Quan điểm chủ nghĩa Mác - lênin về chiến tranh

1. Quan điểm chủ nghĩa Mác - lênin về chiến tranh 

a. Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội 

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã kế thừa tư tưởng đó và 

đến khẳng định: Chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử, đó là 

cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước ( hoặc liên minh 

giữa các nước) nhằm đạt mục đích chính trị nhất định. 

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định quan điển trên 

bởi khi nghiên cứu về chiến tranh các ông nhận thấy: Chiến tranh không phải 

xuất hiện cùng với sự xuất hiện con người, trong quá trình phát triển của xã hội 

loài người có những giai đoạn không hề có chiến tranh, chiến tranh chỉ xuất 

hiện ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nó là sản phẩm của lịch sử. 

b. Nguần gốc nảy sinh chiến tranh 

Như vậy nguần gốc chiến tranh là từ chế độ tư hữu và sự đối kháng giai 

cấp, khi nào còn chế độ tư hữu và sự đối kháng giai cấp thì còn có khả năng nổ 

ra chiến tranh; khi nào chế độ tư hữu và sự đối kháng giai cấp mất đi thì chiến 

tranh cũng chấm dứt. Chiến tranh không phải là định mệnh, không phải là hiện 

tượng vĩnh viễn tồn tại cùng  với tồn tại của xã  hội loài người. Muốn xoá bỏ 

chiến tranh phải xoá bỏ nguồn gốc sinh ra nó. 

c. Bản chất chiến tranh 

Theo V.L.Lênin  Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện 

pháp khác cụ thể bằng bạo lực. Vì vậy khi phân tích bản chất của chiến tranh, 

nhất thiết phải có quan điểm chính trị, giai cấp, xem chiến tranh chỉ là một hiện 

tượng lịch sử cụ thể. 

Như vậy chiến tranh chỉ là một thời đoạn, một bộ phận của chính trị. Nói 

cách khác chính trị là mục đích còn chiến tranh là một trong những biện pháp 

để thực hiện mục đích đó. Vì  vậy chiến tranh không làm gián đoạn chính trị, 

ngược lại, mọi chức năng, nhiệm vụ của chính trị đều được tiếp tục thực hiện 

trong chiến tranh. 

  4

Giữa chiến tranh và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó chính 

trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục của chiến tranh, chính trị 

chỉ đạo toàn bộ hoặc phần lớn tiến trình và kết cục của chiến tranh, chính trị quy 

định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu,  hình  thức tiến hành đấu tranh vũ trang. 

Chính trị không chỉ kiểm tra toàn bộ quá trình tác chiến, mà còn sử dụng kết quả 

sau chiến tranh để đề ra những nhiệm vụ, những mục tiêu mới cho giai cấp, xã hội 

trên cơ sở thắng lợi hay thất bại của chiến tranh. 

Ngược lại, chiến tranh là một bộ phận, một phương tiện của chính trị, là 

kết quả phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị. Chiến tranh tác động 

trở lại chính trị theo hai hướng tích  cực hoặc tiêu  cực; hoặc tích cực khâu này 

hoặc tiêu cực ở khâu khác. Chiến tranh có thể làm thay đổi đường lối, chính sách, 

nhiệm vụ cụ thể, thậm chí có thể còn làm thay đổi thành phần của lực lượng lãnh 

đạo chính trị trong các bên  tham  chiến. Chiến tranh tác động lên  chính  trị thông 

qua việc làm thay đổi về chất tình hình xã hội, nó làm phức tạp hoá các mối quan 

hệ và làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn có trong xã hội có đối kháng giai cấp. 

Chiến tranh có thể đẩy nhanh sự chín muồi của cách mạng hoặc làm mất đI tình thế 

cách mạng. Chiến tranh kiểm tra sức sống của toàn bộ chế độ chính trị xã hội. 

Trong thời đại ngày nay mặc dù chiến tranh có những thay đổi về phương 

thức tác chiến, vũ khí trang bị song bản chất chiến tranh vẫn không có gì thay 

đổi, chiến  tranh  vẫn là  sự tếp tục của chính trị của các nhà nước và  giai  cấp 

nhất định. Đường lối chính trị của chủ nghĩa đế quốc và  các  thế lực thù địch 

vẫn luôn chứa đựng nguy cơ chiến tranh, đường lối đó đã quyết định đến mục 

tiêu  chiến tranh, tổ chức biên  chế, phương thức tác chiến, vũ khí trang bị của 

quân đội do chúng quản lý và nuôi dưỡng. 

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: #ffffff