố trước  lò sưởi phòng ngủ của bố. Như thế, bố sẽ được các món quà giá trị, giống tôi, giống tất cả các bạn, tôi hy vọng thế.    

GIÁNG SINH VUI VẺ!  

PA TANH    

CÓ NHŨNG ĐỨA BẠN mang hàng đống thứ đến trường. Ví dụ nhu thằng Cyrille, một lần, đã mang đến một con chuột bạch, nhưng điều đó khiến cô giáo chẳng những không hài lòng tí nào mà còn kêu toáng lên khiến con chuột nó sợ. Thằng Cyrille đã bị đuổi ra khỏi lớp cùng với con chuột, thật đáng tiếc, bởi vì chúng tôi thích con chuột, nó rất chi là hay. Eudes, cái thằng rất khỏe, một lần đã dến cùng với đôi găng   đấm bốc, nhưng cái đó thì chúng tôi thấy chẳng hay mấy, bởi vì giờ ra chơi nó dành thời gian để đấm vào mũi chúng tôi. Alcesbe, một thằng bạn khác, nó luôn mang đến các thứ để ăn, nó chẳng bao giờ cho chúng tôi, bởi vì nó nói rằng với nó cũng còn chưa đủ. Bàn của nó trong lớp người ta nhận ra ngay, bởi  vì đầy những vụn bánh ở trên.  

Thằng Clotaire một hôm đã khiến chúng tôi phì cười bởi vì nó mang đến một cái thư xin phép của bố nó, để giải thích tại sao nó không làm bài tập, nhưng cô giáo đã phạt Clotaire bởi vì cô nhận ra những lỗi chính tả của nó. Từ đó, thằng Clotaire luyện ngữ pháp rất hăng để không phạm lỗi trong những thư xin phép mà nó sẽ viết khi đã luyện xong đâu vào đấy. Agnan, cái thằng đứng đằu lớp, tất cả những gì nó mang đến cho   chúng tôi là bệnh sởi và thế đúng là hết sảy bởi vì chúng tôi được ở nhà ba tuần khi chúng tôi bị. Điều đáng tiếc là cái đó người ta chỉ có thể bị một lần, nhưng tôi, tôi vẫn còn chưa bị quai bị và thủy đậu.  

Nhưng hết sảy hơn tất cả là thằng Geoffroy. Bởi vì nó thì thuờng xuyên đem đồ chơi đến trường. Bố nó rất giàu và ông ta lúcnào cũng cho nó các thứ. Chính vì thế mà sáng nay khi chúng tôi thấy thằng Geoffroy với một cái gói to ở duới nách, Cả lũ chúng tôi đã hỏi nó:  

"Cái gì thế hả Geoffroy? Cái gì thế?”  

– Ra chơi chúng mày sẽ biết, Geoffroy nói, cái thằng rất chi là thích làm chuyện huyền bí. Thế là chúng tôi đợi ra chơi sốt ruột hơn ngày thường nhiều, và khi chuông vang lên, cả lũ chúng tôi chạy ra ngoài, trừ Geoffroy, cái thằng ra sân sau cùng, đi bước một rõ chậm, cái thằng ngu ấy, xét cho cùng! Khi thằng Geoffroy thấy rằng cả lũ chúng tôi đã vây quanh nó, nó mới mở cái gói ra và chúng tôi nhìn thấy thứ ở trong: giày patanh! Đôi giày Patanh mới tinh bóng lộn với những cái bánh to, trượt hay phải biết!  

"Mày cho bọn tao mượn đi?', chúng tôi kêu lên.  

Nhưng Geoffroy làm ra vẻ không hề nghe thấy chúng tôi, nó đi đôi pa tanh vào và nó bát đầu trượt. Nó trượt nhanh kinh lên được và nó trượt dọc theo sân và cả lũ chúng tôi thì vừa chạy theo vừa kêu lên: "Mày cho tao mượn tí, nào? Mày cho tao mượn tí?"  Chúng tôi chơi vui phết với đôi giày pa tanh của thằng Geoffroy.    

Và rồi thầy giám thị đã chạy tới. Chúng tôi gọi thầy giám thị là Nước Lèo, bởi vì lúc nào thầy cũng nói:  

"Hãy nhìn vào mắt tôi đây", thế mà ở trong nước lèo thì có đầy những mắt là mắt; chính bọn lớp lớn đã phát hiện ra vậy.    

- Này, thầy Nuớc Lèo hỏi thằng Geoffroy, ai cho phép cậu mang cái đồ này ra sân chơi?   - Nhưng thưa thầy, thằng Geoffroy nói, em chẳng 1àm gì cả, có phải bị cấm đâu ạ, thưa thầy.  

- Có thể, thầy Nước Lèo nói, nhưng rất nguy hiểm, cậu có thể bị ngã và cậu sẽ sứt đầu gối, sau đó thì cậu tha hồ mà phóng nhé.  

- Không đâu, thưa thầy, không nguy hiểm đâu thưa thầy, thầy có muốn thử không ạ?  

- Chớ có lỡm tôi, anh bạn, thầy Nuớc Lèo nói; thôi đuợc, cứ chơi đi, tôi sẽ theo dõi cậu, nhung đừng có trách một khi cậu bị đau.  

Và thầy Nuớc Lèo bỏ đi theo dõi bọn lớp lớn đang lấy đá để chơi săn bóng.  

- Thế nào, thằng cục cưng, thằng Eudes nói với Geoffroy, khi bọn tao hỏi muợn mày giày pa tanh, thì mày làm ngơ, nhưng với thầy Nước Lèo thì mày sẵn sàng ngay!  

– Thằng cục cưng? thằng Geoffroy nóì, mày thử nhắc lại xem.  

- Thằng cục cưng, Eudes nhắc lại, và nó đấm một quả vào mũi Geoffroy, cái thằng truợt dài ra đằng sau và ngã ngồi xuống đất.  

- Chờ đấy để tao tháo giày pa tanh ra rồi mày sẽ biết! thằng Geoffroy nói; nó tháo giày pa tanh ra, nó đứng dậy và Eudes đã đấm cho nó một quả khác vào mũi.  

– Quả đó không chấp, Geoffroy kêu lên, tao còn chưa xong!    

Cái đó thì không đúng, tôi đã thấy rõ rằng Geoffroy xong rồi, bằng chứng là khi nó nhìn thấy thằng Eudes đấm tới, nó đã lé mắt.  

- Thế nào, đồ thằng hề, thằng Eudes nói, mày có cho tao mượn giày patanh hay không?  

- Có, Geoffroy nói, cái thằng đúng là bạn tốt và chẳng dại tí nào.    

Thằng Eudes xỏ đôi pa tanh vào và nó bị ngã. Nó thử đứng dậy và nó lại bị ngã lần nữa.   - Thế nào, thằng Geoffroy nói, mày không biết phải làm sao hả?  

- Thế thì sao, việc gì đến mày? Eudes nói, cái thằng có vẻ không hài lòng.    Nó nhờ chúng tôi đỡ nó đứng lên và khi chúng tôi đặt nó đứng thẳng, nó lấy tay khua khoắng hàng đống phát, nó kêu lên 'Đừng thả tao, đừng thả tao!", và nó ngã xuống lần nữa.  

- Thôi trả tao, giày pa tanh đây, thằng Geoffroy nói.    

Nhưng thằng Eudes không muốn trả đôi giày pa tanh trước khi nó biết trượt. Thế là thằng Geoffroy bắt buộc phải dạy nó.  

Chúng tôi chơi vui cực. Geoffroy kéo một tay Eudes, tôi kéo tay kia và tất cả lũ bạn thì đẩy. Eudes hai chân giạng ngang phi lên trước, và nó kêu lên: "Đừng nhanh thế! Đ ừng nhanh thế!"  

Và rồi thằng Rufus nói: ”Nào bọn mày! Hay bọn mình chơi bi đi?" Đó đúng là một ý hay, thế là chúng tôi thả Eudes ra, cái thằng kêu lên vă làm một đống động tác rồi đâm sầm vào bụng thầy Nuớc Lèo.

- Tôi theo dõi cậu đuợc một 1úc rồì, thầy Nước Lèo nói, tôi không thích cái kiểu nghịch ngợm này. Tôi tịch thu đôi pa tanh. Đưa nó đây cho tôi. Thằng Eudes tháo đôi pa tanh ra và nó có vẻ hài lòng vì đã đuợc rảnh nợ, nhưng có thằng không hề hài lòng, đó chính là Geoffroy. Khi thầy Nuớc Lèo bỏ đi với đôi pa tanh kẹp dưới nách, Geoffroy nói với Eudes:  

– Chính tại mày nên thầy Nưóc Lèo mới tịch thu đôi pa tanh!  

- Thế thì, thằng Eudes nói, mày muốn tao phải làm gì mới đuợc?  

– Hãy đi xin lại thầy ấy, nếu không tao sẽ bảo bố tao, bố tao sẽ bảo bố mày và mày sẽ bị trừng trị!  

- Bố mày ấy à, tao sẽ cho bố mày một phát vào mũi, thằng Eudes nói.  

- Cứ thử xem, Geoffroy nói, và Eudes đã thử luôn với Geoffroy.    

Cái mũi thằng Geoffroy đỏ kinh lên được do tất cả những gì nó đã phải nhận trong giờ ra chơi. Thầy Nước Lèo chạy đến.  

- Các cậu vẫn còn chưa thôi đánh nhau xong phải không? thầy hỏi.  

- Thưa thầy, thưa thầy, Geoffroy nói, thầy trả lại em giày pa tanh chứ ạ? Thầy trả lại em chứ ạ?  

- Này anh bạn, thầy Nước Lèo nói, hãy nhìn kỹ vào mắt tôi đây. Hễ tôi nói một điều gì thì đó không phải là chuyện đùa. Đôi giày pa tanh này rất nguy hiểm, tôi không muốn cậu lấy mà nghịch ngợm. Tôi không muốn cậu về nhà với đầy gối chảy máu. Đôi giày sẽ được trả lại cho cậu vào cuối buổi học, không sớm hơn.    

Rồi thầy ấy đi đánh chuông báo hiệu hết giò ra chơi.  Nhưng Geoffroy đã không có giày pa tanh vào cuối buổi học. Bởi vì thầy Nước Lèo đã phải vào trạm xá. Hình như sau giờ ra chơi, thầy ấy bị ngã trong sân trường và thầy ấy bị đau lắm ở gối.    

Nhà của chúng tôi    

TÔI ĐÃ BẢO CÁC BẠN, tôi nghĩ vậy, rằng ở trong khu có một bãi đất hoang kinh khủng nơi chúng tôi đến để chơi cùng bọn bạn. Ở bãi đất hoang, có hàng đống thứ: một cái ô tô cũ không có bánh, những cái hộp rỗng, những hòn đá, những con mèo; đúng là hết sảy và chúng tôi chơi vui lắm.  

Vậy là chúng tôi đã quyết định, cả lũ với nhau,1àm một ngôi nhà ở đó. Một ngôi nhà riêng của chúng tôi, nơi chúng tôi sẽ không cho bất cứ ai khác đuợc vào, nơi chúng tôi sẽ ăn những thứ tự chúng tôi nấu - cái này, thì là ý của thằng Alceste -, nơi chúng tôi có thể đến ngay cả khi trời mưa; thế sẽ thích kinh lên đuợc!  

- Được rồi, thằng Geoffroy nói, chúng ta sẽ có mặt ở bãi đất hoang chiều nay. Mỗi đứa sẽ mang theo cái để làm nhà.  

Khi tôi đến bãi đất hoaug, hầu hết lũ bạn đã có mặt ở đó rồi. Tôi ấy à, tôi đem theo cái xẻng và cái xô mà tôi đã có ở bãi biển khi đi nghỉ hè; Eudes mang theo một cái búa và Maixent có hàng đống đinh trong túi nó. Những cái đinh hơi gỉ và cong queo, nhưng Maixent giải thích rằng những cái đinh tốt đang đóng trên tường nhà nó và rằng nó dẫu gì cũng không thể nhổ ra để xây một ngôi nhà khác được. Joachim không mang gì hết, Clotaire cũng không; Alceste đến với hai cái bánh sừng bò, nhưng đấy không phải là để làm nhà, mà là để cho nó.  Thế rồi, thằng Rufus đến, rất hài lòng.  

– Xem cái tao mang đến này, nó nói, và nó cho chúng tôi xem một quả đấm cửa.  

– Thế mày muốn bọn mình làm gì vớiMày đã thấy ngôi nhà nào không có quả đấm cửa chưa? Cái thằng có lý lắm, Rufus ấy, thế rồi Gèoffroy đến với một tấm ván kẹp dưới nách.  

– Bố tao không muốn tao mang thêm những cái khác, thằng Geoffroy nói; trong khi ở sau ga ra vẫn còn đầy. Nhưng không sao hết, tấm ván này cũng cực kỳ.  

- Nó có to lắm đâu, thằng Clotaire nói.  

- Vậy hả? thằng Geoffroy nói, thế còn mày, mày mang cái gì đến để làm nhà? Hả?  

 – Đúng thế đấy, thằng Rufus nói; bọn tao mang đến những thứ có ích kinh thế, còn bọn mày chẳng mang, gì hết, bọn mày chỉ ở đây mà vành vẻ!  

- Thôi, tôi nói, chúng ta không mất thời gian cãi nhau nữa, cần phải làm nhà cho chúng ta đi thôi!  

Và với cái xẻng, tôi bắt đầu đào đất.  

- Thế tại sao mày lại đào một cái hố? thằng Joachim hỏi tôi.  

- Mày chưa bao giờ thấy rằng để làm một ngôi nhà nguời ta bắt đầu bằng cách đào hố à? tôi trả lời.  

- Có thể, thằng Maixent nói, nhưng tại sao mày lại đào cái hố ở đó? Chúng ta vẫn còn chưa hề quyết định làm nhà ở chỗ nào mà!  

- Chúng ta sẽ làm ở đây, tôi nói, và tôi tiếp tục đào cái hố, và việc này chẳng dễ tẹo nào vì rặt những đá.  

- Mày cứ việc đào cái hố của mày ở đấy, thằng Maixent nói. Còn bọn tao, bọn tao sẽ làm nhà ở chỗ khác.  

- Mày muốn ăn một nhát xẻng hả? tôi hỏi; nhưng thằng Joachim nói rằng thật là ngốc nếu bắt đầu đi đánh lộn, và rằng ngôi nhà sẽ chẳng bao giờ hoàn thành, nếu chúng tôi không bắt tay làm.  

- Mày nói có lý, thằng Maixent nói, vì vậy, chúng mình sẽ làm nhà ở kia.  

- Mày cứ làm nhà ở đẩy nểu mày thích, tao sẽ làm nhà tao ở đây, tôi nói. Và tôi lại bắt đầu đào.  

Thằng Maixent không vừa ý với những gì tôi nói. Thế là nó tiến về phía tôi, và tôi quát lên với nó:  

- Ra khỏi nhà tao! Mày cứ ra chỗ nhà của mày ấy!  

– Nhà mày, nhà mày! thằng Maixent nói; trước nhất, đấy không phải nhà mày, mà là nhà chúng ta; và tao thích vào thì tao cứ vào!    

Thế là nó đi vào và nó cho tôi một cái tát, còn tôi thì tôi cho nó một nhát xẻng  vào đầu. Nó ngạc nhiên lắm, thằng Maixent ấy, vì bị một nhát xẻng vào đầu. Thế rồi chúng tôi đánh nhau, nhưng thằng Eudes nói rằng chúng tôi dừng lại ngay và rằng chúng tôi phải nghiêm túc bắt tay vào việc.  

- Bọn mình làm nhà thế nào đây? thằng Eudes hỏi. Một hay hai tầng?  

Thằng Clotaire phì cười.  

- Mày làm tao phải phì cười, nó nói. Nếu làm nhà hai tầng thì mình lấy gì để làm cầu thang hử?  

Cái thằng nói có lý, Clotaire ấy, một cái cầu thang thì phải khó làm lắm, nhất là với những cái bậc thang Nhưng mà không bao giờ được nói với Eudes rằng nó làm mình phải phì cười, bởi vì Eudes rất khỏe và nó rất thích đấm văo mũí bọn bạn; và khi bạn đã bảo nó rằng nó làm bạn phải phì cuời, thì chẳng trượt bao giờ. Và thằng Clotaire đã gặp may, vì thằng Eudes không giã bằng búa. Tới đó thì chúng tôi hơi trầm lặng một tí, nhất là Clotaire, cái thằng đang dỗi và đang bị chảy máu mũi.  

- Cái nhà ấy à, thằng Joachim nói, cần phải làm hai phòng: một phòng ngoài và một phòng khách. Về phòng khách, tao sẽ cố mang cái ghế phô tơi ở trong phòng tao đến, Trước khi da nó bị bục, nó ở trong phòng khách nhà tao, và cái ghế phô tơi ấy vẫn còn rất tốt. Và rồi chúng ta có thể treo tranh lên tường, và rồi một cái thảm ở dưới đất, và rồi những cái đèn có chụp...  

- Thế còn nhà bếp? thằng Alceste hỏi. Thế trong nhà không có bếp hả?  

- Mày làm bọn tao bực cả minh với cái bếp của mày, thằng Ioachim nói.  

– Chính mày mới làm bọn tao bực cả mình với đống phô tơi thủng nhà mày! thằng Alceste trả lời.   Và chúng nó đã đi ra xa để cãi nhau, bởi vì Alceste thích cãi nhau hơn đánh lộn, nhất là khi nó còn chưa ăn xong mấy cái bánh sừng bò.  

- Này, bọn mày! thằng Geoffroy kêu lên, bọn mình làm nhà hay là không làm nhà đây? Sắp muộn rồi!  

– Mày có lý, thằng Rufus nói. Vậy thì thế này: cái cửa bọn mình sẽ đặt ở phía này, ở đây. – Bọn tao cần cóc gì cái cửa của mày, thằng Geoffroy nói. Phải bắt đầu xây tường đã.   Thế rồi thằng Geoffroy đặt tấm ván của nó xuống đất, cạnh cái hố của tôi.  

- Thế mày sẽ vào nhà thế nào, nếu mày không có cửa, thưa mày? thằng Rufus hỏi.  

- Tao không nói là không có cửa, đồ đần, thằng Geoffroy nói. Tao nói rằng chúng ta không bắt đầu làm nhà từ cái cửa!  

- Mày bảo ai là đồ đần? thằng Rufus hỏi, và Geoffroy đã cho nó một cái tát rất mạnh.   Rufus, cái thằng đã nổi điên, vùa ẩu đả với Geoffroy vừa gào lên:  

- Thế nào? Giờ thì mày có dám nói không hả? Nói xem! Mày bảo ai là đồ đần?  

Và thằng Geoffroy trả lời nó:  

- Mày! Mày! Mày! rõ chưa, lúc não cũng dám hết.  

Còn chúng tôi, chúng tôi đứng xung quanh nhìn bọn nó, bởi vì hai đứa nó khỏe ngang nhau,nên rất chi là hay khi Geoffroy và Rufus đánh nhau! Thế rồi, bọn nó ngừng lại và thằng Rufus nói:  

- Đã thế thì, tao về luôn! Còn cái quả đấm cửa, chúng mày cứ việc tưởng tuợng ra nhé.  

- Thế hả? thằng Geoffroy nói. Hay lắm! Thế thì tao cũng mang ván của tao về!   Và cả hai đứa bọn nó đều bỏ đi, bực tức, mỗi đứa một kiểu. Thế là chúng tôi, chúng tôi nhìn nhau, và rồi đến lượt chúng tôi cũng ra về. Đúng là thế đấy: không có vật liệu thì bạn định làm nhà kiểu gì?    

Ở hiệu cắt tóc  

MẸ ĐƯA TAY XOA TÓC TÔI và mẹ nói: ”Trời ạ, tóc tai gì thế này!", và rồi sau đó, mẹ bảo tôi: "Bây giờ con đã lớn tướng rồi, phải không Nico1as?" Tôi ấy à, tôi không thích lắm mỗi khi mẹ nói với tôi rằng tôi đã lớn tướng, bởi vì ngay lập tức sau đó tôi sẽ bị phiền hà to.  

Nhưng mà tôi chẳng thể nào nói không, bởi vì đúng là tôi đã lớn thật: ngồi ăn ở bàn ăn tôi gần như không cần đệm nữa, trừ mỗi ăn mì ống, vì truờng hợp này thì mình cần phải nhìn rõ cho đến đầu đến đũa.  

- Thế nên, mẹ bảo tôi, vì con đã lớn tướng rồi, con sẽ tự đến hiệu cắt tóc một mình!   Tôi ấy à, tôi chẳng thích đến hiệu cắt tóc, ông thợ ăn mặc trắng tinh, y như là nha sĩ vă bác sĩ và rồi ông ta có cả kéo, dao cạo và các tông đơ máy, cái này nó lạnh toát khi nó chạm vào mình và nó có thể cắt phạm vào mình. Thế rồi, mình có đầy những mẩu tóc ở mũi và ở mắt và mình không thể nào phủi đi được, bơỉ vì cái khăn choàng và cũng bởi vì không được phép động đậy nếu không, ái ái! phạm dao cạo ngay. Và khi ra khỏi hiệu cắt tóc thì mình trông cứ như một thằng hề vì quanh tai thì trọc cả tóc, còn trên đầu thì mọi thứ cứ ẹp cả xuống.  

- Mẹ, tôi nói, con không muốn đi đến chỗ cắt tóc!  

- Đến HIỆU cắt tóc, mẹ bảo tôi, và con sẽ đi ngay lập tức, nếu con không muốn làm mẹ bực mình!  

Mẹ chẳng có vẻ đùa cợt tí nào. Tôi ra khỏi nhà để đi đến HIỆU cắt tóc như mẹ bảo. Mẹ đưa cho tôi tiền, và mẹ nói với tôi rằng tôi phải bảo nguời ta cắt sạch quanh tai và mái thì ngắn thôi. Trên đường, tôi gặp các thằng Alceste, Rufus và Clotaire, ba thằng bạn ở lớp, chúng nó đang chơi bi. ”Mày đi đâu đấy?” thằng Alceste hỏi tôi. "Đến hiệu cắt tóc' tôi trả lời. Thế là Alceste, Rufus và Clotaire quyết định đi cùng tôi, bọn nó chơi chán rồi và thằng Alceste đã thằng hết cả chỗ bi. Khi chúng tôi đến hiệu cắt tóc, hai ghế phô tơi đều có người. Các thợ cắt nhìn chúng tôi, bọn họ mở to hai   mắt và một người nói: ”Không! Ôi không!”, và ngườì kia trá lời: "Can đảm lên, Marcel!”   Vì cần phải đợi, chúng tôi bèn liếc mắt xem qua mấy tờ tạp chí ở trên một cái bàn và có đầy những tóc ở các trang. Các tạp chí chẳng hay mấy và thằng Clotaire đang gấp một cái máy bay từ một trang mà nó đã xé ra thì nguời thợ cắt tên gọi là Marcel lên tiếng, giọng nói run rẩy hết sức: ”Đúng rồi, tôi rỗi rồi đây, các cậu đứa nào cắt truớc nào?" Tôi trả lời rằng tôi là đứa cắt trước, và nói thêm tôi không chỉ là đứa cắt trước mà là đứa duy nhất cắt. Ông Marcel nhìn ba đứa bạn của tôi rồi ông ấy hỏi: ”Thế còn chúng nó?"  

– Bọn cháu chỉ đến xem cho thích, thằng Alceste nói.  

- Phải rồi, thằng Clotaire nói, khi thằng Nicolas ra khỏi hiệu cắt tóc của các bác, trông nó như một thằng hề, bọn cháu muốn xem các bác cắt thế nào. Ông Marcel đỏ rần hết cả người.  

- Các cậu có ra khỏi đây ngay lập tức không thì bảo! Đây không phải chỗ chơi của các cậu! Tôi đi ra ngay, mỗi mình, nhưng ông Marcel đã túm được tôi ở trên vỉa hè.  

- Không phải cậu, ông Marcel nói, những đứa kia cơ! Nhưng Rufus, Clotaire và Alceste đều không muốn ra khỏi cửa hiệu.  

– Nếu các bác đuổi chúng cháu ra, thằng Rufus nói, cháu sẽ đi mách bố cháu là sĩ quan cảnh sát!  

- Còn cháu, thằng Alceste nói, cháu sẽ nói với bố cháu nữa, cũng là bạn của bố Rufus!   Ông thợ cắt kia tiến lại gần và ông ấy nói:  

- Bình tĩnh nào, bình tĩnh nào. Các cháu có thể ở lại, nhưng các cháu sẽ ngoan chứ, phải không?  

- Dĩ nhiên, chứ sao, thằng Clotaire nói.  

– Cậu thấy chưa, Marcel, ông thợ cắt tóc nói, cần phải tế nhị, phải khéo và tất cả mọi thứ sẽ diễn ra êm đẹp.   Ông Marcel thở ra một tiếng rõ dài và ông ấy nhìn tôi với một nụ cuời rất chi là sầu não. Ông Marcel gác một tấm ván nhỏ lên trên tay vịn ghế phô tơi, ông ấy bế tôi lên tay, ông ấy kêu ”úi-chà” và ông ấy đặt tôi ngồi trên tấm ván.  

- Thế nào cậu nhóc, ông ấy hỏi tôi, cậu thích đi đến chỗ cắt tóc chứ?  

– Đến HIỆU cắt tóc, tôi trả lời ông ấy. Ông Marcel ấy à, ông ấy cười giống như bố khi bị mẹ la rầy, ông ấy nói rằng tôi rất thông minh, rằng hai lần hai là bao nhiêu. Tôi bảo ông ấy rằng thế thì là bốn và điều đó có vẻ khiến ông ấy thích, thích đến nỗi tôi bảo ông ấy rằng bốn lần ba là mười hai và bảy lần năm là ba lăm. Tôi chưa bao giờ thấy ai có vẻ thích phép nhân đến mức như ông Marcel. Hai thằng Rufus và   Alceste cũng muốn chứng tỏ, và bọn nó bắt đầu đọc luôn bảng cửu chương, Clotaire không nói gì cả, bởi vì nó là cái thằng đứng thứ bét lớp, nhất là về tính toán.  

”Thôi, đủ rồi, thế thôi, trật tự đi!" Ông Marcel nói.  

”Phải khéo chứ, Marcel,’ ông thợ cắt kia nói, ông ta đang bận vừa cạo cho một ông khách vừa quết hàng đống xà phòng lên mặt ông này. ”Ông khách của bác trông chẳng khác gì một cái bánh ga tô quết kem!”, Alceste nói, cáí thằng đến là háu ău.  

Những mảng da mà chúng tôi nhìn thấy trên mặt ông khách cắt tóc, ở những chỗ không có xà phòng, đã đỏ rần hết cả. ”Anh nhanh lên cho, Louis,"  ông khách nói và tôi tin rằng ông ta đã nuốt một ít xà phòng, bởi vì đúng lúc ông ta nói, ông thợ cắt tóc đã cho ông ta một nhát chổi phía dưới mũi.  

- Phải cắt cho cháu thế nào đây hả? ông Marcel hỏi  tôi. Mai dài chờm xuống má, như là cao bồi, thằng Rufus nói.  

- Không, cạo cụt hết, như các đô vật trên ti vi, thằng Clotaire nói.  

- Các cậu có im đi không ông Marcel kêu lên. Tôi đâu hỏi ý kiến các cậu!    

- Cháu đâu có nói gì! thằng Alceste nói.  

– Phải khéo chú, Marcel! ông Louis nói.  

– À, cậu cũng im đi! ông Marcel trả lời ông ta.  

- Cắt sạch quanh taí và mái thì ngắn thôi, tôi nói.  

– Hả? ông Marcel nói, ông ta có vẻ không hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra lắm.  

Ông Marcel cầm lấy kéo và ông ấy bắt đầu cắt cách-cách phía trên đầu tôi, nhưng ông ấy đã dừng lại bởi vi ông ấy nghe đằng sau cũng có tiếng cách-cách. Đấy 1à A1ceste, cái thằng cũng cầm kéo và thích thú cắt  các tạp chí cùng với Rufus và Clotaire.  

- Các cậu làm cái vậy? ông Marcel kêu lên.  

- Máy bay ạ, thằng Alceste trả lời.  

Nhưng ông Marcel có vẻ chẳng thích máy bay giấy, ông ấy yêu cầu Alceste đưa trảông ấy kéo và ngồi yên một chỗ.  

- Thế này thì vui quái gì nữa, thằng Rufus nói.  

- Phải rồi, cắt giấy với cái tông đơ này thì đâu có dễ! thằng Clotaire nói.  

- Đưa cái đó cho tôi! ông Marcel kêu lên và ông ấy lấy cái tông đơ ở chỗ thằng Clotaire.   - Đừng có chộn rộn nữa, ông Louis nói, nếu không tớ sẽ cắt mất cái tai khách hàng của tớ bây giờ.  

- Nhưng , nhưng , nhưng này! ông khách kia lại kêu lên, dù ông ta vẫn còn nguyên hai tai, nhưng đã có vẻ nghi ngờ.  

- Bác có cắt cho cháu không đây? tôi hỏi ông Marcel thật vậy đây, ông ấy cứ đùa cợt với bọn bạn tôi trong khi tôi thì đang chờ.  

Ông Marcel bắt đầu cắt tóc cho tôi. Alceste, Rufus và Clotaire đứng ra đằng sau ông ấy và ngắm.  

- Mày có thấy ông ấy cắt hơi bị ngắn không? thằng  Alceste hỏi.  

- Không, nhưng có cái khó chịu là ông ấy cắt các bên chả cân nhau gì, thằng Clotaire nói.   - Trật tự! ông Marcel kêu lên, và rồi chúng tôi nghe thấy tiếng ”ái ui!" Đấy là tiếng ông khách đang được cạo kêu lên.  

- Xin thử lỗi thưa ông, ông Louis nói, tại anh bạn tôi đã khiến tôi phải giật nảy cả mình. Ông kia chẳng hề thứ lỗi tí nào, ông ta yêu cầu rằng phải lau sạch xà phòng, rằng ông ta muốn đi ngay tức thì.    

- Nhưng thưa ông, ông Louis nói, ông mới chỉ cạo được một bên thôi ạ!  

– Thì đó là bên chảy máu mà, ông kia nói, thôi thế là đủ rồi.    

Rồi ông khách lau mặt và ông ta bỏ đi.  

- Các bác có những khách cắt tóc đến là lạ đời, thằng Rufus nói.    

Ông Louis đã tiến về phía nó, nhưng ông Marcel lại nói; ”Phải khéo chứ, Louis!", và ông Louis dừng lại còn tôi thì tưởng rằng ông ấy sẽ dẫm lên người ông Marcel. Ông Marcel đã cắt xong tóc cho tôi, trong khi đó thằng Rufus thích thú lấy bình bơm xịt ướt thằng Clotaire còn ông Louis thì cố giành lại đuợc chỗ bột tan mà thằng Alceste đã lấy. Cả lũ bọn nó đều chơi vui kinh lên được.  

Ông Louis và ông Marcel bọn họ chắc chẳng mấy khi được vui vẻ, bởi vì khi chúng tôi đi khỏi, bọn họ ở lại buồn thỉu buồn thiu, hai người tội nghiệp ấy, bọn họ cứ ngồi trên ghế, nhìn ra ngoài cửa kính,  chẳng nói lấy một lời.    

Chúng tôi sẽ phải mau chóng trở lại để động viên họ mới được !

ẢO THUẬT GIA    

CHIỀU CHỦ NHẬT, trời mưa, ông và bà Blédurt đến chơi bài với bố và mẹ. Ông Blédurt chính là hàng xóm nhà chúng tôi, ông ấy rất chi buồn cười và ông ấy to béo. Thỉnh thoảng, ông ấy khiến tôi nghĩ tới thằng Alceste khi mà nó lớn. Còn bà Blédurt chính là vợ của ông Blédurt.  

Tôi ấy à, tôi khá thích ở nhà khi trời mưa vả lại có nhiều người, bởi vì mẹ sẽ chuẩn bị hàng đống thứ hay phết cho bữa quà chiều. Thế rồi, điều rất vui là bố và ông Blédurt lúc nào cũng cãi vã, và người này nói rằng người kia chả biết gì về đánh bài cả, và bà Blédurt hỏi rằng thế chơi bài hay là đấu khẩu đây, và mẹ nói rằng bọn họ thật là không thể chịu đựng được.  

Sau bữa quà chiều (bánh xốp, bánh mứt táo, bánh kem láng sô cô la và láng cà phê - tôi thích loại láng sô cô la - và bánh sừng bò), bố, mẹ, ông và bà Blédurt lại tiếp tục chơi, và khi bọn họ kết thúc, ông Blédurt hài lòng kinh lên được bởi vì ông ấy thắng.  

- Nào Nicolas, ông ấy bảo tôi, bác sẽ biểu diễn cho  cháu một tiết mục ảo thuật bằng các quân bài.  

- Ồ không, Blédurt, bố kêu lên, anh sẽ không diễn lại những tiết mục cũ mèm với các quân bài mà mọi người đều biết tỏng đấy chứ!  

- Tôi xin thông báo cho nhà anh biết, ông Blédurt nói, là tôi đang nói với con trai anh mà. Cháu có muốn bác biểu diễn ảo thuật cho mà xem không, hả thỏ con?  

– Ồ vâng! tôi nói.  

- Khi nguời ta chơi bài kiểu như anh, bố nói, thì người ta muốn lảng sang chuyện khác lắm.    

Ông Blédurt nhìn bố, ông ấy nhún vai, ông ấy nhìn lên trời, ông ấy lắc đầu, ông ấy cầm lấy cỗ bài, ông ấy trộn chúng lên, ông ấy chia cho tôi chỗ bài, và ông ấy   bảo tôi: ”  

- Này, nhóc con tội nghiệp, hãy chọn một con, bất kỳ con nào, cứ nhìn cho kỹ, đừng nói cho bác đấy là con gì, và để lại vào trong cỗ bài.  

- Ai còn lạ gì cái ảo thuật của anh, bố cười.  

Còn tôi, tôi cầm lấy một con bài; đấy là con mười rô, và ông Blédurt mở cỗ bài ra để tôi có thể đặt lại con mười rô vào trong.  

– Xem nào, xem nào, xem nào, ông Blédurt nói.  

Ông ấy thổi lên cỗ bài, và rồi ông ấy bắt đầu xem các con bài, ông ấy rút ra một con, và ông ấy hỏi tôi:  

– Phải con này không?  

Và hãy đoán xem đó là con nào? Con muời rô!  

-  Đúng rồi, tôi kêu lên.  

 – Chẳng biết tỏng! bố nói.  

- Nhà anh bắt đầu khiến tôi khó chịu thật rồi đấy, Ông Blédurt nói.  

– Đến giờ về nhà rồi, bà Blédurt nói.  

Và ông bà Blédurt đi về.  

Còn tôi, tôi thấy tiết mục ảo thuật của ông Blédurt thật kinh khủng, và ở trường, nếu tôi mà làm cái này, bọn bạn sẽ phải kinh ngạc. Tôi cầm lấy cỗ bài như ông Blédurt đã làm, và tôi chìa cỗ bài về phía bố.  

- Bố hãy chọn một con đi, tôi bảo bố.  

- Để cho bố yên, Nicolas, bố trả lời tôi.  

- Nào, bố chọn một con đi, tôi nói. Con sẽ đoán nó.  

- Nghe này Nicolas, bố bảo tôi, hôm nay bố xem bài đủ lắm rồi, vì vậy con hãy là một cậu bé ngoan, và con hãy cứ chơi một mình đi nào. Ô thế thì bất công kinh lên được! Thật đấy chứ sao, nguời ta bắt tôi ở nhà ngày chủ nhật, tất cả mọi người ai cũng có quyền chơi bài trừ tôi, và nếu không ai giúp tôi làm ảo thuật, thì làm sao tôi có thể làm quả con mưòi rô với bọn bạn được kia chứ. Và tôi bắt đầu khóc, thật đấy, chú sao nữa, đừng có đùa!    

- Im đi, Nicolas, bố bảo tôi.  

- Chuyện gì xảy ra vậy? mẹ từ trong phòng ngủ kêu lên.  

- Không sao, không sao, bố trả lời.  Và rồi bố nói với tôi:  

-  Được rồi, đừng khóc nữa. Đưa cho bố một con nào.    

Thế là tôi đưa cho bố chọn một con. Bố nhìn con bài, bố lại đặt nó vào cỗ bài, tôi thổi lên cỗ bài, tôi tìm con mười rô, và tôi hỏi:  

- Phải con này không?  

- Không, bố nói.  

- Sao lại không? tôi nói với bố.  

- Không là không, bố trả lời tôi. Đấy là con hai tép  

- Thế không đúng! tôi kêu lên. Như ôngBlédurt; mới là đúng!  

- A! Nicolas, Con hãy để bố được yên! Hiểu chưa? bố kêu lên.  

Thế là tôi bắt đầu khóc, và mẹ đã chạy đến.  

- Sao cứ dai mãi thế, mẹ nói. Lần này thì có chuyện gì?  

- Có chuyện là, bố giải thích, con trai em oán anh bởi vì anh đã lấy con hai tép thay vì con mười rô. Dẫu sao đấy cũng không hoàn toàn là lỗi ở anh nhỉ?  

- Đấy là cố tình làm! tôi kêu lên.  

- Con nói năng với ai vậy hả Nicolas? bố hỏi tôi. Bố là bạn trẻ ranh của con ở truờng đấy hả?  

- Yên một tí đi nào, mẹ nói. Nếu hai bố con muốn tôi chuẩn bị bữa tối, thì phải để cho tôi được yên một tí. Thôi được, hãy giải thích cho mẹ vậy. Thật từ tốn. Không khóc lóc.  

Tôi bèn giải thích cho mẹ vụ ảo thuật của ông Blédurt, mà với bố thì chẳng ra đâu vào đâu.

– Mẹ hiểu rồi, mẹ nói. Có thể rất đơn giản là bố đã mệt. Hãy thử với mẹ xem sao.   Tôi bèn thử với mẹ, mẹ chọn một con bài, mẹ đặt lại nó vào cỗ bài, tôi thổi vào cỗ bài, tôi lôi ra con hai tép, và tôi hỏi:  

- Con này phải không?  

- Phải rồi con yêu, mẹ nói.  

- Mẹ nói thế chỉ để vừa lòng con mà thôi, tôi nói.  

- Nicolas, bố kêu lên vẫn còn chưa chịu thôi hả? Bố  bố thấy đủ lắm rồi đấy!  

- Có gì mà cứ phải làm toáng lên, mẹ nói. Mẹ đã nói đấy là con hai tép ,thì đấy đúng là con hai tép. Con đã diễn thành công tiết mục ảo thuật rồi, hay lắm, bây giờ hãy để cho mẹ trải bàn nào.   

- Không phải con hai tép, không phải con hai tép! tôi kêu lên.  

- Nicolas! mẹ kêu lên. Con muốn ăn tát hả?  

Thế là tôi bắt đầu khóc, tôi nói rằng thật không công bằng, rằng tất cả mọi người ai cũng chơi vui vào Chủ nhật trừ tôi, rằng tôi sẽ không thể biểu diễn tiết mục ảo thuật cho bọn bạn và rằng tôi sẽ bỏ nhà ra đi và rằng mọi người sẽ tha hồ mà nhớ tiếc tôi.  

- Anh này, mẹ nói với bố, hãy dạy cho nó cái tiết mục trừ danh ấy, để cho nó yên đi, và không ai phải nói chuyện này nữa. Em thật sự không muốn phải quát lác tối hôm nay.   - Vâng, đi bố! tôi nói.  

- Bố à? Nhưng bố đâu có biết trò đó, bố nói.  

- Thế bố chẳng nói với ông Blédurt rằng bố biết rồi cơ mà, tôi nói.  

- Bố không nhớ được nữa, bố nói.  

- Thế thì anh chỉ việc gọi điện cho ông bạn Blédurt cúa anh, mẹ nói. Còn em, em đi chuẩn bị bữa tối đây.  

Mẹ bèn đi. Bố nhìn tôi, bố thở dài một cái, bố nói rất khẽ điều gì đó về cái đồ đần Blédurt, và bố đi gọi điện thoại.  

- Alô! bố nói... Blédurt hả? Xin chào... Tôi đây mà... Phải rồi... Đúng, đúng, tốt, tốt thôi... Nghe này, hãy đứng đắn một lần này xem nào... Anh nghe đây này, đuợc chưa?... Này, thằng bé nó thích cái tiết mục quân bài của anh lắm, thế nên nó thích biểu diễn lại cho các bạn nó ở trường ngày mai. Hãy giải thích cho tôi trò này nó như   thế nào, đã... Không 1à thế nào?... Sao hả?... A, đuợc lắm! Rất được!... Thể nào, anh nói cho tôi chứ?... Được rồi... Phải... Phải... Đúng vậy rồi... Phải... Tôi hiểu... Đồng ý.  

Tốt rồi, xin chào, Blédurt. Thế nào?... Phải, phải, được rồi, được rồi... Cám ơn! Cám ơn nghìn triệu lần ấy à? Anh thỏa mãn chưa? Thế thì quay vào ổ đi thôi. Chào nhé!   Bố gác máy điện thoại. Bố đi tìm cỗ bài, và bố giải thích cho tôi:  

– Đây này, khi con yêu cầu người ta đặt lại con bài vào cỗ bài, con nhìn con bài ở sát ngay truớc. Con thấy chưa? Ví dụ, đấy, đây là con năm bích... Đó, con bài chọn ra sẽ được đặt vào đó, ngay sát đằng sau. Đây, chính 1à con chín cơ. Thấy chưa. Dễ lắm. Con đã hiểu chưa?  

– Rồi ạ, tôi nóí.  

- Vậy là, bố nói, bố nghĩ rằng con đã vừa ý rồi chứ; ngày mai, Con có thể biểu diễn tiết mục này cho các bạn con.  

- Ồ không đời nào, tôi nói, đúng là một trò ăn gian. Có cả ngón lừa.

KIỂM TRA SỐ HỌC

      SÁNG NAY, tôi không muốn đến trường bởi vì chúng tôi có bài kiểm tra số học. Tôi ấy à, tôi không thích kiểm tra số học, đầu tiên là vì việc đó kéo dài hai giờ đồng hồ và chúng tôi bị mất một buổi ra chơi. Thế rồi cũng bởi vì trước đó phải học rất kinh. Thế rồi sau đó người ta hỏi bạn những câu hỏi mà bạn không hề học. Bạn bị toàn điểm xấu và ở nhà, mẹ của bạn la mắng bạn và bố của bạn bảo bạn rằng ông ấy khi bằng tuổi bạn, ông ấy lúc nào cũng đứng đầu lớp và rằng bố của ông ấy lúc nào cũng rất tự hào về ông ấy. Thế rồi còn nữa, nếu là lịch sử hay địa lý thì có những lần bạn sẽ gặp may và người ta sẽ yêu cầu bạn kể ra những cuộc phiêu lưu của Jeanne d'Arc, chúng thì rất chi là hay  hoặc những cuộc phiêu lưu của sông Seine, cái này thì tôi biết. Nhưng là số học thì kinh khủng, bởi vì cần phải suy nghĩ.    

Và chính vì thế mà khi có kiểm tra số học, chúng ta tìm mọi cách để bị ốm ở nhà. Nhưng các bà mẹ có cần biết gì đâu và họ cứ bắt chúng ta phải đến trường. Thậm chí một lần, mẹ thằng Joachim còn không tin nó khi nó nói rằng nó bị ốm, và nó bị quai bị thật; Và tất cả lũ chúng tôi cũng bị luôn vào dịp nghỉ Phục Sinh.  

Khi tôi đến truờng, tất cả bọn bạn đã đến rồi và bọn chúng nó có vẻ khó ở ghê, trừ mỗi Agnan, thằng cục cưng của cô giáo và lúc nào cũng đứng đầu lớp và rất chi là thích kiểm tra.  

- Tao ấy à, thằng Eudes nói, anh trai tao kể cho tao rằng khi anh ấy đến lớp, anh ấy viết sẵn các lời giải từ ở nhà trên những mảnh giấy mà anh ấy giấu trong túi quần.  

– Thế anh mày xếp thứ mấy môn số học? thằng Clotaire hỏi.  

- Anh ấy xếp thứ bét, thằng Eudes trả lời.  

 Tao ấy à, thằng Joachim nói, bố tao bảo tao rằng nếu tao mà không xếp được thứ tử tế khi kiểm tra số học, ông ấy sẽ tịch thu của tao cái xe đạp.  

– Còn tao, Alceste nói, cái thằng đang ăn một cái bánh mì nhỏ quết sô cô la, mẹ tao bảo tao rằng nếu tao không đứng trong hai muơi đứa đầu, thi tao sẽ bị nghỉ ăn tráng miệng.   Nó thở dài một cái rõ mạnh, Alceste ấy, và nó tiếp tục ăn một cái bánh sừng bò.    

Vậy là tôi nảy ra một ý và tôi nói rằng chúng ta phải yêu cầu thằng Agnan để nó chuyển đáp số cho chúng ta ở trong lớp. Agnan, cái thằng đang nhẩm lại bảng 12 đã nghe thấy tôi nói và nó bảo rằng không đời nào; và nó vừa bỏ đi vừa ngâm nga: "12 lần 3, 36. 12 lần 4,  48"  

Cái thằng Agnan nó khiếp thật ấy! Chúng tôi bắt kịp nó và chúng tôi bảo nó:  

- Thôi nào Agnan, tử tế tí nào, sao, thôi nào tử tế  tí nào!  

Nhưng thằng Agnan bất cần biết.  

- Hay là tao phải cho mày một quả đấm vào mũi thằng Eudes nói, thì mày mới đồng ý?   Nhưng kể cả như thế cái thằng Agnan cũng vẫn không đồng ý, và nó nói rằng nó còn đang đeo kính đây và chúng tôi không có quyền đánh vào nó; và rằng nó sẽ báo với bố mẹ nó, họ sẽ báo với thầy hiệu trưởng và rằng cả lũ chúng tôi sẽ đi tù hết, và rằng gian lận là rất xấu.  

- Muời hòn bi nếu mày cho chúng tao xem đáp số, thằng Clotaire nói.  

Agnan nhìn thằng này, nó có vẻ suy nghĩ một tí, và rồi nó lắc đầu.  

- Ba mươi hòn bi, thằng Alceste nói.  

Agnan tháo kính của nó ra và nó lau kính.  

- Ba hai hòn, Geoffroy nói, Cái thằng có một ông bố rất chi là giàu.  

- Được, thằng Agnan nói, nh ưng bọn mày phảí đưa cho tao ngay lập tức.  

Chúng tôi ấy à, chúng tôi đồng ý. Geoffroy đưa hai tám hòn bi, còn những đứa khác gộp cho đủ số còn lại. Agnan cho bi vào trong túi nó, và nó hứa với chúng tôi sẽ chuyển cho chúng tôi một tờ giấy có đáp số các bài toán. Chúng tôi thích kinh lên được  

- Tất cả chúng ta sẽ đứng thứ nhất đồng hạng, thằug Joachim nói.  

Và khi Clotaire hỏi nó thế nghĩa là thế nào, Joachim trả lời thằng này rằng thế nghĩa là nó sẽ giữ được cái xe đạp.  

Khi chúng tôi vào lớp và chúng tôi ngồi xuống, cô giáo bảo chúng tôi xếp hết sách vở xuống duới ngăn bàn, lấy giấy ra, viết họ tên ở góc cao bên trái. Và rồi, cô đi lên bảng và cô bắt đầu viết các đề bài. Một đề có hai cái tàu hỏa xuất phát mỗi cái một đầu và cô giáo muốn biết khi nào chúng nó gặp nhau; một đề khác có vụ vòi nước và bồn tắm mà nguời ta quên đóng van; và ở đề thứ ba, nguời ta nói về một chủ trang trại đi bán hàng đống trứng, cà chua, khoai tây ở chợ.    

Các đề khó kinh lên được, và chúng tôi, cả lũ đều nhìn thằng Agnan, bởi vì nếu như Agnan mà không hiểu, thì là toi đặc, cả bài kiểm tra lẫn đống bi. Nhưng thằng Agnan hiểu; nó vừa viết nhanh kinh lên được vừa lè lưỡi ra và vừa tính toán bằng các ngón của tay trái. Alceste thúc cho tôi một cùi chỏ và nóbảo tôi: “Thắng rồi!” Nhưng tôi thì bắt đầu thấy lo ngại, bởi vì Agnan không có vẻ quan tâm đến chúng tôi, và thằng Geoffroy đã nhắc nó:  

- Ê!  

- Geoffroy ! cô giáo kêu lên, thay vì làm trò hề, tốt hơn là em hãy tìm cách giải các bài toán đi!   Và thế là, chúng tôi thấy Agnan viết các thứ lên trên một tờ giấy rồi nó vo thành viên. Nó nhìn cô giáo đang chữa bài tập, nó nhìn Geoffroy đang ngồi trên ghế bên cạnh, và chốp! nó ném viên giấy cho thằng Geoffroy.  

- Tờ giấy kia! Agnan, tôi nhìn thấy rồi! Mang ngay tờ giấy cho tôi! Cô giáo kêu lên.   Agnan há hốc mồm ra, và rồí nó bắt đầu khóc. Thế là cô giáo đứng dậy và cô cầm lấy tờ giấy đang ở trên bàn Geoffroy, và rồi cô nói:  

- Hay lắm, Agnan, hay lắm! Tôi không ngờ em lại thế này. Tôi thấy rõ là tôi đã lầm khi tin tưởng em, và em cũng vô kỷ luật như các bạn em vậy. Nào, ra ngoài đi, chúng ta sẽ giải quyết chuyện này sau. Còn bây giờ em không phải làm bài kiểm tra này nữa!     Thằng Agnan lăn đùng ra đất, nó nói rằng không ai yêu nó sất, rằng đó là lỗi của tất cả lũ, rằng nó sẽ đi báo cảnh sát, và rằng nó sẽ chết; Và rồi, nó đi ra. Còn chúng tôi, cả lũ cứ sững người trố mắt nhìn cái cánh cửa. Joachim đằng sau tôi nói rất khẽ: "Thế là đi đời cái xe đạp của tao." Và rồi cô giáo bảo chúng tôi đừng có bận tâm đến bạn ấy và hãy tiếp tục làm bài kiểm tra và rằng, nếu cô mà còn bắt được ai vô kỷ luật   nữa, cô sẽ phạt ở lại lớp.    Và khi thầy hiệu trưởng đến trả kết quả kiểm tra cho chúng tôi, thầy nói rằng thầy chưa bao giờ chứng kiến chuyện thế này kể từ những năm thầy bước vào  nghề sư phạm.    

Tất cả chúng tôi đều đứng thứ bét đồng hạng!    

Tàu của thằng Geoffroy    

CHÚNG TÔI TỤ TẬP Ở CÔNG VIÊN, cả một đống bạn ở trường, bởi vì thằng Geoffroy có một cái tàu mới mà bố nó cho, bố nó rất giàu và lúc nào cũng mua cho nó các đồ chơi. Thằng Geoffroy đã hẹn chúng tôi, thằng Rufus, thằng Eudes, thằng Alceste, tôi, và Clotaire, cái thằng không thể đến bởi vì hầu như thứ năm nào nó cũng bị phạt ở lại lớp; nhưng bọn khác thì có mặt cả, Sau khi hứa với các bố và các mẹ chúng tôi rằng chúng tôi sẽ cố ngoan và không làm chuyện gì ngu ngốc.  

Công viên, không xa nhà tôi mấy, rất là hết sảy. Tôi đã từng ra đấy, hàng đống năm rồi, cùng với mẹ, khi tôi còn bé tí như cái ảnh ở trên tủ com mốt. Mẹ đẩy tôi trong cái xe đẩy bé tí giờ chả dùng làm gì nữa, trừ mỗi việc thỉnh thoảng chở khoai tây từ chợ về, và bố nói rằng có thể một ngày kia, tôi sẽ có một thằng em thế vào chỗ của khoai tây; nhưng tôi thì tin rằng cả cái chuyện đó là nói phét. Trong công viên, có tượng của một ông bực tức, ngồi ở bàn đang viết với một cái bút bằng đá những thứ có vẻ không làm ông ta hài lòng. Để chọc cười, có lần thằng Ioachim đã lên ngồi trên đầu gối ông ta và cái ông không hề cười chính là ông bảo vệ, ông ấy chạy tới và nói rằng Joachim là đồ ranh con vô lại. Cái ông bảo vệ lúc nào cũng càu nhàu, ông ấy có bộ ria mép to xù, một cái ba toong, một cái còi và ông ấy luôn vừa đuổi theo chúng tôi vừa vung vẩy ba toong hàng đống phát; nhưng ông ấy hiền, bởi vì ông ấykhông bao giờ lấy ba toong để nện và một lần ông ấy còn cho tôi một cái kẹo. Trong công viên, cũng có hàng đống cỏ và duy nhất chỉ có ông bảo vệ và lũ chim có quyền đi lên trên, có một ô vuông đầy cát mà chúng tôi không vào bởi vì chúng tôi không phải là trẻ con   nữa và nhất là, nhất là một bể nưóc có vòi phun ở giữa, một cái bể mà chúng tôi có thể chơi thả thuyền và chính vì thế mà hôm nay chúng tôi đến, bời vì thằng Geoffroy có một cái tàu mới mà bố nó, nguòi rất giàu, đã tặng nó; nhưng cái đó thì tôi tin tôi đã bảo các bạn rồi.   Thằng Geoffroy đến sau cùng; nó luôn làm thế khi nó có đồ chơi mới để cho chúng tôi xem. Nó rất thích người ta đợi nó, bực thật đấy. Geoffroy mang một hộp tướng dưới nách, nó mở ra, và ở bên trong có cái tàu thật và rằng ông ấy hy vọng chúng tôi sẽ chơi vui nhẹ nhàng và chúng tôi nói rằng chúng tôi sẽ không dở trò gì sất.    

Ông bảo vệ nói "Được, được" và ông ấy đi xử lý một con chó đang ngồi trên cỏ.    

Thế rồi chúng tôi thấy một bọn khác. Bọn kia, đó là những thằng không ở cùng trường với chúng tôi và cả lũ chúng nó đều rất đần độn và đã xảy ra chuyện chúng tôi đánh nhau với bọn nó mỗi khi hai bên giáp mặt. Bọn kia lại gần chúng tôi và một thằng trong bọn nó hỏi thằng Geoffroy có gì ở trong hộp. Thằng Geoffroy đóng nắp hộp lại và nó nói rằng cái đó chả liên quan gì đến thằng kia.  

- Xời! Kệ bọn nó, một thằng khác nói, chắc chắn là một con búp bê.  

Và tất cả các thằng trong bọn kia đều cuời. Cái đó thì chúng tôi không hài Iòng.  

- Geoffroy nó có cái tàu chứ còn cái gì nữa, thằng Rufus nói.   

- Chứ sao, một cái tàu hết sảy, tôi nói.    

- Bọn mày chả bao giờ có cái đẹp bằng được, thằng Eudes nói.  

Thằng Alceste không nói bởi vì mồm nó đầy bánh ma đơ len; Có một bà bán bánh ấy trong công viên và bà ta lúc nào cũng hài lòng khi thấy thằng Alceste đến, bởi vì đó là một khách hàng rất tốt.    

- Nếu cái tàu tốt thế thì mày cứ mở ra cho bọn tao xem, một thằng khác trong bọn kia nói, và nó muốn cầm lấy cái hộp Của Geoffroy, nhưng Geoffroy không nhả cái hộp và nó đẩy cái thằng của bọn kia và ông bảo vệ vừa chạy đến vừa thổi còi hàng đống phát.  

- Thế nào, lũ nhãi ranh vô lại, ông bảo vệ kêu lên, bọn bay đừng có mà bắt đầu đánh nhau, bởi vì nếu không ta sẽ lấy ba toong xua bọn bay ra đồn cảnh sát.  

- Xời! thằng Rufus nói, cháu chả ngại, bố cháu là nhân viên cảnh sát và bố cháu quen ông cẩm, làm gì đâu mà ...  

Ông bảo vệ nói rằng khi nguời ta may mắn có bố là nhân viên cảnh sát thì cần phải làm gương, rằng ông ấy không rời mắt khỏi chúng tôi và ông ấy ra đi bởi vì con chó lại đến ngồi trên cỏ với một trong những đứa bạn nó.  

Một thằng trong bọn kia nói rằng xét cho cùng cái tàu của Geoffroy chả làm bọn nó quan tâm và rằng bọn nó có cái còn hay hơn và cái đó làm chúng tôi phì cười. Các thằng của bọn kia đi về phía cái bể và chúng tôi đi theo để xem cái tàu của chúng nó và tiếp tục phì cười.   Khi chúng tôi nhìn thấy cái tàu, chúng tôi không cuời được mấy bởi vì đó là một cái thuyền buồm tuyệt vời, với hàng đống cột buồm, dây chão và cờ.  

- Hừ... thằng Geoffroy nói.  

- Hừ cái gì? Hừ cái gì? một thằng trong bọn kia hỏi.  

- Phải rồi, nếu tàu của mày tốt hơn cái này thì cứ cho xem cái nào, một thằng khác nói. Thẵng Geoffroy không muốn cho xem cái ca nô của nó lắm.  

– Tao không cho xem cái tàu của tao, thằng Geoffroy nói, là để không làm bọn mày phải xấu hổ.   Những thằng của bọn kia bắt đầu cười nhạo, thế là thằng Geoffroy đẩy một trong các thằng, thằng nhỏ con nhất. Thằng nhỏ con bắt đầu vùa khóc vừa nói rằng người ta cố tình đẩy nó xuổng nước; thế là, một thằng khác, thằng này to con, đến gần thằng Geoffroy và bảo nó:  

- Mày cứ thử làm như mày đã làm với em trai tao xem. Ơ thì, ơ thì ... thằng Geoffroy nói, và nó buớc lùi dần tí một về phía sau.  

- Xông lên Ge ffroy, xông lên! thằng Rufus kêu lên; nhưng thằng Geoffroy không muốn xông lên.    Thế là thằng kia cho Rufus một cái tát, thằng này ngạc nhiên đến nỗi nó đã ngừng kêu. Eudes, cái thằng rất khỏe, đã đẩy thằng kia ngã  vào Alceste, còn thằng này thì ngã luôn xuống bể.    

Thằng Alceste vừa ngồi trong nước vừa khóc.  

- Bánh ma đơ len của tao, nó gào, bánh ma đơ len của tao ướt hết rồi!    

Những thằng của bọn kia chúng nó ngần ngừ một lúc và rồi chúng nó bỏ đi cùng với tàu của chúng. Còn chúng tôi thì cố kéo thằng Alceste ra khỏi bể, nhưng không dễ bởi vì nó rất nặng, thằng Alceste ấy. Chính ông bảo vệ đã đến vớt thằng Alceste và ông ấy không hài lòng; ông ấy bảo chúng tôi rằng khi bố mẹ chúng tôi thấy chúng tôi về trong tình trạng này, bọn họ sẽ phạt chúng tôi kinh lắm và thế là rất đáng đời chúng tôi. Chúng tôi rất phiền não và tôi tin rằng tôi hẳn là đã khóc nếu như thằng Alceste không buồn cười đến thế, ướt nhoét và tức giận. Chúng tôi cũng ướt nhoét bởi vì   thằng Alceste làm nước bắn tung tóe. Thứ duy nhất khô chính là cái tàu thằng Geoffroy không lôi ra khỏi hộp.   Các bố và các mẹ chúng tôi đã phạt chúng tôi. Chúng tôi bị nghỉ ăn tráng miệng, đã có một số trận đét đít và một số cái tát và chúng tôi bị cấm quay lại công viên vào thứ Năm tới.    

Và điều đó khiến cho chúng tôi chán thật ấy, bởi vì chúng tôi chơi ở công viên vui lắm, với cái tàu của thằng Geoffroy!    

Tôi giúp kinh lắm    

CHÚNG TÔI ẤY À, THẬT HẾT SẢY, CHÚNG TÔI SẼ ĐI NGHỈ HÈ và bao giờ cũng vậy, trước khi đi, mẹ nói rằng cần phải sắp dọn nhà cửa, phủ vải đồ đạc, cất thảm và ri đô, đặt hàng đống băng phiến, cuốn đệm và cho các thứ vào tủ hốc tuờng và tầng áp mái. Còn bố, bố bảo rằng bố chẳng thấy chuyện đó có ích gì cả, bởi vì lại phải để các thứ đâu vào đấy khi chúng tôi quay về, và mẹ trả lời bố rằng ở nhà mẹ của mẹ lúc nào cũng làm như vậy; thế là bố bắt đầu nói về bà, thế rồi mẹ nói rằng đấy không phải là những thứ để nói trước mặt thằng bé và rằng mẹ sẽ quay về nhà bà mẹ tội nghiệp của mẹ, và bố nói rằng thôi đuợc rồi, được rồi, rẵng mai bố sẽ dọn, nhưng bố không hề.  

Chính vì thế mà sáng nay, sau khi bố đi làm, mẹ đeo một cái tạp dề to, mùi soa quấn trên đầu, và mẹ bảo tôi: ”Chúng ta sẽ làm cho bố ngạc nhiên: trước bữa trưa, chúng ta sẽ sắp dọn phòng khách và phòng ăn." Tôi ấy à, tôi bảo cực kỳ, và rằng tôi sẽ giúp kinh lắm. Mẹ ôm hôn tôi, mẹ nói rằng tôi là con trai lớn tướng của mẹ và rằng đôi lúc mẹ tự hỏi không biết bố có nên lấy tôi làm gương hay không: Mẹ cũng bảo tôi phải chú ý và cố đừng làm gì ngu ngốc. Tôi hứa là tôi sẽ cố.    

Mẹ lấy chìa khóa tầng áp mái, và rồi mẹ đi tìm cái túi băng phiến. "Thế còn con thì làm gì? Thế còn con thì làm gì?” tôi hỏi. ”Con ấy à, con giữ chìa khóa tầng áp mái," mẹ bảo tôi, và rồi mẹ lại ôm hôn tôi lần nữa. Chúng tôi vào phòng khách và mẹ bắt đầu để các viên băng phiến xuống dưới đệm ghế tràng kỷ và ghế bành. “Như thể lũ nhậy mất dạy sẽ không đến ăn đồ phòng khách” mẹ giải thích cho tôi. Hình như là băng phiến rất kinh khủng đối với bọn nhậy, nhưng hình như thế nào thì tôi không biết rõ lắm. Alceste, một thằng bạn rất to béo ở trường và lúc nào cũng ăn luôn mồm, bảo tôi rằng theo ý kiến của nó, băng phiến sẽ làm lũ nhậy bị đau bụng. Nó ấy à, nó đã một lần thử ăn băng phiến, và nó không thể nuốt nổi, nó đã phải khạc ra, thế và để thằng Alceste phải khạc ra thứ gì, thứ đó cần phải thực sự là thậm tệ. Tuy nhiên, tôi rất thích cái mùi của băng phiến, cái mùi chúng tôi sắp đi nghỉ hè. Còn bố thì bố không thích. Khi trời bắt đầu trởlạnh và bố lôi áo khoác từ tủ hốc tường ra, bố đã cáu bởi vì bố nói rằng cái mùi này có thể giết nhậy đấy, nhưng nó khiến các bạn bố phì cười, và mẹ trả lời bố rằng nếu ngược lại thì mới là đáng lo.  

Sau cái quả băng phíến, mẹ đi tìm các bao vải để bọc đồ. ”Còn con, còn con, con giúp một tay nhé?", tôi hỏi. Mẹ trả lời tôi rằng mẹ sẽ cần đến tôi ngay thôi, và  mẹ bắt đầu bọc các bao vải vào, và đấy đúng là một việc kinh cực, bởi vì hình như là các bao vải đã co lại sau khi giặt, và đem bọc các ghế phô tơi thì rất mệt, giống y như là cái áo sơ mi xanh của bố, nhưng mẹ nói  rằng đó là do bố to ra, và bố bắt đầu cười nhạo và bố nói rằng có ai đời lại to ra đằng cổ.    

Mẹ, người rất tuyệt vời, đã bọc đuợc các bao vải, nhưng mẹ có vẻ khá mệt. ”Thế con, con thì làm gì?”, tôi hỏi. ”Con sẽ đưa cho mẹ chìa khóa tầng áp mái" mẹ bảo tôi. Thế mà tôi đã không tìm thấy cái chìa khóa và tôi bắt đầu khóc và tôi nói rằng nó có thể đã rơi xuống một cái ghế phô tơi khi tôi xem mẹ đặt băng phiến. Mẹ thở dài một cái, mẹ ôm hôn tôi, mẹ bảo tôi rằng không sao cả, con yêu, mẹ tháo các bao vải ra, Và rồi tôi Iại tìm thấy cái chìa khóa trong túi tôi, ở bên dưới các viên bi, cái khăn mùi soa và mẩu dây. Mẹ lại có vẻ không hài lòng lắm khi tôi tìm thấy chìa khóa, và mẹ vừa bọc lại  các bao vải vừa nói thầm thì các thứ mà tôi không thể nghe được.   

”Thế bây giờ thì con làm gì?", tôi hỏi. Mẹ trả lời rẵng tôi lên phòng chơi cho tử tể, thề 1à tôi bắt đầu khóc và tôi nói rằng thật là bất công, rằng tôi chỉ muốn giúp, nhưng mà có ai để ý đến tôi đâu, và một khi đã như thế thì tôi sẽ bỏ nhà ra đi và tất cả mọi người sẽ tha hồ mà nhớ tiếc tôi. Mẹ bảo tôi "Thôi, được rồi", và mẹ bảo rằng tôi sẽ giúp mẹ đẩy đồ đạc để nhấc thảm ra. Đó đúng là một công việc kinh khủng, nhưng chúng tôi đã làm ngon lành, kể cả là tôi có đánh vỡ cái bình xanh lam ở trên tủ buýp phê, nhưng điều đó cũng không quan trọng bởi vì chúng tôi vẫn còn những cái bình khác mà tôi chưa đánh vỡ. Còn thảm, chúng tôi cuộn chúng lại, và rồi chúng tôi để chúng ở lối ra vào để bố có thể đem cất đi.    

Mẹ đi tìm cái thang để tháo ri đô. ”Còn con, còn con, con thì làm gì?", tôi hỏi mẹ. "Con ấy à, con sẽ giữ thang để cho mẹ khỏi ngã," mẹ trả lờí tôi. Thế rồi, mẹ nhìn đồng hồ và mẹ đi đặt món thịt quay vào trong lò để đến bữa trưa nó còn chín. Thế là tôi, tôi quyết định làm cho mẹ ngạc nhiên to, và tôi trèo lên thang để tháo ri đô. Nhưng bởi vì tôi vẫn còn hơi bé, nên tôi đã phải kê hai quyển từ điển lên trên thang. Sau từ điển thì mọi thứ rất ổn, nhưng đùng một cái, tôi nghe tiếng mẹ quát: ”Nicolas! Con có xuống ngay không thì bảo!" Thế là tôi bị run rẩy, y như thằng Clotaire khi nó bị cô giáo đánh thức trong lớp, và tôi ngã xuống cùng với ri đô và thanh treo rèm. Tôi không đau lắm, nhưng tôi dẫu sao cũng bắt đầu khóc, vì như thế mẹ không quát tôi và mẹ bảo tôi: ”Thôi, thôi, chỉ đau tí ti thôi mà’, và thế là ổn thỏa, rồi mẹ dẫn tôi vào trong phòng tắm, mẹ dấp nước lên đầu tôi, mẹ ôm hôn tôi và mẹ bảo tôi rằng tôi đã giúp mẹ đủ rồi, nhưng tôi thì muốn tiếp.    

Mẹ đã tháo xong ri đô, và rồi tôi giúp mẹ để chúng vào trong cái rương to ở tầng áp mái, và tất cả đều diễn ra rất tốt, trừ cái ngón tay mà tôi đã bị kẹp với cái nắp rương, và khi ấy tôi khóc thật bởi vì cái ấy đau kinh lên được, và nó không phải chỉ là đau tí ti, như mẹ đã bảo trong lúc mẹ băng cho tôi. Đúng thế đấy, nói cho cùng!    

- Được rồi, mẹ nói, tất cả đã xong. Từ bây giờ cho đến khi đi nghỉ, chúng ta sẽ dùng bữa trong bếp.    

Thế rồi chúng tôi ra ngoài vườn để nghỉ ngơi và đợi bố. Mẹ có vẻ rất mệt, và đúng thật là may lại có tôi ở đây để giúp mẹ.  

- Bố sẽ phải ngạc nhiên khi bố biết rằng chúng ta đã sắp dọn tất cả! mẹ nói.    

Và rồi chúng tôi nhìn thấy bố về. Và chính bố mới là người làm chúng tôi ngạc nhiên, bởi vì khi bố bước vào vườn bố đã nói: "Em ơi, tối nay thì phải tốn kém mất công đấy. Sếp anh và vợ ông ta đến ăn tối!"    

Và khi tôi bảo mẹ rằng tôi sẽ giúp mẹ xếp đặt lại đâu vào đấy, mẹ đã òa khóc.

Nicolas và Blédurt  

BỐ VÀ MẸ PHẢI ĐI THĂM VIẾNG, thế là, bố đi nói với ông Blédurt, hàng xóm của chúng tôi: “Blédurt này, bố nói với ông ấy, chúng tôi phải ra ngoài và tôi không muốn để Nicolas ở một mình. Anh có thể trông nó khoảng hai giờ được không?”  

Ông Blédurt rất tốt bụng, ông ấy nói rằng ông ấy sẽ tranh thủ dịp này để giáo dục thêm cho tôi. Điều đó khiến bố không vừa ý, bố nói với ông Blédurt rằng tôi còn có giáo dục hơn cả ông ấy và rằng bố không yêu cầu ông ấy lên lớp cho tôi mà là trông tôi kia. “Tôi không hiểu điều gì đã ngăn tôi không cho chính anh một bài học,” ông Blédurt nói. “Sự chết nhát,” bố trả lời.  

Bọn họ đang người này xô đẩy người kia để làm trò thì mẹ đến bảo bố rằng đã đến giờ phải đi. “Hãy ngoan ngoãn với ông Blédurt, và chứng tỏ với ông ấy rằng con là con nhà rất có giáo dục,” bố nói với tôi rồi đi.  

Tôi còn lại một mình với ông Blédurt, ông ấy bảo tôi sang vườn nhà ông ấy và hứa rằng chúng tôi sẽ rất vui. Ông ấy cũng bảo tôi rằng ông ấy có một quả bóng đá. Cái đó thì tôi biết, bởi vì một lần ông Blédurt đã đá quả bóng sang vườn nhà tôi và bố không muốn trả lại nó lại để chọc tức ông ấy.  

Tôi thì thích đá bóng, nhưng tôi không thích mấy khi ông Blédurt bảo tôi đứng giữa hai cái cây trước nhà ông ấy để làm thủ môn. Làm thủ môn không phải là thế mạnh của tôi, tôi làm tiền vệ thì tốt hơn. Nhưng ông Blédurt bảo tôi rằng ông ấy không muốn tôi làm vỡ một thứ gì, rằng chính ông ấy mới là người sút và rằng ông ấy sẽ trình diễn cho tôi thấy cần phải làm thế nào. Vì bố đã bảo tôi phải rất có giáo dục, tôi không phản đối gì và tôi ra đứng giữa hai cái cây.    

Ông Blédurt sút rất ác. Ông ấy đã tung ra một cú sút kinh khủng và chỉ là do may mà quả bóng đã đập vào một cái cây, chứ tôi thì không bao giờ có thể đỡ được cú đó! Quả bóng phi rất mạnh, bằng chứng là nó nảy ra từ cái cây và nó còn xuyên qua cả cửa sổ nhà ông Blédurt và, bởi vì cái cửa sổ đang đóng cho nên đã bị vỡ. Ông Blédurt đứng sững không động cựa, ông ấy nhìn cái cửa sổ, mồm há hốc. Tôi lại gần ông ấy và ông ấy nhệch mồm sang một bên và ông ấy nói rất nhanh: “Nicolas, một gói kẹo ca ra men cho cháu nếu cháu nói với vợ bác rằng chính cháu là người đá bóng.” Tôi rất thích ca ra men nhưng tôi nói rằng nói dối thì không phải là con nhà có giáo dục cho lắm. Ông Blédurt thở một cái rõ dài, bà Blédurt bước ra khỏi nhà với quả bóng kẹp dưới nách, như thể bà ấy muốn đến chơi bóng cùng chúng tôi, nhưng bà ấy chỉ đơn giản là muốn nói chuyện với ông Blédurt. Bọn họ ra hẳn ngoài xa còn tôi thì đợi cho đến khi họ nói xong.  

Ông Blédurt gọi tôi và ông ấy bảo tôi rằng tốt hơn hết là chúng tôi vào trong nhà. Chúng tôi sẽ ăn quà và chơi thứ gì đó khác.  

Sau bữa quà chiều (có bánh trứng đường), ông Blédurt bảo tôi rằng ông ấy sẽdạy tôi chơi cờ đam.  

Ông ấy bày cho tôi, bởi vì bố đã dặn tôi phải rất có giáo dục nên tôi không nói với ông ấy rằng tôi đã biết từ trước rồi. Chúng tôi chơi bốn ván và, sau khi tôi thắng tất, ông Blédurt quyết định rằng chúng tôi sẽ chơi trốn tìm.  

“Cháu là người phải đi tìm và cho tới khi bố cháu quay lại, cháu cũng đố mà tìm ra bác,” ông Blédurt nói. Ông ấy có vẻ rất cả quyết. Thế là tôi quay mặt vào tường và tôi bắt đầu đếm: “Một, hai, ba, bốn…”, cứ thế đến một trăm.  

Đến báy mươi, tôi nghe thấy một tiếng động lớn. Đếm xong, tôi đi xem cái chỗ có tiếng động phát ra, đấy là ở cạnh cửa của tầng hầm và, ở bên dưới, ông Blédurt đang kêu “ái ui, ái ui, ái ui.” Tôi không nói gì và tôi đi sang chỗ khác ở trong nhà.  

Chính bà Blédurt đã đưa ông Blédurt ra khỏi hầm. Ông Blédurt bẩn hết cả người và ông ấy bị đau một bên mắt cá chân. Hình như ông ấy bị trượt ở cầu thang trong lúc vội vàng đi nấp trước khi tôi đếm đến một trăm.    

Khi ông Blédurt thấy tôi, ông ấy hỏi tại sao tôi không đi tìm ông ấy ngay lập tức, khi tôi nghe thấy tiếng ông ấy kêu, thế là tôi trả lời ông ấy tôi nghĩ rằng ông ấy kêu là để giúp tôi biết ông ấy đang ở chỗ nào và rằng, vì bố đã bảo tôi phải rất có giáo dục nên tôi không muốn tìm thấy ông ấy nhanh quá khiên ông ấy phật ý.   Chính lúc ấy thì bố và mẹ đến đón tôi.  

Bố ngạc nhiên khi thấy ông Blédurt hơi ốm và ông Blédurt nói với bố: “Tôi là nạn nhân của chế độ giáo dục cứng nhắc và lạc hậu mà anh thực hiện với con trai anh.”   Trong khi trở về nhà, tôi hỏi bố điều ông Blédurt nói với bố có nghĩa gì. Bố bảo tôi đừng bận tâm, rằng ông Blédurt là một kẻ khôi hài và rồi bố ôm hôn tôi và bố mua cho tôi hàng đống rồi hàng đống kẹo ca ra men.      

Các ông công nhân  

HÔM NAY NGƯỜI TA ĐẾN để đào một cái hố trên sân chơi ở trường. Bọn họ gây ra một tiếng động kinh khủng với những cái máy như là các khẩu súng máy và cô giáo phải kêu lên để ngăn chúng tôi ùa tới cửa sổ xem chuyện gì xảy ra. Có một đứa rất thích thú, đó là thằng Calixte, bởi vì nó đang bị hỏi bài, và bởi vì cô giáo không nghe thấy nó nói gì nên cô đã cho nó con 4, điểm cao nhất của nó trong cả học kỳ. Và rồi, thầy hiệu trưởng đến.  

-       Tiếng động chắc khiến cô không lên lớp được, thầy nói với cô giáo.

-       Kinh khủng quá, thưa thầy hiệu trưởng, cô giáo nói, chẳng thể nghe thấy gì cả.

-       Tôi biết, tôi biết, thầy hiệu trưởng nói; tôi đã yêu cầu ban giám hiệu lưu ý đợi đến khi nghỉ học hẳn hãy làm, nhưng việc có vẻ là rất gấp. Bọn họ sửa chữa các đường dẫn ga chạy ngầm dưới sân trường. Thôi, chịu khó vậy, chỉ vài ngày là họ đi thôi.   Và rồi thầy bỏ đi.  

Còn chúng tôi, chúng tôi sốt ruột chờ đến khi ra chơi, để xem người ta làm việc. Khi chuông reo, ngay cả chúng tôi cũng khó mà nghe rõ! Chúng tôi chạy xuống sân chơi và, trên sân, chúng tôi nhìn thấy người ta chăng dây xung quanh một cái hố dài mà họ đang đào cùng với những khẩu súng máy.  

-       Hãy nhìn kỹ vào mắt tôi đây, tất cả các cậu, thầy Nước Lèo, giám thị của chúng tôi, nói. Tôi không muốn các cậu bước qua dây thừng; các cậu sẽ bị tai nạn như bỡn. Không được đến gần các công nhân, rõ chưa? Giải tán!  

Và thầy ta đi xử lý một đứa lớp lớnđang đấm một đứa lớp nhỡ những quả rất mạnh.  

Còn chúng tôi, chúng tôi tiến lại gần các chú công nhân.  

-       Cái súng máy của chú là gì thế ạ? Thằng Joachim hỏi.

-       Đó là một cái búa khí động, cậu nhóc muốn thử không? Chú công nhân vừa nói vừa cười.

-       Đồng ý, thằng Joachim vừa nói vừa bước qua dây thừng.

-       Ê! Chú công nhân nói, cậu hãy quay về chỗ của cậu tức khắc!

-       Sao vậy, thằng Joachim nói, chú đã bảo rằng cháu có thể thử cái máy của chú mà!

-       Phải rồi! Tại sao nó được mà cháu thì không? Thằng Clotaire nói.

-       Bởi vì mày thì biết cái quái gì, thằng Geoffroy nói, cả thằng Joachim cũng thế, chúng mày là những thằng ngu ngốc!

-       Chú ơi để cháu thử một tí đi chú! Để cháu! Thằng Maixent kêu lên.

-       Không được! Tao kia! Tao là đứa đầu tiên! Thằng Eudes kêu lên.

-       Mày chỉ là cái đồ dối trá, tôi nói; mày còn xếp sau tao!

-       Ô! Pastucci! Cậu ở đây không phải để chơi nghịch với lũ nhóc đâu nhé, cậu ở đây là để làm việc! một ông khác kêu lên.

-       Tôi chơi nghịch với lũ nhóc? Chú Pastucci hỏi.

-       Các cậu kia! Tất cả các cậu bước qua dây thừng làm cái gì vậy? Tôi đã cấm rồi kia mà! Đi chỗ khác chơi! Thầy Nước Lèo kêu lên.  

Và chúng tôi bèn đi, trong khi chú Pastucci vừa nói này nọ với cái ông kia vừa lúc lắc cái búa khí động.

-       Ô, này, đến đây mà xem, thằng Alceste bảo tôi, bọn họ đã nhóm lửa!  

Tôi đi với Alceste, bởi vì đúng thật, người ta đã làm hàng đống thứ trên sân chơi, nhưng nhóm lửa thì chưa bao giờ. Bên trên ngọn lửa có hàng đống cái xoong nhỏ và bốc múi thơm kinh lên được. Thằng Alceste vừa ăn cái bánh mì bơ nhỏ của nó vừa liếm môi.  

-       Cậu thích món rag u à? Một chú đang phụ trách đun nấu hỏi.

-       Coi chừng đấy, Mohammed! Chú Pastucci kêu lên, chú này đã ngưng cả búa khí động để nghe ngóng chúng tôi.

-       Cháu đổi cho chú một cái bánh mì bơ lấy món rag u, thằng Alceste nói.

-       Mày sẽ cho tao nếm thử một tí chứ? Thằng Rufus hỏi.

-       Không, thưa mày, thằng Alceste nói; nếu mày muốn ăn món ra gu vào giờ ra chơi, mày cứ việc đi mà bảo mẹ mày cho mày!

-       Có mà tao sẽ cho mày mọt cái tát thì có! Thằng Rufus kêu lên.

-       Chơi bời thì tránh xa mấy cái bát tô ra, chú Mohammed nói, chú này có vẻ khó chịu, trong khi đó, từ đằng xa, chú Pastucci cười khoái trá.  

Người không hề cười chính là thầy Nước Lèo, thây này đã chạy đến.  

-       Thật không thể tin nổi! thầy Nước Lèo kêu lên. Tôi cần phải nhắc các cậu bao nhiêu lần là không được đến đây hả? Tôi sẽ nghiêm trị!

-       Này, chú Pastucci nói, việc cho học sinh ra chỗ khác và để yên cho chúng tôi làm việc đối với ông mệt nhọc lắm hả?

-       Gì… Sao? Thầy Nước Lèo nói, hai mắt trợn tròn.

-       Phải rồi, chú công nhân nói, chúng tôi còn phải có công việc chứ!

-       Thế còn tôi, thầy Nước Lèo kêu lên, anh tưởng là tôi vui chơi chắc? Đừng có mà đùa!

-       Đích thị! Alceste nói, cái thằng không hề vừa lòng bởi vì nó có vẻ bực tức thật sự.   Thế là chúng tôi bỏ đi, nếu không thì lại sinh chuyện.  

-       Hay chúng mình chơi trò săn bóng? Thằng Eudes hỏi.  

Chúng tôi đã đồng ý, bởi vì đấy là một trò chơi hết sảy. Đứa nào có bóng là thợ săn, và nó phải ném bóng vào những đứa khác. Những đứa khác, khi chúng nó bị ném trúng, nhất là khi thằng Eudes ném, chúng nó bắt đầu khóc và chúng nó chỉ muốn ẩu đả với thằng thợ săn, rồi sau đó đến lượt chúng nó lại thành thợ săn và tất cả lũ kêu gào, thật kinh khủng. Tất cả chúng tôi bắt đầu chơi, trừ Agnan, cái thằng không bao giờ ra chơi với chúng tôi bởi vì nó chuyên ôn bài, và Alceste, cái thằng vẫn tức bực từ nãy vì cái món rag u mà nó không xơ múi được và đã nói rằng đã thế thì ngày mai, nó sẽ mang hẳn dưa bắp cải để ăn trong giờ ra chơi.  

Thế rồi Geoffroy, cái thằng đang là thợ săn và bị chảy máu mũi, đã ném quả bóng mạnh quá khiến nó bị rơi vào trong cái hố mà các chú công nhân đang đào. Chúng tôi đi tìm quả bóng, nhưng chú Pastucci không hài lòng. Chú ta ngừng bắn súng máy với cái búa khí động và chú ta kêu lên: “Không! Không! Không! Không được đến đây!” Thế rồi chú ấy nhìn thấy Clotaire, Rufus và Eudes ở trong hố.    

-       Các cậu có ra khỏi đó ngay lập tức không thì bảo! chú Pastucci kêu lên.

-       Bọn cháu phải tìm quả bóng, tôi giải thích. Chú có nhìn thấy không?

-       Nó kia kìa, thằng Clotaire kêu lên.

-       Đưa quả bóng đó cho tôi! Chú Pastucci kêu lên.  

Chú ta có vẻ bực tức đến nỗi thằng Clotaire đã đưa bóng cho chú ta. Thế là chú Pastucci làm hàng đống động tác với cái tay, như thể để ném quả bóng ra xa tít. Nhưng chú ta không ném quả bóng ra, bởi vì cái ông đã la mắng chú ta lại chạy đến.  

-       Ô, hay là cậu bị chập cheng thật, Pastucci! Ông kia nói.

-       Chập cheng, tôi? Chú Pastucci hỏi, chú ta đã ngừng các động tác tay.

-       Vậy ra bây giờ cậu lại còn chơi bóng với lũ nhóc con nữa? ông kia nói.

-       Phải rồi, trả bóng bọn cháu đây! Thằng Eudes kêu lên.

-       Ồ, các cậu làm tôi phát điên lên mất! thầy Nước Lèo kêu lên. Tôi phải bảo các cậu bao nhiêu lần để…

-       Thầy phải lo việc của mình đi chứ, ông kia kêu lên; lũ nhóc này cản trở công nhân của tôi làm việc!

-       Chuyện gì đang xảy ra thế, thầy Nước… Dubon? Thầy hiệu trưởng vừa đếnđã hỏi.   Còn chúng tôi, chúng tôi đi ra xa chơi để không cản trở thầy Nước Lèo, thầy hiệu trưởng và các ông công nhân đang kêu la hàng đống thứ. Đúng là hay cực, chúng tôi còn được chơi quá thêm năm phút. Điều đáng tiếc là giờ ra chơi lần sau các công nhân không còn ở đó nữa.  

Hình như họ nói rằng họ sẽ quay trở lại làm nốt công việc khi nào nhà trường cho học sinh nghỉ học hẳn. Và bọn họ thậm chí không cả lấp cái hố mà bọn họ đã đào trên sân trường!  

Phệ bụng  

CHÚNG TÔI ĐÃ QUYẾT THẾ VÀO TỐI THỨ BÀY. Ông và bà Blédurt đã đến nhà tôi uống cà phê sau bữa tối. Ông Blédurt là hàng xóm của chúng tôi, ông ấy hay cực và ông ấy rất thích chọc tức bố. Bà Blédurt là vợ ông ấy.  

-       Anh có biết, ông Blédurt bảo bố, rằng chúng ta bắt đầu bị phệ bụng không?

-       Chúng ta? Bố kêu lên. Cứ nói cho mình anh thôi, anh béo ạ!

-       Bị phệ bụng là thế nào ạ? Tôi hỏi.

-       Bị phệ bụng là như thế kia, ông Blédurt vừa nói vừa trỏ vào bụng của bố.

-       Phải, thế còn kia, kia thì là cái trống cơm sứt cạp, bố vừa nói vừa trỏ vào bụng của ông Blédurt.

-       Thôi, đùa thế thôi, ông Blédurt nói. Anh thừa biết với kiểu sống ngu ngốc này, chúng ta sẽ trở nên béo phì, và yếu ớt. Bác sĩ của tôi nói rằng chúng ta đã đến cái tuổi không thể nào buông xuôi được.

-       Bác sĩ của anh nói có lý đấy, mẹ nói.

-       Phải rồi, anh bạn, bố nói, anh không trẻ lại nữa đâu.

-       Bác sĩ nói rằng tôi phải tập thể thao một tí, ông Blédurt nói. Phải dậy từ sáng sớm, đi chạy ở trong rừng, những thứ đại loại vậy. Anh nên đi cùng với tôi.

-       Anh có bị bệnh không vậy? bố hỏi.

-       Ồ! Dĩ nhiên rồi, ông Blédurt nói, tôi cũng rõ là thể thao thì không phải người nào cũng đủ tầm.

-       Cái gì? Bố kêu lên. Anh có biết tôi từng chạy 100 mét mất bao nhiêu không?

-       Nếu gió thuận, ước chừng khoảng một chục phút, ông Blédurt trả lời.

-       Vậy hử? bố nói. Đã thế, tôi sẽ cho anh xem! Được rồi, tôi sẽ đi cùng anh; chúng ta sẽ rõ tôi và anh ai thể thao hơn ai! Mặt khác, nghiêm túc mà nói, tôi tin anh có lý: chúng ta đang ù lì đi, đang cùn mòn đi.

-       Tuyệt, ông Blédurt nói. Sáng mai ta xuất phát, từ sớm, nhịn đói. Ta sẽ chạy trong rừng. Anh sẽ thấy điều đó là tốt nhất cho ta đấy.

-       Con cũng thế, con cũng sẽ đi! Tôi nói.

-       Cháu không thể theo chúng ta được đâu, thỏ con, ông Blédurt nói. Chúng ta sẽ chạy hết sức, nếu không thì còn mất công làm gì. Thế và, bác không nghĩ rằng cháu cần tập luyện vào chủ nhật lắm đâu; bác có cảm tưởng rằng ở trường, các ngày trong tuần, cháu tiêu hao sức lực cũng không tồi nếu bác cứ tin những gì bác được nghe kể.

-       Nhưng cháu muốn đi cùng để không bị phệ bụng! tôi nói.  

Thế là tất cả mọi người đều cười. Mẹ nói rằng hãy cho cả thằng bé đi, rằng xét cho cùng đi hưởng chút không khí cũng không hại gì cho nó, và với cả như thế sáng mai mẹ sẽ không bị quấn chân, rằng mẹ chỉ muốn được tập trung làm việc nhà tới nơi tới chốn, và bố với ông Blédurt nói rằng thôi được, đồng ý, và rằng bắt đầu một cuộc sống lành mạnh thì không bao giờ là sớm cả. Và rồi bố với ông Blédurt châm những điếu xì gà to đùng, mẹ rót rượu cho họ, còn tôi đi ngủ, bởi vì đã muộn lắm rồi.  

Sáng hôm sau khi tôi thức dậy, trong nhà không một tiếng động, và tôi sợ rằng bố đã đi mất mà không có tôi. Nhưng mẹ đã vào phòng tôi và mẹ bảo tôi đừng làm ầm ĩ, rằng bố vẫn còn đang ngủ và rằng bố đã đi ngủ rất muộn, tài vì ông bà Blédurt. Tôi đang ăn sáng trong bếp thì bố vào, bận pyjama, tóc rũ rượi và râu ria lởm chởm, và bố bảo mẹ dẫu sao cũng cho bố một ly cà phê sữa và một miếng bánh sừng bò.  

-       Nhanh lên, Nicolas, bố bảo tôi, vì khi bố xong xuôi, bố không đợi con đâu!  

Sau cái bánh quết thứ hai (sáng nào bố cũng ăn hai cái bánh quết), bố đi đánh răng rửa mặt, và bố bận cái áo thun to tướng với cái quần dài xám bố vẫn mặc ở nhà.  

Ông Blédurt đang ăn nốt bữa sáng khi chúng tôi sang nhà ông ấy. Ông ấy trông rất chi buồn cười, với một bộ đồ bằng len xanh ngộ kinh.  

-       Anh cũng phải mua một bộ thể thao đi, ông Blédurt nói với bố. Làm gì cũng phải đúng phép.

-       Nào, đi chứ, hử? bố hỏi.

-       Đồng ý, ông Blédurt nói. Đi xe của tôi nhé?  

Chúng tôi ra khỏi nhà ông ấy và bố giúp ông ấy mở cửa gar a.  

-       Anh vẫn luôn vừa lòng với nó đấy à? Bố hỏi.

-       Dĩ nhiên, ông Blédurt trả lời. Nhưng có hôm, tôi không khởi động nổi. Nhưng không phải là tại ắc quy, chắc chắn như thế.

-       Anh đã xem bơm xăng chưa? Bố hỏi.

-       Bơm xăng? Chưa, tại sao? Ông Blédurt hỏi.

-       Tôi cũng gặp rắc rối y như vậy, bố giải thích, và đấy là do bơm xăng. Có một thứ nó bị kẹt. Anh sẽ thấy. Cứ mở ca pô ra.  

Ông Blédurt mở ca pô chiếc xe ra và ông ấy cúi xuống động cơ cùng bố. Bọn họ cùng nhau xem xét một lúc, thế rồi bà Blédurt bước vào ga ra.  

-       Thế nào? Bà ấy nói. Các anh vẫn còn ở đây sao?

-       Chúng tôi đi đây, ông Blédurt nói. Chả có gì vội, làm sao cứ phải quan trọng hóa vấn đề! Đi tập thể thao chứ có phải đi phá kỷ lục đâu!  

Chúng tôi vào trong xe ô tô, bố và ông Blédurt phía trước còn tôi phía sau. Cái ô tô khởi động rất tốt.  

-        Đóng cửa kính lại, Nicolas! Bố bảo tôi. Lạnh khiếp lên được!

-       Cái xe này có một cái hay, ông Blédurt nói, đó là hệ thống sưởi, rồi anh xem!   Chúng tôi cứ đi như vậy, từ tốn về phía rừng, ở trong ô tô dễ chịu kinh lên được, và bố nói rằng cần phải công nhận đi ra ngoài như thế này vào buổi sáng là điều rất tốt, hít thở không khí trong lành, thay vì nằm lì một cách ngu ngốc trên giường.  

-       Cái đó hiển nhiên rồi! ông Blédurt nói.  

Ở trong rừng, có không ít ô tô, và ông Blédurt nói rằng chúng tôi cần phải tìm một góc yên tĩnh để đỗ và để tập thể thao mà không bị quấy rầy.  

-       Mình cứ để ô tô ở bất cứ chỗ nào và mình cứ theo đường mòn mà đi vào trong rừng, bố nói   Ông Blédurt nói rằng đó là một ý hay và ông ấy đỗ ô tô đúng sau cái xe đẩy của người bán hạt dẻ.  

-       Tôi đãi hai người một chầu hạt dẻ, ông Blédurt nói.

-       Anh có hơi bị điên không? Bố nói. Tôi mới là người đãi!   Bọn họ vừa cãi nhau vừa cười, và rồi chúng tôi đi vào trong rừng, mỗi người một bồ đài tướng hạt dẻ nóng sực, bạn không thể biết là ngon thế nào đâu! Tôi ấy à, tôi rất thích đi chơi với bố, bởi vì bố lúc nào cũng mua cho tôi các thứ.   Cứ bước đi như thế, chúng tôi đã đến trước một cái nhà có ghi: QUẦY RƯỢU.  

-       Anh có biết hạt dẻ làm tôi bị khát không? Ông Blédurt nói.

-       Thật đúng lúc, bố nói. Vừa vặn thời gian làm tí khai vị!  

Đúng thật là cực kỳ. Bố và ông Blédurt uống rượu khai vị, còn tôi uống xi rô lựu – tôi rất thích xi rô lựu bởi vì màu nó đỏ - và ông Blédurt đã cho tôi tiền để tự mua đậu phộng ở máy bán tự động.  

Trong lúc bố và ông Blédurt nói chuyện về xe ô tô, tôi ra ngoài để chơi một tí, và thật tiếc là tôi đã không nghĩ đến chuyện mang theo quả bóng đá.  

Thế rồi bố và ông Blédurt ra khỏi quán rượu, và bố bảo tôi:  

-       Nicolas! Muộn rồi! Về thôi!

-       Nào Nicolas! Làm một cuộc chạy thi tới ô tô nào! Ông Blédurt kêu lên. Xong chưa? Xuất phát!  

Tôi chạy luôn. Tôi chạy thì cực đỉnh; giờ ra chơi, không đứa nào thắng được tôi, trừ mỗi thằng Maixent, nhưng nó thì không tính, bởi vì chân nó quá dài. Tôi phấn khởi kinh, bởi vì tôi là người đầu tiên dến chỗ ô tô.  

Vì cửa ô tô vẫn khóa, tôi không thể vào trong được, và tôi đinh quay trở lại tìm bố với ông Blédurt thì tôi thấy bọn họ vừa đi tới vừa tranh luận về bơm xăng.  

-       Ối chà, mẹ nói khi chúng tôi bước vào nhà, tôi đã bắt đầu thấy lo rồi. Muộn quá rồi còn gì! Lần đầu tiên mà đã thế này thì là mấy người hơi thái quá đấy.

-       Em biết đấy, bố nói, Blédurt có lý. Để chống lại chứng phệ bụng và nhu nhược thì không được buông xuôi. Cũng có mệt một chút, đúng vậy, nhưng mà có ích ghê lắm. Bọn anh sẽ cố để Chủ nhật nào cũng có gan đi thế này.  

Và chúng tôi đã có một bữa trưa ngon kinh lên được, với thịt gà và hàng đống khoai tây, và rồi bố đi lên phòng để ngủ trưa cho đến tận bữa quà chiều.      

Bóng bầu dục mười lăm  

CẢ LŨ BẠN CHÚNG TÔI HẸN NHAU chiều nay ở bãi đất hoang, bởi vì thằng Geoffroy nói rằng nó có một thứ bất ngờ kinh khủng cho chúng tôi. Nó không muốn nói là cái gì bởi vì thằng Geoffroy rất thích làm chuyện bí ẩn; nó cứ thế làm người ta phát mệt.   Khi chúng tôi đến nơi, thằng Geoffroy còn chưa tới, thế rồi nó đến sau cùng – nó chủ ý làm vậy – và nó cho chúng tôi xem cái thứ bất ngờ: một quả bóng bầu dục!  

-       Chính bố tao đã cho tao để khuyến khích tao không ở vị trí sát-đội-sổ về ngữ pháp nữa, thằng Geoffroy giải thích cho chúng tôi, cái thằng có một ông bố rất giàu lúc nào cũng cho nó hàng đống thứ, bởi vì thằng Geoffroy lúc nào cũng cần được khuyến khích.

-       Hết sảy! tôi nói, bọn mình sẽ chơi bóng bầu dục!

-       Nhưng tao không biết chơi bóng bầu dục, thằng Clotaire nói. Tao ấy à, tao thích bóng đá và đua xe đạp, còn bóng bầu dục thì tao không biết.

-       Bọn tao sẽ giải thích cho mày, thằng Joachim nói, dễ ấy mà.

-       Bọn mình chơi bóng bầu dục mười lăm hay bóng bầu dục mười ba? Thằng Maixent hỏi.

-       Bóng bầu dục mười lăm; như thế thì hết sảy hơn, thằng Rufus nói.

-       Nhưng bọn mình chỉ có tám, thằng Eudes nói.

-       Thì mình cứ thu xếp, thằng Geoffroy nói; một-nửa[1] sẽ chơi cả ba-phần-tư[2] nữa. -       Mười lăm, mười ba, tám, một-nửa, ba-phần-tư, thằng Clotaire nói, cái trò của bọn mày là số học chứ còn gì!  

Và tất cả chúng tôi đều cười, còn thằng Clotaire rất hài lòng, bởi vì làm cho bọn bạn cười là nó rất thích, kể cả là khi nó không chủ ý.  

-       Thế còn tao, thằng Alceste nói, tao sẽ là một-nửa hay ba-phần-tư?

-       Mày ấy à, Rufus nói, mày thì là gấp-đôi chứ một-nửa hay ba-phần-tư cái nỗi gì!  

Và tất cả chúng tôi lại cười lần nữa, ngoại trừ Alceste, cái thằng không hề thích người ta đùa cợt chuyện nó to béo, và Clotaire, cái thằng không hề hiểu.  

-       Gấp-đôi là cái gì? Thằng Clotaire hỏi.  

Thế rồi thằng Geoffroy nói không nên mất thời gian nói chuyện và rằng chúng tôi bắt đầu chơi luôn đi.  

-       Lần này, bọn mình sẽ không giở trò này khác khi chọn đội hình nữa, thằng Eudes nói. Tao thì tao chọn Nicolas, Alceste và Geoffroy. Còn bọn khác, chúng mày tự sắp xếp.

-       Đồng ý, thằng Geoffroy nói. Nhưng chính tao mới là người chọn, bởi vì quả bóng là của tao.

-       Mày muốn tao đấm cho một phát vào mũi hả? Eudes hỏi, cái thằng vừa túm phía trước áo phông của Geoffroy vừa bắt đầu du đẩy thằng này.

-       Bọn mình đã chơi được chưa? Thằng Clotaire hỏi.  

Thằng Rufus không thích có Clotaire trong đội nó, vì thằng Clotaire không biết chơi, còn thằng Joachim không muốn chơi cùng thằng Maixent, bởi vì nó vẫn bực thằng Maixent từ khi thằng Maixent thắng bi của nó, còn thằng Maixent lại thích chơi trong đội của Eudes hơn, bởi vì thằng Eudes rất khỏe, mà trong trò bóng bầu dục thì điều đó quan trọng, còn thằng Geoffroy, khi thằng Eudes buông nó ra, nó đã nói rằng nó mà không là đội trưởng thì nó không muốn có Eudes trong đội nó, còn thằng Alceste nói rằng nếu thằng Rufus không rút lại những gì thằng này đã nói thì nó sẽ không chơi với thằng nào sất; nhưng cuối cùng thì chúng tôi cũng thi xếp ổn cả.  

-       Được rồi, thằng Geoffroy nói. Một gôn là ở giữa cái ô tô và cái chảo, đằng kia; gôn kia là giữa đống đá và đống hộp. Cần phải vạch các đường 22 mét.  

Thế là thằng Rufus lấy gót chân vạch một đường.  

-       Đấy, đây là đường 22 mét của bọn mình.

-       Thế mày thấy cái đấy nó được 22 mét lúc nào vậy? thằng Alceste hỏi.

-       Mày, thằng gấp-đôi, có ai mượn mày đâu, thằng Rufus nói. Đây là đường 22 mét của bọn tao; chúng mày cứ việc thích chỗ nào thì đi mà vạch đường 22 mét của chúng mày ở chỗ đấy, đừng có mà đùa.

-       Đường 22 mét là cái đường gì? Thằng Clotaire hỏi. Cái trò của bọn mày đúng là trò số học.   Nhưng lần này, thằng Clotaire hơi thất vọng một tí bởi vì chả đứa nào cười cả; cần phải nói rằng chúng tôi bận xem Alceste, cái thằng tức mình kinh lắm, đã đến nhìn thằng Rufus và bảo nó:  

-       Tao không phải là gấp-đôi, mày hiểu chưa?

-       Còn tao, nếu bọn mày thích, tao chơi gấp đôi cũng được, thằng Clotaire nói.   Đến đấy thì chúng tôi phì ra cười, và thằng Clotaire tự hào hết sức.   Về trọng tài và các trọng tài biên, chúng tôi quyết định là chúng tôi sẽ tự thu xếp cho ổn luôn. Đứa nào phát hiện thấy phạm lỗi sẽ báo luôn cho những đứa khác, còn về phần biên thì cả bọn cam kết sẽ không chơi gian.  

-       Để cả bọn đều không chơi gian thì không phải là đơn giản, thằng Joachim nói.

-       Mày nói vậy là ám chỉ tao hả? thằng Maixent hỏi. Vì nếu ám chỉ tao thì mày cứ nói thẳng ra.

-       Tao chẳng ám chỉ đứa nào cả, thằng Joachim nói. Nhưng tao cũng chả cần phải nói rằng có những đứa chơi bóng bầu dục vẫn y như cách chúng nó chơi bi!

-       Bầu dục với bi có gì liên quan với nhau à? Thằng Clotaire hỏi.

-       Để sau rồi giải thích cho mày, thằng Geoffroy nói. Thôi nào, mình bắt đầu chơi đi.   Thế là chúng tôi ra giữa bãi đất hoang và thằng Geoffroy đã đá cú phát bóng; nhưng nó đá không mạnh mấy, quả bóng lăn đi và thằng Rufus lượm được luôn quả bóng.  

-       Đá phạt! thằng Clotaire kêu lên.

-       Phạt cái gì hả đồ đần? thằng Eudes hỏi.

-       Chứ gì nữa, thằng Clotaire nói. Bọn mình đã bảo rằng đứa nào phát hiện phạm lỗi sẽ báo luôn cho những đứa khác. Mà có lỗi chạm tay rồi, thằng Rufus đã chạm bóng bằng tay!

-       Thế mày vẫn xem gì ở cái ti vi nhà mày? Thằng Geoffroy hỏi. Mày không biết rằng chơi bóng bầu dục thì người ta có quyền chạm bóng cả bằng tay lẫn chân à?

-       À! Thế thì quá là dễ! thằng Clotaire nói.

-       Ê, bọn mày! Thằng Joachim nói. Thằng Maixent đã ôm chân để vật tao! Phạt đền! Tao làm gì có bóng!

-       Phạt đền ai hả thằng đần? thằng Maixent hét lên. Tao với mày cùng đội mà! Còn nếu tao thích ôm chân mày, thì cứ thế tao vật, bất kể có bóng hay không!

-       Joachim nói đúng, thằng Eudes nói. Bọn tao sẽ phạt đền bọn mày, bởi vì trong đội bọn mày đã phạm lỗi nặng.

-       Phạt đền có phải là phạt penalty hay không? Thằng Clotaire hỏi.  

Joachim và Maixent bắt đầu quát lác, bắt đầu bảo nhau là đồ gian lận và nói rằng chúng nó sẽ vật ngã nhau kể cả khi chơi bi, và thằng Geoffroy nói rằng nếu bọn nó còn tiếp tục như thế, nó sẽ đuổi thẳng cổ hai cầu thủ, và rằng chúng tôi sẽ chỉ có sáu trên sân, nhưng mặc kệ, nó thích như thế còn hơn là để cuộc chơi bị biến tướng trong bạo lực.  

-       Cái đó tao đã có lần nghe thấy trên ti vi! Thằng Clotaire kêu lên, hài lòng hết sức vì đã có tiến bộ trong trò bóng bầu dục.  

Thế là Joachim và Maixent ngừng đánh lộn, bởi vì chúng nó không muốn bị đuổi ra khỏi sân, và chúng tôi quyết định làm một cuộc tụ đống giành bóng. Nhưng chúng tôi phải làm lại nhiều lần, bởi vì lần đầu tiên tất cả chúng tôi cứ tụ cả đống lại và không có đứa nào dẫn bóng, và lần thứ hai, Alceste, cái thằng thoát ra được cả đống, đã không chịu dẫn bóng chừng nào thằng Rufus vẫn cứ nhăn mặt lè lưỡi với nó.  

Thế rồi thằng Geoffroy đánh gót quả bóng, và thằng Clotaire lượm được.  

-       Thế tao làm gì hả? Thế tao làm gì hả? thằng Clotaire hỏi.

-       Đá xuống biên! Đá xuống biên! Thằng Rufus gào lên. Cứ đá một phát! Mau lên, đồ đần!   Thế là thằng Clotaire nhắm mắt lại và nó đá một phát khủng khiếp, và cho dù thằng Eudes nói rằng đã có một lỗi rơi trước, thằng Clotaire ấy mà, nó vẫn ghi một bàn tuyệt vời.  

Điều đáng tiếc là trong khi ghi bàn, chúng tôi đã đánh mất bóng, bởi vì nó đã vượt qua bên kia hàng rào. Chúng tôi nghe thấy một tiếng kêu thất thanh trên phố và chúng tôi đã chạy biến cả lũ.  

Chúng tôi xem chiếu phim  

HÔM NAY, Ở TRƯỜNG, chúng tôi xem chiếu phim!  

Cô giáo cho chúng tôi xuống phòng học lớn; chỗ người ta vẫn phát phần thưởng. Có hàng đống ghế xếp thành hàng; phía trước ghế, trên bục, người ta đặt một cái phông chiếu phim thật, và ở cuối cùng đằng sau, trên một cái bàn, có một cái máy chiếu phim. Ông Bouffidon, giáo viên hội lớp lớn, phụ trách cái máy. Chúng tôi là hội đến cuối cùng, những lớp khác đã đến cả rồi. Vì chúng tôi bé, người ta đã để cho chúng tôi hai hàng ghế đầu. Thầy Nước Lèo, đấy là thầy giám thị, đang khép các cửa chớp lại và người ta đã bật tất cả đèn trong lớp lên.  

Thế rồi thầy hiệu trưởng đến và thầy đứng trước màn ảnh.  

-       Các em, thầy dạy hình học không gian đáng mến của chúng ta trong kỳ nghỉ đã làm một cuộc viễn du. Lúc nào cũng lo lắng đến lợi ích sư phạm, bằng kinh nghiệm cá nhân của mình, thầy Bouffidon đã quay một bộ phim, mà thầy có lòng chiếu cho chúng ta xem và bình luận cho chúng ta. Thầy nghĩ rằng các em sẽ cùng với thầy cám ơn thầy Bouffidon đã cho chúng ta niềm vui lớn này. Niềm vui hiểu biết nối kết giữa cái có ích và cái thú vị, và tôi nhân dịp này cảnh cáo trước những học sinh muốn gây mất trật tự trong buổi chiếu rằng tôi sẽ trừng phạt những em đó với sự nghiêm khắc tột độ. Hiểu chưa các em?... Được rồi, thầy có thể bắt đầu đi, thầy Bouffidon.

-       Khoan đã, thầy Bouffidon nói, tôi… Tôi chưa hiểu cái máy mà chúng ta thuê này lắm, và tôi mãi mà vẫn chưa chiếuđược bộ phim.

-       Nếu thầy muốn, thằng Geoffroy nói, em có thể giúp thầy một tay; ở nhà em, bố em cũng có một cái máy như thế này, mà tốt hơn.

-       Trật tự, Geoffroy, cô giáo nói, nếu không cô sẽ cho em ra ngoài!

-       Được rồi, thầy Bouffidon nói, sẽ ổn thôi, tắt điện đi được rồi.

-       Làm ơn tắt điện thôi thầy Dubon, thầy hiệu trưởng nói; và thầy Nước Lèo đã tắt điện, và rồi trên màn ảnh chúng tôi thấy một con tàu lộn ngược, với hàng đống người cứ đi bằng đầu. Trong phòng, cả lũ bắt đầu cười, và thầy Bouffidon yêu cầu thầy Nước Lèo lại bật điện lên, rồi thầy ấy dừng bộ phim lại.  

-       Tôi xin lỗi, thưa thầy hiệu trưởng, thầy Bouffidon nói, thầy có vẻ hơi căng thẳng, tôi thật sự không quen với cái máy này.

-       Không sao cả, thầy hiệu trưởng nói.

-       Em thì có thể giải thích cho thầy, thằng Geoffroy nói, ở nhà…

-       Em lên đứng phạt cạnh màn ảnh! thầy hiệu trưởng quát lên, và thằng Geoffroy đi lên đó. Thầy Bouffidon gãi đầu, và rồi thầy ấy nói vào tai thầy hiệu trưởng, thầy này đã gọi Geoffroy, và Geoffroy, cái thằng kinh khủng thật, nó đã chỉ cho thầy Bouffidon làm cách nào để lắp phim đúng.  

-       Tốt lắm, thầy hiệu trưởng nói với thằng Geoffroy, em hãy đi xuống ngồi lại với các bạn. Thằng Geoffroy quay lại, tự kiêu kinh lên được, nhưng nó bực mình ngay tức thì, bởi vì thằng Clotaire đã chiếm chỗ của nó.  

-       Thưa cô, thằng Geoffroy nói, Clotaire đã lợi dụng lúc mọi người cần em để chiếu phim, để chiếm chỗ của em.

-       Mày cứ ngồi ở đầu hàng ấy, đồ hợm mình nhà mày! thằng Clotaire kêu lên.

-       Hai học sinh kia lên đứng phạt, mỗi cậu một bên màn ảnh, thầy hiệu trưởng nói.

-       Ơ… thưa thầy hiệu trưởng, thầy Bouffidon nói, thầy có thể cho cái cậu kia đứng phạt bên cạnh tôi; cậu ta có vẻ thạo cái máy này lắm. Thằng Geoffroy và thằng Clotaire đi lên đứng phạt, và rồi thầy Nước Lèo đã tắt điện.  

Chúng tôi lại nhìn thấy con tàu một lần nữa, lần này thì đúng chiều, nhưng mà không buồn cười bằng, rồi thầy Bouffidon hắng giọng và rồi thầy ấy nói: “Tôi lên tàu ở Marseille, trên con tàu chở khách đến Italy và Hy Lạp và nếu các cậu vẫn tiếp tục chiếu bóng lên trên màn ảnh, tôi sẽ dừng bộ phim lại!”  

Đó là một đứa lớp lớn đang giở trò nghịch; bằng các ngón tay, thằng đấy làm thành hình con thỏ và con ngựa, giống kinh lên được, nhất là con ngựa.  

-       Bật lại điện lên thầy Dubon, thầy hiệu trưởng kêu lên; cho thủ phạm tự lộ mặt. Thầy Nước Lèo bật lại điện và thằng Agnan kêu lên:  

-       Thưa cô! Clotaire không đứng phạt ạ! Nó lại lấy chỗ của Geoffroy!

-       Mày không câm mồm được à hả thằng hớt lẻo, thằng Clotaire hét lên; và cô giáo đã phạt nó phải ở lại trường vào thứ Năm và thằng Clotaire bắt đầu khóc và nói rằng nói cho cùng bộ phim này nó chả thích, rằng nó thích ti vi hơn nhiều và rằng nó sẽ đập cho u đầu cái thằng Agnan.

-       Trật tự! thầy hiệu trưởng quát lên. Tắt điện đi, thầy Dubon. Thầy Dubon tắt điện, và chúng tôi ngồi thần trong bóng tối.  

-       Thầy bật lại điện lên hộ cái, thầy Bouffidon nói, tôi không thể nào lắp lại cho nó chạy được cái đồ… máy này. Thầy Nước Lèo lại bật điện và thằng Alceste phàn nàn rằng nghỉ giải lao nhiều thế mà chẳng bán tí kem nào như là rạp chiếu phim thật. Cũng may nó còn có hai cái bánh mì bé quết sô cô la và một cái bánh sừng bò để mà cầm hơi.

-       Tắt điện đi, tôi tin rằng sẽ ổn thôi, thầy Bouffidon nói, và thầy Nước Lèo lại tắt điện. Chúng tôi lại nhìn thấy cái quả tàu, và thầy Bouffidon nói với chúng tôi: “Vậy là tôi lên tàu ở Marseille trên một con tàu chở khách đến Italy và Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ…”   Điều buồn cười là cái con tàu, chúng tôi không thấy nó ở trên màn ảnh, mà là ở trên chỗ tường bên cạnh.  

-       Hoàn lại tiền đi thôi! một đứa lớp lớn kêu lên với cái giọng to tướng.

-       Bật điện! thầy hiệu trưởng quát lên. Thầy Nước Lèo lại bật điện. Thầy Bouffidon dừng máy chiếu, và thầy ấy có vẻ không hài lòng tí nào.  

-       Thật là quá thể! thầy ấy kêu lên. Tôi dứt khoát không tiếp tục làm việc trong điều kiện thế này! Nếu bộ phim không hấp dẫn được ai, thì cứ nói thẳng ngay ra!

-       Thầy hoàn toàn có lý, thầy Bouffidon ạ, thầy hiệu trưởng nói. Bất kể hứng thú đối với bộ phim thế nào thì thái độ của những học sinh này là không thể dung thứ được, và tôi báo luôn cho những em đó rằng hễ còn tiếp tục giở trò rồ dại thì sẽ bị đuổi học tất! Im lặng kinh lên được ấy, bởi vì chúng tôi thấy rằng đây không phải là lúc để mà giở trò.  

-       Được rồi, thầy hiệu trưởng nói: thầy sẵn sàng chưa thầy Bouffidon? Tắt điện đi! Tắt điện đi, thầy Nước… thầy Dubon! Thầy Nước Lèo tắt điện, và chúng tôi ngồi thầm trong bóng tối, không nói gì sất. Cũng hơi sờ sợ một tí. Và rồi, thầy hiệu trưởng nói:  

-       Thế nào, thầy Bouffidon, thầy có thể bắt đầu rồi. Và thầy Bouffidon trả lời:  

-       Không, tôi không thể bắt đầu được! Cái máy chết tiệt này không muốn chạy nữa!

-       Bật lại điện lên thầy Dubon, thầy hiệu trưởng nói.

-       Tôi cũng không thể bật được, thầy Nước Lèo nói. Tôi nghĩ chắc tại cầu chì đã bị nhảy. Và thế là kết thúc buổi chiếu phim. Nhưng thầy Bouffidon, thầy này đúng là hết sảy, đã hứa với chúng tôi sẽ bắt đầu lại vào mùa hè  

-       Tôi sẽ chiếu lại bộ phim cho các em, thầy ấy bảo chúng tôi, cứ đợi đến mùa quýt!    

Bà ngoại  

KHI MẸ BẢO RẰNG mẹ của mẹ sẽ đến ở hai ngày với chúng tôi, tôi thích lắm, vì tôi rất yêu bà. Bà rất chi là hiền, bà cho tôi hàng đống thứ và tôi nói gì cũng khiến bà cười rất ghê và bà bảo rằng tôi rất thông minh và rất ngộ và rằng tôi giống mẹ tôi lắm khi mẹ ở vào tuổi tôi.  

Bố cũng hài lòng khi bố biết rằng bà sẽ đến: “Được lắm! bố nói, phải rồi, được lắm! Tin tốt thế nhỉ, hay quá thể! Được lắm!” Tôi phải nói rằng tôi hơi ngạc nhiên một tí khi bố hài lòng đến vậy, bởi vì bố và bà cũng hơi cãi nhau mỗi khi họ gặp mặt. Nhưng tôi tin rằng đó cũng giống như khi ông Blédurt, hàng xóm của chúng tôi, trêu chọc bố. Chỉ là đề chọc cười.  

Bà đến vào buổi tối. Khi bà bấm chuông, tôi chạy ra cửa cùng với mẹ, và bà bước vào cùng với cái va li. “Con gái yêu! Bà vừa nói vừa ôm hôn mẹ, gặp con mẹ rất vui!” và rồi bà ôm tôi trong vòng tay, bà thơm khắp lên mặt tôi, bà bảo rằng tôi là cậu cả lớn tướng, là một chàng trai và là cậu bé của bà.. Bố tiến đến, báo cầm trong tay và bà chìa một bên má ra cho bố và bố thơm rất nhanh, chút. “Chào chàng rể,” bà nói. “Chào mẹ vợ,” bố nói. Còn tôi, tôi nhảy cẫng xung quanh bà và tôi cứ nhìn cái va li to tướng của bà, bởi vì là, khi đến bà lúc nào cũng mang cho tôi những đồ chơi đẹp trong cái va li. “Bà mang cho cháu cái gì thế hả bà?” tôi hỏi. Bố trợn mắt lên với tôi. “Nicolas, bố bảo tôi, sao lại có cái kiểu ở đâu thế! Ai dạy con như vậy hả?”  

-       Kệ nó, bà nói, thằng bé tội nghiệp này cũng không phải đã sung sướng gì đâu, chiều nó một tí cũng chẳng quá.

-       A! bố nói, thế thì phải rồi. Mỗi lần bà nó đến thăm về là nó hoàn toàn hóa hư! Bà mở va li và bà lôi ra một cái hộp to tướng. “Cầm lấy, cháu ngoan, bà bảo tôi, mở cái gói ra, bà chắc là cháu sẽ thích mê.” Tôi mất bao nhiêu thời gian để mở cái gói vì cả đống dây nhợ với giấy và vì cả khi tôi nóng ruột tôi cứ run hết cả người thế là việc cởi dây khó kinh lên được, và trong cái hộp, bạn không bao giờ đoán được cái gì bên trong đâu: một cái máy bay! Một cái máy bay kinh khủng! Với đầy những mô tơ trên cánh và những cánh quạt quay được. “Thế phải nói sao nhỉ?” mẹ tôi hỏi. “Sao nó to kinh thế, tôi trả lời, con chưa bao giờ có cái máy bay to thế này!” Bà cười và bà nói rằng tôi rất là ngộ và bà ôm hôn tôi.  

Còn tôi, tôi bắt đầu chơi với cái máy bay. Tôi kêu “ùùùùù” và rồi tôi vừa chạy trong phòng khách vừa nhào lộn cái máy bay hàng đống phát. Bố lại ngồi xuống ghế phô tơi để đọc báo, và bố bảo tôi: “Nicolas, dẹp cái trò chơi đó đi! Con còn phải làm bài tập để đi học!”    

-       Mặc kệ! bà nói, cứ để nó chơi một tí, có phải lúc nào nó cũng có đồ chơi như thế đâu, thằng bé tội nghiệp.

-       Thế lúc thằng bé tội nghiệp nó lớn và bà đã biến nó thành một kẻ dốt nát, thì nó làm được gì trên đời? bố hỏi.

-       Nó sẽ làm một chàng rể, chắc vậy, bà trả lời. Mẹ bước vào phòng khách với các tách trà trên một cái khay. Mẹ không thích bà ở lại một mình lâu với bố. Tôi tin rằng đó là do các cuộc tranh cãi.  

Sau khi uống trà, mẹ mang ra một cái bánh ga tô cắt lát, trông giống như bánh mì tẩm gia vị, nhưng vị thì chẳng giống tí nào, dù vẫn rất ngon. Tôi hỏi mẹ xem tôi có thể ăn bánh ga tô không và mẹ bảo không, rằng nó sẽ khiến tôi không muốn ăn cơm nữa. Tôi đang bắt đầu chơi với cái máy bay thì bà nói:   “Ôi dào! Cứ để nó ăn một hai lát thì cũng đâu có hại gì!” Bố nhìn bà, bố đỏ dần hết cả người, thế là mẹ, rất nhanh, đưa cho bố một lát bánh ga tô và mẹ bảo tôi lên phòng mà chơi.  

-       Tôi có gặp cháu trai độc nhất của tôi mấy đâu, bà nói, tôi chẳng hiểu mỗi khi tôi đến là lại tống ngay nó về phòng là tại làm sao?

-       Ơ kìa, mẹ hay nhỉ, mẹ nói.

-       Cứ mặc kệ bà, bố nói, em cũng biết thừa là bà cố tình ngoa ngoắt thế rồi.

-       Anh đã hứa rồi kia mà, mẹ nói với bố.

-       Ồ, có sao đâu, bà nói, tôi chỉ là một mụ già tội nghiệp chẳng ai thương, tôi hiểu mà, tôi sẽ về nhà tôi bây giờ, và không ai phải thấy mặt tôi nữa! Mẹ và bà bắt đầu khóc lóc, bố đi lên phòng, còn tôi, tôi ăn thêm một miếng ga tô nữa.  

Bà và mẹ ngừng khóc rất nhanh. “Con phải đi xem món rô ti thế nào rồi,” mẹ nói và mẹ đi vào bếp. Còn tôi, tôi ở lại một mình với bà, và bà bế tôi ngồi lên đầu gối và bà bắt tôi để cái máy bay lên trên bàn, bởi vì tôi đã chọc một cái cánh quạt vào tai bà rồi bà hỏi ở trường tôi có học tốt không, tôi có ngoan không, sau này lớn lên tôi thích làm gì, và rằng tôi có muốn ăn kẹo mà bà đang để trong túi không. Tôi trả lời bà rằng tôi học không tồi, rằng tôi rất chi ngoan, rằng tôi muốn trở thành phi công và rằng nếu bà có kẹo thì tôi thích ăn lắm.  

Có hàng đống kẹo trong túi của bà, toàn sô cô la và ca ra men. Bà đúng là hết sảy thật. Tôi rất yêu bố và mẹ, nhưng bọn họ không bao giờ cho tôi nhiều kẹo bằng thế. Tiếc là bà không đến nhà tôi thường xuyên hơn.  

Vì đã đến giờ ăn, bố lại xuống phong khách. Còn tôi, tôi đã ăn xong chỗ kẹo, và, lạ kinh, tôi cũng chẳng thích chơi với cái máy bay lắm nữa. Mồm tôi ngọt lử và bụng tôi hơi đau đau.  

-       Bữa tối đã xong rồi, mẹ nói. Chúng tôi bắt đầu ngồi vào bàn trong phòng ăn. Mẹ đã chuẩn bị một bữa kinhkhủng với hàng đống món nhập bữa và xốt may on ne mà tôi rất thích. Nhưng kìa, tôi chẳng hiểu tại sao tôi không đói tí nào và tôi cứ dùng dĩa chấm may on ne để vẽ vời ở trên đĩa.  

-       Nào, ăn một tí để cho bà vui đi nào, bà nói.

-       Không nên ép nó, bố nói, tất cả các bác sĩ đã nói…

-       Các bác sĩ! Các bác sĩ! Bà kêu lên. Các bác sĩ thì biết cái gì? Tôi đây này, tôi đã nuôi ba đứa con và chúng đâu có bao giờ bị làm sao!

-       Có thể là do bà không có mẹ chồng, bố trả lời.

-       Mẹ mang món rô ti lên đây, mẹ nói; Nicolas, con nhanh lên, cả nhà đang chờ! -       Và nhai cho kỹ vào, bà nói thêm. Khi bữa tối đã xong, mẹ bắt tôi đi ngủ ngay lập tức, và tôi ốm ơi là ốm. Ốm ơi là ốm ấy. Như cái lần sau bữa tiệc ban thánh thể cho thằng em họ Bertin của tôi, khi chú Silvère nói rằng cứ để cho tôi ăn gan béo, rằng cái đó chẳng có hại gì cho tôi, thế nhưng cái đó có đấy. Ban đêm bố đã phải thức dậy để gọi bác sĩ cho tôi, ông ấy đến và nói rằng không sao cả, chỉ là chứng khó tiêu và rằng tôi phải ăn kiêng trong vài ngày.  

Và kìa tôi có cảm giác rằng bố không được hài lòng lắm khi bà nói bà sẽ ở lại thêm vài ngày để trông chừng việc ăn kiêng của tôi.  

“Tôi rất nghi ngờ cách anh chị nuôi nấng thằng bé tội nghiệp này,” bà nói.      

Cuộc nổi loạn    

CHIỀU QUA, thằng Geoffroy mang một quả bóng to tướng đến trường và trong giờ ra chơi, thầy Nước Lèo (giám thị của chúng tôi) đã bảo nó: “Đừng có lấy bóng ra chơi; thể nào cậu cũng sẽ làm vỡ cái gì đấy hoặc làm đau ai đấy.”  

Thế là thằng Geoffroy kẹp quả bóng của nó dưới nách, nó đi ra một chỗ xa và, trong khi thầy Nước Lèo mải nói chuyện với một đứa lớp lớn, nó đã sút một cú kinh khủng vào quả bóng, nhưng nó đã không gặp may, bởi vì quả bóng đã nảy vào tường, nó đập luôn vào tay thầy Nước Lèo, và thằng Geoffroy bật khóc. Thầy Nước Lèo trở nên đỏ mặt tía tai, thầy nhặt quả bóng, thầy túm tay thằng Geoffroy và cả ba bọn họ cùng đi lên phòng hiệu trưởng. Thế rồi, thằng Geoffroy không trở lại lớp nữa, bởi vì thầy Nước Lèo đã đình chỉ nó trong hai ngày.  

Lúc đi học về, tất cả chúng tôi đều rất bức xúc, bởi vì Geoffroy là một thằng bạn, và một khi mình bị đình chỉ thì sẽ sinh đủ thứ chuyện kinh khủng, với lại tại thầy Nước Lèo còn tịch thu cả quả bóng, mà nhẽ ra để đá ở bãi đất hoang thì hết sảy.  

-       Ông Nước Lèo ấy không có quyền làm thế, thằng Eudes nói.

-       Chứ sao, tôi nói.

-       Ông ấy có thể không có quyền đấy, nhưng ông ấy cứ làm, thằng Rufus nói.

-       Vậy hả? thằng Eudes nói. Đã thế chúng ta sẽ cho ông ấy biết rằng ông ấy không hề có quyền! Bọn mày biết mình sẽ làm gì không? Ngày mai cả lũ bọn mình sẽ đến trường thật sớm, thế và cả khi thầy Nước Lèo kéo chuông vào lớp, bọn mình sẽ không vào. Thế rồi bọn mình sẽ bảo thầy Nước Lèo: “Nếu thầy muốn bọn em vào lớp thì thầy phải bỏ đình chỉ Geoffroy đi, và trả nó quả bóng, đừng có mà đùa!” Xong béng! Đấy đúng là một ý tưởng tuyệt vời, và cả lũ chúng tôi cùng kêu lên: “Hoan hô!”  

-       Phải rồi, thằng Maixent nói, họ sẽ biết là đừng có mà đùa với băng đảng Báo Thù Băng đảng Báo Thù chính là chúng tôi, và đúng thật là đừng có mà đùa với chúng tôi.  

-       Nếu thầy muốn bọn em vào lớp thì thầy phải bỏ đình chỉ Geoffroy đi, và trả nó quả bóng, đừng có mà đùa, bọn mình sẽ nói với ông Nước Lèo, thằng Eudes nói.

-       Xong béng! thằng Clotaire nói.

-       Thế nào? Bọn mình nhất chí cả chứ? thằng Joachim hỏi.

-       Phải! cả lũ chúng tôi cùng kêu.

-       Đi thôi, bọn mày, mai nhé! thằng Eudes nói. Và nó bỏ đi cùng Joachim, cái thằng ở ngay cạnh nhà nó, và nó giải thích cho thằng này điều mà đến ngày mai chúng tôi sẽ nói với thầy Nước Lèo. Còn tôi, tôi tự hào kinh lên được vì thuộc vào một băng đảng bạn bè hết sảy đừng có mà đùa vào. Alceste, cái thằng vừa đi cạnh tôi vừa ăn một cái bánh sừng bò, thở dài một cái và, trước khi về nhà nó, nó bảo tôi:  

-       Mai thì sinh chuyện kinh đấy nhỉ. Cái đó thì thằng Alceste có lý; sẽ là sinh chuyện rất kinh, và thầy Nước Lèo cuối cùng sẽ biết ai mạnh hơn ai, thầy ấy hay chúng tôi.   Đêm hôm đó tôi ngủ chẳng ngon giấc; lúc nào mà chẳng như thế nếu sáng hôm sau mình phải làm một chuyện kinh khủng; và khi mẹ đến để bảo tôi là đã đến giờ dậy, thì tôiđã tỉnh rồi, và bồn chồn kinh lên được.  

-       Nào, nào, dậy đi, đồ lười! mẹ bảo tôi. Rồi mẹ nhìn tôi và mẹ hỏi:  

-       Mặt mày con sao vậy, Nicolas? Có chuyện gì thế?

-       Con thấy không được khỏe, tôi nói. Và đúng là tôi thấy không được khỏe; tôi có một cái cục to đùng nghẹn ở cổ họng, bụng hơi đau còn hai tay lạnh toát. Mẹ đặt tay lên trán tôi và mẹ nói:  

-       Con hơi xâm xấp mồ hôi thật… Bố vừa ở buồng tắm bước vào phòng tôi và bố hỏi:   -       Có chuyện gì vậy? Lại là triệu chứng sáng ra trước khi đi học hử?

-       Nó có vẻ không được khỏe thật, mẹ nói. Em không biết là… Anh cũng biết thằng Agnan bạn nó đã bị quai bị, và…

-       Nhưng nó đã bị quai bị rồi, bố nói. Lè lưỡi ra xem nào, cậu cả. Tôi lè lưỡi ra, bố đưa tay xoa đầu tôi và bố nói:  

-       Anh nghĩ nó sẽ không sao cả đâu… Đi thôi, cậu chàng, con sẽ bị muộn cho mà xem. Và mặt mũi đừng có như thế; nếu đến trưa mà không đỡ thì chiều con sẽ không đi học nữa. Được chứ? Thế là tôi đứng lên; còn bố, trước khi ra khỏi phòng đã quay lại và hỏi tôi:  

-       Thế con có bị làm sao ở trường không đấy hả?

-       Đâu ạ, tôi nói. Khi tôi đến trường, lũ bạn đã ở hết cả trong sân, và không đứa nào nói gì nhiều. Thằng Clotaire có vẻ ốm và thằng Alceste không ăn gì.  

-       Bọn mày nhìn thấy ông Nước Lèo không? thằng Eudes nói. Tí nữa là ông ấy đố mà cười được, đùa à!

-       Thật, thằng Rufus nói.

-       Bởi vì, thằng Eudes nói, cái thằng phản phúc Agnan không có đây, sẽ không có ai vào lớp cả, mà muốn lên lớp được, họ phải cần bọn mình. Còn cô giáo khi không thấy bọn mình vào lớp sẽ đi hỏi ông Nước Lèo xem có chuyện gì và khi cô biết rồi, cô sẽ đi phàn nàn về ông Nước Lèo với thầy hiệu trưởng. Rồi bọn mày thấy, chuyện sẽ vui phết.

-       Nhưng bọn mình sẽ làm thế nào, thằng Clotaire hỏi.

-       Khi ông Nước Lèo kéo chuông, thằng Eudes giải thích cho chúng tôi, những bọn khác sẽ đi xếp hàng, nhưng chúng mình thì cứ ở nguyên đây  không động đậy. Thế là ông Nước Lèo sẽ đến hỏi chúng mình tại sao không xếp hàng và chúng mình sẽ bảo ông ấy: “Hãy bỏ đình chỉ Geoffroy đi và trả nó quả bóng, nếu không, bọn em sẽ không vào lớp!” -       Ai sẽ bảo thầy ấy? thằng Clotaire hỏi.

-       Ô, tao biết đâu được ấy, thằng Eudes nói. Mày, mày hoặc mày.

-       Tao á? thằng Rufus nói. Tại sao lại là tao? Đó rốt cuộc là ý của mày mà.

-       À tao biết rồi, thằng Eudes nói. Mày là đồ phản bội, tao chẳng lạ!

-       Tao mà phản bội? thằng Rufus kêu lên. Không hề, thưa mày, tao không phải là đồ phản bội! Nhưng tao không hề thích bị đứa nào sử dụng như thằng ngốc. Cứ đi xúi người khác làm trò thì dễ lắm!

-       Công nhận, Clotaire và Maixent nói.

-       Với cả tao không phải nghe lệnh mày! thằng Rufus kêu lên. Mày không phải là thủ lĩnh của cả băng.

-       Đã thế ấy à, mày ra khỏi băng luôn! thằng Eudes nói.

-       Ối dào, càng tốt! Đừng có mà đùa! thằng Rufus kêu lên. Tao ấy à, tao không phải là thằng hèn đi nghe lệnh chỉ bởi vì mày to mồm hơn người khác. Và thằng Rufus chạy đi luôn.  

-       Cho nó biến đi, thằng Eudes nói. Cần gì những thằng phản bội ở trong băng bọn mình.  

-       Phải rồi, thằng Maixent nói. Nhưng nó bảo mày không phải là thủ lĩnh là có lý đấy, xét cho cùng.

-       Thế hử? Thế thì mày cứ việc đi cùng với thằng phản bội ấy đi, thằng Eudes hét lên.

-       Được lắm! thằng Maixent hét lên. Tao ấy à, tao không thích ai ra lệnh cho tao hết! Và nó bỏ đi cùng thằng Clotaire và Joachim.  

-       Nếu không có đứa nào nữa ngoài ba thằng mình, thằng Alceste nói, thì làm cái quái gì, bọn nó có thể vào lớp chẳng cần bọn mình, còn mình thì sẽ bị đình chỉ.

-       Mày cũng là đồ phản bội như bọn kia nốt, thằng Eudes nói.

-       Với cả ai bảo cái thằng Geoffroy lại đi làm cái trò ngu đần ấy! thằng Alceste hét lên. Thầy Nước Lèo đã bảo nó không được chơi bóng rồi, thì nó chỉ việc đừng cógiở trò hề!

-       Mày bây giờ lại về phe thầy Nước Lèo hả? thằng Eudes nói.

-       Tao chả về phe ai cả, thằng Alceste trả lời, nhưng tao không muốn bị đình chỉ bởi vì một cái thằng đần nó đã giở trò hề, tưởng đùa chắc! Để rồi sau nhà tao lại sinh một đống chuyện và tao thì bị nghỉ ăn tráng miệng. Thế chỉ vì một thằng đần đá quả bóng của nó vào thầy Nước Lèo mà tao sẽ không ăn dâu tây trộn kem hả? Đừng hòng! Và thằng Alceste vừa bỏ đi vừa ngoạm một miếng tướng bánh săng đuých kẹp pho mát.  

-       Đã thế thì đi nốt đi! thằng Eudes hét lên với tôi. Mày còn đợi gì nữa? Mày cũng là đồ phản bội chứ gì nữa?

-       Tao là đồ phản bội? tôi hét lên. Tao không phản bội bằng mày, đùa chắc! Mày nhắc lại xem! Chúng tôi không thể đánh nhau được, bởi vì chuông đã reo, nhưng trong lúc xếp hàng để lên lớp, tôi đã bảo thằng Eudes:  

-       Ra chơi sau tao chấp mày đấy, để xem đứa nào là cái đồ phản bội!    

Nha sĩ    

CHÚNG TÔI ĂN XONG BỮA TRƯA thì mẹ nói với bố: “Em đã hẹn chiều nay cho Nicolas đến chỗ ông nờ-hát-a-sờ-ĩ.”  

Bố ngừng gấp khăn, trợn tròn mắt nhìn mẹ và bố hỏi: “Chỗ ông nào?”  

-       Chỗ ông nha sĩ, tôi giải thích cho bố; con không muốn đi đâu! Mẹ bảo tôi rằng cần đến chỗ ông nha sĩ, rằng tôi đã bị đau răng nhiều ngày nay rồi và rằng sau khi khám răng tôi sẽ không đau tí nào nữa. Còn tôi, tôi giải thích cho mẹ rằng điều mà tôi lo là trong lúc khám, chứ không phải là sau khi khám. Và rồi tôi nói rằng tôi không còn đau răng tí nào sất và tôi bắt đầu khóc.  

Thế là bố lấy tay đập xuống bàn và bố kêu lên: “Nicolas! Con phải biết xấu hổ chứ! Bố không thích cái thói khóc lóc nhè nhẹt; con đâu còn bé bỏng gì nữa, con phải cư xử như người lớn chứ. Ông nha sĩ sẽ không hề làm con đau; ông ấy rất hiền và ông ấy sẽ cho con kẹo. Thế nên con sẽ rất dũng cảm và con sẽ ngoan ngoãn đi với mẹ đến chỗ ông nha sĩ.”   Thế là mẹ nói rằng chính bố sẽ đưa tôi đến chỗ ông nha sĩ, bởi vì mẹ cũng đã hẹn cho cả bố nữa. Bố ấy à, bố ngạc nhiên hết sức. Bố bắt đầu nói rằng bố phải đi làm, nhưng mẹ nhắc rằng chiều nay bố nghỉ làm mà, và rằng chính thế nên hôm nay mới phải hẹn với nha sĩ. Còn bố, bố nói bằng giọng rất khẽ rằng răng bố có thể nói là cũng chẳng còn đau nữa, và rằng chuyện đó có thể để sau cũng được. Bố nhìn mẹ, bố nhìn tôi, thế chứ lị, và tôi có cảm tưởng rằng bố cũng muốn bật khóc.  

Vì thế sau bữa trưa chúng tôi ra khỏi nhà, bố và tôi, để đến chỗ ông nha sĩ. Không thể nói là chúng tôi cười đùa gì nhiều trong xe. Bố ấy à, tôi chưa bao giờ thấy bố lái xe lặng lẽ đến thế; bố có vẻ suy nghĩ rất lung. Và rồi, không hề nhìn tôi, bố nói: “Nicolas, chuyện đàn ông con giai với nhau nhé. Con nghĩ sao nếu ta bỏ khám răng đi chơi? Ta sẽ làm một tua và ta sẽ không nói gì với mẹ cả. Đùa thế mới là hay.” Tôi nói với bố rằng đùa thế chắc chắn là hay và tôi cũng ủng hộ bố, nhưng tôi không tin mẹ sẽ thấy hay với cái trò đùa đó. Bố thở hắt ra và, rất buồn, bố bảo tôi rằng bố chỉ nói thế cho vui thôi. Tôi rất phục bố, bởi vì bố có thể nói cả chuyện đùa khi bố khó chịu.  

Chỉ còn đúng một chỗ đỗ ô tô trước nhà ông nha sĩ. “Thật không thể tin nổi, bố nói; lúc muốn đỗ xe thì chẳng có chỗ mà đỗ.” Tôi gợi ý với bố rằng chúng tôi cứ đi một vòng quanh tòa nhà, biết đâu cái chỗ kia lại chẳng có người đỗ rồi; nhưng bố nói rằng số sao thì phải chịu vậy, rằng cứ phải thẳng tiến thôi. Bố bấm chuông cửa nhà ông nha sĩ và tôi nói: “Không có ai cả, để hôm khác mình đến vậy.” Chúng tôi sắp đi thì cánh cửa mở ra, và một cô gái có vẻ rất hiền bảo chúng tôi vào đi, rằng bác sĩ sẽ tiếp chúng tôi ngay lập tức.  

Người ta dẫn chúng tôi vào trong một phòng khách nhỏ. Có các ghế phô tơi, một cái bàn nhỏ có các tạp chí, trên lò sưởi có một cái tượng đẹp bằng kim loại diễn tả một ông trần truồng đang cố kìm mấy con ngựa và, trong một cái ghế phô tơi, có một ông khác, nhưng ông này không bằng kim loại, và mặc đủ quần áo. Chúng tôi ngồi xuống và chúng tôi cầm lấy tạp chí để đọc nhưng không có gì vui thú cả, bởi vì hầu hết trong tất cả các tờ báo đều là các vấn đề răng lợi, với các hình máy móc và những bức ảnh toàn chụp ở trong người người ta; chả đẹp gìmấy. Những tạp chí khác thì khá cũ và bị rách.   Tờ duy nhất tôi thấy vừa ý chính là tờ có Robic mặc may ô vàng trên trang bìa mà người ta giảng giải ông ấy vừa thắng cuộc đua Tour de France như thế nào. Cái ông kia, mà nãy giờ vẫn không nói gì, khi ông ta thấy chúng tôi không đọc báo nữa, bèn bắt chuyện với bố.   “Chắc anh đến đây là để khám cho thằng bé?” ông ta hỏi. Bố trả lời rằng để cho cả hai chúng tôi. Ông kia nói rằng không việc gì phải lo lắng, rằng đây là một nha sĩ rất giỏi. “Ối xời! bố nói, mình có sợ gì đâu, phải không Nicolas?” và tôi, vì tôi rất tự hào về bố, tôi cũng làm như bố: “Ối xời!” Thế là, ông ấy nói rằng chúng tôi như vậy mới phải, rằng ông nha sĩ có bàn tay rất khẽ khàng, khẽ khàng, và ông ấy giải thích cho chúng tôi rằng ông nha sĩ đã cho ông ấy làm một cuộc phẫu thuật trong đó ông nha sĩ đã phải mổ cả lợi, và rằng ông ấy gần như không cảm thấy gì, và ông ấy nói cho chúng tôi hàng đống chi tiết. Tôi ấy à, tôi bắt đầu khóc và cái cô gái mở cửa cho chúng tôi đã chạy tới và cô ấy mang cho chúng tôi hai cốc nước, bởi vì cả bố nữa sắc mặt cũng không được tốt.    

Thế rồi ông nha sĩ mở cánh cửa ra và ông ta nói: “Người tiếp theo!” Cái ông kể cho chúng tôi nghe các cuộc phẫu thuật bèn tươi cười bước vào phòng ông nha sĩ. “Con thấy chưa, bố bảo tôi, ông ấy có sợ gì đâu, phải như ông ấy mới được.” Bố sắp sửa lấy một tạp chí để đọc thì ông nha sĩ lại mở cánh cửa ra một lần nữa và ông kia đi ra, vẫn tươi cười như cũ. “Sao hả! Bố kêu lên. Đã xong rồi ư?”  

-       Chứ sao, ông kia nói, tôi chỉ đến trả tiền thôi mà. Giờ thì đến lượt anh đấy, anh bạn tội nghiệp ạ. Và ông ta vừa bỏ đi vừa cười.  

-       Người tiếp theo, ông nha sĩ nói, các vị làm ơn nhanh lên cho, ngày hôm nay tôi nhiều bệnh nhân lắm.

-       Thế hôm khác chúng tôi quay lại vậy, bố nói, để lúc nào anh có thời gian; chúng tôi đâu muốn làm phiền anh, Nicolas nhỉ? Tôi ấy à, tôi đã ở trước cửa ra ngoài thì ông nha sĩ nói rằng đừng có dớ dẩn thế, đến lượt chúng tôi rồi và rằng chẳng có lý do gì mà phải lo lắng. Bố nói rằng bố chẳng lo lắng gì sất, rằng bố đã từng ra chiến trường, và bố du tôi lên trước để vào phòng nha sĩ.  

Trong căn phòng có đầy máy móc trắng bóng cả lên và có một cái ghế phô tơi to của thợ cắt tóc nữa. “Ai trước đây?” ông nha sĩ vừa hỏi vừa xoa tay. “Để thằng bé trước đi, bố nói, tôi   có thời gian mà.” Tôi chỉ muốn nói rằng tôi cũng có đầy thời gian, nhưng ông nha sĩ đã túm lấy tay tôi và cho tôi ngồi vào ghế phô tơi.  

Ông ấy hiền kinh lên được, ông nha sĩ ấy, ông ấy bảo tôi rằng ông ấy sẽ không làm tôi đau, rằng ông ấy chỉ đặt cho tôi một tí bột cao để bít lỗ hổng trên một cái răng, rằng tôi chắc chắn đã ăn quá nhiều đồ ngọt, nhưng ông ấy sẽ cho tôi một cái kẹo ca ra men nếu tôi ngoan trong khi ông ấy chữa cho tôi. Ông ấy bảo tôi há mồm, ông ấy nhìn vào trong, ông ấy cạo một tí và rồi ông ấy cầm cái máy có một bánh nhỏ quay tít lại. Bố kêu lên một tiếng khi ông nha sĩ cho cái bánh quay tít ấy vào mồm tôi. Nó hơi rung một tí trong đầu tôi, sau đó, ông nha sĩ cho bột cao vào răng tôi, ông ấy cho tôi súc miệng, ông ấy bảo tôi: “Xong rồi!” và ông ấy cho tôi một cái kẹo ca ra men. Tôi khoan khoái kinh lên được.   Ông nha sĩ bảo bố rằng giờ thì đến lượt bố. Nhưng bố nói rằng bây giờ muộn quá rồi và rằng bố vẫn còn hàng đống thứ phải đi mua. Ông nha sĩ mỉm cười và ông ấy bảo bốphải nghiêm trang chứ. Cái đấy thì tôi chẳng hiểu, bởi vì tôi chưa bao giờ thấy bố tôi nghiêm trang như ngày hôm đó.   Bố ngần ngừ, rồi bố đi chầm chậm về phía cái ghế phô tơi của thợ cắt tóc. “Há mồm ra!” ông nha sĩ nói. Bố chắc đang nghĩ đến cái khác cho nên ông nha sĩ đã phải nhắc lại: “Há mồm ra, nếu không tôi cứ xuyên qua luôn!” Bố nghe theo. Còn tôi, tôi đang ngắm những bức ảnh chụp răng ở trên tường phòng ông nha sĩ thì tôi nghe thấy một tiếng hét lớn. Tôi quay lại và thấy ông nha sĩ lắc lắc tay: “Nếu anh mà cắn tôi lần nữa, tôi sẽ nhổ răng của anh, bất kể cái nào!” Bố nói rằng đó là do căng thẳng quá.   Ông nha sĩ cầm lấy cái bánh quay và tôi bảo trước bố phải chú ý, bởi vì nó cũng hơi rung một tí; thế là bố kêu lên và ông nha sĩ đã yêu cầu bố giữ yên lặng bởi vì điều đó gây ảnh hưởng không tốt đến các khách hàng đang ngồi ở phòng chờ. Cuối cùng, việc đó đối với bố cũng không kéo dài quá và mọi thứ cũng ổn thỏa, ngoại trừ lúc bố đá một cái vào đầu gối ông nha sĩ. Bố ra khỏi ghế phô tơi tươi cười ghê.  

-       Thế nào, Nicolas, bố bảo tôi, ta lái về nhà thôi nhỉ.

-       Ồ! Vâng ạ, tôi trả lời bố. Và chúng tôi vừa ra khỏi chỗ ông nha sĩ, bố và tôi, hãnh diện kinh lên được, vừa mút người nào người nấy một cái kẹo ca ra men.  

Ấp là!

THẰNG GEOFFROY HÔM NAY đến trường với một cái hộp to kẹp dưới nách. Thằng Geoffroy có một ông bố rất giàu lúc nào cũng mua cho nó các thứ kinh khủng. Giờ ra chơi, thằng Geoffroy chỉ cho chúng tôi cái thứ ở trong hộp nó: đó là một trò chơi, với một cái bìa các tông mà mình phải dở ra và trên đó có các ô được vẽ cùng với các chữ số; và rồi có các con súc sắc, và rồi có các con thú nhỏ, và rồi có tờ tiền trên đó viết 100 franc, 1000 franc và 1 triệu franc. Hay cực! Thằng Geoffroy giải thích cho chúng tôi rằng nó đã hiểu rõ luật chơi, rằng cũng khó ra phết, nhưng nó thì hiểu hết cả: chúng tôi chơi cùng các con súc sắc, chúng tôi tấn các con vật trên các ô, và rồi chúng tôi có quyền mua các ô với các tờ tiền, và khi có đứa đi sau trên các ô, cái đứa đã mua được các ô trước kêu lên: “Ấp là!”, và đứa kia phải trả tiền để được đi qua. Đứa nào có được tất cả các ô sẽ là trùm Ấp là, và chính đứa đó thắng. Bố thằng Geoffroy bảo thằng Geoffroy rằng đấy là mọt trò chơi có tính giáo dục kinh lắm, rằng nó sẽ phát triển nơi thằng này các giác quan về thương mại, và rừng chơi thế còn hơn những trò man rợ của chúng tôi vốn chỉ tổ gây ra hàng đống u bướu. Cái trò có tên là “Ấp là”.

-       Giờ bọn mình chơi nhé, thằng Geoffroy nói.

-       Trong giờ ra chơi á? Thằng Rufus hỏi.

-       Tại sao lại không? Thằng Geoffroy nói.

-       Ờ, đấy có phải trò để chơi trong giờ ra chơi đâu, thằng Rufus nói. Trò trong giờ ra chơi thì là đá bóng, săn bóng, bóng bầu dục, hay cao bồi và thổ dân. Còn cái trò của mày là trò chơi ở nhà lúc trời mưa. Với cả đấy là trò của bọn con gái.

-       Thế thì mày chỉ việc đừng chơi trò của tao nữa, thằng Geoffroy nói. Xét cho cùng thì bọn tao đâu cần mày.

-       Mày muốn một cái tát vào mặt hả? thằng Rufus nói. Và bọn nó sắp đánh nhau đến nơi, nhưng thằng Clotaire nói rằng nếu bọn nó mà lại bắt đầu giở trò ra, thì chúng tôi chưa kịp có thời gian để chơi cũng đã hết giờ ra chơi rồi. Và thằng Rufus nói rằng được rồi, nó nhất trí, nhưng nó có quyền chơi như những đứa khác, cho dù cái trò ấy nó chẳng mê gì, và rằng nếu người ta cản trở nó chơi, nó sẽ cho một cái tát vào mặt đứa nào dám cản trở nó, và thằng Geoffroy nói: “Mày dám?” và thằng Clotaire nói rằng nếu bọn nó mà bắt đầu giở trò ra thì chúng tôi chưa kịp có thời gian để chơi cũng đã hết giờ ra chơi rồi. Thế là tất cả chúng tôi đi ra một góc sân, chúng tôi trải trò “Ấp là” xuống đất và chúng tôi ngồi xung quanh.

-       Được rồi, thằng Geoffroy nói, mỗi đứa chọn một con vật. Tao chọn con ngựa.

-       Tại sao hả, thưa mày? Thằng Joachim hỏi.

-       Bởi vì con đó tao khoái nhất và bởi vì trò này là của tao, tao chọn con ngựa chính là tại thế đấy, thằng Geoffroy nói.

-       Mày dám? Thằng Joachim nói. Và thằng Clotaire nói rằng nếu bọn chúng nó mà đánh nhau, thì chúng tôi chưa kịp có thời gian để chơi cũng đã hết giờ ra chơi rồi, và thật kinh khủng là chúng tôi không thể giữ yên được lấy một lần khi cô giáo không phạt cấm ra chơi. Cái thằng nói phải lắm, Clotaire ấy.

-       Còn thằng Clotaire, thằng Rufus nói, cứ việc cho nó một con lừa. Và thằng Clotaire đã cho thằng kia một cái tát mạnh, và bọn nó bắt đầu đánh nhau. Thế rồi thằng Geoffroy phát cho chúng tôi các con vật ở trò chơi của nó; tôi ấy à, tôi có một con chó; thằng Maixent con gà; thằng Eudes con bò; và thằng Alceste hài lòng gớm vì có con lợn. Thằng Alceste có lần bảo tôi rằng nó cực kỳ thích con lợn từ khi nó đọc thấy rằng trong con lợn không cái gì là không ăn được, và rằng còn lại thứ gì là người ta làm thịt ướp luôn. Chẳng còn con vật nào nữa cho Clotaire và Rufus, nhưng cái đó chẳng quan trọng, bởi vì bon nó đang bận vả nhau và bảo nhau: “Mày cứ thử xem!”

-       Được rồi, thằng Geoffroy nói, thế này, bọn mình để tất cả các con vật ở trên vạch xuất phát, và tao bắt đầu trước.

-       Tại sao thế, thưa mày? Thằng Joachim hỏi.

-       Tại vì ngựa lúc nào cũng bắt đầu trước, thằng Geoffroy giải thích; quy định của trò chơi viết như thế. Và nó gieo súc sắc, nó được con sáu đúp, nó tấn con ngựa của nó qua một đống ô và nó lấy một gói tiền. Thằng Maixent gieo súc sắc lần tiếp theo, và nó được một con hai và một con ba, thằng Geoffroy bảo rằng nó cần phải tấn con gà của nó lên năm ô. Thế là thằng Maixent tấn con gà của nó và thằng Geoffroy kêu lên: “Ấp là!”

-       Cái quái gì mà Ấp là? Thằng Maixent hỏi.

-       Chứ gì nữa, thằng Clotaire nói. Mày đang ở trong ô của thằng Geoffroy, đấy; nếu mày muốn thoát ra, mày phải trả tiền.

-       Thế ai mượn mày xen vào hử? thằng Maixent hỏi nó

-       Trước nhất, tao có quyền xen vào một khi tao thích, thằng Clotaire nói. Với cả tao đang ở trong giờ ra chơi như tất cả mọi người. Thằng Rufus và tao đã đánh nhau xong rồi, và tao muốn chơi “Ấp là”, và nếu thế mà mày vẫn không vừa ý, tao có thể cho mày một cái tát. Trong khi thằng Clotaire và thằng Maixent đánh nhau, thằng Rufus đã lấy con gà và nói rằng nó sẽ chơi thế chỗ thằng Maixent. Thế rồi thằng Eudes gieo súc sắc và nó được một con hai đúp.

-       Mày phải đi vào nhà giam, thằng Geoffroy bảo nó. Nhưng thằng Eudes nói rằng vào nhà giam nó không thích, thế là thằng Geoffroy nói, cũng được, trong trường hợp đó cũng không cần phải vào. Đấy á, tôi không tin đấy là quy định của trò chơi; tôi cho rằng đấy là bởi vì thằng Eudes rất khỏe và thằng Geoffroy không muốn đánh nhau với nó lắm. Vậy là, đến lượt tôi chơi, tôi được một con sáu đúp.

-       Mày phải trả tiền phạt, thằng Geoffroy bảo tôi. Người thứ hai được một con sáu đúp phải trả tiền phạt cho người đầu tiên, đấy là quy định của trò chơi. Mày nợ tao một triệu. Tôi bảo nó rằng nó làm tôi phát phì cười, và rừng không đời nào tôi trả tiền phạt cho nó. Thế là thằng Eudes nói rằng cần phải theo đúng quy định của trò chơi, nếu không thì còn quái gì. Còn tôi, tôi cho thằng Eudes mọt cái đạp, bởi vì tôi có sợ gì nó đâu, đừng có mà đùa, và nó đấm cho tôi một quả vào mũi khiến tôi phải khóc, nhưng chỉ ở hai mắt mà thôi, khi thằng Eudes đập vào mũi tôi thì y rằng lúc nào cũng như vậy, quái thế cơ chứ, và tôi bảo thằng Geoffroy rằng đấm vào mũi hay không cũng không cần thiết, chỉ biết nó vẫn làm tôi phát phì cười và rằng tôi không đời nào trả nó cái triệu kia. Và thằng Geoffroy bảo rằng nếu tôi mà không trả, thì tôi không được chơi “Ấp là” nữa, và tôi đạp một phát vào trò “Ấp là”. Nhưng, vì là đang đến lượt thằng Alceste chơi và nó đang đưa tay ra và trong tay nó cầm cả súc sắc lẫn cái bánh mì quết, nên cái bánh mì quết đã lãnh đủ, và thằng Alceste tức giận kinh lên được. Và thằng Geoffroy nói rằng chúng tôi đều là một lũ ghen tị bởi vì bố chúng tôi đâu có cho chúng tôi các thứ đồ chơi đẹp bằng thế và rằng nó đang thắng.

-       Mày làm tao phát phì cười, thằng Eudes nói, chính tao mới đang thắng; tao sắp sửa làm trùm “Ấp là” Và thằng Geoffroy bảo thằng Eudes rằng nó mà là cái gì, có mà trùm đần thì có, và chúng nó bắt đầu đánh nhau. Chúng tôi chơi vui phết và thằng Maixent kêu lên: “Chuyền đây! Chuyền đây!”, còn thằng Rufus truyền cho nó con lợn của thằng Alceste, và thằng Eudes ngồi lên người thằng Geoffroy và nó muốn cho thằng kia ăn hai tờ 1000. Và rồi, thầy Nước Lèo đã chạy tới. Thầy Nước Lèo là giám thị của chúng tôi, và thầy không thích chúng tôi nghịch ngợm trong giờ ra chơi. Thầy bắt cả lũ chúng tôi ra đứng phạt, thầy tịch thu các thứ còn lại của trò “Ấp là”, thầy phạt một phát ở lại lớp cho thằng Geoffroy và một phát nữa cho thằng Clotaire, cái thằng không muốn ra đứng phạt. Nhưng, hôm sau, thằng Geoffroy nói rằng vụ phạt ở lại lớp của nó có thể sẽ được xem xét lại, bởi vì bố nó sẽ đến phàn nàn với thầy hiệu trưởng, bởi vì ông ấy không hiểu nổi động cơ của hình phạt. “Học sinh này đã bị phạt ở lại lớp vì đã mang đến trường một trò chơi nguy hiểm, làm phát triển những bản năng hung bạo nơi các bạn.”

Đám cưới của Martine

HÔM NAY THỨ BẢY, tôi không đến trường, bởi vì chị họ Martine của tôi cưới và cả nhà tôi được mời. Buổi sáng, ở nhà, chúng tôi dậy sớm, và rồi mẹ bảo tôi đánh răng rửa mặt kỹ kinh lên được, và đừng quên hai cái tai, tôi xin đấy, cậu chàng ạ, và rồi mẹ cắt móng tay cho tôi, mẹ chải đầu rẽ ngôi cho tôi với cả hàng đống sáp xức tóc tại vì cái khoáy của tôi; mẹ mặc cho tôi cái áo sơ mi trắng bóng, cái nơ bướm đỏ, bộ quần áo xanh lính thuỷ, đôi giày đen còn bóng hơn cả cái sơ mi, một khăn mùi soa trong túi trước áo vest, không phải để xì mũi, mà là để cho đẹp, và tôi rất hài lòng là bọn bạn không thể nhìn thấy mình. Bố mặc bộ đồ có kẻ sọc và bố hơi cãi nhau một tí với mẹ, người muốn bố đeo cái cà vạt mà mẹ đưa. Nhưng bố nói rằng nó hới bị vui quá để đi đám cưới và bố đeo cà vạt xám. Còn mẹ, mẹ mặc một cái váy kinh khủng, có vẽ hoa ở trên và một cái mũ rất to, nhìn mẹ đội mũ tôi thấy lạ kinh, nhưng nó hợp với mẹ lắm. Và khi chúng tôi đi ra, ông Blédurt, một hàng xóm của chúng tôi, đang ở ngoài vườn của ông ấy, đã nói rằng chúng tôi hết sảy ghê, cả ba người. Bố, tôi không biết tại sao, không hài lòng với điều ông Blédurt nói, và bố đã trả lời ông ấy rằng chó cứ việc sủa đoàn người cứ thế đi! Nhưng tôi ấy mà, tôi thật chẳng hiểu bọn họ nói gì sất cả, bố với ông Blédurt ấy! Khi chúng tôi đến toà thị chính, gần như tất cả mọi người đã ở đấy rồi: có bà, dì Mathilde, cậu Sylvain, dì Dorothée và chú Eugène, bọn họ tất cả đều ôm hôn tôi và bảo rằng tôi lớn quá nhỉ. Cũng có cả hai đứa anh em họ của tôi là Roch và Lambert, hai đứa giống nhau bởi vì chúng nó sinh đôi; con Clarisse, chị bọn nó, không giống bọn nó bởi vì con này lớn hơn, nó mặc một cái váy trắng cứng đờ có các lỗ nhỏ ở khắp nơi, và thằng anh họ tôi Eloi, cái thằng làm tôi phát phì cười với mái tóc ép xẹp và đôi găng tay trắng của nó. Và rồi có những người mà tôi chẳng hề biết: chồng sắp cưới của Martine, người cứ đỏ dừ hết cả, với một bộ vest đen, đằng sau rất chi dài, như trong một bộ phim mà tôi đã xem; và rồi có một cô gái là chị của anh ta và một ông cứ bảo một bà đừng khóc nữa, rằng thật là kỳ quá. Thế rồi một cái ô tô to màu đen đi tới, chỗ nào cũng toàn hoa, và tất cả mọi người kêu lên, và từ ô tô bước xuống Martien cùng bố mẹ của chị ấy. Và mẹ của Martine có hai mắt đỏ hoe hết cả lên, và bà ấy lúc nào cũng xì mũi. Martine, người xinh kinh lên được, thì đúng là hết sảy, chị mặc đồ trắng, với một tấm mạng bị mắc vào cửa xe ô tô và một bó hoa trong tay. Với bộ váy cưới, trông chị ấy khác nào sắp lần đầu tiên chịu lễ ban thánh thể. Tất cả chúng tôi bước vào toà thị chính và chúng tôi đã phải đợi cho một đám cưới khác ra thì mới đến lượt chúng tôi vào, và mẹ của Martine cùng mẹ của chồng sắp cưới của Martine vẫn tiếp tục khóc, và rồi người ta bảo chúng tôi rằng đến lượt chúng tôi vào. Chúng tôi vào trong một căn phòng hết sảy kinh lên được, với các ghế băng màu đỏ, và cứ tưởng như là đang ở rạp múa rối, nhưng thay vì con rối thì lại có một cái bàn, và một ông bước vào với một cái đai xanh trắng đỏ - đó là ông thị trưởng – và tất cả chúng tôi đều đứng dậy, như là ở trường khi thầy hiệu trưởng bước vào lớp. Và rồi chúng tôi ngồi xuống và Thế rồi Martine, chồng sắp cưới của chị ấy, chú Eugène và chị của chồng sắp cưới của Martine đã đứng lên để đi ký vào một cuốn sách lớn, và ông thị trưởng nói rằng Martine và chồng sắp cưới của chị ấy đã thành vợ chồng; và chúng tôi đã phải đi ra ngay, bởi vì có một đám cưới khác đang đợi. Chúng tôi ra khỏi toà thị chính, và một ông đã chụp ảnh rồi lại xếp tất cả chúng tôi thành hàng để chụp chúng tôi lần nữa; Martine và chồng chị ấy ở giữa, những người khác xung quanh và trẻ con ở trên. Tất cả mọi người đều nhoẻn ra cười, kể cả mẹ của Martine và mẹ của chồng Martine, hai bọn họ lại khóc tiếp sau khi chụp. Sau đó, chúng tôi lên ô tô và chúng tôi đi đến nhà thờ, và Martine và chồng chị ấy lại cưới thêm và đúng là hết sảy thật; có nhạc và hoa và lúc ra khỏi nàh thờ vẫn có ông chụp ảnh đứng đợi chúng tôi và ông ấy bắt chúng tôi vào lại trong nhà thờ rồi đi ra lần nữa để ông ấy chụp ảnh. Và rồi sau đó, ông ấy xếp chúng tôi trên bậc thềm nhà thờ, như trước toà thị chính, và có những người trên vỉa hè vừa nhìn chúng tôi vừa cười. Chúng tôi lại lên ô tô lần nữa và chúng tôi đi đến nhà hàng. Bố giải thích cho tôi rằng người ta đã thuê nguyên một phòng chỉ để riêng cho chúng tôi và rằng tôi phải ngoan, rằng tôi không được cãi nhau với bọn anh em họ của tôi, và mẹ bảo tôi không được ăn nhiều quá kẻo lại ốm. Chú Eugène, người có cái mũi đỏ to tướng và đi cùng ô tô với chúng tôi bảo rằng hai người hãy để cho nó yên, rằng có phải ngày nào cũng có đám cưới trong họ hàng đâu, và bố trả lời chú ấy rằng chú ấy nói thì thánh tướng lắm, và rằng chú ấy đợi gì mà chưa cưới. Và chú Eugène trả lời rằng chú ấy sẽ chỉ cưới với mẹ thôi, và mẹ cười và mẹ nói rằng chú Eugène chẳng thay đổi gì sất, và bố bảo rằng thật là đáng tiếc! Và khi chúng tôi đến nhà hàng, cái ông chụp ảnh lại đang đợi chúng tôi và ông ấy vẫn chụp ảnh nữa. Trong nhà hàng, có những người kêu tướng lên: “Cô dâu muôn năm!”, và chúng tô đi lên một cái cầu thang rồi chúng tôi bước vào trong một phòng nhỏ không có ai, ngoại trừ một cái bàn lớn đẹp đến nỗi khiến người ta thấy đói, với hàng đống cốc và hoa cùng cái ông chụp ảnh, người lên trước chúng tôi rất nhanh, để chụp ảnh chúng tôi. Trong khi đợi tất cả ngồi vào bàn, với các thằng Roch, Lambert và Eloi, chúng tôi bắt đầu chạy rồi trượt trên sàn rồi thằng Roch và thằng Lambert đã bị ngã và tất cả các bố mẹ bảo chúng tôi ở yên, và dì Dorothée nói rằng bọn trẻ chúng nó khích động là điều bình thường, rằng ai biết được làm lễ lạt lại lâu đến như thế, rằng dì ấy kiệt sức rồi, rằng dì ấy không thể chịu nổi nữa, và dì ấy bắt đầu khóc, và dì Amélie đã đưa dì ấy ra ngoài để hít thở không khí. Và tất cả chúng tôi ngồi xuống và người ta sắp thằng Roch, Lambert, Eloi và tôi vào một đầu bàn; con Clarisse muốn ở bên cạnh mẹ nó để mẹ nó cắt thịt cho, nhưng đó chỉ là một cái cớ thôi, tôi biết rằng con Clarisse cứ ở xa mẹ nó là nó sợ. Thế rồi các bồi bàn mang cá với sốt may on ne đến, và mẹ nói: “Đừng rót rượu vang cho trẻ con!” Các thằng Roch, Lambert, Eloi, tôi và bà phải đối, nhưng chẳng có tác dụng gì và chúng tôi dùng nước chanh, thật là hết sảy, khi ăn với cá. Bữa trưa thật kinh khủng, nó kéo dài lâu lắm, và tôi cảm thấy không được khoẻ, rồi chú Eugène đứng lên và làm một bài diễn văn buồn cười cực, nhưng bố bảo chú ấy im đi vì có mặt bọn trẻ con. Thế là chú Eugène đội cái mũ của mẹ và chú ấy bắt nhịp cho hát luôn cả đám người đang cười, chỉ trừ mẹ của Martine và mẹ của chồng Martine, những người đang khóc. Thế rồi người ta mang đến một bánh ga tô kinh khủng, với hàng đống tầng và các chai sâm banh. Martine đứng dậy, chị ấy làm ra vẻ cắt bánh ga tô, ông thợ ảnh chụp các bức ảnh và mọi người vỗ tay. Thế rồi ông thợ ảnh yêu cầu chồng Martine đứng dậy, cài lại khuy áo gi lê, và làm ra vẻ cắt bánh ga tô cùng với Martine. Thế rồi chính chú Eugène là người cắt thật sự bánh ga tô và vừa chia bánh vừa nói rằng hai cái phần to nhất là để cho vợ chồng mới; tất cả mọi người cùng cười và mẹ nói: “Bọn trẻ con cho ít thôi.” Chúng tôi và bà chẳng thích tí nào và bà nói rằng ít nhất cũng phải cho chúng tôi sâm banh để chạm cốc. Thế là người ta cho chúng tôi một ít ở dưới đáy cốc, đúng là ngon kinh lên được. Thế rồi tôi bị ốm luôn và bố với mẹ đã vội vàng đưa tôi về nhà. Đó đúng là một ngày hết sảy, và đến khi nào tôi lớn, tôi cũng sẽ cưới cho mà xem. Như thế tôi muốn bao nhiêu sâm banh cũng được, và cả cái phần bánh ga tô to nhất!

Bể bơi

KHI TÔI BẢO MẸ rằng tôi với bọn bạn đã quyết định đến bể bơi, mẹ bảo tôi:

- Không, không, và không, Nicolas! Lần nào con đi với lũ bạn cũng đều sinh chuyện này sự nọ. Con không được đi bể bơi! Thế là tôi đi xin phép bố, bố đang đọc báo và bố bảo tôi:

- Hừm? Gì? Ờ, ờ, nếu con muốn. Giờ thì đi chơi đi. Và khi mẹ biết rằng bố đã cho phép tôi đi bể bơi, mẹ rất tức, mẹ cãi nhau với bố, mẹ quát tôi, tất cả mọi người đều hét lên, và rồi chúng tôi dàn hoà. Bố ôm hôn mẹ, mẹ ôm hôn tôi, mẹ nói rằng mẹ đi rán khoai tây và rằng tôi có thể đi bể bới với một điều kiện là phải cẩn thận.

- Phải rồi, dù sao cũng phải chú ý đấy, Nicolas, bố bảo tôi. Bố mẹ tin tưởng con, nhưng các bạn con đều nhố nhăng hết cả lũ! Còn lũ bạn, tất cả chúng tôi đã gặp nhau trước cửa bể bơi – trong khu có một cái bể bơi không xa mấy hết sảy – và đấy, đã xảy ra chuyện, tại cái tàu của thằng Maixent. Cái ông bán vé ở cửa đã hỏi thằng Maixent làm gì với con tàu đó.

- À, thằng Maixent đáp, cháu sẽ cho nó xuống nước trong bể bơi, chứ gì nữa!

- Không, không, ông kia nói. Cái đó cấm. Cậu sẽ làm những người khác bị thương. Nếu cậu muốn vào bể, cậu phải để đồ chơi ở chỗ giữ đồ. Thế là thằng Maixent rất tức, nó nói rằng nó không mang cái tàu hết sảy của nó đến mà để gửi lại chỗ giữ đồ, và rằng một khi đã mua vé, nó phải có quyền mang tất cả các thứ nó muốn vào bể.

- Cậu không được vào bể với cái tàu đó, ông kia nói. Không lôi thôi gì hết.

- Nào, bọn mày, thằng Maixent nói, mình đi luôn thôi.ông thị trưởng đọc một bài diễn văn trong đó ông ấy bảo rằng Martine cùng chồng sắp cưới của chị ấy sẽ ra đi trên một con tàu, mà sẽ có hàng đống bão, nhưng ông ấy tin tưởng bọn họ sẽ tránh được các mối nguy hiểm. Nhưng tôi không thể nghe tất cả những gì ông ấy nói bởi vì tôi ngồi ngay sau mẹ của chị Martine, và bà ấy khóc lóc rất ầm ĩ, và bà ấy có vẻ rất khó chịu do biết rằng Martine sẽ xuất hành trên một con tàu, với tất cả những bão bùng đó. Và nó bỏ đi, với cái tàu của nó. Có một đống người ở trong bể bơi. Hết sảy thật đấy, nước rất chi là xanh và có các cầu thủ nhảy kinh khủng. Với cả sắp đặt cũng khá ghê, có cả các buồng để thay quần áo, và còn hết ý hơn là cả lũ chúng tôi đều vào trong cùng một buồng. Thằng Alceste và thằng Joachim cũng vào, nhưng bọn nó không thay quần áo; Alceste thì là vì nó mới ăn chưa đầy hai giờ, nên nó không thể bơi được, còn Joachim thì nó không thể bơi bởi vì nó bị sổ mũi. Thế rồi người ta đập cửa buồng thay đồ và có một giọng kêu tướng lên:

- Này ai làm gì trong đó thế? Có nhanh mà ra đi không! Chúng tôi đi ra, và ông kia, chính cái ông vừa kêu lên, đã trợn tròn hai mắt khi ông ta thấy chúng tôi.

- Các cậu đã hết chưa? Ông ta hỏi. Được rồi. Các cậu nghe đây, tôi thấy các cậu có vẻ là một lũ nhí nhố hết sức đấy. Hãy trật tự, và đừng có nghịch ngợm dại dột. Tôi sẽ theo dõi các cậu... Hai cậu kia, đấy, các cậu không thay quần áo à?

- Không, thằng Joachim nói. Cháu không bơi. Cháu bị ốm.

- Cháu ấy à, cháu không bơi để đỡ bị ốm, thằng Alceste nói. Ông huấn luyện viên kia không nói gì hết, và ông ấy vừa bỏ đi vừa lắc cái đầu, giống như thầy Nước Lèo, thầy giám thị ở trường của chúng tôi.

- Đi nào bọn mày! Tôi kêu lên. Đứa nào xuống nước sau cùng là đồ con lừa!

- Đợi đã! thằng Geoffroy nói. Tao mang đến một thứ kinh khủng! Xem đây! Và cũng đúng thế thật, chúng tôi thậm chí đã không để ý thấy thằng Geoffroy có một cái gói to. Nó mở cái gói, và ở trong, có một con ngựa bằng cao su, xẹp hơi, màu đỏ với những chấm trắng.

- Bọn mình sẽ thổi phồng nó lên, sẽ cực kỳ lắm, thằng Geoffroy nói. Bố tao mua cho tao từ năm ngoái, hồi nhà tao đi nghỉ hè ở biển.

- Ô, hết sảy thế nhỉ! thằng Clotaire kêu lên. Cả lũ chúng tôi đề nhất trí với thằng Clotaire, và thằng Eudes nói:

- Nhất là đứa nào không biết bơi thì lại càng tốt.

- Mày nói đến tao ấy hử? thằng Rufus nói. Trong khi Rufus và Eudes cãi cọ, thằng Geoffroy thổi phồng con ngựa, và rất là mệt. Cái thằng đỏ dần hết cả người lên, Geoffroy ấy. Thằng Joachim muốn thổi hộ, nhưng Geoffroy bảo không, rằng đó là ngựa của nó. Thế rồi, khi con ngựa gần phồng được thì chúng tôi nghe thấy “xììì”, và con ngựa lại bắt đầu xẹp xuống. Cái thằng Geoffroy nó chau mày đến là kinh!

- Chắc phải có một chỗ thủng, thằng Clotaire nói. Thế là tất cả lũ cúi xuống để tìm, và thằng Clotaire kêu lên:

- Kia! Nhìn xem! Chỉ nó bị bục! Thằng Geoffroy lúng túng hết sức, và nó nói rằng chúng tôi có thể xử lý con ngựa bằng băng dính.

- Kiếm hộ tao băng dính, bọn mày! thằng Geoffroy nói.

- Tự mày đi mà tìm băng dính, thằng Joachim nói. Ngựa của mày mà. Và thằng Joachim đến bảo thằng Alceste cho nó một mẩu bánh sừng bò, nhưng thằng Alceste chẳng cho mà nói rằng đấy là bánh sừng bò của nó.

- Để tao đi kiếm cho, thằng Clotaire nói. Rồi Geoffroy và Clotaire bỏ đi kiếm băng dính.

- Đứa nào xuống nước sau cùng là đồ con lừa! tôi kêu lên.

- Tao cá mày không dám nhảy ở cầu nhảy cao! thằng Eudes nói với thằng Rufus.

- Xời, thằng Rufus nói, tao nhảy ngon, nhưng mà tao không thích.

- Là cái chắc! thằng Eudes vừa nói vừa cười nhạo. Mày không thích bởi vì nếu mà nhảy là mày chết đuối. Mày lúc nào mà chả kể mày cứu người chết đuối, nhưng mày có biết bơi đâu.

- Tao mà không biết bơi ấy à? thằng Rufus kêu lên. Mày làm tao phải phì cười đấy!

- Nếu tao làm mày phải phì cười, thằng Eudes nói, thì nhả ở cầu nhảy cao đi!

- Nếu mày không để cho tao yên, mày sẽ ăn một cái tát, Rufus kêu lên, cái thằng này đang tức kinh.

- Cứ thử xem, thằng Eudes nói. Thằng Rufus đẩy thằng Eudes, và ông huấn luyện đã chạy đến. Ông ấy túm lấy Eudes và Rufus, mỗi tay một đứa, rồi ông ấy nói:

- Cảnh cáo lần cuối cùng. Nếu các cậu còn tiếp tục, tôi sẽ cho các cậu mặc lại quần áo và các cậu về nhà luôn. Hiểu chưa?

- Chú à... thằng Clotaire nói.

- Còn chuyện gì nữa thế? Ông kia nói và quay lại.

- Chú có băng dính không ạ? thằng Geoffroy hỏi. Để dán con ngựa của cháu. Ông huấn luyện viên lấy tay xoa mồm, ông ta vừa nhìn Geoffroy và Clotaire vừa nheo mắt lại bé tí rồi ông ấy bỏ đi chẳng nói chẳng rằng.

- Hết cách tìm băng dính, thằng Geoffroy giải thích với chúng tôi. Bọn tao gặp ai cũng hỏi rồi. Tao thấy con ngựa này thế là xong đời. Phải có xăm vá mới được!

- Ở nhà tao có đấy, để vá xe đạp của tao, thằng Clotaire nói. Nếu mày muốn, tao sẽ đi về lấy. Và thằng Clotaire đi mặc lại quần áo để về nhà lấy xăm vá. Clotaire là một thằng bạn rất tốt.

- Thôi được, thằng Eudes nói. Mày ra cầu nhảy cao chứ?

- Tao thích thì tao ra, thằng Rufus nói.

- Bọn mày! Tôi kêu lên. Đi nào! Đứa nào xuống nước sau cùng là đồ con lừa! Tôi chạy, tôi bịt lũi lại, và tôi nhảy xuống bể bơi. Nước thích kinh lên được ấy, nhưng khi tôi ngoảnh nhìn, tôi thấy lũ bạn đã không nhảy; chúng nó ở xung quanh thằng Rufus, thằng Eudes cùng cái ông huấn luyện viên đang quát tháo, và ông ta đã đuổi tất cả bọn vào buồng mặc lại quần áo. Tôi tin là bố có lý: cái bọn bạn đúng thật là nhố nhăng hết cả lũ!

Kẹo

ÔNG BLÉDURT LÀ HÀNG XÓM CỦA CHÚNG TÔI và đấy là một người bạn tốt của bố. Họ thích trêu chọc nhau, nhưng mỗi khi họ bắt đầu cùng giở trò đùa, họ lại phát cáu và không nói chuyện với nhau nữa. Lần này, bố và ông Blédurt thôi không nói chuyện với nhau kể từ ngày mà bố, để chọc cười, đã đá một cái ống bơ đậu rỗng qua hàng rào sang vườn nhà ông Blédurt, còn ông Blédurt ấy à, ông ấy không hề cười, ông ấy nói rằng vườn nhà ông ấy không phải là cái hố rác, và rằng cái trò nhảm của bố sao mà ngu ngốc và rằng bố hẳn đã có thể là thương người khác. Thế và vì bố vẫn tiếp tục cười, ông ấy đã ném cái ống bơ đậu sang vườn nhà tôi, và ông ấy kêu lên: “Anh cứ giữ lấy cái ống bơ của anh!”, và bố không thích thế, và suốt hàng đống tuần, bố với ông Blédurt không chào hỏi gì nhau nữa. Chính vì thế mà tôi đã ngạc nhiên khi mẹ bảo tôi rằng sau bữa tối ông bà Blédurt sẽ sang dùng cà phê; nhưng tôi biết rằng khi bố và ông Blédurt tức nhau, mẹ và bà Blédurt lại khiến họ làm hoà, và họ lại trở thành bạn rất kinh, cho đến khi họ lại bắt đầu cùng giở trò đùa. Chúng tôi ăn tối xong được một tí thì có người bấm chuông cửa, và đó là ông với bà Blédurt và tất cả mọi người đều cười xoà, rồi bố tôi với ông Blédurt bắt tay nhau, và mẹ nói rằng thực ra bọn họ hành động như hai đứa trẻ lớn xác, còn tôi, tôi khoái kinh lên được vì ông Blédurt vừa đưa một hộp kẹo kinh khủng cho mẹ vừa nói:

- Sau ống bơ đậu bất hoà, đây là hộp kẹo thuận hoà! Và mẹ cười rất nhiều, rồi mẹ bảo ông ấy rằng ông ấy cần gì phải thế; nhưng tôi ấy à, tôi thấy ông Blédurt có cái ý ấy đúng là hết sảy, bởi vì tôi thích kẹo lắm, nhà tôi có bao giờ mua đâu, người ta mang tặng mẹ thì mới có, và nói chung người ta chỉ mang hoa và hoa thì đẹp đấy, nhưng làm quà thì thật dở hơi, bởi vì cái đó có ăn được đâu, và nhà tôi thì có đầy trong vườn. Mẹ để cho tôi lấy một cái kẹo; có hàng đống ở trong cái hộp, và có thứ rất hay là tôi nhìn thấy có cả hai tầng kẹo, không giống như trong cái hộp ông Barlier đã tặng mà tầng phía dưới chỉ là giấy. Mẹ bảo tôi rằng không được chọn, thế là tôi lấy một cái bọc trong giấy mạ vàng, và đó là một cái có nhân rượu, loại mà tôi thích, và vì tôi không hề ngờ, nên nó chảy xuống dưới cằm tôi, và tất cả mọi người đều cười rồi ôm hôn tôi, và mẹ nói rằng muộn rồi, rằng ngày mai phải đi học và rằng tôi phải đi ngủ. Buổi sáng khi thức dậy, tôi hỏi xem tôi có thể xin một cái kẹo không và mẹ bảo rằng tôi hãy đi đánh răng rửa mặt, tôi hãy mặc quần áo, tôi hãy uống cà phê sữa với bánh mì quết, và rằng sau đó hãy hay. Tôi nói rằng tôi thích một cái kẹo hơn là cà phê sữa và bánh mì quết, nhưng mẹ bảo không. Sau bữa sáng, đúng trước khi đến trường, mẹ cho tôi lấy một cái kẹo, và tôi lấy tiếp một cái có rượu; nhưng vì lần này tôi biết trước rồi, tôi cho nó lọt thỏm vào trong miệng để nó không chảy ra cằm. Tôi hỏi xem tôi có thể mang kẹo đến trường để ra chơi ăn không, nhưng mẹ nói rằng buồn cười thật đấy, rằng tôi đi học ngay nếu không muốn bị muộn học, và tôi hỏi tại sao tôi không có quyền mang kẹo đến trường, rằng bọn bạn chúng nó vẫn mang hàng đống thứ, và mẹ nói rằng nếu tôi còn tiếp tục, mẹ sẽ bực mình cho mà xem. Và tôi vừa đi đến trường vừa khóc, bởi vì thật là bất công, thật là bất công, và thật là bất công! Ở trường, tôi kể cho thằng Alceste - một thằng bạn - rằng ở nhà tôi có một hộp kẹo.

- Bao nhiêu tầng? thằng Alceste hỏi tôi. Khi biết là có hai tầng, Alceste nói rằng rất hay đấy và buổi trưa, lúc tan học, nó theo tôi về tận nhà. Khi chúng tôi bước vào, mẹ rất chi là ngạc nhiên thấy có cả Alceste.

- Nó đến xem hộp kẹo nhà mình, tôi giải thích.

- Thật là kỳ quặc! mẹ kêu lên. Mà mẹ cháu chắc chắn đang đợi cháu để ăn trưa! Cháu có về ngay đi không! Sao quái dị thế không biết! Thế là thằng Alceste quay lại phía cửa và nó lê bước đi rất chậm. mẹ lấy tay che miệng, thỉnh thoảng mẹ vẫn làm thế để tôi khỏi thấymẹ cười, và mẹ nói: - Nicolas, dẫu sao cíư đưa một cái kẹo cho cậu bạn con. Cậu ta sẽ ăn sau bữa trưa, để ăn cơm không bị mất ngon. Cái đó khiến thằng Alceste phì cười, và tôi đưa cho nó một cái kẹo với các thứ xanh kinh cực bên ngoài. - Tao thích cái kẹo có giấy mạ vàng kia, thằng Alceste bảo tôi. Giấy mạ vàng là kẹo có rượu. Mày nói tao biết thừa rồi! Tôi bảo nó rằng không được chọn đâu. Thằng Alceste hét lên rằng tôi không phải là một thằng bạn; tôi trả lời nó rằng nếu không thích, nó cứ việc trả lại cho tôi cái kẹo với các thứ xanh kinh cực bên ngoài, rằng tóm lại đây không phải là nhà nó, đừng có mà đùa! Còn mẹ, không còn cười nữa, hỏi chúng tôi đã kết thúc được hay là chưa và thằng Alceste vừa bực tức bỏ đi vừa ăn cái kẹo có các thứ xanh kinh cực bên ngoài. Thế rồi đến lượt mình tôi cũng muốn lấy một cái kẹo, mẹ hỏi tôi có phải tôi bị điên không, rằng tôi sẽ không ăn kẹo trước bữa trưa.

- Sao thằng Alceste được, con lại không? tôi hỏi.

- Con làm ơn đi rửa tay cho mẹ và không nhắc đến kẹo kiếc gì nữa! mẹ, người nhiều lần bất công kinh lên được, kêu lên. Mẹ phải làm cho xong bữa trưa, bố con sắp về rồi, và con biết rằng buổi trưa bố lúc nào cũng rất vội.

- Nếu thằng Alceste có quyền được kẹo, con cũng thế, con cũng có quyền! tôi kêu lên. Tại sao thằng Alceste nó lại được ưu tiên?

- Con muốn ăn tát hả? mẹ hỏi tôi, với giọng của một trong các giám thị của chúng tôi, thầy Mouchabière, khi chúng tôi làm thầy ấy cáu tiết trong giờ ra chơi.

- Thế nào, tôi thấy nhà mình lại một phen rầm rĩ nhỉ, bố vừa vào trong nhà đã nói. Tôi có thể biết cái nguyên nhân đáng cười của lần này không?

- Tại cái hộp kẹo của ông bạn Blédurt của anh! mẹ kêu lên. Ông Nicolas đây chỉ muốn ăn thức ăn bằng kẹo. Ông Nicolas còn dẫn tất cả bạn bè hang hốc đến nhà để cho chúng kẹo! Và ông Nicolas không chấp nhận việc tôi cấm ông ấy ăn kẹo trước bữa trưa!

- Ông bạn Blédurt của anh? bố nói. Anh thấy như là em làm đủ mọi cách để Blédurt lại trở thành bạn của anh đấy chứ. Dù sao đi nữa, vấn đề không phải là ở đó; anh nghĩ rằng không việc gì mà phải ầm ĩ khổ sở lên vì mấy cái kẹo cả. Nicolas, nếu mẹ đã nói rằng con không được ăn kẹo, thì con sẽ không ăn kẹo, có vậy thôi.

- Nhưng thằng Alceste được ăn! tôi kêu lên. Chính mẹ bảo con đưa kẹo cho nó!

- Con anh nó ương bướng như thế đấy, mẹ nói với bố. Nó giống ai em còn lạ gì! Tóm lại không kẹo kiếc gì hết và ngồi vào bàn.

- Em thì chỉ được cái ám chỉ là giỏi, bố nói, nhưng bây giờ thì anh muốn là ta thôi không nhắc đến kẹo bánh gì một lúc cho nhà cửa nó yên tĩnh. Anh đang vội, anh có hẹn lúc hai giờ ở văn phòng và đáng lẽ bữa trưa phải dọn ra rồi.

- Ồ! Em xin lỗi hơi bị muộn, mẹ vừa nói vừa cười nhưng không vui; chính mấy cái kẹo của con anh khiến em không làm bữa được nữa.

- Nếu còn tiếp tục, tôi sẽ ăn trưa ở hiệu! Tôi không về nhà luôn! Như thế ít nhất thì tôi cũng không nghe thấy kẹo bánh gì nữa! bố kêu lên. Và không có chuyện kẹo bánh gì nữa hết trong cái nhà này! Kẹo thế là đủ lắm rồi! Chấm dứt kẹo! Còn nữa, hãy xem tôi làm gì với kẹo đây này. Và bố cầm lấy hộp kẹo, bố ra ngoài vườn và bố tiến lại gần hàng rào. Ông Blédurt đang hót lá ở trong vườn nhà ông ấy đã ngẩng đầu lên và ông ấy mỉm cười với bố.

- Cầm lấy! bố kêu lên. Tôi trả lại anh cái hộp! Bố ném luôn hộp kẹo sang vườn nhà ông Blédurt. Bây giờ, mọi thứ trong nhà đều ổn. Bố và tôi đều đã xin lỗi mẹ, còn mẹ, mẹ lúc nào cũng làm khoai tây rán cho hai bố con. Chỉ có mỗi một chuyện, là bố và ông Blédurt lại bắt đầu không chào hỏi gì nhau nữa.

Tôi đánh giày

BÀ MOUCHEBOUME GỌI ĐIỆN cho mẹ để mời mẹ đến dùng trà chiều hôm nay. Bà Moucheboume còn bảo mẹ đem tôi theo cùng, bởi vì tôi rất kháu. Còn tôi, tôi không thích đến dùng trà ở nhà bà Moucheboume lắm, bởi vì bà ấy chẳng có con cái cũng như ti vi ở nhà bà ấy, nhưng mẹ bảo tôi rằng vì bà Moucheboume muốn tôi đến dùng trà ở nhà bà ấy nên tôi sẽ đến dùng trà ở nhà bà ấy, và không có lằng nhằng gì hết. Bà Moucheboume là vợ của ông Moucheboume, là ông sếp của bố.

Thế là, mẹ mặc cho tôi bộ cánh xanh lính thuỷ và đôi tất trắng, và mẹ chải đầu cho tôi. Khi tôi ăn mặc như thế, tôi trông thật như một thằng hề. thế rồi mẹ nhìn đôi giày của tôi và mẹ nói rằng chúng không được bóng lắm, và rằng mẹ sẽ cho chúng mấy chải, nhưng mà muộn rồi, mẹ phải bắt đầu mặc quần áo và sửa soạn trước cái đã. “Nếu con ngoan, mẹ bảo tôi, tối nay mẹ sẽ làm bánh mứt táo”, và rồi mẹ đi. Tôi ấy à, tôi yêu mẹ lắm, và cả bánh mứt táo nữa, nên tôi quyết định là không nghịch dại gì sất. Thế rồi, tôi tự nhủ rằng mẹ sẽ ngạc nhiên thích thú lắm nếu tôi tự đánh xi đôi giày của tôi trong khi mẹ sửa soạn, như vậy là, khi mẹ đến để cho chúng nó mấy chải, mẹ sẽ thấy đôi giày của tôi bóng kinh lên được, và mẹ sẽ nói: “Ồ, Nicolas của tôi đúng là lớn tướng rồi nhỉ, nó còn giúp mẹ nữa kìa!”...

Và rồi mẹ sẽ ôm hôn tôi, và tối nay, với cái quả bánh mứt táo, tôi có thể ăn rồi lại ăn thêm nữa. Thếmới là hết sảy! Tôi đi vào bếp nơi có cái va li nhỏ trong đó chứa các thứ dùng để đánh xi giày. Tôi làm giống như bố, đầu tiên tôi chải đôi giày, chúng đã bắt đầu bóng lên, thế rồi tôi lấy hộp xi đen, tôi tìm cái bàn chải nhỏ nhỏ mà bố dùng để quết xi lên giày của bố. Nhưng tôi không thấy cái bàn chải nhỏ đâu (mẹ nói rằng bố rất luộm thuộm), tôi bèn quết xi bằng các ngón tay, chả sao cả, vì sau rồi tôi sẽ rửa tay mà. Xi quết vào thế cũng được phết, mỗi tội là hơi bị vào móng tay một tí. Sau đó, tôi lấy bàn chải to và tôi vừa cọ vừa huýt sáo, như bố vẫn làm, nhưng kỳ thật, đôi giày lại kém bóng hơn là trước khi tôi quết xi vào, thế là, tôi lại quết thêm xi, một lớp ra trò, thế rồi thay vì dùng bàn chải, tôi lấy cái khăn lau mà đằng nào thì chắc mẹ cũng sẽ bỏ vào giỏ khăn áo bẩn. Đôi giày không được bóng cho lắm, nhưng cũng không sao. Có điều đôi tất thì khó chịu thật.

Tôi không hiểu bố làm thế nào để không bị bẩn tất khi bố đánh giày, phải nói rằng bố cũng không đi tất trắng; còn đôi tất của tôi, chúng đen đến tận nửa cẳng chân, nhưng mà chịu rồi, tất không giống như cổ tay áo, không thể xắn lên được. Thế là, tôi lấy một miếng xà phòng to ở trên chậu rửa bát, tôi nhúng cho nó ướt dưới cái vòi nước bắn tung toé, và tôi cọ đôi tất. Làm thế cũng chẳng sạch được mấy mà lại làm tôi lạnh hết cả chân, với một chút xi nữa quết lên trên, tôi đã vuỗi sạch được chỗ xà phòng rơi vào đôi giày. Có điều lẽ ra tôi phả xắn hai ống tay áo sơ mi lên mới đúng, bởi vì hai cổ tay đã bị ướt gần đến khuỷu và lại còn dây vài vết xi. Trên nền nắng, vết đen nổi rất rõ, mẹ lúc nào cũng nói rằng như thế bẩn lắm và mẹ đúng là có lý.

Tóm lại đúng là có bẩn hơn bộ cánh màu xanh lính thuỷ, bởi vì cần phải nhìn cái áo vest của tôi thật gần mới thấy những vết xi ở trên đó. Với cả, tôi đã cạo xi khỏi áo vest bằng cái con dao mà bố vẫn dùng để cắt đùi cừu những khi có, và mọi thứ rất ổn thoả. Tôi cởi áo vest ra và vắt nó lên lưng một cái ghế, nhưng đấy là cái ghế không được vững, và bình! tất cả đã rơi xuống đất: cái áo vest, cái ghế, cái va li có các thứ để đánh giày, mà tôi đã để trên ghế. Không có gì nghiêm trọng lắm, ngoại trừ cái hộp xi, giống như mấy cái bánh mì quết của thằng Alceste, khi chúng tôi xô đẩy nó trên sân trường giờ ra chơi, nhưng đấy thì không phải là xi, mà là bơ, hoặc thường xuyên thì là mứt.

Thế là tôi quyết định lau cái vết trên nền gạch trong bếp, tôi không thích bị mẹ rầy la, và tôi lấy một cái khăn khác, mà mẹ chắc chắn cũng sẽ bỏ vào giỏ khăn áo bẩn. Nhưng cái khăn này, tôi phải nói, nó chả lau được gì cả, bởi vì chỗ xi chẳng đi mà còn loang rộng hơn. Thế là tôi làm giống như mẹ, tôi lấy chổi, không phải cái có sợi rơm dài ở đầu, cái khác cơ, tôi dấp nước cái khăn ở cái vòi nước bắn tung toé, mà tôi đã khôn không hề đóng lại, và tôi cho cái khăn vào đầu cái chổi.

Thế rồi tôi bắt đầu cọ, nhưng đúng là quái thật, cái chỗ xi nó nhoét ra nhưng chẳng hề đi. Thế là tôi lấy miếng xà phòng to, tôi dùng con dao cắt đùi cừu cạo những vết đen ở bên trên, và rồi tôi quỳ luôn đầu gối xuống đất, và dùng hai tay, tôi xoa xà phòng lên trên chỗ xi. Chán nỗi là nó chẳng tẩy sạch được xi, mà nó lại còn làm bẩn xà phòng kinh lên được. Nhưng cũng chẳng quan trọng, cả cái cà vạt cũng chả sao, bởi vì chỉ có mỗi cái đầu nó là quệt xuống đất, và khi tôi đóng cúc trên áo vest thì chả ai nhìn thấy đầu cà vạt nữa. Điều khó chịu chính là cái quần bởi vì hai đầu gối dính đầy xi ướt nhoét, quái thế chứ, ngay cả trên màu xanh lính thủy nhìn vẫn rõ.

Lẽ ra tôi phải xắn quần lên, bởi vì kể cả không xắn quần, đầu gối tôi vẫn cứ bẩn. Tôi tự nhủ tốt nhất bây giờ là đi thay quần áo, dọn bếp để sau. Trong lúc lên phòng, tôi nhìn thấy mình trong cái gương nhỏ trong bếp, và thế là tôi phì cười. Mặt tôi đầy những xi, nhất là trên mũi. Tôi trông như một thằng hề và tôi liền giở trò nhăn nhó mặt mày, và rồi tôi nghe thấy một tiếng kêu lớn. Chính là mẹ đang đứng ở chỗ cửa bếp. Mẹ không hài lòng. Mẹ nắm lấy tay tôi, và mẹ bảo tôi rằng tôi sẽ nghỉ ăn tráng miệng, và rằng để xem rồi bố sẽ nói gì khi bố được kể cho nghe những gì đã xảy ra. Còn tôi, tôi bắt đầu khóc, bởi vì đồng ý, tôi đã nghịch mấy thứ dại thật, nhưng có điều bất công, cực kỳ bất công ấy, thật chứ còn gì nữa, nói cho cùng, đó là mẹ thậm chí không cả nhận thấy là tôi đã đánh giày. Mà tự mình tôi chứ lị!

Chúng tôi thăm nhà máy sô cô la

CẢ LŨ CHÚNG TÔI CHỜ THỨ NĂM sốt ruột kinh lên được, kể từ khi cô giáo bảo chúng tôi rằng lớp mình được mời đi thăm quan nhà máy sô cô la.

- Cô tin, cô giáo nói, các em sẽ ăn mặc chỉnh tề... Nếu em cần, cô sẽ đợi em nói nốt, Nicolas... Được rồi. Các em sẽ phải ngoan và phải chăm chú trong suốt buổi thăm quan, bởi vì sau đó cô sẽ yêu cầu các em kể lại trong bài tập làm văn. Hai giờ tập trung ở trường; nhớ đúng giờ, chúng ta sẽ không đợi những ai đi muộn. Thứ Năm, tôi đến trường vào lúc một rưỡi, và tất cả lũ bạn đã ở đó rồi. Thằng Alceste đang ăn một quả táo, bởi vì nó không có thời gian ăn tráng miệng tiếp ở nhà, và nó mang cả một gói đựng quà chiều của nó. Thằng làm bọn tôi phải phì cười là Agnan, cái thằng đã mang cả cặp đi.

- Tao mang vở để ghi chép trong buổi thăm quan, nó giải thích với chúng tôi. Để làm bài tập làm văn. Cái thằng Agnan điên thật đấy! Thế rồi cô giáo tới, đúng là hết sảy, và ăn mặc đẹp kinh lên được; cô đeo một cái xắc thay vì cái cặp mà cô vẫn mang thường ngày, và cô đội một cái mũ ở trên đầu.

- Xem nào, cô nói. Ờ, cũng không tệ lắm nhỉ. Cô thấy vài trường hợp đầu bù tóc rối, đấy, rất là đáng phải chải, nhưng tựu chung lại thì chúng ta đều sạch sẽ... Alceste! Em có lau cằm và vứt cái lõi táo đi không. Được rồi. Xe ô tô tới rồi, lên đường thôi! Và cô báo trước cho các em: ai đầu têu gây mất trật tự trong xe, cô sẽ cho bạn đó xuống xe và bạn đó sẽ không đi thăm quan với chúng ta nữa! Chúng tôi leo lên xe, thích kinh lên được, và không đứa nào giở trò gì. Chú lái xe, mỗi lần dừng lại ở chỗ đèn đỏ, chú ấy đều quay lại để nhìn và chú ấy có vẻ ngạc nhiên.

Chúng tôi tới trước cái nhà máy, nó rất, rất là lớn; cô giáo cho chúng tôi xuống xe, cô bảo thằng Alceste phủi vụn bánh sừng bò trên áo phông, chúng tôi xếp hàng và chúng tôi đi vào trong. Một bà rất hiền đã đứng đợi chúng tôi vừa nhìn chúng tôi vừa cười, và bà ấy cho chúng tôi vào trong một cái phòng kinh khủng có một ông đầu hói sạch, ông ấy đứng dậy bắt tay cô giáo. Và rồi ông ấy nhìn chúng tôi, ông ấy nở một nụ cười rất to và ông ấy nói:

- Các cháu, Nhà máy Sô cô la Grouillot mà bác là giám đốc chào mừng các cháu đến thăm. Bác nghĩ tất cả các cháu đều thích sô cô la nhỉ?... Ờ, ờ... Những ai thích sô cô la giơ tay nào! Tất cả chúng tôi đều giơ tay, trừ thằng Agnan.

- Thế nào! Agnan, cô giáo nói.

- Sô cô la làm em bị ốm ngay, thằng Agnan giải thích. Từ khi em còn bé, bác sĩ đã bảo rằng em không được ăn sô cô la, bởi vì...

- Được rồi, được rồi, được rồi, ông giám đốc nhà máy nói. Bác thấy là tất cả các cháu đều thích sô cô la; vì thế, sau buổi thăm quan, chúng tôi sẽ chuẩn bị cho các cháu một món quà nhỏ. Một ông khác, đeo tạp dề trắng, bước vào trong phòng, và ông giám đốc bảo chúng tôi rằng ông ấy tên là Romarin và chính ông ấy sẽ đi giới thiệu nhà máy cho chúng tôi. Chúng tôi bước ra sân, nơi có hàng đống xe cam nhông và chúng tôi đi về phía cửa đại. Trước khi vào, ông Romarin hỏi chúng tôi:

- Có ai trong số các cháu biết gì về việc người ta làm sô cô la như thế nào không?

- Sô cô la được làm cơ bản từ ca cao và đường kính, thằng Agnan nói. Ca cao thì là hạt của cây ca cao, là một loại cây xuất xứ từ Mê hi cô. Nó được trồng ở Trung Mỹ, ở châu Phi và ở châu Á. Nó...

- Được rồi... Vào thôi, ông Romarin nói. Chúng tôi vào trong nhà máy, và đúng là cực kỳ hết sảy; thơm đến nỗi bạn có tưởng tượng cũng không được. Cô giáo lấy khăn mùisoa che lên mũi và ông Romarin nói với cô:

- Dĩ nhiên là lúc đầu, khi mình chưa quen, mùi thơm cũng hơi mạnh một tí. Ông Romarin dẫn chúng tôi vào trong một cái phòng lớn nơi có các loại liễn to đầy những sô cô la mà người ta đang ngào. Ông Romarin đang bắt đầu giải thích cái vụ liễn thì thằng Geoffroy kéo tay áo tôi. - Đến đằng này mà xem, nó bảo tôi, hết sảy cực! Chúng tôi đến xem và đúng là kinh khủng! Trên các băng cuốn, cứ tự động chạy, có đầy, đầy những thỏi sô cô la. Xung quanh các băng cuốn có các bà đeo tạp dề trắng vừa nhìn chúng tôi vừa cười, và một trong số các bà bảo chúng tôi:

- Cô có cảm tưởng là lũ thỏ các cháu muốn thử mấy cái thỏi này lắm nhỉ. Chúng tôi ấy à, chẳng dám nói gì, thế là bà ấy đưa cho chúng tôi mỗi đứa một thỏi tướng.

- Nicolas! Geoffroy! Các em có đến đây ngay không! Cái kiểu ở đâu hay thế nhỉ! Đấy là cô giáo, cô đã nhìn thấy chúng tôi và gọi chúng tôi. Thế là, chúng tôi chạy đi, cùng với các thỏi kẹo.

- Chúng ta sắp sửa đến công đoạn tiếp theo, ông Romarin nói. Chú yêu cầu các cháu không đến gần máy móc quá, kẻo sẽ nguy hiểm.

- Bọn mày lấy thỏi kẹo ở đâu đấy? thằng Alceste hỏi chúng tôi.

- Qua cửa, đằng kia, tôi nói với nó. Mày đến đó và người ta sẽ cho mày hàng đống. Và thằng Alceste đi luôn, cùng với Eudes và Rufus. Còn chúng tôi, chúng tôi vừa đi theo ông Romarin và cô giáo vừa ăn thỏi kẹo của chúng tôi. Ông Romarin trỏ các cái máy và mỗi lần ông ấy ngoảnh, ông ấy đều đụng phải Agnan, cái thằng đứng sát ngay sau ông ấy, đang viết vào vở nó.

- Nhưng vẫn còn thiếu mà! cô giáo kêu lên.

- Xin lỗi? ông Romarin hỏi.

- Các bạn em đâu rồi? cô giáo hỏi, cô không hề hài lòng. Nhưng may quá, Alceste, Rufus và Eudes đã chạy đến, cùng với các thỏi kẹo.

- Cô cấm các em đi tách đoàn! Cô giáo kêu lên. Hãy nhìn cô đây xem các em ra thể thống gì mới được! Mặt các em đầy sô cô la. Áo sơ mi của em nữa, Rufus! Các em không biết xấu hổ à? Thằng Rufus lấy tay áo lau đằng trước áo sơ mi của nó và cô giáo bảo chúng tôi rằng nếu chúng tôi vô kỷ luật cô sẽ cho chúng tôi ra xe hết. Ông Romarin, người cứ đi tiếp cùng thằng Agnan, đã quay lại, ông ấy chạy về phía chúng tôi.

- Nghe đây, ông ấy nói. Tôi nghĩ rằng chúng ta không được chậm trễ quá thế này.

- Dĩ nhiên rồi, cô giáo nói mặt mũi đỏ dừ. Làm ơn hãy bỏ qua, chúng nó cũng hơi... Joachim! Bỏ tay ra khỏi cái thùng! Chà! Hay nhỉ! Em có lau tay ngay đi không!

- Em không có mùi soa ạ, thằng Joachim nói. Và nó bắt đầu khóc. Thế là cô giáo đưa khăn mùi soa của cô cho Joachim, cái thằng bèn lau bàn tay đầy những sô cô la, nó xì mũi, nó chùi mắt và nó định đưa lại mùi soa cho cô giáo. Nhưng cô giáo bảo rằng nó có thể giữ luôn mùi soa. Cô giáo hết sảy thật ấy! Thằng Joachim nhét khăn mùi soa vào túi áo vest của nó. Cái thằng buồn cười ghê, Joachim ấy, sô cô la cứ ở khắp cả trên mặt.

- Thế nào, chúng ta tiếp tục chứ? Ông Romarin nói. Và chúng tôi tiếp tục bước đi, và thằng Clotaire hỏi thằng Joachim thứ ở trong thùng có ngon không.

- Chả ra gì, thằng Joachim nói. Tao nếm rồi, nhưng chẳng ngọt tí nào, mày thử mà xem. Thằng Clotaire bèn đi, và khi nó quay lại, nó nói rằng đúng thật, chả ra gì cả, và nó bảo thằng Joachim cho nó mượn khăn mùi soa.

- Trật tự! ông Romarin kêu lên. Ông Romarin bảo chúng tôi rằng chúng tôi sẽ thăm quan phòng cuối cùng, phòng đóng gói sản phẩm hoàn thiện, và rằng chúng tôi sẽ rất thích, bởi vì chúng tôi có thể nếm thử tất cả. Chúng tôi bước vào trong phòng và cô giáo kêu lên:

- Maixent! Em làm gì ở đây thế? Thằng Maixent ngạc nhiên đến nỗi nó đánh rơi cả cái kẹo nó đang cầm ở tay. Nhưng cô giáo không có thời gian để nói tất cả những thứ cô muốn nói với nó, bởi vì ông Romarin có vẻ sốt ruột kinh.

- Đấy, các cháu thấy kẹo nhân kem, nhân rượu, nhân hoa quả đấy; còn kia là... Ôi! Xin lỗi! Vẫn là cậu đấy à! Sao cậu cứ quẩn vào chân tôi thế!... Kia, đó là các thỏi kẹo... Tóm lại, các cháu nếm thử đi. Đúng là kinh khủng thật, chúng tôi ăn hàng đống thứ tuyệt diệu; ngọt nhé, tan luôn, ngon ơi là ngon, và khi nào tôi lớn tôi sẽ làm việc trong một nhà máy sô cô la.

- Buổi thăm quan kết thúc, ông Romarin nói. Chúng ta quay lại phòng giám đốc, ông ấy đang đợi để tặng các vị một món quà. Trước khi vào phòng giám đốc, cô giáo bảo chúng tôi lau mặt mũi, và thằng Joachim cho chúng tôi mượn khăn mùi soa. Và khi ông giám đốc thấy chúng tôi, ông ấy mở to hết cả hai mắt.

- Hèm! Ông ấy nói. Bác thấy rằng các cháu đã thu được nhiều bổ ích từ chuyến thăm quan này. Nào! Các cháu, để các cháu giữ mãi kỷ niệm đẹp về buổi thăm quan chỗ chúng tôi, nhà máy Sô cô la Grouillot xin tặng các cháu một món quà. Và ông giám đốc đưa cho mỗi đứa một gói đầy sô cô la, và thằng Clotaire bắt đầu khóc.

- Em bị ốm rồi ạ, nó nói. Và cô giáo chẳng kịp làm gì trừ việc đưa nó ra ngoài. Trong xe, chúng tôi vừa nói chuyện thăm quan vừa ăn sô cô la trong các túi, và cô giáo không nói gì cả, bởi vì cô cứ mải nhìn racửa sổ. Về nhà, tôi không ăn tối, và tôi cũng bị ốm. Dù sao đi nữa, chuyến thăm quan nhà máy sô cô la đúng là hết sảy kinh lên được. Cái thằng duy nhất thất vọng, đấy là Agnan. Bởi vì chúng tôi sẽ không làm bài tập làm văn kể lại chuyến thăm quan nhà máy sô cô la; cô giáo đã bảo rằng cô không bao giờ muốn nghe nói đến chuyện ấy nữa.

Hồ nước

CHÚNG TÔI THÍCH đi chơi ở bãi đất hoang hơn là ở công viên trong khu phố; ở công viên, cấm cả đi trên cỏ, còn ở bãi đất hoang không có cỏ, nhưng nếu như có, thì chẳng bao giờ có chuyện cấm đi lên trên. Nhưng mà ở công viên có một cái mà ở bãi đất hoang không có, đó là một cái hồ nước nhỏ có cá và có vịt, và chúng tôi có thể chơi cả thuyền. Và vì thế mà tất cả lũ chúng tôi đều đồng ý và cả lũ đều kêu “hoan hô, hoan hô!” khi thằng Eudes bảo chúng tôi:

- Bọn mày, hay chúng mình là một hồ nước ở bãi đất hoang đi? Và chúng tôi cả lũ đã hẹn gặp nhau ở bãi đất hoang sau bữa trưa thứ Năm. Thằng Eudes nói rằng đứa nào có xẻng thì phải mang theo. Nhưng đến thứ Năm, sau bữa trưa, khi tôi nói với mẹ rằng tôi sẽ ra bãi đất hoang, mẹ không hài lòng một tẹo nào.

- Nicolas, mẹ nói với tôi, con đã biết rằng mẹ không hề muốn con đi ra cái bãi đất hoang kinh khủng khiếp đó. Con về nhà sẽ bẩn thỉu không thể tưởng tượng nổi! Không được, mẹ muốn con đi chợ với mẹ.

- Nhưng, tôi nói, bọn bạn chúng nó đang đợi con ở bãi đất hoang.

- Mẹ đã bảo không rồi, Nicolas! mẹ kêu lên. Thế này thì thật bất công, và tôi bắt đầu khóc, và tôi kêu lên rằng bãi đất hoang chẳng hề kinh khủng khiếp và rằng tôi không muốn đi chợ, và rằng bởi vì nếu cấm không cho tôi đi chơi với bọn bạn, tôi sẽ không bao giờ đi học nữa. Thật đấy, nói cho cùng, đừng có đùa!

- Con muốn đét vào mông hả Nicolas? mẹ bảo tôi. Con vẫn còn bé lắm đấy à? Thế là tôi khóc càng to hơn và bố đang uống cà phê trong phòng bèn đi ra.

- Tại làm sao mà kêu la thảm thiết thế hả? bố hỏi.

- Mẹ không muốn cho con ra chơi với bọn bạn ở bãi đất hoang! Tôi kêu lên, thế thì con sẽ không đi học nữa!

- Sao! Sao! bố cười, khi bằng tuổi con, bố cũng rất thích ra chơi ở bãi đất hoang...

- Hay lắm! mẹ nói. Hay lắm! Anh còn khuyến khích nó chống lại em!

- Chẳng bao giờ có chuyện đó, bố nói. Nếu em không muốn nó ra chơi ở bãi đất hoang vì những lý do mà cả anh cũng không hiểu nổi, nó sẽ không được đi. Anh chỉ mới nói rằng anh hiểu sự hấp dẫn của một bãi đất hoang đối với trẻ con.

- Ồ! mẹ nói, bởi vì anh hiểu trẻ con hơn cả em, em chả có gì để mà thêm vào nữa. Vậy thì cho tôi xin lỗi vì đã chống lại các ý thích của ông Nicolas! Vì thế ông Nicolas cứ việc ra mà chơi với các bạn hữu của ông ấy ở bãi đất hoang. Và mẹ đi vào bếp. Còn tôi, tôi rất chi là lúng túng, bởi vì khi nào mẹ lịch sự như vậy vớitôi, nghĩa là mẹ rất tức.

- Thế con có được đi không ạ? Tôi hỏi bố.

- Ờ ờ... Được, bố nói với tôi. Nhưng đừng có về quá muộn và đừng có nghịch dại. còn bây giờ thì đi đi. Bố có chuyện nói với mẹ con. Khi tôi ra đến bãi đất hoang với cái xẻng (cái mà tôi được mua để đi nghỉ hè), tất cả lũ bạn đều có xẻng giống xẻng của tôi, trừ Alceste, cái thằng có một cái bánh săng đuých, và Geoffroy, cái thằng mang đến một cái tàu thuỷ để thả xuống nước khi chúng tôi đào hồ xong.

- Được rồi, thằng Eudes nói, chúng ta sẽ đào cái hồ nước ở giữa bãi đất. Như thế sẽ đẹp hơn.

- Chúng ta sẽ đào to thế nào? thằng Rufus hỏi.

- À, thì càng to càng tốt! thằng Joachim nói. Từ chỗ mấy cái hộp này, đến chỗ cái ô tô kia, và từ chỗ cái nệm cho đến chỗ những cái thùng.

- Thế còn nước, thì bọn mình làm thế nào? thằng Maixent hỏi. Bởi vì một cái hồ mà không có nước thì còn có ích lợi quái gì. Có khác nào một cái hố.

- Nước ấy à, thằng Eudes nói, chúng ta mỗi đứa sẽ mang từ nhà đến . Khi đào xong hồ, chúng ta sẽ dùng xô, dùng chai và lọ, và chúng ta sẽ đổ đầy hồ.

- Với cả chúng ta có thể lấy nước ở hồ trong công viên, thằng Geoffroy nói.

- Mày đùa đấy à, thằng Clotaire nói. Ông bảo vệ không để yên đâu.

- Tại sao hả, thưa mày? thằng Geoffroy hỏi. Có hàng đống thứ bị cấm ở công viên, nhưng tao chưa bao giờ thấy cấm lấy nước cả. Nước cũng như không khí, ai thích thì cứ việc lấy.

- Đấy nhé, thằng Eudes nói. Kia là cái hồ. Chỉ cần đào trong vòng tròn, đừng có đào quá ra ngoài.

- Ê! thằng Rufus kêu lên, khi nào bọn mình lấy cả cá và nòng nọc đến thì hay cực!

- Ồ! Đúng rồi, thằng Maixent kêu lên. Như thế, bọn mình có thể câu cá thoải mái không sợ bảo vệ gây sự với bọn mình! Và bố mẹ bọn mình sẽ thích kinh lên được khi bọn mình mang cá về cho họ nấu bữa tối!

- Phải, thằng Joachim nói, nhưng để được câu thoải mái ở đây, thì cứ phải câu ở công viên trước đã. Thằng Rufus nói rằng chúng ta sẽ thu xếp và thằng Eudes nói rằng chúng tôi bắt đầu đào thôi, bởi vì công việc sẽ rất lâu và rằng nếu chúng tôi cứ tiếp tục thế này thì cả ngày cũng chưa đào xong hồ.

- Ê, bọn mày, thằng Clotaire nói, nếu mà chuyển cả lũ vịt ở công viên đến thì cũng cực kỳ!

- Đúng vậy đấy! thằng Alceste nói. Tao thích vịt lắm! Tao thích vịt còn hơn cả cá!

- Hay là mình không đào hồ nữa, tôi nói, mà mình đào một cái bể bơi? Thế là cả lũ chúng nó nhìn tôi kinh ngạc.

- Thật đấy, tôi nói, chẳng nhẽ lại không cực kỳ? Bọn mình có thể tắm táp, tổ chức bơi thi, nghịch ngợm! Thằng Eudes gãi gãi mặt bằng cái xẻng của nó và bảo tôi:

- Ừ, đấy cũng là một ý hay, nhưng xét cho cùng, chúng mình cũng có thể bơi trong cái hồ nếu chúng mình muốn.

- Ô! Không, tôi trả lời, cái nào ra cái đấy. Mà bể bơi thì hình vuông nhé, không phải tròn. Mày không thể nào tổ chức bơi thi trong bể bơi tròn được.

- Tao ấy à, tao thích hồ nước hơn, thằng Alceste nói. Cái thằng Alceste nó có thích bơi đâu. Một lần nó nói với tôi rằng nó sợ bơi bởi vì người ta đã bảo nó rằng chưa quá ba giờ sau bữa ăn nếu ai mà bơi thì sẽ bị chết đuối. Mà Alceste thì chưa bao giờ ngừng hẳn ăn trong vòng ba giờ, dĩ nhiên trừ ban đêm ra; nhưng ban đêm thì thằng Alceste chẳng muốn dậy để đi bơi.

- Với một cái bể bơi, tôi nói, chúng mình sẽ có cả cầu nhảy, và có cả một bồn tắm nhỏ cho những đứa không biết bơi như thằng Rufus, và...

- Ai bảo tao không biết bơi? Rufus hỏi, cái thằng đã đỏ dần hết cả người.

- Thôi được, thằng Eudes nói. Những ai thích đào bể bơi thì giơ ngón tay lên. Tất cả chúng tôi đều giơ ngón tay, trừ Rufus và Alceste. Rufus tức kinh lắm và nó nói rằng nó đến đây để đào một cái hồ chứ không phải một cái bể bơi, và rằng biết thế này thì nó chẳng mất công cãi nhau với mẹ nó để được đi ra bãi đất hoang.

- Thôi nào, bọn mình có đào hay là không đây? thằng Eudes hỏi.

- Rufus nó nói có lý! thằng Alceste kêu lên. bọn mình đến đây để đào những cái hồ đầy những vịt với cả cá chứ không phải đào những cái bể bơi ngu xuẩn. Tao không thích tắm táp ở trong bể bơi bể biếc gì sất, thế mà mày lại còn nghĩ rằng tao sẽ đào giúp bọn mày một cái hử?

- Thì mày cũng làm gì có xẻng đâu! Tôi nói.

- Đấy không phải là lý do! thằng Alceste kêu lên. Thế ít nhất, cái bể bơi bẩn thỉu của mày cũng có vịt đấy chứ?

- Thế mày đã nhìn thấy trong bể bơi nào có vịt chưa hả thằng đần? tôi kêu lên.

- Nếu tao muốn thả vịt vào trong bể bơi của mày, thì tao cứ thả! thằng Alceste kêu lên. Tao thậm chí cũng đâu cần phải xin phép mày, đừng có đùa!

- Cứ thử xem! Tôi nói với nó. Và chúng tôi đã đánh nhau rồi tôi bỏ đi tức điên cả người và trần đời tôi sẽ không bao giờ nói chuyện với cái thằng Alceste này nữa. Khi tôi về đến nhà, mẹ kêu lên:

- Con hãy thử nhìn xem con ra nông nỗi nào! Con đen sì từ đầu đến chân! Mẹ cuộc là con lại vừa đánh nhau!... Đây rồi, bố ra đây rồi! Đúng lúc quá! Bởi bố hiểu con hơn mẹ nhiều, con chỉ phải giải thích với bố làm sao con lại ra nông nỗi này thôi mà!

- Thế nào anh chàng, bố hỏi tôi, chuyện gì đã xảy ra ở bãi đất hoang trứ danh thế?

- Tại thằng Alceste ạ, tôi giải thích. Nó cứ muốn thả vịt vào trong bể bơi. Và bởi vì bố không nói gì nữa tôi bèn lên nhà để cất xẻng và rửa tay.

Trò ghép hình    

 KHI TÔI ĐI HỌC VỀ, buổi chiều hôm nay, mẹ đã đợi tôi, miệng nở một nụ cười to tướng.  

- Bác bưu tá mang đến cho con một món quà của bà, mẹ bảo tôi.  

Thế là tôi thích lắm, bởi vì bà, tức là mẹ của mẹ tôi, luôn gửi cho tôi những món quà hết sảy. Lần này, đó là một cái hộp to, và tôi sốt ruột kinh, và tôi tự hỏi đây phải chăng sẽ là một cái toa mới để cho cái tàu điện của tôi, hay là một cái ô tô xanh bé điều khiển từ xa, hay là một cái máy bay có thể tự bay được, và rốt cuộc tôi cũng đã lột được dây buộc với giấy bọc ra, và đó là một cái hộp trên đó có một thằng người tuyết, trên một cánh đồng toàn tuyết trắng, và viết thế này “Ghép hình cỡ đại, 800 miếng”. Ở trong hộp, có hàng đống những miếng gỗ bé được cắt ra. Tôi đã có bộ ghép hình khi tôi còn bé, người ta đã tặng tôi một bộ vào lần sinh nhật năm trước, nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhiều miếng như thế này; cái này có vẻ phức tạp kinh, và tôi tự hỏi phải chăng là tôi không thích bằng một cái toa mới cho cái tàu điện của tôi, một cái ô tô xanh bé điều khiển từ xa hay là một cái máy bay có tể tự bay được.  

Và rồi bố đã đi làm về.  

- Mẹ gửi cho thằng bé một món quà, mẹ nói với bố.  

- Hay thế nhỉ! bố vừa nói vừa cởi áo khoác ra. Lần này thì là cái gì vậy? Một bộ trống phách? Một hộp hoá chất để chế tiểu bom nguyên tử? Hay đơn giản hết sức là mấy ống thuốc nổ?  

- Ồ! Em chẳng mong cái kiểu giễu cợt này đâu, mẹ nói. Mọi thứ nhà em làm đều chẳng ra gì hết. Nhưng khi em trai Eugènecủa anh...  

- Đừng có lôi Eugène vào chuyện này, bố nói. Em biết rõ là mẹ em có tài gửi cho thằng bé những món đồ chơi làm cái nhà này rối tung rối mù hết cả.  

- Dù sao cũng không phải lần này, mẹ nói.  

- Đó là một bộ ghép hình, tôi giải thích.  

Bố quay lại, bố nhìn tôi, bố nhìn cái hộp, và rồi bố cầm nó giữa hai tay.  

- Một bộ ghép hình? bố nói. Nào, nào! Anh là thích ghép hình lắm, từ khi anh còn bé! Thế rồi anh cực giỏi... A! Xem nào! Tám trăm miếng! Mà có vẻ chẳng dễ đâu nhé, trắng toát như thế này, đấy... Này, Nicolas, nếu con muốn, mình sẽ ghép ngay tức thì!  

- Ồ! Vâng. Hết ý! Tôi kêu lên. Mình sẽ ghép hình ở trên thảm phòng khách!  

- Không, bố nói. Trên thảm các miếng ghép sẽ xô lệch, thế rồi lúc nào cũng cúi xuống sẽ rất mỏi. Không, đến đây, mình sẽ ghép hình trên bàn phòng ăn.  

- Nhưng, mẹ nói, em cần dùng bàn! Mình sắp sửa ăn tối rồi!  

- Xời! bố nói. Một tiếng nữa mình cũng chưa ăn đâu mà. Và chỉ trong vòng một tiếng thôi, với hai nhà vô địch như chúng tôi, trò ghép hình sẽ hoàn tất; đúng không, chàng trai?  

Tôi bảo rằng đúng, và tôi thích kinh lên được, bởi vì tôi thích chơi cùng với bố. Thế là chúng tôi đem hộp ghép hình vào trong phòng ăn, và sau khi bỏ khăn trải bàn ra, chúng tôi đổ tất cả các miếng ghép ra mặt bàn. Bố, người thành thạo kinh lên được, đã bảo tôi rằng đầu tiên cần phải đặt các miếng ghép với cái mặt có tranh lên trên để nhận dạng, rồi sau đó, tìm những miếng có một cạnh thẳng, bởi vì đó là những miếng làm thành cái khung. Đấy, cái đấy cũng đã mất bao nhiêu là thời giờ; và rồi sau đó, bó bắt đầu ráp các miếng ghép lại. Bố cầm lấy hai miếng ráp vào nhau rất khớp và bố bảo tôi:  

- Con thấy chưa? Dễ thôi mà; chỉ cần một chút kiên nhẫn và quan sát.  

Bố xoay xở khá là tốt, nhưng tôi thì vất vả hết sức, và tôi hoài công siết bằng các ngón tay, các miếng ghép vẫn không chịu khớp vào với nhau.  

- Không, Nicolas, không! bố nói, không được dùng sức, một khi không phải là miếng ghép đúng thì không phải là miếng ghép đúng! Với cả cần phải tham khảo tranh mẫu nằm ở trên nắp hộp... Đấy, con thấy chưa, miếng màu hạt dẻ này ở đâu, sao nào, chắc chắn là cái cành nhỏ ở dưới... Đúng vậy!...   Rất nhanh chúng tôi đã xong một cái khung thật sự. Bố kinh khủng thật.  

- Em sắp bàn ăn được chứ? mẹ hỏi.  

- Tí nữa thôi, bố trả lời. Bọn anh sắp xong rồi.  

Nhưng sau cái khung thì tìm ra được các miếng ghép khó khăn hơn nhiều. Chúng tôi dù sao cũng đã ghép được cái cây phía bên trái, và bố để cho tôi ráp hai miếng, bụp! bụp!  

- Món thịt quay xong rồi, mẹ nói. Hai người vui lòng dẹp cái trò này ra khỏi bàn đi, để tôi còn trải khăn.  

- Nghe này, bố nói. Em biết rõ là nếu anh dẹp cái trò ghép hình đi thì sẽ phải dỡ nó ra! Mà đã được đến thế này rồi, dỡ đi thì thật đáng tiếc. Chờ một tí nữa, anh bảo em là gần như xong rồi mà.  

Nhưng đấy, chúng tôi tiến triển chẳng nhanh lắm, và bố, bố cũng làm như tôi, bố cố ấn để cho các miếng ghép khít vào nhau, nhưng có tác dụng gì đâu; một khi không phải là miếng ghép đúng, thì không phải là miếng ghép đúng!  

- Em đã bày bàn ở trong bếp, mẹ nói. Nếu hai người muốn món thịt quay còn ăn được, thì vào ngay đi!  

- Đồng ý, bố nói. Nhưng đợi một tí... Nếu bọn anh tìm ra cái đầu thằng người tuyết, thì có thể kết thúc cái món...  

- Phải đây không ạ? Tôi vừa hỏi vừa chìa ra cho bố một miếng ghép.  

- Ừ phải, phải thật! Hoan hô, Nicolas! Con rất cừ rồi đấy!  

Tôi rất chi là tự hào, nhưng mẹ lại nhìn tôi lâu lắm, và mẹ quay vào trong bếp mà không chúc mừng tôi. Thế rồi, bởi vì chúng tôi không thể tìm ra phần còn lại của thằng người tuyết, sau khi đã tìm chán tìm chê, bố bảo rằng chúng tôi sẽ đi ăn tối, và rằng sau đó chúng tôi sẽ tiếp tục.

- Bọn anh đến đây, em à! bố kêu lên.  

- Ô! Hai người vội gì cơ chứ; dù sao thì món thịt quay cũng cháy rồi, mẹ vừa trả lời ở trong bếp vừa cười, mẹ vẫn làm thế khi mẹ không hài lòng.  

Còn tôi thì rất thích ăn ở trong bếp, cho dù ở đó không có nhiều chỗ lắm; nhưng đúng thật là món thịt quay đã bị cháy. Chúng tôi ăn rất nhanh món tráng miệng, và chúng tôi quay lại phòng ăn.  

Đúng thật là khó kinh lên được, cái trò ghép hình ấy, nhưng cũng có tiến triển; chúng tôi đã được gần như cả thằng người tuyết, và một phần cái bầu trời trắng tinh hết cả. Mẹ đã rửa xong bát dĩa, và mẹ ngồi đọc trong phòng khách. Rồi, mẹ đi đến và mẹ nói với tôi:  

- Nào, Nicolas! Đến giờ phải đi ngủ rồi!  

- Ô! Không đâu ạ, tôi nói. Vẫn còn chưa ghép xong cái hình.  

- Nicolas! Khi mẹ nói cái gì, mẹ muốn con phải nghe lời! Mặc kệ cái hình! Mai còn phải đi học!   Thế là tôi bắt đầu khóc lóc, tôi nói rằng thật là không công bằng, rằng bà đã tặng tôi quà, và rằng sau đó tôi còn không được chơi với nó, rằng tôi sẽ viết thư cho bà để mách, rằng tôi thật bất hạnh và rằng tôi sẽ đi khỏi nhà cùng với cái trò ghép hình và rằng người ta sẽ tha hồ mà nhớ tiếc chúng tôi.  

- Xời! bố nói, cứ để cho nó mấy phút nữa. Nói cho cùng, bọn anh gần như xong rồi.   - Tuyệt lắm, mẹ nói, tuyệt lắm! Nhưng ngày mai, đến lúc phải lôi nó ra khỏi giường thì anh đi mà lo.  

Và chúng tôi tiếp tục chơi, nhưng cái trò chẳng hề tiến triển nhanh, và tôi bắt đầu thấy mệt, và tôi khoanh tay lên trên bàn rồi gối đầu lên, và tôi vừa ngó trò ghép hình vừa nhắm một mắt.  

- Nào, Nicolas, mẹ nói, con còn không ngồi thẳng được kìa.  

- Nhưng hình ghép chưa xong, tôi nói.  

- Ngày mai khi con thức dậy, nó đã xong rồi, mẹ nói. Bố sẽ ghép tiếp khi con đi ngủ. Đi nào, gà con của mẹ.  

- Đúng thế, đúng thế, bố nói. Nếu ngừng quấy rầy tôi, thì tôi sẽ làm xong.  

Mẹ bế tôi trong tay, tôi chẳng muốn đi tí nào, và rồi tôi đã ngủ trước khi mẹ tắt đèn phòng tôi.  

Buổi sáng, khi tôi thức dậy, trò ghép hình vẫn ở nguyên trên bàn phòng ăn; nó cũng tiến triển một chút, nhưng vẫn còn thiếu nhiều để có thể kết thúc. Chúng tôi đã ăn sáng trong phòng khách, và chúng tôi đã ăn trưa trong bếp.  

Nhưng chúng tôi sẽ hoàn tất trò xếp hình trước buổi tối nay là cái chắc. Bố đã nói rằng bố sẽ đi làm về sớm, và rằng cả ba chúng tôi sẽ tiến hành xếp thật nghiêm túc.   Bởi vì tối nay có khách, và mẹ nhất định phải cần bàn để dọn bữa tối.      

Đống cát    

KHI CHÚNG TÔI XUỐNG SÂN RA CHƠI, chúng tôi nhìn thấy ở góc sân trường có một đống cát to tướng.  

- Cái đống cát này là thế nào đấy ạ, thưa thầy? thằng Geoffroy hỏi thầy Nước Lèo, thầy giám thị của chúng tôi, nhưng đó không phải là tên thật của thầy, để rồi hôm nào tôi kể cho các bạn tại sao người ta lại gọi thầy ấy như vậy.  

- Đống cát này là do các công nhân họ chuyển đến, thầy Nước Lèo trả lời. Họ có công việc sắp phải làm trong xưởng giặt.  

- Bọn em có được chơi trên đống cát không ạ, thưa thầy? Có được không ạ? thằng Rufus hỏi.  

Thầy Nước Lèo suy nghĩ, thầy gãi mũi, và rồi thầy nói:  

- Được, nhưng phải ngoan đấy. Và đừng quên là tôi phải chịu trách nhiệm về đống cát này.  

Chúng tôi thích ơi là thích và chúng tôi chạy ngay về phía đống cát. Ngay cả thằng Agnan cũng chạy tới chỗ chúng tôi: Agnan là cái thằng đứng đầu lớp và là cục cưng của cô giáo, và nói chung, vào giờ ra chơi, nó không chơi cùng với chúng tôi, nó ôn bài.  

- Bọn mình sẽ xây một cái lâu đài, thằng Joachim nói, tao xây lâu đài hơi bị kinh khủng. Hồi đi nghỉ hè ở bãi biển, có cả một cuộc thi và tao đã hoàn toàn có thể giật giải nếu tao muống. Thật đấy.  

- Mày làm bọn tao phát bực mình với những cái lâu đài của mày, thằng Maixent nói, chỉ có đào hố mới là hay thôi. Bọn mình sẽ đào một cái hố to, to đùng, như cái mà hè năm ngoái bố tao đã ngã vào ấy.  

- Không, thằng Eudes nói, bọn mình sẽlàm một con đường, có cả các đường hầm, và cả lũ sẽ chơi ô tô. Thế mới là hết sảy.  

- Tại sao bọn mình không làm bánh cát? Tôi hỏi.  

- Thế mày sẽ làm bánh cát bằng cái gì hả, thằng đần? thằng Eudes hỏi tôi.  

Và tôi phải lùi lại rất nhanh, bởi vì thằng Eudes rất khoẻ và nó rất thích đấm vào mũi bọn bạn, và tôi cũng hơi là bạn của thằng Eudes. Nhưng vừa mới lùi lại, tôi đã đụng phải Alceste, và khi mình đụng vào Alceste, thì y rằng luôn có cái gì đó ăn được rơi xuống, lần này cũng không sai: cái bánh mì quết của nó đã rơi xuống cát đúng vào cái mặt có bơ.   - Thế là toi đặc, thằng Alceste kêu lên, hoan hô!  

Và nó đẩy tôi một phát, bởi vì với những cái bánh mì quết của Alceste thì đừng có mà đùa, nhất là những cái có quết bơ.  

- Thôi bọn mày, thằng Geoffroy nói, nếu bọn mình lại bắt đầu cãi nhau và gây lộn, thầy Nước Lèo sẽ cấm chúng mình chơi trên đống cát. Và xét cho cùng, đống cát này to tướng đủ cho cả bọn!    

Cái thằng nói có lý, Geoffroy ấy, thế là thằng Alceste đi ra góc đống cát để dỗi và để lau bơ khỏi cái bánh quết bằng tay áo.  

Thằng Maixent và thằng Geoffroy đã bắt đầu đào một cái hố, đào bằng tay, nhanh, rất nhanh, trong khi thằng Joachim và thằng Rufus bắt đầu xây lâu đài của bọn nó.  

- Bọn mình sẽ làm một cái tường bao quanh, với cả có tháp ở mỗi góc, và một cái nhà ở giữa cho mọi người trong lâu đài ở, mày đã rõ chửa? thằng Joachim giải thích với thằng Rufus.  

Thằng Clotaire và thằng Eudes là đường với các đường hầm, còn tôi, tôi cố làm các bánh cát bằng chiếc giày ở chân phải, làm như vậy không được suôn sẻ lắm, còn thằng Agnan, nó nhìn chúng tôi. Thật là khoái kinh.  

- Ê! thằng Joachim kêu lên, đừng có hất cát từ cái hố bẩn thỉu của chúng mày lên lâu đài của tao!  

- Phải, thằng Rufus nói, chúng mày thích thì cứ đào hố, nhưng cứ để nguyên cát đấy!  

- Lâu đài? Lâu đài nào? thằng Geoffroy nói, bọn mày bảo đấy là lâu đài hả? Bọn mày làm tao phì cười, người ta tưởng đâu là món nghiền chứ.  

- Lâu đài của tao còn đẹp hơn cái hố của chúng mày, thằng Rufus nói.  

- Đây là lâu đài của mày từ khi nào thế? thằng Joachim hỏi nó. Tao mới là đứa nghĩ ra cái ý xây lâu đài, tao mới là đứa hẳn đã đoạt giải ở bãi biển, nếu tao muốn. Mày ấy à, mày ở đây chỉa để phụ tao, có thế thôi.  

Thế là thằng Rufus đá một phát thật mạnh vào cái lâu đài.  

- Đã thế cho cái món nghiền của mày biết tay tao! Nó nói, và thằng Geoffroy phá lên cười, thế là thằng Joachim rất tức và nó bắt đầu đùn cát vào trong cái lỗ mà Maixent và Geoffroy đã đào, và thằng Agnan kêu lên: “Dừng lại! Dừng lại! Kính của tao rơi xuống hố rồi!” Nhưng chẳng đứa nào để ý đến nó.  

Thằng Geoffroy bắt đầu cho Joachim mấy cái tát, thằng này lại cho nó mấy cái đá, trong khi đó thằng Maixent lại bắt đầu đào hố, được trợ giúp bởi thằng Agnan đang muốn tìm lại kính, còn thằng Rufus thì vừa dồn rất nhiều cát vừa nói:  

- Tao sẽ làm một cái lâu đài cực kỳ, chỗ nào cũng có đầy tháp, rồi chúng mày xem!  

- Đem cái lâu đài của mày ra chỗ khác! thằng Eudes nói. Mày không thấy là nó ở trên đường của tao à?  

- Tao cóc cần csai đường của mày, thằng Rufus nói.  

Thế là thằng Eudes vốc cát đầy hai tay, và nó ném cả vào mặt thằng Rufus.  

- Nicolas! thằng Clotaire kêu lên, với mấy cái bánh của mày, mày đã àm sụp cái hầm của tao. Mày muốn ăn tát hử?  

Và tôi táng một cú ra trò lên đầu thằng Clotaire với cái giày phải của tôi, dĩ nhiên là chỉ có cái giày không, chứ không có chân. Thế rồi, bọn lớp lớn đến. Lúc nào cũng thế; cứ mỗi lần chúng tôi chơi bời vui vẻ với nhau là bọn lớp lớn lại đến làm chúng tôi bực mình.

- Ê, bọn nhóc, một trong số bọn lớn nói, chúng mày đang làm gì ở đây thế?  

- Ồ lại có cả một đống cát! một đứa lớn khác nói.  

- Kinh, một đứa lớn nói, sẽ vui phết đấy, bọn mình lấy cát đem vào lớp và cho Bibi một vố đi?   Bibi chính là thầy Préfleury, thầy giáo dạy địa của bọn nó.  

- Phải, một đứa khác nói, ý hay đấy, Bob! Thôi nào bọn nhóc, bọn mày biến đi.  

- Còn lâu, thằng Eudes nói, bọn tao ở đây trước bọn mày. Đống cát này là của bọntao, chính thầy Nước Lèo dẫn bọn tao đến. Nếu bọn mày thích có một đống cát, chúng mày cứ việc đi mà tìm một đống khác.  

- Mày muốn đét vào mông hả, chíp hôi? thằng lớn hỏi, và Eudes đã đá cho nó một phát rất mạnh vào chân, và thằng lớn đưa hai tay ôm lấy chân và nó vừa nhảy lò cò vừa khóc.  

- Đừng động vào lâu đài của tao, đừng động vào lâu đài của tao! thằng Joachim kêu lên, nó vừa mới bắt đầu xây lâu đài lại và quả thật cái đó trông giống như một món nghiền.   Còn tôi, tôi tin rằng nó hẳn không thể nào đoạt được giải ở bãi biển. Kể cả là nó muốn.   - Nào, bọn mày, tống cổ chúng nó đi! một đứa lớn kêu lên.  

Thế là, chuyện trở nên kinh khủng, bởi vì tất cả lũ bắt đầu vừa ẩu đả vừa ném cát tung toé vào mặt nhau.  

- Chừa tôi ra, chừa tôi ra! thằng Agnan kêu lên. Tôi tìm kính xong rồi tôi đi thôi.  

Nhưng tôi tin rằng đứa hung dữ hơn tất cả, chính là thằng Alceste, bởi vì cái bánh quết mà nó vừa mới lau xong đã lại rơi xuống cát, vẫn ở mặt có bơ. Tôi chưa bao giờ thấy thằng Alceste như vậy: người nó đỏ lừ và nó cắn luôn chân một thằng lớn đang tát thằng Clotaire, thằng này thì ném cát vào mắt thằng lớn kia, trong khi một thằng lớn khác ném cái giày bên chân phải của tôi ra xa tít ngoài đống cát.  

Chúng tôi đang chơi vui kinh lên được thì thầy Nước Lèo chạy tới.  

- Thế này là thế nào hả? thầy ta kêu lên. Dừng lại ngay lập tức! Tất cả xếp hàng mau! Ra khỏi đống cát! Các cậu không biết xấu hổ à? Tôi đã bảo các cậu là tôi chịu trách nhiệm về đống cát này rồi cơ mà! Hãy nhìn kỹ vào mắt tôi đây, tất cả các cậu! Các cậu sẽ bị phạt! Nào! Vào hàng!  

Vậy là, chúng tôi thấy rõ không nên giở trò gì nữa và cả lũ chúng tôi ra khỏi đống cát để xếp thành hàng.  

Bởi vì thầy Nước Lèo rất không hài lòng! Đúng thế, đâu cũng thấy cát là cát: trên sân trường, trong túi chúng tôi, trong giày chúng tôi và trên mặt chúng tôi. Chỗ duy nhất không còn cát nữa, chính là chỗ đống cát.    

Đi dã ngoại    

HÔM NAY, CHÚNG TÔI SẼ THA HỒ VUI. Chúng tôi sẽ đi dã ngoại cùng ông và bà Blédurt. Ông Blédurt là hàng xóm của chúng tôi: ông ấy rất thích chọc ghẹo bố và bố với ông ấy thường xuyên ẩu đả để làm trò. Bà Blédurt chính là vợ ông Blédurt; bà ấy rất tốt bụng và bà ấy giứp mẹ tách bố với ông Blédurt ra.  

Chính ông Blédurt hôm qua đã sang gặp chúng tôi trong vườn, nơi tôi đang tưới cỏ còn bố thì bảo tôi phải làm thế nào. Khi ông Blédurt đến, bố chẳng hề đứng dậy từ cái ghế gập; bố hỏi: “Anh còn muốn cái gì nữa thế?”, và ông Blédurt trả lời bố: “Ngày mai chúng ta sẽ đi dã ngoại chứ?” Tôi ấy à, tôi thấy đấy là một ý rất hay và tôi vừa vỗ tay vừa kêu lên: “Phải rồi! Phải rồi!” Bởi vì tôi không bỏ cái vòi tưới xuống, tôi đã làm ướt bố và ông Blédurt.  

- Bắt đầu hay đấy nhỉ, bố nói; còn với anh, Blédurt à, có đến góc phố tôi cũng chẳng đi; phí phạm cả một ngày để làm gì?  

- An chả cần phải đi, ông Blédurt nói; tôi dẫn cô vợ bất hạnh và đứa con xanh xao của anh đi cũng được.  

Bố nói: “Ồ! Thế à?” và ông Blédurt trả lời: “Phải”. Thế là, bọn họ người nọ lại đẩy người kia, như họ thường vẫn làm, rồi mẹ và bà Blédurt đã đến. Vì tất cả mọi người đều ở đó, chúng tôi đã quyết định rằng đi dã ngoại đúng là một ý rất hay. Còn bố, bố hơi dỗi một tí, nhưng cái đó cũng không kéo dài, bởi vì tôi biết rằng bố thích đi dã ngoại lắm. Cuối cùng, bố nói: “Thôi được, đồng ý” và tôi, tôi lại vỗ tay nữa và mẹ bảo tôi bỏ cái vòi nước xuống rồi mẹ càu nhàu rằng tóc của mẹ uốn thế là hỏng. Sau đó, bố và ông Blédurt bắt đầu tranh cãi về vấn đề ô tô. Ông Blédurt muốn rằng tất cả chsung tôi sẽ đi bằng cái ô tô của ông ấy vốn dĩ thoải mái hơn cái của bố. Bố trả lời rằng cái ô tô của ông Blédurt là một đống sắt vụn han gỉ và rằng chỉ với hai mươi cây số một giờ nó đã không thể bám nổi đường, và rằng nó cũng chả đi nổi đến hai mươi cây số một giờ bởi vì nó đã hỏng từ trước rồi. Ông Blédurt trả lời bố rằng bố lái như một kẻ chân tay cục mịch, và bố bảo rằng ông ấy sẽ biết chân tay cục mịch là thế nào ngay tức khắc, và mẹ với bà Blédurt nói rằng chúng tôi sẽ đi hai ô tô và tất cả mọi người đều rất hài lòng.   Mẹ và bà Blédurt cùng nhất trí về những thứ mà họ sẽ làm để ăn, còn bố và ông Blédurt đã quyết định rằng chúng tôi sẽ thức dậy lúc năm giờ sáng và rằng chúng tôi sẽ khởi hành lúc sáu giờ. Còn tôi, tôi nói với họ rằng tôi thấy như thế dù sao vẫn hơi sớm, nhưng bố đã trợn tròn mắt lên với tôi và bố bảo tôi rằng người lớn nói chuyện thì đừng có nói leo. Và rồi ông bà Blédurt quay trở về nhà họ để chuẩn bị cho sáng mai.  

Trong lúc mẹ ở trong bếp làm hàng đống và hàng đống trứng luộc và săng đuých, thì tôi chạy vàp phòng tôi và lên tầng trên cùng để tìm những thứ tôi sẽ cần. Tôi bắt đầu bằng cách lấy hai quả bóng đá, quả tốt và quả bị bục để tôi tập. Tôi cũng lấy ba quả bóng tennis cũ, nhỡ đâu lại cần. Ở trong tủ, tôi tìm thấy cái thuyền buồm mà lâu lắm rồi tôi không chơi, bởi vì nó không còn buồm, nhưng hẳn là tôi sẽ thu xếp được. Dưới gầm giường, tôi tìm thấy cái xẻng và cái xô để làm bánh cát bằng bùn, ở bờ sông chỗ chúng tôi đi không có cát, nhưng bùn còn thích hơn bởi vì có giun ở trong. Tôi dùng xẻng khều rơi hết cả các thứ trên tủ xuống để xem có gì hay không. Có ba cái ô tô nhỏ và một chiếc xe cam nhông có đuôi lật: để chở giun thì quá tốt. Tôi còn mang theo bộ cờ đam, để nếu trời mưa thì chúng tôi có thể chơi ở trong xe ô tô.  

Vì mẹ không thích tôi làm cho phòng tôi bừa bộn, tôi dùng xẻng đẩy tất cả những gì không cần vào dưới gầm tủ và gầm giường. Thật không chê vào đâu được; mẹ sẽ hài lòng.  

Tôi đã phải mất nhiều chuyến để mang tất cả những thứ đó xuống phòng khách, và sau đó, tôi đã phải trèo lêm tận tầng trên cùng để tìm cái xe đạp có một bánh bị méo, nhưng mà bố sẽ sửa ngon. Bố đã hứa với tôi thế khi bó làm méo cái bánh trong lúc làm tò trên cái xe đạp của tôi để chọc cười ông Blédurt vào tuần trước, và ông Blédurt không hề cười, trừ lúc bố bị ngã, nhưng có mỗi cái bánh xe là lãnh đủ.  

Tôi vào phòng khách cùng cái xe đạp, vừa đúng lúc mẹ từ trong bếp ra và đang đi vào. Mẹ nhìn các thứ đồ đạc của tôi, mẹ trợn tròn cả hai mắt và mẹ gào lên hỏi tôi rằng cái đống lộn xộn này là thế nào và rằng tôi có mang ngay chúng lên để cái nào vào chỗ cái ấy không, nếu không mẹ sẽ vứt tất cả vào thùng rác. Tôi giải thích rằng tôi cần tất cả các thứ này để đi dã ngoại, thế là mẹ nói: “À bố con đến kia rồi, để xem bố con nói gì!” Nhưng khi bố bước vào, mẹ lại ngừng nói và mẹ lại cứ há hốc mồm ra. Cần phải nói rằng chúng tôi gần như chẳng nhìn thấy bố ở trong đống cước câu tôm, ba cái cần câu, các chai cao su, vợt tennis, một cái mủng tướng để đựng cá, máy ảnh và hai cái ghế gập.    

Mẹ vừa quay trở vào trong bếp vừa giơ hai tay lên trần nhà. Bố nhìn mẹ đi và bố hỏi tôi: “Mẹ con bị làm sao vậy?” Rồi bố đặt các thứ của bố xuống cạnh các thứ của tôi trên thảm phòng khách; cần phải nói rằng đúng là một đống kinh ra phết.  

Chúng tôi đi ngủ rất chi là sớm, bởi vì bố đã báo trước rằng năm giờ đã phải dậy, dứt khoát không sai và rằng nếu ai mà không sẵn sàng thì mặc kệ, người ấy sẽ không đi dã ngoại nữa.  

Tôi ấy à, tôi ngủ rất ít, bởi vì tôi rất sốt ruột để đi dã ngoại, và cũng bởi vì sau khi bố nói thế với tôi, tôi sợ bị lỡ không đi được. Khi tôi nghe thấy cái đồng hồ trong phòng ăn reo năm giờ, tôi tức tốc trở dậy và tôi chạy vào phòng bố mẹ. “Con sẵn sàng rồi!”, tôi kêu lên.  

Bố ấy à, bố giật nảy một phát cực kỳ ở ngay trên giường. Bố nhỏm dậy và bố hỏi bằng một giọng rất kỳ: “Ai? Đâu? Tại sao? Cháy à?” Thế rồi bố trợn tròn hai mắt và bố nhìn tôi qua mớ tóc đang xoã xuống mặt bố và tôi giải thích với bố rằng đã đến năm giờ rồi và rằng chúng tôi có thể khởi hành. Còn bố, bố lại để đầu bố rơi xuống gối, bố lại nhắm mắt và bố nói: “Tẹo nữa, còn năm phút nữa, vẫn còn thời gian, có vội gì đâu,” và bố lại bắt đầu ngủ. Tôi ấy à, tôi lay bố luôn, tôi không muốn bố bị lỡ chuyến đi! Như thế sẽ rất khó xử, bởi vì chính bố lái xe. Tôi bật điệnlên, và  mẹ đã thức dậy, mẹ bảo tôi rằng tôi cần phải đi đánh răng rửa mặt đi, rằng tôi không phải lo, rằng mẹ sẽ lo việc giục bố.    

Khi bố đánh xe ra khỏi ga ra, ông Blédurt cũng vừa cho xe ông ấy ra xong. Cả hai người đều có vẻ không được khoẻ khoắn lắm. Họ không cười và mí mắt họ đều sụp xuống. Mẹ và bà Blédurt thấy thế bèn bắt đầu tự thân chất đồ lên hai cái xe. Điều đó khiến bố với ông Blédurt tỉnh hẳn. “Cẩn thận, bố kêu lên, mấy cái cần câu của anh! Em làm gẫy cả bây giờ! Thế không được! Nó sẽ rơi mất!” Ở bên cạnh, ông Blédurt bảo bà Blédurt rằng bà ấy sắp sửa làm xước ô tô đến nơi với khẩu súng săn, và rằng bà ấy sẽ làm méo cốp xe. “Việc đàn ông đàn bà chớ có động vào, bố nói, bọn họ sẽ làm hỏng sạch ngay khi họ lại gần một cái ô tô!” “Phải rồi!” ông Blédurt nói, lần này thì đã đồng ý với bố.  

Cuối cùng, chúng tôi leo lên xe.  

- Tôi đi trước, ông Blédurt kêu lên, tôi còn dẫn đường.  

- Không đời nào, bố nói, tôi không muốn cứ phải theo đuôi mãi cái máy của anh, rồi ngửi cái thứ dầu rẻ tiền mà anh vẫn đổ!  

- A! Thật thế hử? ông Blédurt kêu lên.  

- Thật! bố trả lời.  

Thật tiếc là chúng tôi đã không thể nào đi được cái chuyến dã ngoại trứ danh ấy, bởi vì khi xuất phát cùng một lúc cả hai xe, bố và ông Blédurt đã đâm sầm vào nhau và việc sửa ô tô sẽ phải mất cả tuần lễ.

Thầy Nước Lèo không thích ăn kem

    HÔM NAY, khi chúng tôi ra chơi, chúng tôi nghe thấy một tiếng chuông nhỏ, đinh, đinh, vang lên ngoài phố. Thế là cả lũ chúng tôi chạy về phía cái chấn song, bởi vì ở giữa sân trường và đường phố, có một cái chấn song trên đó người ta gắn những miếng sắt đen, để người ngoài không thể nhìn thấy chúng tôi làm gì. Tất cả chúng tôi đều trèo lên cái chấn song, và chúng tôi thấy ở bên ngoài có một bác bán kem cùng với chiếc xe đẩy nhỏ màu trắng của bác ta.

- Này! thằng Geoffroy nói, kem của bác giá bao nhiêu?

- Bác có ốc quế đơn, ốc quế đôi, ốc quế ba, cốc nhỏ và cốc lớn, bác bán kem trả lời. Và khi bác ta nói giá cho chúng tôi, thằng Rufus hỏi nửa cái ốc quế thì là bao nhiêu. Nhưng chúng tôi chẳng kịp nghe trả lời, bởi vì thầy Nước Lèo - chính là giám thị của chúng tôi – đã chạy đến .

- Các cậu có trèo xuống chấn song ngay không thì bảo? thầy Nước Lèo kêu lên. Các cậu biết rõ là câm không ai được leo trèo ở đây. Thế là, thằng Clotaire – cái thằng sao nó ngu thế - giải thích cho thầy này rằng có một người bán kem.

- Người bán kem? thầy Nước Lèo nói. Cấm không ai đươc ăn kem trong trường; tan học rồi thì các cậu cứ việc mua, một khi bố mẹ các cậu cho phép, nhưng không phải ở đây. Rõ chưa? Đinh, đinh, cái chuông nhỏ của bác bán kem vang lên ngoài phố. Thế là thầy Nước Lèo leo lên chấn song và thầy bảo bác bán kem đi ngay.

- Không, đừng có đùa,chúng tôi nghe thấy tiếng bác bán kem nói. Tôi thích ở lại đây thì tôi cứ ở! Ông không có quyền bắt tôi phải đi; ông tự coi mình là ai mới được?

- Lần cuối cùng, tôi yêu cầu ông đi cho! thầy Nước Lèo kêu lên.

- Thế nếu tôi không đi, bác bán kem hỏi, thì anh sẽ làm gì tôi hử? Anh phạt tôi ở lại lớp chắc? Này anh, tôi còn lạ gì mấy anh giám thị nữa! Tôi đâu có sợ! Thầy Nước Lèo trèo từ chấn song xuống; thầy đỏ dừ cả người và không hài lòng.

- Hãy nhìn kỹ vào mắt tôi đây, tất cả các cậu, thầy Nước Lèo bảo chúng tôi. Tôi sẽ không nhắc lại hai lần đâu: ở đây chính thức cấm không được trèo lên chấn song và không được ăn kem trong giờ ra chơi. Chính thầy hiệu trưởng đã nó thế. Thế nên, nếu tôi mà bắt được cậu nào không nghe lời, thì cậu đó cứ là sẽ phải nhớ đời! Cậu nào ăn lời thì ấm vào thân! Còn bây giờ, ra chỗ khác mà chơi. Và thầy Nước Lèo bắt đầu đi dọc theo hàng chấn song, và bên ngoài, thỉnh thoảng chúng tôi lại nghe thấy đinh, đinh, và tiếng bác bán kem kêu lên: “Kem ngon đây! Kem ngon nào! Ối chà chà! Sao mà ngon thế, kem của tôi!” và chuyện đó có vẻ càng khiến thầy Nước Lèo tức giận hơn; tôi chưa bao giờ thấy ai ít thích kem đến như thế.

- Ôi dào! thằng Eudes nói, xét cho cùng, tao cũng chẳng thích lắm, kem kiếc gì.

- Còn tao thì có đấy, thằng Alceste nói. Có một que kem để tráng miệng thì kinh khủng! Và nó vừa thở một cái rõ dài vừa bắt đầu ăn cái bánh quết pho mát thứ hai.

- Với lại mấy que kem ấy đắt quá, thằng Joachim nói; tao ấy à, tao chẳng đủ tiền để mua một cái ốc quế.

- Còn tao, thằng Geoffroy nói, tao có tiền mua cả bốn cái. Ốc quế đôi hẳn hoi.

- Kinh! thằng Maixent nói, thế thì xong béng rồi còn gì!

- Cái gì xong béng mới được? thằng Geoffroy hỏi.    

- À, thì mấy cái kem ấy, thằng Maixent trả lời. Vì mày có tiền mua được bốn cái, thì sẽ có một cái cho mày, một cái cho tao, là đứa thân nhất với mày, và hai thằng nữa, bọn mình có thể ăn vào giờ ra chơi sau.

- Vậy ư, thằng Joachim nói. Thế tại sao tao lại không được một cái hử? Tao cũng thế, tao là đứa thân nhất với Geoffroy.

- Không, thưa mày, tôi nói. Thân nhất với Geoffroy là tao.

- Đừng có làm tao phải phì cười, thằng Rufus nói. Geoffroy nó biết rõ là nó chỉ có một đứa thân nhất trong lớp thôi, và đứa đó chính là tao!

- Mày á? thằng Eudes kêu lên. Làm saoGeoffroy nó có thể dây với mày! Không, đứa thân nhất với Geoffroy là tao đây, bởi vì bọn tao cùng ngồi một bàn trong lớp.

- Thế ra, thằng Rufus chất vấn, khi mày đi ô tô buýt, hễ ai ngồi bên cạnh mày thì là bạn thân nhất của mày hử?

- Mày muốn ăn đấm vào mũi phải không? thằng Eudes hỏi. Như thế cho rõ đứa nào là bạn thân nhất với Geoffroy.

- Chúng mày làm tao phì cười, thằng Geoffroy nói. Nếu tao mau bốn cái ốc quế đôi, tao sẽ ăn cả bốn cái ốc quế đôi. Tao chả việc gì phải đi cho mấy đứa kém cỏi. Nếu chúng mày muốn ăn kem, chúng mày cứ việc đi mà xin bố mẹ chúng mày! Thế là thằng Eudes đấm một phát vào mũi thằng Geoffroy, và Geoffroy không thích tẹo nào, và chúng nó bắt đầu đánh nhau, và tất cả lũ đều ủng hộ Eudes chống lại cái thằng ích kỷ bẩn thỉu Geoffroy mà không đứa nào dây được vào kia, thật đấy, xét cho cùng! Thế rồi, thầy Nước Lèo đã chạy đến.

- Chuyện gì xảy ra ở đây thế này? thầy Nước Lèo hỏi.

- Tại chúng nó đấy ạ! thằng Geoffroy kêu lên. Chúng nó muốn lấy kem của em!

- Không đúng! thằng Eudes kêu lên. Cái thằng ích kỷ bẩn thỉu này có bốn cái ốc quế đôi, mà nó không muốn cho các bạn thân nhất của nó!

- Bốn cái ốc quế đôi? thầy Nước Lèo vừa hỏi vừa nhìn hàng chấn song và rồi lại nhìn chúng tôi. Các cậu đã mua bốn cái ốc quế đôi? Thế mấy cái kem ấy đâu?

- À, không, bọn em làm gì có kem, thưa thầy, thằng Joachim nói, bởi vì bị cấm mà, thầy còn lạ gì. Thầy Nước Lèo lấy tay vuốt mặt hai lần, rồi thầy túm lấy Eudes và Geoffroy mỗi tay một đứa.

- Tôi không muốn nghe nói đến kem kiếc gì nữa! Còn hai cậu, ra đứng phạt! Và thầy Nước Lèo ra đi cùng với Eudes và Geoffroy, và ở bên ngoài, chúng tôi nghe thấy đinh, đinh. Thế là Alceste, cái thằng vẫn còn đầy trong mồm cái bánh quết cuối cùng, đã phi đến chỗ chấn song và nó kêu lên:

- Nhanh lên! một ốc quế đơn, có vị va ni, đào lạc, dâu tây và phúc bồn tử!

- Đừng xổ cả tràng như thế, chúng tôi nghe tiếng bác bán kem trả lời, và hãy chọn một vị thôi, ốc quế đơn không trộn nhiều vị được. Thằng Alceste suy nghĩ, và rồi nó chọn sô cô la, và cả lũ chúng tôi ở đó đều nhìn nó, và rồi chúng tôi thấy tay bác bán kem thò qua chấn song với một cái ốc quế sô cô la. Nhưng không phải thằng Alceste cầm lấy cái kem, mà là thầy Nước Lèo.

- A ha! thầy Nước Lèo kêu lên, hài lòng cực độ. Tôi đã bắt sống cậu rồi nhé! Cậu tưởng là từ đằng kia tôi không giám sát nữa phỏng? Nhưng mà còn lâu mới qua mặt được tôi nhé! Đi, ra đứng phạt!

- Này! Tiền của tôi! Bác bán kem kêu lên từ phía chấn song bên kia. Thầy Nước Lèo bỏ đi một tay cầm cái kem và tay kia túm Alceste; chúng tôi nghe thấy tiếng đinh, đinh, đinh, đinh, cứ như thế, hàng đống lần. Thế rồi, một lúc sau, chúng tôi thấy bác bán kem bước vào sân trường, tức giận kinh lắm!

- Nhà anh làm gì ở đây thế? thầy Nước Lèo kêu lên. Đi ra ngoài ngay lập tức, nếu nhà anh không muốn tôi gọi cảnh sát! - Cảnh sát? Bác bán kem kêu lên. Phải, chính tôi sẽ gọi luôn bây giờ! Trả tiền kem cho tôi đây! Ngay lập tức! Tôi còn phải đến trường khác cho kịp giờ ra chơi lần sau! Thế rồi thầy hiệu trưởng đến.

- Chuyện ầm ĩ này là thế nào? thầy hiệu trưởng hỏi.

- Chính là ông giám thị kia! Bác bán kem kêu lên. Ông ta cấm lũ trẻ tội nghiệp không được ăn kem, nhưng chính ông ta thì thả cửa, và ông ta còn không chịu trả tiền!

- Tôi, tôi mà ăn kem? thầy Nước Lèo hỏi.

- Thật trơ tráo! Ông ta vẫn còn cầm cái ốc quế kia, ông ta dính sô cô la đến tận khuỷu, thế mà ông ta nói ông ta không ăn kem! Bác bán kem kêu lên. Sao lại trơ tráo đến thế!

- Hãy trả tiền cho ông ta, thầy Dubon, thầy hiệu trưởng nói.

- Nhưng, nhưng... thầy Nước Lèo nói.

- Hãy trả tiền cho ông ta, thầy hiệu trưởng nói lại lần nữa. Tôi không có thời gian để nói chuyện trực tiếp với thầy, nhưng chiều hôm nay thầy hãy đến phòng hiệu trưởng gặp tôi. Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này. Và thầy hiệu trưởng bỏ đi. Điều kinh khủng nhất, là chả có ai ăn cái kem cả; thầy Nước Lèo quẳng cái kem ốc quế xuống đất, và thầy dậm lên trên nó nhiều lần bằng hai chân. Thật thế đấy, tôi chưa bao giờ thấy ai ít thích ăn kem như thầy Nước Lèo.

Tôi đi mua đồ  

   MẸ GỌI TÔI và mẹ nói với tôi: “ Nicolas, hãy ngoan nhé và hãy đi đến cửa hiệu ông bán thực phẩm mua cho mẹ hai hộp đậu xanh ngon, như mẹ đã mua ở chỗ ấy tuần trước, một gói cà phê, ông ấy biết loại nào đấy, và hai livrơ bột.” Tôi ấy à, tôi rất hài lòng, bởi vì tôi rất thích giúp đỡ mẹ và hơn nữ, tôi cũng thích đến chỗ ông bán thực phẩm, ông Compani, người rất tốt bụng và thường xuyên cho tôi bánh bích quy, những cái vỡ ở dưới đáy hộp, nhưng vẫn ngon hết sảy. Vậy là tôi đi ngay, sau khi mẹ đưa tiền cho tôi rồi bảo tôi nhanh chân lên và đừng có mua nhầm các thứ. Đi trên phố, tôi lại nhẩm lại, cho khỏi quên: “Hai hộp đậu xanh ngon, như mẹ đã mua vào tuần trước, một gói bột, ông ấy biết loại nào, và hai livrơ cà phê...”

Bất thình lình, tôi nghe thấy tiếng gọi tôi: “Nicolas! Nicolas!” Tôi quay người lại và tôi thấy ai kia? Tôi thấy thằng Clotaire trên một cái xe đạp mới toanh. Clotaire là một trong số những đứa bạn cùng lớp tôi, cái thằng ở gần sát nhà tôi. Cái thằng rất tử tế, Clotaire ấy, nhưng nó chẳng gặp may ở trường lắm, nó luôn luôn đứng thứ bét lớp. Chính vì thế mà tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy nó có một cái xe đạp. Nhất là khi nó bảo tôi rằng bố nó mua tặng nó cái xe để thưởng cho bài kiểm tra số học của nó. Nhưng thằng Clotaire đã nhắc tôi nhớ rằng nó đã được con 6 môn số học, cao hơn rất nhiều so với lần trước. Đấy là điểm số học cao nhất từ trước đến giờ  mà nó đạt được.

Và, còn ghê hơn nữa, nó không phải đứng thứ bét lớp, mà là ngay-trước-thứ-bét. Đứng thứ bét là một đứa mới chuyển vào lớp, cái thằng đã chép bài của Clotaire.     Cái xe cuốc của thằng Clotaire đẹp phết: nó có một ghi đông cong giống xe đua và nó tuyền màu vàng. Clotaire cho tôi đi một vòng một mình và rồi sau đó tôi trèo lên ghi đông và nó đạp, sau đó chính tôi đạp còn nó thì ngồi trên cái đèo hàng. Tôi hỏi Clotaire làm thế nào mà cái xe cuốc của nó lại còn có cái đèo hàng và nó trả lời tôi rằng, đúng thế, thế nên đấy mới là một cái xe cuốc; cái đèo hàng để nó làm vài cuốc mua hàng cho mẹ nó. Điều này khiến tôi nhớ ra rằng chính tôi cũng đang phải đi mua hàng và tôi chào tạm biệt Clotaire, cái thằng liền phóng xe đi.

Tôi sợ nhỡ đâu quên mất thứ gì cần phải mua, thế là tôi nhẩm lại rất khẽ: “Một hộp đậu xanh ngon, và hai livrơ bột, ông ấy biết loại nào.” Lúc nào cũng lẩm nhẩm các thứ đúng là một ngón rất hay, để cho khỏi quên. Đến góc phố, có một cái ô tô đỗ và một ông đang thay cái bánh xe, bởi vì cái lốp bị bục. Tôi   đứng nhìn và tôi hỏi ông ta có phải lốp bị bục không. Ông ta nói với tôi rằng phải, nhưng ông ta không có vẻ thích nói chuyện lắm. Tôi biết rằng bố, trong nững trường hợp như thế này, cũng chẳng thích noi chuyện tí nào. Thế là tôi bèn đứng đằng sau ông kia và tôi cứ đứng nhìn và không nói câu nào để khỏi phiền ông ta. Dẫu vậy tôi thấy rằng ông kia để cái kích không được tốt cho lắm, rằng nó vẹo hẳn đi.

Ông kia không nhận ra điều đó, mỗi lần ông ta quay về phía tôi, tôi đều tự hỏi tại sao. Những người tò mò điên thật, đúng như mẹ đã nói. Và rồi, bất thình lình: bùm! Cái kích trượt đi và cái ô tô sập xuống cùng với cái bánh vẹo vọ.

Từ trong cốp xe, hàng đống chai rơi xuống rãnh lề đường và vỡ tan. Đến đấy thì tôi tự nhủ cứ bảo cho ôn kia dù sao vẫn tốt hơn. “Ông hãy chú ý, tôi bảo ông ta, với đống thuỷ tinh vỡ thế này, ông dễ lại bị thủng lốp nữa cho mà xem!” Cái ông kia, khi tôi không nói chuyện với ông ta thì ông ta nìn tôi suốt, giờ thì ông ta nói với tôi mà chẳng hề nhìn. Tôi chỉ thấy phía sau gáy ông ta trở nên đỏ dần. “Cháu không có việc gì khác hơn là cứ ở lì đây sao?”, ông ta hỏi tôi. Thế là, tôi chạy đi luôn, bởi vì tôi nhớ ra rằng tôi còn phải mua hai gói cà phê như mẹ đã mua tuần trước và hai livrơ đậu xanh ngon, ông ấy biết loại nào. Hai với cả hai, rất là dễ nhớ.

Tôi ấy à, tôi luôn tìm ra các kiểu nhưvậy để khỏi quên. Tôi đang vừa đi qua đường vừa hết sức chú ý để không bị xe nghiến, thì tôi gặp ông Blédurt, hàng xóm của chúng tôi. “Ô kìa nhóc Nicolas, ông Blédurt nói, thế nào hả chàng trai?” Và rồi ông ấy vừa cầm lấy tay tôi vừa bảo tôi rằng tôi còn quá bé để qua đường một mình và rằng bố tôi với mẹ tôi thật là bất cẩn khi để tôi đi qua đường. Bởi vì ông Blédurt vừa nói với tôi vừa qua đường nên ông ấy không nhìn thấy một cái xe cam nhông to tướng vừa phải phanh kít lại và phải quành ngang cả đường để tránh chúng tôi.

Ông Blédurt nhảy dựng lên một phát kinh khủng, và bởi vì ông ấy cầm tay tôi, tôi cũng phải nhao theo. Bác tài xế cam nhông thò cổ ra khỏi cửa xe và hỏi ông Blédurt có phải ông ấy bị điên không. Ông Blédurt trả lời bác tài xế rằng khi người ta không biết lái xe thì đi mà thêu đăng ten, như thế còn đỡ gây nguy hiểm cho người khác. Thế là bác tài xế nói rằng bác ta sẵn sàng nghe lời khuyên đó ngay và rằng bác ta sẽ bắt đầu bằng cách thêu đăng ten vào tai ông Blédurt, thế này thì tôi đến phì cười vì ý tưởng ngộ quá thể. Nhưng ông Blédurt thì không thấy buồn cười. Ông ấy bảo bác tài xế xuống xe nếu như bác ta là đàn ông. Bác tài xế từ trên xe cam nhông bước xuống. Ông Blédurt dĩ nhiên đã biết rằng bác tài xế là đàn ông, nhưng tôi tin ông ấy không ngờ rằng đó lại là loại đàn ông to con thế.

Còn tôi dẫu sao cũng rất ngạc nhiên. Ông Blédurt bắt đầu vừa dợm bước lùi lại vừa nói: “ Thôi được, thôi được, thôi được”, và rồi ông ấy vấp phải gờ vỉa hè và ông ấy ngã ngồi xuống. Bác tài xế nắm vạt áo vest nhấc ông ấy lên và bác ta bảo ông Blédurt rằng khi mắt người ta bị dây mứt thì đừng có mà qua phố làm gì. Nhắc đến mứt khiến tôi nhớ ra rằng tôi vẫn phải đi mua mấy thứ.

Tôi muốn chứng kiến đoạn cuối cuộc tranh luận giữa bác tài xế và ông Blédurt lắm, nhưng tôi phải chạy đi để mua hai hộp mứt, như mẹ đã mua tuần trước. Bây giờ thì tôi đã ở sát sạt cửa hiệu thực phẩm của ông Compani rồi, chẳng việc gì mà phải vội vã, và thật là đúng lúc quá, tôi nhìn thấy Alceste. Alceste là bạn tôi, cái thằng to béo và ăn luôn mồm cả ngày. Alceste đang ở trên cửa sổ nhà nó. Nhà nó ở giữa hiệu thực phẩm và hàng thịt lợn, và hơn nữa, đằng sau nhà nó còn có một tiệm ăn, thế là, khi gió thổi đúng chiều, có đầy các thứ mùi nấu nướng. Thực chất, có thể chính vì thế mà thằng Alceste lúc nào cũng đói.  

Thằng Alceste bảo tôi lên nhà nó, bởi vì mẹ nó vừa mới mua một cuốn sách tuyệt diệu có ảnh màu. Vậy là tôi vào nhà Alceste, và tôi hơi bị thất vọng một tí. Cái cuốn sách trứ danh của nó chỉ là một cuốn sách dạy nấu ăn, nhưng vì thằng Alceste có vẻ thích cuốn sách đó ghê, nên tôi không nói gì sất cả và thậm chí tôi còn làm ra vẻ quan tâm đến tất cả các thể loại gà mái tơ điểm nấm đen, khoai tây rán phồng và cá măng phủ kem được đánh dậy.

Alceste ấy à, nó lấy ngón tay trỏ hình cho tôi xem và nó nuốt nước bọt. Còn tôi, tôi muốn đi lắm, nhưng thằng Alceste cứ trỏ hết cái này đến cái khác.

Cũng may, chúng tôi cũng xem đến cuối cuốn sách, chỗ người ta giải thích cách làm món zabaglione, một món tráng miệng có vẻ không tồi chút nào. Nhưng thời gian trôi qua và tôi tự nhủ rằng mẹ sẽ chẳng hài lòng, thế là tôi mau chóng chào tạm biệt Alceste, cái thằng chẳng hề nghe thấy, bởi vì nó bắt đầu giở cuốn sách để xem lại từ đầu.  

Tôi bước vào hiệu thực phẩm của ông Compani, ở đó, cũng may, tôi không hề phải đợi, chẳng có khách hàng nào khác.

Cũng phải nói rằng đã hơi muộn một chút. Nhưng mà tôi đã không thể nào nhớ ra thứ tôi phải hỏi mua ông Compani. Tôi chỉ nhớ được rằng đấy là cái gì đó như mẹ đã mua tuần trước.

Cái thằng Alceste nó đã làm rối tung cả đầu tôi với các thể loại nấu nướng của nó.   Cũng may, ông Compani, người có trí nhớ tốt, đã nhớ ra rằng mẹ đã mua của ông ấy hai gói bột giặt. Tôi liền chạy đi cùng mấy cái gói và tôi thậm chí cũng chẳng dừng lại để xem cái ông đang thay bánh xe ô tô. Mà cũng không phải bánh xe cũ. Cái ấy chắc đã bị đống chai vỡ làm bục tiếp, như là tôi đã bảo.  

Mẹ chẳng hề hài lòng, mẹ mắng tôi bởi vì tôi về quá muộn, cần phải nói rằng cái đó thì mẹ có lý. Nhưng tôi chẳng hề đồng ý khi mẹ bảo tôi rằng mẹ đâu có cần hai cái gói bột giặt.  

Dẫu sao cũng đâu phải lỗi của tôi khi mà mẹ đổi ý!

Cuộc đấu bò

KHI CHÚNG TÔI XUỐNG SÂN VÀO GIỜ RA CHƠI, chúng tôi tự hỏi không biết chúng tôi có thể chơi trò gì đây, bởi vì quả bóng đá của thằng Alceste đã bị tịch thu cho đến hết học kỳ.

- Hay chúng mình chơi trò đấu bò? thằng Geoffroy gợi ý.

- Đó là trò gì vậy? thằng Alceste hỏi. Và Geoffroy giải thích cho Alceste rằng nó đã xem một bộ phim kinh khủng, diễn ra ở Tây Ban Nha và rằng hay cực kỳ. Trò đấu bò được chơi trong một sân vận động, như bóng đá vậy, và có một con bò mộng và những người đấu bò ăn mặc hay kinh lên được và rằng những người đấu bò vẫy các tấm lụa đỏ, và con bò chạy đâm vào các tấm lụa bởi vì nó bị kích động khi người ta cứ vẫy các thứ màu đỏ trước mặt, và rồi sau đó, đấu sĩ hạ sát sẽ rút một thanh kiếm ra và ông ta giết con bò mộng và tất cả mọi người trong sân vận động liền đứng lên và tất cả đều kêu gào, thích không thể tả được. Tôi cũng vậy, tôi đã xem một bộ phim diễn ra ở Tây Ban Nha và tôi nói rằng chơi trò đấu bò là một ý tưởng hết sảy.

- Nhưng chúng mình làm gì có bóng! thằng Alceste nói.

- Đồ đần, thằng Geoffroy nói. Cần gì phải có bóng! Bởi vì tao đã bảo mày rằng trò này được chơi với một con bò mộng!

- Mày bảo ai là đồ đần? thằng Alceste hỏi.

- Mày, Geoffroy trả lời.

- Được rồi, Alceste nói. Khi nào tao ăn xong mấy cái bánh quết này thì mày sẽ biết. Bởi vì, tôi không biết tôi đã nói với các bạn chưa, Alceste là một thằng bạn rất to béo, nó ăn luôn mồm và khi ra chơi nó luôn mang theo hàng đống bánh quết. Và chưa ăn xong bánh quết thì nó chẳng bao giờ đánh nhau.

- Thế Tây Ban Nha nó ở đâu? thằng Clotaire hỏi. Điều này thì khiến chúng tôi phát phì cười, bởi vì Clotaire là cái thằng xếp bét lớp, chả bao giờ biết cái gì với cái gì, thế mà nó còn có ti vi ở nhà cơ đấy! Chúng tôi giải thích với nó rằng Tây Ban Nha là cái mảnh nước ở ngay phía bên dưới nước Pháp ở trên bản đồ. Thằng Clotaire phật ý vì chúng tôi cười nó.

- Có thể là tao không biết Tây Ban Nha ở đâu, nó nói, nhưng tao đã nhìn thấy một con bò mộng khi tao đi nghỉ hè rồi. Mặc dù chớ dại mà vào trong bãi cỏ khi nó ở đấy, bởi vì nó hung dữ kinh lên được. Nhưng tao ấy à, tao chẳng sợ.

- Được rồi, thằng Geoffroy nói. Thế thì mày sẽ là bò mộng. Còn tao, dĩ nhiên tao sẽ là đấu sĩ hạ sát, và tao lóng lánh ở trên, cùng một cái quần bó đến gối và tất dài màu trắng. Và tao sẽ rất cao và rất thon. Bởi vì chính thằng Geoffroy nghĩ ra ý chơi đấu bò nên chúng tôi không ai phản đối gì.

- Còn tao, tao sẽ là trọng tài, thằng Joachim nói.

- Mày có hơi bị điên không hả? thằng Rufus nói. Trọng tài là tao, bởi vì tao là người có còi! Đúng vậy thật! Bố thằng Rufus là nhân viên cảnh sát đã cho nó một trong những cái còi nảy hột cũ của ông ta, và từ đó, khi chúng tôi chơi, thằng Rufus lúc nào cũng làm trọng tài.

- Đấy không phải là lý do! thằng Joachim kêu lên. Không phải mày cứ có một cái còi là mày lúc nào cũng làm trọng tài. Tao đã chán ngấy lên rồi! Ngoài ra, nghe đây này, tao không cần cái còi bẩn thỉu của mày mới làm được trọng tài. Và thằng Joachim bắt đầu thổi còi nảy hột bằng cách kêu lên: “Tuyyýt, tuyyýt!” rất khá.

- Sao chúng mày ngốc thế! thằng Geoffroy kêu lên. Không có trọng tài! Khi đấu sĩ hạ sát giết chết con bò là ông ta thắng, có vậy thôi!

- Thế ra, thằng Maixent nói, ngay từ đầu người ta đã biết là ai sẽ thắng rồi? Sao chơitrò gì mà ngu thế! Này, chúng mày làm tao phát phì cười!

- Thế nào, tôi nói với thằng Geoffroy, nếu mày là đấu sĩ hạ sát, thì tao là gì đây?

- Mày ấy à, thằng Geoffroy nói, mày có thể là gã ngồi trên ngựa, cầm giáo đâm vào con bò. Gã này thì ăn mặc không bằng đấu sĩ hạ sát, nhưng mà đấy cũng là một người chơi quan trọng.

- Thế thì tao làm gã ngồi trên con ngựa cầm giáo, tôi nói, nhưng mà không có chuyện tao lại ăn mặc kém mày! Không, đừng có đùa! Thế là thằng Geoffroy nói rằng thôi được, rằng tôi có thể ăn mặc không kém nó, dù như thế thì không phải giống đấu bò thật sự. Xét cho cùng thì đúng vậy, bởi vì thằng Geoffroy có một ông bố rất giàu, và nó luôn luôn phải ăn mặc hơn hẳn những đứa khác!

- Với cả tao muốn con ngựa của tao phải màu trắng! tôi nói.

- Còn tao, tao rất muốn làm con ngựa trắng của mày, thằng Eudes nói, cái thằng đúng là bạn tốt, và vì nó rất khoẻ, nó sẽ là một con ngựa rất hay.

- Thế thì, thằng Clotaire nói, tao cũng phải màu trắng!

- Không được! thằng Geoffroy kêu lên. Mày là con bò mộng, và bò mộng thì màu đen. Mày đã nhìn thấy con bò mộng màu trắng ở đâu chưa? Hay con bò mộng mà mày nhìn thấy khi đi nghỉ có màu trắng?

- À! Hay nhỉ! thằng Clotaire nói. Thế nào, thằng Eudes thì có thể làm ngựa trắng, thế còn tao thì phải làm bò mộng đen hử? Tao không bao giờ nhé! Tao có thể trắng như bất cứ thằng đần nào!

- Mày muốn ăn đấm vào mũi hử? thằng Eudes nói. Và nó đấm một phát vào mũi thằng Clotaire, và bởi vì tôi đang ở trên vai Eudes, tôi suýt nữa thì ngã, và dùng ngón tay giả vờ làm súng, tôi bắn: “Pằng! Pằng!” vào Clotaire, cái thằng đang đá liên hồi vào con ngựa.

- Sao lại pằng pằng? thằng Geoffroy kêu lên. Mày có giáo cơ mà, thằng đần! Mày đâu phải là cao bồi, mày là người đấu bò cưỡi ngựa cơ mà!

- Tao cứ thích làm cao bồi thì đã sao? Tôi kêu lên. Bởi vì, xét cho cùng, cái thằng Geoffroy lúc nào cũng muốn chỉ huy này khiến tôi bực cả mình. Và rồi chúng tôi nghe thấy một hồi còi tướng: đó là Rufus, cái thằng bắt đầu kêu lên: “Phạt đền! Phạt đền!” - Tuyyýt! Tuyyýt! thằng Joachim kêu lên. Không, thưa mày! Không, thưa mày! Trọng tài là tao! Tuyyýt! Thế là thằng Rufus tát tai Joachim, thằng này bèn tát lại, thế rồi tôi bị ngã ngựa bởi vì hai thằng Eudes và Clotaire đã vừa lăn ra đất vừa tát nhau, và vì thằng Maixent phá lên cười, tôi bèn cho nó một cái tát ra trò. Còn Geoffroy, nó cúi xuống rồi vẫy khăn mùi soa trước mặt thằng Clotaire, và kêu lên: “Bò mộng! Bò mộng!” Và tôi không hiểu một con bò mộng thật liệu nó có lao vào không, không phải vì cái khăn mùi soa của Geoffroy chẳng phải màu đỏ, mà là vì nó bẩn kinh lên được. Và rồi Alceste vừa nhảy xổ vàoGeoffroy vừa kêu lên: “Thế nào, mày bảo ai là đồ đần?” Cái thằng Alceste chắc nó phải ăn nhanh kinh lắm, bởi vì tôi không thể nào tin nổi là nó đã sẵn sàng sớm đến vậy. Cả lũ chúng tôi chơi vui lắm và rồi thầy Mouchabière chạy đến. Thầy Mouchabière là một trong số các thầy giám thị, và chúng tôi vẫn còn chưa tìm được cho thầy một biệt danh tức cười.

- Cái lũ nhãi man rợ này! thầy Mouchabière kêu lên. Lần nào cũng như lần nào! Tôi bắt đầu chán ngấy các cậu rồi! Tất cả các cậu sẽ bị phạt! Không đánh nhau nữa! Thôi! Dừng ngay! Và xếp ngay thành hàng! Tôi đã kéo chuông hết giờ ra chơi rồi! Thế là chúng tôi đi xếp hàng, và thằng Geoffroy tức điên lên.

- Với chúng mày, nó nói, thì chẳng bao giờ chơi đươc trò gì thông minh hết. Tất cả chúng mày đều ngu! Cả lũ chúng mày! Điều thằng Geoffroy nói chẳng hề đúng; bằng chứng là trongkhi đi theo hàng để vào lớp, tôi đã nghe thầy Nước Lèo - đấy là một thầy khác trong số các giám thị - nói chuyện với thầy Mouchabière.

- Thế nào, thầy thầy Nước Lèo hỏi, mọi thứ tốt đấy chứ?

- Một cuộc đấu bò thật sự! thầy Mouchabière trả lời.

Ông thợ nước

TỪ LÂU RỒI có một chỗ rò nước ở bên dưới chậu rửa bát trong bếp, và mẹ, rồi đến bố đều đã gọi điện nhiều lần cho ông thợ nước, và ông thợ nước lúc nào cũng nói rằng ông ta sẽ đến ngay khi có thể, nhưng ông ta chẳng bao giờ đến. Thế là mẹ bảo chính bố thử sửa cái chỗ rò, bố bảo rằng không, rằng bố không phải là thợ nước và rằng bố sợ lại gây ra chuyện gì dớ dẩn, và mẹ nói với bố rằng có lẽ là bố nói đúng.

Thế là bố liền thử sửa chỗ rò, nhưng bố không thành công và bố đã bị đau ở ngón tay. Thế là mẹ, trong khi chờ đợi thợ nước, đã quấn giẻ vào ống nước chậu rửa bát, rồi mẹ đặt một cái xô ở bên dưới, khi nào xô đầy, mẹ lại đổ nó vào chậu rửa, và mẹ phải làm vậy càng ngày càng thường xuyên. Chiều thứ Bảy, tan học về, tôi thích chí lắm, đầu tiên là vì tan học chiều thứ Bảy bao giờ cũng hết sảy, bởi vì chúng tôi biết rằng ngày hôm sau chính là Chủ nhật, thế rồi cũng là vì bố mẹ đã mời ông bà Malbain đến nhà tôi dùng trà.

Ông Malbain làm việc cùng phòng với bố, và cả hai chơi thân với nhau lắm; bố luôn kể cho chúng tôi những trò chớt nhả mà bọn họ làm ở văn phòng.

Tôi ấy à, tôi rất thích mỗi khi mời khách đến dùng trà, bởi vì mẹ sẽ chuẩn bị hàng đống và hàng đống thứ ngon tuyệt. Khi về đến nhà, tôi đã chạy, ông và bà Malbain còn chưa tới; mẹ đang chuẩn bị bàn trà – có món bánh kem mứt dâu – và bố nói với tôi:

- Khi có tiếng bấm chuông, con cứ để bố mở; bố sẽ làm một trò chọc cười nhà Malbain.

- Trò gì vậy? Trò gì vậy, hả bố? tôi hỏi.

- Bố sẽ mặc cái áo bạt, bố vừa trả lời tôi vừa cười, thế rồi khi bố mở cửa, bố sẽ bảo Malbain và vợ anh ta: “Các vị đấy à? Ngạc nhiên chưa! Nhưng tôi có hẹn các vị hôm nay đâu! Thứ Bảy tuần sau các bạn mới phải đến mà... Ôi trời ạ! Thật là khó xử bởi vì, các vị thấy rồi đấy, tôi đang chuẩn bị ra ngoài.” Tôi ấy à, tôi cười và tôi vỗ tay. Bố có những ý tưởng kinh khủng. Với bố, chúng tôi vui vẻ đến mức bạn không thể biết được. Còn mẹ, trong phòng ăn, mẹ nở một nụ cười, và mẹ nói:

- Nhà tôi có hai đứa trẻ ranh, nhưng tôi không biết đứa nào thì bé hơn đây! Thế rồi có tiếng chuông reo ngoài cửa. Vậy là bố nhanh chóng khoác áo bạt mà bố đã chuẩn bị trên ghế phô tơi, còn tôi, tôi nóng ruột đến mức tôi bật cười và nhảy nhảy trên tấm thảm. Và rồi bố vừa mở cửa ra vừa cố giữ vẻ nghiêm chỉnh, đấy là ông thợ nước.

- Tôi là thợ nước, ông thợ nước nói. Có phải chính ở đây các vị bị rò nước?

- Vâng, bố nói, có vẻ ngạc nhiên hết sức. Tôi không hề đợi ông đến vào ngày hôm nay.

- Tôi thấy rồi, ông thợ nước nói. Anh đã vận đồ để đi ra ngoài; nếu anh muốn, tôi có thể trở lại vào hôm khác.

- Không, không, không, bố nói. Tôi không đi đâu cả, ngược lại, tôi còn đang đợi khách.

- Thôi được rồi, ông thợ nước vừa nói vừa nhìn cái áo bạt của bố, chỗ rò của các vị có nghiêm trọng không? Bố dẫn ông thợ nước vào, bố cởi áo bạt ra, và bố bảo ông ấy rằng chỗ nước rò là ở trong bếp, và rồi có tiếng bấm chuông cửa.

- Xin lỗi, bố nói.

- Cứ tự nhiên, ông thợ nước nói. Bố mở cửa ra, và lần này thì là ông Malbain và bà Malbain. Ông Malbain dán một bộ ria mép to tướng dưới mũi, và ông ta vừa cười vừa kêu lên:

- Quái thật, có phải giao than ở đây không hả? Bố dẫn ông với bà Malbain vào phòng khách, và khi ông Malbain nhìn thấy ông thợ nước, ông ấy liền ngừng cười, và ông ấy bóc cái bộ ria ra. Bố và mẹ, ông Malbain, bà Malbain và ông thợ nước cùng bắt tay nhau, ông và bà Malbain ôm hôn tôi, bố trỏ ông thợ nước rồi bố nói:

- Ông đây là thợ nước. Chỗ chúng tôi bị rò nước.

- A! Tốt lắm, bà Malbain nói.

- Mời ông đi lối này, mẹ nói. Tôi sẽ chỉ cho ông. Thế là ông thợ nước và tôi cùng đi theo mẹ vào trong bếp, và mẹ chỉ cái ống nước dướichậu rửa, và mẹ nói:

- Chính là ở đây. Ông thợ nước và tôi cùng cúi xuống, ông thợ nước nhìn cái ống nước, ông ta nhấc cái giẻ ra, ông ta lấy ngón tay gãi mũi, và ông ta hỏi:

- Xìììì! Ai đã lắp đặt cho bà vậy?

- Khi chúng tôi dọn đến đây thì đã thế rồi, mẹ giải thích. Mới cách đây một tháng chúng tôi còn được yên ổn.

- Xìììì! Ông thợ nước nói. Dĩ nhiên rồi, bà đã phải mất công đợi lâu để gọi tôi... Hãy nhìn xem cái chỗ này! Thật xấu hổ! nó không thể giữ nổi nữa, lúc nào cũng như vậy; người ta cứ tiết kiệm với tiết kiệm vẩn, chẳng có một tí thức nghề nghiệp gì, cho nên dĩ nhiên là sớm hay muộn nó cũng rò rỉ, và chỉ có tôi là người sửa chữa hỏng hóc! Này, thưa bà, bây giờ tôi còn đang bận việc ở cả một công trường, chính tôi làm việc lắp đặt ống nước. Thế mà, vừa mới hôm qua tôi đã đi gặp ông kiến trúc sư, và tôi nói với ông ta: “Ông Lévier - đấy là ông kiến trúc sư, ông Lévier,t ôi ấy à, tôi hoàn toàn tôn trọng các dự án thôi, nhưng mà tôi cũng rất muốn báo trước cho ông ngay lập tức: tôi không chịu trách nhiệm về việc lắp đặt đâu đấy. Bởi vì nó sẽ không-thể-ổn-được!” Bà có hiểu không?...

- Vâng, vâng, mẹ nói. Bây giờ thì tôi phải xin lỗi ông, tôi còn có khách, và tôi đang bận phải...

- Cứ tự nhiên. cứ tự nhiên, ông thợ nước nói. Còn tôi, tôi ở lại trong bếp cùng với ông thợ nước, ông này sờ mó các đường ống và cứ “xìììì” hàng đống lần. Thế rồi, ông ta quay lại, ông ta nhìn tôi, và ông ta hỏi tôi:

- Nhóc con, cháu tên là gì?

- Nicolas, tôi trả lời ông ta.

- Thế nào, Nicolas, ông ta hỏi tôi, cháu thích việc lắp đặt ống nước không?

- Có ạ, thưa ông, tôi trả lời ông ta.

- Thế ở trường, cháu học tốt chứ? Ông ta hỏi tôi.

- Dĩ nhiên ạ, tôi nói. Đúng thế, tôi đã đứng thứ sáu trong bài kiểm tra ngữ pháp tháng này. Và rồi bố bước vào trong bếp.

- Nicolas, bố nói với tôi, đừng quấy rầy ông ấy. Để cho ông ấy làm việc.

- Ồ không, ồ không, ông thợ nước nói. Nó không quấy rầy tôi tí nào đâu. Chúng tôi đã thành bạn vong niên rồi, phải không nhỉ, Nicolas? Cần phải nói với anh rằng tôi có một đứa cháu trạc tuổi nó. Và cái tuổi đấy thì láu lắm! Xìììì! Nó tên là Théodore, như ông nó vậy. Một thằng quỷ sứ thật sự... Nhưng chúng ta có phải ở đây để nói về Théodore đâu nhỉ, phải không? Ông thợ nước cười và bố cũng cười nữa. - Thế chỗ rò thì sao? bố hỏi. - Ồ thì, ông thợ nước nói, như tôi đã nói với bà nhà, cần phải lắp đặt lại toàn bộ, bởi vì nói thẳng ra, chỗ này chẳng ra làm sao cả. Nhưng nói cho cùng, nếu các vị không muốn bị tốn phí, tôi có thể chữa tạm cho các vị một tí trong khi chờ đợi. Thế dù sao cũng tiện lợi hơn là hứng xô và bọc giẻ, phải không nào?

- Vâng, đúng vậy, bố nói. Cứ chữa tạm chỗ đó cho chúng tôi... Ông cần sửa trong bao lâu? - Ồ, trong vòng hai hoặc ba giờ là phải xong thôi, ông thợ nước nói.

- Tốt quá, bố nói. Đi nào, Nicolas, hãy để ông đây làm việc.

- Nhưng, ông thợ nước nói, tôi sẽ không sửa ngay hôm nay đâu: với lại tôi cũng chẳng mang theo đồ nghề lẫn thợ phụ. Tôi chỉ đến xem thôi. Tôi sẽ quay lại. xem nào... Ngày mai, là Chủ nhật rồi... Thứ Hai, tôi nghỉ làm... Xem nào, thứ Ba, tôi ở công trường... Thứ Tư hoặc thứ Năm. Nói tóm lại là trước cuối tuần. Trong khi chờ đợi, tôi sẽ cúp nước choông bà, bởi vì để thế này dễ bị thất thoát... Đừng có động đến đường ống, cậu nhỏ.

- Nicolas! bố kêu lên, đột nhiên bố có vẻ tức giận hết sức. Bố đã bảo con không được ở đây cơ mà! Mà con chắc chắn vẫn còn phải làm bài tập nữa! Lên phòng con mau!

- Nhưng con còn chưa ăn quà chiều, còn bài tập sáng mai con làm cũng được.

- Lên ngay lập tức! bố quát lên.

- Ồ, anh àm vậy là đúng đấy, anh ạ, ông thợ nước nói. Cần phải nghiêm khắc. Với thằng nhóc Théodore nhà tôi, tôi cũng giống như anh vậy; nếu mình mà không cứng rắn một tí với cái lũ nhãi ấy, là chúng nó chơi nhởn suốt ngày. Xìììì!

Cái bút máy

 SÁNG NAY, thằng Geoffroy bước vào sân trường, nó dừng lại và kêu lên với chúng tôi: “Ê! Bọn mày! Đến xem tao có gì!” Kinh thế cơ chứ, mỗi lần cái thằng Geoffroy mang cái gì đến trường, là nó không đi đến chỗ chúng tôi: nó đứng ở lối vào sân chơi, nó kêu lên nói với chúng tôi: “Ê! Bọn mày! Đến xem tao có gì!” Thế là, chúng tôi đến xem và nó có một cái bút máy.

- Bố tao cho tao đấy, Geoffroy bảo chúng tôi. Thằng Geoffroy nó có một ông bố rất giàu lúc nào cũng cho nó hàng đống thứ.

- Bố tao mua cái bút này làm quà cho tao là để khuyến khích tao học tốt, Geoffroy giải thích với chúng tôi.

- Thế là nó đã khuyến khích mày chưa? Thằng Clotaire hỏi.

- Nào tao đã biết đâu, Geoffroy nói, tao có nó mới từ tối hôm qua. Cái bút máy của thằng Geoffroy hay phết, màu đỏ, có một vòng mạ vàng ở giữa và xung quanh. Thằng Geoffroy chỉ cho chúng tôi làm thế nào để bơm mực, và nó bảo chúng tôi:

- Với cả ngòi bút bằng vàng đấy. Đến đó thì cả lũ chúng tôi phì cười. Thật vậy đấy, nó là cái thằng dối trá, Geoffroy ấy, nó chỉ có nói nhăng cuội. Nhưng thằng Geoffroy không thích bị chúng tôi cười cợt.

- Xem đây, nó vừa nói vừa giơ cái ngòi bút ra cho chúng tôi. Nó màu vàng và nó nhấp nhánh, chẳng phải vàng là gì?

- Ồ, cái đó chẳng có ý nghĩa gì sất, thằng Rufus nói, mẹ tao tặng bố một cái cà vạt màu vàng nhấp nhánh, thế mà nó có phải bằng vàng đâu. Thậm chí nó còn sinh chuyện với mẹ là nữa là khác, bởi vì bố không muốn đeo cà vạt. Tiếc thế chứ, bởi vì cái cà vạt của bố tao hay phết.

- Mày làm bọn tao bực cả mình với cái cà vạt của bố mày, thằng Geoffroy nói. Cái ngòi bút của tao đây này, nó bằng vàng thật!

- Đưa đây xem nào, Joachim nói, cái thằng chìa tay ra để lấy cái bút, nhưng Geoffroy không muốn đưa nó.

- Nếu mày muốn một cái bút, thằng Geoffroy nói, mày chỉ việc bảo bố mày mua cho mày một cái.

- Mày đã nói gì động đến bố tao thế hả? thằng Rufus hỏi. Thử nhắc lại xem. Geoffroy kinh ngạc nhìn Rufus.

- Bố mày á? Tao đâu biết tao đã nói gì động đến bố mày.

- Mày biết mà, thằng Rufus giải thích cho nó, về cái chuyện cà vạt ấy …

- À! Phải rồi! thằng Geoffroy nói, tao nói mày làm bọn tao bực mình với cái cà vạt của bố mày. Thế là Rufus tát cho Geoffroy một cái, còn Geoffroy, nếu có một thứ gì mà nó không thích, đấy chính là việc người ta tát nó.

- Nếu mày thích, thằng Alceste nói, tao sẽ cầm bút cho mày, trong khi mày đánh nhau với thằng Rufus. Thế là Geoffroy đưa cái bút cho thằng Alceste và nó đi tát Rufus, cái thằng cũng đang chờ sẵn. Alceste vặn cái bút ra xem ngòi và thằng Joachim bảo nó:

- Đưa đây xem tí nào.

- Nếu mày muốn một cái bút, thằng Alceste bảo nó, mày chỉ cần làm như thằng Geoffroy nó nói: bảo bố mày mua cho một cái. Thằng Joachim dẫu gì vẫn rất muốn lấy cái bút, và Alceste, cái thằng hơi bị bất ngờ và tay thì lúc nào cũng đầy bơ dây ra từ mấy cái bánh quết, đã buông cái bút ra khiến nó rơi xuống đất, ngòi cắm xuống trước, bụp! Đừng có bao giờ đưa cho thằng Alceste những gì trơn quá.

- Bút của tao! Geoffroy kêu lên, cái thằng đã chạy đến.

- Sao nào, thằng Rufus nói, mày không dám nữa hả? Nhưng thằng Geoffroy chẳng nghe nữa; nó tiến đến chỗ Alceste và nó đẩy luôn cái thằng này.

- Tại sao mày vứt bút tao xuống đất, đồ đần? thằng Geoffroy kêu lên Alceste ấy à, cái thằng tức giận kinh lên được và nó đá vào cái bút một phát rất mạnh.

- Đã thế thì tao cho cái bút bẩn thỉu của mày biết! Cái bút văng đến trước mặt Maixent, cái thằng đá luôn cho tôi.

-Chuyền đây nào! Chuyền đây nào! Thằng Eudes kêu lên. Và tôi chuyền cho thằng Eudes, một quả chuyền khá dài, và thằng Rufus vừa tức giận chạy đến vừa kêu lên:

-Quả đấy không tính! Mày việt vị rồi! Tôi ấy à, tôi phát phì cười vào chuyện đó, cái thằng Rufus lúc nào mà chẳng thế; vì nó chơi bong kém, nên nó nói rằng những đứa khác phạm lỗi. Nhưng chúng tôi chẳng thể kịp cãi nhau, bởi vì thằng Geoffroy nó keu la đến mức y như rằng: thầy Nước Lèo đã chạy tới. Cái thằng Geoffroy ngu thật! Thầy Nước Lèo, chính là thầy giám thị của chúng tôi, và với thầy thì đừng có mà đùa!

-Chuyện gì xảy ra ở đây vậy? thầy hỏi.

-Chúng nó là một lũ độc ác và ghen tị! thằng Geoffroy có vẻ tức giận ghê gớm hét lên. Tất cả là bởi vì lũ chúng nó không có ngòi bút bằng vàng!

-Mày cũng thế thôi! Đồ dối trá! Thằng Rufus kêu lên.

-Mày thử nhắc lại ngòi bút của tao không phải bằng vàng xem nào! Thằng Geoffroy kêu lên. Thầy Nước Lèo trợn mắt nhìn chúng tôi. Hãy nhìn vào mắt tôi đây, tất cả các cậu. Tôi đã chán ngấy việc thấy các cậu cư xử như lũ man rợ và nghe cách cậu kể lể những thứ đầu ngô mình sở rồi. Còn cậu, Geoffroy, hãy bình tĩnh lại và giaiả thích cho tôi nghe chuyện gì xảy ra.

Thế là, thằng Geoffroy kể cho thầy ấy vụ cái bút, nó còn nói rằng chúng tôi là lũ ghen tị, bởi vì bó chúng tôi không bao giờ cho chúng tôi những cái bút cực kỳ như của nó để khuyến khích chúng tôi, và rằng chúng tôi như vậy là cũng đáng, và rằng cái ngòi bút là bằng vàng thật, và rằng cái bút của nó là cái bút đẹp nhất trường, và thầy Nước Lèo nói rằng chuyện đã vậy rồi, hãy bình tĩnh, và rằng chúng tôi trả cái bút lại ngay cho bạn, và rằng chúng tôi hẳn phải thấy xấu hổ vì đã hành động như vậy, lũ đầu bò đầu bướu.

-Này, Geoffroy, thằng Joachim nói, cái bút của mày đây. Geoffroy sắp sửa cầm cái bút thì thầy Nước Lèo nói:

-Không được, tôi sẽ giữ cái bút này. Tôi tịch thu nó cho đến khi tan học, Mặt khác, ở trong túi tôi thì tốt hơn nhiều ở trong tay các cậu, lũ ăn tàn phá hại! Thế là thằng Joachim đưa cái bút cho thầy Nước Lèo, và rồi thầy Nước Lèo nhìn thấy những ngón tay của thầy và chúng đầy những mực. Thầy ở yên một lát để nghĩ, và rồi thầy nói:

-Thôi thế này cũng được, Geoffroy, tôi trả cậu cái bút nhưng hãy hứa với tôi là phải ngoan. -Nếu thầy muốn, thằng Geoffroy nói, thầy có thể giữ cái bút cho đến khi tan học; đấy không phải là một ý tưởng tồi, bởi vì …

-Geoffroy! Cầm lại bút của cậu! thầy Nước Lèo kêu lên. Thế là thằng Geoffroy cầm lại cái bút máy, và bởi vì tay nó dính đầy mực, nó bèn chùi đi chùi lại vào tay áo, bởi vì về thằng Geoffroy thì ai muốn nói gì thì nói, song nó rất, rất chi là chải chuốt. Rồi sau đó, nó dỗi chúng tôi cho đến khi thầy Nước Lèo rửa xong tay và kéo chuông vào lớp. Cô giáo bảo chúng tôi giở vở ra, bởi vì cô sẽ đọc cho chúng tôi một bài chính tả. Thế là thằng Geoffroy bèn lôi cái bút ra, rất chi là tự hào, và cả lũ chúng tôi đã ngạc nhiên lắm ấy. Bởi vì, các bạn không thể không tin, nhưng cái bút trứ danh của thằng Geoffroy, phí cả công có ngòi bằng vàng với cả này nọ, chẳng thể viết nổi một chữ! Bởi vì như Geoffroy bảo chúng tôi lúc tan học: “Đồ mà mình mua bây giờ lúc nào cũng như thế hết: ngay khi mình động vào, là y rằng đã hỏng”

Râu đỏ

HÔM NAY THẰNG ALCESTE ĐẾN NHÀ TÔI CHƠI, và như thế thích cực, bởi vì là một thằng bạn và cả hai đứa chúng tôi hợp nhau lắm. Nó đến với một quả bóng đá trong tay và hai cái bánh quết mứt trong túi; nó rất thích ăn, Alceste ấy, và nó không bao giờ đi chơi mà không có đồ ăn dự phòng.

-Hãy ra ngoài vườn chơi cho ngoan, mẹ bảo chúng tôi, và đừng có gây ầm ĩ quá, bởi vì bố bị mệt và bố muốn được nghỉ ngơi.

-Được thôi ạ, thằng Alceste nói, chúng cháu sẽ chơi đá bóng và chúng cháu sẽ cố không kêu gào, trừ phi thằng Nicolas ăn gian.

-Không, không, không! Không chơi đá bóng, hai đứa sẽ lại làm vỡ kính cửa sổ cho mà xem; hãy tìm trò khác mà chơi, thứ gì đó yên tĩnh ấy, mẹ nói, và mẹ bỏ đi.

-Thế nào đây, thằng Alceste nói, nếu không chơi đá bóng thì mình sẽ chơi gì bây giờ?

-Hay chơi trò cướp biển? tôi nói.

-Trò cướp biển? thế mình chơi trò cướp biển như thế nào? Thằng Alceste hỏi tôi. Thế là tôi bảo Alceste rằng chúng tôi sẽ chơi trò Râu - đỏ, đấy là một câu truyện hết sảy tôi đọc được ở trên báo, trong đó có một lũ cướp biển, thủ lĩnh của chúng nó có bộ râu đỏ rực chính vì thế mà người ta gọi hắn là Râu-đỏ, hắn lúc nào cũng chiến đấu với hàng đống kẻ thù, nhưng quan trọng gì đâu, bởi vì lúc nào hắn cũng thắng, và mỗi lúc hắn thắng hắn lại kêu lên những thứ đại loại như: “Dô ta nào, các cậu!” với “Cuốn buồm lên!”, hắn có một bè lũ trung thành kinh lên được lúc nào cũng tiến công áp sát mạn những tàu khác, và bọn chúng có vẻ vừa làm thế vừa cực vui, còn những người khác thì không được hài lòng, nhưng như thế cũng tốt với bọn họ, bởi vì bè lũ độc ác, và Alceste bảo tôi rằng ý tưởng chơi trò cướp biển đúng là hay cực.

-Thế còn tàu, thằng Alceste hỏi tôi, lấy tàu ở đâu ra? Tôi nói với nó rằng con tàu sẽ là tất cả xung quanh cái cây trong vưởn; cái cây sẽ là cột buồn nói chúng tôi căng buồn với treo cổ kẻ thù; thế và con tàu sẽ có tên là Đại Bàng Đen, y như trên báo. Còn đại bác, vì chúng tôi không có, chúng tôi sẽ dùng quả bóng đá và sẽ làm như thể đó là một khẩu đại bác: bùm, bùm.

-Nhưng chúng mình không đủ đông để chơi trò cướp biển như trên báo, thằng Alceste nói, còn thiếu bọn bạn để làm bè lũ trung thành. Thế là tôi giải thích với nó rằng mình cứ giả như có đi, và không có cả bọn đông lại còn tốt hơn, vì nếu không tất cả lũ lại muốn làm thuyền trưởng, và, thay vì chơi ngoan không ầm ĩ, chúng tôi sẽ gây sự đánh nhau và thế là khiến bố thức dậy, và bố sẽ không hài lòng, và thằng Alceste bảo rằng tôi có lý và ngay sau đấy, chúng tôi có thể bắt đầu chơi. Khi Alceste ăn xong mấy cái bánh quết và chỗ mứt còn dính dưới đáy túi, tôi bảo nó:

-Được rồi. Vậy tao sẽ đội một cái mũ đen nhọn chop, mặc một cái áo vest to, đeo một cái thắt lưng lớn, tao sẽ có một thanh kiếm và một đôi ủng cao đến tận đây. Thế và tao sẽ có một bộ râu đỏ to tướng, còn mày ăn mặc thế nào thì tùy thích nhưng mày cũng sẽ có một thanh kiếm, chát, chát, chát và mày sẽ thử cố cập mạn vào tàu tao, vào tao sẽ hét bè lũ trung thành của tao là: “Dô ta nào, các cậu!”, và bọn chúng cuốn buồm lên. Bắt đầu chứ? Nhưng thằng Alceste không động đậy. Nó thọc hai tay vào trong túi như thể nó vẫn đang lần tìm mứt, và nó hỏi tôi:

-Thế tại sao mày lại có bộ râu đỏ?

-À, tôi nói, bởi vì tao là Râu-Đỏ, thủ lĩnh của bọn cướp, có vậy thôi.

-Mày có hơi bị điên không? Alceste hỏi. Tại sao mày lại là Râu-Đỏ mà không phải tao?

-Mày mà là Râu-Đỏ? Tôi nói, đừng làm tao phát phì cười! và tôi bắt đầu phì cười, và điều đó khiến Alceste không vừa lòng, cái thằng nói rằng nếu nó không phải Râu-Đỏ, nó sẽ không chơi trò cướp biển với tôi, và rằng nó truyền đời không bao giờ nói chuyện với tôi nữa. Điều tôi không thích ở lũ bạn lắm, đó là bọn chúng nó chẳng biết thế nào là chơi, thật đấy chứ còn sao nữa, xét cho cùng!

-Đây là vườn nhà tao, tôi nói với Alceste, và Râu-Đỏ chính là tao. Còn nếu mày không muốn chơi thì mặc kệ, tao chơi một mình! Và tôi bắt đầu kêu lên: “Dô ta nào, các cậu! Cuốn buồm lên!” rồi tôi chạy xung quanh cái cây làm như thể rất chi là vui, để chứng tỏ cho thằng Alceste thấy nó là đồ ngốc! Nhưng nó cũng chạy nữa và nó cũng quành lại kêu:

-Dô ta nào, bè lũ trung thành! Tao, Râu-Đỏ, tao chỉ huy chúng bay áp sát! Cuốn buồm lên! Chát, chát, chát!

-Thế không tính! Thế không tính! Tôi kêu lên, mày không phải là Râu Đỏ, và mày không có quyền đi lên tàu của tao! -Thế hử? thằng Alceste nói, vậy thì cho tàu của mày biết tay tao này! Và thằng Alceste đá một phát rất mạnh vào cây, thế là, tôi cho nó một cái tát và tôi đã bị dính đầy mứt vào tay. Thế là chúng tôi đánh nhau và thằng Alceste kêu lên: “Mày không có râu đỏ! Mày không phải người có râu đỏ! Người có râu đỏ chính là tao!”Cái thằng đúng là không đùa tí nào, Alceste ấy. Tôi chưa hề thấy nó tức giận đến như thế kể từ cái lần một đứa dẫm lên cái bánh săng đuých của nó vào giờ ra chơi. Và rồi, bố đã đến. Bố cũng chẳng hài lòng.

-Hai đứa bay có dừng lại ngay lập tức không? Lũ nhãi! Bố quát lên. Thế nào, thế mà là chơi ngoan đấy hả? Cả khu người ta nghe thấy hai đứa bay hú hét. Hai đứa bay bị làm sao nữa vậy?

-Lỗi tại nó đấy ạ, thằng Alceste nói. Nó bảo rằng chính nó là người có râu đỏ, nhưng không phải thế!

-Phải như thế đấy, tôi kêu lên. Chính tao có bộ râu đỏ!

-Mày chỉ cậy có bố mày ở đây thôi, thằng Alceste nói. Nếu không, đứa nào có râu đỏ thì sẽ biết ngay!

-Đã thế, nếu mày không vừa ý, tôi nói, mày cứa việc cút ra khỏi cái tàu của tao, mày và bè lũ bẩn thỉu của mày!

-Được lắm, thằng Alceste nói, chúng tao sẽ đi và chúng tao sẽ không bao giờ thèm quay lại cái tàu thảm hại của mày! Và thằng Alceste bắt đầu bỏ đi, nhưng nó quay lại, nó nhặt quả bóng đá lên, và nó nói: “ Tao mang luôn cả đại bác của tao, đừng có mà đùa!”, và nó ra khỏi vườn, còn tôi, tôi kêu lên với nó rằng tôi rất vừa ý, rằng tôi không bao giờ để nó trèo lên chiếc Đại Bàng Đen nữa, rằng đại bác của nó tôi cóc cần, và rằng chúng tôi sẽ ghét nhau vĩnh viễn. Thế rồi, vì tôi không còn ai để chơi nữa, tôi đi vào nhà. Còn bố, vốn ở cạnh cái cây trong vườn rất lâu, thì cứ trợn tròn hết cả hai mắt. Rồi sau đó, bố đi vào trong nhà và bảo mẹ đưa cho bố thuốc đau đầu. Dạo này tôi thấy bố kỳ cục kinh lên được. Đúng như thằng Alceste nó nói với tôi ngày hôm sau, khi tôi đến chơi nhà nó: “ Người lớn ấy à, đố mà hiểu được.”

Một mình!

Ở NHÀ, tất cả chúng tôi đều rất khó xử; sáng mai chúng tôi phải đi đến nhà bà, người ở rất xa, và ở đó ba ngày, và dì Dorothée đã gọi điện nói rằng dì ấy bị ốm và dì ấy muốn bố với mẹ đến thăm dì ấy. Dì Dorothée cũng ở rất xa. Trong nhà, chỉ có mỗi bố, mẹ và tôi là không ở xa.

-Chúng ta sẽ làm gì bây giờ? Mẹ nói. Mẹ gặp chúng mình sẽ mừng lắm… Nhất là Nicolas…

-Thế thì, bố nói, em chỉ cần báo cho Dorothée là chúng ta không thể đến nhà dì ta được. Nói cho cùng, một trận cúm thì cũng chả nghiêm trọng đến vậy. Vì rằng dì ta cứ nói là viêm phổi, nhưng anh còn lạ gì Dorothée, đấy chỉ là cúm thôi.

-Nhưng mình không thể làm thế, mẹ nói. Em cũng vậy, chẳng lạ gì Dorothée; nếu mình mà không muốn đến thì sẽ thành một thảm kịch. Với cả dì có mỗi một mình, tội thân…

-Làm gì, dì ta không hề một mình! Bố kêu lên. Dì ta còn đầy bạn nữa, Dorothée ấy. Với cả nói riêng giữa chúng ta, anh luôn tự hỏi không hiểu thế nào mà dì ta lại có bạn bè được, với cái tính ấy!

-Đây không phải là lúc để tranh cãi về chủ đề gia đình, mẹ nói. Vấn đề là chúng ta không thể từ chối không đến nhà Dorothée.

-Thế thì đến nhà Dorothée, bố nói. Em biết rồi, anh ấy à, đến nhà Dorothée hay nhà mẹ em…

-Ồ, em biết thừa rồi, em nói. Nếu em trai Eugène của anh mà gọi thì anh sẽ đi ngay, cho dù anh có phải lết bằng đầu gối hàng cây số; nhưng vấn đề không phải thế… Chúng ta sẽ làm thế nào với Nicolas đây? Chúng ta không thể đưa nó đến nhà Dorothée được. Trước tiên là thế sẽ rất chán đối với nó, sau đó, anh biết Dorothée thế nào rồi đấy, nhất là khi dì ấy ốm; dì ấy không chịu nổi tí tị ầm ĩ nào, và dì ấy không hề dễ tính với trẻ con. Và chúng ta không thể để Nicolas ở nhà một mình…

-Gửi ai bây giờ? A, giá mà anh không cãi nhau với ông Blédurt… Có lẽ là em sẽ sang hỏi ông ấy…

-Hỏi Blédurt? Bố kêu lên. Không đời nào! Chính lão ấy phải đến xin anh tha lỗi! Đừng có đùa! Mẹ thở dài một cái, bố gãi cằm, bố nhìn tôi, bố nhìn mẹ, và bố nói:

-Anh có một ý, nhưng mà Nicolas phải đồng ý mới được

-Ý gì? Mẹ hỏi và tôi cũng hỏi.

-À ý này, bố nói. Nicolas có thể đi một mình đến nhà mẹ em.

-Một mình, mẹ kêu lên… Một mình thế nào?

-Rất đơn giản, bố giải thích. Sáng mai, chúng ta cho nó ra tàu, anh bảo người soát vé để ông ta quan tâm đến nó, và chúng ta sẽ báo trước với mẹ em để bà ra đón nó khi tàu đến. Không phải đổi tàu, đây là tàu chạy suốt, vớicả Nicolas là một cậu chàng lớn tướng rồi, phải không Nicolas?

-Phải rồi! tôi kêu lên.

-Như thế có họa là điên! Mẹ kêu lên.

-Phải rồi, nào, mẹ, phải rồi, đi nào mẹ! tôi kêu lên.

-Không, không và không! Mẹ nói. -Thế thì anh chịu chẳng biết chúng ta phải làm gì, bố nói.

-Phải rồi, phải rồi! tôi kêu lên. Con muốn đi một mình đến nhà bà! Con muốn đi một mình đến nhà bà! Thế rồi tôi bắt đầu chạy trong phòng khách, và tôi nghĩ rằng kể cho bọn bạn ở trường rằng tôi đã bắt tàu một mình thì hết sảy kinh lên được. Bọn nó sẽ cáu sườn phết, nào!

-Nhưng nó còn bé thế, mẹ nói.

-Không, con không còn bé, tôi kêu lên.

-Với cả, bố nói, đừng quên là nó đã từng đi du lịch không cần chúng ta khi nó đi nghỉ ở trại hè.

-Nó không đi một mình, mẹ nói. Có hàng chục đứa trẻ khác và các đội trưởng trông chừng chúng nó… Với cả lúc về thì chúng ta sẽ làm thế nào?

-Lúc về, bố nói, thì rất dễ; từ nhà Dorothée, chúng ta sẽ đi ô tô đến nhà mẹ em để đón Nicolas, và cả ba chúng ta sẽ cùng về.

-Hết ý! Hết ý! Tôi kêu lên. Tôi còn chạy một phát xung quanh cái bàn nhỏ có cái đèn, và mẹ nói rằng thôi được, mẹ sẽ đi gọi điện cho bà, và nếu bà đồng ý thì lúc đó hãy hay.

-Khi mẹ gặp bà trên điện thoại, mẹ giải thích cho bà chuyện dì Dorothée, và rồi mẹ nói với bà về tôi.

-Đấy là cách duy nhất, mẹ à, mẹ nói. Bọn con đã nghĩ đủ cách rồi, và … Vâng, Có chứ…, con biết … Mẹ nghe này, Mẹ có nghe con nói không đấy?... Thế thôi. Hoặc thế, hoặc thôi luôn. Mẹ có thể cũng có lý, rõ rồi, nhưng mà nếu mẹ không đồng ý, bọn con sẽ không thể đến được như đã hứa. Cả bọn con và Nicolas đều không… Tôi ấy à, tôi sốt ruột kinh lên được, và tôi lấy tay khua khoắng hàng đống phát, và rồi tôi chạy xung quanh mẹ, và rồi mẹ nói:

-Được rồi! Vâng, bọn con sẽ cho nó lên chuyến 8giờ 27… Có chứ, bọn con sẽ báo với trưởng tàu… Đúng vậy… Và bọn con sẽ đến đón nó vào Chủ nhật… Con hôn mẹ… Có chứ! Có chứ! Mẹ gác điện thoại, mẹ nhìn tôi, và mẹ nói:

-Bà của đồng ý rồi, Nicolas; con sẽ đi tàu một mình. Thế là tôi sợ kinh lên được. Mẹ nói rằng phải vào bàn ăn thôi, bởi vì sang mai chúng tôi phải dậy từ sớm, và tôi chẳng thấy đói tí nào, và trong bữa ăn, không ai nói năng gì, và rồi sau đó bố hỏi tôi:

-Ít nhất thì con không sợ đấy chứ? Tôi ấy à, tôi lắc đầu bảo không.

-Mà dĩ nhiên là thế rồi, bố nói. Nicolas của bố là đàn ông mà; đàn ông thì chẳng sợ. Với cả con sẽ thấy tất cả sẽ diễn ra ổn thỏa; nào, đi ngủ thôi, đại lữ khách! Khi rời khỏi bàn ăn, tôi đi về phía cái máy điện thoại, và mẹ hỏi tôi:

-Con làm gì thế, Nicolas?

-À, tôi nói, con sẽ gọi cho thằng Alceste để kể cho nó

-Hãy để cho cậu bạn Alecste của con được yên, bố vừa nói vừa cười. Con sẽ kể cuộc phiêu lưu của con cho cậu ta khi quay về. Bây giờ thì đi ngủ đi, bởi vì ngày mai, sẽ có cả một ngày dài mệt nhọc đang đợi con đấy! Tôi đi ngủ, và tôi rất căng thẳng, và rồi tôi có một cục nghẹn trong họng, bởi vì đúng thế, ra đi một mình thế này, có thể là rất tốt, nhưng nếu mình bị lỡ cái ga mà mình cần xuống, hoặc là bà không ở ga để chờ mình, đến thế thì tôi sẽ làm cái gì, và tôi mãi chẳng ngủ được, thế rồi ánh điện được bật lên, mẹ nghiêng mình xuống tôi, và mẹ bảo tôi:

-Dậy đi đồ lười! Muộn rồi. Nhanh lên nếu con không muốn bị nhỡ tàu. Trong ô tô, khi rag a, mẹ cho tôi hàng đống lời khuyên; mẹ bảo tôi phải hết sức chú ý xuống tàu ở ga có bà đón, đừng đi lại trong hành lang tàu, đừng nói chuyện với những người lạ, phải thận trọng trong khi bước xuống toa, và phải gọi điện đến nhà dì Dorothée ngay sau khi tôi đến nhà bà.

-Sao không để cho nó được yên nhỉ, bố nói. Nó sẽ xoay sở rất giỏi. Phải không? Nicolas? Tôi ấy à, tôi gật đầu bảo phải. Ở ga, bố mua vé cho tôi, và rồi mẹ mua cho tôi mấy tờ họa báo để đọc trên tàu. Còn tôi, tôi nắm tay bố rất chặt, và tôi có một cái cục to đùng nghẹn ở trong họng, và rồi, tôi không muốn đến nhà bà nữa. Trên bến, có hàng đống người, thế rồi bố nhìn thấy ông soát vé, bố đến nói chuyện với ông ấy, và rồi sau đó, bố trở lại cùng ông ấy.

-Hành khách của chúng ta đây hả? ông soát vé vừa hỏi vừa cười. Được rồi, các vị yên tâm, tôi sẽ để ý đến cháu và cháu sẽ được giao tới bến không phiền hà gì. Chúng tôi quen rồi mà. Ông soát vé đưa tay xoa đầu tôi, rồi ông ấy quay lại giải thích cho một bà đây đúng là chuyến tàu 8 giờ 27, vâng đúng thế thưa bà, rằng ông ấy biết chắc.

-Thế nào, con nghe rõ chưa, Nicolas? Mẹ bảo tôi. Đừng quên xuống tàu ở ga của bà, đừng lang thang trong hành lang tàu, đừng nói chuyện với người lạ, bước xuống toa phải để ý kỹ, và gọi điện đến nhà dì Dorothée cho bố mẹ, ngay khi…

-Em đã nói với nó tất cả những thứ ấy rồi, bố nói. Giờ hãy lên tàu đi thi thôi. Chúng tôi bước lên toa, chúng tôi đến trước một buồng, và bố nói rằng đây rồi, và rằng chỗ của tôi là ở bên cạnh cửa sổ.

-Thế hay lắm, bố nói. Như vậy con có thể ngắm lũ bò ngang qua. Bố cho va li của tôi vào lưới hành lý, mẹ đưa cho tôi các quyển họa báo, cái gói có bánh mì, sô cô la và chuối, mẹ bảo tôi phải chú ý xuống ga tàu của bà, đừng nói chuyện với những người tôi không biết, phải thận trọng khi bước xuống toa, và nhất là đừng quên gọi điện tới nhà dì Dorothée ngay khi tôi đến nơi.

-Đến giờ rồi, bố nói. Đi ngoan nhé, thỏ con, con trai lớn tướng của bố.

-Ồ! Nghe này, mẹ nói. Đúng là điên thật đấy. Giá em cứ tự đi nói với ông Blédurt…

-Thôi nào, thôi nào, tàu sắp đi rồi! bố nói. Tôi không muốn đi tí nào, Tôi ấy à, điều tôi muốn là đi đến nhà dì Dorothée cùng bố mẹ, thế rồi bố mẹ đã ôm hôn tôi hàng đống lần, và rồi mẹ cho tôi hàng đống lời khuyên mà tôi không hề nghe thấy, thế rồi bố kéo tay mẹ, thế rồi bọn họ ra khỏi buồng tàu, thế rồi tôi thấy họ ở trên bến, thế rồi bọn họ không có vẻ tươi cười, cho dù bố vẫn cứ nở một nụ cười to tướng trên miệng, thế rồi con tàu bắt đầu chạy, và tôi muốn khóc kinh lên được. Có một đống người ở trong buồng tàu, nhưng tôi không dám nhìn họ, tôi quay mặt về phía cửa sổ, tôi siết chặt tay vào cách quyển họa báo với cái gói có bánh mì, sô cô la và chuối, và tôi sợ sẽ ngủ quên rồi lỡ cái ga của bà kinh lên được, thế rồi những người trong buồng không nói gì và bọn họ đọc báo, và rồi đến lúc tôi mừng kinh lên được khi cánh cửa mở ra và người soát vé bước vào để thu vé, và ông ấy bảo tôi:

-Thế nào, cậu cả, mọi thứ như ý chứ? Nào, đừng có khó chịu; bác sẽ ở chỗ cháu khi tới lúc phải xuống. Nhất trí chưa? Thế rồi, thật tiếc, ông soát vé lại đi, và tôi chỉ sợ là ông ấy quên không đến chỗ thôi. Những người trong buồng nhìn tôi, và có nhiều người mỉm cười, nâhts là một bà béo, và tôi nhìn qua cửa sổ, và có các nhà máy, và cácđường dây điện thoại lúc nào cũng nhô lên rồi lại thụt xuống, và tôi sẽ xin bà cho tôi tọi điện thoại cho thằng Alceste sau khi đã gọi cho bố mẹ ở nhà dì Dorothée, Đã có các nhà máy khác, và các ga, và các ngôi nhà, và các cánh đồng, và trong lúc không ai để ý, tôi đã ném cái gói xuống dưới gầm ghế, bởi vì tôi không đói, và tờ giấy đã bẩn hết cả và tôi bị dây đầy sô cô la ra tay. Tôi lau bằng một quyển họa báo, mà tôi cũng ném xuống dưới gầm ghế, và tôi tự hỏi sẽ làm gì nếu bà không chờ tôi ở ga, và chúng tôi đi qua một cái cầu kêu ầm ĩ kinh lên được, và tôi biết cái cầu này, và tôi chỉ muốn ra hành lang tìm ông soát vé để bảo ông ấy đừng quên đến báo cho tôi khi đến nơi, thế rồi, thật hết sảy, ông soát vé bước vào buồng, thế rồi ông ấy bảo tôi:

-Cậu cả, sắp đến đây rồi! Bác sẽ lấy va li của cháu xuống. Cứ ở yên đấy. Thế rồi, vừa cầm va li, ông soát vé vừa đi kèm tôi cho tới tận cửa toa, con tàu bắt đầu chạy chậm lại, chúng tôi đã tới ga, và kia, trên bến, tôi đã thấy, ồ! Hết sảy thật, bà đang đứng ngó và có vẻ lo lắng ghê phết.

-Thỏ con! Cục cưng! Cháu yêu! Gà con! Bà vừa kêu vừa ôm lấy tôi. Sao bà lo thế cơ chứ! Ôi bà tự hào về con lắm, cậu chàng đi mà có mỗi một mình. Chắc cháu cũng sợ đấy nhỉ, cục cưng tội nghiệp của bà!

-Đâu có ạ, tôi nói. Thế rồi chúng tôi ra khỏi ga, bà chìa tay ra cho tôi, và tôi giúp bà qua đường.

Tuyết

ĐANG TRONG GIỜ SỐ HỌC, buổi chiều nay, ở trường, và cô giáo đang viết một bài toán lên bảng. Khi cô giáo quay lưng lại phía chúng tôi, đấy cứ thế, chúng tôi tranh thủ liền nói chuyện, để chuyền các mẩu giấy nhỏ hay để há mồm le lưỡi. Và cô giáo, không hề quay lại, cô vừa đập chan chát viên phấn lên trên bảng vừa bảo chúng tôi phải ngoan; nhưng chúng tôi đâu ngờ, cô quay lại bất thình lình và thấy đứa nào giở trò hề, pằng! cô phạt nó ở lại lớp. Chúng tôi đang thế, cả lũ bận ra hiệu, viết giấy má hay chơi ô tô bằng các hộp bút, trừ thằng Clotaire đang ngủ và thằng Agnan đang chép bài toán vào vở nó, thì Rufus, cái thằng ngồi bên cạnh cửa sổ, thì thầm với chúng tôi:

- Tuyết rơi! Ê, bọn mày, tuyết rơi! Truyền đi.

- Trật tự nào! Cô giáo vừa nói vừa đập viên phấn lên bảng.

- Ê, Alceste! Nhìn kìa! Tuyết rơi! Tôi thì thào với Alceste, thằng này đã báo cho Maixent, thằng này lại ra hiệu cho Joachim, thằng này đã thúc 1 khuỷu tay vào Geoffroy, thằng này thì báo cho Eudes, thằng này đã đánh thức Clotaire, thằng này bèn đứng dậy để đi lên bảng bởi nó tưởng rằng người ta đang hỏi nó. Và cô giáo quay lại bất thình lình.

- Các em thật không ai chịu nổi! cô kêu lên. Ngay khi tôi quay lưng lại, các e đã mất trậttự. Tôi chỉ muốn phạt tất cả các em, để các em hiểu một lần cho rõ rằng giờ ra chơi không phải ở đây, mà là ở sân trường,… Và rồi, cô giáo, đang lấy cái viên phấn trỏ ra cừa sổ, đã mở tròn hai mắt, và cô nói:

- Ồ, Tuyết rơi! Thế là, tất cả chúng tôi đều đứng dậy và chúng tôi đi ra cửa sổ để xem tuyết. Đây là lần đầu tiên tuyết rơi trong năm nay, còn tôi, tôi thấy tuyết rất hết sảy; còn cực kỳ hơn mưa nhiều, nhất là để nắm thành hòn và ném nhau.

- Được rồi, các em, cô giáo nói. Đừng mất trật tự nữa, hãy quay về chỗ, và hãy ngoan, chép đề bài đi rồi nộp đáp số cho cô.

- Em đã chép lại rồi, thưa cô! Agnan kêu lên, cái thằng đã không đứng dậy để xem tuyết rơi. Cái thằng Agnan đúng là điên. Khi chúng tôi tan trường, thì thật là tuyệt vời! Tuyết không còn rơi nữa, nhưng tất cả đều trắng xóa: đường phố, các mái nhà, cây cối và các ô tô.

- Chả khác gì đường kinh! Thằng Alceste nói, và nó cho một đống tuyết vào trong mồm. - Nào, bọn mày! Bắt đầu nào! Thằng Eudes kêu lên. Và nó cúi xuống, nó vơ tuyết, nó làm thành một viên, và bụp! nó ném vào thằng Geoffroy. Thế là tất cả chúng tôi đều viên tuyết và chúng tôi bắt đầu làm một trận chiến kinh khủng.

- Chú ý! Kính của tao! Kính của tao! Agnn kêu lên, cái thằng đã lĩnh trọn vào cặp sách cái quả mà thằng Eudes đã ném Geoffroy; và nó bỏ chạy. Còn chúng tôi thì tiếp tục chơi, và dĩ nhiên, bố mẹ chúng tôi không thích chúng tôi chơi trên đường phố; nhưng ở trước cổng trường thì chẳng nguy hiểm, bởi vì các ô tô đều rất chú ý và chúng tôi đều dừng lại cho chúng tôi đi qua, nhất là lại có một viên cảnh sát, người rất là hiền và là bạn của bố thằng Rufus, người cũng là một cảnh sát.

- Ê, bọn mày! Ê, bọn mày! Thằng Clotaire kêu lên Hay bọn mình làm một thằng người tuyết, như trong tranh ảnh?

- Làm gì có đủ tuyết, hả đồ đần! thằng Maixent kêu lên

- Có đủ đấy, và tao không phải đồ đần! thằng Clotaire kêu lên; nhưng nó không thể tiếp tục được, bởi vì nó nhận một hòn tuyết tướng vào giữa mặt, và chính thằng Joachim là đứa ném nó, bởi vì thằng này ném không mạnh bằng thằng Eudes, nhưng nó nhắm tốt hơn. Sau đó, trong khi thằng Clotaire chạy đuổi thằng Joachim và ném tuyết vào nó mà chẳng cả có thời gian để viên thành hòn, thằng Eudes đã cho tuyết vào trong cổ tôi, và lạnh kinh lên được. Thằng Alceste với thằng Geoffroy đứng đối diện nhau, ở chính giữa đường phố, và chúng nó thật buồn cười bởi vì chúng nó luôn cuois xuống cùng lúc, rất nhanh để vơ tuyết. Còn tôi, tôi đang nhét đầy tuyết vào trong túi để đuổi theo thằng Eudes, thì có một ông dừng xe ô tô lại và nói với viên cảnh sát:

- Thế nào, cái trò nhảm nhí này đã kết thúc chưa hả? Tôi đang vội đây!

- Thôi nào, các cháu, viên cảnh sát bảo chúng tôi. Về nhà đi, muộn rồi đấy.Rufus, cháu bảo bố cháu là làm một ván là nhất trí. Thế là chúng tôi đi, và viên cảnh sát bảo cái ông có ô tô cho xe sát vào vỉa hè, bởi vì chú ấy muốn hỏi hàng đống thứ về giấy tờ của ông ta. Chúng tôi chạy trên vỉa hè và chúng tôi tiếp tục ném tuyết vào nhau, và rồi tôi về đến nhà, tôi chạy vào và tôi kêu lên:

- Mẹ oi, mẹ nhìn thấy chưa? Tuyết rơi! Mẹ vừa ra khỏi bếp vừa chùi hai tay, và khi mẹ nhìn thấy tôi, mẹ bắt đầu kêu lên hàng đống tiếng:

- Nicolas! Con ra thế nào kia hả! Con ướt nhoét hết! mẹ nói. Con sẽ viêm phế quản cho mà xem! Con có đi thay quần áo ngay tức khắc không!

- Nhưng mẹ ơi, tôi nói, cần gì phải thay quần áo, bởi vì con sẽ còn ra vườn chơi, và con sẽ làm một thằng người tuyết, mà hay hết sảy nhé, cực hết sảy! Nhưng mẹ không cần biết gì sất. Mẹ bảo tôi rằng mẹ không hài lòng bởi vì tôi đã đi học về muộn, với cả bên ngoài trời tối rồi, và rằng trời rất lạnh, và rằng tôi còn phải làm bài tập và rằng tôi làm ơn hãy biết vâng lời lấy một lần, và rằng thằng ranh này làm mẹ đến chết mất. Tôi đã thử khóc một cái, nhưng mẹ trợn mắt lên với tôi, và mẹ bảo tôi đi lên làm bài tập. Thế là tôi lên phòng, tôi thay quần áo, và rồi tôi bắt đầu làm bài tập toán. Tôi rất vội và tôi làm xong rất chóng, tôi hơi ngạc nhiên một tý là một đoàn tàu có thể chạy 327432,26 ki lô mét một giờ, nhưng các bài tập toán thì họ vẫn chẳng biết thế nào mà lần, và rồi tội chạy xuống bếp.

- Xong rồi mẹ! tôi kêu lên. Con làm xong bài tập rồi. Con có thể ra ngoài làm người tuyết bây giờ chứ?

- Con điên rồi, Nicolas! Mẹ kêu lên. Trời lạnh thế này con sẽ không ra ngoài gì hết! Mặt khác bố kia rồi, và cả nhà cũng sắp sửa ăn cơm.

- Lại có chuyện gì nữa thế? Bố hỏi.

- Có chuyện là, mẹ nói, con anh muốn ra chơi ngoài vườn.

- Với thời tiết bẩn thỉu này á? Bố nói. Nó có bị điên không hả?

- Thời tiết không hề bẩn thỉu! tôi hét lên. Thời tiết cực hết sảy; có tuyết rơi và con muốn ra để chơi. Với cả con không bị điên. Bố và mẹ bắt đầu cười. Bố xoa đầu tôi, và bố bảo tôi:

- Đúng là đối với các cậu bé, tuyết thật là tuyệt vời. Bố cũng thế, khi bố bằng tuổi con, bố cũng thích tuyết. Nhưng mẹ nói có lý đấy, bây giờ không phải lúc để ra ngoài chơi. Cho nên, con biết mình sẽ làm gì không? Sáng mai, trước khi con đến trường và bố đi làm, chúng ta sẽ làm một trận ném tuyết ở ngoài vườn.

- Bố hứa, bố hứa? tôi hỏi.

- Bố hứa, bố hứa! bố nói.

- Hứa, hứa, hứa, mẹ nói Tất cả chúng tôi cùng cười và chúng tôi đi ăn cơm tối. Nhưng, sáng hôm sau khi tôi thức dậy, tôi nhìn qua cửa sổ, và chẳng có tuyết đâu nữa. Chẳng còn tí tuyết nào nữa. Chỉ còn bùn. Ấy đấy, thật là bất công kinh lên được! Lúc nào cũng y chang như vậy; người ta cứ hứa tuyết tiếc để cho tôi ngoan, còn về sau, thì làm gì có! Khi tôi bước vào phòng ăn, bố và mẹ liền ngừng nói, bọn họ nhìn tôi và bọn họ có vẻ lúng túng kinh lên được. Bố nói rằng bố bị muộn mất rồi và bố cần phải đi ngay. Và đến trưa, mẹ đã làm một cái bánh ga tô sô cô la để tráng miệng, và bố thì mang cho tôi một cái ô tô điện hết sảy tự nó cũng chạy được.

Quay phim!

CHÚNG TÔI ĐANG Ở TRONG VƯỜN, bố và tôi, đang dọn lá rơi từ trên cây xuống. Bố bảo tôi phải làm như thế nào, còn tôi đang thu dọn lá, thì ông Blédurt đến cùng với bà Blédurt và một cái máy quay. Ông Blédurt là hàng xóm của chúng tôi; bà Blédurt là vợ ông ấy, còn cái máy quay, ông Blédurt bảo chúng tôi rằng ông ấy vừa mới mua.

-       Chắc anh chả sắm một cái máy quay như thế này đâu nhỉ? Ông Blédurt nói với bố.

-       Nếu tôi thích thì tôi sẽ sắm, bố trả lời, nhưng tôi ấy à, tôi sẽ mua một cái chất lượng cao.

-       Anh muốn tôi đưa nó vào tận mặt anh, để xem cái máy quay ba ống ngắm của tôi chất lượng có cao không à? Ông Blédurt hỏi.

-       Nếu các anh tiếp tục cãi cọ, thì tôi đi đây, bà Blédurt nói. Và bà ấy bỏ đi.

-       Bà ấy bị làm sao vậy? bố hỏi.

-       Anh để ý làm gì, ông Blédurt nói. Chúng ta sẽ quay một bộ phim với máy quay của tôi.

-       Ồ, đúng rồi, tôi nói. Đấy là một ý tưởng hết sảy, và tôi thì thích phim lắm.

-       Được rồi, ông Blédurt nói, vấn đề là chúng ta phải làm một bộ phim hài, thật sự là buồn cười. Một cái gì đó trí tuệ. Thế là tôi đi lên phòng tôi để tìm cái mũ nhỏ chóp nhọn làm bằng bìa và một cái mũi có ria mép với cái kính, mà tôi đã giữ từ hồi sinh nhật thằng Clotaire. Khi tôi quay ra vườn, ông Blédurt nói rằng tôi hóa trang rất khá, ông ấy khuỵu một gối xuống đất, máy quay trước mặt, và ông ấy bảo tôi tiến về phía ông ấy. Tất cả chúng tôi đều rất khoái.

-       Bây giờ, bố nói, tháo cái mũ của con ra và nhăn nhó đi, con biết cái kiểu phùng má rồi đấy. Thế là tôi bèn nhăn nhó với hai cái má phùng, rồi với cái kiểu mà tôi lấy ngón tay banh hai mép ra với cả tôi thè lưỡi. Ông Blédurt và bố rất hài lòng; cần phải nói rằng tôi làm trò nhăn nhó thì cực đỉnh và tôi rất thích khi người ta cứ mặc tôi làm gì thì làm, bởi vì ở trường chẳng hạn, không phải lúc nào người ta cũng mặc, nhất là trong giờ học.

-       Tuyệt tác! Ông Blédurt nói với bố; bây giờ thì đến lượt anh.

-       Được, bố nói; nếu anh muốn thì tôi sẽ cho ô tô ra khỏi ga ra và anh quay tôi cầm vô lăng, như thể tôi đang lái xe.

-       Thế thì chẳng buồn cười gì, ông Blédurt nói. Xắn cái quần của anh lên. Bố nhìn ông Blédurt, và rồi bố lấy ngón tay gõ lên trên đầu.

-       Anh có hơi bị điên không hả? bố hỏi.

-       Thế tại sao tôi lại hơi bị điên hả? ông Blédurt nói.

-       Chẳng lẽ anh lại đang nghĩ rằng, bố nói, tôi sẽ làm trò hề trong cái bộ phim kém cỏi của anh đấy hử?

-       Ồ! Tôi hiểu rồi, ông Blédurt nói. Quý ông muốn được ưu đãi, quý ông có lẽ muốn có người phục trang cho? Quý ông dĩ nhiên là thích chìa cho tôi khuôn mặt đẹp nhìn nghiêng của mình? Có nhẽ quý ông là Jean Marais cũng nên?

-       Tôi không biết quý ông có phải là Jean Marais hay không, bố nói, nhưng nếu anh còn tiếp tục, quý ông sẽ giáng một cái tát lên cái mặt phẹt của anh!

-       Quý ông cứ thử xem! Ông Blédurt nói.  

Và bọn họ bắt đầu người này xô đẩy người kia, như họ vẫn thường làm để cho vui, nhưng tôi thì tôi khó chịu: tôi thích họ quay phim hơn.

-       Ồ! Phải rồi, bố ơi, tôi nói. Xắn quần lên, bố sẽ buồn cười như tất cả các phim hài mà mình vẫn thấy khi đi xem phim, đi, bố! Bố buông áo sơ mi của ông Blédurt ra, bố nghĩ một tí và rồi bố nói rằng bố thật ra cũng có một tài năng khôi hài nhất định và rằng nếu bố không lấy vợ, bố chắc chắn sẽ có một sự nghiệp diễn xuất cừ khôi, rằng từ khi còn rất trẻ, bố đã gặt hái được các thành công lớn trên sân khấu của hội bảo trợ Chantecter. Thế rồi, bố xắn quần lên đến tận đầu gối và bắt đầu giạng hai chân ra đi về phía ông Blédurt. Tôi ấy à, tôi đã cười đến nỗi phải ngồi xệp xuống cỏ. Ông Blédurt cũng cười nhiều.

-       Đợi đã, bố nói. Nicolas, con đưa cho bố cái mũ bằng bìa và cái mũi có ria mép với cái kính. Tôi ấy à, rất đơn giản: tôi đau quặn cả bụng! Bố kinh khủng thật đấy.

-       Còn bây giờ, ông Blédurt nói, để Nicolas tham gia cùng với anh nữa? Bố nói rằng đó là một ý hay; thế là tôi tiến lại gần bố, và bố bảo tôi rằng chúng tôi sẽ làm mắt lác với hàng đống kiểu nhăn nhó.

-       Tuyệt đỉnh! Ông Blédurt kêu lên, tôi chưa bao giờ thấy cái gì kệch cỡm đến thế!

-       Anh ơi, anh không thấy tốt hơn là anh nên vào trong nhà để làm những trò dớ dẩn vô nghĩa à? Chúng tôi ngừng lác mắt và chúng tôi nhận ra rằng đó là mẹ đang nói. Mẹ đã đi chợ về và có vẻ không hài lòng lắm.

-       Tôi xin báo với các người là tất cả hàng xóm láng giềng đang theo dõi các người qua cửa sổ đấy, mẹ vẫn nói tiếp. Nếu các người thấy thích thì tốt thôi, nhưng tôi thì tôi không muốn bị biến thành trò cười. Ông Blédurt thì những thứ mẹ nói khiến ông ấy phát phì cười, nhưng bố thì bố đã đỏ dần hết cả người, bố buông ống quần xuống, bố bỏ cái mũ nhọn bằng bìa và cái mũi có ria mép với cái kính ra, rồi bố bảo tôi thả lỏng cái miệng tôi ra và dừng trò nhăn nhó lại. Mẹ vừa đi vào trong nhà vừa thở dài một cái rõ to.

-       Được rồi, bố nói. Bây giờ tôi sẽ quay anh, chính anh, Blédurt ạ. Anh cũng cần phải có mặt trong phim nữa.

-       Dĩ nhiên, ông Blédurt nói. Ông ấy đưa máy quay cho bố, ông ấy đi về phía hàng rào, ông ấy chống khuỷu tay, ông ấy cho một tay vào trong túi quần, ông ấy hơi quay đầu, ông ấy khẽ mỉm cười, và ông ấy bảo bố:

-       Quay đi.

-       Quay đi cái gì? Bố hỏi. Anh cần phải làm cái gì đó kỳ cục chứ. Nào, tại sao anh không lộn trái cái áo vest cua ranh ra và anh đi về phía tôi còn chân thì ở trong áo?

-       Không đời nào! Ông Blédurt nói. Tôi giống như vợ anh vậy, tôi ấy à, tôi không muốn bị biến thành trò cười.

-       Quá thể đáng rồi đấy! bố kêu lên. Đã thế thì anh cuốn xéo đi, tôi không quay anh đâu!

-       Vậy hả! Vậy thì, ông Blédurt nói, tôi sẽ không bao giờ cho anh xem phim cả. Đồ xấu chơi!  

Thế là tôi bắt đầu khóc và tôi nói xét cho cùng thật là không công bằng, rằng tôi muốn xem phim, và bố nói:

-       Thôi, thôi, thôi, đừng khóc nữa, mình sẽ quay ông ta, cái gã ích kỷ bẩn thỉu này. Và bố quay ông Blédurt, người lúc nào cũng giữ nguyên đầu về một hướng, với cùng một cái mỉm cười. Ấy vậy mà chúng tôi có xem phim đâu. Ông Blédurt nói với bố rằng cái máy quay bị lỗi và đoạn phim quay bị hỏng. Nhưng sau đó, tôi nghe bà Blédurt nói với mẹ rằng bà ấy đã xem phim, rằng phim buồn cười lắm, nhưng ông Blédurt không thích tẹo

nào, bởi vì ông ấy nom phì nộn quá.  

Và dường như ông Blédurt cũng có vấn đề là cần chỉnh lại cái mũi.

Quà bất ngờ cho bà      

HÔM NAY, TÔI PHẢI ĐI VỚI MẸ  để đến nghỉ vài ngày ở nhà mẹ của mẹ. Tôi thích kinh lên được, tôi quý bà tôi lắm với cả bà hay cho tôi nhiều kẹo với bánh ga tô đến nỗi hôm sau đó tôi luôn bị ốm. Thật hết sảy!    

Bố không thể đi cùng với chúng tôi, bố có quá nhiều việc. Còn tôi, tôi tin rằng đến nhà bà thì bố cũng chẳng tha thiết lắm. Cần phải nói rằng bà lúc nào cũng chì chiềt bố, bà bảo bồ rằng tính của bố không tốt và rằng mẹ phải rất là kiên nhẫn với bố. Còn bố, bố không mấy khi thích người ta nói với bố những thứ như vậy.  

Bố đưa chúng tôi ra ga bắt tàu nhanh, con tàu sẽ đưa chúng tôi đến nhà bà. Đến nhà bà rất là xa, đi tàu cũng mất hàng giờ liền, chính vì thế mà mẹ luôn mang theo trứng luộc và chuối trong chuyến đi. Một lần, chúng tôi mang theo cả pho mát Camembert, nhưng cái đó đã sinh chuyện với những người khác ở trong khoang, và bọn họ thấy khó chịu, mà pho mát Camembert ngon chứ lị.  

Trong ô tô, bố đã đưa ra một đống yêu cầu, bố bảo chúng tôi không được làm mất vé, phải chú ý đến các va li và bố cũng muốn tôi phải ân cần tử tế với mẹ và kể cả với bà nữa.  

Đến ga, bố xách hai cái va li và chúng tôi đi theo bố. Trước chỗ vào bến, bố bảo mẹ lấy vé ra, nhưng mẹ không có. ”Hay thật đấy! bố nói, lúc nào cũng như thế, không thể tin nổi." Thế là tôi nhắc bố rằng chính bố mới là nguờì cầm vé. Bố nhìn tôi, và rồi bố nhớ ra rằng đúng là bố giữ vé, để cho mẹ khỏi đánh mất. Thế là bố bắt đầu tìm trong ví và trong các túi quần túi áo và bố không thấy vé đâu cả.  

”Đợi tôi ở đây với cả va li, bố nói, tôi sẽ tìm vé trong ô tô vậy, chắc chắn là có ở đó!” Thế rồi bố đi. Mẹ và tôi bắt đầu đợi bố, nhưng bố mãi không quay lại. Mẹ hơi sốt ruột, bởi vì sắp đến giờ tàu khởi hành và đấy là chuyến tàu nhauh duy nhất để đến nhà bà. "Đi tìm bố đi, mẹ bảo tôi, và bảo bố nhanh lên, và nhất là đừng có để bị lạc vào đâu đấy!" Thế là mẹ ở lại cùng với các va li, trứng luộc và chuối còn tôi chạy đi để tìm bố. Tôi không bị lạc vào đâu, nhưng tôi có hơi dừng lại trước cái cửa hiệu mà người ta bán báo ảnh. Có hàng đống quyển. Tôi nhìn tất cả các bìa để xem những quyển mà tôi có thể sẽ mua nếu tôi có tiền và tôi hẳn sẽ đứng lại lâu hơn nữa nếu, may thay, bà chủ cửa hiệu không bực mình vì tôi đã nhấc cả các quyển ra và tôi giở xem từng trang.   

Tôi lại đi, nhưng tôi đã mất quá nhiều thời giờ  trước hiệu báo ảnh, bởi vì bố không còn trong ô tô nữa. Tôi nhìn tứ phía và một viên cảnh sát tiến lại gần và ông ấy hỏi tôi xem tôi có mất cái gì không. Tôi trả lời ông ấy rằng tôi tìm bố tôi. "Chắc đó là cái ông dữ tợn bới tung cả ô tô lên, viên cảnh sát bảo tôi, rồi sau đó còn kêu: Hờ! tôi đã thấy vé đây rồi chứ gì!" Tôi bảo viên cảnh sát rằng đó đúng là bố. Viên cảnh sát bảo tôi rằng bố đã chạy về phía nhà ga rồi.  

Tôi quay trở lại nơi tôi đã để mẹ lại và tôi thấy bố cùng các va li. "A, Con đây rồi! bố kêu lên. Không ai biết con ở đâu cả! Mẹ đã phải đi tìm Con!" Thế là chúng tôi đợi mà mẹ mãi vẫn không quay lại. Tôi không dám bảo bố là chúng tôi có thể đi ra cái hiệu báo ảnh để xem. ”Hay là, tôi nói với bố, con sẽ ở đây cùng với va li còn bố cứ đi tìm mẹ." Nhưng bố không đồng ý. Bố nói rằng thế thì cái đèn cù này cứ quay mãi và rằng rồi chúng tôi sẽ bị lạc là cái chắc và rằng may mà chúng tôi có bố ở đây, bởi vì chúng tôi đầu óc cứ ngơ ngơ ở đâu. Vì bố có vẻ không hài lòng tí nào nên tôi không nói gì.  

Thế rồi chúng tôi thấy mẹ đi tới chỗ chúng tôi. "Đi thôi, Nicolas!" bố vừa nói vừa xách va li lên. "Thế nào, một giọng cất lên, người ta không còn biết thể thống gì nữa hả? Lấy trộm va li sờ sờ ngay truớc mũi trước râu người khác?" Bố quay lại và bố nhìn thấy một ông to béo có ria mép to xù đang trợn cả hai mất nhìn bố. Bố cũng thấy rõ là bố nhầm va li và bố đã xách một cái chắc chắn là của ông béo kia. "Xin lỗi, bố vừa nói vừa đặt cái va li xuống, tôi bị nhầm." Và rồi bố cười. Nhưng cái ông béo không hề cười: "cứ nói vậy chứ" ông ta nói.  

- Ông chắc không nghĩ là tôi thèm lấy cái va li bẩn thỉu của ông chứ hả? bố nói.  

- Cái va li bẩn thỉu của tôi, tôi đập nó vào mặt anh bây giờ, ông kia trả lời.  

- Thật không? Thật không? Thật không? bố hỏi.    

Nhưng mẹ đã bước tới và mẹ bảo bố rằng giờ không phải là lúc nói chuyện với bạn, rằng tàu sắp chạy rồi. Cái ông to béo xách va li của ông ta lên và ông ta còn vừa đi vừa lầm bầm hàng đống thứ trong bộ râu to xù. Sau khi bố chìa vé ra, chúng tôi vào trong bến, và lúc đó, mẹ đã nhận ra là bố chỉ mang mỗi một cái va li chứ không phải hai. "Con sẽ đi tìm, tôi nói với bố, bố đã để nó lại lúc bố nói với cái ông to béo." Tôi chạy ra khỏi bến, nhưng tôi không thấy cái va li đâu. Thật tiếc, đấy là cái va li có trứng và chuối.    

Tôi đang nhìn ngó khắp nơi thì bố đên tìm tôi. Bố cầm tay tôi và bố không hài lòng. ”Bố cấm con không được chạy đi như vậy, bố bảo tôi. Mặc kệ cái va li, con sẽ bị lỡ tàu bây giờ!" Chúng tôi quay trở lại chỗ vào bến, ông nhân viên đòi chúng tôi đưa vé. Bố chìa vé của tôi, nhưng khi chúng tôi đi vào, ông nhân viên để tay chắn vào ngực bố để chặn bố lại. ”Còn vé của anh" Ông ta nói.  

- Tôi có vé vào bến, bố giải thích, tôi đã đưa cho anh và anh đã giữ rồi.  

– Chúng tôi luôn luôn giữ vé vào bến, ông nhân viên nói, đó là quy định, nhưng tôi không nhớ đã giữ vé của anh, mặt khác, anh không thể vào mà không có vé vào bến, đó là quy định!   Tôi gợi ý bố để tôi đi mua vé vào bến cho bố, nếu bố đưa cho tôi tiền, nhưng bố bảo tôi đi vào bến với mẹ và hãy đợi đấy đừng có đi đâu. và bố không hề cười!  

Chúng tôi cùng đợi bên cạnh tàu. ”Bố con cứ làm cái gì ấy nhỉ, mẹ nói, bố con cứ làm cái gì ấy nhỉ?” Cuối cùng, bố hổn hển chạy đến. ”Cho hai người đi du lịch đúng là nặng như chì, bố nói. Nếu tôi không có đây thì hai nguời làm gì hử?”    

Chúng tôi lên trên tàu. Có cả một đống nguời. Bố lên cùng chúng tôi để tìm chỗ và để xếp va li còn lại, cái không có trứng luộc và chuối. Còn tôi, tôi chạy trước bố trong hành lang và tôi ngó vào các buồng.  

Cuối cùng tôi đã tìm thấy và tôi bảo bố: "Kìa, có hai chỗ!" Bố hơi ngập ngừng bởi vì trong buồng có cái ông to béo với bội ria to xù. Bố dù sao vẫn bước vào buồng và trong khi bố cố xếp va li vào ngăn lưới thì tôi hỏi mẹ chúng tôi sẽ ăn gì đây, bởi vì chúng tôi đã bị mất trứng luộc và chuối. Mẹ nói rằng tôi nói có lý và mẹ quyết định xuống bến để mua bánh săng đuých.  

Tôi ở trong hành lang đợi mẹ, trong khi bố sắp xếp lại những thứ đã rơi vào ông to béo khi cái va li bị bật khóa. Thế rồi, tôi tự hỏi không hiểu mẹ có nghĩ đến mua cho tôi săng đuých kẹp xúc xích không, tôi thích cái đấy hơn là kẹp giăm bông, ăn cái đấy có da bì bì thích hơn.   Tôi tự nhủ hay là có khi mẹ quên chẳng nghĩ đến cũng nên, thế là tôi xuống tàu và tôi tìm thấy mẹ truớc một cái xe có bán các thứ để ăn và uống. Tôi xuống là phải lắm, bởi vì mẹ đã mua săng đuých kẹp giăm bông và pho mát chứ không hề kẹp xúc xích. Tôi bảo mẹ đổi bánh săng đuých vă mẹ hỏi ông bán hàng là có đuợc không. Ông bán hàng không tử tể lắm. Ông ấy nói rằng ông ấy cũng chẳng rõ ông ấy có đổi được tờ mười nghìn franc mẹ đưa cho ông ấy để trả bốn cái bánh săng đuých không nữa kia và rằng trời đã tối rồi. Thế là mẹ bảo ông ấy rằng ông ấy phải phục vụ khách hàng tất tật những gì họ muốn và rồi con tàu đã đi.  

Trên bến, chúng tôi thấy bố thò đầu ra ngoài cửa sổ toa. Bố kêu lên các thứ, nhưng tàu chạy nhanh quá chúng tôi không nghe được. Bên cạnh bố, có cái ông to béo ria to xù đang cười. Bà sẽ phải ngạc nhiên lắm khi thấy bố!

Có khách    

TÔI ẤY À, TÔI RẤT THÍCH bố tôi và mẹ tôi có khách mỗi buổi tối sau bữa ăn. Trước tiên là vì như vậy bọn họ sẽ không ra khỏi nhà, với cả cũng còn vì sáng hôm sau sẽ có bánh ga tô thừa, nhưng không phải lúc nào cũng là loại có sô cô la.    

Điều làm tôi không thích mấy đó là khi có khách, người ta luôn cho tôi đi ngủ sớm, và tối nay cũng chẳng trượt.  

- Đi ngủ đi, mẹ bảo tôi, và hãy ngoan đấy.  

- Bởi vì nếu không, bố nói, thĩ con Cứ liệu hồn với bố. Tôi không biết bố và mẹ bọn họ bị làm sao, tôi thì lúc nào chẳng ngoan.  

Khi tôi đi ngủ, mẹ ôm hôn tôi rổi mẹ bảo tôi ngủ cho say vào và đừng có dậy với bất cứ lý do nào, th ế là tôi, lúc nào tôi cũng vậy, bèn hỏi xem tôi có đọc sách được không, và mẹ nói rằng được, cho đến khi khách mời đến nhà. Tôi cầm lấy sách, cái cuốn có hàng đống thổ dân có rìu với cả llong chim và sống trong những cái lán như trên bãi biển mùa hè, thế đúng là hết sảy kinh lên được. Thế rồi, tôi nghe thấy tiếng chuông cửa, và bên dưới tất cả mọ người bắt đầu kêu lên và cười đùa, và rồi mẹ bước vào phòng tôi và mẹ vào cùng với bà Laflamme. Bà Laflamme là một người to béo, với bà ấy thì tôi tin rằng món ga tô thừa sáng mai thế là đi tong, nhưng bà ấy hiền kinh lên được.      

- Ồ! bà Laflamme nói, như thể thấy tôi ở đấy bà ấy ngạc nhiên hết sức, là Nicolas đây mà! Sao nó lại bô trai thế nhỉ, tôi lại măm luôn bây giờ!    

Và bà Laflamme cúi xuống tôi và bà ấy ôm hôn tôi hàng đống lần, còn tôi, tôi không thích thế lắm.  

- Còn bây giờ thì, mẹ nói, Nicolas sẽ ngủ cho say, và nó sẽ không dậy cũng như không làm ầm ĩ, có đúng không nhỉ?    

Tôi nói rằng đúng, thế là bà Laflamme còn ôm hôn tôi một phát nữa, bà aasynói rằng tôi ngoan quá thể, thật là đồ cún con, và rồi bà ấy đi ra cùng với mẹ.    

Điều khó chịu với của chính và cửa sổ đều đóng, trong phòng tôi nóng kinh lên được. Thế rồi tôi gọi: "Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ ơi!" Cứ thế cho đến lúc mẹ tới. Và khi mẹ tới không hài lòng lắm, và khi tôi đòi mẹ mở cửa sổ, mẹ trợn mắt lên và mẹ hỏi tôi cũng biết tự mở cửa đấy chứ. Tôi bảo vâng, nhưng mẹ đã cấm tôi dậy rồi cơ mà.  

– Nicolas, mẹ bảo tôi, nếu con còn gọi mẹ một lần nữa, thi chính bố sẽ lên, và bố sẽ không hài lòng đâu! Đừng để mẹ phải nghe thấy nữa! Ngủ đi!  

Mẹ mở của sổ, mẹ đi ra và tôi thấy khát. Khi tôi khát buổi tối, thì thật kinh khủng và tôi nghĩ tới hàng đống thứ để uống. Nói chung là tôi gọi bố, và bố đến khá nhanh, trừ phi bố ngủ. Bây giờ, bố đã quen và khi tôi gọi bố, bố chạy đến với một cốc nước sẵn ở tay. Nhưng bây giờ, sau khi mẹ nói thế với tôi, tôi nghĩ tốt hơn là không gọi và cứ tự mà đi vào bếp, chẳng làm phiền đến ai.   Tôi xuống cầu thang, tôi đi qua phòng khách nơi bọn  họ đang chơi bài và tôi đi vào bếp nơi tôi gặp mẹ- "Nico1as! mẹ kêu lên, con làm cái gì ở đây hả?" Mẹ kêu to đến nỗi mẹ làm tôi phát sợ và tôi bắt đầu khóc.  

"Mà đã thế còn đi chân đất! mẹ nói. Rồi nó sẽ còn viêm họng nữa cho mà xem!" Bà Laflamme đã chạy đến. "Ồ, Nicolas đây mà!”, bà ấy nói và bà ấy ôm tôi trong vòng   tay, bà ấy hỏi có phải tôi đang chán ơi là chán không, tôi bảo bà ấy rằng không, rằng tôi khát và bà ấy ôm hôn tôi. Mẹ đưa cho tôi một cốc nước và tôi vừa uống vừa nhìn những cái bánh ga tô trên ngăn lạnh.  

- Cháu thích ga tô chứ hả cưng? bà Laflamme hỏi.  

- À vâng, thưa bà, tôi nói, nhất là cái bánh to, đầy, có sô cô la với cả kem.  

Bà Laflamme bắt đầu cười, bà ấy nói rằng chúng tôi có cùng khẩu vị và bà ấy hỏi mẹ xem tôi có thể ăn cái bánh ga tô ấy không.  

- Không được, mẹ nói, hễ nó mà ăn vào giờ này là nó gặp ác mộng.  

– Thôi nào, tối nay sẽ khác, phải không Nicolas? Bà Laflamme nói.  

Tôi ấy à, tôi nói rằng dĩ nhiên và mẹ định nói cái gì đó, nhưng bố đã kêu lên từ phòng khách: ”Thế nào, các vị làm gì đấy? Có chơi hay không thì bảo?”  

- Tới đây! mẹ kêu lên đoạn bảo tôi lấy bánh ga tô rồi đi lên ngủ.  

Ở trong phòng, tôi ăn cái bánh ga tô, thật là hết sảy, tôi ấy à, tôi rất chi thích ăntrước và sau bữa cơm, tôi đi rửa tay,bởi vì tôi bị dây sô cô la và kem khắp nơi   thế rồi tôi đi lên ngủ; nhưng, vì tôi không nhớ tôi đã đóng vòi nước hay chưa nên tôi lại dậy lẩn nữa, tôi thấy rõ là tôi đã đóng rồi và trong lúc quay lại, ở hành lang , tôi đã gặp ông Laflamme, là chồng của bà Laflamme. "Ồ, Nicolas đây mà!", ông ấy kêu lên. Úi dà! Ông ấy bế tôi trong tay và ông ấy đưa tôi vào phòng khách.  

- Đoán xem tôi mang ai vào đây? ông Laflamme nói.  

- Nicolas! bố kêu lên, rất tức giận, anh thấy nó ở đâu vậy?  

- Nhưng, nhưng, ờ, ông Laflamme nói, kia, trong nhà này.  

- Yêu thế không biết, cái đồ cún con, bà Laflamme nói, tôi biết chú mình muốn gì rồi, chú mình vẫn muốn ga tô, phải không?  

Và bà ấy đưa cho tôi một cái bánh ga tô.  

Bố bể tôi từ tay ông Laflamme. "Đi ngủ!" bố nói. Và bố không hề cười.  

Các thổ dân đuổi theo tôi trên bãi biễn và ở đấy bọn chúng muốn lấy rìu xử lý tôi, nhất là một gã to đùng đầy lông chim cứ lắc lấy lắc để tôi và tôi khóc và tôi gào và tôi tỉnh dậy và tôi thấy bố trong bộ pyiama.  

"Biết mà, ngốn đến ngần ấy bánh ga tô thì còn làm sao mà tránh khỏi," bố nói, và tôi hỏi bố lìệu tôi có thể đến ngủ với bố mẹ không bởi vì tôi sợ bọn thổ dân lắm. Ôi dào, các bạn biết đấy, thật là ngốc, nhưng ngay cả ở trong giuờng bố với mẹ, tôi vẫn còn sợ, đúng là chỉ sau khi tôi phát ốm rồi tôi mới ngủ được.  

Tôi ấy à, tôi rất đồng ý với mẹ khi mẹ bảo rằng tiếp khách ở nhà thật là một việc mệt. Ngày hôm sau, ở nhà, tất cả ba chúng tôi đều thấy mệt kinh lên được!  

Ông thợ kính

ĐÚNG LÚC THẦY NƯỚC LÈO, giám thị của chúng tôi kéo chuông hết giờ ra chơi thì quả bóng bay vụt qua gôn, và binh! Nó xuyên qua cửa sổ. Và từ chỗ trước kia là ô kính, chúng tôi thấy thò ra cái đầu đỏ dần và tức giận của thầy hiệu trưởng. Ấy thế mà tôi đã nói với cả lũ chúng nó đừng có để gôn trước cửa sổ phòng hiệu trưởng rồi! Nếu chúng tooiddeer gôn trước cửa sổ phòng y tế, ví dụ thế, thì chắc chắn sẽ sinh ra ít chuyện hơn hẳn.

- Thầy Dubon! Thầy hiệu trưởng kêu lên từ chỗ cửa sổ, hãy cho những học sinh đó xếp thành hàng. Tôi xuống ngay bây giờ! Khi thầy hiệu trưởng đến, tất cả những lớp khác đã đi và chỉ duy nhất chúng tôi còn ở lại sân trường. Lạ kinh, thầy ấy xoa hai tay như là thầy ấy đang hài lòng; thầy ấy cau hết cả mày xuống, nhưng lại nở một nụ cười to tướng trên miệng.

- A! thầy Dubon, thầy hiệu trưởng noism thầy có thể chỉ cho tôi học sinh nào là kẻ phá hoại đã đá bóng qua cửa kính của tôi?

- Có nghĩa là, thưa thầy hiệu trưởng, thầy Nước Lèo nói, đấy là biệt danh buồn cười mà chúng tôi đã tặng cho thầy Dubon, tôi đang giám sát học sinh lớp lớn, và…

- Không sao cả! thầy Dubon, không sao cả! thầy hiệu trưởng nói. Tôi sẽ tiến hành một cuộc điều tra nhỏ và tôi cam đoan với thầy rằng tôi sẽ tìm ra kẻ tội phạm. Và còn nhanh nữa là khác!

- Chính em đã đá bóng ạ, thưa thầy, thằng Geoffroy nói.

- A!... thầy hiệu trưởng nói, thầy ấy có vẻ hơi thất vọng một chút. Tôi cũng vậy, tôi rất thích xem thầy hiệu trưởng tiến hành cuộc điều tra, như cái ông thám tử trong tivi nhà thằng Clotaire, ông ta lúc nào cũng tìm ra! Mà tối hôm nọ, tôi đã không tài nào đoán ra được lão chủ quán cà phê chính là kẻ thủ phạm. Khi nào lớn, tôi sẽ làm thám tử, nếu như tôi không làm được phi công.

- Đúng vậy ạ, thằng Geoffroy nói, chính em đã bắt bóng qua mặt tất cả bọn nó và em đã sút từ một góc rất hẹp.

- Mày làm tao phát phì cười, thằng Clotaire nói. Chính tao mới là người sút! Tao đã đoạt bóng của mày và mày thậm chí còn chẳng nhìn thấy!

- Xin lỗi mày! Thằng Joachim nói, chính thằng Maixent nó đoạt bóng và nó chuyền dài cho tao. Tao đã sút một quả ba mươi mét!

- Ba mươi mét! Tôi nói. Mày có hơi bị điên không?Đã thế tao còn nhìn rõ mày, khi bóng sút vào gôn mày còn đang xin thằng Alceste một miếng săng đuých!

- Mày, Nicolas, thằng Rufus nói, mày không có quyền nói! Mày bị việt vị và tôi đã thổi còi rồi cơ mà!

- Mày muốn một cái tát hử? tôi hỏi thằng Rufus.

- Trật tự! thầy hiệu trưởng nói.

- Mới lại đây là quả bóng của em, thằng Geoffroy kêu lên, chính em đã ghi bàn vào gôn thằng Eudes!

- Ghi bàn! Ghi bàn! Thằng Eudes kêu lên. Bàn nào? Quả bóng đã vọt quá xà ngang, đồ đần! - Xà ngang nào hả, hay chính mày đần? Làm gì có xà ngang, thằng Geoffroy kêu lên, mà nếu có đi nữa thì nhìn xem cửa sổ ở chỗ nào! Thế mà bảo là tao sút cao à? Nào? Nói xem? Thế mà cao à?

- Trật tự! thầy hiệu trưởng nói Và bởi vì thầy ấy có vẻ bực tức kinh lên được, và chúng tôi hiểu rằng đây không phải là lúc đùa cợt; thế là chúng tôi không nói gì nữa hết. Nhưng theo tôi, thằng Eudes có lý; và không phải là vì nó chơi trong đội tôi, mà là không hề có bàn thằng được ghi. Thầy hiệu trưởng đưa tay vuốt mặt và thầy nói:

- Được rồi! Vậy là chúng ta đã biết được rằng Geoffroy chính là thủ phạm. Vì cậu ta đã tự thú nên tôi sẽ không phạt. Nhưng phải có một bài học cho cậu ta. Các em đã biết câu tục ngữ: “ Ai làm vỡ kính…” Sao, Geoffroy, câu tục ngữ kết thúc thế nào? Thằng Geoffroy há hốc miệng ra, rồi nó ngậm lại và nó nhìn chúng tôi.

- Thế nào, thầy hiệu trưởng nói, các em không biết câu tục ngữ này à? Thế ở lớp người ta dạy các em những gì?

- Chúng em học đến Louis XI ạ, thằng Agnan nói, rồi nó chắp tay sau lưng và nó tiếp tục đọc: “ Louis XI (1423-1483) là một vị vua vĩ đại. Rất độc ác, ông ta đã nhốt các kẻ địch vào trong cũi; người ta nợ…”

- Thôi! Được rồi! Được rồi! thầy hiệu trưởng kêu lên. “Ai làm vỡ kính thì phải đền tiền”, cả một lũ dốt nát. Các em rốt cuộc sẽ vào tù ra tội cả thôi! Thế nào, Geoffroy, em đã rõ em phải làm gì rồi đấy nhỉ! Thế là thằng Geoffroy rút từ trong túi ra cái ví mà bố nó đã cho nó. Geoffroy có một ông bó rất giafulucs nào cũng cho nó các thứ, và Geoffroy là đứa duy nhất trong cả bọn có một cái ví, và thế là thường, bởi vì đấy là đứa duy nhất có tiền và rất nhiều lần xảy ra chuyện khi nó mua một cái bánh mì sô cô la nhỏ, bởi vì bà bán bánh không muốn đỏi tiền lẻ cho nó.

- Đền bao nhiểu ạ? Thằng Geoffroy nói.

- Cậu sẽ phải thu xếp việc này ngay tức khắc! thầy hiệu trưởng kêu lên. Khi cậu về nhà ăn cơm trưa, cậu hãy yêu cầu bố mẹ báo cho một ông thợ kính để ông ta đến sửa cái cửa sổ này ngay chiều nay. Tôi chắc bố mẹ cậu sẽ vui sướng khi chứng kiến cái cánh hành xử của cậu, trong khi họ đã vất vả hy sinh để cậu được ăn học tử tế. Thầy Dubon! Thầy hãy cho những trò này vào lớp! Buổi chiều. khi chúng tôi gặp thằng Geoffroy, chúng tôi hỏi nó thợ kính đã đến chưa, và bố nó với mẹ nó có quát mắng nó không, Geoffroy trả lời rằng thợ kính sẽ đến và rằng nó chả bị quát mắng gì hết, bởi vì bố mẹ nó đang đi trượt tuyết, và rằng tất tần tật mọi thứ bà quản gia đều lo hết. Và, giờ ra chơi, chúng tôi đã thấy ông thợ kính làm việc ở cửa sổ phòng hiệu trưởng. Ông ấy làm việc hay phết, ông thợ kính ấy, huýt sáo luôn mồm. Thế rồi thầy hiệu trưởng đi ra sân, và thầy bảo thằng Geoffroy:

- Đấy, em đã thấy hậu quả của một hành động hung bạo và thiếu suy nghĩ chưa: bố mẹ em bắt buộc phải trả giá cho em và, dĩ nhiên, phải chịu thiếu thốn vì lỗi lầm của em. Em đền ơn cho họ tất tật chỉ như vậy đấy. Hãy chú ý cho kỹ, Geoffroy, em đang ở trên con đường sa ngã: con đường dẫn đến vào tù ra tội! Mà thế vẫn chưa phải là hết; cũng chính do lỗi của em, mà em đã làm phiền đến người thợ tử tế này, buộc ông ấy phải làm việc và sửa chữa cật lực những thiệt hại mà em đã gây ra. Em có gì để nói không hả Geoffroy?

- Thưa thầy, thằng Geoffroy nói, em cso thể lấy lại quả bóng được không ạ? Thầy hiệu trưởng nhìn thằng Geoffroy với đôi mắt trợn tròn, thầy há miệng ra rồi ngậm miệng lại nhiều lần, và rồi thầy bỏ đi. Tôi tin rằng chuyện quả bóng thế là đi tong. Nhưng ông thợ kính thì hay hết sảy, và ông ấy chẳng oán giận thằng Geoffroy tí gì vì tội đã làm phiền ông ấy. Thậm chí khi tan trường, ông ấy còn đợi chúng tôi, ông ấy đưa cho Geoffroy một quả bóng mới cứng, và đưa cho mỗi đứa chúng tôi cái danh thiếp có tên họ cùng địa chỉ của ông ấy. Và ông ấy vừa ra đi vừa huýt sáo.

Lò barbecue

BỐ RA KHỎI XE Ô TÔ khoái chí hết sức và khệ nệ với những gói lớn. “Xong cả rồi, bố nói, bố đã có tất cả những thứ cần thiết. Ngày mai, chúng ta sẽ làm một lò barbecue ở ngoài vườn”

- Lò barbecue là thế nào ạ? Tôi hỏi. Và mẹ giải thích cho tôi rằng đó là một cái máy để làm thịt nướng ở ngoài trời dành cho những ai thích ăn thịt ở ngoài nhà.

- Như một bữa ăn píc níc? Tôi hỏi.

- Gần như thế, bố trả lời, và thế là tôi khoái chí lắm bởi vì tôi rất thích các cuộc píc níc. Sáng hôm sau, ở ngoài vườn, bố bắt đầu vừa đặt lò barbecue vừa đọc một cuốn sách nhỏ để xem phải làm thế nào. Bố ngồi nom ngộ kinh, bởi vì bố mặc một cái tạp dề của mẹ, cái màu đỏ với diềm vải nhàu nhĩ xung quanh. Còn mẹ, mẹ mang ra một cái bàn gập và năm cái ghế, bởi vì bố đã mời ông và bà Blédurt, hàng xóm của chúng tôi. “ Anh muốn Blédurt nhìn thấy cái lò barbecue của anh, bố nói, lão ta sẽ hơi bị bực mình đấy.” Bố và ông Blédurt rất thích làm nhau bực mình. Thế rồi bởi vì bố bị kẹp tay và cái lò barbecue, mẹ đã hỏi xem bố có muốn mẹ giúp hay không.

- Không, bố nói, anh không cần ai hết. Em chỉ cần dọn bàn, chuẩn bị xa lát và mang thịt ra. Còn con, Nicolas, con đi lấy củi trong ga ra và báo cũ ở trên tầng cho bố. Bố sẽ đi lấy than ở dưới hầm. Khi cả nhà tôi ra ngoài vườn, ông bà Blédurt đã ở đó rồi.

- Thế nào, bố nói, có trần hai người thôi à?

- Chứ sao! Ông Blédurt trả lời

- A! bố nói, tôi ngạc nhiên đấy. Tôi cứ tưởng hai người sẽ đến với một chai vang hoặc một cái bánh ga tô.

- Tôi không biết là đến thì phải phải mang theo cả thức ăn, ông Blédurt nói.

- Này anh, bà Blédurt nói, anh đã hứa rồi…

- Tại anh ta bắt đầu trước đấy chứ, ông Blédurt nói,

- Củi ướt hết rồi ạ, tôi nói.

- Anh thấy rõ lẽ ra anh không được rửa xe trong ga ra chưa, mẹ nói với bố, và ông Blédurt phì ra cười. Còn bố, bố bảo rằng củi ướt chẳng là cái gì cả, rằng chỉ cần giấy và than, bố sẽ nhóm một lò lửa kinh khủng, thế rồi ông Blédurt kêu lên một tiếng và ông ấy bắt đầu cười to đến nỗi ông ấy đỏ dừ hết cả người rồi ông ấy bắt đầu ho. Khi ông ấy hơi ngừng cười một tí, bố bèn hỏi ông ấy bị làm sau vậy.

- Cái tạp dề của anh, ông Blédurt kêu lên, giờ tôi mới để ý! Biến anh lố nhất là thế nào không, làm một ả cấp dưỡng! Và ông Blédurt bắt đầu cười và bà Blédurt đến nói thì thầm với ông ấy, trong khi đó bố cũng vừa cho hàng đống giấy với than vào trong lò barbecue vừa nói thì thầm, nhưng cho mỗi mình bố.

- Kiểu này anh sẽ không bao giờ nhóm nổi lửa đâu, ông Blédurt nói.

- Khi nào tôi cần anh tôi sẽ cho gọi, bố trả lời, bố ấy à, tôi tin là không thích vụ tạp dề lắm Thế rồi bố lục tìm trong túi, và bố nói:

- Anh có diêm không hả Blédurt?

- Cho gọi đấy à? Ông Blédurt hỏi.

- Phải, bố trả lời, và họ bắt đầu người này đẩy người kia như họ vẫn thường làm vậy để chọc cười, và mẹ nói rằng họ thôi đi, rằng bắt đầu muộn rồi đấy, và rằng chúng tôi đang đói. Nhóm lửa thật chẳng dễ tí nào.Giấy thì cháy rất tốt, nhưng than thì chẳng làm được gì. Ông Blédurt đã cho bố hàng đống lời khuyên, nhưng bố nói với ông ấy rằng lò barbecue là cửa bố, và rằng bố biết rõ bố phải làm gì, thế rồi bố thổi vào đám lửa và bố bị đầy cả tàn giấy táp vào mặt. Bố liền lấy tạp dề lau, nhưng vì tạp dề đầy than nên mặt bố bị đen sì, bó trông thật tức cười, nhưng bực.

- Anh phải đi rửa ráy đi, anh ạ, mẹ nói

- Để tôi yên! Bố kêu lên. Tôi muốn được yên! Các người hiểu chửa? Tôi muốn được yên để làm một cái lò babecue, tôi muốn được yên! ĐƯỢC YÊN!

Bố kêu rất to, bố ấy, đến nỗi bố làm tôi sợ với cái mặt đen sì và cái mắt thì đỏ nọc, và tôi bắt đầu khóc.

- Ơ hay nó bị làm sao vậy? bố hỏi, tôi đã làm gì nó nào? Thế là mẹ bảo bố đi rửa mặt đi và hãy bình tĩnh lại. Khi bố quay lại, ông Blédurt đã nhóm được lửa.

- Thế là xong chứ có gì đâu! Ông Blédurt nói, tự hào kinh lên được. Bố không có vẻ hài lòng, và tôi tin rằng bố rất muốn dập cái lửa mà ông Blédurt đã nhóm đi.

- Tôi không thích anh động đến cái lò barbecue của tôi lắm đâu, bố nói, với cái thử lửa này cũng chẳng ra cái gì, toàn ra khói. Thế rồi mẹ mang thịt ra, và bố đặt lên trên lò barbecue, mùi rất chi là thơm, nhưng có rất nhiều khói.

- Nhà mình để bàn ở đấy là không được đâu, mẹ vừa nói vừa ho, khói thế này không thể nào chịu đựng nổi.

- Không, bố nói, và bố hét lên một tiếng, và mẹ đã đưa bố vào trong nhà tắm để xức thuốc mở và tay bố. Ông Blédurt gục mặt vào cái cây và trông như ông ấy đang khóc. Nhưng ông ấy lại đang cười. Khi bố mẹ quay trở lại, bà Blédurt có ý chuyển bàn. Bố với ông BlédurtBlédurt liền chuyển và tất cả diễn ra rất ổng trừ có một cái chân bàn bị gập và tất tật những thứ những thứ trên bàn đã rơi xuống bãi cỏ. Không gì vỡi nhưng tất cả đều bị bẩn, nhất là món xa lát. Mẹ và bà Blédurt đã mang tất cả các thứ vào trong bếp để rửa. - Này, ông Blédurt nói, với các thứ như thế này, anh làm sao có thể trông được thịt. Sẽ chín quá mất. Bố đang đi xem thì chúng tôi nghe thấy một tiếng la lớn: “ Vẫn còn chưa chịu thôi đi, hử!” Đấy là ông Courteplaque, hàng xóm khác của chúng tôi, nói với chúng tôi qua hàng rào khu vườn. Ông Courteplaque không phải là bạn bố, ông ta luôn luôn tức giận.

- Chúng tôi ngạt thở vì thứ khói bẩn thỉu của nhà anh, tôi yêu cầu anh dừng ngay lập tức vụ tai tiếng này! Bố đi về phía hàng rào và bố nói:

- Tôi đang ở trong nhà tôi, và tôi muốn đốt bao nhiêu khói tùy thích, còn nếu anh không thích, anh chỉ việc đừng hít thở nữa! - Tôi sẽ kiện! ông Courteplaque kêu lên, tôi có đầy người quen!

- Xin cứ việc, ông Blédurt nói, anh bạn tôi chẳng sợ gì ông, cứ việc, cứ kiện anh ấy đi, gọi cảnh sát đi, thế càng khiến anh ấy phải phì cười!

- Ơ! bố nói, kệ ông ấy, Blédurt, muốn sao cũng được.

- Đời nào, anh bạn, đời nào, ông Blédurt nói và có vẻ thật sự nổi giận, này ông kia, ông biết anh bạn tôi nói gì không? Anh bạn tôi…

- Đủ rồi đấy, Blédurt! Bố kêu lên. Thế rồi mẹ kêu lên rằng thịt cháy hết mất rồi và rằng chúng tôi thế là nghỉ ăn. Vậy là chuyện thành ra hay cực, bởi vì lò barbecue đã trở thành bữa píc níc thật sự: mẹ phát cho chúng tôi bánh săng đuých, trứng luộc và chuối, và chúng tôi đã phải chạy vội vào trong nhà, bởi vì trời bắt đầu mưa.

Cái tủ lạnh

 THỨ NĂM, NGAY TỨC THÌ SAU BỮA TRƯA, khi những người đàn ông lôi cái tủ lạnh ra khỏi xe cam nhông, bố bắt đầu kêu lên:

- Blédurt! Blédurt! Đến đây mau! Ông Blédurt, hàng xóm của chúng tôi, chạy ra khỏi nhà và ông ấy trông tức cười ghê bởi vì ông ấy có một cái khăn ăn ngoắc quanh cổ.

- Có chuyện gì vậy? ông ấy hỏi. Đã xảy ra chuyện gì?

- Đó là cái tủ lạnh tôi mới mua, bố giải thích. Mô đen cỡ đại!

- Chỉ thế thôi mà anh làm phiền tôi giữa bữa ăn hả? ông Blédurt hỏi. Anh bị bệnh toàn phần rồi anh bạn tội nghiệp ạ!

- Vào trong bếp mà xem, bố nói, người ta dỡ ra bây giờ đấy; nó tuyệt lắm! Hoành tráng!

- Được thôi, ông Blédurt nói. Cứ vào trong tủ lạnh của anh, đổ đầy nước vào, và khi nào anh thành đá tôi sẽ đến xem!

- Tại vì anh ghen tị nên mới nói vậy, bố nói, nhưng chẳng sao hết; chiều nay, khi tôi đi làm về, tôi sẽ mời anh uống khai vị với bao nhiêu đá cục cũng được! Ông Blédurt nhún vai và ông ấy quay về nhà mình. Khi những người đàn ông lột hết những miếng bìa xung quanh cái tủ lạnh ra – như bố nói, họ chỉ cho chúng tôi làm thế nào để chạy cái tủ, làm thế nào để các thứ ở trong và làm thế nào để lấy đá cục ra. Và rồi bố đã đi cùng với những người đàn ông, và bố bảo chúng tôi, tức mẹ và tôi, rằng bố sẽ cố về sớm hơn mọi ngày. Một thứ rất chi là hết sảy trong cái tủ lạnh, đó là có anh điện ở bên trong. Mẹ giải thích cho tôi rằng ánh điện chỉ bật lên khi của tủ mở. Thế rồi mẹ sắp xếp các thứ trong tủ lạnh và mẹ đi mặc quần áo để đi mau đồ ở các cửa hàng. Để tôi không phải ở nhà một mình, mẹ cho phép tôi bảo thằng Alceste đến chơi với tôi. Alceste là một thằng bạn tốt ở trường, và với nó thì lúc nào chơi cũng vui. Rồi khi thằng Alceste đến, mẹ nói:

- Mẹ có thể sẽ về hơi muộn; mẹ đã chuẩn bị bánh mì quết ở trên bàn bếp. Hãy chơi vui và phải ngoan! Mẹ ôm hôn tôi, mẹ tát nhẹ một cái vào má thằng Alceste, mẹ lau tay và mẹ đi ra.

- Chơi gì đây? thằng Alceste hỏi.

- Đến xem tủ lạnh mới của tao đi, tôi bảo nó.

- Cái gì của mày? nó hỏi tôi.

- Tủ lạnh mới của tao, tôi giải thích cho nó. Đó là một cái tủ lạnh có điện sang ở bên trong.

- Giống như ở hàng thịt lợn á? Nó nói. Và nó đi vào bếp cùng tôi. Tôi mở cửa tủ lạnh ra, nó mở rất dễ, và thằng Alceste nói:

- Này! Thật kinh khủng! Nhà mày có đủ các cái để ăn!

- Mày thấy ánh điện chưa? Tôi nói.

- Ừ, với cả trứng, kia, và cả miếng bánh ga tô sô cô la! thằng Alceste nói.

- Với cả, hay cực kỳ nhé, tôi giải thích cho nó, khi nào mình đóng cửa lại thì ánh điện sẽ tắt!

- Và kia, kia kìa, thằng Alceste nói, có phải món nướng không?

- Với cả, mày thấy không? tôi nói, cái cửa gần như tự nó đóng lại! Và tôi đẩy cái cửa, và tách! Nó lại liền đóng lại, hơi giống như mấy cửa xe ô tô của bố, chỉ trừ cái cửa ở chỗ bố ngồi lái, cái ấy thì đã có tai nạn, nhưng đấy là do lỗi của người khác, cho dù viên cảnh sát cứ nói rằng đó là lỗi của bố. Thằng Alceste muốn thử cái cánh cửa và nó mở ra. Chúng tôi chơi vui phết, đấy; tôi cứ đẩy cánh cửa: tách! Và thằng Alceste thì cứ mở. Và rồi thằng Alceste đói và chúng tôi ăn những cái bánh quết mẹ đã chuẩn bị, và rồi thằng Alceste bảo tôi rằng nó đã mang cái ô tô nhỏ của nó đến và chúng tôi có thể đua xe trên nền nhà, trong phòng tôi. Tôi ấy à, tôi thích tiếp tục ngắm tủ lạnh hơn. Ở trong phòng, chúng tôi lấy ô tô đua hàng đống cuộc và rồi chúng tôi làm các vụ tai nạn bằng các quyển sách mà chúng tô để trên thảm; sau đó chúng tôi đặt đường ray tàu điện và chúng tôi chơi với cái đầu máy cùng cái toa còn lại của tôi, cái toa vẫn còn đủ tất cả các bánh. Dĩ nhiên là tàu của tôi không chạy được bằng điện nữa, kể từ cái lần toé lửa ác liệt khi bố đem nó ra chơi, nhưng chúng tôi đẩy đầu tàu bằng tay, chúng tôi kêu “tuyyýt, tuyyýt” và “Mời quý khách lên tàu!” và chúng tôi chơi vui phết và thằng Alceste bảo tôi:

- Này, mày xem bọn mình có thể ăn một miếng nhỏ ga tô sô cô la ở trong tủ lạnh của mày được không? Khi chúng tôi xuống bếp, chúng tôi chẳng cần phải mở tủ lạnh nữa, bởi vì chúng tôi đã để nó mở rồi. Chúng tôi mỗi đứa lấy một miếng nhỏ bánh ga tô, mà chúng tôi dùng ngón tay xắn rất chuẩn, và tôi lau bằng cái khăn mùi soa mà sau nó bị rơi vào món thịt quay. Thế rồi thằng Alceste hỏi tôi:

- Làm thế nào để tắt ánh điện ở cái tủ lạnh của mày?

- À, tôi trả lời, mình cứ đóng cánh cửa lại.

- Thế nếu mày muốn cửa mở mà vẫn không có ánh điện? thằng Alceste hỏi tôi.

- Ờ, thì tao đâu biết, tôi nói. Chắc là có cách gì đó. Chúng tôi bèn tìm cách, nhưng chẳng làm gì được sất; mỗi lần chúng tôi mở cửa, tách! Ánh điện liền sáng lên, khó chịu thật. Và rồi, tôi đã tìm ra.

- Cũng như cái tàu điện thôi, tôi nói, mình chỉ cần rút phích ra!

- Thử xem! thằng Alceste nói. Thế là tôi rút phích, và thế là khi tôi mở cánh cửa tủ lạnh, chả còn tí ánh điện nào nữa!

- Công nhận đúng thật, thằng Alceste nói. Thế rồi chúng tôi nghe tiếng mẹ về. Thế là chúng tôi đóng cửa tủ lạnh lại và chúng tôi ra khỏi bếp, bởi vì tôi biết rằng mẹ không thích tôi chơi ở đó, nhất là với thằng Alceste.

- Thế nào, hai đứa chơi vui chứ? mẹ hỏi. Chúng tôi nói rằng vâng, rồi thằng Alceste nói cám ơn mẹ vì mấy cái bánh quết và nó nói rằng nó phải về nhà để ăn quà chiều. Nó đi rồi và mẹ tôi cho tôi thử cái áo thun mà mẹ đã mua cho tôi, nó cũng khá vừa, ngoại trừ hai ống tay bị dài quá và cái lũ vịt bé ở khắp quanh thắt lưng, và nếu bọn bạn mà chúng nhìn thấy lũ vịt, chúng tôi sẽ còn đánh nhau nữa. Và rồi tôi quay trở về phòng chơi. Chỉ đến khi bố trở về tôi mới nhớ ra cái vụ ánh điện trong tủ lạnh. Tôi chạy nhanh xuống bếp, tôi cắm lại phích và rồi tôi đi ra ôm bố, người đã đang ở cùng ông Blédurt.

- A! Blédurt, bố nói. Đi cùng tôi, tôi sẽ cho anh xem cái hệ thống mới mà người ta nghĩ ra để lấy đá cục. Nhưng khi bố mở tủ lạnh, bố không hài lòng một tẹo nào.

- Ủa, hay nhỉ! bố nói, nước thậm chí còn không lạnh, mà tủ lạnh thì chạy hết cỡ! Và bơ nữa! Mềm nhũn hết! Ông Blédurt đã tựa người vào bồn rửa bát trong bếp, và ông ấy cười to đến nỗi phát nấc. Bố gọi điện thoạt đến cái cửa hàng đã bán tủ lạnh cho bố và bố đã hé tướng lên rằng nếu sáng mai mà người ta không đến đổi tủ hay là sửa lại cho bố, bố sẽ làm ầm ĩ lên cho mà xem. Bố thật đã tức lắm rồi. Và bố tức là đúng. Bởi vì đúng vậy, xét cho cùng, cứ mở cửa là có ánh sáng điện trông cũng đẹp ra phết, nhưng nếu không làm được đá thì tủ lạnh còn có ích lợi gì nữa? Hử?

BI NÉM

GEOFFROY, một thằng bạn có một ông bố rất giàu lúc nào cũng mua cho nó các thứ, sáng nay đến trường với một gói tướng cắp nách. Chúng tôi đã hỏi nó cái gì đấy, nhưng Geoffroy, cái thằng rất thích ra cái trò bí ẩn – nó làm tôi đến phát mệt! – đã bảo chúng tôi rằng ra chơi nó sẽ cho xem, không sớm hơn. Và đến khi ra chơi, thằng Geoffroy mở cái gói của nó ra, và ở bên trong, có đầy các hòn bi ném. Các hòn bi bằng gỗ, xanh, vàng, đỏ và lục, và dĩ nhiên, một quả đích. Hết sảy thật ấy!

- Đấy nhé, thằng Geoffroy nói. Bọn mình sẽ chia thành từng cặp. Tao thì nhận thằng Eudes, và bi ném mà đỏ.

- Tại sao hử, thưa mày?, thằng Rufus hỏi.

- Bởi vì các hòn bi ném là của tao. Cũng chính vì thế mà tao nhận thằng Eudes, thằng Geoffroy trả lời.

- Thằng Eudes thì tao không cần quan tâm, thằng Rufus nói. Cái tao muốn biết là tại sao mày lại nhận bi ném mày đỏ, thưa mày? Cái thằng Rufus nói có lý. Nhận thằng Eudes rất là hay khi mà chúng tôi chơi bóng đá, ví dụ thế, bởi vì nó rất khoẻ, khi nó có bóng, chẳng thằng nào dám tranh với nó. Nhưng chơi bi ném, hay là chơi bi thì lại là chuyện khác; khi ấy thì một đứa như tôi sẽ đáng giá hơn, Nhưng thằng Eudes thì không hài lòng với điều thằng Rufus vừa nói.

- Thế một quả đấm vào mũi, thằng Eudes hỏi, thì mày có quan tâm hơn không?

- Cũng hay phết đấy!, thằng Joachim vừa nói vừa cười. Nó ngừng cười khi thằng Rufus cho nó một cái tát, nhưng bọn chúng nó không thể nào đánh nhau thật bởi vì thầy Mouchabière đã chạy đến. Thầy Mouchabière, tôi đã nói với các bạn về thầy này một hoặc hai lần rồi, tôi nghĩ thế, đó là một giám thị phụ trợ cho thầy Nước Lèo, thầy này thì là giám thị thật sự của chúng tôi.

- Lại chuyện gì nữa đây?, thầy Mouchabière hỏi. Tôi nói cho các cậu biết, với các cậu thì tôi không vòng vo tam guốc gì hết: cứ giở bất cứ trò gì ra là đứng phạt tất!

- Thì bọn em có làm gì đâu hả thầy, thằng Geoffroy kêu lên. Bọn em chỉ chuẩn bị chơi bi ném, có vậy thôi. Thầy Mouchabière nhìn các hòn bi ném, thầy ấy nhìn thằng Geoffroy, và rồi thầy ấy lại nhìn các hòn bi ném một lần nữa.

- Thế ai cho phép cậu mang bi ném đến trường chơi hả, tôi hỏi cậu?, thầy Mouchabière hỏi.

- Sao ạ, sao ạ, thằng Geoffroy nói. Bọn em có làm cái gì xấu với bi ném đâu ạ, thưa thầy! Thầy Mouchabière bảo chúng tôi rằng với chúng tôi thì thầy lúc nào cũng có chuyện rầy rà, và rằng thầy chắc chắn là với cái trò bi ném thầy cũng sẽ bị rầy rà, và rằng thầy không muốn bị rầy rà vì chúng tôi nữa. Còn chúng tôi, chúng tôi kêu lên: “Thôi nào, thầy! Thôi nào!” Nhưng thầy Mouchabière lắc ngón tay và đầu, và thầy Nước Lèo đã đi tới.

- Rầy rà hả, Mouchabière?, thầy Nước Lèo hỏi.

- Chưa, nhưng chắc chắn là ta sẽ bị thôi với cái lũ nghịch ngợm này, thầy Mouchabière nói. Đấy bây giờ thì bọn chúng muốn chơi bi ném!

- A! Chúng nó muốn chơi bi ném?, thầy Nước Lèo nói. Ờ thế thì cứ kệ chúng chơi, Mouchabière ạ. Cậu biết tôi ở đâu rồi và tôi bảo đảm với cậu rằng, bi ném hay là không bi ném, cái lũ mất nết này sẽ không thể làm ta bị rầy rà đâu! Thầy Mouchabière nhìn thầy Nước Lèo đi khỏi, và rồi thầy ấy bảo chúng tôi:

- Được rồi, tôi để các cậu chơi. Nhưng các cậu đã nghe thầy Nước… Dubon nói rồi đấy! Ai ăn lời thì ấm vào thân, thế thôi! Thầy Mouchabière bỏ đi xử lý một đứa lớp lớn đang đánh một đứa lớp nhỡ, còn chúng tôi, chúng tôi tiếp tục chơi bi ném.

- Thế tại sao mày lại tát tao?, thằng Joachim hỏi thằng Rufus.

- Tại vì thằng Geoffroy nhận bi ném màu đỏ là không công bằng, thằng Rufus trả lời. Bọn mình phải bắt thăm mới đúng. Thằng Joachim và tất cả chúng tôi đều đồng ý với thằng Rufus; xét cho chùng đúng là thế, chứ sao nữa, cái thằng Geoffroy nó tự cho mình là ai vậy, còn không à, đừng có mà đùa!

- Không bắt thăm gì hết, thằng Geoffroy nói. Bi ném màu đỏ là của tao, còn nếu chúng mày không thích thì chúng mày đừng chơi, có thế thôi. Tao sẽ chơi một mình với thằng Eudes, mỗi đứa một hòn màu đỏ.

- À ra thế hả!, thằng Rufus kêu lên, bọn mày cứ việc đi mà chơi một mình, như hai thằng đần!

- Tao ấy à, tao thích nhận màu xanh, thằng Maixent nói. Thế là, thằng Alceste và tôi nhận màu vàng, Rufus và Clotaire, màu lục, còn Joachim màu xanh với thằng Maixent. Chia cặp ấy à, chúng tôi làm ngay chẳng cần sinh sự gì, bởi vì chúng tôi biết rằng chỉ có ngu mới đi mất thời gian cãi nhau thay vì chơi bi ném. Thế rồi, để cho nhanh hơn nữa, chính thằng Eudes còn đi sắp xếp các đội, thế là tất cả đều ổn thoả.

- Được rồi, còn quả đích, thì tao sẽ ném!, thằng Geoffroy nói.

- Không được, thằng Eudes nói, tao ném.

- Nhưng bọn mình ở cùng một đội mà!, thằng Geoffroy nói.

- Nếu mày muốn ở trong đội của tao, thằng Eudes kêu lên, thì mày để quả đích đấy cho tao! Và nó ném quả đích xa kinh lên được, y như là nó chơi đuổi bóng, thế rồi nó ném hòn bi của nó, nhưng không đủ mạnh.

- Quả đích xa quá, thằng Eudes nói. Nó muốn đi tìm hòn bi của nó, nhưng thằng Clotaire bảo nó rằng nếu nó làm thế, không đứa nào thèm nói chuyện với nó nữa. Thằng Eudes nói được thôi, đồng ý, nhưng tất cả lũ chúng tôi đều là cái lũ chơi tồi và kém cỏi. Tôi thì ném rất vừa vặn, thằng Rufus chơi như một thằng ngốc, nhưng thằng Maixent thì đã ném hòn của nó gần như chạm vào quả đích. Kinh khủng!

- Được rồi, thằng Geoffroy nói, ta sẽ lia.

- Đừng, thằng Eudes nói, nhắm.

- Thế tao phải nhắm vào đâu khi cái hòn của thằng đần này nó sát sạt quả đích?, thằng Geoffroy kêu lên.

- Nếu mày lia, mày sẽ trượt cho mà xem, thằng Eudes nói, với cả bọn mình sẽ không còn bi ném nữa. Và nếu tại mày mà bọn mình thua, tao sẽ cho mày một quả đấm vào mũi.

- Mày bảo ai là thằng đần?, thằng Maixent hỏi. Và nó bắt đầu đánh nhau với thằng Geoffroy, và bọn chúng nó đá và tát nhau hàng đống phát, và rồi thầy Mouchabière chạy đến, không hài lòng tẹo nào.

- Dừng lại! Dừng lại ngay lập tức!, thầy Mouchabière kêu lên, với cái giọng của mẹ khi bị tôi làm cho cáu tiết.

- Có chuyện gì vậy? Sao lại náo loạn thế hả?, thầy Nước Lèo, người đến lượt mình cũng chạy đến, đã kêu lên.

- Tôi đã nói với thầy rằng chúng ta sẽ bị rầy rà với lũ man rợ này cùng bi ném của chúng mà!, thầy Mouchabière kêu lên.

- Chúng ta sẽ không bị rầy rà gì cả, thầy Nước Lèo nói, nhưng tôi muốn nghe giải thích tường tận chuyện đang xảy ra để tôi còn nghiêm trị.

- Tại Geoffroy đấy ạ, thằng Eudes kêu lên. Em đã bảo nó nhắm còn nó thì cứ muốn lia!

- Nhắm?, thầy Nước Lèo nói, ngạc nhiên hết sức. Ồ không, nhìn kìa! Phải lia!

- Đấy! Mày thấy chưa? Mày thấy chưa?, thằng Geoffroy kêu lên với thằng Eudes.

- Trật tự, cả hai cậu!, thầy Mouchabière kêu lên. Không phải là để nói ngược lại ý thầy đâu thưa thầy Dubon, nhưng theo ý tôi, cẩn thận hơn thì phải nhắm. Lia thì xa quá, và với các hòn ném bằng gỗ thế này… Thật, trong các kì nghỉ, tôi đã…

- Nào, nào, Mouchabière, thầy Nước Lèo nói, nghiêm túc đi nào, hả? Cậu biết rõ đó là cách duy nhất để giải quyết! Nếu không lia mà đi nhắm thì hỏng bét, rõ như ban ngày! - Không thể nào lia hòn bi đó được, thầy Mouchabière nói.

- Tôi sẽ cho cậu biết thế nào là không thể được, thầy Nước Lèo vừa lấy hòn bi ném từ tay thằng Geoffroy vừa nói. Nhưng thầy ấy không thể cho ai biết gì sất cả, bởi vì thầy hiệu trưởng, mà chẳng ai biết đã tới từ bao giờ, đã nói:

- Thầy Dubon, chắc thầy cũng phải đi kéo chuông báo hết giờ ra chơi chứ nhỉ, vì lẽ ra bảy phút trước đã phải kéo chuông rồi. Tôi đợi thầy và thầy Mouchabière ở phòng tôi, ta làm cho nó xong ván. Và thầy hiệu trưởng đã thắng là cái chắc, bởi vì giờ ra chơi tiếp theo, thầy Nước Lèo và thầy Mouchabière mặt mày đều tiu nghỉu.

CÁI GƯƠNG

TỐI QUA, XE CAM NHÔNG CỦA CỬA HÀNG đã dừng lại trước nhà và hai người đàn ông đã mang vào một gói lớn phẳng tẹt.

- Đây là cái gương phòng khách, em ơi!, bố mở cửa rồi kêu lên. Và mẹ đi tới, nhìn cái gói rồi nói rằng, trời ơi, ở trong cửa hàng, cái gương đâu có to thế này.

- Thế mà đúng là kích cỡ mình đã yêu cầu đấy, bố vừa nói vừa cười. Nó ở sau tràng kỷ thì thật tuyệt. Ăn tối xong anh sẽ treo ở đó.

- Không đời nào!, mẹ kêu lên. Một tấm gương ngần này tiền, anh quên đi nhé! Chắc chắn là anh sẽ làm vỡ nó!

- Cứ nói thẳng là anh vụng về đi xem nào, bố trả lời. Dù sao chăng nữa chúng ta cũng không mua cái gương này rồi chỉ để nó xuống đất. Cần phải treo nó lên và anh sẽ treo nó. - Nhưng anh à, mẹ nói, hỏi nhờ ai đó biết làm sẽ là thận trọng hơn… Em biết là anh thích làm này nọ linh tinh, nhưng rốt cuộc…

- Nghe này, bố nói, anh biết rõ cái gương này dễ vỡ và nó rất đắt, chính vì thế mà việc em thiếu tin tưởng cũng không làm anh bực mình; nhưng em sẽ nhờ ai treo cái gương này? Thế rồi, kể cả em tìm được ai đi nữa, đừng quên mai là Chủ nhật, và ít nhất thì ta cũng phải đợi đến thứ Hai hoặc thứ Ba mới treo được nó lên. Và trong khi cứ để thế, chẳng cố định vào đâu, tấm gương dễ bị trượt đi và vỡ… Chỉ cần chấn động một cái, và rắc!

- Chú ý chứ!, mẹ kêu lên.

- Đừng có lo, bố nói. Nói tóm lại, quyết định thế đi; sau bữa tối, anh sẽ treo cái gương này lên, và ta không nói về việc này nữa. Đồng ý chứ?

- Thôi được, nhưng anh sẽ phải thận trọng, mẹ nói, có vẻ đã hơi yên tâm một tí.

- Còn con, con sẽ giúp bố, tôi nói để làm mẹ yên tâm hoàn toàn. Mẹ nhìn tôi, mẹ há miệng ra, và mẹ ngậm miệng lại và rồi mẹ đi vào bép để chuẩn bị bữa tối. Đến bữa, mẹ hầu như không ăn gì, ấy thế mà đấy là bữa rất ngon, có món thịt quay, thế rồi bố vo tròn khăn ăn, và bố nói:

- Anh sẽ đi lấy dụng cụ và thang. Bố đi, bố quay lại với dụng cụ và thang, và chúng tôi đi vào phòng khách, bố, mẹ và tôi. Mẹ đã giúp bố di chuyển cái tràng kỷ, và rồi bố cầm lấy cái gương.

- Anh sẽ đặt nó áp vào tường, bố bảo mẹ, còn em hãy nói cho anh nó đã thật ở giữa chưa. - Con sẽ giúp bố, tôi nói.

- Không được, Nicolas!, mẹ kêu lên.

- Tại sao không ạ?, tôi hỏi. Nó rất nặng, còn con thì…

- Nicolas!, mẹ hét lên, con làm ơn đừng có cãi lại khi mẹ đã bảo con cái gì. Mẹ không muốn con động đến cái gương này! Con hiểu chưa ?

- Thế này thì thật là bất công, tôi nói. Con chỉ muốn giúp, thế mà còn mắng con. Thật là quá thể! Và tôi bắt đầu khóc lóc, và tôi dậm chân xuống đất nhiều phát, và mẹ hỏi mẹ đã làm gì nên nỗi hả trời. Nhưng sau đó, vì mẹ rất hết sảy, mẹ đã ôm hôn tôi, mẹ an ủi tôi, mẹ yêu cầu tôi phải ngoan, và bố kêu lên:

- Thế đã xong được chưa hả? Cái của này thì nặng, mà tôi thì cứ chờ người ta để ý hộ tôi chứ lị, không tôi thả rơi cả bây giờ!

- Đừng!, mẹ kêu lên.

- Được, thế thì Nicolas đi lấy một cây bút chì. Còn em, hãy nói xem thế này đã ngay chưa, bố đỏ mặt tía tai lên nói. Thế rồi tôi đi tìm bút chì, và khi tôi quay lại, bố, giờ còn đỏ hơn cả trước, bảo tôi vạch bút chì xuống ngay dưới cái gương, ở trên tường, và tôi rất là thích, bởi vì nói chung người ta không bao giờ để cho tôi viết gì trên tường phòng khách. Thế rồi, bố đặt cái gương xuống đất, bố xoa các ngón tay, và bố nói rằng đâu sẽ vào đó.

- Anh có thực sự tin…, mẹ nói. Thế là bố rất chi là tức, bố nói rằng bố chán ngấy rồi, rằng bố muốn người ta để bố yên, rằng nếu không thể nào bố cũng sẽ làm vỡ cái gì, và rằng thật không thể nào chịu nổi, chứ còn gì nữa, xét cho cùng.

- Được rồi, được rồi, mẹ nói, em sẽ đi rửa bát. Em thấy không xem thì hơn. Thế rồi mẹ đi, và bố bắt đầu khoan các lỗ thủng vào tường, và rồi bố nhìn cái gương, bố gãi đầu, và bố nói:

- Ít nhất cũng phải có ai đó giúp tôi nâng cái gương này lên, trong khi tôi treo…

- Thì con đây, tôi nói. Con có thể giúp bố.

- Đúng vậy, Nicolas của bố, bố nói. Thế thì con hãy giúp bố bằng cách tìm ông Blédurt. Với ba chúng ta thì bố chắc chắn mình sẽ làm được ngon lành. Thế là tôi chạy tới tận nhà ông Blédurt; cũng không xa, bởi vì đây là hàng xóm của chúng tôi. Tôi bấm chuông và khi ông Blédurt mở cửa, tôi liền bảo ông ấy đến giúp chúng tôi treo gương.

- A! Ông Blédurt nói, họ vừa mang đến là một cái gương hả? Và ông Blédurt quay vào trong nhà ông ấy, rồi ông ấy kêu lên:

- Mình à! Đó là một cái gương! Thế rồi, ông ấy bảo tôi rằng ông ấy sẽ sang giúp chúng tôi ngay lập tức, và rằng ông ấy sẽ tranh thủ mang trả luôn chúng tôi mấy cái ly uống sâm banh mà bố và mẹ đã cho bọn họ mượn cái tối mà ông Blédurt tiếp sếp ông và sếp bà của ông ấy. Tôi quay về nhà cùng với ông Blédurt, người mang một khay ly uống sâm banh, thứ mà chúng tôi hầu như không bao giờ lấy ra ngoài tủ buýp phê.

- A! Anh đây rồi, Blédurt, bố nói. Anh giúp tôi một tay để treo cái gương này.

- Đồng ý, ông Blédurt nói. Tôi trả anh mấy cái ly. Cảm ơn nhiều, chúng rất được việc; tôi để chúng ở đâu đây ?

- Tôi làm sao biết được, bố nói, anh cứ việc để trên cái ghế, đấy, chúng tôi sẽ sắp xếp sau. Còn bây giờ, anh sẽ làm thế này: anh hãy đỡ cái gương, ở phía dưới, đấy, như thế… Tốt… Giữ chắc…

- Ái ui! Ái ui! Tôi buông đây!, ông Blédurt kêu lên. Nhưng đó là trêu, và cả hai bọn họ bắt tay vào việc, và tôi giúp họ kinh lên được, bởi vì bố nói rằng tôi sẽ là người cầm các cái vít rồi sẽ đưa cho bố mỗi khi bố cần. Thế rồi, bố đã treo xong cái gương, và nó dính chắc vào tường, thật hết sảy và gần như ngay ngắn.

- Xong béng!, bố nói. Không ngon xơi đâu nhé! Rốt cuộc đã xong! Nicolas, con trai, giờ thì hãy đi gọi mẹ con. Thế rồi tôi chạy vào bếp và tôi mở cửa bếp một phát, tôi nghe thấy một tiếng kêu lớn, và tôi thấy mẹ, đang trợn tròn mắt và đang bê hàng đống đĩa trên tay. - Nicolas!, mẹ hét lên. Mẹ đã bảo con hàng trăm lần đừng có mở cửa bếp như một thằng rồ cơ mà! Con suýt nữa thì làm cho mẹ đánh rơi cả chồng đĩa!

- Đến mà xem, mẹ! Đến mà xem!, tôi kêu lên. Thế là mẹ để chồng đĩa xuống bàn bếp và mẹ theo tôi vào phòng khách.

- Hả?, bố hỏi khi mẹ đi vào. Thế nào, em nói gì về cái gương của em, và tiếp nữa là về chồng của em, hả?

- Đúng là tuyệt vời! Tuyệt vời!, mẹ nói, và mẹ ửng hồng hết cả người.

- Cần phải công bằng, bố nói, tôi sẽ không làm gì được nếu không có sự giúp đỡ của hai phụ tá xuất sác; tôi xin kể ra các ông Blédurt và ông Nicolas! Tất cả chúng tôi đều cười, và mẹ ôm hôn bố, mẹ ôm hôn tôi, và mẹ bắt tay ông Blédurt.

- A! Các ông trẻ, mẹ nói, các ông trẻ không thể biết tôi đây đến nhẹ cả người thế nào! Và mẹ buông mình xuống ghế. Không phải cái ghế có các ly uống sâm banh. Không, cái khác kia. Tất cả mọi người đều rất hài lòng, và tôi cũng vậy. Và rồi, tôi ngạc nhiên ghê, bởi vì tôi cần phải nói với các bạn rằng cho đến cùng, tôi cứ ngỡ hẳn ai đó sẽ làm vỡ cái gì cơ!

CÁI MÁY XÉN

CỎ MẸ BẢO BỐ rằng bố phải xén cỏ đi, bởi vì cái vườn đã giống như là một bãi đất hoang, rằng thật là xấu hổ, và rằng bố lúc nào cũng viện cớ này cớ nọ để khỏi phải xén cỏ, mà đơn giản chỉ là vì bố không buồn làm. Bố, đang nằm đọc báo trên ghế bành ở phòng khách, trả lời rằng bố không hề viện cớ, nhưng mà cái máy xén cỏ nhà tôi đã hỏng rồi, và rằng bố không biết có thể kiếm ở đâu ra cái máy khác bởi vì hôm nay là Chủ nhật. Và mẹ nói rằng chúng tôi có thể mượn cái máy của ông Blédurt.

- Blédurt?, bố nói. Không bao giờ. Chúng tôi đang tức nhau và chúng tôi không nói chuyện với nhau nữa. Ông Blédurt là hàng xóm của chúng tôi; ông ấy rất buồn cười và ông ấy rất thích trêu chọc bố; nhưng vì bố không phải lúc nào cũng thích bị ông Blédurt trêu chọc, cho nên, thỉnh thoảng, bố giận nhau với ông Blédurt.

- Không làm sao hết, mẹ nói. Chính Nicolas sẽ đi mượn máy xén cỏ, và ông Blédurt sẽ không từ chối nó.

- Làm sao anh ta lại từ chối được cơ chứ, khi anh ta biết được đấy là mượn cho anh! Anh đảm bảo luôn, bố vừa nói vừa cười. Anh còn lạ gì cái lão thô thiển ấy! Nhưng mẹ nói tôi không cần phải giải thích rằng cái máy xén cỏ là mượn cho bố, và tôi đi bấm chuông cửa nhà ông Blédurt.

- Chà! Ồ Nicolas đấy à!, ông Blédurt nói, ông ấy đối với tôi lúc nào cũng hết sảy, kể cả là ông ấy giận nhau với bố.

- Cháu đến xem bác có thể cho cháu mượn cái máy xén cỏ được không, tôi nói.

- Để cho bố cháu phải không? Thế là tôi không biết nói gì, và ông Blédurt bảo tôi đừng có nói dối, bởi vì ông ấy sẽ nhìn ra ngay lập tức: mũi tôi sẽ động đậy! Cái đó thì làm tôi phát phì cười, bởi vì đấy là thứ người ta vẫn nói với tôi khi tôi còn bé, trước kỳ nghỉ hè. Một lần, thậm chí, tôi còn đứng trước gương và tôi nói hàng đống thứ trắng trợn để xem mũi tôi nó có động đậy không, và dĩ nhiên, đấy chỉ là nói phét.

- Được rồi, ông Blédurt nói. Cháu về bảo với bố cháu là anh ta đến mà giao dịch lấy, nếu còn là đàn ông. Thế là tôi quay về nhà, tôi đánh thức bố đang ngủ trên ghế bành với tờ báo đắp mặt dậy, và tôi nói những gì ông Blédurt nói với tôi về bố. Và, với bố, thứ này không làm bố vui một tí nào!

- A? Thế đấy hử?, bố nói. Được rồi chúng ta đi xem bố có phải là đàn ông hay không… Và chúng tôi cùng đi sang nhà ông Blédurt, người chắc đã nhìn qua cửa sổ rồi, bởi vì ông ấy đã mở cửa trước cả khi bố kịp bấm chuông.

- Sao hả, Blédurt, bố hỏi, anh không nghĩ là tôi lại đi sợ anh đấy chứ?

- Tôi nghĩ ấy à, tôi nghĩ anh đến nhà tôi là cũng bạo gan kinh đấy, ông Blédurt trả lời. Nếu tôi mà có một con chó, tôi đã xuỳ nó ra khợp anh rồi!

- Một con chó?, bố vừa nói vừa cười. Nhưng anh bạn tội nghiệp của tôi ơi, không đời nào một con chó lại chấp nhận sống cạnh anh cả! Lũ ấy chúng cũng có bản năng cả đấy!

- A! Gớm nhỉ! Ông Blédurt nói. Tóm lại là tôi đủ khả năng tài chính để mua cho tôi một con chó, và rồi nuôi nó! Chứ không phải như bât cứ kẻ nào mà tôi không thèm kể ra!

- Kẻ kém cỏi đáng thương!, bố kêu lên. Không chỉ tôi có thừa khả năng tài chính để mua cho tôi một con chó, mà còn là chó nòi nữa kia, và tôi sẽ dạy nó cắn bọn kém cỏi!

- Thật ạ?, tôi hỏi. Nhà mình sẽ có một con chó ạ?

- Nicolas, bố bảo tôi, con đừng có hóng chuyện người lớn và hãy về nhà đi! Thế là tôi chạy về nhà, vui thích hết sức, và tôi đi bảo mẹ, người đang ở trong bếp, rằng bố sẽ mua một con chó và rằng chúng tôi sẽ dạy nó làm trò.

- Một con chó, mẹ nói. Chúng ta sẽ xem xét chuyện đó… Bố con đâu rồi? Tôi bảo mẹ rằng bố đang ở nhà ông Blédurt, và chúng tôi cùng ra đó. Bố với ông Blédurt vẫn đang đối đáp ở trước cửa.

- Câu chuyện về con chó này là như thế nào vậy?, mẹ hỏi.

- Chó?, bố nói. Con chó nào?

- Cái con mà bố sắp mua, mà chúng ta sẽ dạy cho nó hàng đống trò, như cái quả cắn bọn kém cỏi ấy, và chúng ta sẽ gọi nó là Lancelot, tôi nói.

- Nicolas, bố kêu lên, bố nhớ là bố đã bảo con về nhà cơ mà!

- Nhưng em vẫn chưa hề được rõ cái chuyện về con chó này, mẹ nói. Anh biết là em không muốn nhà mình nuôi thú vật!

- Ồ không!, bố nói. Nicolas nó hiểu nhầm! Không hề có chuyện đi mua một con chó…

- Nhưng bố đã hứa!, tôi hét lên.

- Nicolas!, bố quát. Lần cuối cùng, con có về nhà không thì bảo? Ồ, thế này thì bất công quá! Người ta đã hứa là mua cho tôi một con chó, người ta còn đặt tên cẩn thận, người ta còn bảo là sẽ dạy nó cắn bọn kém cỏi, thế rồi sau thì thành nói phét hết, và tôi bắt đầu khóc lóc.

- Con muốn đét đít hả, Nicolas?, bố hỏi.

- A! Không được!, ông Blédurt kêu lên. Tôi phản đối việc thằng bé bất hạnh này bị hành hạ ở nhà tôi! Mà tôi lúc nào cũng nghe thấy nó kêu gào…

- Tôi ngạc nhiên là anh lại nghe thấy, anh Blédurt, mẹ nói, khi mà cái đài nhà anh cứ hú lên đánh thức cả khu phố!

- Tôi không biết rằng cần phải xin phép khu phố mới được nghe đài ở nhà tôi đấy!, bà Blédurt nói, bà ấy vừa ra, mặt mũi đỏ dừ. Mẹ há hốc miệng mất một lúc, và rồi mẹ cười. - Nghe này, mẹ nói. Chị có thấy là chúng mình cũng hơi nực cười một tí không, khi cãi vả như lũ trẻ ranh?

- Đúng vậy, bà Blédurt nói. Chị nói đúng. Thực chất, chúng mình rất quý nhau, và những cãi vã giữa hàng xóm láng giềng thế này thật là thô thiển…

- Và đấy không phải là gương tốt cho thằng bé, mẹ nói. Mà tất cả đều do lỗi của hai kẻ to đầu mà ngốc này. Thôi, hãy làm hoà và hãy bắt tay nhau đi. Các anh cũng muốn quá còn gì! Bố và ông Blédurt có vẻ lúng túng; bọn họ nhìn nhau, bố khẽ đá chân vào một hòn sỏi, và rồi bố chìa tay bố về phía ông Blédurt, người cũng chìa tay ra bắt lại, và cả hai người bọn họ bắt đầu cười cợt, nhưng không phải như lúc họ tức nhau. Và rồi bà Blédurt ôm hôn mẹ, và rồi bà ấy ôm hôn tôi; ông Blédurt lấy tay xoa đầu tôi, và đúng là hết sảy đến nỗi tôi thấy cũng được an ủi về cái quả con Lancelot.

Mẹ nói rằng thật ra là nói bừa, chứ chưa bao giờ cái đài làm phiền chúng tôi, và bà Blédurt nói rằng bà ấy không hề nghe thấy tiếng tôi kêu gào. Cái đó thì tôi ngạc nhiên quá! Thế rồi mẹ nói rằng đến lúc phải về nhà rồi, bởi vì mẹ phải nấu bữa tối, tất cả mọi người bắt tay, và chúng tôi giải tán. Chúng tôi đã quay về nhà rồi thì có người bấm chuông cửa. Bố thở dài một cái, bố đứng dậy khỏi ghế bành, và bố đi ra mở. Đó là ông Blédurt, với nụ cười xoà hiền hoà, cùng cái máy cắt cỏ.

- Cứ lằng nhằng thế, ông Blédurt nói, anh đã quên mất việc chính yếu: cái máy xén cỏ, cho bãi cỏ của anh! Thế là bố đùng đùng nổi giận; bố bảo ông Blédurt đừng chõ mũi vào chuyện của người khác, rằng bố có khiến ông ấy đâu và rằng, dù thế nào đi nữa, khi nào bố muốn xén bãi cỏ bố sẽ mua một cái máy xén cỏ, để khỏi phải sang nhà bọn kém cỏi mượn, thật chứ đùa à! Và bố với ông Blédurt không nói chuyện với nhau nữa.

KÌ NGHỈ MÙA PHỤC SINH.

TÔI ẤY À, TÔI RẤT LÀ THÍCH PHỤC SINH; đấy là một cái lễ hết sảy: chúng tôi nghỉ học, chúng tôi ăn hàng đống trứng sô cô la, và tất cả mọi người đều chu du, như bọn chuông ấy; nhưng chúng tôi không đến Rome, chúng tôi đến nhà bà, người ở tận nông thôn, rất xa nhà chúng tôi. Bố ấy à,tôi tin rằng bố không thích đến nhà bà lắm. Bố giải thích cho mẹ rằng bố thích nghỉ ngơi ở nhà hơn, rằng trên đường cái người ta cấm lái quá chín mươi ki lô mét một giờ, chẳng ra cái gì, và rằng đi tận ba ngày thì hẳn cũng phải tiêu pha nhiều.

Mẹ bảo tôi đi lên phòng chơi, và sau đó mẹ hét lên các thứ, nhưng tôi không nghe rõ mẹ nói cái gì. Khi tôi xuống lại phòng khách tôi rất hài lòng, bởi vì bố đã quyết định đưa chúng tôi đến nhà bà. Tôi ấy à, tôi rất thích đến nhà bà; có gà mái này, thỏ này, vịt này, cây này, và chúng tôi ăn ngon thôi rồi.

- Em sẽ chuẩn bị một làn đồ ăn để đi đường, mẹ nói nhưng bố nói rằng thôi, rằng bố đã chán ngấy trứng luộc, bánh săng đuých và chuối rồi, rằng chúng tôi sẽ vào nhà hàng. Đúng là hết sảy kinh lên được! Bố ấy à, bố chọn nhà hàng trong một quyến sách nhỏ màu đỏ, và có lần bố đã giải thích cho tôi rằng ở trong đó, người ta nói cho các bạn các nhà hàng như thế nào, với hàng đống các ngôi sao bé và dĩa ăn. Với bố thì chúng tôi sẽ không bao giờ vào nơi có các ngôi sao, bởi vì bố nói rằng chỗ đó rất đắt và còn lau bố mới chịu ăn một bo ba. Tôi không biết cái đó muốn nói gì, nhưng câi đó lúc nào cũng khiến bố phì cười mỗi khi bố nói ra.

Và bố nói câu đó thường xuyên; câu đó chắc phải buồn cười kinh lên được, cho nên tôi cũng cười, để cho bố hài lòng, bởi vì tôi ấy à, tôi rất yêu bố. Cần phải nói rằng cái quyển sách nhỏ màu đỏ không phải lúc nào cũng đúng, bởi vì nó rất cũ; bố bảo tôi rằng bố đã mua nó khi bố cưới mẹ, để làm một chuyến đi tuần trăng mật. Cho nên, luôn luôn, khi chúng tôi dừng lại trước một cái nhà hàng, thì cái nhà hàng không còn ở đó nữa, và thế vào đó, là một cái nhà máy sản xuất cao su, như lần gần đây nhất chúng tôi đi bằng ô tô, và chúng tôi đã bị xì lốp trước một nhà máy, khiến cho tất cả những người làm việc ở đó phải phì cười và chạy ra để xem chúng tôi.

Bố tôi thì không cười, bởi vì cái lốp thay thế cũng bị xì nốt. Chúng tôi khởi hành từ sáng sớm, và trước khi đi, bố đi bấm chuông nhà ông Blédurt, hàng xóm của chúng tôi, để báo ông ấy biết là chúng tôi đi, và rằng chúng tôi có thể sẽ đi một lèo ra tận biển. Ông Blédurt đang mặc bộ pyjama sọc, điều đó dường như khiến ông ấy không thích lắm, tôi không hiểu tại sao, nhưng ông ấy dẫu sao cũng tốt bụng, ông ấy chúc chúng tôi lên đường vui vẻ. “Lên đường vui vẻ”, ông ấy nói. Trên đường, chẳng ai có thể đi được chín mươi ki lô mét một giờ, bởi vì có hàng đống xe ô tô, và chẳng thể nào tiến nhanh được, và những người đi nghỉ đều không có vẻ hài lòng tí nào.

- Bắt đầu hay chưa!, bố nói.

- Thế nào khó mà đi một lèo đến tận biển, tôi nói.

- Biển nào ?, mẹ hỏi.

- Nicolas, con im đi!, bố kêu lên. Tôi bắt đầu khóc và mẹ bảo bố rằng đừng có mà quát lác tôi, rằng nếu có tắc xe thì đó không phải là lỗi của tôi, và bố hỏi có phải bố là người có ý tưởng đi đến nhà bà hay không, vậy là tôi nói rằng không phải, rằng đó chính là mẹ, và mẹ nói với tôi: “Nicolas, con im đi!” và tôi bắt đầu khóc, nhưng không quá to bởi vì đi đến nhà bà tôi thích lắm rồi.

- Có điều rất mệt, mẹ nói, là với ngần này người, các nhà hàng sẽ chật ních.

- Điều cốt yếu, bố nói, là phải đến được sớm giờ. Anh tính rằng đến trưa mình sẽ tới Millediou-la-Vigne mà không cần phải vội vàng lắm. Ở đó có một quán ăn nhỏ rất hay mà Barlie đã chỉ cho anh. Ông Barlie là bạn cùng phòng làm việc với bố, ông ấy rất thích ăn, như thằng bạn Alceste của tôi, nhưng ông Barlie đến nhà hàng thường xuyên hơn thằng Alceste nhiều, thế nên ông ấy biết hàng đống những địa chỉ mà ông ấy đưa cho bố. Trên đường, những chiếc ô tô chẳng tiến lên được tí nào, và bố nói rằng với cái đà này chúng tôi chẳng bao giờ đến được Millediou-la-Vigne vào buổi trưa. Thế rồi, bố nhìn thấy một con đường đất nhỏ rẽ ra từ con đường lớn, và bố đã bẻ tay lái và ô tô chúng tôi đi luôn vào đó.

- Cần phải biết đi theo các đường nhỏ, bố giải thích với chúng tôi, đã tránh được đám đông, lại còn luôn tiết kiện quãng đường. Xa hơn chút nữa chúng ta sẽ ra lại quốc lộ. Ý tưởng của bố tôi chắc phải hay lắm, bởi vì có hàng đống ôtô theo sau chúng tôi. Chúng tôi thì đi hàng đầu, và tôi rất tự hào về bố. Thế rồi, có điều hay là con đường trở nên hẹp đến nôi không ai có thể đi sóng đôi với chúng tôi. Nhưng rồi có điều đáng tiếc là con đường đã dừng lại trước một cái ba ri e, và sau cái ba rri e đó chỉ có cỏ với những con bò vừa nhìn chúng tôi vừa nhai vừa kêu ò ò ! Vì chúng tôi không thể nào vòng được xe, tấtcả các xe ô tô đã phải đi lùi đến tận đường lớn, và cái đó mất thời gian kinh lên được. Một ông cưỡi trên một con ngựa to ở cạnh đường vừa cười vừa kêu lên rằng chuyện này lúc nào cũng vậy từ ba năm nay rồi, kể từ khi cái máy cày làm đổ tấm biển báo đây là con đường cụt. Chúng tôi đến Millediou-la-Vigne lúc ba giờ kém mười lăm, nhưng bố bảo chúng tôi rằng không hề gì, rằng thế cũng rất tốt, bởi vì vào giờ đó sẽ không còn khách trong nhà hàng nữa và chúng tôi sẽ có chỗ. Và bố tôi rất có lý: chúng tôi có chỗ thật; duy có một điều là ông chủ bảo chúng tôi rằng không còn gì để ăn nữa.

- Anh thấy chưa, mẹ nói, giá em có cái làn... Bố và mẹ bắt đầu cãi nhau, nhưng ông chủ đã bảo họ rằng ông ấy sẽ xoay sở để phục vụ cho chúng tôi thứ gì đó, và chúng tôi đã có trứng luộc, bánh săng đuých với cả chuối. Sau bữa trưa, chúng tôi lại đi, nhưng chúng tôi phải chạy từ từ, bởi vì hình như là cái ô tô bị nóng lên, và động cơ cứ kêu kinh lên được. Chúng tôi đến nhà bà vào sáu giờ tối. Bà chạy ra khỏi nhà, bà bế tôi trong tay bà, bà hôn tôi, bà hôn mẹ, và bà chìa tay ra cho bố, và bà nói rằng bà đã rất lo, rằng bà đợi chúng tôi lâu lắm rồi. Mẹ nói rằng có đầy người ở trên đường à bà hỏi bố tại sao bố không đi đường tắt. Bố nói rằng bố sẽ đi lấy va li trong ô tô ra. Nhà của bà thật là tuyệt. Có hàng đống thứ hay để xem, và tôi chạy cho đến tận chuồng gà.

- Nicolas, mẹ kêu lên, đến đây rửa ráy nào! Thằng ranh này làm tôi đến chết mất!

- Cứ kệ nó, bà nói, nó ở đây để chơi mà, thằng chó cún. Và bà đến bên tôi, thế rồi bà bảo tôi rằng đên nay, lũ gà mái sẽ đẻ trứng bằng sô cô la khắp nơi, và rằng ngày mai tôi phải đi tìm bằng hết. Tôi ấy à, tôi biết đó là chuyện bốc phét, nhất là từ khi tôi lớn, nhưng tôi nói vâng, để làm bà hài lòng. Có điều hay là bà giấu trứng rất tồi, để tôi có thể dễ dàng tìm thấy chúng. Sau đó, bà chỉ cho tôi những con thỏ trắng trong lồng. Chúng thật hết sảy, với những con mắt đỏ hoe, như thằng Clotaire khi nó bị cô giáo quát, và những cái mũi động đậy, và thằng Geoffroy làm như thế rất giỏi, để chọc cười chúng tôi.

- Bà sẽ cho cháu một con thỏ con chứ ?, tôi hỏi.

- Cưng của bà, bà nói, một con thỏ con sẽ không hạnh phúc ở thành phố. Còn tôi, tôi bảo thôi được, tôi sẽ không lấy thỏ con, bởi vì đúng thế đấy, tôi rất thích lũ thỏ con, và tôi không muốn chúng bất hạnh. Thế rồi chúng tôi ăn tối; rất là ngon, có món canh, có thịt thỏ và kem. Sau bữa tối tôi muốn thức nữa, nhưng tôi rất mệt và tôi lên giường đi ngủ, trong khi bố đi xuống hầm để sửa cầu chì; bà bảo bố rằng cầu chì không được tốt lắm. Buổi sáng, tôi thức dậy từ sớm, và hết sảy thật ấy, buổi sáng ở nhà bà. Mình nghe thấy gà trống gáy, bò rống với chó sủa. Tôi đi đánh thức bố và mẹ, nhưng bố không hề mở mắt đã bảo tôi:

- Nicolas, bố xin con, để cho bố yên. Giọng bố rất buồn khi nói với tôi như vậy, thế là tôi để cho bố yên. Bà đã ở trong bếp rồi, bà ôm ôn tôi, bà nói rằng tôi là gà con của bà và bà đưa cho tôi một cái bát to cà phê sữa, một cái bánh mì quết với hàng đống bơ bên trên và một quả trứng chần nước sôi. Bà nói rằng khi nào tôi ăn xong, tôi sẽ đi tìm các quả trứng khác, trứng thật: bằng sô cô la.

- Nhanh lên cháu, bà nói, trong khi bà đi đánh thức bố mẹ cháu. Còn tôi, tôi ăn rất nhanh; ôi sao có thể thơm ngon thế không biết, bữa sáng trong bếp của bà! Thế rồi, bố và mẹ bước vào bếp cùng với bà. Bố ấy à, bố mặc áo dài trong nhà, và tóc tai bố rối bù.

- Anh nhanh lên nào, bà nói; tôi càn anh cắt củi và làm cho tôi mấy việc vặt.

- Con tưởng là mẹ vẫn có một ông nào đó ở đây làm tất cả các cái ấy, bố nói.

- Adrien hả?, bà hỏi… Dĩ nhiên. Nhưng anh không muốn bắt ông ấy làm việc cả trong lễ Phục sinh đấy chứ hả! Ông ấy phải về nhà nghỉ ngơi chứ.

- Đúng là tội thân đời!, bố thở dài nói. Thế rồi bà bảo tôi:

- Đến đây, cưng của bà; chúng ta sẽ đi tìm trứng sô cô la. Chúng tôi ra ngoài và ở phía sau nhà, tôi nhìn thấy những quả trứng để trên cỏ, cứ túm tụm lại.

- Tìm kĩ đi nhé, bà bảo tôi; bà tin rằng bà đã nghe thấy gà mái cục tác ở đằng đó tối qua. Để làm vui lòng bà, mà tôi lại rất thích làm vui lòng, tôi giả vờ đi tìm trứng và rồi tôi kêu lên: “Ô! Đây rồi!” Thế là, bà bế tôi trong vòng tay, bà hôn tôi hàng đống lần, bà nói rằng tôi thông minh quá, rằng tôi là chàng trai nhỏ với cả con gà to của bà. Thế rồi bà bỏ tôi ra, tôi nhặt trứng và tôi quay vào nhà cùng với bà, để khoe mẹ trứng và để ăn. Còn bố, bố đang bận cắt củi với một cái cưa, cạnh chuồng gà. Bố trông kinh cực với cái áo dài trong nhà và giày păng túp, nhưng vì bố có vẻ rất chú tâm vào công việc nên tôi không muốn làm phiền bố. Mẹ bảo tôi rằng các quả trứng rất đẹp, nhưng tôi không được ăn bây giờ, bởi vì chúng khiến tôi không buồn ăn cơm nữa.

- Cứ kệ thằng bé, bà nói, chúng chẳng làm hại gì nó hết. Bà thật là hết sảy. Tôi ăn gần như hết các quả trứng, không hết, bởi vì tôi cảm thấy mệt. Thế là tôi đi ra ngồi trước cửa nhà, dưới án mặt trời, và tôi bắt đầu thấy hơi đau bụng. Bà ra nhìn tôi và bà bảo tôi:

- Cháu ngoan thế nhỉ, Nicolas… Sao cháu không đi chơi một tí đi? Như thế, cháu sẽ đói ngấu để ăn con gà nấu kem mà bà làm. Thế là tôi phát ốm luôn, và rồi mẹ bế tôi trong tay và cho tôi nằm trên tràng kỷ phòng khách. Bà có vẻ rất lo lắng, đã hỏi mẹ phải chăng tôi thường bị hó ở thế này và chẳng biết có phải gọi bác sĩ không.

- Còn về phần tôi, bố vừa vào đã nói, thì một ít cồn I ốt và mấy cái băng là đủ; con đã cắt vào ba ngón tay với cái cưa của mẹ.

- Ái! Chà chà! Chàng rể, bà vừa nói vừa cười, sao mà anh vụng về thế cơ chứ.

- Nhân tiện đây, bố nói, con đã cắt đủ củi để sưởi nhà của mẹ hàng tháng trời nữa. Nhưng có điều đáng ngạc nhiên, con có cảm giác vùng này đâu có lạnh lắm; tại sao mẹ lại cần ngần ấy củi?

- Đến tháng Tư thì anh sẽ biết mặt, bà nói. Với cả, như thế thì đỡ cho Adrien được ối việc; ông ấy già rồi, ông lão tội nghiệp! Bố ấy à, bố nhìn bà, và rồi bố nói rằng bố đi thay quần áo. Đến trưa, vào bàn, bà rất buồn vì mẹ không muốn tôi ăn gà nấu kem.

- Nhưng cái đó thì có hại gì cho nó chứ, bà nói. Nhưng mẹ cương quyết để tôi chỉ ăn mỗi rau. Còn tôi, tôi vâng lời mẹ như thường lệ, nhất là tôi lại không đói. Tôi tin rằng đó là do các quả trứng sô cô la. Sau bữa trưa, mẹ bảo tôi rằng tất cả chúng tôi đi ngủ trưa, và rằng sau đó tôi sẽ thấy khoẻ lên. Tôi nói tôi đồng ý, và tôi đi ngủ trưa, trong lúc đó bố đi sửa lại cái cổg chắn mở không được tốt. Tôi ngủ ngon kinh lên được, và khi thức dậy tôi cảm thấy rất khoẻ, và trong khi đi ra vường tôi đã ăn nốt chỗ trứng sô cô la còn lại. Bố đang cắt cỏ và tôi tin rằng bố đang lầm bầm các thứ, nhưng tôi không nghe được bố nói gì. Còn bà, khi nhìn thấy tôi, bà ôm hôn tôi, và rồi bà bế tôi trong tay và bà bảo tôi rằng bà có một món bất ngờ để tôi ăn bữa quà chiều. Và vào trong bếp, bà đóng cửa lại và bà cho tôi ăn con gà nấu kem còn lại từ trưa. Ngon ơi là ngon. Sau đó, chúng tôi ra ngoài vườn và chúng tôi nghe thấy bố nói:

- Đấy nhé, bãi cỏ của mẹ đã xén xong rồi. Còn gì để phục vụ mẹ nữa không nhỉ?…

- Nhưng anh cũng phải nghỉ ngơi một tí chứ, bà nói; phải đấy, anh cứ luôn chân luôn tay suốt thôi; cần phải biết tận dụng kỳ nghỉ chứ, chàng trai; anh có vẻ mệt hơn lúc đến rồiđấy. Còn tí việc vặt thì mai anh hãy làm…

- Không may là, bố nói, mai bọn con không còn ở đây nữa… Con quyết định tối nay sẽ đi; bởi vì sáng ngày kia con đã phải ở văn phòng rồi, và con muốn tránh cái đám hỗn độn khi quay về. Bà không hài lòng; bà nói rằng đã đi ngần ấy đường đất mà chỉ để ở có tí ngày thế thì thật là điên, rằng bà chẳng có thời giờ để gặp mặt tôi và rằng bà không muốn nghe nói đến đi đâu hết.

- Xin lỗi mẹ vợ, bố nói, nhưng bọn con phải đi thôi!… Và bố không hề cười. Thế là, mẹ đến nói với bà rằng quả thực, đi vào tối nay có lẽ là sẽ sáng suốt hơn. Thế là bà nói rằng ồ! phải rồi, dĩ nhiên, chẳng ai muốn ở bên cạnh một bà già tội nghiệp cả, rằng bà biết thừa đây là việc cực chẳng đã, rằng chẳng ai yêu bà sất, nhưng cái đó có là gì đâu, người ta hẳn cũng có thể tử tế hơn một chút với bà, người cũng chỉ còn sống được mấy năm nữa…

- Vậy thì nào, bố nói, mẹ cứ an táng luôn tất cả bọn đi. Và cái ấy thì khiến tôi rất sợ, và tôi bắt đầu khóc lóc; thế là tất cả mọi người an ủi tôi, và mẹ bảo bà rằng dù sao đi nữa, bà cũng sẽ mau chóng đến nhà để thăm chúng tôi, và bà nói rằng đồng ý, rằng bà sẽ chuẩn bị bữa tối sớm hơn và rằng bố hãy sửa lại các cửa chớp ở phòng ngủ trước khi đi. Chúng tôi ăn tối rất sớm, thế rồi trong khi bố xếp va li vào ô tô, bà chuẩn bị cho chúng tôi một cái giỏ có trứng luộc, bánh săng đuých nhân gà nấu kem và chuối. Thế rồi, bố gọi chúng tôi, bà ôm hôn tôi với hàng đống lệ trong mắt, tội nghiệp bà, bà ôm hôn mẹ tôi, và bà chìa tay cho bố, thế rồi cái ô tô không chịu chạy. Bố đấm hàng đống quả lên tay lái, nhưng cái đó chả có ích gì; thế là bố hỏi có cái xưởng chữa ô tô nào trong khu này không, bà nói có, bà nói nó ở chỗ nào, ở phía bên kia làng, và bố nói rằng bố sẽ đến đó.

- Con có thể đi với bố không ?… tôi hỏi. Bố thậm chí chẳng trả lời tôi và mẹ bảo tôi rằng tốt nhất là đừng làm phiền bố vào lúc này, bởi vì bố có nhiều lo lắng. Chúng tôi chờ rất lâu, thế rồi chúng tôi thấy bố trở lại với một ông đi guốc, quần dài bẩn thỉu và đang nhai sợi rơm.

- Ông đây muốn đến xem, mặc dù xưởng ông ấy đã đóng cửa, bố giải thích.

- Phảy, ông kia nói, ông ta nhìn vào trong động cơ ô tô. Thế rồi ông ta gãi đầu, ôn ta đút hai tay vào trong túi và ông ta nói: “Phảy, đúng như tôi nghĩ.”

- Ông có thể sửa cho tôi ngay lập tức không?… bố hỏi.

- Không, ông kia nói, tôi không có bộ phận đó, tôi chắc phải hỏi đại lý. Tôi không tin là họ có. Những bộ phận này chẳng bao giờ vỡ cả. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một cái bị vỡ.

- Ông có cho rằng sáng mai?… bố hỏi.

- Thứ Hai sau lễ Phục sinh?… Anh muốn đùa chắc, ông kia nói. Không sớm hơn thứ Ba đâu, tôi sẽ có các bộ phận vào thứ Tư hoặc thứ Năm. Tôi sẽ sửa cho anh trước cuối tuần này. Phảy. Và ông ta bỏ đi. Bố không hài lòng; thế là bà bảo bố rằng có một chuyến tàu vào ba giờ chiều và hàng xóm của bà, ông Bougru chắc chắn sẽ chấp nhận đưa chúng tôi ra ga ngày mai bằng xe cam nhông. Tôi rất thích, bởi vì thế khiến chúng tôi nghỉ ở nhà bà được lâ hơn. Mẹ kéo tôi ra một chỗ và mẹ bảo tôi rằng cần phải hết sức lịch sự với bố, bố đang hơi bị kích động. Sáng hôm sau, bố có thời gian dọn chuồng gà và sơn lại thùng dụng cụ; chúng tôi ăn trưa sớm, thế ròi ông Bougru đến tìm chúng tôi.

Chuyến đi trên xe cam nhông rất hết sảy; dĩ nhiên là nó có mùi không được thơm tho lắm, nhưng ông Bougru đã giải thích cho chúng tôi rằng bình thường thứ ông ấy chở ra ga chỉ là gia súc. Có rất nhiều người ở trên tàu, nhưng mẹ đã tìm được một chỗ trong buồng và mẹ bế tôi ngồi ngồi lên lòng.

Bố buộc phải đứng trong hành lang, nhưng bố lại thích thế, bởi vì bố có thể hút thuốc. Tối khuya rất muộn chúng tôi mới về đến nhà. Chúng tôi hài lòng lắm. Người may mắn nhất chính là bố, bởi vì bố phải quay trở lại nhà bà vào thứ Bảy tới để lấy ô tô của bố. Cái đó khiến cho bố được nghỉ ngơi thêm nên rất tốt, bởi vì mẹ và tôi, lúc quay về đã nhận thấy bố hơi mệt mỏi. Nói tóm lại, kì nghỉ Phục sinh thật là hết sảy; tôi chúc các bạn cũng được nghỉ thích thế. PHỤC SINH VUI VẺ.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: