LỜI NÓI ĐẦU
Biển đóng vai trò quan trọng trong tiến trình pháttriển của nhân loại. Đối với các quốc gia ven biển,biển không chỉ là yếu tố quan trọng để tồn tại vàphát triển mà còn là điều kiện để xác lập vị thếcủa mình. Vị thế đó thường được định đoạt bởisức mạnh làm chủ trên biển thông qua các lĩnh vực khoahọc hàng hải, phát triển các ngành kinh tế biển, vậntải, đóng tàu, thương mại, v.v... Tuy nhiên, kể từ khixuất hiện các cuộc tranh chấp quyền lợi trên biển,các hoạt động đó còn được đảm bảo bằng nền tảngcủa sức mạnh hải quân và khả năng tác chiến trênbiển.
Trong lịch sử nhân loại, các trận hải chiến đãnhiều lần từng làm thay đổi cục diện chiến tranh,thậm chí làm xoay chuyển thế và lực của nhiều quốcgia, dân tộc. Vào thời cổ đại, lực lượng thủy binhHy Lạp đã từng đánh bại cường quốc hải quân Ba Tưđể rồi xác lập bá quyền ở Địa Trung Hải; mở rộngcon đường giao thương đến khắp châu Âu và trở thànhmột cường quốc thịnh vượng. Đến thời trung đại,những chiến thuyền cùng lực lượng thủy binh thiệnchiến của Anh đã nhiều lần đánh bại hải quân TâyBan Nha để trở thành cường quốc, phát triển kinh tế,mở rộng thuộc địa ra nhiều châu lục, v.v...
Trong lịch sử chiến tranh cận đại và hiện đại,một số quốc gia vốn trước đây bị coi là yếu thế,nhưng với việc ưu tiên phát triển kinh tế biển và lựclượng hải quân, họ đã lần lượt đánh bại các đốithủ để trở thành các quốc gia hùng mạnh. Hải quânAnh đã từng đánh bại hải quân Pháp trong trận Trafalgasau đó giành quyền thống trị Địa Trung Hải. NgườiNhật thắng người Nga trong trận Đối Mã và trở thànhcường quốc trên thế giới, độc chiếm Mãn Châu vàTriều Tiên. Trong hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhấtvà thứ hai, việc phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bảnbại trận cũng một phần do những thất bại nặng nềtrong các trận hải chiến trên biển Địa Trung Hải vàThái Bình Dương, v.v...
Ngoài việc làm thay đổi vị thế quốc gia, một sốtrận hải chiến còn tạo nên những thay đổi lớn vềtổ chức, vũ khí, trang bị và phương thức tác chiếntrên biển. Việc người Tây Ban Nha tổ chức Hạm độiArmada với những chiến thuyền lớn nhằm chống lại quânAnh đã cho ra phương thức tác chiến "pháo hạm";kết thúc cách đánh áp mạn, chứng tỏ ưu thế vượttrội của pháo tầm xa trong tác chiến hải quân. Tươngtự như vậy, cách tổ chức hạm đội hỗn hợp củangười Nhật trong trận Đối Mã đã cho ra đời phươngthức tiến công trực diện kết hợp với chia cắt vàbao vây trên biển, v.v... Cách tổ chức hạm đội củangười Tây Ban Nha, người Nhật cũng như cách tiến hànhcác trận hải chiến của người Hà Lan, người Anh,...trong lịch sử không chỉ tạo nên những phương thức tácchiến mới mà tạo tiền đề cho sự ra đời các loạivũ khí mới.
Mặc dù quy mô và phương thức tác chiến của các trậnhải chiến luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của vũkhí, công nghệ, nhưng những nét đặc sắc trong các trậnhải chiến nổi tiếng thế giới ở một chừng mực nhấtđịnh vẫn còn nguyên giá trị.
Cho đến nay, đã có nhiều cuốn sách, bài báo và cáccông trình khoa học ở Việt Nam và nước ngoài viết vềcác trận hải chiến. Tuy nhiên, do mục đích của từngcông trình, các tác giả chỉ mới đề cập đến từngtrận đánh cụ thể, mà chưa đề cập một cách tươngđối toàn diện các trận hải chiến nổi tiếng thếgiới.
Việt Nam là một quốc gia ven biển và có đủ các yếutố để trở thành một quốc gia có thế mạnh về biển.Trong bối cảnh tình hình khu vực Biển Đông đang diễnbiến hết sức phức tạp như hiện nay, việc nghiên cứucác trận hải chiến nổi tiếng thế giới là điều cầnthiết. Qua đó, chúng ta có thể lĩnh hội tri thức; thamkhảo, tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử để vận dụngvào sự nghiệp xây dựng lực lượng hải quân Việt Namchính quy, tinh nhuệ, tiến thắng lên hiện đại, đủ sứcbảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổquốc.
Với mục đích đó, Viện Lịch sử quân sự Việt Namtriển khai nghiên cứu đề tài "Những trận hảichiến nổi tiếng thế giới". Đây là những trậnđánh để lại nhiều dấu ấn, nhiều bài học lịch sửquý báu trong tác chiến trên biển. Thông qua việc trìnhbày bối cảnh, kế hoạch, lực lượng tham chiến, diễnbiến và kết quả 12 trận hải chiến nổi tiếng từ năm480 Tr.CN đến năm 1982, cuốn sách không chỉ dừng lại ởviệc mô tả chi tiết từng trận đánh, mà còn đi sâuphân tích ý nghĩa, bài học kinh nhiệm của từng trậnđánh để qua đó độc giả có thể hình dung một cáchtương đối khái quát tiến trình phát triển của lựclượng hải quân trên thế giới: từ tổ chức lựclượng, phương thức tác chiến, nghệ thuật chỉ đạovà điều hành tác chiến đến sự ra đời, phát triểncủa các loại vũ khí, trang bị mới, v.v...
Trong quá trình biên soạn, mặc dù các tác giả đã cónhiều cố gắng, nhưng do nguồn tư liệu hạn chế, khảnăng có hạn, cuốn sách khó có thể đáp ứng được tấtcả các yêu cầu đã đặt ra và cũng khó tránh khỏinhững thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng gópcủa độc giả để chúng tôi sửa chữa, bổ sung hoànchỉnh tốt hơn trong lần xuất bản sau.
Nhân dịp cuốn sách ra mắt bạn đọc, Viện Lịch sửquân sự Việt Nam và các tác giả chân thành cảm ơn cácnhà khoa học, các cộng tác viên đã tham gia cùng chúngtôi hoàn thành cuốn sách; cảm ơn Nhà xuất bản Quân độinhân dân đã nhiệt tình cộng tác trong việc xuất bảncuốn sách.
VIỆNLỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip