ĐẤT NƯỚC-NGUYỄN KHOA ĐIỀM (9 câu đầu)

Mở bài: Giới thiệu về tg+tp + đoạn trích
-thể hiện cảm nhận của NKĐ về đất nước trên bình diện văn hóa phong tục.

(Trích thơ)

THÂN BÀI:
Đthơ mở đầu cho trích đoạn đất nước, trích đoạn này nằm ở phần đầu chương 5 của Trường ca Mặt đường khát vọng đc hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên 1971 viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tận chiếm miền Nam về non sông đất nước về sứ mệnh của thế hệ ms trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược.

Theo tác giả Nguyễn Khoa Điềm đất nc có từ xa xưa, nó đã hình thành tồn tại từ ngàn đời nay " khi ta lớn ....hay kể "

ĐẤT NƯỚC không của riêng ai mà là của chung mọi người, đất nước có từ xa xưa, nó hiện hữu trong những câu truyện cổ tích mẹ thường hay kể. Để rồi đằng sau những câu chuyện ấy là những bài học, những triết lý nhân sinh, những thông điệp ý nghĩa của ông cha ta thuở trước muốn truyền lại cho thế hệ sau. Hơn nữa từ đất nước được viết hoa đã thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng , ngợi ca, thành kính thiêng liêng  đối với đất nước.

Hơn nữa đất nước được cảm nhận từ  những cái gần gũi thân thuộc hêts sức đơn sơ mà bất cứ người VN nào cũng biết, cũng thấy thân thiết và yêu mến. "ĐẤT NƯỚC bắt đầu....bà ăn" câu thơ của NKĐ đã nhắc đến 1 nét đẹp văn hóa của nhân dân ta là tục ăn trầu. Và cũng từ lâu hình ảnh miếng trầu trở lên gần gũi, thân quen trong tiềm thức của mỗi con người bời  "Miếng trầu là đầu câu chuyện" , "cây trầu lên dâu nhà người" . Hơn nữa câu thơ còn nhắc nhớ đến sự tích trầu cau thuở nào khiến cho lòng người rung động trước tình thương yêu cao cả của anh em, của vợ chồng để rồi miếng trầu trở thành tình yêu sự thủy chung, miếng trầu nhỏ mà ý nghĩa thận lớn lao. Tục ăn trầu trở thành 1 nét văn hóa cao đẹp được giữ gìn lưu truyền từ đời này sang đời ̀ khác điều đó góp phần khẳng định sự tồn tại lâu đợt của đất nước.

Không chỉ hình thành từ lâu đời mà đất nước cồn lớn lên trưởng thành và phát triển nhờ ý thức đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nước ta "đất nước lớn lên....giặc".  Hình ảnh câu tre biểu tượng cho khí phách kiến cường lòng quả cảm của nước ta. Hình ảnh đó gợi nhắc về truyền thuyết thánh Gióng đánh giặc ân thuở nào. Nhắc đến truyền thuyết này NKĐ đã nhắc đến cả 1 chặng đường đấu tranh để bảo vệ giữ gìn dựng xây đất nước. Vì thế yêu nc chống giặc ngoại xâm đã trở thành 1truyền thống cao đẹp của nhân dân ta đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết :" Nhân dân ta có 1 lòng nồng nàn trêu nc đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta".

Không chỉ có thế đất nước cồn lớn lên nhờ tình nghĩa thủy chung gắn bó của con người "tóc mẹ........mặn".Búi tóc không chỉ thể hiện nét đẹp truyền thống của người phụ nữ phương đông mà còn là vẻ đẹp thủy chung tiết hạnh của người phụ nữ đã có chồng. Búi tóc ấy là 1 phong tục tập quán lâu đời đến nay vẫn còn hiện hữu.

Đất nước Ko chỉ có trong vẻ đẹp thủy chung của người phụ nữ mà còn có trong tình yêu thương của cha mẹ của vợ chồng. Hơn nữa vẻ đẹp thủy chung của con người được thể hiện qua hình ảnh "gừng cay muối mặn" qua câu thơ " cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn " . Muối muôn đời là mặn, gừng muôn đời là cay tình nghĩa thủy chung của cha mẹ của vợ chồng cũng như chân lí hiển nhiên ấy. Ý thơ của NKĐ gợi ta liên tưởng đến những câu ca dao "tay bưng chén muối đĩa vừng/Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau" , "Em ơi chua ngọt đã từng /Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau ". Như vậy NKĐ đã vận dụng các yếu tố của văn học dân gian 1 cách nhuần nhị và sáng tạo để tăng thêm sức hấp dẫn cho đoạn trích đất nước.

Không dừng lại ở đó đất nước lớn lên trưởng thành còn nhờ sự lao động cần cù  chịu thương chịu khó của nhân dân ta trong qua trình giữ gìn bảo vệ và dựng xây đất nc " cái.  kèo cái cột.......dần sàng". Cái phong tục đặt tên có từ xa xưa,  vì thế trong những lần di dân mở cõi nhân dân ta đã gánh theo tên nước,   tên làng để rồi truyền lại cho con cháu đời sau những cái tên bình dị,  gần gũi như tâm hồn của người dân Việt vậy.

Cùng với phong tục đặt tên NKĐ cũng đã gợi lại cả 1 nền văn minh lúa nước qua hình ảnh "hạt gạo". Đã từ lâu hạt lúa, hạt gạo đã trở thành ngọc mễ, là quốc thực của đất nước ta. Thế nhưng để làm ra 1 hạt gạo ấy không phải là một điều dễ dàng phải trải qua " một nắng hai sương", phải trải qua các công đoạn "say, giã, dần, sàng" thì mới có được vì thế mỗi chúng ta phải nâng niu phải trân quý thành quả lao động của nhân dân. Như vậy đất nước trong cảm nhận của NKĐ thật gần gũi bình dị đến nhường nào nó gắn liền với cả 1 nền văn hóa phong tục tập quán của cha ông ta vì thế tác giả khẳng định " Đất Nước có từ ngày đó.."

           Những cảm nhận mới mẻ của NKĐ về đất nước được thể hiện trong một hình thức nghệ thuật độc đáo.  thể thơ tự do ngôn ngữ bình dị giàu hình ảnh và ý nghĩa đặc biệt là từ đất nước được viết hoa đã thể hiện tình yêu quý, tự hào thành kính của tác giả về đất nước mình. Giọng điệu trữ tình chính luận sâu lắng thiết tha đặc biệt là tác giả vận dụng các chất liệu của văn học dân gian 1 cách nhuần nhị, sáng tạo như truyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao, thành ngữ và các biện pháp tu từ liệt kê đc sử dụng sáng tạo có hiệu quả.

Chỉ bằng 9 câu thơ NKĐ đã đưa người đọc trở về với cội nguồn của văn hóa văn học dân gian, trở về vơi cội nguồn của đất nước. Viết về cảm nhận của mình đối với  đất nước NKĐ gửi gắm tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hào, ngợi ca về đất nước và ẩn trong đó là lời nhắn nhủ đối với thế hệ trẻ hãy biết yêu mến và ý thức được trách nhiệm bổn phận, sức mạnh của mình đối với đất nước. Lời nhắn nhủ  này không mang giọng giáo huấn mà trân thành thiết tha

Kết bài : Tóm lại, đoạn thơ đã thể hiện cảm nhận  của NKĐ về đất nước trên phương diện văn hóa, ở bình diện này đất nc hiện lên thật gần gũi bình dị thân thương đối với mỗi người VN. Qua đoạn thơ em thấy tự hào hơn về đất nước của mình và em hứa sẽ cố gắng họcc tập, rèn luyện thật tốt để  ........ 

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip