(PHIM) PHẢI SỐNG

Nhắc đến đạo diễn Trương Nghệ Mưu, ta lại nhớ đến vị đạo diễn tài ba của Trung Quốc thời đương đại, nhớ đến những bộ phim võ hiệp nổi tiếp như: Thập Diện Mai Phục, Vô Ảnh,... Nhớ về những bộ phim về số phận người phụ nữ Trung Quốc đương đại, về số phận những con người trong thời Cuộc Cách Mạng Đại Văn Hóa. Có thể nói Trương Nghệ Mưu vô cùng xuất sắc trong thể loại này khi ta cảm thương vô cùng cho những phận đàn bà như Khúc Đậu trong bộ phim cùng tên, như Thu Cúc trong Thu Cúc Đi Kiện hay như Tùng Liên trong Đèn Lồng Đỏ Treo Cao và cả nhiều bộ phim khác,.. Phải Sống cũng là một trong những bộ phim đề tài đó như khác với những bộ phim trên Phải Sống như nét vẽ của cuộc sống Trung Quốc sau cuộc nội chiến giữa đảng Dân Quốc và Đảng Cộng Sản- Có vui có buồn và cũng có những nụ cười chua chát về một thời kì biến động nhất của Trung Hoa.

Phải Sống kể về Phú Quý một công tử xuất thân từ gia đìng giàu có nhưng vì ham mê cờ bạc mà mắt trắng mọi thứ. Từ đây Phú Quý buộc phải mở gánh hát rối đẻ mưu sinh và vô tình bị cuốn vào cuộc nội chiến Trung Quốc. Từ đây cuộc đời Phú Quý bắt đầu mở ra một trang mới và ta cũng dần thấy được những mất mát đau thương của cuộc chiến tranh phi nghĩ, những bất cập trong chính sach sai lầm của thời kì hậu chiến tranh được lật giở dần dần theo mạch của phim và cùng với đó là niềm tin vào cuộc sống, sựấm áp của tình người trong thời kỳ khó khăn được Trương nghệ Mưu khắc họa rõ nét qua từng thước phim để từ đó ta thêm thấu hiểu về hoàn cảnh đáng thương, khốn con người trong xã hội Trung Quốc cận đại đầy nhiễu loạn và biến động.

Đó là nhân vật chính của chúng ta Phú Quý trước năm 50, hắn là một tay công tử giàu có ham mê bài bạc, không lo nghĩ gì đến vơ con, gia đình. Sau khi tán gia bại sản, bi kịch đổ ập vào Phú Quý, vợ con bỏ đi mất, cha hắn lên cơn đau tim mất, mẹ già đau ốm nặng,... buộc hắn phải quay lại bạn hữu trong những ván bài xưa để mươn nợ. Nhưng rồi chúng ta thấy rõ sự bạc bẽo trong tấm lòng con người, người bạn xưa kia còn nói cười với hắn giờ quay ngoắt mặt chỉ giao lại cho hắn bộ rối đã gỉ sét đễ mưu sinh. Phú Quý cay đắng nhưng phải nhận bộ rối mà khi xưa thấy những người chơi rối hát ca trong song bài hắn đã bĩu môi mà chê bai họ, giờ đây lại làm cái nghề mà mình rẻ rúng.

Trước khi Phú Quý bị bắt đi ra chiến trận, ta thấy có một chi tiết ẩn dụ rất hay mà Trương Nghệ Mưu cài cắm vào đó là mũi kiếm đâm xuyên màn hình múa rối cùng với đó là ánh mắt hoảng sợ của Phú Quý và Xuân Sinh. Không cần phải diễn tả quá nhiều chỉ khung cảnh đó thôi đã cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh gây nên, cùng với đó là thái độ kinh hoàng, sợ hãi của người dân Trung Hoa khi chiến tranh nổ ra như thế nào qua ánh mắt của Phú Quý và Xuân Sinh. Họ nhìn mũi kiếm kinh hoàng như thể những gì mà người dân Trung Hoa phải gánh chịu trong cuộc Nội chiến, những người con ra đi, những người cha ngã xuống và có cả những người phụ nữ là người mẹ, người vợ đang trông chờ người ra đi sẽ trở về. Điều đó cho thấy hiện thực khắc nghiệt rằng trong chiến tranh dù có phe nào thắng đi chăng nữa thì so với mọi tổn thất mà nó gây ra chiến thắng huy hoàng cũng trở nên vô nghĩ so với tội ác, so với nỗi đau chiến tranh.

Sau khi Phú Quy bị bắt ra chiến trận. Ta lại được thấy một sự đối lâp trong cảnh phim của Trương Nghệ Mưu. Đó là những cảnh phim giữa chiến trường lạnh giá, giữa sự sống đang tàn dần như ngọn lửa trơ trụi trong đêm thì tình người, sự ham sống lại hiện lên rõ nét. Ta thấy được những con người bị bắt đi lính vật lộn từng ngày cái với chết để sống bằng mọi giá vì trong họ ai cũng muốn về nhà, ai cũng có mục đích để sống. Điều đó thể hiện qua chi tiết: họ phải mặt lại áo của những chiến sĩ đã chết để giữ ấm, họ phải ẩn nấp để thoát khỏi làn mưa đạn, họ động viên bằng mọi giá cũng phải sống, và không kịp tiếc thương khi Lão Quan- người đồng đôi của Phú Quý và Xuân Sinh đã phải hi sinh vì tìm xác người em trai ruột giữa chiến trường. Một lần nữa ta lại thấy tội ác chiến tranh khi Lão Quan ngã xuống mà hai người bạn của ông chỉ kịp kéo xác ông vào góc khuất, đắp vội tấm áo ấm lên xác ông lạnh dần rồi phải vội hèn nhát giơ tay xin hàng để giữ lại mạng sống của mình. Nhờ đó Phú Quý và Xuân Sinh được diễn kịch trong quân đội, ở bản trại ta lại thấy thắp sáng lên ngọn lửa hồng đối lập với tàn tro chiến trường khốc, điều đó báo hiệu cho sự sống đã trở lại và Xuân Sinh cùng Phú Quý đã trở về nhà bình yên.

Khi quay về nhà Phú Quý gặp lại vợ mình là Gia Trân cùng hai đứa con của mình. Anh gặp lại Long Nhị, gã ngày xưa đã thắng bạc anh và chiếm hết gia tài của anh bị tử hình vì tội phản động. Anh vừa mừng vừa lo trong bụng, mừng vì kẻ ác đã bị trừng lo vì chính anh cũng đã từng là một "địa chủ" lúc xưa nên anh vội vàng chạy về kể vợ nghe và trong hai hai vợ chồng phải thủ tiêu hết những quá khứ địa chủ, cùng với đó họ cố chứng minh rằng mình là vô sản không liên can gì đến tên vừa mới chết, Phú Quý còn vội vàng nói từng hát cho quân đội nghe. Ở thời kỳ đó mỗi người ai cũng như nhau khổ cùng khổ, sướng cùng sướng, chính vì thế nếu ai không giao tài sản cho nhân dân sẽ bị liệt kê vào phản động sẽ bị xử phạt rất nặng.


Mạch phim chuyển nhanh đến thời kỳ "Bước tiến đại nhảy vọt" , ờ thời kỳ này dân nhân Trung Hoa phải cùng nhau góp tất cả vật dụng kim loại để nhà nước đúc làm vũ khi. Nhân dân bị vơ vét hết từ chảo nồi xoang đến những vật dụng cần thiết khác kể cả đến những vật dụng tưởng chừng tầm thường như hai viên sắt trên hộp gỗ đượng rối và cả bộ rối của Phú Quý cũng bị lấy đi với lý do" có thể đủ làm hai viên đạn sắt". Với mọi người có lẽ những vật dụng ấy rất bình thường nhưng với Phú Quý những vật dụng ấy chứa rất nhiều kỉ niệm bởi nó gắn liền với thuở cơ hàn của anh, giúp anh sống được qua những khó khăn và là niềm tự hào của anh khi nhờ nó Phú Quý đã diễn, đã hát cho quân đội xem. May mắn thay anh đã giữ được bộ rối, hình ảnh cả nhà cùng cười, cho ta thấy niềm hạnh phúc đơn sơ của con người trong thời "Đại Nhảy Vọt". Nghèo, nhếch nhác. Vui mừng và tự hào vì cái nghèo của mình, vì ai cũng như ai, vì cùng là giai cấp lao động. Từ trẻ em đến người già ai cũng thể hiện cho mình một niềm vui, niềm hạnh phúc nhưng họ không nhận ra sự bất hạnh của mình khi bị bó buộc vào cái chung, không được làm những gì mình muốn, càng không được nói những gì mình nghĩ, tất cả vì cái chung, đó là tình yêu vào Mao Trạch Đông và niềm tin vào chiến thắng Cuộc Đại Nhảy Vọt thời kì này.

Nhưng vì sự giống nhau đó mà Phú Quý lại vô tình hại chết con trai mình, Hữu Khánh. Khi Hữu Khánh còn đang ngủ say, anh đã đánh thức nó dậy thật sớm để đón quận trưởng mới. Hai cha con họ trên đường làng đã có một cuộc trò chuyện ấm áp tình cha con, thể hiện một tình cảm gai đìng gắn bó nhưng lời dạy của Phú Quý với con thì thật đau lòng. Họ như gà con, như ngỗng, như bò – những con vật hiền lành, yếu đuối, không có sức phản kháng và nếu họ ngoan ngoãn, họ sẽ có thịt và há cảo ăn, họ sẽ được sống, lời dạy đó như một đánh giá sắc sảo của Trương Nghê Mưu về cách sống của những con người trong xã hội lúc bấy giờ. Và đáng tiếc thay đó cũng là lần cuối cùng anh nói chuyện với Hữu Khánh, thằng bé bị xe cán chết khi ngủ ở sau góc tường. Cảnh những người dân cản Phú Quý và Gia Trân không cho xem xác thằng bé cũng là một cảnh đắt giá, khi ở thời đại ấy hóa ra người ta lại sợ nỗi buồn. Dù biết cái chết của con trai họ rất đau lòng nhưng những người dân vẫn cố gắng động viên họ vui lên, vẫn cố an ủi họ vượt qua nỗi buồn nhưng đau lòng hơn có lẽ là ta biết được người đụng Hữu Khánh, không ai xa lạ mà là Xuân Sinh- người anh em của Phú Quý ngày xưa. Nỗi đau ấy được ẫn dụ trong cảnh phim rất mộc khi Phụng Hà- con gái lớn của Phú Quý bị câm, lấy đá ném vào chiếc xe đã cán Hữu Khánh làm kính xe vỡ nát như tiếng khóc, tiếng đau vỡ vụn mà không thể thốt lên thành lời. Niềm đau thương câm lặng và tang tóc.

Xuân Sinh giờ đây đã là quận trưởng, giàu có nhưng bi kịch của anh không chỉ là nỗi ân hận vì đụng phải người con trai của ân nhân mình mà còn vì anh bị nghi ngờ là Tư Sản, vợ anh tự vẫn, anh cũng muốn đi theo vợ nên đã lại nhà Phú Quý để tạ lỗi cùng anh cũng như nói lời cuối cùng. Nhưng tại đây ta lại thấy một tình người ấm áp giữa màn đêm u tối, khi Phú Quý và vợ sẵn sang gạt bỏ hết mọi nỗi đau mà Xuân Sinh gây cho gia đình mình, không nhận tiền của anh mà còn khuyên răn anh Phải Sống. Phải cố gắng sống vì mình, vì những lỗi lầm anh đã gây ra mà trân trọng hơn mạng sống của mình. Từ đó bóng Xuân Sinh ngoáy đầu lại nhìn Phú Quý và Gia trân rồi khuất dần, ta chẳng biết anh còn sống hay không, nhưng ta biết ý chí sống của những người nhân dân Trung Quốc họ sống để vượt qua nghịch cảnh, sống để được hạnh phúc.

Nhưng dù tinh thần sống có lớn lao, thì bất hạnh vẫn còn ập đến với gia đình Phú Quý khi Phụng Hà- con gái lớn của anh nay đã lập gia đình với một anh Hồng Vệ Binh qual ời may mối của tỉnh trưởng. Đám cưới của họ diễn ra "Đúng tinh thần Mao Chủ Tịch", khi họ không bày thiên địa, không cúi lạy cha mẹ,mà họ bái lạy bức vẽ Mao Trạch Đông, chụp hình cùng bức vẽ Mao Trạch Đông cùng biểu ngữ cách mạng trên con thuyền cách mạng thể hiện sự sùng kính Mao chủ tịch quá đáng của nhân dân Trung Hoa ngày đó. Và chính sự ngu muôi vô lý đó gây nên cái chết đớn đau của Phụng Hà, cô chết vì mất quá nhiều máu trên bàn sinh chỉ bởi bệnh viện họ đã đuổi những giáo sư, bác sĩ hộ sản giỏi nhất vì bị cho là thành phần phản động mà chỉ giữ lại những người nữ sinh thực tập. Và đau lòng hơn dù Nhị Hỉ chồng của Phụng Hà lợi dụng chức quyền của mình mà đem một bác sĩ giỏi vào bệnh viện thì ông ta lại chết vì bội thực do đói lâu ngày mà giờ mới có thể được ăn no căng. Chính cái chết đau lòng của hai con người ở bệnh viện đã cho ta thấy rõ hơn những hậu quả mà cuộc "Cách Mạng Văn Hóa" đã để lại cho người dân. Những người tốt bị chết vô lý vì nghi ngờ tư sản, những người giỏi không thể phát huy tài năng của mình, từ đó cũng gây ra những bất hạnh đau lòng đơn cử như cái chết của hai người con Phụng Hà và Hữu Khánh .

Trong phim ngoài Phú Quý nhân vật để lại nhiều ấn tượng cho người xem đó là Gia Trân bởi diễn xuất tuyệt vời của Củng Lợi. Cô là cô gái vừa thông mình, hiền lành lại vô cùng hiểu chuyện và thương chồng con, và cũng rất cứng rắn mạnh mẽ khi cần. Đó là một người phụ nữ giao thoa giữa xưa và nay là người phụ nữ bao dung và sự sống mãnh liệt khi không cần Phú Quý cô vẫn tự mình xoay sở nuôi sống cả gia đình.

Cái chết hai người con của Phú Quý như phép ẩn dụ của Trương Nghệ Mưu về hai sự thất bại của " Cuộc Đại Nhảy Vọt" và "Cách Mạng Văn Hóa" trong lịch sử Trung Hoa.Và phép ẩn dụ này thật không ngoa khi số người chết và nạn nhận trong hai cuộc cách mạng tư tưởng này có thể lên đến con số hàng ngàn người, và dù Mao Trạch Đông không xuất hiện trực tiếp trong phim nhưng ta thấy những cải cách sai lầm của ông và sự sùng bái ông cũng đã gây nên những bi kịch không đáng có với người dân Trung Hoa thời điểm đó khi chính trong phim tỉnh trưởng Ngưu một người hết lòng vì cách mạng, hết lòng theo đường lối của Mao Trạch Đông nhưng cũng bị nhưng người dân mù quáng ngày ấy nghi ngờ là tư bản.


Dù phim phản ánh khá chân thực tình hình xảy ra thời đó nhưng không vì thế mà quá đau buồn vì có nhưng tiếng cười nhẹ nhàng đan xe vào các cảnh phim, cùng với đó là cái kết đầy viên mãn của gia đình Phú Quý khi cùng cháu và con rể đi quét dọn mộ cho hai người con của mình, sau đó họ về xếp những con gà con vào chiếc hộp lớn hơn- chiếc hộp đựng rối đã theo Phú Quý suốt quãng đời của mình, như ẩn dụ cho những truyền thống văn hóa sẽ gắn kết mãi và mãi phát triển theo thời gian. Để rồi thật xúc động khi Phú Quý nhắc lại lời dạy năm xưa với Hữu khánh nhưng khác rằng ở đó họ đã không còn bị bó buộc bởi những giá trị tầm thường của cách mạng nữa mà họ có quyền mơ ước to lớn hơn, rộng lớn hơn và tốt đẹp hơn. Có lẽ đó cũng chính là thông điệp lớn lao nhất mà Trương Nghệ Mưu gửi gắm cho người xem, trong một xã hội đầy nhiễu nhương đó thứ mà giúp người nhân dân sống được chính là khát khao sống, là niềm tin vào tương lai lớn lao của họ đều đó thể hiện những giá trị tốt đẹp của nhân dân Trung Quốc thời bấy giờ.


Cùng với cái hay của nội dung phim, chính là sự kết hợp giữa những truyền thống trong nghệ thuật múa rối Trung Quốc cùng âm nhạc của bộ hình nghệ thuật này. Chỉ một khúc nhạc nhưng thể hiện bao nhiêu hình thái thể lương, thảm sầu, buồn bã, vui tươi và an bình, cùng với đó là sự kết hợp của những khoảng lặng đắt giá khiến cho những cảnh trong bộ phim càng trở nên biểu tượng hơn và vượt xa nghĩa thực mà bộ phim truyền tải.

Trương Nghệ Mưu đã thể hiện tài nghệ cua ông qua nhiều bộ phim ăn khách. Nhưng óc thể nói với Phải Sống bộ phim đã mang hết những nét tiêu biểu của Trương Nghệ Mưu lên màn ảnh rộng. Một góc nhìn đầy ẩn ý, một cách làm phim đầy tính nhân văn nhưng cũng đầy chua xót khi phơi bày hết sự thật đau lòng của Trung Quốc qua hai thời kỳ " Đại Nhảy Vọt" và "Cách Mạng Văn Hóa" phải chăng đó cũng là phản ánh một phần của cuộc đời khi mới sinh ra đã bị liệt vào danh sách thành phản Cách Mạng Văn Hóa, để từ đó ông thêm phần nào hiểu được và cảm thông đến nhưng nỗi khổ của con người Trung Hoa khi sống trong thời kì này. Thật không khó hiểu vì sao bộ phim bị cấm chếu ở Trung Quốc nhưng mặc kệ điều đó nó vẫn đạt nhiều giải thưởng lớn và một trong những kiệt tác thời kỳ đầu của vị đạo diễn tài hoa.


P.S biết là đọc ngán vc nên tao chèn một lone hình vào cho đỡ ngán hơn =))))

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip