Lời mở đầu

BASED ON WHICH FRAMEWORK?

"Nè Choi Wooje! Mau xin lỗi anh nhanh lên! Anh cho nhóc 5 giây!"

"Ơ- Ở đâu? Khi nào mà em phải xin lỗi?"

"Quá khứ và hiện tại! Xin lỗi anh mau lên! Anh cho nhóc 5 giây!"

"5... 4... 3... 2... 1..."

"Xin lỗi!"

"Xin lỗi nghiêm túc lên!'

"Em xin lỗi!"

.
.
.

Hình như có lỗi thì phải "xin lỗi" thật ha?

Nhưng mà ... lỗi của mình mà, tại sao lại phải xin từ người khác chứ? Cho đi cũng được mà không phải sao? Vốn chẳng phải "sẻ chia" là một trong những bài học đường đời đầu tiên hả? Choi Wooje có lỗi, cũng đã đem cho Moon Hyeonjun hết rồi còn gì? Bộ làm thế không được à?

Tại sao?

Tại sao cái này cho người ta lại không nhận? Còn bắt buộc mình phải xin về nữa chứ? Choi Wooje không hiểu!

- Aiiiiiguuuu...Ai quy định cái này vậy chứ?

Là con người

Từ những loài linh trưởng trong rừng xanh, chỉ giương mắt nhìn đời rồi hành động theo bản năng, sống cuộc đời như bao loài sinh vật khác rồi chết đi, con người dần trở nên ... khác biệt.

Hầu hết các loài sinh vật khác, theo cách con người vẫn thường hay miêu tả với nhau - vì chúng ta "hiểu" được nhau thông qua "ngôn ngữ" - là có bản năng để "tồn tại" hoặc là đảm bảo sự tồn vong của giống loài. Ví như cáo mẹ nếu trầm cảm, sẽ có thể bỏ đói cả con non mà trốn đi đâu đó thật xa chẳng bao giờ trở về nữa: miễn là cáo mẹ có thể sống, một mùa sinh sản nữa sẽ lại tới và điều đó có ý nghĩa với chúng hơn là cố nuôi lớn bầy con non.

Nhưng trầm cảm không phải lý do duy nhất có thể dẫn đến việc một con cáo bỏ mặc con non, vấn đề này có vẻ phức tạp hơn thế rất nhiều: sự khan hiếm về nguồn thức ăn, sức khỏe của con non so với bầy, kinh nghiệm chăm sóc các thế hệ con non của con mẹ,...v.v

Song con người cũng như con vật, cũng có bản năng "tồn tại" lẫn đảm bảo sự tồn vong của bản thân, của giống loài - không luôn như vậy, nhưng chung quy lại vẫn là có.

Vậy thì rốt cuộc, điều gì đã làm họ trở nên khác biệt đến vậy?

Khó quá dẹp đi, Choi Wooje không nghĩ nữa! Cậu tính bảo là "ngôn ngữ" vì nó là thứ đã giúp ghi lại và lưu trữ tư duy của con người suốt hàng thế hệ, nhưng rốt cuộc nguồn gốc của ngôn ngữ, con người cũng chẳng lần ra được, thế nên cậu bỏ.

Thật bất ngờ vì tới giờ người ta cũng không định nghĩa được "từ" là gì trong lĩnh vực nghiên cứu về ngôn ngữ: tóm lại thì, cái gì làm nên một ... "từ"? Người ta không biết, Choi Wooje cũng không biết!

Choi Wooje những muốn nói "tình cảm" đã làm cho con người trở nên khác biệt. Nhưng liệu rằng có đúng thật như thế? "Tình cảm" có thật hay chỉ là tưởng tượng? Có chăng đó chỉ là chuỗi những phản ứng sinh hóa trong não bộ đã làm con người ngộ nhận họ có trong mình thứ được gọi là cảm tình?

Lại khó rồi, nhỉ?

Nhưng mà hay thật, khi nãy bảo con người hiểu được nhau nhờ có "ngôn ngữ", nhưng con người cũng không hiểu được nhau vì "bất đồng ngôn ngữ". Họ bất đồng từ những câu từ nhỏ nhặt nhất: Tiếng Việt, muốn bảo tôi không vui, đơn giản nhất chỉ cần "Tôi buồn" là đủ. Đặt "tôi" ở cạnh nỗi buồn, vừa đủ để diễn tả một ý. Tiếng Anh, họ nói "I am sad". Cấu trúc đó gắn kết chủ ngữ với vị ngữ một cách khắng khít: Tôi là nỗi buồn, và nỗi buồn là tôi. Bỗng dưng câu chữ thật nặng nề khi đồng hóa "tôi" với "nỗi buồn". Nhưng ở một số ngôn ngữ khác, hai câu trên nếu dịch sát nghĩa theo cấu trúc, lại có nét nghĩa là "Nỗi buồn bám vào người tôi." - họ chưa từng xem cảm xúc là một thứ gì đó gắn chặt lên con người mà chỉ như bụi bặm, có lúc chúng chạm vào ta và nằm yên ở đấy cho tới khi bị phủi đi mất.

Chắc là con cáo ban nãy có nhiều điều muốn "nói" lắm nhưng con người không hiểu tiếng của nó: thế rồi họ dịch bậy sự việc đi bằng quan điểm của chính mình.

Nhưng mà có chắc là con cáo muốn "nói" cái gì đó hay không? Rất có thể con người đã lầm tưởng động vật có thể có "ngôn ngữ" riêng khi họ ...

"dùng chính tiêu chuẩn của mình để nhìn nhận thế giới".

Có thể vấn đề nằm ở khung chuẩn và ngữ cảnh để áp cái khung chuẩn đó vào mà đánh giá. Như Vật Lý ấy, muốn xét, phải đưa hết về một hệ quy chiếu. Ở đây, sự việc cũng như vậy: muốn xét, phải đưa về một khung chuẩn nào đó - và con người rất có thể cầm trên tay những khung chuẩn khá khác nhau.

"Bạn đánh giá dựa trên khung chuẩn nào? Khung chuẩn đó do ai xây dựng? Họ xây dựng dựa trên cơ sở nào? Có đáng tin hay không? Đáng tin tới mức nào?"

"Dựa vào đâu mà bạn cho rằng cái này sai? Cho tôi một khung chuẩn đáng tin cậy đi!"

Thứ gì tồn tại được thì cần có cấu trúc, và khi cố gắng tồn tại cùng với tư duy ngày càng phức tạp của bản thân, con người đã tự tạo nhiều cấu trúc để dựng thành xã hội: những "khung chuẩn" như đã nói - để đánh giá, để noi theo, làm theo,... rồi truyền lại qua nhiều các thế hệ (nếu nó chẳng bị thay thế bởi một cái khác).

Choi Wooje không có kì lạ: là do cậu lỡ tay cầm một khung chuẩn khác với người ta thôi mà?

"Nhờ chị thị phạm, em nghĩ các fan khi đi fan meeting sẽ đỡ ngại hơn. Cảm ơn chị nhiều lắm!"

🤡???????????????????????🤡

Những "khung" chuẩn dẫu khác nhau đến thế nào, cũng có một điểm chung: chúng hạn định, nhốt con người vào những cái "khung" và cái "khuôn" họ tự tạo ra cho bản thân mình, rồi thỏa sức vẫy vùng trong đấy: hệt những "nhà tù".

Và thế là, con người tự tạo cho bản thân "những nhà tù" để giới hạn hành động của mình, ép mình vào khuôn khổ, lề lối.

"Prison is a state of mind"

Choi Wooje đã tự giới hạn cuộc đời mình trong lối suy nghĩ:" Mình với anh Hyeonjun, không thể thành đôi được đâu. Không thể nào."

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip