[Tiết Hiểu] "Sát nhân bất kiến huyết"
"Sát nhân bất kiến huyết, kiến huyết phi anh hùng."
"Trên đời dĩ nhiên chưa có kẻ nào chỉ giết người mà thành anh hùng, nhưng cũng hiếm có tay anh hùng nào không giết người. Điểm khác nhau không ở có hay không, mà ở chỗ thông minh hay ngu xuẩn."
-Binh pháp Tôn Tử
Với quan điểm tài năng đi trước mà tôi đặc biệt yêu thích một nhân vật khi anh ta sở hữu tài năng và bản lĩnh hơn người. Fandom này từng chứng kiến rất nhiều kẻ nhân danh đạo đức đấu võ mồm rằng: "Có tài mà không có đức thì blah blah..." rồi bắt đầu trích dẫn câu nói của danh nhân. Nhưng khoan đợi đã, không ai hạ thấp giá trị đạo đức ở đây, cũng không ai nói Tiết Dương là thánh thiện. Mà họ chính xác là nói hắn có một quá khứ dẫn đến cái ác của hiện tại, và điều đó không hề triệt tiêu chuyện ai cũng thừa nhận chính là Tiết Dương vô cùng ác. Vậy mà cho đến bây giờ tôi vẫn không lý giải được tại sao việc nhìn nhận một nhân vật ở đủ khía cạnh lại là "tẩy trắng". Tẩy trắng là gì, tức là phủi sạch tất cả tội lỗi của anh ta để nhân vật trở nên vô tội. Nhưng fandom này có ai là dám nói Tiết Dương vô tội, và chưa từng có ai nói luôn. Chỉ vì sợ hãi quá khứ của một đứa bé bị hủy hoại nhân cách mà trở thành ác ma, có một đám cặn bã mới phải vội vàng dùng hai chữ "tẩy trắng" mà quên luôn định nghĩa của nó =] Sự ngu dốt đốt sạch tư duy của đám cô hồn mua đạo đức giả bán năm xu ngoài chợ vẫn cứ là ruồi bu như thế.
Quay lại với vấn đề tài năng và đạo đức. Trước hết phải nói người yêu thích Tiết Dương cũng chia làm dăm ba loại. Đại đa số là yêu thích mặt đáng yêu (mà với tôi chỉ chiếm 20% về con người Tiết Dương) và thương cảm cho quá khứ của nhân vật. Còn lẻ tẻ những fan khác có thể là vì thứ chấp niệm điên cuồng mà được tôn thành tình thánh, hoặc đơn giản vì một tên tội phạm luôn có sức quyến rũ riêng theo mội cách nào đó. Còn với tôi, một cá thể vượt trội chính là bậc thiếu niên kỳ tài, xoay chuyển được vận mệnh và số phận của chính mình, là những kẻ dám lội ngược dòng mang ý chí sắt đá đủ để biến cái không thể thành có thể. Trường hợp này là cả Hiểu Tinh Trần và Tiết Dương. Với Hiểu Tinh Trần, tôi không phải yêu thích anh ta ở sự bao dung đức độ hay nhân từ chính khí, mà chính là ở bản lĩnh xuất chúng, tài năng và tư tưởng mới mẻ đã cởi bỏ dần sức nặng đạo giáo phong kiến của anh (Những bài trước đã phân tích điểm này của Hiểu Hiểu, ai hứng thú có thể xem lại.) Vậy còn Tiết Dương, sự "xuất chúng" đó còn đáng nói hơn khi xuất phát điểm của nhân vật này thậm chí chỉ nằm ở số âm.
Không thân thích, không gia đình. Một motip hoàn cảnh rất quen thuộc của vài nhân vật gây tranh cãi trong Ma đạo tổ sư. Điều đó sẽ chẳng là gì nếu như Tiết Dương còn xui xẻo hơn khi ăn một quả đắng ngay từ nhỏ dẫn đến nhân cách bị phá hủy từ rất sớm. Thế nhưng cái quan trọng ở đây là trong tất cả những nhân vật thuộc team "không gia đình" đó, thì Tiết Dương lại là đứa trẻ duy nhất không có sự liên kết nào với tu chân giới trừ kẻ thù của anh ta - Thường Từ An. Vậy điều gì đã khiến cho một đứa trẻ cơ nhỡ không nơi nương tựa, không người đỡ đầu và dẫn dắt chọn theo con đường tu ma, để trong tám năm đã lột xác trở thành lưu manh với khả năng sử dụng tà thuật đủ khiến cho Kim Quang Dao phải chú ý tới? Tất nhiên phần nhiều động lực là đến từ thù hận, nhưng đâu phải cứ thù hận là con người sẽ trở nên giỏi giang hơn. Bằng chứng là những tên tội phạm hạng bét đi trả thù vặt được đám antifan ngu xuẩn đem ra so sánh với Tiết Dương vẫn cứ nhan nhản đấy, nhưng loại tội phạm cổ cồn trắng thái nhân cách hơn hẳn chúng ta vài cái đầu thì xin lỗi đi =] chạm vào họ đã là khó nói gì đến bắt được (vậy nên hy vọng antifan lần sau học lại phép so sánh cho cẩn thận rồi hãy so.) Trong tâm lý học vẫn thường nhắc đến những kẻ thái nhân cách như những người có vẻ ngoài rất lịch thiệp sáng sủa, địa vị cao trong xã hội và thường đạt được nhiều thành công. Điều này phần nào có thể giải thích do bọn họ không có lương tri cũng như cảm giác tội lỗi nên việc giẫm đạp lên kẻ khác để đạt được mục đích là chuyện khá đơn giản. Tất nhiên không phải tất cả những kẻ thái nhân cách đều giỏi giang và thành công, nhưng trong giới kinh doanh và chính trị thì lại rất dễ thấy. Nhưng mà khoan =] Tiết Dương cũng không phải thái nhân cách đâu mặc dù tôi cũng muốn thế lắm, thái nhân cách tiêu chuẩn trong Ma đạo tổ sư là Nhiếp nhị đại boss cơ. Bởi vì sao? Vì thái nhân cách là bẩm sinh mà có chứ không phải do hoàn cảnh tạo ra. (Chuyện thái nhân cách là bẩm sinh hay hoàn cảnh cũng có tranh cãi, nhưng tôi nghiêng về phía bẩm sinh hơn. Ai hứng thú có thể tự đi tìm hiểu riêng.)
Vậy Tiết Dương rốt cuộc phải xếp vào loại gì? Không phải bẩm sinh là một psychopath, trải qua một tổn thương sâu sắc ở độ tuổi hình thành nhân cách, kết quả tạo nên một tên tội phạm vô lương tâm có một không hai gây bao nhiêu tranh cãi. Trong nguyên tác, Ngụy Vô Tiện cũng phải thừa nhận Tiết Dương lúc nhỏ không ngờ lại là một đứa trẻ không có tâm cơ và nhẹ dạ dễ tin người. Vậy nên tôi sẽ không nói cái ác của nhân vật này là bẩm sinh, thế nhưng tương tự cũng phải nói, không phải ai trải qua tổn thương và biến cố cũng chọn con đường hắc hóa. Chúng ta luôn khác nhau tận khi chúng ta còn là những đứa trẻ, vì trong bản chất chúng ta sẵn có những hạt mầm riêng sẽ nảy nở nếu gặp hoàn cảnh phù hợp. Tiết Dương không có bản chất và hạt mầm tội phạm, nhưng lại có một loại cố chấp bẩm sinh, điều mà sau này khi đã lớn vẫn tiếp tục tái diễn. Trong Thảo Mộc của Ma đạo tổ sư khi Tiết Dương kể về quá khứ của mình, đoạn bị Thường Từ An lừa đi chạy việc và hứa sẽ cho một dĩa bánh ngọt. Thật ra khi đọc đến đây cái khiến tôi chú ý không phải sự đáng thương của đứa trẻ, mà là sự cố chấp rất đối nghịch với vẻ ngoài của nó. Nếu là một đứa trẻ bình thường khác mà ăn một cái tát rồi hất ra ngoài đường chắc chẳng bao lâu sẽ biết đường cuốn xéo. Đằng này Tiết Dương bảy tuổi đó lại kiên trì chịu đòn vẫn hỏi dĩa bánh của nó đâu. Ngay vào lúc mà người ta cần quan tâm đến nỗi đau thể xác thì đứa trẻ này lại chỉ nhớ đến lời hứa của gã đàn ông kia. Niềm tin của nó mạnh mẽ đến nỗi nó từ chối đối mặt với thực tế để giữ chặt lấy điều nó tin tưởng. Bạn có thể đã lướt qua đoạn đó, có thể cảm thấy chi tiết này không đặc biệt, nhưng nó thể hiện rất rõ bản chất của Tiết Dương. Chính là loại người nghiêm túc đặt cược tất cả mọi thứ vào những gì mà anh ta tin tưởng.
Trong trường hợp này, với một đứa trẻ đã kinh qua sự cay nghiệt bất công của cuộc đời, tận mắt chứng kiến kẻ thuộc tiên môn gia tộc gây ra chuyện bất nhân mà không có một ai vì nó đứng ra đòi công đạo, thì đương nhiên thứ mà nó sống chết đặt niềm tin cũng chính là sự bất công dơ bẩn của thế giới mà nó đang sống. Kể từ đây những quan điểm về cuộc đời vô cùng lạnh lùng nhưng chính xác một cách cực đoan của Tiết Dương đã được xây dựng. Trong phiên ngoại Ác hữu Tiết Dương đã nói trên đời luôn có những chuyện vô duyên vô cớ mà xảy ra, là tai bay vạ gió. Hay khi đáp trả câu chất vấn của Hiểu Tinh Trần về món nợ ngón tay và năm mươi mạng người, Tiết Dương rất thản nhiên tuyên bố: "...Ngón tay trên người mình, mạng là của kẻ khác. Năm mươi mạng người cũng đâu đổi về được một ngón tay của ta."
Bạn có thể nói anh ta tàn nhẫn, nhưng không thể phủ nhận lời của anh ta rất đúng. =]
Và cùng với những chi tiết nhỏ khác như sự chuyên tâm kỳ lạ của Tiết Dương khi nhắc đến ma tu, hay nhiều năm trấn thủ thành hoang bên xác Hiểu Tinh Trần, phẫn trang thành một người đã khuất mà diễn đi diễn lại vở kịch về anh ta... Loại cố chấp khủng khiếp chỉ thuộc về loại người có mặt trăng hoặc mặt trời Thiên Yết đó khiến những kẻ chỉ cần sống bình an qua ngày là được rồi phải thấy gai người sợ hãi (Ấn tượng đầu tiên của tôi về Tiết Dương là sợ, chứ không phải yêu thích, ban đầu là yêu thích Hiểu Tinh Trần cơ =]) Và như một hệ quả tất yếu, một người bẩm sinh đã có thứ ý chí sắt thép và chấp niệm điên cuồng bạo liệt cỡ ấy, chuyện anh ta muốn đạt được điều gì đó dường như không còn là trở ngại.
Vì mất niềm tin vào chính đạo mà chọn ma tu, cũng tại ma tu mà nổi bật lên giữa muôn vàn tu sĩ nửa mùa học đòi theo Di Lăng lão tổ, một mình Tiết Dương là tu sĩ ma đạo trẻ tuổi nhất đủ khả năng phục hồi Âm Hổ Phù mà được ngồi vào cái ghế khách khanh từ rất sớm. Dù ai nói gì đi chăng nữa cũng không thể phủ nhận được tài năng của Tiết Dương, không chỉ tài năng mà còn thâm độc, sống vào cái thời buổi tu chân hỗn tạp đó vẫn khiến người khác ghê sợ khi nhắc đến tên mình ở cái tuổi quá trẻ. Nhân thế ban cho anh ta một tấn bi kịch, vậy có người xem bi kịch như một chấn thương để rồi cả đời không thể ngóc đầu dậy, còn anh ta xem bi kịch là động lực để xoay chuyển số phận. Để có một ngày người trong tu chân giới phải nhìn nhận Tiết Dương cái thằng nhóc vô danh tiểu tốt bị chà đạp năm ấy đã tự mình bước vào tiên môn bằng thực lực của nó, và thậm chí nắm trong tay quyền sinh sát biết bao nhiêu mạng người. Kiếm thuật không được trui rèn từ nhỏ vẫn đủ sức cầm cự với những tu sĩ đầy danh vọng của huyền môn, đầu óc bắt buộc phải nhạy bén hơn người mà nắm bắt thời cơ đoạt lấy phần thắng. Dã tâm và tài năng hòa làm một, còn là một tên phản diện khôn ngoan không tự mãn khi vào cuộc đấu. Ở mọi trận đối đầu Tiết Dương luôn nhìn nhận rất rõ thực lực của mình và đối phương, tự nhận không bằng Di Lăng lão tổ, cũng biết rõ hung thi mình luyện không thể so được với tổ nghiệp ma đạo,... Những điểm đó kết hợp lại tạo thành một boss phản diện đủ đáng sợ để chặn đầu phó bản. Sắc bén tới nỗi một đứa trẻ cũng không khiến anh ta tin tưởng, một câu nói lén sau lưng lập tức nghe ra. (Tam đại cung hẳn phải có sự kết hợp ma quỷ giữa Xử Nữ và Thiên Yết...)
Còn nói về đạo đức ấy à. Nhân danh đạo đức, không có nghĩa là bạn có đạo đức. Trương Ái Linh từng nói: "Chính vì thấu hiểu, cho nên từ bi." Người yêu thích Tiết Dương bên Trung con số đã lên 2 vạn 3, và 2 vạn 3 con người đó không phải là tam quan vặn vẹo bởi bọn họ vẫn sống cuộc sống yên ổn như những công dân bình thường. Họ yêu thích nhân vật bằng muôn vàn lý do riêng của họ, và vì lý do đó mà họ thấu hiểu và bao dung cho nhân vật phản diện này. Suy cho cùng chỉ có kẻ đê hèn mới phải đem tâm sức ra dành cho việc ghét bỏ một nhân vật không hề có thật. Ai cũng có quyền yêu ghét, đương nhiên việc ghét Tiết Dương cũng hết sức bình thường. Nhưng đến khi nó trở thành chuyện để khiến con người ta cúi đầu làm trò cắt ghép cap hay chui rúc vào một nơi không đón chào họ, tự nuốt sĩ diện để canh chừng xem những người yêu thích nhân vật đó có động tĩnh gì hay không, thì hỡi ôi, đạo đức còn không có còn đòi nhân danh ai. =]
Với những kẻ so sánh Tiết Dương với Ngụy Vô Tiện hay đòi ném Tiết Dương xuống Loạn Táng Cương thử cảm giác giống Tiện xem sao thì tôi nói thế này: "Trước hết ném cái mõm chó của các bạn xuống Loạn Táng Cương rồi nằm ra đường cho xe cán gãy tay đi. Để chính mình chịu đựng nỗi khổ của cả hai nhân vật rồi hãy đứng ra lên tiếng cho nó công bằng." =] Rác rưởi thì không nói được tiếng người mà. Nỗi khổ có là cái gì đáng để tự hào mà đem ra so sánh? Một người lãnh kiếp nạn lúc bảy tuổi, một người là tuổi thiếu niên, mức độ khác nhau, giai đoạn nhân cách được hình thành cũng khác. Sao không so cái đầu các bạn với đầu gối của tôi cho nó ít khập khiễng đi? =] Ngu dốt quả nhiên là một cái bệnh.
Tôi thà yêu thích một người tài năng bị tước đi đạo đức, còn hơn đứng cùng hàng với những kẻ đã bất tài mà đến nửa chữ đức còn viết không xong.
Còn cái câu mở đầu "Sát nhân bất kiến huyết, kiến huyết phi anh hùng" trên là muốn nói đến một trong những tội ác Tiết Dương đã gây ra, cũng là một trong những mưu kế mà Binh pháp Tôn Tử từng nhắc tới: "Tá đao sát nhân".
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip