Tìm lại người

Cảnh báo: Các tình tiết trong truyện hoàn toàn do tui tự nghĩ ra. Một số là tui lấy cảm hứng từ sự kiện có thật, phiền mọi người không phán xét về các tình tiết trong truyện. Những chi tiết lấy cảm hứng từ ngoài đời, tui sẽ để chú thích rõ ràng. Nếu có sai sót mong mọi người thoải mái góp ý, tui sẽ đón nhận mọi góp ý của mọi người.

  Bà tôi đã từng là một nữ thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến. Bà đã dâng hiến cả tuổi trẻ của bà cho Tổ Quốc, cho gia đình mà bà mong muốn bảo vệ.

Và trong khoảng thời gian tham gia kháng chiến đó, bà đã gặp và làm quen với một chàng lính phe đối địch.
_

Bà tôi trước khi trở thành một nữ thanh niên xung phong cũng đã từng là một cô tiểu thư đài các, được cha mẹ hết mực cưng chiều, được cho ăn học tỉ mỉ lại vừa có nhan sắc. Có gia thế lại có cả học thức, vì vậy, bà tôi thời đó có thể nói là một người con gái mà bất cứ một thanh niên nào cũng muốn cưới bà về làm vợ.

Nhưng không, trước cả hàng người hỏi cửa để xin cưới bà, thì bà tôi lại nhất quyết từ bỏ cuộc sống an nhàn, gia đình êm ấm, cãi cha cãi mẹ, nộp đơn trở thành thanh niên xung phong.

Năm 20 tuổi bà vào Nam trở thành một người chuyên chở bộ đội qua sống ở khu vực miền Tây sông nước. Bà kể thời gian đầu tham gia kháng chiến bà thực sự đã rất khó khắn khi mọi thứ thay đổi một cách chóng mặt.

Từ một cô tiểu thư Hà thành trở thành một cô thanh niên xung phong quả là điều khó khăn. Nhưng với sự quyết tâm và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, bà nhanh chóng thích nghi và hoàn thiện hơn các kỹ năng của mình.
...

Thời gian thấm thoắt trôi đi, mới đó mà đã ba năm rồi. Bà đã không thể nhớ được bà đã trải qua bao nhiêu trận bom địch, đã chở biết bao nhiêu người chiến sĩ qua con sông đó, cũng không biết đã mất đi bao nhiêu người đồng đội rồi tự tay đào huyệt chôn cất những người chị em của mình. Những người cũ rời đi, những người mới sẽ xuất hiện.

Tất cả mọi thứ xung quanh đã trui rèn từ một cô tiểu thư trở thành một cô gái gan dạ, không sợ chết, chỉ lo đồng đội có chuyện. Và chiến tranh thì vẫn cứ tiếp tục cho đến một ngày.

Đó là một đêm trăng tròn, trời quang. Một buổi tối yên bình hiếm hoi giữa thời bom rơi đạn lạc. Bà đã quyết định đi thăm mộ của một người bạn đã mất của bà.

Mộ ngày đó làm gì được đắp nổi như bây giờ, phải chôn trong rừng, lắp đất bằng phẳng, chỉ có thể đánh dấu lên mấy gốc cây gần đó, hoặc là phải tự nhớ vị trí. Bởi nếu để giặc mà tìm thấy, chúng sẽ phá nát ngôi mộ đó. Đến lúc đó, ngay cả chút tôn nghiêm cuối cùng cũng không còn.

Bà đi đường rừng được một lúc thì dừng chân dưới một gốc cây. Gốc cây này nhìn thì bình thường, nhưng trên thân cây lại khắc hình một bông hoa. Vì người bạn đó của bà tên Hoa nên lúc đánh dấu, bà đã cố gắng khắc hình bông hoa lên đó. Bông hoa đó rất đơn giản, nếu không muốn nói là xấu. Nhưng đó là tất cả những gì bà có thể làm cho người đồng đội cũ.

Gặp lại người chị em từng đồng hành, đáng lẽ phải mang theo thật nhiều thứ như tiền giấy, quần áo, trái cây....Cuối cùng thứ bà mang đến được, cũng chỉ có ba cây nhang.

Thắp nhang xong bà vừa ngồi đợi nhang tàn hết, vừa nói chuyện. Mọi thứ xung quanh đều yên tĩnh. Chỉ có tiếng lá xào xạc, một ánh sáng nhỏ nhoi từ ngọn nến của cây đèn soi đường bà mang theo và tiếng nói chuyện của bà.

Bỗng đằng sau có những tiếng bước chân chậm rãi đạp trên lớp lá khô. Tiếng lá khô vang lên giòn giã dù người đằng sau có cố gắng bước nhẹ đến đâu.

Bà tôi kể trong khoảng khắc đó, cả người bà chẳng thể cử động gì, đầu óc thì trống rỗng. Với bà, cái chết dường như đã trở thành một điều sẽ tới dù đi sớm hay muộn. Bà luôn sẵn sàng nếu cái chết ập đến.

Nhắm mắt bình thản đợi bóng đêm.

1 giây...2 giây...3 giây...

Nhưng đã qua hơn một phút, lại chẳng có viên đạn nào lao tớ như tưởng tượng.

Lúc đó bà đã ngầm hiểu rằng, tên lính này đã tha cho bà. Biết đã được tha mạng, bà nhanh chóng lấy lớp lá rừng lấp đi những chân nhang còn sót lại.

Định bụng là sẽ nhanh chóng chạy đi càng xa cành tốt, nhưng dường như có thứ gì đó giữ chân bà lại.

Vào thời khắc đó, sự tò mò đã trỗi dậy trong tâm trí của một cô gái mới 23 tuổi.

Vì đã được ông bà cố cho ăn học rất chỉn chu nên khả năng ngoại ngữ của bà luôn là thế mạnh mà gần như không ai có thể đọ lại.

Một cách chậm rãi và từ tốn, bà từ từ mở miệng:"Can i known your name?(Tôi có thể biết tên bạn không?)"

Tên lính kia chắc cũng đã có một phen bất ngờ lắm, vì làm gì có ai bên phe Việt Nam Cộng Hòa trực tiếp chiến đấu lại có thể biết và nói ngôn ngữ của họ một cách rõ ràng rành mạch như vậy.

Chần chừ một lúc, tên líc đó cũng đã chịu mở miệng:"Roland"

"Thanks"

Nói rồi bà cũng nhanh chóng chạy đi, chẳng kịp để người lính Roland đó hỏi tên.

Vào lúc đó, bà tưởng đó chỉ là một cuộc gặp gỡ đáng nhớ vô thưởng vô phạt. Nhưng bà đâu ngờ rằng, ông Roland rồi sẽ là người khắc lại những dấu ấn sâu nhất, đậm nhất trong cả phần đời về sau của bà.

Câu chuyện của họ, sẽ còn dài rất dài.
_

Bốn năm nữa đã trôi đi. Tất cả đã thay đổi, chiến tranh cũng ngày một ác liệt hơn. Số lượng người hi sinh cũng ngày một nhiều hơn. Bà tôi vẫn may mắn còn sống đến lúc này.

Bây giờ bà đã được chuyển tới khu vực nhà tù Hỏa Lò*, nơi giam giữ các tù binh nước địch. Lý do bà được cử đến đây vì vài tuần trước quân đội ta đã bắt được một nữ tù binh, vì vậy nên bà đã được chọn để trông nom và chăm sóc nữ tù binh** đó.

*Nhà tù Hỏa Lò là nơi giam giữ bộ đội ta thời kỳ chống Pháp. Đến thời kỳ chống Mỹ, một phần của nơi này đã được bộ đội ta sử dụng để giam giữ các phi công của Mỹ.

**Nữ tù binh là tui lấy cảm hứng từ Monika Schwinn-nữ tù binh người Mỹ gốc Đức duy nhất tại nhà tù Hỏa Lò. Đây chỉ là lấy cảm hứng về chi tiết nữ tù binh tại nhà tù Hỏa Lò, tuyệt đối không liên quan gì đến người thật

Do có lợi thế về ngôn ngữ nên bà cũng thường được nhờ vả làm người phiên dịch giữa các chiến sĩ thẩm vấn và các phi công hay trong cuộc sống thường ngày ở trại giam.

Theo một hướng nào đó thì bà tôi lại thích như vậy hơn bởi tính bà từ đó tới giờ vẫn là thích được một mình. Nói như vậy có lẽ sẽ gây ra mâu thuẫn nhỉ, hãy để tôi giải thích nào. Bà tôi thích yên lặng nhưng bà không phải người có thể đứng yên và nhìn quân thù giày xéo đất nước mình. Bà thà góp một phần sức lực của mình để giúp đất nước, được bao nhiêu hay bấy nhiêu còn hơn là ở yên trong khoảng yên tĩnh giả tạo đó.

_

Và rồi ở nhà tù đó, bà đã gặp lại ông Roland, như một sự sắp đặt của số mệnh. Thì ra ông Roland đã được chuyển từ nhà tù Sơn Tây đến Hỏa Lò***này cách đó không lâu.

***Sự kiện chuyển tù binh từ nhà tù Sơn Tây đến Hỏa Lò để tránh phía Mỹ tập kích và cướp tù binh năm 1970. Nếu mọi người muốn biết rõ hơn về sự kiện này, tui xin recommend kênh youtube Tuấn Tiền Tỉ-Đàm đạo lịch sử tập 27.

Bà kể lại lúc gặp lại ông Roland bà cũng không biết đó là ông đâu(lần đầu nói chuyện mặt đối phương cả hai còn chưa nhìn thấy mà). Lần gặp lại ông ở nhà tù Hỏa Lò là khi ông mới tới, bà đã cùng đứng kiểm kê số phi công Mỹ được đưa đến đây.

Lúc quản giáo đọc đến cái tên 'Roland Deearich', ông đã lướt qua bà như những tù binh kia, chẳng có gì khác biệt cả, tất cả đều giống nhau. Dù bà có hơi giật mình vì cái cái tên, nhưng nó cũng chỉ là thứ cảm xúc thoáng qua, rất nhanh đã bị thay thế bằng suy nghĩ chỉ là người giống người, không nghĩ đó lại là con người đã thả bà đi vào 4 năm trước.

Thời gian sau, bà bắt đầu làm thêm công việc thủ thư hay nói dễ hiểu hơn thì có thể hiểu bà tôi là người quản lý các sách báo mà các tù binh mượn và trả, hạn chế việc hư hỏng hay thất lạc. Trong thời gian làm thủ thư, bà luôn đặc biệt chú ý tới ông Roland, một phần vì cái tên của ông khiến bà hoài niệm lại người lính năm ấy, một phần vì ông rất thường xuyên mượn sách để đọc.

Thi thoảng bà tôi và ông Roland sẽ cùng nhau bàn luận về cuốn sách mà cả hai cùng yêu thích, dần dà họ trở nên thân thiết với nhau và cũng nói chuyện với nhau nhiều hơn. Tất nhiên là họ vẫn giữ cho nhau một khoảng cách nhất định và luôn khắc ghi trong đầu rằng họ chính là giáo quan và tù binh.

Nhưng đó là với ông Roland chứ không phải bà tôi. Bà tôi sau một thời đến đây, bà đã có thể dễ dàng hòa nhập với các đồng chí và cả với các tù binh. Bà không hề có ý định quá thân thiết với những kẻ đã tàn sát nhân dân, và kể cả ông Roland. Bọn họ được đối xử tốt, được bà tôi lịch sự nói chuyện nhẹ nhàng, tất cả đều là vì họ chính là quân cờ chính trị quan trọng trên chiến trường ngoại giao của đất nước ta.

Các phi công Mỹ thường là những người có gốc gác rất lớn, và cũng là lực lượng tinh nhuệ của quân đội Mỹ. Điển hình là ông Roland đây.

Nói sơ qua về ông Roland thì ông ấy là một phi công thuộc quân hàm Thiếu Úy, ông xuất thân từ một gia đình quý tộc lâu đời và có truyền thống quân ngũ trải dài suốt năm đời. Chỉ nghe sơ qua về gia thế thôi cũng đã thấy được cái sự 'khủng' của ông ấy rồi. Mà đó chỉ là nói riêng một người thôi, hãy thử tưởng tượng nếu nó được nhân lên cả trăm người, cho dù có kém hơn nhưng để nói về việc đào tạo ra được một người lính tinh nhuệ, từ khâu sàng lọc rồi tới huấn luyện rồi tiếp tục sàng lọc. Chỉ nhiêu đó đủ để thấy phi công có giá trị lớn ra sao, hỏi sao ngày đó cho dù nhà nước có thiếu thốn ra sao thì vẫn chịu chi để chăm sóc các tù binh phi công một cách chu đáo nhất có thể.

Có câu nói ở Việt Nam tôi từng nghe dùng để thể hiện giá trị của một phi công quân sự "Nếu muốn biết giá trị của một phi công, hãy đặt họ lên bàn cân, cân ra bao nhiêu ký, đổi thành bấy nhiêu vàng". Quả nhiên, các phi công quân sự dù ở bất kỳ đâu, cũng đều là những tinh anh rất có giá trị.

Theo lời bà tôi kể thì ông ấy so với những người khác thì không được coi là quá đẹp. Mắt xanh tóc đen và một dáng người chỉ hơn 1m70 như bao người, nhưng ông vẫn ghi dấu trong mắt bà tôi bởi tính cách lịch sự với mọi người, thi thoảng có phần hơi lãng tử. Đặc biệt trên cổ tay phải của ông còn có một nốt ngay bên dưới ngón cái. Bà tôi rất thích chi tiết này của ông, bà không biết phải giải thích thế nào nhưng nốt ruồi đó luôn khiến bà chú ý mỗi khi ông Roland đưa đồ gì đó cho bà.

Lúc tôi gặp được ông ấy lần đầu, thì đó là hình ảnh một ông lão râu tóc đã bạc trắng, đang ngồi phơi nắng trước cửa sổ. Đằng sau cặp kính lão là một đôi mắt in đầy dấu chân chim đang chăm chú đọc sách. Bàn tay nhăn nheo nhưng vẫn có thể cầm chắc trên tay cuốn sách dày cộm. Ông ấy vẫn rất minh mẫn và khỏe khoắn, nhìn sơ qua chắc chẳng ai lại nghĩ ông ấy là một ông cụ đã gần 90 tuổi đâu. Cả người ông ấy đều toát ra một mùi tri thức và sang trọng, hay nói tóm gọn lại là 'quiet luxury' đó. Nhưng mà đó là chuyện của sau này, còn bây giờ thì quay lại với câu chuyện của bà tôi nào.

Đã gần một năm từ khi bà tôi đến đây rồi, mọi chuyện vẫn cứ diễn ra, bom vẫn cứ rơi, chiến tranh vẫn cứ tiếp tục, chiến trường nào cũng đều đang 'đỏ lửa'. Bà tôi những ngày tháng ở nơi đó so với những người lính đang oằn mình trên chiến trường ngoài kia thì đó đã là một sự may mắn rất lớn với bà. Nhưng chẳng phải tôi đã nói rồi sao, câu chuyện của họ còn rất dài.
_

Như sự sắp đặt của số mệnh, việc bà tôi biết Roland đã thả bà đi vào sáu năm trước lại chính là Roland Deearich đã làm bạn với bà trong gần một năm qua cuối cùng cũng đã tới rồi.

Đó là một buổi phơi nắng như thường lệ, lúc ấy bà đang đứng ở một nơi cách nơi ông Roland và những người khác đang nói chuyện không xa. Và vì đứng ở gần đó nên bà cũng đã vô tình nghe được toàn bộ câu chuyện.

Đại ý của câu chuyện chính là việc sáu năm trước, khi đi lạc trong một khu rừng ở khu vực Miền Tây, ông đã bắt gặp một cô gái đang ngồi cạnh một gốc cây, cô ấy cứ ngồi đó và nói chuyện một mình. Đến khi phát hiện bản thân đang bị theo dõi thì lập tức im bặt và giữ nguyên tư thế đang ngồi như một con mèo nhỏ đang sợ hãi đón chờ cái chết. Khoảng khắc đó, lòng thương cảm trỗi dậy, ông đã quyết định tha mạng cho nữ chiến sĩ đó. Ông kể đã rất bất ngờ khi được nữ chiến sĩ đó hỏi tên của mình. Vốn định sẽ hỏi lại tên người ta nhưng cô ấy lại chạy mất nên không hỏi được gì. Ông ấy nói ông ấy muốn được gặp lại cô gái đó, muốn hỏi tên cô, muốn thấy mặt cô trông như thế nào.

Khi biết được sự thật, bà đã có một cuộc đấu tranh suy nghĩ. Như một ngôi nhà đang yên bình thì bị một trận lũ bất ngờ quét qua và để lại một đống đổ nát. Bà không biết phải chấp nhận sự thật đột ngột này như thế nào và cả việc phải sắp xếp nó như thế nào cả.

Sau đó, dường như bà đã quyết định im lặng và giả bộ không biết gì và cố gắng cư xử như một người bình thường. Nhưng mà tôi đoán là bà tôi giả bộ dở quá nên tầm hai tuần sau là bị phát hiện rồi. Về lúc đó thì hai ông bà quyết định không kể cho tôi nghe, tôi cũng không biết nói gì.

Nhưng chuyện hai người sau đó thì lại là một cuộc chiến tranh lạnh không hồi kết. Cũng phải thôi, hai người bây giờ biết nói gì với nhau đây, nhìn mặt nhau thôi cũng đủ gượng rồi. Né mặt nhau vẫn là lựa chọn an toàn nhất.

Nhưng khi cả hai chưa giải quyết xong vần đề thì bi kịch ập tới.

Mẹ của bà, tức bà cố tôi mất. Lúc bà cố mất cũng đã là đầu tháng 12 năm 1972 rồi. Bà tôi lúc nhận được tin dữ dĩ nhiên là tức tốc trở về để có thể nhìn mặt bà cố lần cuối. Bà tôi đi ngay trong đêm nên lúc ông Roland biết tin cũng là trưa hôm sau.

Một tuần sau khi bà về quê, ông Roland nhận được lá thư được bà gửi từ nhà đến trại giam. Nội dung lá thư như sau:

To Roland

I've had days where I struggled with mixed emotions, but I'm fine now. I didn't dare talk to him because I didn't know what else to say. Do you know? The first time I met you, I wasn't as scared as you thought. The me at that time just didn't know what to do, or rather, the me at that time had almost given up my desire to live. But I was surprised when he forgave me. At that time, I suddenly realized that my life's desire was not to contribute to helping this country soon regain independence. I don't like you American soldiers, or rather, I hate them very much. But because you are very important. I don't know what you think about invading another country, but for us, it's not good at all. I can't be rude because the people here are very important. I don't know how we will face it when we return. But I hope it will be the same as when we didn't know anything.

From Thach Thao

(Gửi Roland

Tôi đã có những ngày vật lộn với nhiều cảm xúc lẫn lộn, nhưng giờ tôi ổn rồi. Tôi không dám nói chuyện với anh vì tôi không biết phải nói gì khác. Anh có biết không? Lần đầu tiên gặp anh, Tôi không hề sợ hãi như anh đã nghĩ. Tôi của thời điểm đó chỉ là không biết phải làm gì, hay nói đúng hơn là tôi của thời điểm đó gần như đã từ bỏ khát vọng sống của mình. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi anh tha cho tôi. Lúc đó tôi chợt nhận ra chẳng phải khát vọng sống của tôi là góp phần giúp đất nước này sớm giành lại độc lập. Tôi không thích lính Mỹ các bạn, hay nói đúng hơn là tôi rất ghét họ. Nhưng vì các bạn rất quan trọng. Tôi không biết bạn nghĩ gì về việc xâm lược đến một đất nước khác, nhưng đối với chúng tôi, điều đó không tốt chút nào. Tôi không thể thô lỗ được vì những người ở đây đều rất quan trọng. Tôi không biết chúng tôi sẽ đối mặt với nó như thế nào khi trở về. Nhưng tôi hy vọng nó sẽ giống như lúc chúng ta chưa biết gì cả.)

Bà tôi về quê trong nữa tháng, dự định sẽ quay lại nhà tù sau khi cúng tuần đầu của bà cố kết thúc nhưng ai mà ngờ. Ngay ngày bà định đi thì lại có chuyện-Điện Biên Phủ Trên Không bắt đầu, khởi đầu 12 ngày đêm Mỹ ném bom khắp trời Hà Nội.

Bà thì tất nhiên là ở lại để phụ giúp mọi người chống lại bom và máy bay. Nhưng lần đó bà tôi lại không may mắn khi đứng gần vị trí bom rơi khiến bà bị thương nặng. Lần bị thương đó bà rất may mắn khi được cứu chữa kịp thời, thậm chí còn được ống cố tận dụng mọi mối quan hệ để chuyển bà xuống Hải Dương giúp bà có thể được điều trị yên bình nhất có thể.

Lần bị thương đó, bà liệt giường suốt ba tháng.

Lúc bà tôi bắt đầu đi đứng được bình thường thì mọi chuyện đã kết thúc rồi, Hiệp định Pari đã được ký kết, ông Roland cũng đã về nước được hơn một tháng. Ông cố từ sau sự kiện 12 ngày đêm cũng đã chuyển nhà đến Hải Dương và một hai bắt bà phải ở nhà. Bà của lúc đó vẫn còn chưa hồi phục hoàn toàn, vì thế bà đành chấp nhận ở nhà và bắt đầu cuộc sống của một thiếu nữ một lần nữa dù lúc đó bà gần 30 rồi. Bà bắt đầu học lên cao và trở thành giảng viên đại học. Bà tôi kết hôn khá trễ, đến tận 32 bà mới kết hôn, sinh mẹ tôi lúc 35 tuổi.

Mẹ tôi thì không có gì quá đặc biệt trong đầu do từ bé tôi được ở với ông bà còn bố mẹ chọn tập trung cho sự nghiệp. Tuy nói nhà ông bà ngoại tôi giàu thiệt nhưng mà mẹ tôi thì thích tự làm tự ăn nên rất ít khi mẹ sử dụng một trợ giúp gì đó từ nhà ngoại. Và sự trợ giúp hiếm hoi đó chính là việc mẹ nhờ ông bà chăm non cho tôi.

Sau này lên đại học, tôi may mắn giành được học bổng và đến Mỹ du học. Trong suốt thời sinh viên, đã có vài lần tôi cố gắng tìm hiều về người bạn dở dang năm xưa của bà ngoại để mong giúp bà chuyển cho ông ấy vài lời nhắn. Nhưng mà...gia tộc của ông ấy lowkey một cách khủng khiếp. Trừ các nhân vật nổi bật và thông tin sơ quát về gia tộc Deearich thì không một thông tin nào được tìm thấy trên các trang thông tin đại chúng. Cuối cùng quá bất lực nên tôi đành từ bỏ quyết tâm chưa kịp đốt đã bị mang bỏ của mình.

Tôi tốt nghiệp đại học và thuận lợi nhập tích vào quốc gia này. Sau đó quyết định làm điều dưỡng tại một trung tâm dưỡng lão của ngoại ô thành phố. Tôi có một cuộc sống độc thân được trôi qua trong yên bình. Sáng đi làm, tối về nhà ngủ, thi thoảng thì lại đi chơi, bữa nào chơi lớn thì đi club xả strees. Tôi cực kỳ thoải mái với cuộc sống độc thân này. Việc chăm sóc người già là một công việc tôi đã quen từ khi còn bé khi sống với ông bà nên đây là một công việc như được sinh ra dành cho tôi vậy.

Một ngày nọ lại có thêm một người chuyển tới trung tâm này, nghe nói nó là một cựu chiến binh đã từng chiến đấu tại miền Bắc Việt Nam-một cựu phi công có họ Deearich. Lúc nghe thấy họ này tôi đã có chút giật mình giật mình, một cái họ rất đẹp và cũng rất hiếm có. Tôi không giám chắc về suy đoán của bản thân lỡ đâu là người cùng họ thôi thì sao? Thêm nữa lúc đó tôi cũng chưa được thông báo rằng bản thân sẽ tiếp nhận chăm sóc người đó nên thông tin tôi nghe được cũng là từ miệng của các đồng nghiệp khác.

Và rồi nó đến rồi đó, tôi được giao nhiệm vụ chăm sóc ông ấy. Lúc đọc bảng hồ sơ, tôi như muốn ngất đi liền luôn vậy. Từ tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, tất cả đều trùng với con người mà bà đã kể cho tôi nghe lúc nhỏ. Đừng ai hỏi sao đến cả ngày tháng năm sinh tôi cũng biết, tôi đọc nhật ký của bà đó. Bà đã chép tay lại toàn bộ hồ sơ của Roland vào cuốn nhật ký của mình và giữ nó cho đến lúc mất, và cuốn nhật ký đã được tôi tìm thấy và giữ lại khi thu dọn đồ đạc của bà. Tôi biết được câu chuyện một cách rộng nhất cũng do cuốn nhật ký này góp công rất lớn.

Tôi quyết định không nói cho ông ấy biết sự thật ngay và chăm sóc ông như những người khác. Tôi không nghĩ là mình nên nói ngay khi mới gặp mặt, tôi quyết định chờ đến khi nào tôi đủ thân với ông ấy, tôi sẽ mở lời sau.

Quá trình chăm sóc cho ông Roland rất dễ chịu, ông ấy rất chịu hợp tác với tôi và cũng rất tuân thủ theo thời gian biểu của mình. Ông ấy không có sở thích gì đặc biệt, chỉ là ông ấy rất cuồng sách, ông thích đọc mọi cuốn sách ông có thể với lấy và đọc nó như một cách để thư giãn. Khi có thời gian rảnh tôi thích tìm đến và tâm sự với ông. Ông là một người rất uyên bác, có rất nhiều kiến thức mới mẻ về nhiều lĩnh vực tôi học được từ ông.

Tất nhiên tôi cũng đã được nghe câu chuyện của hai người từ ông rồi. Nó cũng không khác lắm câu chuyện tôi được nghe.

Từ lời kể của ông, bà tôi hiện ra là một thiếu nữ xinh đẹp tựa như bó hoa được làm từ những bông hồng trắng xem lẫn vài khóm Thạch Thảo tím và được bó bằng dây thép gai. Rất sang trọng và trang nhã nhưng cũng rất trầm lặng và không ai có thể đụng tới. Bà không thích nói nhiều và làm việc rất dứt khoát, chỉ khi ông cùng bà bàn luận về một cuốn sách bà yêu thích mới khiến bà nói nhiều hơn bình thường.

Khi nghe ông kể, giọng kể của ông thể hiện sự si mê và tình yêu sâu đậm đến với bà tôi. Thứ tình yêu đó sâu sắc đến mức khiến ông chọn cả đời không kết hôn. Chỉ tiếc cho ông khi phải đơn phương một người không bao giờ đáp, thậm chí còn ghét ông nữa. Bà tôi vốn luôn không thích người Mỹ, đặc biệt là lính Mỹ. Lúc về già bà vẫn không bao giờ đồng ý tham dự bất kỳ một buổi hòa giải nào. Thiết nghĩ nếu bà vẫn sống đến lúc tôi dành được học bổng, không biết bà sẽ phản ứng ra sao nữa. Bà không phải một người sẽ phản đối quyết định của một ai đó nếu nó không ảnh hưởng gì đến bà, nhưng với đứa cháu gái như tôi thì không chắc, lại còn liên quan đến Mỹ nữa.

Nhưng có một chuyện khiến tôi hơi cấn một chút. Trong hai năm đầu sau khi về Mỹ, cứ đều đặn một tháng ông đều sẽ gửi một bức thư đến địa chỉ mà ông nhận được trên bức thư bà tôi gửi lúc còn trong tù nhưng tất cả đều đưa đi mà không có một lời hồi đáp.

Phải rồi, ngay sau khi cho bà tôi chuyển viện đến hải Dương, ông cố đã chuyển hẳn nhà về Hải Dương và sống ở đó đến thời mẹ tôi, còn căn nhà cũ ở Hà Nội thì cũng đã được san bỏ và trở thành công viên thêm vài căn nhà nữa nên địa chỉ đó đã hoàn toàn biến mất, các lá thư gửi không có địa chỉ chắc cũng đã bị tiêu hủy hết rồi.

Và rồi, ngày đó cũng đã tới, ngày tôi quyết định đứa lá thư còn sót lại của bà cho người bạn dở dang năm nào. Đó là một ngày khá đặc biệt với tôi vì vậy tôi đã xin nghỉ và đến gặp ông với tư cách là người thăm nuôi.

Vẫn như mọi ngày, ông vẫn đang tắm nắng và đọc một cuốn sách nào đó, tôi gõ của theo trình tự mọi ngày và nói lời chào của mình:"Good morning. Have you sleep well?(Chào buổi sáng. Ông ngủ ngon chứ?"

Nghe thấy tiếng chào của tôi ông ấy có hơi giật mình khi nghe thấy, có lẽ là bất ngờ khi nghe thấy giọng của nhân viên chăm sóc của mình trong khi đã được thông báo là cô ấy nghỉ một ngày. Nhưng ông vẫn rất lịch sự đáp lời của tôi:"Nice to meet you. and...why did you come to see me today?(Rất vui khi thấy cháu. Ta có thể biết vì sao cháu lại ở đây không?)"

"I want to give you something.(Cháu muốn gửi cho ông một ít đồ)" Vừa nói tôi vừa đến trước ông, lấy từ trong túi lá thư đã ố vàng và đưa đến trước ông lá thư mà bà tôi lúc còn sống không thể đưa được:"I am Thach Thao's niece(Cháu là cháu gái của bà Thạch Thảo)

Nghe thấy cái tên đó, gương mặt ông lộ vẻ bất ngờ, dường như ông không tin vào sự thực, ông không muốn tin rằng người trước mặt mình lại có thân thế như vậy. Xuất hiện chỉ đơn giản là người chăm sóc cuối cùng lại trở thành cháu gái của người mình yêu suốt bao năm qua.

Tôi có thể cảm nhận được sự bất ngờ và có hơi run của ống ấy khi nhận lá thư của bà:"After the last war ended, my great-grandfather moved to another place and old address was also dropped out, so the letters you sent never reached my grandmother.(Sau khi trận chiến 12 ngày đêm kết thúc, ông cố của cháu đã chuyển nhà đi nơi khác và địa chỉ cũ cũng đã bị xóa rồi, vì vậy nhưng lá thư mà ông đã gửi đã không thể gửi đến tay bà cháu được.)"

"When I studied at university, I tried to find information about you or your house. But I couldn't find it. I couldn't return it to you.(Khi cháu còn là sinh viên, cháu đã từng thử tìm hiểu về ông hay gia tộc của ông nhưng đều không được. Cháu đã không thể trao nó đến tay ông sớm hơn.)" Tôi cố gắng giải thích một cách ngắn gọn nhất có thể để ông hiểu mọi chuyện một cách rõ ràng và mạch lạc nhất.

Ông Roland không đọc lá thư ngay, ông ấy mân mê nó, thi thoảng lại nhìn lên tôi. Phải mất một lúc sau ông mới có thể mở miệng một cách thê lương hỏi lại tôi:"Why are you give it to me?(Tại sao lại đưa thứ này cho ông?)"

Nghe thấy câu hỏi này tôi đột nhiên lại cảm thấy ông có hơi tội nghiệp. Tôi không thương hại ông, chỉ là cảm thấy việc ông dùng cả đời chỉ để đợi một người con gái có hơi uổng phí. Người ta vẫn hay nói người phụ nữ đẹp nhất là trong mắt kẻ si tình, hồi trước thì tôi không tin đâu. Dù có yêu đương thì tôi vẫn thấy trong mắt những người từng đồng hành với tôi, tôi vẫn chưa thấy trong mắt họ tôi là người đẹp nhất. Nhưng bây giờ tôi tin rồi, bà tôi trong mắt ông ấy đẹp đến mức bản thân tôi cũng không thể tưởng tượng nổi nữa.

"It is your(Nó là của ông)."Thật lòng thì tôi vốn không biết nên nói sao nữa, tôi chỉ nó thể nói vậy thôi, nó là của ông ấy, lá thư này từ lúc được viết ra thì đã là của ông ấy rồi.

Lúc lá thư được mở ra, bên trong ngoài thư còn có một cây bút máy được khắc tên 'Roland Deearich'. Cây bút này có hơi cũ dù chưa ai dùng qua, chứng tỏ bà đã chuẩn bị lá thư này từ rất lâu rồi.

Về nội dung lá thư thì tôi không được tiết lộ, tôi cũng không hỏi ông ấy, tôi nghĩ vẫn nên để ông ấy tự giữ lại trong lòng thì hơn.

Tầm một tuần sau, khi đang dọn phòng tôi phát hiện trong phòng có một ít tro giấy, viết tích từ mảnh giấy còn sót lại cho thấy đó là lá thư bà gửi. Tôi không hỏi về việc này, tôi nghĩ ông ấy có lý do riêng. Tuy nhiên ông ấy vẫn bị tôi nhắc nhở về việc tự ý sử dụng lửa trong phòng.

Đó cũng là lần đầu tiên tôi trách ông ấy một điều gì đó. Ông Roland là một người có tính kỷ luật cao, ông không phải là người sẽ vi phạm quy định nếu không có lý do riêng. Lúc bị tôi nhắc nhở ông vậy mà lại cười như mong tôi cho qua. Tôi không để bụng, tôi chỉ sợ ông bị thương. Lúc đó thì không chỉ ông và cả viện dưỡng lão này cũng có chuyện đó.

Sau này tôi mới được ông kể lại, từ lần đầu gặp mặt, ông đã thấy trên mặt tôi có nét gì đó rất quen, nhưng không nhận ra là giống ai, hóa ra là giống 'người đẹp' của ông. Nói thật thì tôi cực kỳ tự hào về bộ gen của bà ngoại tôi. Bộ gen này cho tôi một vẻ đẹp cực sang chảnh, nhất là đôi mắt của bà. Từ tấm ảnh thời trẻ, đôi mắt của bà tôi là một đôi mắt phượng khiến cho gương mặt của bà càng thêm nét sang trọng của một tiểu thư đài các. Tính ra đôi mắt này cũng truyền đi được ba thế hệ rồi, quá đỉnh luôn ấy chứ.
_

Cuối năm đó ông bất ngờ gặp một trận nhồi máu cơ tim, tuy không khiến ông ra đi nhưng cũng khiến ông không thể xuống giường được nữa. Ông được người thân đưa đến bệnh viện để chăm sóc, tôi cũng có đến thăm ông vài lần.

Trong những lần tới thăm ông ở bệnh viện, tôi có cơ hội được hiểu rõ hơn về gia đình của ông. Ông không có gia đình nên đã nhận nuôi một đứa trẻ bị mất cha mẹ từ bé trong gia tộc và được đặt tên là Alexander-Alexander Deearich(gọi tắt là Alex). Anh trai này thì không biết gì về thân thế của tôi, anh ta chỉ biết tôi là người chăm sóc ông khi ông ở viện dưỡng lão.

Giáng sinh năm đó ông nhắm mắt lìa đời, kết thúc cuộc đời đầy huy hoàng nhưng cũng rất tội nghiệp vì tình yêu cả đời không thể gặp lại của mình.

Sau khi tang lễ kết thúc, tôi sắp xếp lịch về lại Việt Nam một chuyến để du lịch và báo tin cho bà, báo với bà rằng tôi đã thay bà gặp lại ông Roland và trao được lá thư đến tận tay ông ấy, hoàn thành giúp bà những gì bà chưa thể làm được.

22122023

Lời tác giả: Tui kiệt quệ. Tui cảm thấy là tui không bao giờ có thể viết oneshort một cách nhanh gọn lẹ mà vẫn dài như bình thường được. Nếu oneshort đầu tiên khiến tui bất ngờ vì độ dài của nó thì đây sẽ là cái khiến tui phát hoảng vì sự oằn oại của nó. Nó không dài nhưng mà nó khó và lâu vl. Tui đã không dưới 10 lần có ý định bỏ nó đi rồi đó, nhưng mà nghĩ tiếc của nên không dám vứt. Và thế là bây giờ thì nó hoàn thành rồi. Tui sẽ gọi đây là kỳ tích. Tui đã mất nữa năm để viết hơn 5000 chữ, 5800 chữ trong nữa năm༎ຶ‿༎ຶ

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip