Qhệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ

Cần phải khẳng định rằng, mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ là

quan hệ biện chứng. Tính biện chứng của mối quan hệ trên biểu hiện:

Thứ nhất, tính thống nhất giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ. Không có phong

trào cách mạng của quần chúng nhân dân, không có các quá trình kinh tế, chính trị, xã

hội của đông đảo quần chúng nhân dân, thì cũng không thể xuất hiện lãnh tụ. Những cá

nhân ưu tú, những lãnh tụ kiệt xuất là sản phẩm của thời đại, vì vậy, họ sẽ là nhân tố

quan trọng thúc đẩy sự phát triển của phong trào quần chúng.

Thứ hai, quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất trong mục đích và lợi ích của

mình. Sự thống nhất về các mục tiêu của cách mạng, của hành động cách mạng giữa

quần chúng nhân dân và lãnh tụ do chính quan hệ lợi ích quy định. Lợi ích biểu hiện

trên nhiều khía cạnh khác nhau: lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích văn hóa... Quan

hệ lợi ích là cầu nối liền, là nội lực để liên kết các cá nhân cũng như quần chúng nhân

dân và lãnh tụ với nhau thành một khối thống nhất về ý chí và hành động. Lợi ích đó

vận động phát triển tùy thuộc vào thời đại, vào địa vị lịch sử của giai cấp cầm quyền mà

lãnh tụ là đại biểu, phụ thuộc vào khả năng nhận thức và vận dụng để giải quyết mối

quan hệ giữa các cá nhân, các giai cấp và tầng lớp xã hội. Từ đó, có thể thấy rằng, mức

độ thống nhất về lợi ích là cơ sở quy định sự thống nhất về nhận thức và hành động giữa

quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử.

Thứ ba, sự khác biệt giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ biểu hiện trong vai trò

khác nhau của sự tác động đến lịch sử. Tuy cùng đóng vai trò quan trọng đối với tiến

trình phát triển của lịch sử xã hội, nhưng quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự

phát triển, còn lãnh tụ là người định hướng, dẫn dắt phong trào, thúc đẩy sự phát triển

của lịch sử.

Bởi vậy, quan hệ giữa quần chúng nhân dân và vĩ nhân lãnh tụ là biện chứng, vừa

thống nhất vừa khác biệt.

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định vai trò quyết định của quần chúng nhân dân,

đồng thời đánh giá cao vai trò của lãnh tụ.

a) Vai trò của quần chúng nhân dân

Về căn bản, tất cả các nhà triết học trong lịch sử triết học trước Mác đều không

nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong trong tiến trình phát triển của

lịch sử. Về nguồn gốc lý luận, điều đó có nguyên nhân từ quan điểm duy tâm hoặc siêu

hình về xã hội.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo

chân chính ra lịch sử. Bởi vì, mọi lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con người chỉ

được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt động của quần chúng nhân dân. Hơn

nữa, tư tưởng tự nó không làm biến đổi xã hội mà phải thông qua hành động cách mạng,

hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân, để biến lý tưởng, ước mơ thành hiện thực

trong đời sống xã hội.

Vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân được biểu hiện ở ba nội dung.

Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp

sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Con người

muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết, mà những nhu cầu đó chỉ có thể

đáp ứng được thông qua sản xuất. Lực lượng sản xuất cơ bản là đông đảo quần chúng

nhân dân lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Cách mạng khoa

học kỹ thuật hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Song, vai trò của khoa học chỉ có thể phát huy thông qua thực tiễn sản xuất của quần

chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản

xuất xã hội, của thời đại kinh tế tri thức. Điều đó khẳng định rằng, hoạt động sản xuất

của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của

xã hội.

Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.

Lịch sử đã chứng minh rằng, không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là

hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng,

đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng. Trong các cuộc cách mạng

làm chuyển biến xã hội từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội

khác, nhân dân lao động là lực lượng tham gia đông đảo. Cách mạng là ngày hội của

quần chúng, là sự nghiệp của quần chúng. Tất nhiên, suy đến cùng, nguyên nhân của mọi

cuộc cách mạng là bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến mâu thuẫn

với quan hệ sản xuất, nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng

nhân dân. Bởi vậy, nhân dân lao động là chủ thể của các quá trình kinh tế, chính trị, xã

hội, đóng vai trò là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.

Thứ ba, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần.

Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật,

văn học, đồng thời, áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. Những sáng

tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức... của

nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển nền văn hóa tinh

thần của các dân tộc trong mọi thời đại. Hoạt động của quần chúng nhân dân từ trong

thực tiễn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tạo tinh thần trong đời sống xã hội.

Mặt khác, các giá trị văn hóa tinh thần chỉ có thể trường tồn khi được đông đảo quần

chúng nhân dân chấp nhận và truyền bá sâu rộng, trở thành giá trị phổ biến.

Tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh

thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên, tùy

vào điều kiện lịch sử mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân cũng biểu hiện khác

nhau. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện để phát

huy tài năng và trí sáng tạo của mình.

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân

dân, như Nguyễn Trãi đã nói: "Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận

lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết". Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng

định rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, và quan điểm "lấy dân làm gốc"

trở thành tư tưởng thường trực nói lên vai trò sáng tạo ra lịch sử của nhân dân Việt

Nam.

b) Vai trò của lãnh tụ

Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ có nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại trên cơ sở hiểu biết những quy

luật khách quan của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội. Thứ hai, định hướng chiến

lược và hoạch định chương trình hành động cách mạng. Thứ ba, tổ chức lực lượng, giáo

dục thuyết phục quần chúng, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhằm hướng

vào giải quyết những mục tiêu cách mạng đề ra.

Từ nhiệm vụ trên ta thấy lãnh tụ có vai trò to lớn đối với phong trào quần chúng

Lênin viết: "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu

nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu

tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào"1. Đồng thời, chủ nghĩa Mác

- Lênin đòi hỏi phải bài trừ tệ sùng bái cá nhân.

Tệ sùng bái cá nhân, thần thánh hóa cá nhân người lãnh đạo, sẽ dẫn đến tuyệt đối

hóa cá nhân kiệt xuất, vai trò người lãnh đạo mà xem nhẹ vai trò của tập thể lãnh đạo và

của quần chúng nhân dân. Căn bệnh trên dẫn đến hạn chế hoặc tước bỏ quyền làm chủ

của nhân dân, làm cho nhân dân thiếu tin tưởng vào chính bản thân họ, dẫn đến thái độ

phục tùng tiêu cực, mù quáng, không phát huy được tính năng động sáng tạo chủ quan

của mình. Người mắc căn bệnh sùng bái cá nhân thường đặt mình cao hơn tập thể, đứng

ngoài đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Họ không thực hiện đúng

chính sách cán bộ của Đảng, vi phạm nguyên tắc sinh hoạt Đảng, chia rẽ, bè phái, mất

đoàn kết, tạo ra nhiều hiện tượng tiêu cực, đánh mất lòng tin trong cán bộ và nhân dân,

phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Vì thế, các nhà kinh điển của

chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn coi sùng bái cá nhân là một hiện tượng hoàn toàn xa lạ

với bản chất, mục đích, lý tưởng của giai cấp vô sản. Những lãnh tụ vĩ đại của giai cấp

vô sản như C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đều hết sức khiêm tốn, gần gũi

với nhân dân, đề cao vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân, xứng đáng là những

vĩ nhân kiệt xuất mà toàn thể loài người tôn kính và ngưỡng mộ.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: #tuxgame