phan 2
1. Đặc điểm
Giao thông đường thuỷ có sức chở lớn, giá thành thấp
Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như mưa gió, thủy triều..
Giá thành xây dựng bến cảng và mua sắm phương tiện vận chuyển lớn.
3.1. Cảng sông :
Cảng sông xây dựng ven theo bờ sông nhằm thục thi việc vân chuyển liên vận đường thủy và đường bộ, bốc dỡ hàng lên xe, lên thuyền, vận chuyển hành khách, là nơi tập trung, phân tán và vận tải trong sông, cũng là đầu mối của vận tải thủy và đường bộ
a. Cảng ven theo bờ:
+ Đơn giản, khối lượng công trình nhỏ, thuận tiện
+ Chiếm nhiều chiều dài bờ, phân tán, khó quản lý
b.Cảng có kênh đào dẫn
+ An toàn cho tàu thuyền, phân khu gọn gàng hợp lý
+ Chiếm nhiều diện tích đất, đầu tư lớn, phụ thuộc vào đặc điểm nhánh sông
3.2. Cảng biển :
Gồm khu vực cảng biển, nhà ga hành khách, hàng hóa, trang thiết bị bốc dỡ và vận tải hàng đất xây dựng kho, các thiết bị kỹ thuật, bãi để hàng, khu hành chính quản lý và các công trình phục vụ sửa chữa phương tiện giao thông.
Tùy theo chức năng phục vụ có thể chia thành các loại cảng sau:
Quân cảng: cảng phục vụ cho hạm đội tàu của hải quân
Thương cảng: còn gọi là cảng tổng hợp,chủ yếu để bốc xếp,vận chuyển hàng hoá và hành khách
Cảng chuyên dụng: Phục vụ cho việc đánh bắt thủy hải sản, sửa chữa tàu thuyền..
Cảng trú ẩn:Phục vụ cho các loai tàu hàng hành khách để tránh gió bão.
III.1. Đặc điểm
-Tốc độ nhanh, cự ly vận chuyển lớn nhưng giá thành vận chuyển cao, gây nhiều tiếng ồn.
- Chiếm nhiều diện tích đất, trang thiết bị kỹ thuật phức tạp, vốn đầu tư ban đầu lớn.
3. 1 Các yêu cầu về bố trí khu công nghiệp
-Khu công nghiệp nên bố trí cách ly khu dân cư, khoảng cách ly đó phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Địa hình đất đai và yêu cầu về diện tích
+ Mức độ độc hại khu công nghiệp
+ Quy mô của khu công nghiệp
+ Khả năng tổ chức giao thông công cộng giữa khu công nghiệp và khu dân dụng
Đảm bảo đủ diện tích để xây dựng các công trình trước mắt cũng như mở rộng sau này.
Đảm bảo gần nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất và liên hệ thuận tiện với nơi tiêu thụ sản phẩm. Nhằm giảm chi phí vận chuyển để hạ giá thành sản phẩm, hợp lí hóa sử dụng vốn đầu tư xây dựng
Gần nơi ở của công nhân, đảm bảo thời gian đi làm dưới 45 phút
Đảm bảo các điều kiện cấp điện, nước, hơi nước, khí đốt ... cho các xí nghiệp, KCN sản xuất liên tục. Xử lí và thoát nước bẩn tuyệt đối an toàn cho môi trường
Đảm bảo các điều kiện khí hậu, địa chất thủy văn cho xây dựng. Mặt đất có độ dốc từ 0,3 - 3%, trong điều kiện tuyển khoáng cho phép đến 10%.
Đảm bảo các điều kiện liên hệ thuận tiện với các đầu mối giao thông của đô thị
Cần tránh bố trí khu công nghiệp ở những vùng đất có giá trị cao về sản xuất nông nghiệp, du lịch, nghỉ mát...
Chú ý bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hóa.
3. 2 Các hình thức bố trí KCN trong đô thị
Bố trí khu công nghiệp về 1 phía so với khu dân cư:
-Thuận lợi về mặy vệ sinh vì có thể tập trung KCN cuối hướng gió ;phù hợp với đô thị nhỏ và trung bình vì giừa khu dân dụng và KCN không bị chồng chéo lên nhau;Nhưng không phù hợp với các đô thị lớn vì sẽ gây nên mật độ giao thông qúa cao.
Bố trí khu công nghiệp phát triển song song khu dân dụng :-Đảm bảo yêu cầu vệ sinh ; giảm khoảng cách đi lại của công nhân
Bố trí khu công nghiệp xen kẽ với khu dân dụng và phát triển xen kẽ theo nhiều hướng.
Ap dụng cho các đô thị có nhiều loại XN công nghiệp khác nhau, có quy mô lớn vì tránh căng thẳng cề mặt giao thông nhưng dễ gây ô nhiễm cho đô thị.
4. 2.Các yêu cầu về bố trí nội bộ của khu công nghiệp:
-Diện tích chung của khu công nghiệp không nên quá lớn gây khó khăn trong việc giải quyết vấn đề giao thông cung cấp năng lượng ... nhưng trái lại cũng không nên quá nhỏ thì gây lãng phí trong việc khai thác các cơ sở kỹ thuật hạ tầng.
Quy mô thường 40 đến 300 ha cho mỗi khu công nghiệp .
Về bố trí nội bộ khu công nghiệp cần chú ý các vấn đề sau:
-Anh hưởng có hại lẫn nhau giữa các xí nghiệp ( về mặt ô nhiễm) nhưng đồng thời cũng quan tâm đến sự hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp để giảm bớt khối lượng giao thông
-Tách riêng luồng hàng với luồng công nhân
Tùy từng loại xn và mức độ độc hại người ta có thể bố trí các xn thành nhiều dãy, xn càng ít độc hại được bố trí gần khu dân cư hơn
-giữa các xí nghiệp hoặc giữa khu công nghiệp với khu dân dụng cần được cách ly bằng cách trồng các loại cây cao có nhiều lá để ngăn cản bớt bụi và tiếng ồn, không nên bố trí công trình phục vụ công cộng nhà ở trong khu cây xanh cách ly trừ một số công trình như gara ô tô, kho tàng, bến xe, trạm cứu hỏa, nhưng các công trình này không chiếm quá 50% diện tích khu cây xanh cách ly.
I. Các khu chức năng
1 . Đất ở đô thị :
là đất xây dựng các công trình nhà ở các loại, Các khu nhà ở, các đơn vị ở là những đơn vị chức năng chính của khu dân dụng. Việc tổ chức hợp lí ở khu đô thị có ý nghĩa quyết định đến đời sống của nhân dân đô thị, đến môi trường và khung cảnh sống ở đô
2. Đất xây dựng các công trình công cộng
Đất xây dựng các công trình công cộng trong khu dân dụng là những khu đất dành riêng cho các công trình dịch vụ công cộng về các mặt văn hóa, chính trị, hành chính, xã hội... phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày ở khu dân dụng, xây dựng tập trung hoặc phân tán trong khu dân dụng tùy theo yêu cầu và chức năng dịch vụ.
3. Mạng lưới đường và quảng trường
Đường trong khu dân dụng là mạng lưới giao thông nối liền các bộ phận chức năng với nhau thành một thể thống nhất. Đường trong khu dân dụng cũng là ranh giới cụ thể phân chia các khu đất trong khu dân dụng thành các đơn vị ở, các khu ở và các khu công cộng
4. Đất cây xanh
Trong khu dân dụng có hệ thống cây xanh vườn hoa công viên nhằm phục vụ cho vấn đề vui chơi giải tri thể thao thể dục của trẻ em và người lớn, chúng được bố trí trong các khu nhà ở, các đơn vị ở. Khu cây xanh này thường được tổ chức gắn liền với hệ thống trường học và câu lạc bộ trong các đơn vị ở.
3 . Nguyên tắc bố trí nhà ở trong đơn vị ở :
a) Phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình tạo điều kiện tốt nhất cho môi trường:
- Nhà ở đặt theo hướng có lợi nhất về gió, nắng
b) Khoảng cách giữa các ngôi nhà đảm bảo yêu cầu thông thoáng và phòng hoả:
I. HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRONG ĐÔ THỊ
1. Ý nghĩa và chức năng
Công trình công cộng trong đô thị bao gồm các cơ quan hành chính, chính trị để điều hành và quản lý các hoạt động xã hội, các công trình phục vụ giáo dục đào tạo, cung cấo các dịch vụ, chăm sóc sức khoẻ và các hoạt động văn hóa tinh thần, thể thao du lịch của người dân.
Xã hội càng phát triển thì hệ thống các công trình công cộng đô thị càng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội. Mặt khác sự tạo lập và tổ chức các mối quan hệ xã hội của con người, số lượng và chất lượng phục vụ cũng như quy hoạch và xây dựng các công trình công cộng trong đô thị có ảnh hưởng đến sự phát triển các điều kiện sống, sinh hoạt của con nguời.
Chức năng chủ yếu của các công trình công cộng đô thị:
Đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội, tạo ra sự hài hoà, cân bằng và thống nhất giữa các hoạt động trong xã hội của con người.
Đáp ứng những yêu cầu về vật chất và tinh thần của dân cư đô thị, tạo điều kiện tái tạo sức lao động và phát triển nhân cách toàn diện của con người
Đáp ứng nhu cầu việc làm của một phần lớn lao động trong đô thị
Tăng thêm vẻ dẹp thẩm mỹ kiến trúc, tổ chức không gian đô thị, làm cho hình khối, bộ mặt kiến trúc đô thị đa dạng và phong phú.
2. Phân loại các công trình công cộng đô thị
a) Các công trình hành chính - chính trị: các cơ quan hành chính của trung ương và địa phương (UBND), các cơ quan an ninh, pháp chế, các cơ quan chính trị, tổ chức quần chúng.
b) Các công trình giáo dục đào tạo: nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông, đại học, trung tâm dạy nghề...
c) Các công trình văn hóa: nhà văn hóa, CLB thư viện nhân dân, rạp chiếu bóng, nhà hát, phòng triểm lãm...
d) Các công trình thương nghiệp: các cửa hàng bách hóa, cửa hàng lương thực, ăn uống...
e) Các công trình thể thao: nhà thi đấu sân bãi, bể bơi...
f) Các công trình y tế, bảo vệ sức khoẻ: bệnh viện, phòng khám, nhà an dưỡng, quầy thuốc...
g) Các công trình nghỉ ngơi du lịch: trung tâm du lịch, khách sạn, bãi tắm...
h) Các công trình dịch vụ: tiệm uốn tóc, may đo, giặt ủi...
i) Các công trình thông tin liên lạc: bưu điện, trạm điện thoại công cộng, quầy báo, trạm phát thanh truyền hình...
j) Các công trình tài chính tín dụng: ngân hàng, quỹ tiết kiệm, phòng bảo hiểm, trung tâm xổ số...
3. Những nguyên tắc bố trí công trình công cộng trong đô thị
Các công trình có ý nghĩa chính trị và hành chính nên bố trí ở khu đất có địa hình thuận lợi trong các trung tâm
Những công trình thương mại dịch vụ nên bố trí phân tán trên các đường phố chính, các đường phố trực tiếp với các khu nhà ở và tiêu khu
Những công trình có chức năng đặc biệt: y tế, giáo dục thể thao vui chơi giải trí cần bố trí trên những khu đất riêng có chú ý đến cách ly vệ sinh
Trong các khu trung tâm thành phố có quy mô lớn cần có những không gian dành riêng cho người đi bộ, trong đó bố trí các vườn hoa nhỏ hay các chỗ nghỉ ngơi.
Các công trình nhà trẻ, trường học, bệnh viện... không bố trí tiếp giáp các trục đường cấp đô thị trở lên, đảm bảo có đủ diện tích sân, vườn, cây xanh và chỗ đỗ xe;
Giao thông vận chuyển hàng hoá cho trung tâm phải tách riêng với giao thông công cộng, với xe tư nhân và dòng người đi bộ đến trung tâm
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip