[16] Bonus
👉🏻 Phần này không phải rumor nka, mình viết linh tinh chút xíu thoii 👈🏻
"🦋Một số câu nói khiến mình thêm quý Kim Jisoo:
⭐️ Nằm đọc sách dưới tán cây thì yên bình thật, nhưng hãy nghĩ tới việc cái cây phải buồn như thế nào khi nhìn thấy chúng ta đang cầm trên tay người bạn của cậu ấy.
=> Nếu hiểu một cách đơn giản, thì chúng ta có thể nghĩ rằng ý Jisoo là giấy sách được làm từ thân cây, vậy nên cây hẳn sẽ buồn khi nhìn thấy đồng loại của mình bị chặt phá. Tuy nhiên, đối với mình, câu nói này còn có một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là đôi khi trong cuộc sống, có những việc chúng ta làm, tưởng chừng rất đẹp, rất thơ, rất vui, hay rất bình thường...nhưng nó vô tình làm tổn thương đến người khác. Trước kia, tầm 8, 9 năm trước, khi việc body shaming chưa bị lên án, tụi bạn hay thường xuyên chọc mình là "lợn, heo,...", lúc đó cả lũ bạn mình đều rất vui và thấy buồn cười, trừ mình, mình cảm thấy tự ti với điều đó. Việc "đọc sách dưới cây" trong hoàn cảnh này có lẽ giống với việc body shaming, thậm chí còn vui, nhưng đối với mình (hay là cây), đó là một sự tổn thương.
⭐️ Khi tiết lộ về lí do thích cây, Jisoo từng nói rằng: "Cây đã phải đấu tranh rất nhiều trong cả năm để đơm hoa, nhưng người ta chỉ mãi ngắm hoa chứ không quan tâm đến cái cây".
=> Đây thật sự là câu nói mình yêu thích nhất của Jisoo, và sau này mình cũng nghe được một câu nói có ý nghĩa tương tự trong bài hát của Đen Vâu: "Người ta không quý con ong mà người ta chỉ quý mật". Đôi khi con người chỉ quan tâm đến những kết quả hào nhoáng và ngọt ngào mà quên đi công sức của những người làm nên điều đó, vậy nên mình rất quý những ai biết trân trọng những "nỗ lực phía sau ánh hào quang", như Jisoo và Đen Vâu vậy đó.
⭐️"Vì hồi bé, em thấy mọi người ghét số 4, nên em thích số 4"
=> Một câu nói đùa nghe có phần ngang ngược nhưng vô tình thể hiện được vẻ đẹp trong tâm hồn của Jisoo, một tâm hồn biết thương, biết đồng cảm, biết bỏ qua định kiến mà nhận biết lí lẽ. Khi nghe xong câu này, mình cũng tự nghĩ "ủa, đúng là số 4 có tội gì đâu mà người ta ghét nó". Nói vĩ mô ra một tí, thì đó cũng là vấn nạn của xã hội. Rõ rành rằng từ trước đến nay, có rất nhiều người chịu nhiều định kiến và bị người đời soi xét, ghét bỏ. Có một bài thơ khắc họa sâu sắc vấn đề này mà mình rất thích, hy vọng các bạn sẽ tìm đọc, đó là bài "Đứa con ngoài giá thú". Mình cũng mong rằng xã hội sau này có thể đối xử nhẹ nhàng với họ hơn vì họ không có lỗi, như con số 4 của Jisoo vậy.
⭐️ "Mình không thích nàng tiên cá nhỏ, vì mộ người đàn ông mà nàng bỏ nhà ra đi, bỏ cả giọng nói và cả chiếc đuôi của mình nữa".
=> Đây là một câu nói có thể gây tranh cãi, nhưng theo quan điểm của mình, mình hoàn toàn đồng ý với Jisoo. Mình luôn hiểu rằng giá trị cốt lõi của câu chuyện "Nàng tiên cá" là ca ngợi tình yêu cao cả và sự hi sinh của người con gái. Tuy nhiên, nếu xét theo góc độ gia đình, bố mẹ nàng tiên cá - những người hết lòng yêu thương, chăm sóc, hi sinh cho cô ấy, để cô ấy lớn lên thật khỏe mạnh và vui vẻ, thì các bạn thấy Nàng tiên cá có lỗi không? Nói đến đây thì mình lại nhớ mẩu truyện "Đắm tàu" trong cuốn sách "Những tấm lòng cao cả", cậu bé Mario không ngần ngại nhường lại sự sống cho cô bạn của mình bởi vì "Cậu còn bố, còn mẹ, tớ chỉ có một mình". Giữa hai mẩu truyện, một cô bé phải sống vì còn gia đình, và một cô gái lựa chọn cái chết, rời xa gia đình vì một chàng trai không yêu thương mình, thì mình thật sự đồng cảm với mẩu truyện thứ 2 hơn.
Trước kia, chính cô giáo của mình đã từng nói, mỗi tác phẩm đều mang dấu ấn của thời đại, ở thời đại đó có giá trị mang lại là hợp thời, nhưng khi xã hội thay đổi, con người có những góc nhìn khác, thì những câu chuyện đó có thể được lật lại và đem ra bàn luận. Ở đây, mình không nói nàng tiên cá đúng hay sai, hay lên án cô ấy. Bởi xét về góc độ tình yêu, cô ấy đúng, nhưng xét về gia đình và chính bản thân cô ấy, rõ ràng nàng tiên cá đã sai. Để chứng minh điều này, mình sẽ kể ra một vài tác phẩm được đưa ra để bàn luận lại dưới góc nhìn của người hiện đại:
1. Nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều, vốn được khắc họa là người đàn bà phản diện, lắm mưu nhiều kế, ghen tuông khủng khiếp và khiến Kiều đau khổ về mặt tinh thần. Tuy nhiên, dưới góc nhìn hiện đại, nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra xoay quanh vấn đề Hoạn Thư có thật sự phản diện không khi cô cũng là người đàn bà mang nỗi đau bị chồng phản bội, chưa kể Hoạn Thư còn có màn đánh ghen vô cùng văn minh, chỉ tác động đến tinh thần chứ không làm hại đến một sợi tóc của Kiều. Đứng dưới góc nhìn của Hoạn Thư, thử hỏi có mấy ai có thể đối xử tốt với "người thứ 3".
2. Nhân vật Xúy Vân trong Xúy Vân giả dại, nhân vật này được xây dựng để lên án những người phụ nữ lừa dối chồng để đi theo người tình phụ bạc. Tuy nhiên, khi xã hội thay đổi, người ta đánh giá Xúy Vân chỉ là nạn nhân của xã hội phong kiến đương thời, khi cô phải lấy người mình không yêu, không được hưởng niềm hạnh phúc giản đơn với người chồng khi khoảng cách giữa 2 người là quá xa nhau, cô cô đơn trong chính cuộc hôn nhân của mình.
Mình kể 2 ví dụ trên, chỉ muốn nói đến "góc nhìn", khi bạn đứng ở những góc nhìn khác nhau, thì sự việc cũng hoàn toàn khác nhau, mỗi người đều có lí do để chọn góc nhìn của họ, vậy nên đừng vội vàng phán xét bất kì ai khi chưa hiểu được mọi việc.
Mấy hôm trước mình có đọc được cmt chỉ trích Jisoo vì làm lệch lạc đi giá trị của Nàng tiên cá, mình hiểu các bạn có góc nhìn khác Jisoo và mình, tuy nhiên, mình cũng mong là các bạn ấy hãy suy nghĩ thật thấu đáo trước khi ra kết luận, đây không phải là vấn đề đúng sai, đây là vấn đề của góc nhìn. Việc người ta phản biện về những câu chuyện bất hủ vốn dĩ rất bình thường và chẳng sai gì ở trong cộng đồng văn học cả, đơn giản là vì cuộc sống rất đa chiều, càng hiểu thêm về góc nhìn thì càng trở nên sâu sắc hơn thôi chứ có gì đâu.
Tóm lại là mình yêu Kim Jisoo và BLACKPINK rất nhiều, cảm ơn những ai đã kiên nhẫn đọc hết bài này".
Cre: Rumor & Confession - phim ảnh và idol [Facebook]
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip