TRẬN GRAVELINES(21 - 30.7.1588)
I.BỐI CẢNH
Vàothế kỷ XVI, Anh và Tây Ban Nha là những nước có mâuthuẫn tôn giáo và chính trị sâu sắc nhất ở châu Âu.Ngay từ năm 1530, vua Anh Henri VIII đã cắt quan hệ với LaMã và tuyên bố là người đứng đầu Giáo hội Anh. Đâyđược coi là bước đi chưa từng có vào thời kỳ đó.Trong khi đó, Tây Ban Nha là một "con chiên ngoan đạo",vì vậy Tòa thánh muốn lợi dụng sức mạnh của Tây BanNha để giành lại quyền kiểm soát đối với nước Anh.Nhưng có một nghịch lý là mặc dù có mâu thuẫn tôngiáo, song suốt một thời gian dài, Anh và Tây Ban Nha vẫnduy trì quan hệ ngoại giao hữu nghị. Năm 1543, hai nướchợp sức chống nước Pháp. Mười năm sau, triều đìnhhai nước còn liên minh với nhau bằng việc cho Philip IIcưới Mary Stuart.Người dân Anh rất phản đối cuộc hôn nhân giữa MaryStuart với Philip vì họ lo sợ nước Anh sẽ phải lệthuộc vào Tây Ban Nha. Trong bối cảnh đó, năm 1557,Elizabeth đã hành quyết Mary và năm 1558, bà lên ngôi Nữhoàng Anh. Là người theo đạo Tin lành, Elizabeth rất tíchcực ủng hộ phong trào đấu tranh của người theo đạoTin lành ở Pháp và Hà Lan đang nổi dậy chống chínhquyền Tây Ban Nha. Lúc này, vua Tây Ban Nha Philip II là mộtngười Công giáo mộ đạo; ông cũng đồng thời mang danhnghĩa vua nước Anh vì là chồng của Nữ hoàng Anh MaryStuart.
Chính vì nhữngsự kiện trên nên mới có quan điểm cho rằng mâu thuẫntôn giáo là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trậnGravelines. Song nghiên cứu toàn diện các vấn đề kinh tế- xã hội của Anh và Tây Ban Nha thời kỳ này cho thấycùng với mâu thuẫn tôn giáo còn có những mâu thuẫnkhác; đó là mâu thuẫn giữa các triều đại và mâuthuẫn trong việc tranh giành thuộc địa của hai nước.
Vào các thế kỷXV và XVI, Tây Ban Nha là một trong những đế quốc lớnnhất thế giới và là một trong những đế quốc toàncầu đầu tiên trên thế giới; là quốc gia tiên phongtrong phong trào thám hiểm thế giới và bành trướng thuộcđịa cũng như tiên phong trong việc mở các lộ trình giaothương qua đại dương, phát triển thông thương qua ĐạiTây Dương, giữa Tây Ban Nha với Mỹ và qua Thái BìnhDương, giữa châu Á - Thái Bình Dương với Mexico quaPhilippines. Trong một khoảng thời gian, đế chế Tây BanNha thống trị các đại dương nhờ hạm đội tàu giàukinh nghiệm, một sức mạnh bậc nhất toàn cầu, và họthống trị những chiến trường ở châu Âu với một lựclượng bộ binh dày dạn và thiện chiến. Tây Ban Nha đãlàm chủ Bồ Đào Nha, Nam Italia, Hà Lan.
Không chỉ làmchủ châu Âu, Tây Ban Nha còn nắm quyền đối với mộtnửa lãnh thổ Tây bán cầu: từ Florida và California đếnArgentina.
Chứng kiến sựthịnh vượng của đế quốc Tây Ban Nha nhờ của cảithu được từ nước ngoài, Anh cũng bắt đầu xây dựngnhững mạng lưới giao thương tới châu Mỹ và châu Á.Năm 1562, một tàu Anh do John Howkins làm thuyền trưởng đãđến vùng biển Carribean và đưa về nước rất nhiềucủa cải và nô lệ da đen. Howkins bị lên án gay gắt vìtội buôn người; nhưng Elizabeth - người thừa kế mộtngân khố trống rỗng và những khoản nợ từ người chaHenri VIII không những tha thứ cho Howkins mà còn phong tướchiệp sĩ cho ông; đồng thời ra lệnh tổ chức một đoànthám hiểm mới do Howkins chỉ huy với một nhiệm vụ bímật là cướp các tàu Tây Ban Nha. Sau đó hoạt động nàyđược tổ chức thường xuyên theo nguyên tắc thôngthường là các công ty cổ phần; trong đó Elizabeth là cổđông của Công ty Howkins. Nhiều quan chức cao cấp cũngnoi theo tấm gương của Nữ hoàng. Trên đường đến châuMỹ, các tàu Anh thay vì phải vào các cảng của Tây BanNha để nộp thuế thì họ lại đi thẳng; không nhữngkhông nộp thuế mà còn tấn công các tàu Tây Ban Nha.
Những hành độngđó của Anh đương nhiên bị Tây Ban Nha kịch liệt phảnđối và có những biện pháp đáp trả. Năm 1568, đoàntàu của Howkins gặp bão, phải vào đảo San Juan Ulloa gầnbờ biển của Phó vương Tân Tây Ban Nha (nay là Mexico) đểsửa chữa liền bị các tàu chiến của Phó vương bắnphá và đánh chìm hầu như toàn bộ. Elizabeth làm ra vẻvô tội và muốn người anh rể Philip II xin lỗi vì hànhđộng trừng phạt trên. Nhưng Philip II đã buộc tội Nữhoàng Anh là giả nhân, giả nghĩa và ngấm ngầm thù địchvới Tây Ban Nha.
Quan hệ giữahai nước trở nên căng thẳng đến mức không thể hòagiải. Hai bên bắt đầu các hoạt động chuẩn bị chomột cuộc chiến tranh.
II.QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ
Ngaytừ năm 1583, Philip II đã ra lệnh tổ chức một hạm độiđể tấn công nước Anh. Quyết định tấn công nướcAnh, Philip II không có ý định đánh chiếm nước này vàsáp nhập vào đế quốc Tây Ban Nha. Kế hoạch của ônghoặc là lật đổ Elizabeth và đưa người của mình lênngôi, hoặc buộc bà phải thực hiện tất cả các yêucầu trước đây của Tây Ban Nha, gồm: Nước Anh phải:a) Rút quân Anh khỏi Hà Lan thuộc Tây Ban Nha, nhất làtỉnh Flasing, cảng Antwerpen đang bị người Tây Ban Nhaphong tỏa; b) Chấm dứt ủng hộ nghĩa quân Hà Lan; c) Chấmdứt các hoạt động cướp biển đối với các tàu TâyBan Nha và thừa nhận độc quyền thương mại của TâyBan Nha với Đông Ấn; d) Bồi thường cho Tây Ban Nha nhữngchi phí trang bị cho Armada và những thiệt hại do cướpbiển Anh gây ra đối với Armada; e) Khôi phục các quyềncủa nhà thờ Thiên Chúa giáo Anh và hoàn trả ruộng đấtđã bị Henry VIII trưng thu. Philip II thậm chí hy vọng rằngkể cả khi quân Anh không bị đánh bại hoàn toàn, thìviệc đe dọa tấn công ít nhất cũng khiến cho Elizabethphải tôn trọng các quyền của người Anh Thiên Chúa giáohơn như thi hành Thánh lễ và các nghi thức khác của nhàthờ mà họ đang bị cấm.
Yếu tố quantrọng để đổ bộ thành công lên nước Anh, theo các cốvấn của Philip II, là trước tiên phải chiếm được cáccảng của Hà Lan, đặc biệt là cảng Antwerpen vàFlessingen. Đây là một việc hết sức khó khăn và đòihỏi phải có thời gian bởi trong 20 năm tiến hành cuộcchiến tranh chống Hà Lan, Tây Ban Nha chỉ tập trung vàocác hoạt động trên bộ, trong khi ngành hàng hải của HàLan tiếp tục phát triển mạnh và có đầy đủ cácphương tiện để bảo vệ vùng biển của mình. NhưngPhilip II không muốn trì hoãn việc tấn công nước Anh, dođó đã chọn Newport và Dunkirk là 2 thành phố ven biển,nhưng không có cảng, làm vị trí tập kết đưa quân lêntàu. Mọi công tác chuẩn bị được gấp rút tiến hành;đặc biệt là tập trung loại tàu nhẹ để vận chuyểnquân và hàng hóa. Việc quan trọng tiếp theo là phảigiành quyền khống chế trên biển trong quá trình chuyểnquân. Nhằm mục đích đó, Philip II ra lệnh chuẩn bị mộthạm đội có thể vượt qua mọi sự kháng cự một cáchvô điều kiện.
Đầu năm 1586,Philip II giao cho Santa Cruz lên kế hoạch xây dựng hạm độinày, gọi là Armada Tây Ban Nha. Để xây dựng Armada, tấtcả các tàu cập cảng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều bịgiữ lại; ngoài tàu Tây Ban Nha còn tập trung cả tàu củaBồ Đào Nha, Neopolitan và Venetian, kể cả tàu chạy buồmvà tàu tay chèo, trong đó có một số tàu Hanseatic. Toànbộ số tàu này được đưa về tập trung tại Lisbon đểhội quân và đưa vũ khí, đạn được lên tàu.
Santa Cruz xâydựng Armada phù hợp với điều kiện ở Địa Trung Hải:các tàu vận tải có mái chèo là những chiếc thuyền dàivà thấp, có các mái chèo hai bên mạn; tàu chiến là cácloại thuyền buôn kiểu Hulk hoặc Urca cải biến, mũi tàucao hơn, có tháp chỉ huy, trang bị pháo, có thể chởnhiều lính.
Tháng 2 năm1588, Santa Cruz qua đời, Philip II phải tìm một ngườithay thế. Chỉ huy một lực lượng khổng lồ của TâyBan Nha thế kỷ XVI chỉ có thể là một người có tầmảnh hưởng lớn trong xã hội và có địa vị, có khảnăng hợp tác chặt chẽ với một nhà quý tộc cao cấplà công tước xứ Parma. Nhà vua đã chọn Medina Sidonia,một quý tộc đáng tin cậy nhưng không hề hiểu biết gìvề biển và không có kinh nghiệm quân sự. Medina Sidonialà người tự biết khả năng của mình nên đã từ chốisự bổ nhiệm này, nhưng nhà vua không thay đổi quyếtđịnh của mình.
Lực lượngArmada gồm 130 tàu chiến, 2.430 khẩu pháo và 30.500 quân;trong đó 8.050 thủy thủ, 18.973 binh sĩ và 2.088 nô lệchèo thuyền, còn lại gần 1.400 người là sĩ quan. Lươngthực đem theo gồm hàng triệu pound bánh quy; 600.000 poundthịt, cá muối; 300.000 pound pho mát; 400.000 pound gạo;6.000 bao bo bo; 40.000 thùng dầu ăn; 14.000 thùng rượu vang;124.000 ngòi nổ và thuốc nổ cho 500.000 viên đạn.
Tuy nhiên, trướckhi ra khơi, Armada đã gặp nhiều vấn đề về quân nhucũng như trang thiết bị hàng hải: lương thực, thựcphẩm dự trữ được đưa lên tàu quá sớm nên đã códấu hiệu hư hỏng; thùng chứa nước bị rò rỉ; đạnpháo sai cỡ nòng... Mặc dù vậy, các nguồn dự trữ vẫnđảm bảo cho hạm đội có khả năng hoạt động trênbiển trong khoảng 4 tháng.
Nhằm đánh lừaElizabeth và khiến bà không chuẩn bị cho cuộc chiếntranh, thông qua công tước xứ Parma, Philip II tiến hànhcác cuộc đàm phán kéo dài nhiều năm với Anh nhằm xóabỏ những hiểu lầm giữa hai nước. Đương nhiênElizabeth hiểu rõ thủ đoạn của Philip II và từ lâu Anhđã tính tới việc phải đối phó với những âm mưu củaTây Ban Nha.
Thời kỳ này,Anh đã ký hiệp ước liên minh quân sự với Hà Lan; đồngthời tăng cường phòng thủ và xây dựng các trạm tínhiệu ven biển Cornula, Kent và trên các đảo ở Manche.Quân đội Anh có một hậu phương vững chắc. Tinh thầnyêu nước của người dân Anh rất cao; người Anh coi việcphục vụ trong lực lượng hải quân là một niềm vinhdự. Kể từ các trận hải chiến Duvre và Ekliuz, hảiquân Anh có đủ những người có kinh nghiệm chiến đấutrên biển. Khi biết tin Tây Ban Nha chuẩn bị tấn côngAnh, nhiều người Corxar đã tình nguyện gia nhập lựclượng quân đội hoàng gia, họ là những người có kinhnghiệm chiến đấu với người Tây Ban Nha. Chính phủ đãtiếp nhận họ và bổ nhiệm những người này vào nhữngchức vụ quan trọng. Nhiều doanh nhân và quan chức đãtình nguyện ủng hộ nhiều tàu, do đó hải quân khôngphải trưng dụng tàu nước ngoài. Trên các tàu của hảiquân Anh không có nô lệ, không có công tố viên cùng cácđao phủ như hải quân Tây Ban Nha. Trong lực lượng hảiquân Anh chỉ có người Anh nên không có mâu thuẫn sắctộc: người Scotland và Ireland khi đó không phải là thầndân Anh; con người xứ Wales là người miền núi, họkhông gia nhập lực lượng hải quân và cũng không cạnhtranh với người Anh. Trong Hạm đội Anh, mọi người đượctự do thực hiện các sở thích của mình; các trò đánhbạc và tiêu khiển không bị cấm đoán. Điều đáng nóilà sự tự do này không phương hại đến sức mạnh củahải quân Anh vì người Anh có đặc tính nhanh chóng chuyểntừ trạng thái nghỉ ngơi sang làm việc.
Đặc biệt, hảiquân Anh không có vấn đề về đội ngũ chỉ huy. Năm1585, Elizabeth bổ nhiệm công tước Lord Howard xứ Effinghamlàm Tổng Đô đốc hải quân Hoàng gia Anh. Howard cùng lứatuổi với Medina Sidonia và Diego Flores nhưng khác với họ,ông có kinh nghiệm hàng hải, nổi tiếng là một chỉ huydũng cảm và không vụ lợi. Các hải đoàn cũng do nhữngngười đi biển nổi tiếng chỉ huy như Phó Đô đốcDrake, các đô đốc Frobisher, Howkins và quý tộc Seymour.
Hải quân Anh trang bị gần 200 tàu, trong đó có 34 tàuhoàng gia; quân số từ 9 đến 15 nghìn (theo các nguồn tưliệu khác nhau),trong đó 2 phần 3 là những người chuyên đi biển, do đóhọ nắm rất chắc chiến trường sắp tới. Hạm độiAnh được tổ chức thành 4 hải đoàn. Trong khi chiếntranh chưa xảy ra, các hải đoàn tăng cường luyện tập,họ tập bắn không tiếc đạn. Các tàu Anh không cần cáctay chèo và điều khiển dễ hơn tàu tay chèo. Tuy nhiên độvững chắc và độ bền vỏ tàu của các tàu Anh kém hơntàu Tây Ban Nha. Hải quân Anh có không quá 1.200 khẩupháo.
Hải quân hoànggia đã trưng dụng tàu từ các thành phố, nhưng việcchuẩn bị quân nhu và vũ khí chưa được chú ý đúngmức. Điều này khiến Howard rất lo lắng vì sẽ vô cùngnguy hiểm đối với hạm đội và đất nước một khichiến tranh xảy ra. Trong bối cảnh đó, Lord Howard đềnghị thường xuyên duy trì 6 tàu lớn và 6 tàu nhỏ vàđịnh kỳ luân phiên các tàu này để theo dõi tình hìnhbờ biển Tây Ban Nha. Nhưng lời đề nghị của Lord Howardđã không được chấp thuận; thậm chí khi nhận đượctin Armada đã vào Coruna, Elizabeth vẫn ra lệnh giải giápnhững tàu lớn nhất và giải động viên một nửa quânsố. Howard phải rất khó khăn mới bãi bỏ được lệnhnày: ông đã nhiều ngày cho quân lính ăn một nửa khẩuphần và bỏ tiền túi ra trang trải các chi phí. Cuốicùng, hải quân hoàng gia đã tập trung được toàn bộ sốtàu hiện có; lục quân được kéo xuống phía Nam. Sốtàu Anh được trang bị, kể cả 23 chiếc tình nguyện gianhập hạm đội trong quá trình trang bị, lên tới 197chiếc, với 15.000 quân; trong đó chủ yếu là thươngthuyền, có 88 chiếc tải trọng chỉ từ 90 đến 120 tấnvà chỉ phù hợp với nhiệm vụ bổ trợ.
Trước sựchuẩn bị của Tây Ban Nha, Đô đốc Drake đề nghị Nữhoàng Elizabeth cho mở cuộc tấn công Tây Ban Nha nhằm cảntrở sự chuẩn bị của họ và không để cho người TâyBan Nha tiến vào nước Anh. Lời đề nghị này đã đượcNữ hoàng chấp thuận.
Năm 1586, theolệnh của Elizabeth, Đô đốc Sir Francis Drake bắt đầutập kích các tàu buôn Tây Ban Nha trên Thái Bình Dương vàvùng biển Carribean; đầu tiên ở khu vực Vigo, sau đó đếnquần đảo Canar và Cape Verde, tiếp đó đánh chiếm SantoDamingo và Cartagena.
Ngày 19 tháng 4năm 1586, với 4 tàu hoàng gia và 20 tàu buôn có vũ trang doLondon và các thành phố khác cung cấp, Drake tấn côngCadiz, nơi Công tước Medina Sidonia đang cai quản. MedinaSidonia hoàn toàn không ngờ sẽ bị tấn công nên không hềcó sự chuẩn bị đối phó. Yếu tố bất ngờ đã giúpDrake chiếm được bến cảng, chiếm và phá hủy nhiềutàu, trong đó có 6 tàu tải trọng 100 tấn trở lên (loạitàu lớn nhất lúc bấy giờ). Cuối tháng 4, sau khi thuđược nhiều chiến lợi phẩm có giá trị trong khi tổnthất không đáng kể, Drake tiếp tục phát triển tấncông. Sedina Sidonia cho rằng để ngăn chặn đà tấn côngcủa quân Anh, phương án thích hợp nhất là củng cố ởSevilnia. Trong quá trình phát triển tấn công, Drake tiếnđến cửa biển Taho và khiêu chiến với lực lượng TâyBan Nha do Santa Cruz chỉ huy. Do lực lượng của mình chưasẵn sàng nên Santa Cruz không tham chiến. Trước tình hìnhđó, Drake tiến về quần đảo Azor với ý đồ bắt giữcác thuyền buồm của Tây Ban Nha từ Đông Ấn trở vềnhằm buộc Tây Ban Nha phải điều thêm tàu bảo vệ.Drake cho rằng bằng cách đó sẽ buộc Tây Ban Nha sao nhãngviệc xây dựng lực lượng Armada. Sau gần 3 tháng quấyphá sự chuẩn bị của Tây Ban Nha và chiếm được mộtsố tàu cùng hàng hóa của nước này, cuối tháng 6, Draketrở về Anh.
Để chống lạicác cuộc tấn công của người Anh, Tây Ban Nha đã tiếnhành cuộc viễn chinh do Robert Dudley, Bá tước xứLeicester chỉ huy. Do khó khăn về tài chính và thiếu hụtbinh lính cộng với sự bất tài của Dudley, cuộc viễnchinh đã nhanh chóng thất bại.
Sau thất bạicủa Dudley, Philip II đã quyết định xây dựng một lựclượng hải quân hùng mạnh, có khả năng vượt qua mọitrở ngại trên biển và chuẩn bị kế hoạch viễn chinhmới. Đến tháng 12 năm 1587, Dudley bị bãi nhiệm và vuaPhilip II quyết định tấn công nước Anh.
Cuộc hành quânquấy phá của Drake đã khiến Armada phải lùi việc xuấtquân gần 1 năm. Theo kế hoạch của Tây Ban Nha, Armada cầnxuất quân trước tháng 3 năm 1588 vì sau tháng 3 thườngcó gió bắc rất mạnh; mặt khác, để bảo đảm giànhthắng lợi, Armada cần phải tiến đến bờ biển nướcAnh trước khi hải quân Anh sẵn sàng nghênh chiến. Song dothay đổi Tổng tư lệnh và sự tắc trách của cơ quantham mưu nên phải đến tháng 5, Armada mới sẵn sàng lênđường.
Lực lượngchính của hạm đội được chia thành 6 hải đội theocác vùng: Bồ Đào Nha (Medina Sidonia), Biscay (Juan Martinez deRecalde), Kastili (Diego Flores de Vandes), Andaludi (Pedro deVandes), Gvipusco (Miguel de Oquendo) và Levanta (Martin deBectendona); mỗi hải đội có 10-14 tàu từ 166 đến 1.250tấn, 12-52 pháo và 110-500 người; ngoài ra có một số tàunhỏ làm nhiệm vụ liên lạc. Trong số 75 tàu chiến có19 tàu tải trọng 300 tấn, 49 tàu tải trọng 500-1.000 tấnvà 7 tàu tải trọng 1.000-1.250 tấn; đây là những tàulớn nhất lúc bấy giờ. Medina Sidonia đi trên con tàu tốtnhất thế giới - tàu chỉ huy San Martin; cố vấn chínhbên cạnh Medina Sidonia là Diego Vandes, nghề đóng tàu, mộtngười hay hoài nghi và thận trọng. Ngoài ra trong hạm độicòn có:
1 tiểu đoàn 4tàu lớn được điều từ Neapol, trang bị 50 khẩu pháovới khoảng 335 người, chưa kể 300 tay chèo, do GugoMoncada chỉ huy;
1 tiểu đoàn 4tàu nhỏ được điều từ Bồ Đào Nha, mỗi tàu có 5khẩu pháo với gần 100 người, không kể 220 tay chèo;
Nhiều tàu vậntải, trong đó 23 tàu lớn, tải trọng 160-650 tấn, tấtcả đều được trang bị vũ khí: 38 khẩu pháo và 280người; các tàu này hợp thành một tiểu đoàn (do JuanHomes de Medina chỉ huy).
Nhiều tàu hạngnhẹ, trong đó 27 tàu tải trọng dưới 100 tấn; phần lớnsố tàu này cũng được trang bị vũ khí nhưng chủ yếulàm nhiệm vụ liên lạc và trinh sát (do Antony Mendoza chỉhuy).
Đây là lầnhuy động số lượng tàu lớn nhất của Tây Ban Nha từtrước tới giờ, do đó hạm đội này còn được gọilà Armada vô địch.
So sánh một sốtính năng chủ yếu giữa tàu chiến Anh và tàu chiến TâyBan Nha thì tàu của Anh có tốc độ nhanh hơn và khả năngcơ động linh hoạt hơn so với tàu Tây Ban Nha. Trên cáctàu Tây Ban Nha mặc dù trang bị pháo lớn nhưng người sửdụng vẫn là những người lính bình thường, còn tàuAnh là các kíp chuyên nghiệp quen với tác chiến trênbiển; với các pháo cỡ nhỏ, đạn của Anh có tầm bắnxa hơn và sức công phá mạnh hơn, do đó người Anh có ưuthế ở tầm xa. Những tàu chiến mới của Anh được chếtạo có khoảng rộng cho bệ pháo khiến cho việc quay nòngpháo được dễ dàng và góc bắn rộng.
Hành trình từLisbon đã bộc lộ tính cồng kềnh của Armada. Nhữngchiếc thuyền buồm lớn, cao, đồ sộ như những "lâuđài nổi" được thiết kế vững chắc phù hợp vớichiến thuật đánh áp mạn và giáp lá cà nhưng lại đirất chậm và khó cơ động chuyển hướng. Nhiều tàubuôn đã được cải biên cho phù hợp với điều kiệntác chiến ở Địa Trung Hải và trong những trường hợpbất lợi thì chỉ có thể ứng phó bằng cách đơn giảnlà neo và chờ gió đổi hướng. Một số tàu có mái chèothích hợp với vùng Địa Trung Hải, nhưng lại rất nguyhiểm trong những vùng có sóng to ở duyên hải Đại TâyDương.
III.DIỄN BIẾN
Ngày12 tháng 5 năm 1558, Armada đến Coruna ở phía Bắc Tây BanNha và dừng lại để bổ sung dự trữ. Ngay trong đêm đó,một số tàu bị hư hỏng do giông bão nên Armada phải ởlại Coruna để sửa chữa. Chỉ đến khi có lệnh mớicủa nhà vua, ngày 20 tháng 6, Armada buộc phải tiếp tụclên đường. Medina Sidonia chỉ huy hạm đội đi về hướngđảo Wait với hy vọng sẽ tìm được nơi dừng chânthuận lợi và đợi tin tức từ Parma. Ngày 20 tháng 7người Anh phát hiện Armada đang đến gần. Ngày 21 tháng7, hải đoàn Phương Tây của Hạm đội Anh từ Plymouthtiến về hướng Armada, vòng ra phía sau đội hình Armadavà ngày hôm sau triển khai tấn công. Tại Plymouth, ngườiTây Ban Nha chịu những tổn thất đầu tiên nhưng khôngphải do hỏa lực đối phương mà do chiếc tàu chỉ huyRodario của Pedro de Valdes va chạm với tàu SantaCatalina và bị mất cột buồm; sau đó va chạm vớiSan Salvador là tàu chở kho chứa của hạm đội, tàubị bốc cháy và 2 thùng thuốc súng phát nổ. Hàng hóa vànhững người sống sót được đưa khỏi tàu nhưng tàubị hư hỏng phải để lại. Rạng sáng ngày 22 tháng 7,tàu Rodario đi sau đội hình bị Drake bắt, trên tàucó 500 binh lính và thủy thủ cùng 50 khẩu pháo; ít lâusau, tàu San Salvador hư hỏng nặng cũng rơi vào tayngười Anh.
Lúcnày Howard chia hạm đội của mình thành 4 cụm, lần lượtbắn vào đội hình tàu Tây Ban Nha. Hải quân Tây Ban Nhaduy trì đội hình chiến đấu theo quy định của hoànggia là đội hình bố trí theo hình bán nguyệt, ở giữalà tàu vận tải. Trước đội hình đó và dựa vào tầmbắn xa của pháo nên các tàu Anh cố gắng không tiếp cậnquá gần đội hình Tây Ban Nha. Sau một vài cuộc đụngđộ, hải quân Anh đã đẩy lui được Hạm đội Tây BanNha ra khỏi khu vực hòn đảo. Mặc dù phải tiêu hao hầuhết số đạn dược vốn đã rất ít, song hiệu quả hỏalực pháo của hải quân Anh rất thấp, do đó thiệt hạicủa Tây Ban Nha không đáng kể.
Hải quân Anh đãsử dụng gần hết cơ số đạn, song trước hỏa lựccấp tập của họ, Medina Sidonia cho rằng người Anh vẫncó khả năng tiếp tục tấn công. Ông quyết định đi vềphía bờ biển Flandria với hy vọng sẽ được Parma chiviện. Trước đó không lâu, ông đã phái tàu liên lạcvới Parma nhưng tàu này đã bị người Hà Lan bắt giữ.Trước tình thế đó, Armada quyết định hành quân vềCalais. Trên đường đi, Armada bị tổn thất thêm tàuSanta Anna. Chỉ huy lực lượng ở Calais lúc này làGiro de Moleon, một người công giáo có cảm tình vớingười Tây Ban Nha và căm thù người Anh. Cảng Calais rấthẹp đối với một hạm đội lớn như Armada, nhưng cáctàu Tây Ban Nha có thể thả neo dưới sự yểm trợ củacác đại đội pháo bờ biển, đây là nơi tương đốian toàn trước sự tấn công của người Anh, và có thểbổ sung quân lương và nước dự trữ. Ý đồ của MedinaSidonia tiếp tục tiến về phía Dunker đã không thể thựchiện do người Hà Lan đã tháo bỏ tất cả các phao tiêuvà biển báo từ Lale đi về phía Đông.
Lợi dụng khókhăn của người Tây Ban Nha, đêm 26 rạng ngày 27 tháng 7,lợi dụng thủy triều và gió bắc, quân Anh thả 8 chiếctàu Brander (do Hà Lan chế tạo) chở các vật liệucháy về phía các tàu Tây Ban Nha đang co cụm. Mặc dù cáctàu Brander của Anh chưa tới mục tiêu nhưng do hoảngloạn, nhiều tàu Tây Ban Nha đã cắt cáp neo bỏ chạy.Không có neo dự phòng, các tàu Tây Ban Nha đã không thểduy trì được đội hình chiến đấu, buộc phải rờikhỏi lãnh hải Pháp và đi về Ostenda. Những chiếc tàuBrander đã không gây tổn hại gì Armada, nhưng nhiều tàuTây Ban Nha bị hư hỏng do va chạm với nhau. Do thiếu đạn,Howard không thể tận dụng triệt để sự lúng túng củađối phương. Quân Anh chỉ tấn công chiếc tàu Galeon bịmất phương hướng đang vào vịnh. Đô đốc Tây Ban Nha ởlại vị trí cùng 4 tàu lớn (Galleon), sẵn sàng giao chiếnvới ý định giam chân người Anh để các tàu còn lạicủa Armada có thời gian củng cố.
Sáng hôm sau, 27tháng 7, Howard và Drake được tăng cường hải đoàn củaCông tước Seymour cùng với lực lượng của Đô đốcIusta Nassau. Một kiểu liên hạm đội của hai cường quốcbiển Anh và Hà Lan được hình thành. Mặc dù không cótổng chỉ huy, các hạm đội vẫn hoạt động độc lập,song điều đó không ảnh hưởng tới việc hiệp đồngtác chiến.
Với lực lượngđược tăng cường và có ưu thế, Howard quyết mở đònquyết định với Armada trong một trận đánh gần bờbiển Flandria, nằm giữa Gravelines và Ostenda. Cuộc tấncông do Drake chỉ huy. Các tàu của Anh khai hỏa từ cự lyl00m. Trong trận này, ưu thế thuộc về pháo binh Anh. Cũngnhư trước đây, người Anh tránh đánh giáp lá cà và chỉsử dụng hỏa lực pháo; nhưng lần này ở cự ly gần,họ tập trung hỏa lực vào những tàu bị tách khỏi độihình, gây thiệt hại đáng kể cho đối phương. Pháo binhTây Ban Nha bắn phá không hiệu quả vì đạn của họđược chế tạo bằng gang với công nghệ không hoànchỉnh. Khi bắn vào thành tàu, đạn thường bị vỡ tanthành những mảnh vụn nên không có khả năng xuyên thủngthành tàu. Ngoài ra, do pháo được đặt trên những thươngthuyền hoán cải nên khi bắn đồng loạt, sức giật củanhững khẩu pháo đã gây thiệt hại cho các tàu. Trậnđấu pháo kéo dài gần 9 tiếng. Các tàu Tây Ban Nha cơđộng kém hơn, lại bị ngược gió nên không thể chiviện cho nhau. Người Anh đã đánh chìm 1 (có tài liệunói 2) tàu Tây Ban Nha và đánh hỏng một số khác. Ngoàira, còn một số tàu bị mắc cạn ở Calais; 3 tàu bị giócuốn sang phía Đông và cũng bị mắc cạn rồi nhanh chóngbị người Hà Lan bắt giữ.
Đến giờ thứ10 của trận đánh, cả hai bên đều hết đạn. Đấupháo là một chiến thuật mới trong hải chiến, do đókhông bên nào có thể lường định được lượng đạntiêu hao trong một trận đánh.
Trận đánhkhông đem lại cho người Anh thắng lợi hoàn toàn, thêmvào đó họ lại bị hết đạn mà lần này không thểnhanh chóng bổ sung. Medina Sidonia vẫn không nắm bắt đượctình thế của Anh và không quyết định tấn công đốiphương, hơn nữa nguồn dự trữ đạn dược của phíaTây Ban Nha cũng gần cạn. Đô đốc Medina Sidonia tin rằng,với lực lượng hiện có ông không thể giành quyền kiểmsoát được vịnh Kale, cũng không thể nói đến việctiến đến Margeit và cửa biển Temza. Vì vậy, ông quyếtđịnh rút về nước.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, thất bại của Tây BanNha trong trận Gravelines là rất nghiêm trọng, song khônghẳn là một thảm kịch. Mặc dù kế hoạch tấn côngnước Anh của Tây Ban Nha đã bị phá sản, Anh và Hà Lanđã bẻ gãy cuộc tấn công của Tây Ban Nha, song độihình của Armada vẫn còn 110 tàu, trong đó gần 60 tàuchiến.Với lực lượng đó, Medina Sidonia có thể chọn cácphương án rút lui an toàn. Trước hết là chuyển lựclượng từ những tàu hỏng nặng nhất sang các tàu cònlại để rút về căn cứ Briugge. Một phương án khả thinữa là trở về Kale và đưa toàn bộ lực lượng lênbờ; sau đó giao tàu cho các đồng minh ở Pháp, còn lựclượng đổ bộ sẽ đến Briugge bằng đường bộ. Vớiphương án này, Tây Ban Nha có thể sẽ tổn thất mộtphần đáng kể hoặc phần lớn số tàu, nhưng bù lại sẽbảo toàn được lực lượng 20 nghìn chiến binh dày dạnkinh nghiệm. Phương án cuối cùng là sử dụng số quânlương còn lại cố gắng quay về Tây Ban Nha qua Manche vìlúc này ở Đại Tây Dương chưa bắt đầu mùa bão.
Tại cuộc họpHội đồng quân sự, ngày 28 tháng 7, bất chấp những đềxuất của các chỉ huy cấp dưới, Medina Sidonia đã ralệnh không đi theo các phương án trên mà đi lên phíaBắc, về phía bờ biển Na Uy - một nước thù địch vớiTây Ban Nha. Ngày 29 tháng 7, Armada rút quân theo lệnh củaMedina Sidonia.
Quân Anh quyếtđịnh truy kích Armada. Ban đầu, Bộ chỉ huy Anh không tinquân địch rút lui và cho rằng đây là động tác giảcủa Medina Sidonia; họ dự tính quân Tây Ban Nha sẽ vàocác vịnh gần đó để xốc lại đội hình rồi tiếptục chiến đấu. Chỉ đến khi Armada đã qua vịnh Firthof Fort - hải giới giữa Anh và Hà Lan, quân Anh và Hà Lanmới ngừng truy kích. Ngày 30 tháng 7, sau khi được tinquân đội của Công tước Parma đã sẵn sàng lên tàu, Bộchỉ huy Anh quyết định điều Seymour cùng lực lượngcủa mình quay về vịnh để ngăn chặn quân Parma đổ bộ;còn lực lượng của Drake và Frobisher quay về căn cứ dotrên tàu không còn đủ nước và quân lương. Bộ chỉhuy Anh dự đoán Armada có thể sẽ bổ sung dự trữ ở bờbiển Đan Mạch hoặc Na Uy rồi quay lại, vì vậy Hạm độiAnh vẫn duy trì sẵn sàng chiến đấu trong nhiều ngày.
Trongkhi đó Armada tiếp tục hành trình theo con đường nguyhiểm nhất và dài nhất, vòng qua Scotland và Ireland. Dokhông có thông tin liên lạc nên Medina Sidonia không biếtđược rằng quân Anh đang chờ Armada ở Briugge và Dunker.Quyết định đi về hướng Bắc nhưng Medina Sidonia khôngnắm được lộ trình và cũng không có hoa tiêu dẫnđường. Thêm vào đó, lương thực và nước ngọt đãcạn kiệt; bệnh thương hàn và kiết lỵ hoành hành khiếnnhiều tay chèo, binh lính và thủy thủ bị chết. Armadabắt đầu tan rã; 2 tàu Galleon bị bão cuốn về phía Đôngvà chìm ở bờ biển Na Uy; các tàu do người Đức điềukhiển bị mất hút.Thuyền trưởng 2 tàu Galleon do không tuân lệnh nên bịMedina Sidonia ra lệnh hành quyết.
Sa vào vùng biểnxa lạ với những đá, đảo ngầm và sương mù dày đặc,lại là lúc bắt đầu mùa bão, Armada bị bão tố đánhcho tan tác và tổn thất nặng nề. Những người lên đượcbờ hoặc bị dân địa phương giết tại chỗ, hoặc bịbắt để đòi tiền chuộc. Cho đến giữa tháng 10 năm1588, nhờ bão qua vịnh Biscay, một số tàu lành lặn củaArmada về được đến Tây Ban Nha, nhưng tinh thần binhlính suy sụp hoàn toàn. Bị tổn thất nặng nề và khôngđạt được những mục tiêu đề ra, Tây Ban Nha phảichấp nhận thất bại.
IV.KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỂ RÚT RA TỪ TRẬN ĐÁNH
Kếtthúc trận Gravelines lực lượng hải quân Tây Ban Nha bịmất 65 tàu, trong đó 45 chiếc là những chiến hạm lớn.Trong số 30.000 quân lính có gần 20.000 đã chết do bịđói khát, bệnh tật và hành quyết.Sau trận Gravelines, hạm đội vô địch Tây Ban Nha chỉcòn lại có 53 chiến thuyền. Với thất bại đó, lựclượng hải quân Tây Ban Nha không vươn lên được nữa.Từ đó, nước Anh trở thành cường quốc hải quân vàgiành bá quyền trên biển; lực lượng hải quân của họtrở thành lực lượng mạnh nhất châu Âu và từng bướcmở rộng ảnh hưởng sang cả Thái Bình Dương và Ấn ĐộDương. 400 năm sau kể từ trận hải chiến lịch sử, Anhtrở thành đế quốc bậc nhất thế giới với diện tíchchính quốc và thuộc địa lên đến 41 triệu kilômétvuông.
Đối với TâyBan Nha, sau thất bại trong trận Gravelines, lực lượng hảiquân lớn nhất của họ đã tan rã. Tiếp theo các trậnLepanto, Portsmouth và Kale, trận Gravelines đã đánh dấuthời kỳ lên ngôi của tàu buồm lớn kéo dài gần 300năm.
Sau khi giành thắng lợi trong trận Gravelines, người Anh vàHà Lan rất vui mừng vì đã giành thắng lợi trong mộtcuộc chiến xâm lược.Tuy nhiên, niềm vui ấy đã bị phủ bóng đen bao bởi cáchhành xử của Nữ hoàng. Khi đến thăm lực lượng hảiquân ở Portsmouth, Elizabeth Tudor đã hết lời ca ngợi binhlính và thủy thủ tham gia trận đánh. Tuy nhiên, khi họđề nghị Chính phủ chi một khoản trợ cấp nhỏ,Elizabeth đã từ chối với lý do khó khăn về tàichính.Cách hành xử đó của Nữ hoàng đã dẫn đến mâu thuẫngiữa quân đội với vương triều. Nếu như trước năm1588, quân đội đứng về phía vương triều để chốnggiặc ngoại xâm thì nay họ đứng về phía giai cấp tưsản. Mối quan hệ giữa quân đội, giai cấp tư sản vớinhà vua vì thế ngày càng xấu đi.
Dưới góc độquân sự, trận Gravelines đã để lại một số bài họcquan trọng:
Trong công tácchuẩn bị, cần chuẩn bị chu đáo mọi mặt, từ côngtác bảo đảm vũ khí trang bị, thông tin liên lạc đếncông tác huấn luyện, chuẩn bị chiến trường, trinh sátnắm tình hình, v.v... Trong trận Gravelines, mặc dù hai bênđã chuẩn bị kỹ càng nhưng chưa lường hết được mứcđộ tiêu hao đạn dược trong chiến đấu. Kết quả chỉsau chưa đầy một ngày giao chiến, phía Anh đã hoàn toànhết đạn. Trận Gravelines là trận hải chiến đầu tiênsử dụng chiến thuật đấu pháo, nhưng với lực lượngbộ binh hùng hậu, Tây Ban Nha vẫn thiên về chiến thuậtbộ binh như đánh gần, chuẩn bị các tàu lớn và vữngchắc nhưng cơ động không linh hoạt để sẵn sàng đâmva. Trong khi đó, với những chiếc tàu nhỏ nhưng linh hoạthơn, quân Anh và Hà Lan đã chủ động tránh đánh gần,vận dụng linh hoạt các thủ đoạn chiến thuật khácnhau, sử dụng hợp lý hỏa lực pháo và súng thôngthường; đồng thời quân Anh và Hà Lan đã triệt đểlợi dụng các điều kiện tự nhiên như hướng gió, bãicạn và dòng hải lưu. Một vấn đề rất quan trọng giúphải quân Anh đẩy lùi được cuộc tấn công của ngườiTây Ban Nha là trước khi giáp mặt đối phương (trậnthen chốt quyết định Gravelines), hải quân Anh đã đánhchiếm các vị trí quan trọng (Plymouth, Kale); trong khi đóTây Ban Nha không có một căn cứ hải quân nào trên toànbộ hải trình, kể cả trên đường tiến quân cũng nhưrút lui.
Trận Gravelinescũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết trong công tác nắmđịch. Do Tây Ban Nha không nắm chắc tình hình nên bỏ lỡthời cơ tiêu diệt đối phương (cuối trận đánh, phíaAnh hết đạn pháo nhưng Medina Sidonia không nắm được;trong khi đó phía Tây Ban Nha chưa phải đã hết hoàntoàn). Phần lớn những thất bại và tổn thất của TâyBan Nha là do những quyết định sai lầm của bộ chỉhuy. Khi đối phương lợi dụng hướng gió sử dụng tàuphóng hỏa đã không nắm được thủ đoạn của họ đểbình tĩnh tìm cách đối phó nên đã nhanh chóng để vỡđội hình. Trước khi rút lui, mặc dù đã họp Hội đồngquân sự và chỉ huy cấp dưới có những đề xuất hợplý, song người chỉ huy tối cao không đủ sáng suốt đểtìm ra phương án tối ưu nên đã quyết định phương ánnguy hiểm nhất. Phía Anh tuy công tác chuẩn bị không đượckỹ càng; đặc biệt không có sự thống nhất giữa Nữhoàng và chỉ huy quân đội; song sự quyết đoán và dàydạn kinh nghiệm của người cầm quân, tinh thần chiếnđấu của binh lính đã ảnh hưởng tích cực đến tiễnbiến trận đánh.
Phải phối hợpchặt chẽ giữa các lực lượng trong chiến đấu. PhíaTây Ban Nha không có sự hiệp đồng tác chiến giữa hảiquân và lục quân nên đã thất bại. Trái lại, Hạm độiAnh và Hạm đội Hà Lan trên danh nghĩa không phải là mộtlực lượng hải quân thống nhất, không có tổng chỉhuy, song họ đã hiệp đồng rất tốt. Không chỉ hiệpđồng tác chiến tốt, các sĩ quan, thủy thủ, nhữngngười chế tạo tàu và những người đảm bảo hậu cầncủa Anh và Hà Lan có thể nói cũng đã tạo nên một thểthống nhất. Cũng cần nói thêm rằng, trong trậnGravelines cũng như trong toàn bộ chiến dịch, liên quânAnh - Hà Lan đã không có một người nào bị hành quyết.
Người viết: Đại tá HÁN VĂN TÂM
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip