"Cuộc đời từ nay sẽ sáng tươi như mùa xuân"
Lại bẵng một tháng nữa qua đi. Tình hình chiến trận hai bên vẫn đang nằm ở thế giằng co.
Đầu tháng 12 năm ấy, tin dữ từ nước ngoài đưa về. Mỹ đã tự ý sửa đổi 69 điều trong dự thảo Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Phái đoàn ta kiên quyết phản đối nhưng chỉ nhận về lời đe dọa đánh bom miền Bắc từ phía Mỹ. Chúng đã lật lọng.
Lê cùng chính ủy Ủy ban mặt trận tại Hà Nội nghiên cứu thật kỹ những tin tình báo truyền về, đồng thời đẩy mạnh công tác phòng không, đào hầm, hào tránh bom để chuẩn bị sẵn cho cuộc chiến sắp tới. Cậu linh cảm ngày Đất Nước giải phóng đã gần kề ngay trước mắt.
Ngày 14 tháng 12 cùng năm ấy, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger gửi tối hậu thư, đe dọa sẽ đánh bom miền Bắc trong vòng 72 giờ tới nếu không nhận được sự thỏa hiệp của Chính phủ ta. Chúng tuyên bố sẽ "đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá". Thế nhưng ở các địa phương, quân và dân ta đã chuẩn bị tốt các phương án đối phó, sẵn sàng nghênh địch.
Tối ngày 18 tháng 12 năm ấy, khắp các con phố ở Hà Nội run lên dưới tiếng còi báo động phòng không. Lê đứng bên hầm chỉ huy, tay nắm thật chặt bộ đàm, đôi mắt như sáng lên và ngước nhìn trời chăm chú. Những khẩu pháo cao xạ và tên lửa phòng không hướng nòng lên trời, chiếu thẳng một hướng ngắm cơ bản. Trong lòng Lê bỗng hồi hộp như lần đầu ra trận. Cậu thảng thốt nhìn thật nhanh qua bên kia sông về hướng nhà Sơn, tưởng đâu đứng cạnh mình là chàng trai Hà Nội trắng trẻo như con gái, bên hông vẫn khoác một cái túi da to kiểu du lịch ngày nào.
Cậu đã bảo vệ tốt cái đập nước quê tớ. Giờ đã đến lượt tớ bảo vệ thật tốt cái vùng trời quê cậu. Lê nhủ thầm.
Trận đánh đó là lần đầu tiên Lê biết đến B-52 - pháo đài trên không, máy bay quân sự tân tiến nhất bấy giờ mà Mỹ vẫn tự hào. Cái tên to xác ấy đến là phiền phức. Nó bay ở tầm rất cao, cái tầm mà rất ít pháo phòng không của ta chạm đến được.
Ở tầm thấp hơn, Mỹ cho rất nhiều máy bay tiêm kích F-4 và F-111 bay theo bảo vệ B-52. Quân ta vừa bật ra-đa lên để xác định vị trí B-52 thì chỉ vài tích tắc sau, các máy bay tiêm kích tầm thấp đã qua sóng ra-đa dò được vị trí của ta và phóng tên lửa tiêu diệt trận địa dưới mặt đất. Quân ta hy sinh nhiều. Những mảnh đời xanh mướt cứ thế ngã xuống dưới cánh máy bay địch. Lòng Lê như quặn đi khi thấy những cầu Long Biên, bệnh viện Bạch Mai, những mái nhà ngói đỏ lô xô sập xuống dưới làn bom mịt mù. Cậu như thấy mình đã thất hứa với Sơn, và mỗi khi nghĩ về điều đó thì ruột gan lại như quặn lên.
Bên kia trận địa sông Lam, ngày nào lòng Sơn cũng nóng như lửa đốt. Những đêm dài trong tin tiền tuyến Hà Nội gửi về, anh không sao mà chợp mắt được. Cái giấc mơ về Lê đang đứng dưới mái hiên chìa ra nhà anh, tay cầm bức vẽ và ngực thì thấm đẫm máu cứ hiện về chập chờn. Tình hình chiến đấu bên ấy ác liệt, thư tay có viết mấy cũng chẳng tới được người thương. Anh chỉ biết cầu nguyện thật nhiều, mong sao những hồn thiêng đất Hà thành sẽ bảo vệ người anh yêu khỏi mưa bom đạn lạc.
Hầm của Lê cũng bị sập trong một cuộc tập kích những ngày đầu Mỹ bắn phá thủ đô. May sao cậu chỉ bị thương một bên chân phải. Lắm lúc Lê như thấy cái hồn đất Hà Nội linh thiêng của Sơn đã phù hộ cho cậu sống sót qua cuộc đánh thập tử nhất sinh ấy.
Bên ta cứ lép vế dần, và trong những suy nghĩ trằn trọc rằng làm sao để đánh thắng trận này, Lê như già đi cả chục tuổi. Cậu chẳng màng cạo râu nữa, ngày nào cũng vùi đầu trong hầm chỉ huy, cùng đồng đội nghiên cứu phương án tác chiến.
Dưới sự nỗ lực không ngừng của quân và dân ta, phương án đánh B-52 đã ra đời, bước đầu gặt hái được nhiều chiến công trên khắp các trận địa.
Mỗi lần Mỹ kéo đi, Lê đứng giữa trận địa chỉ huy mà lòng mừng vui khấp khởi vì những mái nhà Hà Nội thân yêu của Sơn vẫn còn đứng vững dưới làn bom ác liệt.
Thế trận lòng dân được quân và dân ta tận dụng triệt để. Mỗi khi ra-đa của ta dò được vị trí máy bay địch cách bầu trời thủ đô hơn 30km, đài phát thanh phòng không lại vang lên, người người nhà nhà vác súng, hướng thẳng lên trời mà ngắm bắn đồng loạt về một hướng, tạo thành lưới phòng không tầm thấp, bắn rơi những tiêm kích F-4 và F-111 bay là là mặt đất làm nghi binh và bảo vệ B-52.
Hệt như lời Bác dặn.
Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai ai cũng đánh giặc hết sức của mình.
Và sau đó đến nhiệm vụ của Lê và đồng đội. Những khi ấy, tiếng chỉ huy của cậu lại vang lên dứt khoát và rõ ràng, pháo phòng không theo hiệu lệnh của cậu bay vút ra khỏi nòng, bầu trời rực lên một vệt đỏ như một đoạn hè phố lát toàn gạch, trên mỗi bậc cửa đột nhiên hiện lên một viên gạch đỏ. B-52 rơi xuống từ tận những tầng mây. Dân ta vỡ òa.
Tin chiến công khắp nơi ùa về như lũ.
Những báo cáo quân ta bắn rơi tiêm kích và B-52 từ Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nội phấp phới bay về bên này. Sơn ngồi bên ruộng lạc ở bãi bồi đất Nghệ An mà trước mặt như hiện lên cái dáng rắn rỏi, nước da ngăm cùng gương mặt nghiêng nghiêng của Lê lóe lên trong ánh sáng lúc bom chạm đất. Tiếng chỉ huy đều đều của Lê bỗng từ ngày nào truyền về, văng vẳng bên tai Sơn như tiếng hò quãng hai giờ sáng trên con đò xuôi dòng sông Lam.
12 ngày đêm khói lửa trên bầu trời Hà Nội kết thúc. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không toàn thắng.
Lê đứng dưới đống gạch ngói hoang tàn của một con phố Hà Nội, cái đầu đội mũ sắt hướng lên bầu trời xanh như ngọc lam, môi không sao kìm lại được nụ cười.
- Sơn ơi, cậu có thấy không? Tớ làm được rồi. Tớ đã giữ được lời hứa với cậu.
Tin chiến thắng phấp phới bay về miền trong. Một chiều đó Sơn đang ngồi trong lán nghiên cứu địa hình và phương án tác chiến dự phòng thì cậu lính liên lạc bên kia đê hô lên rất to:
- Thắng rồi! Dân Hà Nội ta thắng rồi!
Sơn ngỡ ngàng như không tin vào tai mình. Chân anh run lên và mắt anh nhòe đi. Anh phải cố bình tĩnh lắm mới giữ cho mình không khụy xuống, và với giọng như lạc cả đi, anh gọi với sang bên kia đê:
- Cậu vừa bảo gì cơ? Ở đâu thắng?
Và gần như ngay lập tức, cái cậu lính trẻ măng đầu đội mũ sắt bên kia lại gân cổ lên, hô to mà đáp lại:
- Dân Hà Nội ta thắng rồi, thắng rồi chỉ huy ạ!
Sơn như run lên trong từng trận vui sướng. Anh như một đứa trẻ, cứ chạy dọc theo con đê mà hô lớn lên đến khi giọng anh đặc quánh lại:
- Thắng rồi, thắng rồi, Hà Nội thắng rồi. Lê ơi cậu làm được rồi!
Thắng lợi lịch sử này buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán. Ngày 24 Tết năm 1973, hiệp định Paris được ký kết.
Cũng trong vài ngày sau đó, Sơn được nhận tin đưa Đại đội về Hà Nội tập kết, chuẩn bị cho những chiến dịch tiếp theo.
Ngồi trên chiếc xe băng băng qua từng mảnh rừng, bỏ lại sau lưng bãi bồi vàng sông Lam trồng toàn lạc cùng cái đập nước quê Lê, lòng Sơn chộn rộn trong những ý nghĩ vui sướng. Vậy là anh sắp được gặp lại đồng chí Lê thân yêu cùng mái nhà nơi mẹ anh và em gái anh vẫn đứng chờ anh trở về.
Niềm vui ấy làm Sơn không sao mà ngồi yên được. Cứ chốc chốc anh lại nhoài người ra khỏi cửa xe, miệng thì lầm bầm sao mà đoàn xe đi lâu thế. Anh chỉ ước rằng mình mọc cánh được như chim. Rồi anh sẽ bay mải miết, quên cả đêm ngày để đáp đến bên ô cửa sổ bên kia trời Hà Nội yêu dấu mà Lê đang trông ra để ngắm phố xá ánh lên như đá quý dưới cái nắng đầu xuân.
* * * * *
Sơn tiến vào Hà Nội giữa một sáng 29 Tết. Hai bên vườn đào Nhật Tân đã óng lên một màu hồng mướt mắt. Lê đứng đón anh ở bên kia cầu. Trong tay cậu là cành đào bé xíu lấm tấm những nụ hoa hồng phớt.
Chỉ bằng một cái liếc mắt, Sơn nhận ra Lê ngay trong dòng người đứng chen chúc hai bên cầu.
Dác thấy bóng anh, ánh mắt Lê sáng ngời lên và môi thì cong lên nụ cười tươi rói. Trái tim Sơn đập lên trong lồng ngực đầy hân hoan và phấn khởi. Sơn đứng dậy khỏi ghế ngồi, một tay vịn thành xe, tay kia thì chìa ra kéo Lê lên xe. Khi hai bàn tay chạm nhau, cả Lê và Sơn đều như thiếp đi trong giấc mơ ngày nào, cái ngày còn nắm tay bên suối, và Đại đội vẫn còn chìm trong cơn say ngủ.
Cứ thế, Sơn và Lê ngồi sóng vai nhau trong lặng im trên một chỗ ngồi chật chội trên xe tải chở lúc nhúc chiến sĩ, cành đào lấm tấm nụ Lê đặt vào tay Sơn thì như tỏa ra hơi ấm. Cõi lòng hai người hân hoan đến lạ, nửa vì niềm vui gặp lại sau cơn chia lìa, nửa vì trời Hà Nội vào xuân đang óng lên vẻ đẹp màu xanh ngọc lục bích.
Tiếng hát trên loa phát thanh ở một ngõ phố đâu đó vọng lại, hòa vào không khí nô nức của mùa xuân toàn thắng:
"Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng
Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi
Đảng đã đem về tuổi xuân cho nước non
Vang tiếng hát ca chứa chan niềm yêu đời..."
------------
*tên chương và lời bài hát cuối chương là lời nhạc của bài hát "Đảng đã cho ta một mùa xuân" do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác.
*lời Bác trong chương này được trích trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".
*Chi tiết Sơn được điều về Hà Nội là tôi tự bịa đấy =)))
Tôi dân khối B nên không giỏi Sử cho lắm, nếu có sai thì các bác thông cảm nhé.
* * * lưu ý yapping ở dưới.
Dạo này tôi bận đi hóng tin quê tôi sáp nhập với Hải Dương nên giờ mới để ý thấy trên mạng có rất nhiều quan điểm chỉ trích việc ship Sơn với Lê, cho rằng đó là sai trái, báng bổ Tổ quốc, bôi nhọ tác phẩm gốc.
Tôi chỉ thấy thế này. Sáng tác văn học và cảm thụ văn học luôn là hai vấn đề tách biệt. Ý đồ của tác giả lúc đó không còn nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của tác giả nữa mà còn được suy diễn theo nhiều chiều dưới cái nhìn của người đọc, những người có trải nghiệm khác nhau, lứa tuổi khác nhau và quan điểm khác nhau. Vì thế, việc mỗi người có một cái nhìn khác về tác phẩm, hay tình cảm của Sơn và Lê là chuyện thường tình.
Con người không đứng yên, mà luôn vận động trong quy luật phát triển. Vậy nên nhiều năm sau, việc tác giả đọc lại tác phẩm của mình và có cái nhìn khác là chuyện rất rất rất bình thường, nữa là chúng ta, những người trẻ cách Nguyễn Minh Châu cả vài thế hệ.
Có lẽ hai nhân vật của Nguyễn Minh Châu yêu nhau bằng tình yêu đôi lứa, có lẽ không. Có lẽ ngày đó Nguyễn Minh Châu thật sự nghĩ như chúng ta bây giờ, nhưng vì định kiến xã hội nên ông không dám đặt tên cho tình cảm giữa Sơn và Lê, cũng có lẽ ông không thật sự nghĩ như thế. Không ai biết được.
Nhưng điều chúng ta làm không sai. Chúng ta chỉ nhìn vào tác phẩm cũ bằng giá trị quan mới, thổi vào nó những giá trị mới của thời đại, tôn trọng điều khác biệt và muốn mang đến bình đẳng cho mọi nhóm người. Chúng ta là Gen Z, cái Generation "woke" nhất hiện tại cơ mà. Chúng ta mang lại giá trị mới, và cái mới khi ban đầu nhen nhóm thì lúc nào cũng bị cái cũ lỗi thời vùi dập.
Hãy cứ tin vào suy nghĩ của bản thân, đồng thời tôn trọng suy nghĩ của người khác (suy nghĩ của alpha male và homophobe thì không cần), hành động như những gì mình muốn, miễn là bạn cảm thấy nó đúng. Woke nữa lên cho tôi.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip