So sánh trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý HCCT & CTKLM

Giống nhau: đều là hành vi của doanh nghiệp tiến hành trong hoạt động kinh doanh thông qua năng lực và thủ pháp của mình nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh của mình nhưng chúng không được pháp luật cạnh tranh bảo vệ.
Khác nhau:
* Thủ tục điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh
– Hồ sơ khiếu nại gửi đến Cục Quản lý cạnh tranh hoặc Cục Quản lý cạnh tranh tự điều tra
– Thực hiện Điều tra sơ bộ: ra một trong các quyết định sau:
+ Đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm quy định của Luật cạnh tranh
+ Điều tra chính thức nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật cạnh tranh
– Thực hiện điều tra chính thức
– Báo cáo điều tra
– Hội đồng cạnh tranh xem xét
– Điều tra bổ sung (nếu Hội đồng cạnh tranh thấy cần thiết)
– Hội đồng cạnh tranh xử lý ra 1 trong 2 quyết định:
+ Đình chỉ việc giải quyết vụ việc cạnh tranh
+ Mở phiên điều trần
– Hội đồng cạnh tranh ra quyết định xử lý
– Khiếu nại: gửi đến Hội đồng cạnh tranh
– Hội đồng cạnh tranh giải quyết khiếu nại → có thể yêu cầu xử lý lại
– Khiếu kiện ra tòa án: thẩm quyền thuộc Tòa hành chính cấp tỉnh → phán quyết của Tòa
– Thi hành
* Trình tự giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
– Báo cáo điều tra
– Cục Quản lý cạnh tranh ra quyết định xử lý:
+ Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
+ Giải quyết khiếu nại: Đơn khiếu nại quyết định của Cục quản lý cạnh tranh được gửi cho Bộ trưởng bộ Công thương)
Bộ trưởng bộ Công thương ra quyết định giải quyết khiếu nại
Đương sự có thể khiếu kiện ra Tòa hành chính cấp tỉnh → phán quyết của Tòa
– Thi hành

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: #hoc