p2 câu 12:THoan TB,chu chuyển Tb,TB CĐinh và TB lđộng

1. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản

a. Tuần hoàn của tư bản

Công thức chung: T - H - T' = T + t. Được thể hiện qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: lưu thông

Nhà tư bản dùng tiền mua tư liệu sản xuất và sức lao động để tiến hành sản xuất:

TLSX

T - H

SLĐ

Giai đoạn 2: tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản sản xuất để tạo ra hàng hóa mới có giá trị lớn hơn giá trị hàng hóa ban đầu mà nhà tư bản đã bỏ tiền ra mua:

SLĐ

H ...SX...H'

TLSX

Giai đoạn 3: giai đoạn lưu thông

Kết thúc giai đoạn 3 tư bản hàng hóa chuyển thành tư bản tiền tệ, nhưng với số tiền lớn hơn số tiền ban đầu mà nhà tư bản đã bỏ ra. Đến đây mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản đã quay trở lại hình thái ban đầu là tiền với số lượng lớn hơn. Quá trình này lại được tiếp tục lặp lại, quá trình đó gọi là tuần hoàn của tư bản. Tổng hợp ba giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp, chúng ta có công thức: H' - T'

Tóm lại: tuần hoàn của tư bản công nghiệp trải qua ba giai đoạn là tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa, đồng thời thực hiện ba chức năng để rồi quay trở lại hình thái ban đầu, với giá trị được tăng lên.

b. Chu chuyển của tư bản.

Tuần hoàn của tư bản được lắp đi lắp lại có định kỳ được gọi là chu chuyển của tư bản. Thời gian chu chuyển, bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Thời gian sản xuất, là bao gồm cả công đoạn người lao động tiến hành sản xuất và cả thời gian chuẩn bị điều kiện cho sản xuất như dự trữ nguyên vật liệu. Thời gian lưu thông bao gồm: thời gian mua nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị và thời gian bán sản phẩm. Thời gian chu chuyển một vòng của tư bản dài hay ngắn là tùy thuộc vào ngành đầu tư. Nếu tốc độ chu chuyển nhanh, sẽ thu được giá trị thặng dư lớn.

Trong chu chuyển của tư bản, các bộ phận tư bản sản xuất chuyển giá trị vào sản phẩm theo những cách thưc khác nhau. Vì vậy, người ta chia tư bản ra thành tư bản cố định và tư bản lưu động

Tư bản cố định: là bộ phận của tư bản sản xuất được chuyển dần từng phần một vào trong sản phẩm mới như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, trong đó, có hai loại hao mòn tư bản cố định là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

Hao mòn hữu hình là hao mòn vật chất sau một thời gian sử dụng, cũng như hao mòn do máy móc bị gỉ sét, hỏng hóc sau một thời gian sử dụng; nhà xưởng xuống cấp do mưa nắng. Hao mòn vô hình: là hao mòn thuần túy về giá trị do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm cho máy móc, thiết bị giảm giá trị trong khi giá trị sử dụng vẫn không đổi. Để giảm bớt hao mòn vô hình, các nhà tư bản thường tìm cách kéo dài thời gian sử dụng máy móc, thiết bị trong ngày như làm 3 ca một ngày, hoặc tăng cường độ lao động, để rút ngắn thời gian khấu hao, nhanh chóng đổi mới máy móc, thiết bị.

Tư bản lưu động: là một bộ phận của tư bản sản xuất, khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển ngay một lần và toàn bộ vào trong sản phẩm mới như: nguyên nhiên vật liệu và tiền công lao động. Tư bản lưu động có tốc độ chu chuyển nhanh hơn so với tư bản cố định, trong một năm tư bản lưu động có thể quay được nhiều vòng. Việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động sẽ góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn tư bản, tiết kiệm tư bản ứng trước, đồng thời tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động chỉ diễn ra đối với tư bản sản xuất, căn cứ tính chất chuyển giá trị vào trong sản phẩm mới. Tư bản cố định chuyển giá trị dần dần, từng phần một vào trong sản phẩm mới; tư bản lưu động chuyển giá trị ngay một lần và toàn bộ vào trong sản phẩm mới sau quá trình sản xuất. Sự phân chia này giúp cho chúng ta thấy được quá trình chuyển giá trị của tư bản cố định và tư bản lưu động vào trong sản phẩm mới như thế nào, đồng thời có căn cứ để xác định chi phí sản xuất.

Căn cứ phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động khác với phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến. Việc phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến là căn cứ vào vai trò của các bộ phận này trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, qua đó vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do tư bản khả biến tạo ra.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: